Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

“Theo dõi tình hình nhiễm bệnh đường hô hấp trên đàn lợn nuôi tại xã cao xá huyện tân yên tỉnh bắc giang so sánh hiệu lực điều trị bệnh của thuốc tylosin 50 và tulavitryl

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.47 KB, 55 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo tốt
nghiệp này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo tốt
nghiệp này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo tốt
nghiệp đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập đến nay tôi đã hoàn thành xong đợt thực tập tốt
nghiệp cuối khoá. Để hoàn thành tốt đợt thực tập này ngoài sự nỗ lực cố
gắng hết mình của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu
Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang, các thầy cô giáo trong khoa Chăn
nuôi - Thú y, đặc biệt là thầy Nguyễn Trọng Kim - giáo viên hướng dẫn, toàn
thể cán bộ trạm Chăn Nuôi và Thú Y huyện Tân Yên. Vì vậy nhân dịp hoàn
thành báo cáo tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới: Ban giám
hiệu Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang, các thầy cô giáo trong khoa
Chăn nuôi - Thú y, cán bộ cơ quan Trạm Chăn Nuôi và Thú Y huyện Tân Yên,
cùng toàn thể cán bộ thú y xã Cao Xá.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Trọng Kim
giáo viên khoa Chăn nuôi- Thú y đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn
thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, ngày..…tháng..… năm 2018
Sinh viên

Đồng Thị Lan

ii




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................ii
MỤC LỤC..................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................v
DANH MỤC ĐỒ THỊ....................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................vii
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................1
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài......................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................3
1.3. Ý nghĩa của đề tài...............................................3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học..............................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn..............................................3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài....................................4
2.1.1. Những hiểu biết về hê ̣hô hấp của lợn...............4
2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh.....................................5
2.1.3. Dịch tễ học của bệnh........................................6
2.1.4. Những đối tượng thường gặp trong đường hô hấp
của lợn......................................................................7
2.1.5. Một số bệnh hô hấp thường gặp ở lợn..............13
2.1.5.1. Bệnh tụ huyết trùng lợn...............................13
2.1.5.2. Bệnh suyễn lợn............................................14
2.1.5.3. Bệnh do Hemophillus parasuis.....................14
2.1.5.4. Bệnh viêm màng phổi và phổi ở lợn.............15
2.1.5.5. Bệnh cúm lợn..............................................16
2.1.5.6. Bệnh rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn..........16

2.1.5.7. Ký sinh trùng đường hô hấp.........................17
2.1.6. Nguyên tắc phòng và điều trị bệnh..................18
2.1.6.1. Phòng bệnh.................................................18
2.1.6.2. Điều trị bệnh..............................................20
2.1.7. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
về bệnh đường hô hấp trên lợn.................................20
2.1.7.1. Tình hình nghiên cứu trong nước..................20
2.1.7.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước..................22
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................24
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.......24
3.2. Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi............24
3.3. Vật liệu nghiên cứu...........................................24
- Lợn ở các lứa tuổi..................................................24
iii


- Dụng cụ phục vụ nghiên cứu:................................24
+ Xalanh, bông, kim tiêm, găng tay, khẩu trang,......24
- Thuốc...................................................................24
Thuốc Tulavitryl.......................................................24
Thuốc Tylosin - 50....................................................25
3.4 Phương pháp nghiên cứu....................................26
3.4.1. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu...................26
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu...............................27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........29
4.1. Kết quả theo dõi lợn nhiễm bệnh đường hô hấp tại
xã Cao Xá - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang...............29
4.2. Kết quả theo dõi lợn nhiễm bệnh đường hô hấp
theo tính biệt..........................................................31

4.3. Kết quả theo dõi lợn nhiễm bệnh đường hô hấp
theo loại lợn............................................................32
4.4. Kết quả theo dõi lợn nhiễm bệnh đường hô hấp
theo tháng trong năm..............................................34
4.5. Kết quả theo dõi lợn nhiễm bệnh đường hô hấp
theo tuổi lợn............................................................35
4.6. Kết quả một số triệu chứng chính của lợn nhiễm
nhiễm đường hô hấp................................................37
4.7. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn chết do bệnh đường hô
hấp.........................................................................38
4.8. Hiệu lực của hai loại thuốc dùng trong điều trị
bệnh đường hô hấp cho lợn......................................39
4.9. Sơ bộ hoạch toán kinh tế khi sử dụng hai loại
thuốc......................................................................41
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................43
5.1. Kết luận............................................................43
5.2. Đề nghị.............................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................44

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn nuôi tại
xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.................29
Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn theo
tính biệt..................................................................31
Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp theo loại lợn
...............................................................................32
Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp theo tháng

trong năm 2018.......................................................34
Bảng 4.5. Tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp theo tuổi lợn
...............................................................................36
Bảng 4.6. Một số triệu chứng chính của lợn nhiễm bệnh
đường hô hấp..........................................................37
Bảng 4.7. Tỷ lệ lợn chết do bệnh đường hô hấp (%). . .38
Bảng 4.8. Hiệu lực của hai loại thuốc dùng trong điều
trị bệnh đường hô hấp cho lợn..................................40
Bảng 4.9. Chi phí sử dụng thuốc trong điều trị..........41

v


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn nuôi
tại xã......................................................................29
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn theo
tính biệt..................................................................31
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp theo loại
lợn..........................................................................33
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp theo
tháng trong năm 2018.............................................34
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp theo tuổi
lợn..........................................................................36
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ lợn chết do bệnh đường hô hấp (%)39
Biểu đồ 4.7. Hiệu lực của hai loại thuốc dùng trong
điều trị bệnh đường hô hấp cho lợn..........................40

vi



DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
ATP:

Adenosine triphosphate

ARN:

Axit ribonucleic

CP:

Charoen Pokphand

CS:

Cộng sự

ĐVT:

Đơn vị tính

LMLM : Lở mồm long móng
Nxb :

Nhà xuất bản

PRRS :

Porcine reproductive respiratory syndrome


STT :

Số thứ tự

TT :

