Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần tập đoàn HIPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.18 KB, 37 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

MỤC LỤC

Lê Thị Thu Thủy

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về bán hàng và xác định kết quả bán hàng
1.1.1 Khái niệm bán hàng
Bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh, là quá trình thực
hiện giá trị của hàng hoá. Nói khác đi, bán hàng là quá trình doanh nghiệp
chuyển giao hàng hoá của mình cho khách hàng và được khách hàng trả tiền
hay chấp nhận thanh toán
Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, hàng hoá bán được là yếu tố
quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hàng hoá đạt tiêu
chuẩn chất lượng cao, giá thành hạ thì hàng hoá của doanh nghiệp tiêu thụ
nhanh, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp một
vị trí vững chắc trên thị trường
1.1.2 Vai trò và ý nghĩa bán hàng
Kết quả bán hàng là bộ phận quan trọng nhất trong kết quả kinh doanh của


doanh nghiệp. Hàng hoá bán được nhanh chóng sẽ làm tăng vòng quay của
vốn, đảm bảo thu hồi vốn nhanh, doanh nghiệp trang trải được chi phí, đảm
bảo DN có lợi nhuận. Kết quả bán hàng và quá trình bán hàng có mối quan hệ
nhân quả với nhau. Vì vậy tổ chức quá trình bán hàng tốt là cơ sở để có kết
quả bán hàng cao, giúp doanh nghiệp tăng vòng quay vốn lưu động, tăng luân
chuyển hàng hoá trong kỳ, đem lại kết quả cao trong kinh doanh. Kết quả tiêu
thụ được phân phối cho các chủ sở hữu, nâng cao đời sống cho người lao
động và thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước. Bên cạnh đó, kết quả bán hàng
còn là chỉ tiêu tài chính quan trọng thể hiện rõ nét hoạt động kinh doanh và
tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu tình hình tài chính tốt, doanh
nghiệp sẽ có điều kiện tham gia thị trường vốn, nâng cao năng lực tài chính.

Lê Thị Thu Thủy

1

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Hơn nữa, thông qua quá trình bán hàng đảm bảo cho các đơn vị khác có mối
quan hệ mua bán với doanh nghiệp, thực hiện kế hoạch sản xuất và mở rộng
sản xuất kinh doanh góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, giữ vững
quan hệ cân đối tiền hàng, làm cho nền kinh tế ổn định và phát triển
1.1.1 Ý nghĩa của việc bán hàng hoá
Bán hàng là một chức năng chủ yếu của doanh nghiệp, bất kì một doanh
nghiệp nào cũng phải thực hiện tốt chức năng bán hàng hoá. Nó có ý nghĩa vô

cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và với doanh nghiệp
dịch vụ nói riêng
- Đối với nền kinh tế quốc dân: bán hàng có tác động lớn đến cung, cầu trên
thị trường. Bán hàng nhằm thực hiện mục đích của nền sản xuất hàng hoá và
tái sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường, bán hàng làm cân đối giữa sản
xuất và tiêu dùng trong xã hội, đảm bảo cân đối giữa các nghề kinh doanh
trong nền kinh tế quốc dân
- Đối với doanh nghiệp: bán hàng là kết quả cuối cùng của qúa trình kinh
doanh, tính bằng mức lưu chuyển hàng hoá mà việc lưu chuyển hàng hoá lại
phụ thuộc vào mức bán hàng nhanh hay chậm. Doanh nghiệp càng tiêu thụ
được nhiều hàng hoá, thì sức mạnh của doanh nghiệp càng được tăng thêm.
Như vậy, bán hàng sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, có bán được
sản phẩm thì doanh nghiệp mới có khả năng tái sản xuất
1.2 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Trong các doanh nghiệp thương mại hiện nay, kế toán nói chung và kế toán
bán hàng nói riêng đã giúp cho doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước đánh giá
mức độ hoàn thành kế hoạch về giá vốn hàng hoá, chi phí và lợi nhuận, từ đó
khắc phục được những thiếu sót và hạn chế trong công tác quản lý. Việc tổ
chức, sắp xếp hợp lý giữa các khâu trong quá trình bán hàng sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, đồng
thời tạo nên sự thống nhất trong hệ thống kế toán nói chung của doanh

