Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Giáo án tuần 35 lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.93 KB, 14 trang )

Giáo án tuần 35. Người soạn: Nguyễn Thị Thanh Hoa

Thứ hai ngày 9 tháng 5 năm 2011
Tập đọc
Ôn tập kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng (tiết 1+ 2)
I.Mục đích, yêu cầu:
1. Kiểm tra đọc.
- Đọc rõ ràng rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 28 tới tuần 34 (phát âm rõ, tốc
độ đọc 50 tiếng/ phút)
- Hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài, trả lời được các câu hỏi về nôi dung đoạn
đọc.
- Biết thay thế cụm từ Khi nào bằng các cụm từ khi nào, lúc nào, mấy giờ, tháng mấy
trong các câu ở bài tập 2, ngắt đoạn văn cho trước thành 5 câu rõ ý.
II.Đồ dùng dạy- học.
- Các phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Giáo viên

Học sinh

1.Giới thiệu:
-Giới thiệu mục tiêu bài học.
2.Vào bài.
HĐ 1: Kiểm tra đọc.
-Đưa ra các phiếu ghi tên các bài tập đọc.
-Nhận xét – ghi điểm.
HĐ 2: Ôn về cách đặt câu hỏi với cụm từ khi
nào?
Bài 2:
-Bài tập yêu cầu gì?


-Nhận xét - ghi điểm.
HĐ 3: Ôn về dấu chấm.
Bài 3:
Bài tập yêu cầu gì?

-8 – 10 HS lên bốc thăm về chỗ
chuẩn bị 2’ lên đọc bài và trả lời
câu hỏi SGK.
-2-3HS đọc bài.
Thay cụm từ khi nào?
-Hình thành nhóm và thảo luận.
-Nối tiếp trính bày kết quả.
-Nhận xét.
-2-3HS đọc đề bài.
-Điền dấu chấm và dấu phẩy vào
chỗ thích hợp.
-Làm vào vở bài tập.
-1HS lên bảng làm

3.Củng cố dặn dò.
-Nhận xét – sửa bài.
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà ôn bài.

1


Giáo án tuần 35. Người soạn: Nguyễn Thị Thanh Hoa

Ôn tập kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng (tiết 2)

I.Mục đích, yêu cầu:
1. Kiểm tra đọc.
- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc thông các bài tập đọc, biết ngừng
nghỉ sau các dấu câu, các cụm từ dài.
- Trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài.
2.Tìm được vài từ ngữ chỉ màu sắc, đặt câu với từ đó.
3. Ôn luyện về cách đặt câu hỏi với cụm từ Khi nào?
II.Đồ dùng dạy- học.
- Các phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Giáo viên

Học sinh

1.Giới thiệu:
-Giới thiệu mục tiêu bài học.
2.Vào bài.
HĐ 1: Kiểm tra đọc.
-Đưa ra các phiếu ghi tên các bài tập đọc.

-8 – 10 HS lên bốc thăm về chỗ
chuẩn bị 2’ lên đọc bài và trả lời câu
hỏi SGK.

-Nhận xét – ghi điểm.
HĐ 2:Ôn từ ngữ chỉ màu sắc.
Bài 2:
-Bài tập yêucầu gì?

-2-3HS đọc đề.

-Tìm các từ ngữ chỉ màu sắc.
Xanh, xanh mát, xanh ngắt, đỏ, đỏ,
tươi, đỏ thắm ….
-Nhận xét sửa bài.
-2-HS đọc.
Bài 2b:
-Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở
-Bài tập yêu cầu gì?
trên.
Thảo luận theo cặp.
-Thi đặt câu với các từ đó.
+Dòng suối quê em xanh mát
……
-Nhận xét – sửa bài.
-2-3HS đọc đề.
HĐ 4: Ôn cách đặt câu hỏi với cụm từ khi nào? -Đặt câu với cụm từ khi nào?
Bài 3:
-Nối tiếp nhau đọc câu.
-Bài tập yêu cầu gì?
3.Củng cố dặn dò:
-Nhận xét – chấm điểm
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về ôn tập.
2