Thể trọng

Tr:

trang

vii


LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình đào tạo của nhà trường, thực hiện phương châm
“học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất”. Thực tập tốt
nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình dạy và học của các
trường đại học nói chung và trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang nói riêng.
Đây là khoảng thời gian giúp cho sinh viên củng cố và hệ thống hóa lại toàn bộ
kiến thức đã học, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen dần với thực tiễn sản
xuất, từ đó nâng cao được trình độ chuyên môn, nắm bắt được phương pháp tổ
chức và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời tạo
cho mình tác phong làm việc khoa học, tính sáng tạo để ra trường phải là một
cán bộ vững vàng về lý thuyết giỏi về tay nghề, có trình độ chuyên môn cao đáp
ứng yêu cầu của sản xuất góp phần vào sự phát triển của đất nước. Được sự nhất
trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y, thầy giáo hướng dẫn.
Cũng như sự tiếp nhận của cơ sở tôi đã nghiên cứu đề tài: “Theo dõi tình

hình nhiễm bệnh đường hô hấp trên đàn lợn nuôi tại xã Cao Xá - huyện Tân
Yên - tỉnh Bắc Giang. So sánh hiệu lực điều trị bệnh của thuốc Tylosin - 50
và Tulavitryl”. Sau thời gian thực tập tôi đã hoàn thành khoá luận. Do năng lực
của bản thân, thời gian thực tập có hạn, bước đầu còn bỡ ngỡ trong công tác
nghiên cứu nên khoá luận của tôi không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Vì
vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, để bài khoá
luận của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

1


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi là một nghề có từ rất lâu đời gắn liền với truyền thống trồng lúa
nước của nhân dân Việt Nam. Chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi lợn nói
riêng luôn giữ một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm qua chăn nuôi lợn ở nước ta đã đem lại nguồn thu nhập
đáng kể cho nông dân. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn cung cấp thực
phẩm cho người dân. Đặc biệt là giai đoạn hiện nay khi kinh tế phát triển, cuộc
sống của người dân được nâng lên rõ rệt, thì nhu cầu về chất lượng cuộc sống
đòi hỏi cao hơn, thực phẩm đòi hỏi sạch hơn và đảm bảo phải đủ dinh dưỡng. Từ
đó ngành chăn nuôi đã và đang từng đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực
tiễn sản xuất, từ việc cải tạo con giống nâng cao chất lượng thức ăn, đến việc
hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng.
Bên cạnh những thuận lợi đó, thì ngành chăn nuôi lợn còn gặp không ít
khó khăn như phương thức chăn nuôi còn lạc hậu, dịch bệnh xảy ra nhiều gây
tổn thất lớn cho người chăn nuôi. Tình hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp và có
nhiều diễn biến xấu. Trong những năm gần đây bệnh hô hấp đã xuất hiện phổ
biến trên đàn lợn, nhất là trong điều kiện nuôi với số lượng nhiều, mật độ nuôi
cao như trong trại nuôi tập trung. Mặc dù tỷ lệ chết không cao nhưng gây thiệt

hại lớn về kinh tế, do lợn sinh trưởng chậm, hiệu quả sử dụng thức ăn thấp, bệnh
thường kéo dài và chi phí thuốc điều trị lớn, đặc biệt bệnh dễ lan rộng dẫn đến
giảm hiệu quả chăn nuôi. Bệnh đường hô hấp hay xảy ra khi mật độ nuôi cao,
khi bệnh đã xảy ra việc khắc phục là khó khăn, do vậy để giảm thiệt hại do bệnh
gây ra thì cần đề cao công tác phòng bệnh và trị bệnh. Xuất phát từ nhu cầu cấp
bách của thực tế chăn nuôi lợn ở xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tôi thực hiện đề tài:
“Theo dõi tình hình nhiễm bệnh đường hô hấp trên đàn lợn nuôi tại xã Cao
Xá - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang. So sánh hiệu lực điều trị bệnh của
thuốc Tylosin - 50 và Tulavitryl”

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp lợn tại địa bàn xã Cao Xá,
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Xác định được biểu hiện triệu chứng lâm sàng của lợn nhiễm bệnh
đường hô hấp.
- Đánh giá hiệu lực điều trị bệnh của 2 loại thuốc Tylosin - 50 và Tulavitryl
và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
- Thông qua đó khuyến cáo cho người chăn nuôi về biện pháp phòng và
trị bệnh.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Qua tiếp cận thực tế ở xã là điều kiện để nâng cao tay nghề, rèn luyện
các kỹ năng.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào thưcc̣ tiễn, học tập bổ sung thêm kiến
thức mới.
- Nắm bắt được tình hình dịch bệnh, chăn nuôi ở xã.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Qua điều tra nắm bắt được tình hình nhiễm bệnh đường hô hấp trên đàn lợn
của xã. Có thêm các kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh cho vật nuôi.
- Đánh giá được hiệu lực của các loại thuốc sử dụng, từ đó có thể đưa ra
phác đồ điều trị hiệu quả bệnh đường hô hấp.

3


Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Những hiểu biết về hê h
̣ ô hấp của lợn
Hô hấp là tập hợp nhiều quá trình để tế bào động vật sử dụng O 2, thải trừ
CO2 và chuyển hóa năng lượng vào dạng sinh học có ích thường là dạng hóa
năng trong ATP. Nó có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống vì trong
điều kiện sinh lý bình thường động vật có thể nhịn ăn, nhịn uống trong một thời
gian dài nhưng không thể nhịn thở quá 10 phút.
Đối với gia súc khỏe động tác hô hấp hít vào, thở ra thường lặng lẽ và vừa
đủ (trừ sau khi cơ thể vận động mạnh). Số lần gia súc hít vào và thở ra trong một
phút khi nghỉ ngơi được gọi là tần số hô hấp, tần số này thay đổi theo giống và
loài gia súc gồm ba pha bằng nhau: hít vào, thở ra và ngừng thở. Tần số hô hấp
có thể tăng ở gia súc khỏe mạnh sau khi vận động hay tăng lên trong điều kiện
nhiệt độ và độ ẩm môi trường thay đổi bất thường.
Ở lợn, thực hiện hô hấp là nhờ sự co rút, phối hợp của nhiều cơ riêng biệt.
Sự phối hợp trong điều hòa bởi trung khu hô hấp, là nhóm tế bào đặc biệt nằm
trong hành tủy. Cơ quan hô hấp có phổi để trao đổi khí và hệ thống ống dẫn khí
vào phổi (mũi, họng hầu, khí quản, phế quản). Nhờ sự vận động của lớp vi lông
nhung trên niêm mạc đường dẫn khí mà bụi được đẩy ra ngoài. Cơ quan cảm thụ
trên đường hô hấp rất nhạy cảm với các phần tử vật lạ có trong không khí từ đó
tạo ra các phản xạ tự vệ như ho, hắt hơi… để đẩy các vật lạ ra ngoài. Trong