Lê Thị Thu Thủy

2

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

nghiệp. Nhằm phát huy vai trò của kế toán trong công tác quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh, kế toán bán hàng cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
- Phản ánh và giám đốc kịp thời, chi tiết khối lượng hàng hoá dịch vụ mua
vào, bán ra, tồn kho cả về số lượng, chất lượng và giá trị. Tính toán đúng đắn
giá vốn của hàng hoá và dịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản
lý doanh nghiệp và các chi phí khác nhằm xác định kết quả bán hàng
- Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh thu
bán hàng của đơn vị, tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế với Nhà nước
- Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng, đôn
đốc, kiểm tra, đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng
vốn bất hợp lý
- Cung cấp thông tin chính xác trung thực, lập quyết toán đầy đủ kịp thời để
đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ với
Nhà nước
1.3. Nội dung kế toán bán hàng
1.3.1 Khái niệm doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ là tổng số tiền thu được, hoặc
sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán hàng
hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu
thêm ngoài giá bán (nếu có). Tổng doanh thu bán hàng là số tiền ghi trên hoá
đơn bán hàng, trên hợp đồng cung cấp dịch vụ
Căn cứ vào phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) mà doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ được xác định cụ thể như sau:
- Đối với hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có
thuế GTGT
- Đối với hàng hoá dịch vụ thì không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc

chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung

Lê Thị Thu Thủy

3

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT)
- Đối với hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc
thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh
toán bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu
1.3.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng
DT bán hàng được ghi nhận đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:
- Người bán đã chuyể giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
- Người bán không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa .
- DT được xác định tương đối chắc chắn .
- Người bán đã thu được hoặc séc thu được lợi ích kinh tế từ việc giao dịch
bán hàng .
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng .
1.3.3. Phương pháp xác định doanh thu bán hàng
Trong doanh nghiệp thương mại, doanh thu bán hàng được xác định như sau:
DTBH =


x

Giá bán được xác định là tiêu thụ

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là số chênh lệch giữa
tổng doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu
1.3.4.Kế toán doanh thu bán hàng
1.3.4.1Chứng từ sử dụng:
- Hoá đơn bán hàng: Dùng trong doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp, hoặc những mặt hàng không phải chịu thuế GTGT
- Phiếu thu tiền, giấy báo Có của ngân hàng
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho
- Hoá đơn GTGT (dùng trong doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ), hoá đơn GTGT cần phải ghi rõ 3 chỉ tiêu: Giá bán chưa tính
thuế GTGT, thuế GTGT và tổng giá thanh toán. Mỗi hoá đơn được lập cho

Lê Thị Thu Thủy

4

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

những sản phẩm, dịch vụ có cùng thuế suất
+ Đối với các doanh nghiệp bán hàng hoá dịch vụ với số lượng lớn thì sử

dụng hoá đơn GTGT ký hiệu: “ 01GTKT – 3LL”
+ Đối với các doanh nghiệp bán hàng hoá dịch vụ với số lượng nhỏ thì sử
dụng hoá đơn GTGT ký hiệu: “01 GTKT – 2LL”
1.3.4.2Tài khoản kế toán sử dụng:
Để phản ánh các khoản liên quan đến giá bán và doanh thu, kế toán sử dụng
các tài khoản sau đây:
- TK 511: “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
TK này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng của doanh nghiệp thực hiện
trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết cấu của TK 511:
Bên Nợ :
+ Thuế TTĐB, thuế XNK phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định
là đã bán trong kỳ kế toán
+ Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo
phương pháp trực tiếp
+ Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ
+ Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ
+ Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Có:
Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ
của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán
- TK này có 5 TK cấp 2 sau:
+ TK 511(1): Doanh thu bán hàng hóa
+ TK 511(2): Doanh thu bán các thành phẩm

Lê Thị Thu Thủy

5


Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

+ TK 511(3): Doanh thu cung cấp dịch vụ
+ TK 511(4): Doanh thu trợ cấp, trợ giá
+ TK 511(7): Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
- TK 512: Doanh thu nội bộ
TK này dùng để phản ánh doanh thu về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
giữa các đơn vị cùng công ty, Tổng công ty (là các đơn vị hạch toán
phụ thuộc). TK này được mở thành 3 TK cấp 2:
+ TK 512(1): Doanh thu bán hàng hóa
+ TK 512(2): Doanh thu bán các sản phẩm
+ TK 512(3): Doanh thu cung cấp dịch vụ
- TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
TK này phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập
khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp
và còn phải nộp. TK này có 2 TK cấp 3:
+ TK 333(11): Thuế GTGT đầu ra
+ TK 333(12): Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK liên quan khác như: TK 111, TK
112, TK 131, TK 138,….
1.3.4.2 Trình tự kế toán bán hàng
Trong mỗi phương thức bán hàng khác nhau thì trình tự kế toán bán hàng
cũng khác nhau
*) Phương thức bán hàng trực tiếp

Là phương thức giao hàng trực tiếp cho khách hàng từ kho của doanh
nghiệp. Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được coi là tiêu thụ khi người
mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Sơ đồ kế toán bán hàng theo phương thức trực tiếp (Phụ lục 04)
*) Phương thức bán hàng đại lý (Phụ lục 05)
Là phương thức doanh nghiệp giao hàng cho các đại lý để nhờ các đại lý này