Giáo án tuần 35. Người soạn: Nguyễn Thị Thanh Hoa

Đạo đức
Thực hành kĩ năng cuối kì II- cuối năm

A. Mục tiêu :
- Giúp HS thực hành các kĩ năng từ bài 9 đến hết.
- HS biết vận dụng điều đã học để đưa vào cuộc sống.
B. Chuẩn bị :
C/ Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
1.Khởi động: HS hát.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Ôn tập các kĩ năng đã học:
* Trò chơi: “ Đồng ý hay không đồng ý”
GV nêu lần lượt từng ý kiến.
- Mỗi người đều nên cố gắng làm lấy việc
của mình nên không cần giúp đỡ người
khuyết tật.
- Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật khi có
sự kêu gọi của mọi người.
- Cần giúp đỡ người khuyết tật
- Cần quan tâm , giúp đỡ tất cả bạn bè khi
họ cần.
-Quan tâm, giúp đỡ bạn bè làm chúng ta
mất thời gian.
- Nên tham gia vào các cuộc vận động xây
dựng quỹ vì các bạn nghèo, khó khăn.
- GV nhận xét đánh giá tuyên dương.
* GV nêu câu hỏi HS trả lời.
- Vì sao chúng ta phải bảo vệ các loài vật
có ích.
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài
vật có ích.

* GV cho HS một bể cá cảnh và hỏi hs
làm gì để bảo vệ các loài vật có ích trong
bể cá.
- Tuyên dương những HS gương mẫu.
d) Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
-Giáo dục học sinh ghi nhớ thực theo bài
học.

Hoạt động của trò
- HS hát.

- HS giơ thẻ đồng ý hay không đồng ý.

- HS kể việc làm thể hiện quan tâm giúp
đỡ bạn của mình.
- HS phát biểu ý kiến.

-Cả lớp thảo luận nêu ý kiến.

- HS vận dụng bài học vào cuộc sống.

3


Giáo án tuần 35. Người soạn: Nguyễn Thị Thanh Hoa

Toán
Luyện tập chung.
I:Mục tiêu:

Giúp HS:
- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000
- Bảng cộng trừ có nhớ.
- Thực hành xem đồng hồ, vẽ hình.
II:Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giáo viên

Học sinh

1.Kiểm tra.
-Chấm một số vở HS.
-Nhận xét.
2.Bài mới.
HD làm bài tập.
-Giới thiệu bài.
Bài 1:
-Yêu cầu làm miệng.

-2HS đọc yêu cầu.
-Thi đua điền theo cặp.
732, 733, 734, …..

-Nhận xét.
Bài 2:
Bài tập yêu cầu gì?

-2HS đọc đề bài.
-Nêu: >, <, =
-Làm bảng con.
302 < 310

888 > 879
542 = 500 + 42
200 + 20 + 2 < 322
600 + 80 + 4 < 648
400 + 120 + 5 = 525

-Nhận xét – chữa bài.
Bài 3:
Bài tập yêu cầu gì?

-2HS đọc bài.
-Điền dấu thích hợp vào ô trống.
9+6
-8
7
6+8
+6
-Thảo luận theo cặp.
-1Số cặp trình bày trước lớp.
10 giờ 30 phút ứng với đồng hồ B.

Bài 4: Nêu yêu cầu.
-Nhận xét,
3.Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà ôn tập

4



Giáo án tuần 35. Người soạn: Nguyễn Thị Thanh Hoa

Chiều
Ôn luyện về hình học
I- Mục tiêu
- Giúp học sinh ôn lại các biểu tượng về các hình đã học.
- vận dụng làm bài tập có nội dung hình học.
II- Các hoạt động dạy- học chủ yêu