đường ống dẫn khí có dịch nhày, có các nhung mao. Lông mũi có tác dụng ngăn
cản và giữ lại các vật lạ không cho chúng xâm nhập vào sâu bên trong đường hô
hấp. Các phế nang nằm trong một mạng lưới sợi liên kết đàn hồi rắn chắc. Số
lượng phế nang lại rất lớn nên bề mặt trao đổi khí rộng, tạo điều kiện cho sự trao
đổi khí được thuận lợi.
Quá trình hô hấp của lợn gồm 2 giai đoạn. Tất cả các cơ quan chỉ có nhiệm
vụ thực hiện việc hô hấp bên ngoài:

4


+ Hô hấp ngoài (hô hấp phổi): Là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi
trường bên ngoài thông qua thành phế nang của phổi.
+ Hô hấp trong (hô hấp mô bào): Bao gồm sự trao đổi khí giữa máu và các tế
bào của cơ thể, hay nói cách khác là quá trình mô bào sử dụng O 2 và thải trừ
CO2. Bất kì một bộ phận nào của cơ thể bị đau cũng gây nên phản xạ tăng nhanh
nhịp hô hấp. Lợn khi bị bệnh thì tần số hô hấp có thể tăng lên 60 - 100 - 150,
thậm chí tăng lên tới 200 lần/phút như bệnh suyễn.
2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Do trong quá trình hô hấp, mũi là nơi tiếp xúc đầu tiên với môi trường
không khí, cùng với đặc tính phàm ăn, hay ủi rũi nền chuồng, máng ăn… nên
trong đường hô hấp của lợn luôn có một hệ vi sinh vật cư trú. Bình thường giữa
cơ thể và vi sinh vật ở trạng thái cân bằng, nhưng nếu có một nguyên nhân nào
đó tác động gây bất lợi cho cơ thể lợn, làm phá vỡ thế cân bằng sinh học trên thì
có thể có hàng loạt vi khuẩn sẽ tăng cường độc lực và nhân lên theo số lượng cư
trú trong cơ thể tùy theo sức đề kháng của từng cá thể mà chúng có thể bị nhiễm
nặng hay nhẹ.
Bệnh thường lây trực tiếp qua đường hô hấp từ con ốm sang con khỏe qua
đường không khí, chất thải dịch mũi… Mầm bệnh tập trung chủ yếu ở các dịch
tiết đường hô hấp và có thể phát tán qua không khí đến 3,5km. Bệnh đường hô

hấp thường xảy ra khi:
+ Thời tiết thay đổi từ ấm sang lạnh ẩm, thường cuối mùa thu sang mùa
đông đến đầu mùa xuân.
+ Tiểu khí hậu trong chuồng nuôi kém, hàm lượng amoniac cao, nhiệt độ
không khí ngày càng thay đổi lớn, thời tiết lạnh gây phân tiết histamin, bụi bặm.
+ Các stress do chăn nuôi quản lý kém. Lợn con cảm nhiễm mạnh. Lợn lớn
có sức đề kháng cao hơn nhưng trở thành vật mang và thải trùng kéo dài nhiều năm.
Các trại lợn nuôi tập trung thường bị bệnh nhiều hơn lợn chăn nuôi hộ gia đình.

5


Dựa vào sự có mặt thường xuyên hay không thường xuyên mà có thể chia
vi khuẩn trong đường hô hấp thành 2 nhóm chính:
- Nhóm vi khuẩn cố định: Là những vi khuẩn thường gặp trong đường hô hấp
như: Pasteurella, Streptococcus, Staphylococcus, Diplococcus, Pneumoniae,
Klebsiella, Haemophilus….
- Nhóm vi khuẩn không cố định: Là những vi khuẩn ít gặp trong đường hô
hấp như: Samonella.
2.1.3. Dịch tễ học của bệnh
Ở lợn bệnh, chủ yếu là phổi, hạch phổi và chất bài xuất ở đường hô hấp
(nước mũi, dịch màng phổi) chứa mầm bệnh.
Lợn khỏi bệnh mang và thải mầm bệnh ra môi trường xung quanh là điều
kiện để bệnh phát sinh. Ngoài ra các yếu tố: Côn trùng, con người, trang thiết bị
bảo hộ lao động, vận chuyển… cũng có thể mang mầm bệnh.
Đường lây lan chủ yếu là tiếp xúc trực tiếp thông qua hô hấp, lợn khỏe tiếp
xúc trực tiếp với lợn bị bệnh hoặc từ mẹ sang con. Lợn bệnh ho bài xuất một
lượng rất lớn mầm bệnh ra không khí. Các hạt nhỏ bắn ra không khí mang theo
mầm bệnh sẽ tồn tại lâu hơn khi có độ ẩm cao và ít thông thoáng. Các vật dụng
chăn nuôi và người cũng có thể mang mầm bệnh từ chuồng lợn bệnh sang

chuồng lợn khỏe. Bệnh thường xảy ra khi có sự chuyển tiếp mùa vụ, chẳng hạn
bệnh cúm lợn mầm bệnh lưu hành trên đàn lợn trong suốt một năm nhưng
thường gây dịch vào cuối mùa hè đầu mùa thu,…
Ở những nơi chăn nuôi tập trung, bệnh càng dễ xảy ra. Sự xuất hiện và lây lan
bệnh thường liên quan đến vận chuyển lợn hoặc sản phẩm lợn chưa qua xử lý.

