Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GIS TRONG QUẢN LÝ CÂY BẢO TỒN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.91 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THIỆN THANH

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GIS TRONG QUẢN LÝ
CÂY BẢO TỒN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THIỆN THANH

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GIS TRONG QUẢN LÝ
CÂY BẢO TỒN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS ĐINH QUANG DIỆP
ThS NGUYỄN ĐỨC BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY


NGUYEN THIEN THANH

APPLYING THE GIS TECHNOLOGY IN
MANAGEMENT CONSERVATION
TREES IN HO CHI MINH CITY
Department of Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATED THESIS

Adviser: DINH QUANG DIEP, Ph.D
NGUYEN DUC BINH, MSc

Ho Chi Minh City

July/2009

ii



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

LỜI CẢM ƠN
Con xin cám ơn cha mẹ và gia đình đã nuôi nấng, dạy dỗ để con có được
ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Quang Diệp, trưởng bộ môn Cảnh
Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên cùng thầy Nguyễn Đức Bình đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật
Hoa Viên, quý thầy cô trường đại học Nông Lâm đã giảng dạy, chỉ dẫn tôi trong
suốt bốn năm đại học.
Xin cám ơn các bạn lớp DH05CH đã chia sẻ và giúp tôi hoàn thành tốt luận
văn này.

Xin chân thành cảm ơn
TP.Hồ Chí Minh, ngày 15/07/2009
Nguyễn Thiện Thanh

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

iii


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

TÓM TẮT
Đề tài “ Ứng dụng kỹ thuật Gis trong quản lý cây bảo tồn trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh” được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng
1/2009 đến tháng 7/20009.
Phương pháp thực hiện
-

Dựa trên kết quả điều tra được, tiến hành xử lý số liệu, lựa chọn những cây
có thể bảo tồn.

-

Định vị cây bảo tồn lên bản đồ điện tử của MapInfo.

-

Tạo lập thông tin cho cây bảo tồn trong MapInfo.
Kết quả thu được

- Đã xác định được những cây có thể bảo tồn, gồm:
 Cây trên đường phố: 343 cây
 Cây trong các công viên trọng điểm:148 cây
 Cây nằm rải rác trong các khuôn viên nhà dân, đình
chùa, trường học…: 39 cây
- Tạo được hệ thống thông tin: không gian và thuộc tính của cây bảo tồn.

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh


iv


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

SUMMARY
The thesis “ Applying the GIS technology in management conservation trees
in Ho Chi Minh City” was performed in Ho Chi Minh City from January/2009 to
July/2009.
Methods
-

Based on results which was inquired, data prosessing, chose consevation
trees.

-

located conservation trees on MapInfo electrical map.

-

Set up conservation trees’s information
Results

- Determined conservation trees, include
 Conservation trees on the streets: 343 trees

 Conservation trees in the principal parks:148 trees
 Conservation trees in the private house gardens, the
temple gardens, the school gardens.etc..: 39 trees
- Created informative system : conservation trees’s space and attribute.

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

v


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa 1 ...............................................................................................................i
Trang tựa 2 ..............................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................iii
TÓM TẮT ..............................................................................................................iv
SUMMARY ............................................................................................................ v
MỤC LỤC .............................................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .....................................................................................ix
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN........................................................................................3
2.1 Tổng quan về GIS và ứng dụng của nó ......................................................3
2.1.1 Định nghĩa GIS...............................................................................3
2.1.2 Các ngành khoa học công nghệ liên quan .......................................4

2.1.3 Một số lãnh vực ứng dụng .............................................................4
2.1.4 Ứng dụng GIS trong quản lý cây xanh ............................................6
2.2 Nghiên cứu về bảo tồn mảng xanh.............................................................7
2.3 Điều kiện tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh.......................................8
2.3.1 Vị trí địa lý .....................................................................................8
2. 3.2 Đặc điểm địa hình.........................................................................8
2.3.3 Khí hậu..........................................................................................8
2.3.4 Tài nguyên thiên nhiên ..................................................................9
2.3.5 Tiềm năng kinh tế ......................................................................... 10
2.3.6 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của TP.HCM..................... 11
Chương 3. MỤC TIÊU _ NỘI DUNG _ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 13
3.1 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ................................................................................ 13
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 13

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

vi


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

3.3 Giới hạn đề tài ......................................................................................... 13
3.4 PHƯƠNG THÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 14
3.4.1 Tham khảo các tài liệu có liên quan: ............................................. 14
3.4.2 Phương pháp chuyên gia:.............................................................. 14
3.4.3 Phương pháp ngoại nghiệp........................................................... 15
3.4.4 Phương pháp nội nghiệp ............................................................... 15