Hoạt động của Thầy
1) Hướng dẫn học sinh làm bài tập trắc
nghiệm toán.
- Gv chữa bài của học sinh.
2) Các bài tập ôn cả lớp.
Bài 1. a) Hãy vẽ các đường gấp khúc
gồm 3 đoạn thẳng đi qua 4 điểm đã cho.
b) Hãy gọi tên 3 đường gấp khúc trong
các đường gấp khúc đã vẽ.
A
B

Hoạt động của Trò
- HS làm bài tập trong vở trắc nghiệm
toán.
- Chữa bài trước lớp.
- HS quan sát và thực hành vẽ.
- Chữa bài trên bảng lớp

C
D

- Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 2. Tính chu vi của hình tam giác ABC
biết mỗi cạnh của tam giác có độ dài đều - Hs đọc đầu bài và trình bày bài vào vở ô
bằng 5 cm.
li toán. 1 Hs làm bảng lớp
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Chu vi tam giác ABC là:
- Ta có thể dùng phép tính nào khác để
5 + 5 + 5 = 15 ( cm)
tìm chu vi?
Đáp số: 15 cm
- 5 x 3 = 15 (cm)
Bài 3. Kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào hình :
để có 1 hình chữ nhật và 4 hình tam giác.
- HS quan sát hình và thảo luận nhóm 2
tìm cách vẽ khác nhau.

3) Củng cố. dặn dò
- Về nhà hoàn thành các bài tập.

5


Giỏo ỏn tun 35. Ngi son: Nguyn Th Thanh Hoa

Ting vit
Luyn c cỏc bi c thờm
I, Mc ớch, yờu cu:
- Giúp HS luyện đọc phát âm đúng các từ khó trong các bài c
thờm .

- Luyện cho HS biết đọc hay , đọc diễn cảm.
II, Các hoạt động dy- hc ch yu:
GV

HS

1, Kiểm tra:
-Gọi 2 HS đọc lại bài.
-GV nhận xét cho điểm.
2, HD luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
- y/c HS đọc bài đã học.
-GV phát hiện một số từ khó , HS
thờng đọc sai ghi lên bảng và
HD HS luyện đọc đúng.
-Gọi HS lần lợt đọc phát âm
đúng từ khó.
-GV sửa sai cho HS.
-GV chia nhóm y/c HS luyện đọc
theo nhóm.
-GV kèm nhóm HS yếu.
-Gọi các nhóm thi đọc .
-y/c HS các nhóm nhận xét lẫn
nhau.
-GV cho điểm các nhóm.
-y/c HS thi đọc diễn cảm cá
nhân.
-HS tự bình chọn bạn đọc hay
nhất.
-GV cho điểm cá nhân.

3, Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Luyện đọc thêm ở nhà.

-2 HS đọc.

-HS theo dõi.
-HS đọc nối tiếp .
-HS luyện đọc từ khó.
-HS luyện đọc theo nhóm.
-HS các nhóm thi đọc.
-Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
-HS thi đọc diễn cảm.

-HS theo dõi.

Th cụng
ễn thc hnh lm chi theo ý thớch
I. MC TIấU
- ễn tp kin thc k nng lm th cụng lp 2.
- Lm c ớt nht mt sn phm hc
II. DNG DY HC
6


Giáo án tuần 35. Người soạn: Nguyễn Thị Thanh Hoa
- Đèn lồng mẫu gấp bằng giấy màu
- Quy trình làm đèn lồng có hình vẽ minh họa
- HS chuẩn bị giấy thủ công, giấy trắng, kéo, hồ dán, sợi dây đồng, sợi chỉ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ:
- Kiểm tra giấy thủ công, kéo, hồ dán
- Quan sát và nhận xét cách cắt các
2. Bài mới:
đương thẳng cách đều để làm
Giới thiệu bài:
GV hướng dẫn hs quan sát và nhận xét
- Quan sát theo dõi GV làm mẫu
- Giới thiệu va định hướng cho HS quan sát

Học sinh thực hành
- Thực hành theo 3 bước, tập cắt giấy
và gấp, dán.
- Thực hành bằng giấy màu hoặc giấy
trắng

Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1: Cắt giấy
.
Bước 2 :Cắt , dán
Bước 3: Thực hành.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học

Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2011
Tập đọc
Ôn tập, kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng (tiết 3)
I- Mục tiêu

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “ ở đâu”, đặt đúng dấu hỏi chấm, dấu phẩy vào
chỗ chấm trong đoạn văn.
II.Đồ dùng dạy- học.
- Các phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Giáo viên

Học sinh

1.Giới thiệu:
-Giới thiệu mục tiêu bài học.
2.Vào bài.
HĐ 1: Kiểm tra đọc.
-Đưa ra các phiếu ghi tên các bài tập đọc.

-8 – 10 HS lên bốc thăm về chỗ chuẩn
bị 2’ lên đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.

-Nhận xét – ghi điểm.
HĐ 2:Ôn về đặt câu hỏi với cụm từ ở đâu?
Bài 2:
7

-2-3HS đọc đề.
-Đặt câu hỏi với cụm từ ở đâu?


Giáo án tuần 35. Người soạn: Nguyễn Thị Thanh Hoa
-Bài tập yêu cầu gì?


-1HS đọc 4 câu văn.
-Làm vào vào vở.
-nối tiếp nêu kết quả.
a)Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở
đâu?
b)Chú mèo mướp vẫn nằm lì ở đâu?
c)Tàu Phương Đông buông neo ở đâu?
d) Một chú bé đang say mê thổi sáo ở
đâu?

-Nhận xét chữa bài.
HĐ 3: Ôn cách sử dụng dấu chấm, dấu
phẩy.
Bài 3:
-Bài tập yêu cầu gì?

2HS đọc đề bài.
Điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích
hợp
-Làm vào vở. 1HS lên bảng.
Đạt lên năm tuổi. Cậu nói với bạn:
- Chiến này, mẹ cậu là cô giáo, sao cậu
chẳng biết viết một chữ nào?
Chiến đáp:
- Thế bố cậu là bác sĩ răng, sao em bé
của cậu lại chẳng có chiếc răng nào?

3.Củng cố dặn dò:
-Nhận xét – chữa bài

-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà ôn bài.

Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu.
Giúp HS củng cố về:
- Thuộc bảng nhân, chia đã học để thực hiện tính nhẩm.
- Thực hiện tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Tính chu vi hình tam giác.
II.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động của Thầy

Hoạt động của Trò

1) Bài cũ
- Hs so sánh các số có ba chữ số sau:
505… 520
400 + 10 + 6…461
2) Bài mới
- Gv nêu yêu cầu của bài.
Bài 1. Tính nhẩm
- Yêu cầu hs đọc đề bài.
- Vận dụng các bảng nhân và chia đã học

- Hs đọc yêu cầu và làm bài vào vở ô li
toán.
8



Giáo án tuần 35. Người soạn: Nguyễn Thị Thanh Hoa
để làm bài tập 1
- Yêu cầu hs làm bài.
- Gv nhận xét
Bài 2.Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu hs đọc đề và xác định yêu cầu
- Cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100
chúng ta cần chú ý điều gì?
- yêu cầu hs làm bài
- Gv nhận xét và chữa bài cách trình bày
và đặt tính, tính.
Bài 3.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu tính gì?
- Để tính chu vi tam giác ta làm như thế
nào?

- 3 hs làm bảng lớp.
- Nhận xét bài của bạn.
- HS đọc đề và xác định yêu cầu: có 2 yêu
cầu là đặt tính, tính
- Hs làm cột 1, 3 và hs làm cột 2, 4
- Hs làm bài và trình bày bài miệng trước
lớp, nhẩm tính.
- HS nhận xét bài của bạn.
Cho biết độ dài các cạnh của tam giác lần
lượt là: 6cm, 8 cm, 10 cm.
- Tính tổng độ dài các cạnh ( cùng đơn vị
đo)
- 1 hs làm bảng lớp, các hs khác làm vở

bài tập
Chu vi tam giác là:
6 + 8 + 10 = 24 ( cm)
Đáp số: 24 cm

- Gv nhận xét và cho điểm hs
Bài 4. Gv đọc đề, hs đọc lại.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng gì?