6


2.1.4. Những đối tượng thường gặp trong đường hô hấp của lợn
* Vi khuẩn
- Pasteurella multocida
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978) [1], thì Pasteurella multocida là một loại
cầu trực khuẩn tác động chủ yếu đến bộ máy hô hấp của lợn gây thùy phế viêm.
Có đặc điểm:
+ Hình thái: Là loại cầu trực khuẩn nhỏ, hình trứng hoặc hình bầu dục, hai
đầu tròn, kích thước 0,25 - 0,4 x 0,4 - 1,5 µm, không có lông, không di động,
không hình thành nha bào, bắt màu gram (–).
+ Đặc tính sinh hóa: Lên men không sinh hơi gluco, xaccaro, mannit, socbit.
Lên men bất thường manno, ramno, levulo, inulin. Không lên men lacto,
arabino, xalixin, glixerin, dunxit, adonit.
+ Sức đề kháng: Dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng, ánh sáng mặt trời và các chất
sát trùng thông thường. Vi khuẩn được bảo tồn khá lâu trong đất ẩm có chứa
nhiều nitrat và thiếu ánh sáng, trong nước giếng có chứa nhiều chất hữu cơ.
Trong đất ẩm, ở những lớp không có dưỡng khí vi khuẩn sống được hàng tháng.
Pasteurella multocida dễ bị diệt bởi sức nóng (80 0C tồn tại trong 10 phút,
1000C chết ngay), ánh sáng mặt trời và các chất sát trùng thông thường có thể
tiêu diệt được vi khuẩn như: Axit phenic 5% trong 1 phút, nước vôi 15% trong 3
- 5 phút. Trong đất ẩm có nhiều nitrat và thiếu ánh sáng thì vi khuẩn có thể tồn
tại và phát triển. Trong chuồng nuôi, trên đồng cỏ, trong đất vi khuẩn có thể tồn

tại vài tháng (Nguyễn Bá Hiên và Nguyễn Minh Tâm, 2007) [2].
Nguyễn Quang Tuyên (2008) [3] cho biết: Pasteurella multocida có thể tồn
tại trong đất, nước, phân… vào cơ thể động vật qua đường tiêu hóa, hô hấp. Vi
khuẩn sống nhờ trong đường hô hấp và tiêu hóa của gia súc khỏe maṇh, khi sức
đề kháng của động vật giảm thì vi khuẩn sẽ tác động gây bệnh thể hiện triệu
chứng bại huyết kèm theo tụ huyết, xuất huyết ở các tổ chức, niêm mạc và phủ
tạng. Trong phòng thí nghiệm chuột bạch và thỏ dễ cảm nhiễm nhất.

7


- Staphylococcus aureus
Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008) [3] thì Staphylococcus aureus là giống
gây bệnh thường hay gặp nhất trong giống Staphylococcus, chúng gây nên các
nhiễm trùng ở các loài vật nuôi và người với nhiều biểu hiện khác nhau như
nhiễm trùng của da, tổ chức dưới da hoặc trong cơ quan nội tạng gây mưng mủ
điển hình.
Staphylococcus aureus có đặc điểm sau:
+ Hình thái: Có hình cầu, đường kính khoảng từ 0,8 - 1,5 µm, bắt màu Gr (+),
không di động, không sinh nha bào, một số chủng có giáp mô, sắp xếp không có
thứ tự nhất định, thường tụ lại thành đám.
+ Đặc tính nuôi cấy: Tụ cầu khuẩn là loại hiếu khí và kỵ khí tùy nghi. Chúng
phát triển tốt trong các môi trường dinh dưỡng thông thường ở nhiệt độ 37 0C
(giới hạn nhiệt độ của chúng từ 100C - 450C và pH từ 7,2 - 7,4). Ở nhiệt độ
phòng thoáng, có ánh sáng, tụ cầu khuẩn sinh ra sắc tố (pigment) như: Sắc tố
vàng, sắc tố trắng, sắc tố vàng chanh. Các sắc tố của tụ cầu không tan trong
nước nhưng tan trong ether, benzen, aceton, chloroform. Tạo sắc tố tốt nhất khi
nuôi cấy tụ cầu ở môi trường thạch sữa, thạch khoai tây ở nhiệt độ 200C - 250C.
Theo Lê Văn Phụng (2009) [4] cho biết trên thạch thường, tụ cầu mọc với
khuẩn lạc dạng S trơn lồi, đường kính khoảng 1 - 2mm. Sau 24 giờ ở 37 0C,

khuẩn lạc thường có màu vàng chanh.
Trên môi trường MSA (Manitol salt agar) hay còn gọi là môi trường
Chapman, khuẩn lạc tròn, bờ đều và lồi, màu vàng nhạt đến vàng đậm và làm
vàng môi trường xung quanh khuẩn lạc (do lên men đường manitol) (Mary K.S
và John L.M, 2002) [40].
+ Khả năng đề kháng: Đối với nhiệt độ: Tụ cầu vàng kém bền vững với
nhiệt, các phương pháp chế biến thông thường đều diệt được vi khuẩn dễ dàng.
Vi khuẩn bị tiêu diệt ở 800C trong 10 - 30 phút, 1000C chết trong vài phút. Với
hoá chất: Axit fenic 3 - 5 % diệt vi khuẩn trong 3 - 5 phút. Formon 1% trong 1

