Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HOA KIỂNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.55 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THÙY YẾN NHI

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT
TRIỂN HOA KIỂNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ –
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NÔNG LÂM UNIVERSITY – HỒ CHÍ MINH CITY


NGUYEN THUY YEN NHI

SURVEYING, ASSESSING AND GIVING PROPOSALS IN
DEVELOPING ORNAMENTAL PLANTS AND FLOWERS AT
NHA BE DISTRICT, HO CHI MINH CITY TO 2015

GRADUATED THESIS
DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL
HORTICULTURE


Ho Chi Minh City
July/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THÙY YẾN NHI

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT
TRIỂN HOA KIỂNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ –
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. TRẦN VIẾT MỸ
TS. NGÔ AN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009

i


CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn TS. Trần Viết Mỹ và TS. Ngô An đã tận tình giúp đỡ
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Trân trọng cảm ơn Trung tâm Khuyến Nông đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ
tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu.
Trân trọng cảm ơn các thầy cô ở Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa viên đã
tận tâm dạy dỗ chúng tôi trong suốt 4 năm học.
Cám ơn tập thể lớp Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên khóa 31 và các bạn thân
đã chia sẻ cùng tôi trong quá trình học tập và sinh hoạt.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình luôn sát cánh, chia
sẻ, cổ vũ và giúp đỡ để tôi có được như ngày hôm nay.

Chân thành Cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Thùy Yến Nhi

ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát, đánh giá và đề xuất biện pháp phát triển hoa kiểng trên địa
bàn huyện Nhà Bè – Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2015 ” được tiến hành từ tháng
02/2009 đến 07/2009 kết quả đạt được:
 Về quy mô sản xuất hoa lan trên địa bàn huyện đạt 1,84 ha, cơ cấu giống
Mokara chiếm tỉ lệ cao nhất với 48,64%, kế đến là Dendrobium chiếm tỉ lệ
44,84%, còn lại là các loại khác như Catlleya chiếm tỉ lệ ít khoảng 6,6%.
 Đánh giá và phân tích (SWOT) tiềm năng phát triển nghề trồng hoa lan trên
địa bàn huyện.
 Đề xuất giải pháp phát triển ngành hoa kiểng huyện Nhà Bè – TP. Hồ Chí
Minh đến 2015:

 Rà soát, bố trí lại vùng sản xuất.
 Về việc tổ chức lại sản xuất.
 Về khoa học công nghệ.
 Về nguồn nước tưới.
 Về nguồn vốn.
 Về đào tạo tay nghề, nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân.
 Về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

iii


SUMMARY
The thesis “Surveying, assessing and giving proposals in developing
ornamental plants and flowers at Nha Be District, HCM City to 2015” was
carried out from 02/2009 to 07/2009 the results are belongs:
 Orchid production scale:
Total area: 1,84 hectare, of which:
Mokara: 48,64%.
Dendrobium: 44,84%.
Others: 6,6%.
 Assessing and SWOT analyzing for the potential development of orchid
farming in this area.
 Giving proposals in developing of the industry of ornamental plants and
flowers at Nha Be district, Ho Chi Minh City to 2015:
1. Checking and reordering production regions.
2. Reorganising production.
3. Science technology.
4. Watering source.
5. Capital.
6. Training and improving production skills of farmers.

7. Consumption market.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i

Cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Summary

iv

Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

vii


Danh sách các hình

viii

Danh sách các bảng

ix

Chương 1

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 2

3

TỔNG QUAN

3

2.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng ở nước ta

3

2.2 Tình hình phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu hoa,

kiểng tại Thành Phố Hồ Chí Minh

5

Chương 3

13

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

13

NGHIÊN CỨU

13

3.1. Mục tiêu đề tài

13

3.2. Nội dung nghiên cứu

13

3.2.1. Khảo sát những xã đã sử dụng diện tích đất nông nghiệp để sản
xuất hoa kiểng

13

3.2.2. Điều tra phương thức canh tác và công nghệ được áp dụng vào

sản xuất bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế.

v

14


3.2.3. Điều tra chủng loại hoa, cây kiểng được trồng chủ yếu trên địa
bàn huyện và thu nhập của các hộ sản xuất.
3.2.4. Đánh giá hiện trạng dựa trên tình hình thực tế khảo sát.

14
14

3.2.5. Đề xuất biện pháp phát triển hoa kiểng đến năm 2015 trên địa
bàn huyện.

15

3.3. Phương pháp nghiên cứu

15

3.3.1. Ngoại nghiệp.

15

3.3.2. Nội nghiệp.

15


Chương 4

17

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

17

4.1. Khảo sát 4 xã có sản xuất hoa, kiểng.

17

4.2. Điều tra phương thức canh tác và công nghệ được áp dụng vào
sản xuất bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

18

4.3. Điều tra chủng loại hoa, cây kiểng được trồng chủ yếu trên địa
bàn huyện và thu nhập do sản xuất mang lại cho các hộ dân

20

4.4. Đánh giá hiện trạng dựa trên tình hình thực tế khảo sát.