- HS trả lời
- Bài toán về nhiều hơn đi tìm số lớn là số
tuổi của ông.
- HS làm bảng lớp.
Năm nay ông có số tuổi là:
36 + 28 = 64 (tuổi)
Đáp số: 64 tuổi

3) Củng cố, dặn dò
- Về nhà hoàn thành các bài tập còn lại

Kể chuyện
Ôn tập, kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng (tiết 4)
I- Mục tiêu
- Yêu cầu kĩ năng đọc như tiết.
- Biết đáp lời chúc mừng theo tình huống cho trước(BT2), biết đặt và trả lời câu hỏi
có cụm từ như thế nào (BT3)
II.Đồ dùng dạy- học.
- Các phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

Giáo viên

Học sinh

1.Giới thiệu:
9


Giáo án tuần 35. Người soạn: Nguyễn Thị Thanh Hoa
-Giới thiệu mục tiêu bài học.
2.Vào bài.
HĐ 1: Kiểm tra đọc.
-Đưa ra các phiếu ghi tên các bài tập đọc.

-8 – 10 HS lên bốc thăm về chỗ chuẩn
bị 2’ lên đọc bài và trả lời câu hỏi
SGK.

-Nhận xét – ghi điểm.
HĐ 2:Ôn cách đáp lời chúc mừng.
Bài 2:
-Bài tập yêu cầu gì?

-2-3HS đọc đề.
- Nói lời đáp của em?
-1HS đọc 3 tình huống.
-Thảo luận nhóm nói lời đáp của em
-Một số nhóm trình bày trước lớp.

-Nhận xét sửa bài.

HĐ 3: Ôn tập về cách đặt câu với cụm từ
như thế nào?
Bài 3:
-Bài tập yêu cầu gì?
- Từ hỏi như thế nào hỏi cho các cụm từ chỉ
gì?

-2HD đọc đề bài.
-Đặt câu hỏi với cụm từ như thế nào?
- Hỏi cho các cụm từ chr đặc điểm,
tính chất.
-Làm vào vở bài tập.
Gấu đi như thế nào?
Sư tử giao việc cho bề tôi như thế
nào?
Vẹt bắt chước tiếng người như thế
nào?
2HS đọc bài làm.

-Nhận xét chữa bài.
3.Củng cố dặn dò:
-Thu chấm một số vở.
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về ôn bài.

Thủ công
Trưng bày sản phẩm thực hành của học sinh
I- Mục tiêu
- Thu và chấm các sản phẩm làm bằng giấy của học sinh.
- Đánh giá bài của hs.

- Gợi ở học sinh ham mê làm đồ chơi bằng giấy.
II- Các hoạt động dạy- học chủ yếu

Hoạt động của Thầy
1) Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu hs nêu lại cách làm dây xúc
xích bằng giấy.
- Nhận xét hs.
2) Bài mới
1) Nêu tên các đồ chơi mà đã được học.
- Chia nhóm 4 để học sinh làm các sản

Hoạt động của Trò
- HS trả lời

- Hs nêu.
10


Giáo án tuần 35. Người soạn: Nguyễn Thị Thanh Hoa
phẩm đồ chơi bằng giấy.
- Tùy học sinh thích làm đồ chơi nào.
Mỗi nhóm sẽ có 4 sản phẩm đồ chơi bằng
giấy.
2) Trưng bày sản phẩm của học sinh
- Yêu cầu của sản phẩm
+ Các nếp gấp phải thẳng.
+ Dán trùng khít các mép.
+ Đồ chơi gấp đẹp và đúng kĩ thuật.
- Gv nhận xét và bình chọn nhóm làm

đẹp nhất.
3) Củng cố, dặn dò
- Về nhà làm đồ chơi trang trí.

- HS chia nhóm 4 làm đồ chơi.