Lê Thị Thu Thủy

6

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

bán hộ. Bên nhận đại lý sẽ trực tiếp bán, thanh toán tiền hàng và hưởng hoa
hồng . Số hàng chuyển giao cho các đại lý ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp. Khi các đại lý ký gửi thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận
thanh toán hoặc gửi thông báo về số hàng đã bán được thì số hàng đó được
coi là tiêu thụ
*)Phương thức bán hàng trả góp (phụ lục 06)
Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng thụ tiền nhiều lần. Người mua
thanh toán lần đầu tại thời điểm mua hàng, số tiền còn lại người mua chấp
nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định.
Thông thường số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau, trong đó gồm một
phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm. Về thực chất, người bán chỉ mất
quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng. Tuy nhiên, về mặt hạch

toán, khi giao hàng cho khách và được khách hàng chấp nhận thanh toán,
hàng hoá bán trả góp được coi là tiêu thụ
*) Phương thức bán buôn qua kho
Bán buôn qua kho là phương thức bán hàng xuất kho của doanh nghiệp gồm
2 hình thức:
- Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp:
Bên mua cử đại diện đến kho của bên bán nhận hàng. Doanh nghiệp
thương mại xuất kho hàng hóa, giao trực tiếp đại diện cho bên mua. Sau khi
đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hóa
được xác định là tiêu thụ
- Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng
Căn cứ vào hợp đồng đã được ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp
thương mại xuất kho hàng hóa, dung phương thức vận tải hay đi thuê ngoài
chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy
định trong hợp đồng

Lê Thị Thu Thủy

7

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

*) Phương thức bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng:
Doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận được hàng mua không
đưa về kho mà vận chuyển thẳng đến bên mua gồm hai hình thức:

- Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp
( hình thức giao tay ba)
Doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, giao hàng trực tiếp cho bên
mua tại kho hàng người bán. Khi giao nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ
hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ hàng hóa được xác
nhận là tiêu thụ
- Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng theo hình thức vận chuyển hàng
Hình thức này chia ra: có tham gia thanh toán và không tham gia thanh toán
+ Tham gia thanh toán: Doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, dung
phương tiện vận chuyển của mình hay thuê ngoài vận chuyển đến địa điểm
bên mua đã thỏa thuận
+ Không tham gia thanh toán: Doanh nghiệp chỉ là người trung gian và được
hưởng hoa hồng
*) Phương thức bán lẻ
Bán lẻ là phương thức trực tiếp bán cho người tiêu dung hoặc cho các tổ
chức kinh tế. Bán lẻ thường được bán đơn chiếc, mỗi cửa hàng nhỏ, giá bán
thường ổn định, được thực hiện theo hình thức sau:
- Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung:
Nhân viên thu tiền của khách, viết hóa đơn hoặc tích kê cho khách để khách
đến nhận hàng ở quầy do nhân viên bán hàng giao
- Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp:
Nhân viên bán hàng thu tiền trực tiếp của khách và giao hàng cho khách
- Hình thức bán lẻ tự phục vụ ( tự chọn):
Khách hàng tự chọn hàng hóa rồi mang đến quầy hàng thanh toán
- Hình thức bán trả góp:

Lê Thị Thu Thủy

8


Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Người mua được trả tiền mua hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp thương
mại ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường còn thu thêm một khoản lãi
trả chậm
- Hình thức bán hàng tự động
Doanh nghiệp thương mại sử dụng các máy bán hàng tự động cho một hoặc
một loại hàng nào đó đặt ở các nơi công cộng. Khách hàng sau khi bỏ tiền vào
máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua
1.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.4.1 Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu
và thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
- Chiết khấu thương mại: Là số tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã
thanh toán cho khách hàng do việc khách hàng đã mua hàng hoá, dịch vụ với
khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại ghi trên hợp đồng
mua bán
- Giảm giá hàng bán: Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn bán
hàng hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như: hàng
kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời hạn, không
đúng địa điểm trong hợp đồng
- Hàng bán bị trả lại: Là số hàng hoá được coi là tiêu thụ nhưng bị người
mua trả lại và từ chối thanh toán do không phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn,
quy cách kỹ thuật, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại như đã ký kết

trong hợp đồng
- Các loại thuế gián thu có tính vào giá bán: Thuế xuất khẩu, Thuế tiêu thụ
đặc biệt, Thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp
1.4.2 Tài khoản kế toán sử dụng
- TK 521: Chiết khấu thương mại

Lê Thị Thu Thủy

9

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

TK này dùng để phản ánh khoản CKTM mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc
đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng với
khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản
chiết khấu thương mại ( đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết
mua, bán hàng). TK này được mở chi tiết thành các TK cấp 2 sau:
+ TK 521(1): Chiết khấu hàng hóa
+ TK 521(2): Chiết khấu thành phẩm
+ TK 521(3): Chiết khấu dịch vụ
- TK 531: Hàng bán bị trả lại
TK này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng
trả lại do các nguyên nhân: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng
bị kém, mất phẩm chất, không đúng quy cách, chủng loại
- TK 532: Giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa
kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng
kinh tế
- TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
TK này phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập
khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp
và còn phải nộp
- TK 333(2): Thuế tiêu thụ đặc biệt
Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phái nộp, đã nộp và còn phải nộp vào
Ngân sách Nhà nước
- TK 333(3): Thuế xuất khẩu
Phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải
nộp vào Ngân sách Nhà nước
- Các TK liên quan khác như: TK 111, TK 112, TK 331…
1.4.3 Kết cấu của TK 521, 531, 532:

Lê Thị Thu Thủy

10

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

- Bên Nợ:
+ Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng
+ Doanh thu của hàng bán bị trả lại

+ Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng
bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh
tế
- Bên Có:
+ Kết chuyển số chiết khấu thương mại sang TK 511 để xác định DTT
+ Kết chuyển số doanh thu của hàng bán bị trả lại sang TK 511 để xác định
DTT
+ Kết chuyển khoản giảm giá sang TK 511 để xác định DTT
1.4.4 Phương pháp kế toán (Phụ lục 07, 08)
1.5 Kế toán giá vốn hàng bán
1.5.1 Khái niệm về giá vốn hàng bán
Trị giá vốn hàng xuất bán của doanh nghiệp thương mại chính là trị giá mua
của hàng hoá bán ra cộng với chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán
trong kỳ
1.5.2Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho
1.5.2.1 Xác định trị giá mua HH xuất kho
Hàng hoá mà doanh nghiệp mua về nhập kho, xuất bán ngay hoặc gửi bán…
sản xuất và mua từ nhiều nguồn, nên giá trị thực tế của chúng ở những thời
điểm khác nhau thường là khác nhau. Do đó khi xuất kho trị giá mua của HH
được xác định theo các phương pháp sau:
- Phương pháp bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này, trị giá thành phẩm xuất kho được xác định như sau:
Trị giá

Số lượng

thực tế TP =

thành phẩm


xuất kho

xuất kho

Lê Thị Thu Thủy

Đơn giá
x

bình quân gia
quyền xuất kho
11

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Đơn giá

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Trị giá thực tế thành phẩm

bình quân

tồn kho đầu kỳ

+ Trị giá thực tế thành
phẩm nhập kho trong kỳ


gia quyền =
xuất kho

Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ

- Phương pháp tính theo giá đích danh:
Hàng hóa được xác định đơn chiếc hay từng lô, vẫn giữ nguyên từ lúc
nhập vào cho đến lúc xuất bán. Khi xuất kho loại hàng hóa nào thì kế toán
phản ánh giá thực tế của chính loại hàng đó
- Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO):
Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng hóa mua trước
thì xuất trước và hàng hóa tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng hóa được mua tại
thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì trị giá hàng hóa xuất kho được
tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị
hàng hóa tồn kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ
hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
- Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO):
Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng hóa mua
sau thì xuất trước và hàng hóa tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng hóa được
mua trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng hóa xuất kho được
tính theo giá lần vừa nhập cuối cùng, khi hết mới lần lượt đến các lô
hàng nhập trước đó
Ngoài ra trong trường hợp nếu doanh nghiệp dùng giá hạch toán để hạch
toán tình hình nhập - xuất sản phẩm, hàng hoá thì cuối kỳ hạch toán phải điều
chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế để phản ánh trên các tài khoản

Lê Thị Thu Thủy

12


Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

1.5.2.2 Phân bổ chi phí thu mua hàng bán ra trong kỳ
CP thu mua của
CP thu mua

hàng tồn đầu kỳ

CP thu mua
+ phát sinh trong kỳ

Phân bổ cho =

*

Hàng xuất

Trị giá mua

Bán

hàng tồn đầu kỳ

Trị giá vốn

Của hàng

Trị giá mua

=

Trị giá mua của
+ hàng nhập trong kỳ

Trị giá mua thực tê

CP mua phân bổ

của hàng xuất bán

+ cho hàng xuất bán

của hàng
xuất bán
trong kỳ

Xuất bán
1.5.2.3Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 632: “Giá vốn hàng bán”
Kết cấu:
Bên Nợ :
+ Trị giá mua của hàng hóa ,giá thành thực tế của dịch vụ đã được xác định là
tiêu thụ
+ Chi phí mua được phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ
Bên Có :

+ Trị giá mua của hàng bán bị người mua trả lại
+ Kết chuyển trị giá vốn của hàng bán trong kỳ
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên) (Phụ lục 09)
1.6. Kế toán chi phí bán hàng
1.6.1. Khái niệm về chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt
động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, lao vụ trong kỳ theo quy định của
chế độ tài chính, bao gồm: tiền lương nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao

Lê Thị Thu Thủy

13

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí
bảo hành sản phẩm…
1.6.2. Tài Khoản kế toán sử dụng
TK 641: “Chi phí bán hàng” dùng để tập hợp và kết chuyển các khoản chi
phí thực tế trong kỳ liên quan đến qúa trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của
doanh nghiệp
Tài khoản này có 7 tài khoản cấp 2:
Kết cấu TK 641 như sau:
Bên nợ: Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm

dịch vụ
Bên có:
- Các khoản giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
TK 641 không có số dư
1.7 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1.7.1 Khái niệm về chi phí quản lý doanh nghiệp
Là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả
doanh nghiệp mà không tách riêng được bất kỳ hoạt động nào. Chi phí quản
lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, công cụ
dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí
bằng tiền khác
1.7.2 Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
Kết cấu TK 642 như sau:
Bên nợ: Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kì
Bên có: Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911
TK 642 không có số dư cuối kì

Lê Thị Thu Thủy

14

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN


1.7.3 Phương pháp kế toán
Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp ( Phụ lục 10)
1.8 Kế toán xác định kết quả bán hàng
1.8.1 Khái niệm phương pháp xác định kết quả bán hàng
Kết quả bán hàng là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng về tiêu thụ hàng
hoá, dịch vụ thể hiện ở lãi hay lỗ về tiêu thụ hàng hoá và được xác định cụ thể
như sau:
Lợi

Doanh

Nhuận

=

Bán hàng

thu

Giá vốn
-

thuần

của hàng - CPBH – CPQLDN
xuất bán

1.8.2 Tài khoản sử dụng
- TK 911: “Xác định kết quả kinh doanh”
- TK 421: “Lợi nhuận chưa phân phối”

- Kết cấu TK 911 như sau:
Bên Nợ: + Trị giá vốn của sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ
+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí HĐTC và chi phí khác
+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Kết chuyển số lợi nhuận sau thuế trong kì
Bên Có:

+ Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần của sản phẩm đã tiêu thụ
+ Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác
+ Kết chuyển lỗ

- Kết cấu của TK 421 như sau:
Bên Nợ:

+ Sỗ lỗ về HĐKD của doanh nghiệp trong kì
+ Phân phối tiền lãi

Bên Có:

+ Số thực lãi về kinh doanh của doanh nghiệp trong kì
+ Xử lý các khoản lỗ về kinh doanh

Số dư bên có: số lãi chưa phân phối, chưa được sử dụng
1.8.3 Phương pháp kế toán
Trình tự kế toán xác định kết quả bán hàng ( Phụ lục 11)

Lê Thị Thu Thủy

15


Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN
CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HIPT
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn HIPT
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển
- Tên đầy đủ: Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT (High Performance
Technology JSC)
- Trụ sở công ty: 152 Thuỵ Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
- Điện thoại: (84-4)847.4548

Fax: 04.38474549

- Email:
- Website:
- Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: 222 Trần Hưng Đạo, Quận 1, Thành Phố
Hồ Chí Minh
- Tel: 08.39208888

Fax: 08.39208889

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT (HIPT Group JSC), ban đầu là Cty
TNHH hỗ trợ Phát triển tin học HIPT, được thành lập theo Giấy phép thành

lập số 1256/GB-UB ngày 16/6/1994 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Với số lượng nhân viên đầu tiên là 14 người, ngành nghề kinh doanh là cung
cấp các thiết bị tin học, cung cấp các giaỉ pháp công nghệ thông tin, phát triển
phần mềm, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, tích hợp hệ
thống, bảo hành và hỗ trợ khách hàng. Ngay khi thành lập, Công ty TNHH hỗ
trợ phát triển tin học HIPT đã trở thành đại lý đầu tiên và là nhà phân phối chính
thức của hãng máy tính hàng đầu thế giới Hewlett Packard (HP) tại Việt Nam.
Tháng 2/2000, Công ty TNHH hỗ trợ phát triển tin học HIPT chuyển từ hình
thức TNHH sang Công ty Cổ Phần theo giấy chứng nhận ĐKKD số:
0103000008. Do Sở Kế hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội cấp
ngày:29/2/2000 Cùng với việc chuyển đổi hình thức công ty, hoạt động kinh

Lê Thị Thu Thủy

16

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

doanh của công ty ngày càng được mở rộng, quy mô của công ty ngày càng
lớn. Đến năm 2000 số lượng nhân viên là 50 người và là đối tác chiến lược
của các hãng nổi tiếng thế giới như: HP, Oracle, Emerson, Cisco, Acer, Check
Point, APC, BEA, IBM, Atex, RSA, ….
Với chuyên nghiệp hóa các hoạt động theo từng loại hình kinh doanh,
nhằm thỏa mãn tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng, năm 2005, Công ty đã
quyết định cơ cấu lại tổ chức công ty theo mô hình tập đoàn và chính thức đổi