24

4.4.1. Phân tích và đánh giá hiện trạng

24


4.4.1.1. Phân tích SWOT

24

4.4.1.2. Nhận xét, đánh giá:

27

4.4.2. Phân tích lợi ích kinh tế và hiệu quả sản xuất hoa lan

28

4.5. Đề xuất biện pháp phát triển hoa, cây kiểng đến năm 2015 trên
địa bàn huyện Nhà Bè.

31

4.5.1. Rà soát, bố trí lại vùng sản xuất

31

4.5.2. Tổ chức lại sản xuất

31

4.5.3. Về khoa học công nghệ

31


4.5.3.1. Chủng loại lan

32

4.5.3.2. Thiết kế vườn

32

4.5.3.3. Áp dụng rộng rãi công nghệ tưới bán tự động, tự động

34

4.5.3.4. Kiểm soát dịch bệnh

34

vi


4.5.4. Nguồn nước tưới

35

4.5.5. Về vốn

36

4.5.6. Về đào tạo tay nghề,nâng cao năng lực sản xuất cho nông dân

36


4.5.7. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm

37

Chương 5

40

KẾT LUẬN

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

42

PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND (Ủy ban nhân dân)
TP. HCM (Thành phố Hồ Chí Minh)
PTNT (Phát triển nông thôn)
STT (Số thứ tự)
KH (Khấu hao)
USD (Đô la Mỹ)
ha = hecta

m = mét
cm = centimet
m2 = mét vuông
km2 = kilomet vuông
SWOT (Strenghs Weaknesses Opportunitives Threats)

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1: Mô hình trồng Dendrobium trong chậu, giỏ đặt trên sạp

18

Hình 4.2: Mô hình trồng Catlley trong giỏ treo trên giàn.

18

Hình 4.3: Mô hình trồng Mokara tại xã Nhơn Đức

19

Hình 4.4: Mô hình Dendrobium áp dụng hệ thống tưới bán tự động

20


Hình 4.5: Dendrobium D Bom Sonia

21

Hình 4.6: Dendrobium Burana Pink

21

Hình 4.7: Dendrobium Big White

21

Hình 4.8: Dendrobium Fancy Thongchai Gold

21

Hình 4.9: Mokara Chark Kuan Orange

22

Hình 4.10: Mokara Chark Kuan Pink

22

Hình 4.11: Mokara Khaw Phaik Suan X Ascda Udomchai

22

Hình 4.12: Mokara Dina Shore Red


22

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Tình hình phát triển diện tích hoa, cây kiểng trên địa bàn
thành phố từ năm 2004 – 2006 và dự báo đến năm 2010.

6

Bảng 4.1: Cơ cấu giống lan trong các khu vực sản xuất kinh doanh lan
năm 2005 của TP. Hồ Chí Minh.

23

Bảng 4.2: Phân bố giống trong các khu vực năm 2005.

23

Bảng 4.3: Chi phí sản xuất – thu nhập 1ha lan Dendrobium cắt cành.

29

Bảng 4.4: Chi phí sản xuất – thu nhập 1 ha lan Mokara cắt cành


30

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị hiện đại có tốc độ phát triển rất nhanh,
và đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì thế, môi trường sống của
cư dân đô thị ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng do các hoạt động sản xuất, xây dựng,
vận chuyển…mang lại. Do đó, quỹ đất dành cho việc sản xuất nông nghiệp, phát
triển mảng xanh không còn nhiều do chuyển sang các hoạt động khác, bình quân
hàng năm đất nông nghiệp giảm 800 – 1000 ha. Tuy nhiên, do bởi đô thị hóa nên
nông nghiệp thành phố đang trong quá trình chuyển từ nông nghiệp truyền thống
(lấy cây lúa làm cây trồng chủ lực), sang nông nghiệp đô thị.
Và, nông nghiệp đô thị phải giải quyết cho được 3 vấn đề: giá trị sản xuất
trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp phải tăng, dầu diện tích canh tác giảm; tạo
thêm công ăn việc làm cho các nông hộ mất đất, không làm ô nhiễm môi trường
vốn đã hết sức trầm trọng do bởi các nguyên nhân đã đề cập trên. Giải quyết bài
toán về vấn đề phát triển kinh tế song song với quá trình đô thị hoá nhưng vẫn đảm
bảo tổn hại môi trường thấp nhất đang được ngành nông nghiệp và UBND TP.Hồ
Chí Minh quan tâm và chỉ đạo.
Một trong những giải pháp đang được thực hiện đó là chuyển đổi cơ cấu sản
xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn các quận ven và huyện
ngoại thành. Và, hoa kiểng là một trong các loại cây trồng đáp ứng được các yêu
cầu trên. Đến nay TP. HCM đã có 1.440 ha hoa kiểng ở tất cả các quận huyện, trừ
Cần Giờ do thiếu nguồn nước ngọt; Nhà Bè tuy cũng có những khó khăn liên quan
đến nguồn nước, nhưng thời gian qua cũng đã có những phát triển khá ngoạn mục
về hoa kiểng, và có tiềm năng để mở rộng trong tương lai. Vì thế, trước nhu cầu đó
chúng tôi chọn thực hiện đề tài: “Khảo sát, đánh giá và đề xuất biện pháp phát