- Các nhóm lên trình bày sản phẩm của
mình. Giới thiệu về sản phẩm.
- Nhận xét về sản phẩm của nhóm bạn.

Chiều
Âm nhạc
Giáo viên chuyên
Tiếng việt
Luyện bài tiết 8,9
I- Mục tiêu
- Giúp học sinh ôn các cặp từ trái nghĩa.
- Biết điền dấu câu thích hợp vào chỗ chấm.
- Viết được một đoạn văn ngắn về em bé.
- Đọc hiểu bài văn “ Bác Hồ rèn luyện thân thể”
II- Các hoạt động dạy- học chủ yếu

Hoạt động của Thầy
1) Bài tập 1. Sắp xếp các cặp từ trong
ngoặc đơn thành các cặp từ trái nghĩa.
( đen, phải, sáng, trắng, trái, xấu, hiền,
tốt, ít, gầy, tối, nhiểu, béo, dữ)
- Yêu cầu hs giải thích như thế nào là cặp
từ trái nghĩa.
- GV chữa bài.

- Chọn 1 cặp từ trái nghĩa và đặt câu với
cặp từ trái nghĩa đó.
- Gv chữa bài.
2) Bài tập 2. Chọn dấu câu thích hợp điền
vào chỗ trống.
Bé Sơn rất xinh ( . ) Da bé trắng hồng(, )
má phinh phính( ,) môi đỏ( ,) tóc hoe
vàng( .) Khi bé cười (, ) cái miệng không
răng toét rộng (, )trông yêu ơi là yêu !
- Gv chốt lại lời giải đúng.
3) Luyện nói, viết văn về em bé của em

Hoạt động của Trò
- HS đọc yêu cầu.
- Cặp tư trái nghĩa là các cặp từ cóp nghĩa
trái ngược nhau.
- Làm bài vào vở bài tập tiếng việt.
- HS đọc lại các cặp từ trái nghĩa.
- HS chọn và đặt câu.

- HS đọc bài (2 lần).
- Tự điền dấu thích hợp.
- Đọc bài.
- Bạn nhận xét.

11


Giáo án tuần 35. Người soạn: Nguyễn Thị Thanh Hoa
theo các gợi ý.

- Bé tên là gì? Mấy tuổi?
- Hình dáng (đôi mắt, khuôn mặt, mái
tóc, dáng đi, nụ cười, da …) của bé như
thế nào?
- Tính tình của bé có gì đáng yêu?
- Yêu cầu học sinh đọc đề và thảo luận
nhóm 2 làm bài tập.
- Gọi hs luyện nói về em bé.
- Gv sửa cách nói cho hs.
4) Củng cố, dặn dò
- Về nhà tập viết thêm về em bé.

- HS đọc gợi ý và tự luyện văn nói về em
bé từng câu.
- Vài hs nói.
- HS thực hành viết bài vào vở.
Ví dụ: Bé Bin nhà em năm nay vừa tròn 1
tuổi. Da bé trắng hồng, môi đỏ, mái tóc tơ
màu vàng lưa thưa. Bé Bin có đôi mắt to,
tròn và đen láy. Bé cười rất tươi, khi bé
cười trên má hiện lên hai lúm đồng tiền
trông yêu lắm! Bé Bin rất thích em hát ru
và kể chuyện cổ tích. Bin đi vẫn chưa
vững lắm. Em yêu bé Bin nhất nhà!

Toán
Luyện tìm SBT, ST, TS, SBC
I- Mục tiêu
- Giúp học sinh ôn lại cách tìm số bị trừ, số trừ, thừa số, số bị chia
- Vận dụng làm một số bài tập liên quan.

