Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ TẠI 2 XÃ ĐỨC LẬP HẠ VÀ TÂN MỸ, HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.84 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP . HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ TẠI 2 XÃ ĐỨC
LẬP HẠ VÀ TÂN MỸ, HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN PHƯỚC TÂN
Lớp: DH08TA
Ngành: Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP . HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

NGUYỄN PHƯỚC TÂN

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ TẠI 2 XÃ ĐỨC
LẬP HẠ VÀ TÂN MỸ, HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư thức ăn chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN KIM CƯƠNG


TS. NGUYỄN QUANG THIỆU

Tháng 08/2012


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên: Nguyễn Phước Tân
Tên luận văn: “KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ TẠI 2 XÃ ĐỨC
LẬP HẠ VÀ TÂN MỸ, HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN’’.
Đã hoàn thành khoá luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày …………..
Giáo viên hướng dẫn

ThS. Nguyễn Kim Cương

TS. Nguyễn Quang Thiệu

i


LỜI CẢM TẠ
Xin kính dâng đến cha mẹ sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc nhất về công
ơn sinh thành, dưỡng dục và đặc biệt là sự hy sinh cao đẹp của Người suốt cả cuộc
đời tận tụy tất cả vì con.
 Biết ơn sâu sắc
ThS. Nguyễn Kim Cương và TS. Nguyễn Quang Thiệu đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
 Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban Chủ

nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc và toàn thể quý
thầy cô khoa Chăn nuôi – Thú Y đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong
những năm theo học tại trường.
 Trân trọng cảm ơn
Sự hổ trợ nhiệt tình của các anh chị ở Phòng Nông Nghiệp huyện Đức Hòa –
Long An, đặc biệt là sự hổ trợ anh Triều, anh Thuận, anh Cao, anh Đời, và cán bộ
thú y các xã cùng toàn thể các hộ chăn nuôi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
 Cảm ơn
Xin gởi đến toàn thể bạn bè trong và ngoài lớp DH08TA lòng quý mến và sự
biết ơn chân thành nhất.

Nguyễn Phước Tân

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu ‘‘Khảo sát hiện trạng chăn nuôi bò tại 2 xã Đức Lập Hạ và
Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An’’ được thực hiện từ tháng 02/2012 đến
tháng 05/2012. Đề tài thực hiện thông qua phỏng vấn 189 hộ và khảo sát đo đạc 982
cá thể bò kết quả thu được: Bò Ta Vàng 322 con, bò lai Sind 647 con, bò lai
Brahman 13 con.
* Đối với nông hộ : Quy mô đàn từ 4 – 6 con chiếm tỷ lệ cao nhất 59,8%. Số
hộ có kinh nghiệm nuôi bò hơn 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 63,5%. Đa số nông hộ
nuôi bò theo phương thức nuôi nhốt chiếm 88,9%. Nghề nuôi bò được xem là nghề
chính chiếm đến 89,4%. Trong các kiểu chuồng điều tra có 92,1% có nền làm bằng
xi măng, 92,6% lợp mái tole phần lớn vách được làm bằng vật liệu gỗ chiếm tỷ lệ
86,2%. Vệ sinh chuồng trại vẫn ở mức trung bình chiếm 71,4%, vệ sinh tốt chỉ
chiếm 14,3%. Trong khi vệ sinh chỉ ở mức trung bình thì việc tắm chải cho bò lại

được các hộ rất quan tâm và làm thường xuyên trong ngày chiếm 90,5%.
* Qua điều tra 982 cá thể bò chúng tôi ghi nhận được : bò lai Sind chiếm tỷ lệ
cao nhất 65,9%, tiếp đến là bò Ta Vàng chiếm 32,8%, thấp nhất là bò lai Brahman
1,3% số cá thể bò điều tra.
* Về phương thức phối giống cho đàn bò sinh sản đa số các hộ áp dụng bằng
phương pháp phối trực tiếp có kiểm soát chiếm 57%. Trong đó phương pháp gieo
tinh nhân tạo cũng được các hộ áp dụng ngày càng nhiều chiếm tỷ lệ 38,8%.
* Trên thú cái: tuổi phối giống lần đầu tính chung cho đàn trung bình là 16,7
tháng, tuổi đẻ lứa đầu là 26,7 tháng, khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 12,3 tháng, thời
gian phối lại sau khi sanh là 2,2 tháng và thời gian cai sữa cho bê con là 5,9 tháng.
* Thức ăn sử dụng cho bò : chủ yếu là cỏ, rơm khô và dây đậu phộng. Ngoài ra
còn bổ sung thêm một ít các phụ phẩm khác như hèm rượu, cám chà, đọt bắp…Bên
cạnh đó một số hộ có điều kiện đã mua thức ăn hỗn hợp cho vào khẩu phần ăn của
bò nhằm tăng trọng lượng.