3.4.5 Khai thác và trích xuất thông tin ................................................... 16
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 17
4.1 Xây dựng dữ liệu ..................................................................................... 17
4.1.1 Xây dựng dữ liệu không gian........................................................ 17
4.1.2 Xây dựng dữ liệu thuộc tính.......................................................... 20
4.2 Khai thác dữ liệu phục vụ cho công tác bảo tồn ...................................... 25
4.2.1 Truy vấn nhanh............................................................................. 25
4.2.2 Truy vấn một thuộc tính................................................................ 26
4.2.3 Truy vấn nhiều thuộc tính ............................................................. 28
4.2.4 Sử dụng chức năng Hotlink để liên kết file word về thông tin loài
cây với Mapinfo. ................................................................................................... 29
4.3 Biên tập và kết xuất bản đồ..................................................................... 31
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 33
5.1 Kết luận................................................................................................... 33
5.2 Kiến nghị................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 35
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 36

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

vii


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT


Công nghệ thông tin

GIS

Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)

GPS

Global Positionning System (Hệ thống định vị toàn cầu)

IT

Information Technology (Công nghệ thông tin)

KHKT

Khoa Học Kỹ Thuật

PC

Professional Computer (Máy tính điện tử)

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân


SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

viii


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

Trang

Hình 2.1.3.1 Các thành tố của một GIS....................................................................5
Hình 4.1.1.1 Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh......................................................... 18
Hình 4.1.1.3 Cửa sổ New Table Structure.............................................................. 19
Hình 4.1.2.1 Cửa sổ Excel Information.................................................................. 20
Hình 4.1.2.2 Cửa sổ Other Range .......................................................................... 21
Hình 4.1.2.3 Cửa sổ Update Column ..................................................................... 21
Hình 4.1.2.4 Cửa sổ Specify Join........................................................................... 22
Hình 4.1.10 Trường dữ liệu của lớp Cay_Bao_Ton sau khi được update ............... 23
Hình 4.2.2.1 Kết quả truy vấn loài cây bảo tồn “Dau_rai” ..................................... 26
Hình 4.2.2.3 Kết quả truy vấn những cây bảo tồn thuộc Quận 9 ........................... 28
Hình 4.2.3 Kết quả truy vấn những cây “Dau_rai” có đường kính lớn hơn 100cm. 29
Hình 4.2.4.1 Cửa sổ Cay_Bao_Ton Hotlink Options ............................................. 30
Hình 4.2.4.2 Kết quả sử dụng chức năng Hotlink để tìm cây “Sao_den”................ 30
Hình 4.2.4.3 File Word của một cây “ Sao_den”.................................................... 31

Hình 4.3 Biên tập và kết xuất bản đồ ..................................................................... 32

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

ix


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vai trò của cây xanh là vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của
con người. Chúng mang lại các giá trị về điều hòa khí hậu, về giảm sự ô nhiễm
không khí, cung cấp oxi cho sự sống của con người, các giá trị về lịch sử, thẩm mỹ
và nhiều lợi ích khác nữa.
Trong môi trường đô thị, đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh, với sự phát triển
không ngừng của ngành công nghiệp, những nhà máy công nghiệp mọc lên ngày
càng nhiều, bên cạnh những lợi ích về kinh tế thì những nhà máy công nghiệp này
cũng để lại những hậu quả không mong muốn cho môi trường, gây nên sự ô nhiễm
không khí, đất đai, nguồn nước…Không dừng lại ở đó, sự gia tăng hàng loạt xe cộ,
sự phát triển dân số ngày càng nhiều cũng đã để lại cho thành phó Hồ Chí Minh
những hậu quả tương tự.
Vì lẻ đó sự có mặt của cây xanh trên địa bàn thành phố là vô cùng quan
trọng, đặc biệt là những cây cổ thụ, những cây quý hiếm , những cây gắn liền với
những giai đoạn lịch sử. Nhưng cho tới nay chúng vẫn chưa được lập danh mục
quản lý, chưa được bảo vệ đúng mức dẫn đến những cây quý hiếm lẽ ra cần được
bảo tồn bị phá họai hoặc không còn nữa.

Hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn TP.HCM bao gồm: cây xanh đường
phố, cây xanh trong các khuôn viên, công viên, rừng đô thị, cây xanh nằm rải
rác….Những mảng xanh này đóng góp rất lớn cho cuộc sống của đô thị, là lá phổi
của thành phố. Tuy nhiên, vai trò của chúng vẫn chưa được đánh giá một cách đúng
đắn. Dọc theo những con đường thành phố, rất dễ dàng bắt gặp những cây cổ thụ,
quý hiếm không được một số người dân xem trọng và bảo vệ bởi các hình ảnh như:
đóng những cây đinh to, thanh sắt vào thân cây để treo biển quảng cáo, băng rôn,

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

cùng những hành động không tốt đã làm cho cây xanh dần giảm sức sống, chết dần
chết mòn. Trong môi trường đô thị, những hành động đó là không thể chấp nhận
được, nhất là đối với những loài cây quý hiếm, cây cổ thụ đã tồn tại bao đời nay.
Cho nên việc lập danh mục những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, ứng dụng GIS vào
việc việc quản lý cây bảo tồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là vô cùng quan
trọng và cần thiết.
Trước tình hình như vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ứng dụng Kỹ thuật
GIS trong quản lý cây bảo tồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm đưa
những cây cần bảo tồn lên bản đồ điện tử bao gồm những thông tin về vị trí không
gian và thông tin thuộc tính và ứng dụng những tín năng ưu việt của GIS để việc
chăm sóc, bảo dưỡng, bảo tồn được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng,
ứng dụng GIS để thực hiện những công tác này một cách hiệu quả.

Đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Đức Bình cùng
TS. Đinh Quang Diệp, trưởng bộ môn Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về GIS và ứng dụng của nó
2.1.1 Định nghĩa GIS
Có nhiều định nghĩa về GIS:
GIS là công cụ trên cơ sở máy tính để lập bản đồ và phân tích những hiện
tượng đang tồn tại và các sự kiện xảy ra trên trái đất. (Environmental System
Research Institute ESRI – Mỹ).
GIS là hệ thống phần cứng, phần mềm và các thủ tục được thiết kế nhằm thu
thập, quản lý, xử lý, phân tích, mô hình hóa và hiển thị các dữ liệu quy chiếu không
gian để giải quyết các vấn đề quản lý và lập kế hoạch. (National Center for
Geography Information and Analysis NCGIA – Mỹ).
GIS được định nghĩa là một tập hợp các nguyên lý, phương pháp, dụng cụ và
dữ liệu quy chiếu không gian được sử dụng để nhập, lưu trữ, chuyển đổi, phân tích,
lập mô hình, mô phỏng và lập bản đồ các hiện tượng, sự kiện trên trái đất, nhằm sản
sinh các thông tin thiết thực hổ trợ cho việc ra quyết định. (Thériault – Canada) …

Một cách tổng quát, GIS thực hiện việc thu thập, quản lý, phân tích dữ liệu địa lý
cùng với việc trình bày kết quả dưới hình thức bản đồ và báo cáo.
Trong nghĩa hẹp, GIS là một tập công cụ phần cứng phần mềm được sử dụng
để quản lý và phân tích dữ liệu không gian và các thuộc tính liên quan tương ứng.
GIS đã có từ lâu, nhưng mới phát triển nhanh (tốc độ xử lý) và mạnh (các phân tích
phức tạp) theo sự phát triển của ngành IT, đang được giảng dạy tại các cấp học trên
thế giới, được ứng dụng trong nhiều lãnh vực.
GIS không phải chỉ là một hệ thống máy tính với phần cứng và phần mềm đắt tiền,
mà quan trọng còn là một công nghệ nhằm khai thác công cụ hiện đại để thực hiện
tích hợp các chức năng thao tác dữ liệu địa lý một cách hoàn hảo.

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

2.1.2 Các ngành khoa học công nghệ liên quan
• Địa lý (geography): kỹ thuật phân tích không gian.
• Bản đồ (cartography): trình bày dữ liệu địa lý.
• Viễn thám (remote sensing): cung cấp dữ liệu địa lý.
• Đo đạc (geodesy): cung cấp dữ liệu.
• Thống kê (statistics): phân tích dữ liệu.
• Khoa học máy tính (computer): công cụ CNTT.
• Toán học (mathematics): thiết kế, phân tích dữ liệu.
GIS là một khoa học công nghệ đa ngành., trong 1 dự án GIS thường có sự

tham gia phối hợp của nhiều ngành, tùy theo quy mô của dự án. Cần có sự thống
nhất dữ liệu không gian cũng như thuộc tính giữa các cấp.
2.1.3 Một số lãnh vực ứng dụng
 Quy hoạch quản lý các công trình, dịch vụ công cộng: giao thông, bưu điện,
điện lực, cấp thoát nước, y tế, giáo dục, …
• Quy hoạch giám sát quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường: theo dõi
diễn biến tài nguyên, đánh giá tác động môi trường, xác định vị trí công trình
nhà máy, lập bản đồ chất lượng không khí, …
Sử dụng GIS nhằm trả lời các câu hỏi:
- Có cái gì ở … ?