II- Các hoạt động dạy- học chủ yếu

Hoạt động của Thầy
1) Làm bài tập trong vở trắc nghiệm toán
- Gv chữa bài.
2) Các bài tập ôn cả lớp
Bài 1. Số?
SBT
100 95 60
71 83
ST
17 19 32
Hiệu
25
59 15 41
- Yêu cầu hs đọc đề và xác định đề.
- Chữa bài.
Bài 2. Tìm x
x – 18 = 56
x + 26 = 100
80 – x = 27
x : 4 = 32
- Gv chữa bài.
Bài 3.
Cô có một số kẹo, cô đem chia đều cho
4 bạn. Mỗi bạn được 8 cái kẹo. Hỏi cô có
bao nhiêu cái kẹo?
- Yêu càu hs đọc đề, xác định bài toán
cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu cầu hs tóm tắt bằng lời vào vở ô li

toán.

Hoạt động của Trò
- Hs tự làm bài và chữa bài trước lớp.

- Xác định ô trống cần điền là SBT, ST,
Hiệu.
- Làm bài vào vở ô li toán.
- Mỗi hs làm 2 cột trên bảng.
- Nhận xét bài bạn.
- Xác định x là gì ?
-Nêu lại quy tắc tìm x.
- Mỗi hs làm 2 phần, các bạn còn lại làm
vở ô li toán.
- HS đọc đề.
- HS làm tóm tắt và bài giải.
Tóm tắt
1 bạn: 8 cái kẹo
4 bạn: … cái kẹo?
Bài giải
12


Giáo án tuần 35. Người soạn: Nguyễn Thị Thanh Hoa
Cô có số cái kẹo là:
8 x 4 = 32(cái kẹo)
Đáp số: 32 cái kẹo
Bài 4. Điền số thích hợp vào chỗ chấm
1 m = …mm
5 km = …m

2m= …cm
4 cm = …mm
500mm = …dm
2000m = …km
3) Củng cố, dặn dò.
- Về nhà ôn lại các bài tập.

- HS ôn lại các đơn vị đo độ dài đã học
Km, m, dm, cm, mm

Rèn chữ
Luyện viết bài tuần 35
I- MỤC TIÊU
- Giúp học sinh ôn luyện viết các chữ Y trang 31, 32 Luyện viết chữ đẹp
- Viết chữ ứng dụng Ý Yên, Yên Thế và câu ứng dụng: Yên tâm vững chí.
- Luyện viết chữ nghiêng.
II – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 – Hướng dẫn học sinh ôn cách viết chữ
hoa Y
- Học sinh trả lời.
- Hs nhận xét, nêu lại cấu tạo các chữ
- Cho học sinh nhận xét các chữ hoa trên
- Từng học sinh nói cách viết và cấu tạo
cao mấy li?, rộng mấy li, gồm mấy nét cơ các chữ hoa
bản? Điểm bắt đầu và kết thúc của chữ hoa - Học sinh quan sát.
- Gv viết chữ mẫu, vừa viết vừa nêu lại
cách viết các chữ hoa Y
- Học sinh viết chữ hoa Y

.- Yêu cầu học sinh viết vào bảng con chữ vào bảng con của mình.
hoa Y
- Giáo viên đi kiểm tra và uốn nắn học sinh
viết chậm và chưa đúng.
Giáo viên viết chữ Ý Yên, Yên Thế, và hỏi - Vì là tên riêng của địa danh nên phải
tại sao cô lại viết hoa cả hai chữ ?
viết hoa.
- Câu ứng dụng: Yên tâm vững chí: ý nói
rằng đã quyết việc gì thì sẽ không thay đổi.
2 – Yêu cầu học sinh viết chữ nghiêng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách cầm - Hs viết vào vở luyện viết chữ đẹp.
bút và đưa bút làm sao để viết được chữ
nghiêng.
- Học sinh thực hành viết chữ vào vở.
- GV nhắc nhở học sinh nên quan sát chữ
mẫu, viết độ nghiêng hợp lí, tránh viết chữ - HS viết vào vở.
đổ.
- Giáo viên đi kiểm tra, uốn nắn từng học
13


Giáo án tuần 35. Người soạn: Nguyễn Thị Thanh Hoa
sinh ( đặc biệt là những em học sinh viết
yếu).
3 – Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bài.

14




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×