8


giờ. Staphylococcus aureus có khả năng đề kháng với chất tẩy uế (Kenneth
Todar, 2005) [37].
Ngược lại với vi khuẩn, độc tố tụ cầu chịu nhiệt rất cao, cao hơn tất cả các
độc tố của vi khuẩn khác. Muốn khử độc tố tụ cầu phải đun sôi ít nhất 2 giờ.
Ngoài đặc tính chịu nhiệt cao, độc tố tụ cầu cũng rất bền vững với các men phân
giải protein, rượu, cồn, formandehyt, clo.
- Streptococcus
Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008) [3], thì liên cầu khuẩn có đặc điểm:
+ Hình thái: Vi khuẩn có dạng hình cầu, xếp thành chuỗi dài như dây xích,
đường kính 1µ bắt màu gram (+), không có lông, không di động, không hình
thành nha bào, không sinh giáp mô.
+ Đặc tính sinh hóa : Lên men đường glucoza, lactoza, saccaroza, salixin,
trehaloza. Không lên men đường mannit, ilulin, rafinoza, dunxit, sorbit,
glyxerin. Các phản ứng sinh indol, H2S, catalaza đều âm tính.
+ Sức đề kháng : Vi khuẩn có sức đề kháng kém với nhiệt độ và hóa chất. Ở
nhiệt độ 700C chết trong 30 - 45 phút, 100 0C chết trong 1 phút. Các chất sát
trùng thông thường đều tiêu diệt được liên cầu.

+ Đặc tính nuôi cấy: Là loại vi khuẩn sống hiếu khí hay yếm khí không bắt
buộc, mọc tốt ở tất cả các môi trường, nhiệt độ thích hợp 370C.
Liên cầu khuẩn phát triển tốt hơn ở điều kiện khí trường có thêm CO 2, Nhiệt
độ thích hợp là 370C, một số phát triển được ở 10 - 40 0C như liên cầu đường
ruột (Đoàn Thị Nguyện, 2009) [5].
Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [6] cho biết: Bình thường vi khuẩn tồn tại
trên niêm mạc, da của động vật khi có các tác nhân gây bệnh đóng vai trò là
“người mở đường” thì Streptococcus sẽ trỗi dậy gây bệnh cục bộ hay toàn thân đối
với cơ thể động vật. Liên cầu còn tiết nội độc tố, ngoại độc tố và một số enzym.

9


- Diplococcus pneumonia
Trần Cẩm Vân (2005) [7] cho rằng Diplococcus pneumonia có các đặc điểm:
+Hình thái cấu tạo: Là vi khuẩn có hình cầu, một đầu nhọn như ngọn nến,
thường đứng thành đôi ít khi đứng riêng lẻ, bắt màu gram (+), hình thành giáp
mô, không di động, không hình thành nha bào.
+ Tính chất nuôi cấy: Khó nuôi cấy ở môi trường thông thường, mọc tốt trên
các môi trường nhiều dinh dưỡng, môi trường bổ sung huyết thanh, máu, dịch
mô, glyxerin. Phát triển tốt ở nhiệt độ 370C, pH = 7,2 - 7,6.
+ Sức đề kháng: Diplococcus pneumoniae dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và các
chất sát trùng thông thường. Ở nhiệt độ 60 0C vi khuẩn bị tiêu diệt trong 10 phút.
Nhưng lại chịu đựng được nhiệt độ thấp.
Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008) [3] trong tự nhiên song cầu khuẩn viêm
phổi gây bệnh chủ yếu cho động vật non như: Bê, nghé, dê, cừu, lợn mới sinh
được vài ngày tuổi…nhưng cũng có thể gây bệnh cho động vật trưởng thành. Vi
khuẩn gây bại huyết, viêm phổi, viêm dạ dày và ruột cho gia súc.
Trong phòng thí nghiệm: Thỏ, chuột bạch dễ cảm nhiễm với song cầu
khuẩn, sau khi tiêm vi khuẩn vào xoang phúc mạc hoặc dưới da, chuột bạch chết

sau 12 - 30 giờ, thỏ chết sau 2 - 3 ngày, có bệnh tích bại huyết.
- Haemophylus influenzae
Là vi khuẩn đa hình thái, nhuộm bắt màu Gram (–), không có lông, không di
động, có thể có vỏ, không sinh nha bào. Nuôi cấy phải ở môi trường giàu dinh
dưỡng, trong môi trường cần có máu vi khuẩn mới mọc được, CO 2 từ 5 - 10%
(Cao Văn Thu, 2008) [8]. Đoàn Thị Nguyện (2009) [5] cho biết: Haemophylus
influenzae là loại vi khuẩn chịu đựng rất kém với các yếu tố ngoại cảnh. Trong
bệnh phẩm, chúng chết nhanh chóng nếu để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để
khô hoặc lạnh giá.
Các chất sát khuẩn thông thường tiêu diệt vi khuẩn này một cách dễ dàng.
Haemophylus influenzae có nhiều trong tự nhiên, người ta thấy rằng vi khuẩn

10


này là một trong những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn kế phát của đường hô
hấp như: Viêm phổi, viêm phế quản, cúm lợn… còn bản thân vi khuẩn này
không có khả năng gây bệnh.
- Mycoplasma
Theo Trần Huy Toản (2009) [9] thì Mycoplasma có đặc điểm sau:
+ Hình thái: Rất đa dạng (hình thoi, hình gậy ngắn hoặc hình cầu), nó thay đổi
tùy thuộc vào tuổi canh trùng và các yếu tố môi trường.
+ Đặc tính nuôi cấy: Mycoplasma nuôi cấy rất khó vì nó đòi hỏi chất lượng
môi trường khá cao, khuẩn lạc của nó có hình trứng ốp nếp. Mycoplasma có thể nuôi
cấy được trên những môi trường có hoặc không có tế bào sống, trên phôi gà.
+ Sức đề kháng: Tương đối bền vững khi dùng phương pháp đông băng, bị
tiêu diệt ở nhiệt độ 45 - 550C trong 15 phút. Chúng mẫn cảm với sự khô cạn, với
tia tử ngoại và những chất sát trùng. Tất cả các loài Mycoplasma đề kháng với
penicillin.
+ Tính gây bệnh: Mycoplasma hyopneumoniae cư trú ở phổi lợn, khi thời tiết

thay đổi hoặc khi điều kiện vệ sinh kém, mật độ nuôi nhốt quá chật, khi sức đề
kháng giảm thì Mycoplasma hyopneumoniae tăng độc lực gây bệnh.
Đặng Xuân Bình và Đặng Thị Mai Lan (2011) [10] cho biết: Mycoplasma
hyopneumoniae là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đường hô hấp trong chăn nuôi
lợn công nghiệp.
* Virus
- Virus PRRS Nguyễn Quang Tuyên (2008) [3] cho biết virus PRRS có đặc
điểm:
+ Hình thái: Virus PRRS là loại ARN virus, dạng chuỗi đơn. Sợi ARN này
có khối lượng khoảng 15.1kb và chứa nhân nucleocapsid, kích thước 25 - 35
nm, trên bề mặt có những gai nhô ra rõ. Virus PRRS có dạng hình cầu, kích
thước 45 - 80nm và có cấu trúc vỏ bọc.