- … ở đâu ?

- Cái gì đã thay đổi từ … ? Tại sao? Làm sao?
- Quan hệ giữa … như thế nào ?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu … ?
Các cấu phần của 1 GIS
 Có nhiều quan điểm
 Có thể gồm 5 thành tố: Phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người và
phương pháp.

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình


Hình 2.1.3.1 Các thành tố của một GIS
(Nguồn:Nguyễn Đức Bình, 2006)
Phần cứng (Hardware): hệ thống máy tính. Có thể là PC, server nội bộ hay
server internet. Nói chung, sự phát triển phần cứng máy tính giúp cho công nghệ
GIS phát triển về tốc độ xử lý (dữ liệu lớn và phức tạp). Các thiết bị chuyên dùng:
GPS, bàn số hóa, máy scan, máy ảnh số, máy in màu, …

Hình 2.1.3.2 Thành tố phần cứng của một GIS

Phần mềm (Software): phần mềm hệ thống và chuyên dùng. Công nghệ phần
mềm GIS đã phát triển nhanh tương ứng với phần cứng máy tính, thực hiện các quá
trình xử lý phức tạp (dữ liệu dạng đồ họa).

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

Các chức năng chính: xây dựng, lưu trữ quản lý, phân tích và trình bày dữ
liệu địa lý.
Một số phần mềm GIS thông dụng: MapInfo, ArcView, ArcInfo, Idrisi,
ILWIS, GRASS, …
Dữ liệu (Data): một cấu phần rất quan trọng, bao gồm dữ liệu không gian (từ
bản đồ, ảnh vệ tinh,…) và dữ liệu thuộc tính (giá trị các chỉ tiêu, số liệu thống

kê,…) tương ứng.

Hình 2.1.3.3 Thành tố dữ liệu của một GIS
Con người (People): vận hành, quản trị hệ thống, phát triển ứng dụng phù
hợp với thế giới thực.
Phương pháp (Method): lựa chọn và sử dụng công nghệ phù hợp; quy trình
bảo dưỡng phát triển hệ thống.
2.1.4 Ứng dụng GIS trong quản lý cây xanh
Riêng về lãnh vực cây xanh đã có một số tác giả nghiên cứu ứng dụng GIS
phục vụ công tác quản lý như:
 Nguyễn Hữu Duy Khương, 2006. Ứng dụng kỹ thuật GIS trong quản lý hiện
trạng cây thân gỗ ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
 Phạm Ngọc Lan, 2007. Ứng dụng kỹ thuật GIS trong quản lý khu du lịch sinh
thái Vàm Sát-Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh.
 V.v…

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

Tóm lại GIS góp phần quan trọng vào việc quản lý những vấn đề trên bởi
tính năng ưu việt của nó. Với các chức năng như cung cấp cho nhà quản lý những
dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính về đối tượng cần quan tâm và quản lý, và với
những chức năng như truy cập, trích xuất dữ liệu, Hotlink… nhà quản lý sẽ dễ dàng

truy cập thông tin cũng như xuất bản đồ khi cần thiết.
Hiện nay, tình hình những cây cổ thụ, cây quý hiếm trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh chưa được quản lý và chăm sóc môt cách đúng mức, nên việc cây cổ
thụ, cây quý hiếm, cây cần được bảo tồn bị xâm phạm với nhiều mức độ khác nhau
là việc thường xuyên xảy ra.
Hậu quả đó là do sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân, sự quản lý
chưa chặt chẽ của ủy ban thành phố và một phần cũng là do chưa có đủ nguồn nhân
lực để quản lý, chăm sóc.
Vì thế, nếu ứng dụng GIS vào quản lý cây bảo tồn là điều cần thiết để giúp
cho người quản lý dễ dàng hơn trong việc thực hiện kiểm kê, rà soát, quản lý, chăm
sóc, bảo dưỡng…
Vì lý do đó nên tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Ứng dụng kỹ thuật GIS trong
quản lý cây bảo tồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” với phần mềm MapInfo
7.5 để góp phần vào việc chăm sóc, bảo tồn những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn cũng
như giúp những nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc quản lý cây bảo tồn trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
2.2 Nghiên cứu về bảo tồn mảng xanh
 Quản lý chăm sóc tốt các loài cây cần thiết phải bảo tồn bằng quy trình thích
hợp để kéo dài tuổi thọ của cây.
 Gắn chặt các địa danh, tuyến đường: đoạn đường với những loài cây nhất
định bằng trồng mới và trồng dặm.
 Áp dụng các biện pháp kỹ thuật đặc biệt tăng cường độ tỉa cành mé nhánh
 Kiện toàn hệ thống quản lý cây xanh, hoàn chỉnh và ban hành các văn bản
pháp quy, bảo tồn cây xanh có hiệu quả.
 Vận động tuyên truyền giáo dục nhân dân ý thức bảo vệ cây xanh.