1


triển hoa kiểng trên địa bàn huyện Nhà Bè – Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2015”
nhằm góp phần vào sự phát triển chung đó.
 Giới thiệu chung về huyện Nhà Bè – TP. HCM
Huyện Nhà Bè nằm về phía Đông Nam của TP. HCM. Phía Nam giáp huyện
Cần Giuộc tỉnh Long An. Phía Đông giáp huyện Cần Giờ và huyện Nhơn Trạch tỉnh
Đồng Nai. Phía Tây giáp huyện Bình Chánh và phía Bắc giáp Quận 7, TP.HCM.
Có tổng diện tích tự nhiên là 100,41 km2 chia theo đơn vị hành chánh gồm
một thị trấn và sáu xã nông thôn. Dân số trung bình 73.244 nhân khẩu trong đó nữ:
37.619. Thị trấn có số dân cao nhất 17.264 nhân khẩu, ít nhất là xã Phước Lộc với
4.641 nhân khẩu.
Huyện Nhà Bè có một hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc mở rộng mạng
lưới giao thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu
đủ sức tiếp nhận các tàu có tải trọng lớn cập cảng.
 Giới hạn của đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2009 đến tháng 7/2009, chỉ tập trung khảo
sát, điều tra, đánh giá tình hình sản xuất và kinh doanh trên đối tượng hoa kiểng tại
địa bàn huyện Nhà Bè, mà cụ thể là tại các hộ sản xuất và kinh doanh hoa lan cắt
cành. Do huyện Nhà Bè chỉ mới phát triển nghề trồng hoa lan tại 4 số xã bao gồm:
Long Thới, Phú Xuân, Nhơn Đức và Phước Kiển, riêng về kiểng và một số loại hoa
khác chỉ được trồng với mục đích trang trí nhà cửa.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới thu lợi nhuận từ việc sản xuất và kinh
doanh hoa kiểng khá cao. Vì thế, tình hình sản xuất hoa kiểng ngày càng phát triển
một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Sản lượng hoa kiểng tiếp tục gia tăng kéo theo
kim ngạch mậu dịch thế giới về kinh doanh hoa kiểng cũng tăng. Theo thống kê của
Trung tâm thương mại Quốc tế những năm 50, thế kỷ 20 kim ngạch mậu dịch hoa
kiểng trên thế giới chưa đến 3 tỷ USD; nhưng đến nay, xấp xỉ 200 tỷ USD; trong
đó, giao thương các sản phẩm hoa cắt cành là hoạt động được mở rộng mạnh mẽ
nhất trên toàn cầu. Theo giới chuyên môn đánh giá và nhận định đây là một thị
trường hấp dẫn của các quốc gia. Dự báo đến năm 2010, giá trị giao dịch sản phẩm
này trên thị trường thế giới ước đạt 16 tỷ USD, tăng 5 tỷ USD so với hiện nay.
Sản phẩm hoa kiểng đã trở thành loại hàng hoá có khối lượng lớn trong mậu
dịch quốc tế nhưng do sự chênh lệch về trình độ khoa học kỹ thuật, sự khác biệt về
điều kiện môi trường sinh thái nên ở mỗi nước có tốc độ phát triển hoa kiểng khác
nhau.
2.1. Tình hình sản xuất hoa kiểng ở nước ta
Nhìn chung, tình hình sản xuất và kinh doanh hoa kiểng ở nước ta những
năm gần đây cũng phát triển khá mạnh. Sản xuất rất đa dạng và nhiều chủng loại
chủ yếu tập trung ở những vùng rộng lớn tại các tỉnh như: Nam Định, Hải Phòng,
Thanh Hóa, Hà Nội, Sapa (Lào Cai), Vĩnh Phúc, Thái Bình…Bình Định, Đà Nẵng,
Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Biên Hòa (Đồng Nai), Sa Đéc (Đồng Tháp), Chợ
Lách, Cái Mơn (Bến Tre), Thủ Đức, quận 12, Gò Vấp, Củ Chi và Bình Chánh
(TP.HCM).