11


+ Sức đề kháng: Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự tồn tại của virus PRRS, virus
ổn định trong thời gian dài nhiều tháng tới nhiều năm ở nhiệt độ -20 0C đến
-700C, nhưng mất khả năng gây nhiễm 90% ở nhiệt độ 40C trong vòng 1 tuần.
Khả năng lây nhiễm của virus tồn tại ở 20 - 21 0C trong 1 - 6 ngày, ở nhiệt độ
370C trong 3 - 24 giờ và ở 56 0C trong 6 - 20 phút. Virus tồn tại và ổn định trong
môi trường có pH = 6,5 - 7,5 nhưng khả năng lây nhiễm sẽ mất đi nhanh chóng
ở pH < 6,0 và >7,5. Virus bị diệt dưới ánh sáng mặt trời, trong dung môi hòa tan
chất béo như: Chloroform hay ete.
+ Đặc tính sinh hóa: Virus có thể nhân lên trong môi tường tế bào phổi lợn,
biểu mô khí quản, tim, thận, tủy xương.
+ Tính gây bệnh: Virus có trong dịch mũi, nước bọt, phân, nước tiểu của
lợn ốm hoặc mang trùng và phát tán ra môi trường. Chúng có khả năng phân tán
thông qua các hình thức như vận chuyển lợn mang trùng theo gió có thể đi xa tới
3km, bụi, nước bọt, dụng cụ chăn nuôi, tinh dịch lợn và có thể do một số loài

chim hoang dã.
- Pneumonia of big virus
Hình thái: Virus có hình bầu dục, kích thước 100 - 140 nm.
+ Môi trường tế bào: Virus có thể nhân lên trong môi trường tổ chức sống có
tế bào thận lợn, tế bào phôi thai gà, phôi thai lợn.
+ Sức đề kháng: Virus có sức đề kháng kém với ngoại cảnh, tồn tại ngoài môi
trường không quá 36 giờ, sống được 7 ngày trong tủ lạnh từ 1 - 40C. Các chất sát
trùng thông thường diệt được virus như NaOH nồng độ 0,2% diệt virus trong 25
phút, 1% trong 10 phút.
+ Tính gây bệnh: Virus gây bệnh cho mọi giống lợn, kể cả lợn rừng. Biểu
hiện bằng bệnh tích viêm phổi và màng dịch phổi có dịch bài xuất, vách ngăn
các thùy sưng to, có triệu chứng thở khó, thở nhanh, chảy nước mũi đặc, ho, sốt
40 - 420C, viêm khớp xương… (Nguyễn Quang Tuyên, 2008) [3].

12


* Ký sinh trùng
- Metastronggylus (giun phổi lợn) ký sinh ở khí quản và nhánh khí quản
của lợn. Triệu chứng của bệnh: Con vật gầy còm suy dinh dưỡng, hiện tượng ho
rõ nhất vào buổi sáng sớm và buổi tối, giai đoạn đầu con vật ăn uống bình
thường nhưng gầy dần, giai đoạn sau ăn ít, khó thở và chết.
- Ấu trùng giun đũa lợn Ascaris suum trong giai đoạn di hành qua phổi.
Triệu chứng của bệnh: Con vật ho, gầy còm, lông xù, chậm lớn.
2.1.5. Một số bệnh hô hấp thường gặp ở lợn
2.1.5.1. Bệnh tụ huyết trùng lợn
Bệnh tụ huyết trùng lợn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính sảy ra ở lợn.
Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, đặc điểm của bệnh là viêm phổi,
màng tim và bại huyết (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2008) [9].
Theo Nguyễn Bá Hiên và Nguyễn Minh Tâm (2007) [2]: Bệnh tụ huyết

trùng thường xảy ra vào mùa nóng ẩm, mùa mưa, khí hậu thay đổi đột ngột hoặc
do điều kiện vệ sinh chăm sóc kém. Những yếu tố này làm sức đề kháng của con
vật giảm sút tạo điều kiện cho vi khuẩn tụ huyết trùng có sẵn trong cơ thể hoặc
từ ngoài xâm nhập vào gây bệnh.
Vi khuẩn có thể vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp hay vết thương hở
ngoài da (Trần Văn Bình, 2008) [11].
Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [12] cho rằng: Pasteurella multocida thường
gây bệnh tụ huyết trùng cho lợn ở 3 thể:
- Thể cấp tính: Thường xảy ra ở thời kỳ đầu của ổ dịch. Xuất hiện các triệu
chứng nhiễm trùng huyết, sốt cao 420C, khó thở, thở thể bụng, mệt mỏi, ủ rũ, tím
tái ở vùng bụng - tai - bẹn. Tỷ lệ chết cao (5 - 40%).
- Thể á cấp tính: Thể này thường do các chủng gây viêm màng phổi gây ra,
phổ biến ở lợn trưởng thành hoặc lợn vỗ béo ở giai đoạn cuối. Lợn có biểu hiện
ho, thở thể bụng.