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

7



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

2.3 Điều kiện tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có địa giới hành chính chung với các tỉnh Bình
Dương ở phía Bắc, Tây Ninh ở phía Tây Bắc, phía Đông và Đông Bắc giáp Đồng
Nai, phía Đông Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam giáp Long An
và Tiền Giang, phía Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển khoảng 15 km. Hiện
nay thành phố Hồ Chí Minh có 19 quận và 5 huyện.
2. 3.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía
Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Nhìn chung có thể
chia địa hình thành phố Hồ Chí Minh thành 4 dạng chính có liên quan đến chọn độ
cao bố trí các công trình xây dựng: dạng đất gò cao lượn sóng (độ cao thay đổi từ 4
đến 32 m, trong đó 4 – 10 m chiếm khoảng 19% tổng diện tích. Phần cao trên 10 m
chiếm 11%, phân bố phần lớn ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức,
Bình Chánh); dạng đất bằng phẳng thấp (độ cao xấp xỉ 2 đến 4 m, điều kiện tiêu
thoát nước tương đối thuận lợi, phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc
Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn và nam Bình Chánh chiếm 15% diện tích); dạng
trũng thấp, đầm lầy phía tây nam (độ cao phổ biến từ 1 đến 2 m, chiếm khoảng 34%
diện tích); dạng trũng thấp đầm lầy mới hình thành ven biển (độ cao phổ biến
khoảng 0 đến 1 m, nhiều nơi dưới 0 m, đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng
ngày, chiếm khoảng 21% diện tích).
2.3.3 Khí hậu
Thành phố nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo.
Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 kcal/cm2/năm, nắng trung bình 6,8

giờ/ngày. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,50C. Biên độ trung bình giữa các
tháng trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển quanh
năm của động thực vật. Ngoài ra, thành phố có thuận lợi là không trực tiếp chịu tác
động của bão lụt.

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

2.3.4 Tài nguyên thiên nhiên
2.3.4.1 Tài nguyên đất
Tiềm năng đất đai trên phạm vi địa bàn thành phố có nhiều hạn chế về diện
tích và phẩm chất. Ngoại trừ phần nội thành, phần ngoại thành có thể chia thành các
nhóm đất chính sau đây: nhóm đất phèn trung bình và phèn nhiều (chiếm 27,5%
tổng số diện tích - loại đất phèn trung bình đang phát triển cây lúa, còn loại phèn
nhiều hay phèn mặn tuỳ theo mức độ cải tạo đang phát triển các loại cây mía, thơm,
lác); nhóm đất phù sa không hoặc ít bị nhiễm phèn (chiếm 12,6% - đây là nhóm đất
thuận lợi cho phát triển cây lúa, trong đó loại đất phù sa ngọt có 5.200 ha cho năng
suất lúa rất cao); nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ (chiếm khoảng 19,3% nhóm đất này thích hợp cho phát triển cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp
ngắn ngày và rau đậu..); nhóm đất mặn (chiếm 12,2% phân bố ở Cần Giờ, chủ yếu
dùng cho việc trồng rừng, đặc biệt là cây đước).
Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất đỏ vàng chiếm 1,5% phân bố
trên vùng đồi gò ở Củ Chi và Thủ Đức dùng cho xây dựng cơ bản, nhóm đất cồn
cát, đất cát biển chiếm 3,2% và các loại đất khác, sông suối chiếm 23,7%.