3


Hiện nay, diện tích hoa cây kiểng cả nước đạt 15.000 ha, tăng 7% so với năm
2004, chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Lâm Đồng, Hải Phòng, TP.HCM và Vĩnh Phúc.
Do sản xuất hoa cho thu nhập cao, bình quân đạt khoảng 70 - 130 triệu đồng/ha, nên
rất nhiều địa phương trong cả nước đang mở rộng diện tích hoa trên những vùng đất

có tiềm năng. Diện tích hoa hiện nay không chỉ tập trung ở các vùng trồng hoa
truyền thống mà đã mở rộng phát triển ở nhiều vùng khác, thậm chí ngay cả một số
tỉnh duyên hải miền Trung cũng bắt đầu phát triển sản xuất hoa cắt cành theo hướng
hàng hoá, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, với chủng loại tương đối hạn chế.
Thành phố Hà Nội có kế hoạch mở rộng diện tích trồng hoa Tây Tựu lên 500 ha.
Huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) có 230 ha trong tổng số 400 ha đất nông nghiệp
chuyên canh hoa. Năm 2002, huyện Hưng Hà (Thái Bình) cũng trồng thử 10 ha hoa
hồng xuất khẩu sang Trung Quốc, năm đầu đạt 160 triệu đồng/ha, mở ra hướng phát
triển nghề trồng hoa trên quê lúa.
Lâm Đồng là một trong những tỉnh tại khu vực phía Nam có diện tích trồng
hoa và sản lượng hoa lớn nhất nước và là nguồn cung cấp hoa chủ yếu cho thị
trường TP. Hồ Chí Minh.
Diện tích sản xuất hoa nay đã có thể đáp ứng được nhu cầu trước mắt của thị
trường nội địa, nhất là ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó, hoa của Việt Nam cũng đã
được xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới.
Hiện nay, Việt Nam đã cải tiến kỹ thuật trong sản xuất và nhân giống hoa
kiểng, đặc biệt kỹ thuật nhân giống hoa bằng công nghệ sinh học in vitro đã được
ứng dụng. Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng hoa trong nhà kính, nhà lưới với hệ thống
tưới phun, chăm sóc tự động cũng đang được phổ biến, đặc biệt là ở Đà Lạt, Đức
Trọng (Lâm Đồng) .
Tuy chủng loại hoa kiểng của Việt Nam khá phong phú nhưng thiếu giống
hoa kiểng đẹp và mới lạ, chất lượng cao. Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà vườn,
cơ sở sản xuất vẫn chưa áp dụng rộng rãi tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất
thường chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và phương pháp nhân giống cổ truyền.

4


Hiện Việt Nam đang có cơ cấu hoa phù hợp với thị hiếu nhập khẩu của một
số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, và các nước Tây Âu, với 35 – 40% tổng diện

tích trồng hoa hồng, 25 – 30% trồng hoa cúc. Tuy nhu cầu nhập khẩu hoa của các
quốc gia này khá cao với số lượng lớn nhưng đây là những thị trường khó tính, đòi
hỏi hoa phải có hình thức đẹp, chất lượng cao và cạnh tranh về giá cả.
Đối với việc chú trọng phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng sản phẩm hoa
cắt cành nhằm đảm bảo kế hoạch tăng kim ngạch xuất khẩu hoa cắt cành trong
tương lai của quốc gia. Theo chương phát triển hoa của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2010 sẽ xuất khẩu 1 tỷ cành hoa
các loại, gồm có hoa hồng chiếm tới 85%, còn lại là cúc và phong lan. Theo chương
trình này, diện tích trồng hoa của cả nước sẽ đạt 8.000 ha (tăng gấp đôi diện tích
hoa hiện nay) cho sản lượng 4,5 tỷ cành. Nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu hoa
đạt 60 triệu USD. Các vùng trồng hoa tập trung sẽ là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Thanh Hóa, Tiền Giang, Sapa (Lào Cai), Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng),
Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình...
Các tỉnh phía Nam, điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có các
huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp, quận 12, Thủ Đức... cùng các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Đồng Tháp là nguồn cung cấp hoa và cây
kiểng đáng kể. Tuy nhiên, các địa bàn này chỉ sản xuất chủ yếu một số loại hoa
nhiệt đới (cúc Móng rồng, cúc Đại đoá, huệ, mai…). Lượng hoa cắt cành truyền
thống (hồng, cúc, cẩm chướng, lay ơn, đồng tiền) sản xuất còn rất hạn chế và chất
lượng chưa thật cao. (Số liệu được trích dẫn từ đề tài: “Nghiên cứu hệ thống sản
xuất cung ứng hoa kiểng phù hợp với điều kiện TP. Hồ Chí Minh”, TS. Trần Viết
Mỹ, 2008).
2.2. Tình hình phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu hoa, kiểng tại
Thành Phố Hồ Chí Minh
Diện tích canh tác hoa, cây kiểng Thành phố năm 2008 là 1.440 ha, tăng 240
ha so với kế hoạch 2010.