13


- Thể mãn tính: Bệnh thường xảy ra ở lợn từ 10 - 16 tuần tuổi. Đặc trưng
của bệnh là hiện tượng ho, thở mạnh, sốt nhẹ hoặc sốt không điển hình.
Bệnh tích của lợn mắc bệnh tụ huyết trùng: vùng dưới da có tụ máu và keo
nhầy, phổi bị xung huyết hoặc viêm nặng có màu vân đá hoa. Xoang ngực, xoang
bao tim tích nước màu vàng, thanh quản, phế quản xuất huyết, có dịch màu đỏ. Tim,
gan, thận, lách sưng to, xuất huyết (Nguyễn Văn Thanh, 2004) [13].
Lê Hồng Mận (2008) [14] cho rằng: Vi khuẩn Pasteurella multocida có
nhiều chủng chống lại các thuốc kháng sinh nên cần làm kháng sinh đồ để có
hiệu quả điều trị và điều trị sớm.
2.1.5.2. Bệnh suyễn lợn
Nguyễn Bá Hiên và cs (2008) [15] cho biết: Bệnh suyễn lợn hay còn gọi là
dịch viêm phổi địa phương của lợn là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể mãn

tính và lưu hành ở một địa phương do Mycoplasma hyopneumonia gây ra với
đặc điểm là chứng viêm phế quản - phổi tiến triển chậm.
Theo Trần Văn Bình (2008) [11] thì lợn ở các lứa tuổi đều mắc bệnh nhưng
lợn con từ 1 - 3 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất, đặc biệt là lợn con vừa cai sữa. Tiếp
theo là lợn nái đang có chửa sắp đẻ và cho con bú. Lợn thịt vỗ béo ít mắc hơn.
Bệnh tích chủ yếu tập trung chủ yếu ở phổi. Sau 4 - 5 ngày nhiễm bệnh hiện
tượng viêm phổi từ thùy tim lan sang thùy nhọn, thùy đỉnh ở phía trước và thùy
hoành ở phía sau. Lúc đầu xuất hiện chỉ là những chấm viêm đỏ hoặc xám rồi to
dần ra, tập lại thành vùng rộng lớn (Nguyễn Bá Hiên và Nguyễn Minh Tâm,
2007) [2].
2.1.5.3. Bệnh do Hemophillus parasuis
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [16] cho rằng: Vi khuẩn Hemophillus parasuis
là tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp cho lợn. Vi khuẩn gồm 4 nhóm A, B,
C, D và mỗi nhóm lại có một số chủng, vi khuẩn thuộc type II (nhóm B) có độc
lực cao gây bệnh cho lợn là chủ yếu.

14


Bệnh gây viêm thanh dịch và viêm khớp ở lợn con, có khả năng lây lan và
gây hại cho nghành chăn nuôi lợn. Tỷ lệ nhiễm bệnh trong đàn trong những năm
gần đây ngày càng tăng.
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [12] bệnh do Hemophillus parasuis gây
ra ở lợn với 2 thể:
- Thể cấp tính: Thời gian nung bệnh vài ngày. Lợn bị sốt cao, bỏ ăn, lười
vận động. Tiếp đó là hiện tượng khó thở, đau đớn, khớp sưng, què, run rẩy. Lợn
nái mang thai có thể bị sảy, lợn đực thường bị què.
- Thể mãn tính: Lợn con theo mẹ thường mắc bệnh ở thể mãn tính với tỷ lệ
nhiễm 10 - 15% trong một đàn. Lợn nhợt nhạt, giảm khả năng tăng trọng. Ngoài
ra, con vật có biểu hiện ho, khó thở, què, lông dựng.

2.1.5.4. Bệnh viêm màng phổi và phổi ở lợn
Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [12] cho rằng: Bệnh viêm màng phổi và phổi
xảy ra do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumonia. Lợn bị bệnh thường có
triệu chứng viêm phế quản, sau đó đến phổi và màng phổi.
Bệnh xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhưng thường nhiễm ở lợn từ 2 - 6
tháng tuổi, đôi khi gây xuất huyết trên lợn nái và lợn hậu bị.
Triệu chứng của bệnh thay đổi tùy thuộc lứa tuổi, sức đề kháng của cơ thể,
điều kiện môi trường và mức độ mẫn cảm với các mầm bệnh truyền nhiễm.
- Thể quá cấp tính: Lợn khó thở, tần số mạch nhanh. Da vùng mũi, tai, chân
và sau đó toàn cơ thể có màu tím xanh. Lợn chết nhanh chóng trong vòng 24 36 giờ.
- Thể cấp tính: Có nhiều lợn trong cùng một chuồng hoặc các chuồng khác
nhau bị sốt cao (40,5 - 410C), da có nốt đỏ, lợn bỏ ăn, lười vận động, lười uống nước.
Lợn có triệu chứng hô hấp như khó thở, ho, đôi khi phải há mồm ra để thở.
- Thể mãn tính: Lợn thường không sốt hoặc sốt nhẹ, ho liên tục hoặc ho
ngắt quãng. Lợn bỏ ăn, khả năng tăng trọng giảm.

15


2.1.5.5. Bệnh cúm lợn
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [16], thì bệnh cúm lợn là một bệnh truyền
nhiễm cấp tính đặc trưng trên đường hô hấp gây ra do virus cúm A, H 1N1, H3N2,
H1N2 gây ra. Trong môi trường tự nhiên, virus cúm có thể tồn tại 3 - 30 ngày và
vẫn còn độc lực gây bệnh.
Để tránh cho lợn khỏi bị Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [12] cho biết: Thời
gian nung bệnh thường từ 1 - 3 ngày. Virus cúm sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ
nhân lên ở biểu mô niêm mạc đường hô hấp như mũi, hạch amidan, khí quản,
phổi và hạch lympho khí phế quản.
Lợn mắc bệnh biểu hiện cảm mạo: Hắt hơi, ho, sổ mũi, chảy nước mũi rất
nhiều. Cơn ho có thể rất dữ cúm thì không nên để cho lợn bị nhiễm lạnh, chuồng