iii


MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................... i
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................. ix
Chương 1 ................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU .............................................................................. 2

1.2.1 Mục đích .................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu .................................................................................................... 2
Chương 2 ................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN ......................................................................................................... 3
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN ĐỨC HÒA – LONG AN........................ 3
2.1.1 Vị trí địa lý. .............................................................................................. 3
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên. ................................................................................... 3
2.1.3 Tài nguyên đất. ........................................................................................ 4
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI .................................................................. 4
2.2.1 Dân số và nguồn nhân lực. ...................................................................... 4
2.2.2. Các đơn vị hành chính. ........................................................................... 5
2.2.3. Sản xuất nông nghiệp.............................................................................. 5
2.2.3.1 Ngành trồng trọt. ............................................................................... 5
2.2.3.2 Ngành chăn nuôi. .............................................................................. 6
2.3 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG BÒ ................................................................ 6
2.3.1 Bò Ta vàng. .............................................................................................. 6
2.3.2 Bò lai Sind. .............................................................................................. 6
2.3.3 Bò lai Brahman. ....................................................................................... 7
2.3 THỨC ĂN CHO BÒ. ..................................................................................... 7
2.3.1 Giống cỏ VARISIME SỐ 6 (viết tắt là VA06). ....................................... 7
2.3.2 Cỏ Ruzi (Brachiaria ruziziensis). ............................................................ 7
2.3.3 Cỏ sả (Panicum maximum) ...................................................................... 7
2.3.4 Cỏ Voi (Penisetum purpureum)............................................................... 8

iv


Chương 3 ................................................................................................................. 9
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ................................................ 9
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐIỀU TRA ...................................................... 9

3.1.1 Thời gian. ................................................................................................. 9
3.1.2 Địa điểm. .................................................................................................. 9
3.1.3 Đối tượng khảo sát. .................................................................................. 9
3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..................................................................... 9
3.2.1 Phương pháp trực tiếp. ............................................................................. 9
3.2.2 Phương pháp gián tiếp. ............................................................................ 9
3.3 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ....................................................................... 10
3.3.1 Các chỉ tiêu ở nông hộ. .......................................................................... 10
3.3.2 Các chỉ tiêu trên thú ............................................................................... 10
3.3.2.1 Thể trạng bò. ................................................................................... 10
3.3.2.2 Cách giám định tuổi và khối lượng bò ............................................ 11
3.3.2.2.1 Cách giám định tuổi bò qua răng. ............................................ 11
3.3.2.2.2 Cách xác định khối lượng bò.................................................... 11
3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU......................................................................................... 11
3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI LÀM LUẬN VĂN ........................... 12
3.5.1 Khó khăn. ............................................................................................... 12
3.5.2 Thuận lợi. ............................................................................................... 12
Chương 4 ............................................................................................................... 13
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................. 13
4.1 Cơ cấu đàn, cơ cấu giống bò tại các nông hộ khảo sát. ................................ 13
4.2. Tình hình chăn nuôi bò ở các nông hộ khảo sát .......................................... 14
4.2.1 Mục đích, thâm niên chăn nuôi bò và nguồn thu nhập chính ở nông hộ.14
4.2.1.1 Mục đích chăn nuôi bò của nông hộ. .............................................. 14
4.2.1.2 Kinh nghiệm nuôi bò ở nông hộ. .................................................... 16
4.2.1.3 Nguồn thu nhập từ chăn nuôi bò của nông hộ. ............................... 17
4.2.2. Quy mô đàn........................................................................................... 18
4.2.3. Những vấn đề khó khăn ở hộ chăn nuôi. .............................................. 19
4.2.4. Hướng phát triển chăn nuôi bò. ............................................................ 19
4.3 Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ..................................................................... 20
4.3.1 Phương thức chăn nuôi. ......................................................................... 20