5



Bảng 2.1: Tình hình phát triển diện tích hoa, cây kiểng trên địa bàn thành
phố từ năm 2004 – 2006 và dự báo đến năm 2010

STT

Chủng loại

Dự

Cơ cấu năm
2006 (%)

Năm

Năm

Năm

kiến

2004

2005

2006

năm
2010

(ha)


(ha)

(ha)

So với

So với

2004

2010

(ha)
1

Hoa lan

20

50,3

64,3

200

321,50

32,15


2

Hoa nền

155

403

534

400

344,52

133,50

4

Mai

190

225,5

256,9

170

135,21


151,12

5

Kiểng

170

150

430

66,23

34,88

848,8

1.005,2

1.170

169,94

83,77

các 226,5

loại
Tổng cộng


591,5

(Nguồn: Sở Nông Nghiệp và PTNT TP. HCM, năm 2006)
Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là nơi tiêu thụ mà còn là nơi trung
chuyển hoa, cây kiểng rất lớn của cả nước. Hoa kiểng được sản xuất trên địa bàn
hay hoa từ các tỉnh đều được tập trung về thành phố làm nơi tiêu thụ chính, cả ngày
thường và các dịp lễ, Tết, các đầu mối xuất khẩu cũng tập trung chủ yếu ở đây.
Từ năm 2004 đến nay, diện tích gieo trồng hoa cây kiểng tăng nhanh, cụ thể như
sau:


Năm 2004, diện tích gieo trồng hoa kiểng thành phố là 591,5 ha, tập trung
ở quận 12: 180 ha, huyện Bình Chánh: 154 ha, với hơn 1.400 hộ tham gia
sản xuất.



Năm 2005, tổng diện tích gieo trồng hoa, cây kiểng của toàn Thành phố là:
848,5 ha, tập trung ở quận Thủ Đức (125 ha), quận 12 (120 ha). Diện tích

6


hoa, cây kiểng ở quận 12, quận Gò Vấp có chiều hướng giảm ở một số khu
vực đô thị hoá nhanh, nhưng ở các quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Củ
Chi lại tăng.


Năm 2006, diện tích gieo trồng hoa, cây kiểng đạt 1.005,2 ha tăng 413,7 ha

so với năm 2003 (tăng 62,13%), đạt 85,91% so với mục tiêu chương trình
hoa, cây kiểng đến năm 2010, trong đó hoa phong lan tăng mạnh nhất 44,3
ha (tăng 221,5% so với năm 2003).

Về chủng loại: hoa, cây kiểng thành phố có chủng loại khá phong phú gồm
mai vàng, phong lan, bon sai, kiểng lá, kiểng công trình…


Hoa mai: là thế mạnh của thành phố, đem lại thu nhập đáng kể cho người
nông dân chiếm tỷ lệ khá cao trong diện tích hoa, cây kiểng với 256,9 ha
(chiếm 25,55% diện tích hoa, cây kiểng thành phố) tập trung chủ yếu ở quận
12, Thủ Đức. Mặc dù diện tích mai hiện nay chỉ tăng 66,9 ha so với diện tích
mai năm 2003 (tăng 35,21%), nhưng diện tích trồng mai ghép tăng do trồng
mai ghép có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, do điều kiện đất đai manh mún, giá thành sản xuất cao hơn so với

các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nên quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, tổ chức sản
xuất chủ yếu dưới dạng kinh tế hộ gia đình, chưa có sự liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ.


Hoa phong lan: đòi hỏi một trình độ kỹ thuật canh tác nhất định nhưng do tỉ
suất lợi nhuận cao và điều kiện khí hậu thích hợp nên diện tích trồng lan tăng
khá nhanh trong thời gian qua. Hiện nay diện tích hoa phong lan 100,0 ha,
trong đó lan cắt cành chiếm 83,7 %. Chủng loại lan sản xuất cũng khá phong
phú: Dendrobium, Cattleya, Mokara, Vanda, Phalaenopsis, Cena, Arachus.
Về cơ cấu giống, chủng loại lan được trồng nhiều nhất là Mokara chiếm
44,8%, kế đến là Denbrobium chiếm 39,6%.