2.3.4.2 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố chủ yếu là vật liệu xây dựng
như sét gạch ngói, cát, sạn, sỏi; nguyên liệu cho gốm sứ và chất trợ dụng; các
nguyên liệu khác như than bùn…
Chỉ có một số khoáng sản có thể đáp ứng một phần cho nhu cầu của thành
phố: nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, sành sứ thuỷ tinh, nguyên nhiên liệu…Các
khoáng sản khác như kim loại đen, kim loại màu (trừ nhôm), than đá.. đều không có
triển vọng hoặc chưa được phát hiện.
2.3.4.3 Tài nguyên thực vật:
Do điều kiện tự nhiên đặc biệt đã hình thành trước kia các hệ sinh thái rừng
khá đa dạng. Nhìn khái quát thành phố có 3 hệ sinh thái rừng:
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa Đông Nam Bộ, trước đây có ở Củ
Chi, Thủ Đức, ngày nay bị tàn phá gần hết. Ở Củ Chi trước đây có cả kiểu rừng kín

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

thường xanh hay rụng lá của các cây họ dầu, họ đậu, họ tử vi, có thể xem tương tự
như kiểu rừng ẩm vùng Sa Mát – Cà Tum của Tây Ninh (theo điều tra sơ bộ khi lập
vườn thực vật trong thành phố). Ở Thủ Đức với các loài cây còn lại trong công viên
Suối Tiên hay các cây sông lẻ quanh các chùa, miếu thì hầu như có dấu vết của kiểu
rừng ẩm điển hình Đông Nam Bộ, giống như Mã Đà – Đồng Nai
- Hệ sinh thái đất phèn còn dấu vết của các rừng tràm nhỏ ở Củ Chi, Bình

Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè với các chồi dạng cây bụi (gốc có thể rất lớn) hoặc rừng
tràm trồng ở Tân Tạo.
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ, khá phong phú và rộng lớn, điển
hình cho hệ thực vật ngập nước mặn của miền Nam Việt Nam. Cả rừng trồng, rừng
tự nhiên hoặc rừng hỗn giao đều mang nặng dấu ấn của các kiểu rừng mưa nhiệt đới
miền duyên hải (thuộc kiểu phụ thổ nhưỡng theo hệ thống phân loại của Thái Văn
Trừng).
2.3.5 Tiềm năng kinh tế
2.3.5.1 Những lợi thế so sánh
Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gắn liền với
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả
nước; dựa trên lợi thế so sánh, vai trò và vị trí của thành phố Hồ Chí Minh đối với
khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu
Long, Tây Nguyên và cả nước, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, phát triển kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu.
2.3.5.2 Tiềm năng du lịch
Do có vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ôn hoà, quanh năm hai mùa mưa nắng,
cùng với lịch sử trên 300 năm đấu tranh quật khởi kiên cường chống ngoại xâm đã
từng có tiếng vang trên thế giới và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, thành phố
Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm du lịch của cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh hấp dẫn du khách không chỉ vì có nhiều danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc cổ mà còn thu hút du khách
bởi văn hoá ẩm thực mang đậm nét Nam bộ. Là cửa ngõ của đất phương Nam, ngay

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

10


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

tại trung tâm thành phố, từ bến Bạch Đằng, du khách có thể xuống thuyền xuôi theo
sông Sài gòn để được hoà mình với thiên nhiên bao la của sông nước, hướng về
những làng nghề truyền thống, vườn cây ăn trái xum suê, vườn cây kiểng, chợ nổi
trên sông hay khu du lịch sinh thái Cần Giờ - khu du lịch được UNESCO công nhận
là "Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn" đầu tiên của Việt Nam… Thành phố còn
là cửa ngõ đưa du khách đến với những địa danh nổi tiếng của cả khu vực phía Nam
như: vùng nước nóng thiên nhiên Bình Châu, rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, vùng
biển Mũi Né, vùng ven biển Hà Tiên, Đà Lạt, đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng
với những vựa lúa, vườn cây trái, rừng ngập mặn, rừng tràm, đồng bưng và nhiều
loại đặc sản quý hiếm .
2.3.6 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh:
Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành, xây dựng và phát triển
trên nền của các cánh rừng ẩm nhiệt đới Đông Nam Bộ. Nhận xét này đã được sách
“Phủ biên tạp lục” ghi khá rõ ràng “Từ các cửa biển Cần Giờ, Soài rạp, cửa Tiểu,
cửa Đại trở lên toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm …”. Vị trí này ắt nhằm vào thành
phố Sài Gòn ngày xưa. Có lẽ thế mà đã nảy sinh ra giả thuyết cho rằng từ nguyên
của tên chữ Sài Gòn có nghĩa: “Thành phố trong rừng”.
Dấu ấn của các khu rừng với các loài cây cao bóng cả đặc sắc của đất rừng
“Phương Nam” vẫn còn in đậm nét trên các đường phố, trong cacù công viên hay
rải rác theo các khu vườn bao quanh các chùa, miếu ven đô. Vương Hồng Sển đã
cho biết: “Khi người Tây đặt chân lên đất này, trong tờ điều ước ký kết giữa Triều
đình Nam và chánh phủ Pháp, tránh phá chùa, phá miếu, tránh đốn phá cây cối to
lớn đã mọc sẵn…” có lẽ đó mà khi qui hoạch xây dựng các đường phố, người Pháp
đã khéo léo lựa chọn các hàng cây gỗ lớn có sẵn trong rừng mà mở đường sao cho
vỉa hè có sẵn hàng cây đầy đủ bóng mát. Ngay cả khi lựa chọn các khu đất làm công
viên cũng để lại cả một vạt rừng nhỏ, từ đó cải tạo, trồng xen, uốn nắn các lối đi cho