trại phải đảm bảo độ ẩm và sự thoáng khí. Nếu phát hiện lợn bị bệnh thì phải
cách ly, tiêu độc chuồng trại, máng ăn, máng uống bằng nước vôi hoặc xút 3%.
Dùng thuốc aureomycin kết hợp với streptomycin liều cao tiêm cho lợn (Trung
tâm Unesco, 2005) [17].
Trương Lăng và Xuân Giao (2002) [18] cho rằng: Để điều trị bệnh cúm lợn
dùng hỗn hợp penicillin và streptomycin với liều cao, tiêm cách nhau 4 giờ một lần.
2.1.5.6. Bệnh rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn
Bệnh rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn (PRRS: Porcine reproductive
respiratory syndrome) do virus thuộc họ Arteriviridae gây ra, ảnh hưởng trên
heo ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây sảy thai, lợn nái chậm lên giống lại, lợn con còi
cọc chậm lớn. Đặc biệt những biểu hiện hô hấp trầm trọng trên heo con theo mẹ
và sau cai sữa (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2012) [12].
Theo Đào Lệ Hằng và cs (2008) [19] triệu chứng của bệnh PRRS ở đàn lợn
phụ thuộc vào độc lực, các chủng gây bệnh, trạng thái miễn dịch của bệnh súc
và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Thời gian ủ bệnh 3 - 5 ngày. Bệnh lan 16 rất
nhanh, trong vòng vài ba ngày cả đàn đã bị bệnh,1 - 2 tuần lây nhiễm cả vùng.

16


Biểu hiện cả đàn bỏ ăn, sốt cao liên tục (41 - 42 0C), da đỏ, nằm li bì, lười vận
động, tím dái tai.
Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [12] cho biết, lợn mắc bệnh PRRS có triệu chứng:
- Ở lợn theo mẹ có thể gây bệnh hô hấp nhẹ, bỏ ăn, hắt hơi, tăng tần số hô
hấp, thở há mõm, có vết xanh tím ở tai. Mặt có thể bị phù, viêm kết mạc, phù
thũng mí mắt, có thể bị chảy máu ở rốn, phân có thể màu nâu hoặc xám (do xuất
huyết ruột). Ở lợn cai sữa, phát triển không đồng đều trong đàn. Biểu hiện lâm
sàng chủ yếu trên lợn lứa tuổi này là ho, đặc biệt là giai đoạn từ 40 - 50 ngày tuổi.
- Lợn trưởng thành biểu hiện lâm sàng không rõ, lợn nái rối loạn sinh sản
kéo dài có biểu hiện sảy thai cuối kỳ (2 - 3 tuần trước khi đẻ), nhiều lợn con sơ

sinh chết hoặc chết khô.
- Ở lợn nái, trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm virus lợn biếng ăn từ 7 - 14
ngày. Sốt 39 - 400C. Sảy thai thường vào giai đoạn cuối, bị đẻ non, động dục giả.
Lợn ho và có dấu hiệu của viêm phổi.
- Ở lợn đực giống, con vật bỏ ăn, sốt, đờ đẫn hoặc hôn mê, có triệu chứng
hô hấp, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục. Lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh
kém và cho lợn sinh ra nhỏ.
Trương Lăng và Xuân Giao (2002) [20] cho rằng: Đặc điểm là lợn con, lợn
choai bị bệnh phần lớn tai bị xanh từng đám giống nốt chấm nên còn gọi là “
bệnh lợn tai xanh”.
2.1.5.7. Ký sinh trùng đường hô hấp
* Bệnh giun phổi lợn:
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [21] cho biết: Bệnh do 3 loài giun tròn
Metastrongylus elongatus, Metastrongylus pudendotectus, Metastrongylus salmi
thuộc họ Metastrongylidae gây ra.
Hình thái căn bệnh: Cơ thể hình sợi chỉ, mảnh và dài, màu trắng hoặc trắng
ngà, túi miệng nhỏ, đầu có 2 môi chia thành 3 thùy. Giun cái đẻ trứng có ấu
trùng, âm hộ gần hậu môn và có nắp âm hộ.

17


- Tác động: Ấu trùng di hành phá hoại thành ruột, hạch lâm ba, mạch máu
và tổ chức phổi, mang vi khuẩn vào các tổ chức đó. Giun tiết độc tố, độc tố hấp
thu vào máu làm lợn trúng độc.
- Triệu chứng: Khi bị nhẹ triệu chứng không rõ. Khi bị nặng con vật gầy
còm, suy dinh dưỡng, ho. Hiện tượng ho rõ nhất vào buổi sáng sớm và buổi tối.
Giai đoạn đầu con vật vẫn ăn bình thường nhưng gầy dần, giai đoạn cuối ăn ít
hoặc bỏ ăn, mệt mỏi.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [22] bệnh tích của bệnh là: Phổi có đốm

trắng, nhất là ở rìa ngoài, cắt ra có nhiều giun ở trong phế quản, nhiều thùy phổi
trở nên cứng và dai do mất cấu tạo xốp, giun vít chặt các khí quản, giun cuộn
dày, niêm dịch và các chất thẩm xuất tạo thành chất quánh có màu vàng sẫm
hoặc biến thành màu đen.
* Ấu trùng giun đũa lợn Ascaris suum:
Ấu trùng Ascaris suum di hành gây tổn thương nhiều khí quản và mở
đường cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh kế phát như: Gây xuất huyết và thoái
hóa gan, gây viêm phổi, nhiều khí quản khác cũng bị tổn thương (Phan Lục,
2006) [23]. Nguyễn Kim Lan (2012) [21] cho biết: Ấu trùng giun đũa lợn
Ascaris suum trong giai đoạn di hành qua phổi làm cho con vật ho, gầy còm,
lông xù, chậm lớn.
2.1.6. Nguyên tắc phòng và điều trị bệnh
2.1.6.1. Phòng bệnh
* Phòng bệnh khi chưa có dịch
Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [12], Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [24],
Nguyễn Vĩnh Phước (1978) [25] đã đưa ra biện pháp phòng bệnh đường hô hấp
ở lợn như sau:
Khi nhập lợn hoặc mua lợn về nuôi cần phải biết rõ lai lịch, nguồn gốc nơi
không có bệnh, nên nhốt riêng lợn mới nhập về ít nhất một tháng, kiểm tra kỹ
trước khi nhập đàn. Đối với đực giống, cần phải kiểm tra chặt chẽ hơn: Kiểm tra

18


×