7





Hoa nền: chủng loại các giống hoa nền sản xuất trên địa bàn thành phố
khoảng trên 10 giống chính bao gồm: Cúc, Vạn thọ, Huệ, Thược dược,
Hướng dương, Sống đời, Mào gà, Mãn đình hồng… có diện tích gieo trồng
534 ha (chiếm 53,12% diện tích hoa, cây kiểng). Các giống hoa truyền thống
vẫn được tập trung sản xuất nhiều như Vạn thọ (chiếm 47%), Sống đời
(chiếm 15%), Cúc (chiếm 14,7%), Huệ (chiếm 13,7%), Hướng dương
(chiếm 10,9%). Tùy theo từng địa phương, sự phân bố của các loại hoa nền
cũng rất khác nhau:
- Quận Gò Vấp, quận 12, huyện Hóc Môn trồng chủ yếu Vạn thọ, Cúc.
- Huyện Bình Chánh trồng chủ yếu hoa Huệ trắng, Sống đời.


Các loại cây, hoa kiểng khác như: Sứ thái, bon sai, kiểng công trình,
kiểng lá được trồng rộng rãi ở các quận huyện với diện tích gieo trồng là
150 ha , chiếm 14,9% diện tích hoa, cây kiểng.

Về việc tiêu thụ và kinh doanh hoa, cây kiểng, TP. Hồ Chí Minh là đầu mối
cung cấp hoa kiểng cho cả nước và là cửa ngỏ xuất khẩu. Ngoài ra, TP. HCM còn
hình thành hệ thống dịch vụ cung ứng, tạo động lực phát triển và tiêu thụ hoa kiểng
cả nước. Thị trường hoa kiểng hiện nay chủ yếu vẫn là thị trường trong nước. TP.
HCM là nơi tiêu thụ hoa tươi, đặc biệt là hoa phong lan với số lớn nhưng hiện
tượng hoa sản xuất tại chỗ chỉ mới đáp ứng được 15% nhu cầu, một số được đưa về
từ Đà Lạt (chiếm 35%) và phần lớn (chiếm 50%) là phải nhập từ nước ngoài như
Thái Lan, Đài Loan. Chủ yếu là hoa lan và các loại hoa cắt cành khác. Ngoài ra hoa,
cây kiểng còn là đối tượng thường xuyên tham gia những hội chợ hoa lớn được tổ
chức hàng năm và các dịp lễ, Tết. Hiện nay, việc sản xuất hoa lan ở TP.HCM chưa

thực sự đáp ứng được nhu cầu thị trường. Những nhà trồng lan chưa chủ động được
nguồn giống, mỗi khi thị trường hoa xuất hiện một loại phong lan ngoại nhập mới
thì nhà vườn bắt đầu chạy theo nhập giống mới, cứ như thế chúng ta phải nhập
giống và thay giống. Bên cạnh đó, do hạn chế về kỹ thuật nên nhiều sản phẩm hoa
phong lan của các nhà vườn ở TP.HCM vẫn chưa đạt yêu cầu chất lượng. Tuy công

8


tác nhân giống, lai tạo giống đã có được những thành công nhất định, đã có thể
nhân nhanh một số giống hoa phong lan cung cấp cho nhu cầu sản xuất. Thế nhưng,
giống hoa thành phố sản xuất vẫn chưa thật sự được thị trường chấp nhận.
Hiện nay về lan cắt cành, TP.HCM có thể tự cung cấp hàng ngày, chỉ những dịp
lễ, Tết mới nhập khẩu thêm từ Thái Lan. Các dịch vụ về hoa, cây kiểng đang có mặt
tại thị trường thành phố, gồm:
- Dịch vụ cung ứng hoa tươi qua mạng internet, bưu hoa, điện hoa.
- Dịch vụ thu mua, cung cấp, cho thuê hoa, cây kiểng là loại hình phổ biến nhất
tại các cơ sở kinh doanh hoa kiểng, 100% cơ sở kinh doanh có khách hàng trong
thành phố sử dụng thường xuyên phục vụ cho nhu cầu trang trí, 72% cơ sở có khách
hàng ở các tỉnh lân cận sử dụng dịch vụ này.
- Dịch vụ chăm sóc hoa, cây kiểng sau Tết hoặc sau các ngày lễ trong năm.
- Dịch vụ cung cấp thiết bị, vật tư kỹ thuật nông nghiệp chiếm 20% các dịch vụ
kinh doanh hoa, cây kiểng. Đây là dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp phục vụ cho
nhu cầu bảo quản, chăm sóc hoa, cây kiểng. Bên cạnh đó, còn có các dịch vụ chăm
sóc hoa, cây kiểng, dịch vụ cho thuê, tư vấn kỹ thuật, mỹ thuật. Các loại hình dịch
vụ này mới xuất hiện nhưng ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng phục vụ
cho nhu cầu trang trí, thiết kế sân vườn.
- Dịch vụ đào tạo, huấn luyện kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa, cây kiểng, bon
sai…
Nghề kinh doanh hoa kiểng giờ đây đã trở thành một nghề mang lại lợi nhuận