phù hợp với cảnh quan của rừng. Vương Hồng Sển viết tiếp ”…Khiến về sau, trừ
thông lộ ra, thì các đường khác đều uốn khúc, không được thẳng lối rất bất tiện cho
xe hơi to vóc đương thời”.

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

Kể từ mùa xuân năm Mậu Dần (1698), Thống xuất Nguyễn Hữu Cảnh (còn
gọi là Kính) thừa lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược đã lấy đất Nông trại làm
phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập
xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, mỗi dinh đặt chức lưu thủ,
cai bộ và kí lục để cai trị, thì Sài Gòn mới thực sự giai đoạn xây dựng có qui mô, trở
thành một thị tứ lớn, một trung tâm quân sự về phương Nam (của chúa Nguyễn và
sau này). Ngày nay lấy mốc thời gian năm 1698 làm năm “khai sinh” ra thành phố,
để tổ chức kỷ niệm. Thực ra từ thời xa xưa (có khi từ ngay thế kỷ thứ I) “xứ Sài
Gòn” đa có nhiều lưu dân Việt Nam tự động dến sinh sống, khai hoang, lập ấp và tự
quản, lúc đố là giai đoạn hình thành nước Phù Nam. Mãi sau này, cuối thế kỷ 16,
đầu thế kỷ 17, chính quyền chúa Nguyễn mới tới can thiệp và đặt phủ huyện để cai
trị, thu thuế má. Trịnh Hoài Đức cũng đã chép: “Gia Định xưa có nhiều ao trằm
rừng rú, thuở chúa Nguyễn Phước Tần (1648 – 1686) sai tướng vào khai thác phong
cương ở nơi bằng phẳng rộng rãi”. Tuy nhiên chỉ từ năm 169, khi xứ Sài Gòn trở
thành huyện Tân Bình, huyện sở đặt trên gò Tân Khai ngó xuống Bến Nghé thì Sài
Gòn mới thực sự “ra đời”.

Sau khi Sài Gòn có đầy đủ hành pháp, thì lập tức thành phố từng bước lớn
lên, xinh đẹp và có sức hấp dẫn lớn ảnh hưởng đến cả nước và toàn bộ khu vực
Đông Nam châu Á. Nó đã một thời mang danh “Hòn Ngọc Viễn Đông”.

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

Chương 3
MỤC TIÊU _ NỘI DUNG _ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý với phần mềm Mapinfo 7.5 xây dựng
dữ liệu địa lý phục vụ cho công tác quản lý, chăm sóc, bảo dưỡng những cây cổ thụ
cần bảo tồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Khai thác dữ liệu về cây xanh cổ thụ cần bảo tồn trên các tuyến đường ở các
quận nội thành, trong các công viên trọng điểm và cây xanh cá thể phân bố rải rác
cần được bảo tồn ở thành phố Hồ Chí Minh.
 Điều tra bổ sung các dữ liệu về cây xanh ở các địa điểm nói trên.
 Định vị các cây xanh cổ thụ cần bảo tồn trên bản đồ kỹ thuật số của thành
phố Hồ Chí Minh.
 Xây dựng dữ liệu địa lý về loài cây cần quản lý và bảo tồn bao gồm: dữ liệu
không gian và dữ liệu thuộc tính.