tên Công ty thành Công ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT. Các biện pháp kinh
doanh của Công ty được tổ chức thành các trung tâm và Công ty trực thuộc,
bao gồm:
- Cty TNHH Gpáp ….
Đến nay, Tập đoàn HIPT đã trở thành 1 trong những tập đoàn tin học hàng
đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm và giải pháp công nghệ
thông tin tiên tiến và phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả công việc của
khách hàng, mang lại gía trị to lớn cho khách hàng và cho HIPT Group, với
hơn 400 nhân viên với chuyên môn và tay nghề cao, đc đào tạo tại các trường
đại học hàng đầu trong và ngoài nước, được khách hàng, đối tác và thị trường
đánh giá cao.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Là một Tập Đoàn kinh tế đa ngành nghề dựa trên nền tảng công nghệ, các
lĩnh vực hoạt động của HIPT bao gồm:
- Cung cấp các Giải pháp công nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bao
gồm các giải pháp phần mềm thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng. Do đặc
điểm thị trường hiện tại, các giải pháp của HIPT phần lớn là các phần mềm
nước ngoài, được HIPT bản địa hóa theo yêu cầu khách hàng. HIPT thực hiện
tư vấn, thiết kế, phát triển và triển khai các giải pháp phần mềm chất lượng
cao thuộc khu vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.
- Cung cấp giải pháp tích hợp hệ thống:

Lê Thị Thu Thủy

17

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp


Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

HIPT cung cấp các hệ thống mang tính lớn, hỗ trợ máy chủ, hỗ trợ lưu
trữ và các giải pháp tích hợp kèm theo, cung cấp dịch vụ tích hợp các hệ
thống phần cứng, phần mềm, các thiết bị thu thập dữ liệu và các cơ sở dữ liệu,
cập nhật mạng và bảo mật hệ thống thông tin.
- Kinh doanh thương mại và cung cấp dịch vụ tin học:
HIPT cung cấp các thiết bị như máy PC, máy in, thiết bị ngoại vi (tập trung
vào hoạt động kinh doanh theo dự án, đấu thầu), dịch vụ đào tạo tin học, lắp
đặt, bảo hành, sữa chữa hệ thống thông tin, mạng máy tính, …
- Cung cấp tư vấn về hệ thống thông tin:
HIPT tư vấn, thiết kế, phát triển và triển khai các gỉai pháp phần mềm chất
lượng cao trong lĩnh vực hệ thống thông tin hỗ trợ điều hành như các giải
pháp chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, hệ thông tin báo cáo,…
- Cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực truyền thông:
HIPT cung cấp các dich vụ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực phát triển giá trị
gia tăng trên nền hạ tầng truyền thông hiên đại, tư vấn và chuyển giao công
nghệ trong lĩnh vực truyền thông, tư vấn và kinh doanh các giải pháp công
nghệ thông tin, gia công phát triển và kinh doanh các giải pháp phần mềm tin
học, cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin …
- Cung cấp giải pháp về hệ thống điện:
HIPT cung cấp thiết bị và gỉai pháp đảm bảo nguồn điện, từ quy mô nhỏ,
vừa và lớn, đến rất lớn. Đồng thời, HIPT còn cung cấp dịch vụ tư vấn, giới
thiệu, lắp đặt, bảo hành thiết bị điện – điện tử, các phụ tùng và biện pháp thay
thế, dịch vụ kỹ thuật và tư vấn đầu tư công trình năng lượng và công nghiệp
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
- Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty (Phụ lục 01)
- Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- HĐQT: Là cơ quan cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh

công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công
ty. HĐQT thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng

Lê Thị Thu Thủy

18

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

văn bản hoặc hình thức khác, mỗi thành viên HĐQT có một phiếu biểu quyết
- Ban kiểm soát: Do hội đồng bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm
tra tính trung thực hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động của
công ty. Đồng thời phải thường xuyên thông báo với các HĐQT về các kết
quả hoạt động, tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận
và kiến nghị lên Đại hội cổ đông
- Chủ tịch Tập Đoàn và Tổng giám đốc: Là thành viên của Hội đồng
quản trị có nhiệm vụ điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng
ngày theo các quyết định của Hội đồng quản trị và theo đúng chính sách pháp
luật của Nhà nước
- Các phòng ban chức năng:
+ Phòng tài chính kế toán: làm nhiệm vụ thu thập, phân loại, kiểm tra
chứng từ sau đó vào sổ chi tiết vật tư, lao động, kiểm tra chứng từ và lập chứng
từ gốc vào bảng tập hợp chứng từ gửi lên công ty vào ngày 25 hàng tháng
2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
- Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (phụ lục 02)

- Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD của công ty mà bộ máy kế
toán tài chính được tổ chức như sau:
+Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung toàn công việc trong phòng kế
toán tài chính, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc, Hội đồng quản trị về công
tác tài chính kế toán, sản xuất kinh doanh của công ty và quan hệ ngoại giao
+ Kế toán tiền mặt (kiêm tiền lương và các khoản phái trả khác): Có
nhiệm vụ viết phiếu thu – chi tiền mặt, tập hợp chi phí quản lý. Theo dõi Thu
– Chi, BHXH, BHYT, KPCĐ, phải thu, phải trả khác, theo dõi tiền lương,
theo các khoản thu – chi cho các cửa hàng. Cuối tháng lập báo cáo chi phí
trình giám đốc
+ Kế toán kho: Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán phản ánh chính xác,
trung thực, kịp thời về số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của hàng hoá

Lê Thị Thu Thủy

19

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

nhập kho, xuất kho
+ Kế toán hàng hoá và thanh toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi mua
hàng, bán hàng, theo dõi thanh toán với khách hàng với ngân sách nhà nước.
Tập hợp doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán. Cuối tháng lập báo cáo chi
tiết thanh toán với khách hàng, chi tiết hàng hoá để trình giám đốc

+ Kế toán Ngân hàng, TSCĐ: Theo dõi các khoản thanh toán tín dụng:
Căn cứ vào các chi phí phát sinh trong tháng để tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm, tính dần phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ trong tháng
+ Thủ quỹ: Căn cứ vào chứng từ thu chi đã được phê duyệt, thủ quỹ tiến
hành phát, thu, nộp tiền ngân hàng, cùng với kế toán tiền mặt quản lý tiền của
công ty
Cuối tháng kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang dưới phân xưởng, tập
hợp số liệu về vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng
• Các chính sách kế toán đang áp dụng tại Công ty (Phụ lục 03)
- Chế độ kế toán tại công ty áp dụng hiện nay theo quyết định số
15/2006/QĐ của Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006
- Niên độ kế toán: từ ngày 1/1 đến ngày 31/12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong việc ghi chép kế toán: Việt nam đồng,
nguyên tắc chuyển đổi từ các đơn vị tiền tệ khác sang VNĐ theo tỷ giá thực tế
do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh.
- Hình thức ghi sổ: Nhật ký chung
- Kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp KKTX
- Nguyên tắc đánh giá: Theo giá gốc
- Phương pháp đánh giá các khoản dự phòng, trích lập và hoàn nhập dự
phòng theo chế độ tài chính kế toán hiện hành
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
- Hệ thống BCTC : Bảng CĐKT, BC KQSXKD, thuyết minh BCTC...

Lê Thị Thu Thủy

20

Lớp KT 11-02



Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

2.1.5. Một số chỉ tiêu kinh tế Công ty đạt được trong những năm vừa
qua ( phụ lục 12)
Nhận xét. Qua bảng số liệu ta thấy công ty CP tập doàn HIPT có bước phát
triển vượt bậc về DT .DTT năm 2009 tăng 45.8% so với năm 2008, lợi nhuận
thuần cũng tăng 80.43%.Điều này cho thấy công tác bán hàng cũng như công
tác quản lý doanh nghiệp đạt tỷ lệ tăng trưởng cao. Sự tăng trưởng này là do
một số nhân tố có ảnh hưởng tích cực, cụ thể như sau :
- DT BH CCDV : Đây là nhân tố có quan hệ thuận chiều với mức tổng LN.
Nếu DT BHCCDV tăng lên thì tổng mức LN của công ty cũng tăng lên một
cách tương ứng và ngược lại năm 2009 tăng 46.58% so với 2008.
- Giá vốn HB : Nhờ mở rộng thị trường và quảng cáo sản phẩm, công ty đã
tăng lên số lượng HH lưu thông. Giá vốn HB đã tăng 41.95% . Sự tăng trưởng
này đã khẳng định ngày càng có nhiều bạn hàng đã tin tưởng tìm đến với DN
góp phần khẳng định vị thế cũng như uy tín của công ty trên thị trường
2.2. Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại công ty cổ phần tập đoàn HIPT
2.2.1.Kế toán bán hàng
2.2.1.1.Nội dung doanh thu bán hàng tại công ty
Nội dung doanh thu bán hàng của Công ty chủ yếu là từ việc kinh doanh các
loại máy tính, phần mềm máy tính trong các ngân hàng tài chính,các thiết bị
máy PC, máy in, máy chiếu laze, phần mềm tin học …
2.2.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng
- TK 511: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
- TK 131: “Phải thu cuả khách hàng”
2.2.1.3 Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu thu tiền mặt, giấy báo Có của ngân hàng

- Các chứng từ khác có liên quan...