cao. Các điểm kinh doanh hoa kiểng phân phối đều khắp từ nội thị đến ngoại thành.
Doanh số kinh doanh ước tính đạt 200 – 300 tỷ đồng/năm với khoảng 1.400 cơ sở
kinh doanh dịch vụ hoa, cây kiểng với quy mô và nhiều loại hình dịch vụ khác
nhau. Thị trường tiêu thụ hoa kiểng của TP.HCM chủ yếu vẫn là trong nước.
Sản phẩm được các nơi công sở ưa chuộng là những chậu phong lan (Hồ điệp),
mai, cây kiểng; qui trình tương tự như loại hình cho thuê mai kiểng ngày Tết, nghĩa

9


là nhà cung cấp dịch vụ sẽ cho thuê phong lan theo như yêu cầu của khách hàng, cử
người chăm sóc định kỳ, sau một thời gian nhất định sẽ thay sản phẩm khác để có
thời gian “bảo hành” sản phẩm trước đó. Các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình
Dương và một số tỉnh miền Tây (Bến Tre, Đồng Tháp) cung cấp nguyên liệu giống
dùng làm bon sai và kiểng cổ hoặc kiểng dạng sơ chế. Các tỉnh phía Bắc cung cấp
một số loại cây đặc biệt như:Mật cật, trúc Quan Âm, trúc Phật Bà, Si, Thiên tuế và
cung cấp các dịch vụ về non bộ (Hải Phòng).
TP.HCM còn là đầu mối nhập khẩu các chủng loại hoa kiểng, nhập hạt giống
và các loại hoa kiểng ở các nước khác cung ứng cho thành phố và các tỉnh. Đồng
thời các hộ sản xuất ở tỉnh và thành phố xuất khẩu hoa kiểng thông qua ủy thác của
Saigon Orchidex, Artex Saigon và một số đơn vị khác. Nhu cầu hoa kiểng của
người tiêu dùng thành phố vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Theo điều tra của Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM, có nhiều cửa hàng bán hoa nhập lan
cắt cành từ Thái Lan tổng cộng mỗi tuần hơn 20.000 cành. Tính riêng lan cắt cành,
mỗi năm thành phố nhập hơn 4 tỉ đồng.
Các cửa hàng kinh doanh với nhiều chủng loại trong đó chủ yếu là các loại hoa
cao cấp, hoa phong lan có giá trị cao. Tại hầu hết các cửa hàng đều có sự hiện diện
của hoa hồng tiếp đến là nhóm hoa cẩm chướng với các loại hoa Ly ly và hoặc
Tulip. Đây là những giống hoa nhập nội đã được trồng thành công ở Đà Lạt và đem
về cung cấp cho thị trường thành phố. Loại hoa này có giá cả cao hơn hoa hồng và

số lượng tiêu thụ thấp hơn nhưng cũng là một nhóm đang được chú ý. Đặc biệt các
cơ sở kinh doanh hoa, cây kiểng nhỏ lẻ có ưu thế đối với các khách hàng trong các
dịp lễ, Tết (lễ tình nhân, 8/3, 20/11, Noel…) và các dịp khai trương, hội họp. Dịch
vụ này được người sản xuất và tiêu thụ đánh giá cao, nó đã đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng, giúp người nông dân tiêu thụ được sản phẩm, kích thích việc mở
rộng sản xuất và cung ứng hoa, cây kiểng cho thị trường tiêu thụ.

10


Hiện TP. HCM có khoảng 1.400 hộ kinh doanh dịch vụ hoa, cây kiểng với quy
mô và nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Trong đó, có hơn 260 điểm kinh doanh
hoa kiểng được coi là đầu mối cung cấp cho cả nước và xuất khẩu.
Như vậy, kênh tiêu thụ chủ yếu là qua là các chợ đầu mối, chợ bán lẻ, các công
ty cung cấp hoa cao cấp, các cửa hàng bán lẻ, các siêu thị (không đáng kể), các
vườn, các điểm bán và giới thiệu sản phẩm của các nghệ nhân, và các xe bán hoa
cây kiểng dạo.
Về xuất khẩu, hiện nay, việc trồng hoa tại thành phố để cung ứng cho xuất
khẩu hầu như không đáng kể. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hoa kiểng trên
địa bàn thành phố như: Công ty cổ phần phong lan xuất khẩu (Saigon Orchidex);
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Sài Gòn (Artex Saigon); Các
công ty này đều thu gom hoa từ Lâm Đồng và một số tỉnh miền Tây như: Đồng
Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Long An về để xuất khẩu hoặc xuất ủy thác cho một số
cá nhân, đơn vị ở các tỉnh trên.
Chủng loại hoa xuất đi gồm: Hồng, Cúc, Cẩm chướng, lan, Ly ly, Hồng
môn…Thị trường chủ yếu là Châu Á như: Nhật, Indonesia, Singapore, Đài Loan,
Thái Lan, Campuchia, Arab Saudi, Úc, Nga…
Cây kiểng Việt Nam có giá trị kinh tế lớn trên thị trường quốc tế bởi giá trị
thẩm mỹ cao, tính đa dạng phong phú. Trong đó kiểng là mặt hàng chủ yếu, kế đến
là các loại kiểng cổ, kiểng uốn hình, cây cảnh nội, ngoại thất. Chủng loại xuất khẩu