 Hướng dẫn khai thác dữ liệu về cây xanh cần bảo tồn bằng các chức năng
truy vấn trong Mapinfo để khai thác, tổng hợp thông tin cần thiết cho công tác bảo
tồn và quản lý, biên tập và kết xuất bản đồ theo yêu cầu của nhà quản lý nhằm phục
vụ cho công tác chăm sóc, bảo dưỡng…
3.3 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài không nhiều, nên số liệu đưa vào khai thác sử
dụng giới hạn trong:
 Các tuyến đường trong các quận nội thành TP.HCM

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

13


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

 Các công viên trọng điểm: Dinh Thống Nhất, Công Viên Tao Đàn, Thảo
Cầm Viên, Công Viên 30/4.
 Các cây nằm rải rác ở Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức.
3.4 PHƯƠNG THÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1 Tham khảo các tài liệu có liên quan:
Tham khảo bản đồ kỹ thuật số, tài liệu về cây xanh loại 3 của Khu Quản Lý
Giao Thông Đô Thị số 1, tài liệu hội thảo danh mục cây cần bảo tồn trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh của Khu Quản Lý Giao Thông Đô Thị Số 1, tài liệu điều tra
của lớp DH05CH về cây xanh trên các tuyến đường ở các quận nội thành thành phố
Hồ Chí Minh có đường kính ngang ngực (D1,3) >= 70 cm.
3.4.2 Phương pháp chuyên gia: xác định tiêu chí cây bảo tồn

Dựa trên những tiêu chí được đưa ra từ hội thảo danh mục cây cần bảo tồn
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Khu Quản Lý Giao Thông Đô Thị Số 1 và
tài liệu của Võ Văn Chín (2006), chúng tôi đề nghị các tiêu chí về cây cần bảo tồn
như sau:
 Những cây quý hiếm cần bảo tồn nguồn gen.
 Những cây tiêu biểu đại diện cho những loài thực vật đã tồn tại từ lâu trên
địa bàn TP.HCM và khu vực Đông Nam Bộ.
 Những cây đã gắn liền với những giá trị lịch sử, với nền văn hóa ở khu vực
và quá trình di dân, lập làng, lập ấp của ông cha ta.
 Những cây do các vị lãnh tụ trồng.
 Cây có tuổi thọ cao hoặc kích thước lớn.
 Cây nhập nội nhưng đã sống lâu và thích hợp với khí hậu Việt Nam.
 Cây tiêu biểu di thực từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung hiện đã sống lâu và
thích hợp với điều kiện tự nhiên ở Tp.HCM.
 Để cụ thể hóa tiêu chí tuổi thọ cao kích thước lớn, đề tài đề nghị tiêu chí đó
là những cây cổ thụ có chu vi thân CV>= 310 cm (D1,3>= 90 cm).
 Về mặt chất lượng cây chỉ đưa vào bảo tồn những cây có sức sống tốt,
không bị sâu bệnh, không bị sam thân, sam gốc, bọng thân, bọng gốc, ít hoặc không

SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

14


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Quang Diệp
ThS Nguyễn Đức Bình

có rễ nổi, có không gian sinh trưởng thuận lợi, không bị vướng vào đường dây điện,

nhà dân và thân thẳng hoặc có độ nghiêng ít so với mặt đứng.
3.4.3 Phương pháp ngoại nghiệp
Thu thập số liệu bổ sung về cây xanh công viên và cây xanh trong các khuôn
viên bằng việc đi khảo sát, đo đạc và dùng máy định vị toàn cầu GPS để định vị
cây, đồng thời chụp hình lại toàn bộ những cây được điều tra.
Dựa theo phiếu điều tra cây xanh, thu thập số liệu về:
-

Địa chỉ cây

-

Loài cây

-

Mã số cây

-

Chu vi thân cây ở 1,3m để quy ra đường kính ở 1,3m

-

Chiều cao vút ngọn của cây (Hvn)

-

Chiều cao dưới cành của cây(Hdc)


-

Không gian sinh trưởng của cây

-

Sức sống cây

-

Tình hình sâu bệnh của cây

-

Rễ nổi, độ nghiêng của cây so với mặt thẳng đứng.

-

Hình ảnh được chụp lại của từng cây.

3.4.4 Phương pháp nội nghiệp
 Xử lý và tổng hợp số liệu: lựa chọn những cây đã thu thập đáp ứng được
tiêu chí cần bảo tồn, sau đó đưa vào Excel rồi chuyển sang Mapinfo.
 Xử lý ảnh chụp: những cây đáp ứng được tiêu chi bảo tồn được chụp hình
lại với những mã số tương ứng với từng cây đã được điều tra để đưa vào file Word
giúp cho việc liên kết với MapInfo bằng chức năng Hotlink.
 Lập lý lịch cây xanh: những cây đáp ứng được tiêu chí bảo tồn được phân
thành từng loài, họ, vị trí không gian, tình trạng sinh trưởng…
 Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS và bản đồ điện tử cho tập hợp cây bảo tồn ở
thành phố Hồ Chí Minh.


SVTH: Nguyễn Thiện Thanh

15


×