Lê Thị Thu Thủy

21

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

2.2.1.4. Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng
Công ty thực hiện việc tiêu thụ hàng hoá theo phương thức trực tiếp qua kho
và phương thức bán lẻ tại các cửa hàng, đại lý
*) Bán trực tiếp qua kho
VD: Ngày 20/4/2009 Công ty bán cho Công ty Nam Long 5 bộ Compac Ram
512MB PC2 – 5300 for Dx7800 đơn giá 4.941.000đ/bộ, thuế suất GTGT 10%
KT định khoản như sau:
Bút toán 1: Phản ánh GVHB
Nợ TK 632: 24.705.000 đ
Có TK 156: 24.705.000 đ
Bút toán 2:
Nợ TK 111:

25.940.250 đ

Có TK 5111 :


24.705.000 đ

Có TK 3331:

1.235.250 đ

Từ hoá đơn C007p0716 số 0076052 kế toán ghi sổ chi tiết BH và lập chứng
từ ghi số 6 (Phụ lục 13,14,15,16)
*) Bán lẻ hàng hoá tại các cửa hàng bán lẻ
Khi phát sinh nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa ,người bán hàng lập bảng kê bán lẻ
hàng hóa ,dịch vụ theo từng lần bán ,từng loại hàng cuối ngày phải gửi bản kê
này cho bộ phận kế toán làm căn cứ tính DT và thuế GTGT
VD: Ngày 19/4/2009, Cửa hàng bán cho Hoàng Văn Thụ 3 bộ Compaq Ram
512 MB PC2-5300 for DX 2700, giá 2.300.000 đ/bộ. Thuế GTGT 10%, thu
bằng tiền mặt .
Kế toán định khoản :
Nợ TK 111:

7.590.000 đ

Có TK 511.1: 6.900.000 đ
Có TK 333.1: 6.90.000 đ
Căn cứ vào HĐ kế toán phản ánh trên sổ chi tiết TK 511. Cuối tháng vào sổ
cái TK 511

Lê Thị Thu Thủy

22

Lớp KT 11-02



Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

2.2.2.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
2.2.2.1 Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu gồm : Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán, hàng bán bị trả lại
2.2.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng
- TK 521: Chiết khấu thương mại
- TK 532: Giảm giá hàng bán
- TK 531: Hàng bán bị trả lại
2.2.2.3. Phương pháp hạch toán
VD: Ngày 12/04/2009, công ty bán cho Tập đoàn công nghệ tàu thuỷ
Vinashin 01 bộ máy Hp pentium III với giá vốn la 7.235.000đ. Kế toán đã
xuất hoá đơn GTGT ME/2009B – 0005012 do trục trặc kỹ thuật, tập đoàn
Vinashin đã trả lại bộ máy tính đó, doanh số bán hàng bị trả lại là 8.125.000đ
( chưa bao gồm thuế), thuế suất 10%. Công ty định khoản như sau:
BT1. Phản ánh doanh số hàng bán bị trả lại
Nợ TK 531: 8.125.000
Nợ TK 333.1: 812.500
Có TK 131: 8.937.500
BT2. Nhập kho hàng bán bị trả lại
Nợ TK 156: 7.235.000
Có TK 632: 7.235.000
BT3. Kết chuyển doanh số hàng bán bị trả lại
Nợ TK 511: 8.125.000
Có TK 531: 8.125.000

VD: Ngày 15/04/2009 Công ty bán cho Công ty Tuấn Kiệt 50 bộ máy
tính, trị giá mỗi bộ là 7.500.000 đ/bộ. Thuế GTGT 10%. Công ty chiết khấu
thương mại cho khách hàng 5% trên tổng giá thanh toán
Kế toán hạch toán như sau:

Lê Thị Thu Thủy

23

Lớp KT 11-02


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ HN

Nợ TK 521: 18.750.000
Nợ TK 33311: 1.875.000
Có TK 131: 20.625.000
Cuối tháng kết chuyển như sau:
Nợ TK 511:

18.750.000

Có TK 521: 18.750.000
2.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán
2.2.3.1 Tài khoản sử dụng
TK 632: Giá vốn hàng bán
Các TK liên quan như: TK 156, TK 157…..
2.2.3.2Phương pháp xác định giá vốn hàng bán

*) Giá vốn hàng bán tại Công ty được xác định theo phương pháp Nhập
sau – Xuất trước:
VD: Trong tháng 4 có số lượng về Ram Walton chaintech 2GB - DDR2
– BUS 800MHz như sau:
- Ngày 1/4/2009 tồn kho 150 bộ giá 505.000 đ/bộ
- Ngày 11/4/2009 nhập 300 bộ giá 506.500.000 đ/bộ
- Ngày 25/4/2009 nhập 50 bộ giá 507.300 đ/bộ
- Ngày 28/4/2009 xuất 360 bộ
Đơn giá

( 50 x 507.300) + ( 300 x 506.500) + ( 10 x 505.000)

nhập sau =
xuất trước

( 50 + 300 + 10)
= 506.569.4 đ/bộ

Trị giá thực tế xuất kho trong kì:
506.569.4 x 360 = 182.364.984 đ
Tổng giá vốn tháng 4/2009 là: 4.796.234.356 đ
Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911:

4.796.234.356

Có TK 632: 4.796.234.356

Lê Thị Thu Thủy


24

Lớp KT 11-02


×