bao gồm: Mai chiếu thủy, Sanh, Si, Khế, Cùm rụm, Dương xỉ, Nguyệt quế, Cần
thăng, Đa, Bồ đề, Phát tài, Thắt bím, Mai vàng… Thị trường chủ yếu là Châu Á
như: Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Nhật, Malaysia, Hàn Quốc,
Campuchia… gần đây một số lượng nhỏ được xuất sang thị trường Mỹ, Hà Lan,
Pháp, Canada. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu chưa ổn định còn nhiều bất cập như
khả năng đáp ứng đơn hàng với số lượng lớn có độ đồng đều nhất định.

11


Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt từ 2 – 2,5 triệu USD, trong đó riêng Công
ty Fosaco đã xuất 1 – 1,5 triệu USD/năm với mặt hàng chủ yếu là cây thắt bím
(Panchira) sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật, Mỹ.
Về nhập khẩu, hịên nay, hạt giống hoa được nhập về để gieo trồng với nhiều
chủng loại như: Bất tử, phong lan, Cẩm nhung cúc, Dạ yến thảo, Mai địa thảo,
Hướng dương, Thạch thảo, Pháo hoa, Phi yến, Pensée, Phụng tiên, Phù dung,
Thược dược,… từ các nước như: Úc, Thái Lan, Đài Loan, NewZealand, Pháp,
Indonesia. Đặc biệt có một số cửa hàng nhập hoa lan thẳng từ Thái Lan về kinh
doanh dưới dạng sỉ và lẻ.
Cây kiểng nhập chủ yếu là hạt giống ở một số loài như: Panchira, Dừa Hawaii, cau
các loại, Trúc đào, Dâm bụt. Chỉ một số ít cây kiểng được nhập nguyên cây với các
giống lạ Du, Phong (Trung Quốc), không có hiện tượng nhập, kiểng cổ.
Tại thành phố, cây kiểng chủ yếu được xuất khẩu nhiều hơn là nhập khẩu. Theo số
liệu khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM trong năm 2003
doanh số kinh doanh hoa, cây kiểng đạt 200 – 300 tỉ đồng nhưng đến năm 2005 đã
tăng đến 600 – 700 tỉ đồng và ngay từ đầu năm 2006 doanh số đạt được 400 tỉ đồng.
Vốn đầu tư vào hoa lan của thành phố khá cao khoảng 600 – 800 triệu đồng/ha/năm,
cây cảnh từ 200 triệu đến 2 tỷ đồng/ha. Trung bình mỗi năm, thành phố thu nhập từ
lan cắt cành (Dendrobium, Mokara) từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha, cây cảnh từ
600 triệu đến 1 tỷ đồng/ha.


12


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu đề tài
 Khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất hoa, kiểng trên địa bàn huyện Nhà Bè
– TP. Hồ Chí Minh
 Đề xuất các biện pháp phát triển hoa, kiểng theo định hướng chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp đến năm 2015 của huyện Nhà Bè và thành phố Hồ Chí
Minh.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Khảo sát những xã đã sử dụng diện tích đất nông nghiệp để sản xuất
hoa kiểng
Điều tra, khảo sát tại 4 xã có trồng hoa phong lan, cây kiểng, chủ yếu của
huyện Nhà Bè.
Địa bàn khảo sát gồm có 4 xã: Long Thới, Phú Xuân, Nhơn Đức và
Phước Kiển. Cụ thể:
 Xã Long Thới: điều tra vườn lan Vương Thái và hộ Nguyễn
Văn Lạc tại 114 ấp 1.
 Xã Phú Xuân: điều tra vườn lan của hộ Phạm Văn Đứng.
 Xã Nhơn Đức: điều tra vườn lan của 3 hộ đó là hộ Sơn Sa
Ranh, hộ Huỳnh Văn Hùng, hộ Huỳnh Hữu Sơn,và hộ Lâm
Sơn Náo.
 Xã Phước Kiển: điều tra vườn lan của hộ Lê Thanh Hùng.

13



×