4.3.2. Chăm sóc quản lý.................................................................................. 21
4.3.2.1. Chuồng trại. .................................................................................... 21
4.3.2.2. Chăm sóc và nuôi dưỡng................................................................ 23
4.3.3. Kỹ thuật chăm sóc bò đực. ................................................................... 24
4.3.4. Kỹ thuật chăm sóc bò cái. ..................................................................... 25

v


4.3.5. Phương thức phối giống........................................................................ 26
4.3.6. Kỹ thuât chăm sóc bê con. .................................................................... 27
4.3.7. Thể trạng. .............................................................................................. 28
4.3.8. Đồng cỏ và nguồn thức ăn cho bò ........................................................ 28
4.3.8.1 Đồng cỏ. .......................................................................................... 28
4.3.8.1.1. Đồng cỏ trồng. ......................................................................... 28
4.3.8.1.2 Đồng cỏ tự nhiên. ..................................................................... 29
4.3.8.2 Khẩu phần chăn nuôi bò.................................................................. 29
4.4. Tình hình dịch bệnh và công tác thú y tại địa phương ................................ 30
4.4.1. Tình hình thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi tại các nông hộ......... 30
4.4.2. Tình hình tiêm phòng tại địa phương ................................................... 31
4.5 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng trên đàn bò của các nông hộ . 32
4.5.1. Vòng ngực (cm) trung bình của đàn bò đực. ........................................ 32
4.5.2. Vòng ngực (cm) trung bình của đàn bò cái. ......................................... 34
4.5.3. Chiều dài thân chéo (cm) của đàn bò đực............................................ 36
4.5.4. Chiều dài thân chéo (cm) của đàn bò cái ............................................. 38
4.5.5. Trọng lượng (kg) trung bình của bò đực. ............................................. 40
4.5.7. So sánh trọng lượng (kg) bò đực Ta Vàng và bò đực Lai Sind. ........... 44
4.5.8. So sánh trọng lượng (kg) bò cái Ta Vàng và bò cái Lai Sind. ............. 46
4.6. Các chỉ tiêu sinh sản trên đàn bò cái và thời gian cai sữa bê con. .............. 49
4.6.1. Tuổi phối giống đầu tiên. ...................................................................... 50

4.6.2. Tuổi đẻ lứa đầu. .................................................................................... 50
4.6.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ................................................................. 50
4.6.4. Thời gian phối lại sau khi sanh. ............................................................ 51
4.6.5. Thời gian cai sữa bê con. ...................................................................... 51
Chương 5 ............................................................................................................... 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 52
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................. 52
5.1.1 Về nông hộ. ............................................................................................ 52
5.1.2 Về chăm sóc. .......................................................................................... 52
5.1.3 Các chỉ tiêu sinh sản trên bò. ................................................................. 53
5.2. ĐỀ NGHỊ ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 54
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 56
PHIẾU KHẢO SÁT ............................................................................................... 68

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 TPGLĐ: tuổi phối giống lần đầu.
 TĐLĐ: tuổi đẻ lứa đầu.
 KCGHLĐ: khoảng cách giữa hai lứa đẻ.
 TGPLSKS: thời gian phối lại sau khi sanh.
 TGCSBC: thời gian cai sữa bê con.

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn, cơ cấu giống tại các nông hộ khảo sát.

Bảng 4.2. Mục đích chăn nuôi bò ở các nông hộ khảo sát.
Bảng 4.3. Kinh nghiệm chăn nuôi bò của nông hộ khảo sát.
Bảng 4.4. Thu nhập từ chăn nuôi bò của nông hộ khảo sát.
Bảng 4.5. Quy mô đàn bò huyện Đức Hòa.
Bảng 4.6. Khó khăn của nông hộ trong chăn nuôi.
Bảng 4.7. Phương thức chăn nuôi của nông hộ khảo sát.
Bảng 4.8. Chuồng trại và mức độ vệ sinh chuồng trại.
Bảng 4.9. Tình hình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn bò ở các nông hộ khảo sát.
Bảng 4.10. Phương thức phối giống cho bò tại các nông hộ khảo sát.
Bảng 4.11. Thể trạng đàn bò tại các nông hộ khảo sát.
Bảng 4.12. Tình hình trồng cỏ của các nông hộ. khảo sát.
Bảng 4.13. Khẩu phần chăn nuôi bò của các nông hộ ở huyện Đức Hòa.
Bảng 4.14. Tình hình thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi tại các nông hộ.
Bảng 4.15. Vòng ngực (cm) trung bình của đàn bò đực.
Bảng 4.16. Vòng ngực (cm) trung bình của đàn bò cái.
Bảng 4.17. Chiều dài thân chéo (cm) của đàn bò đực.
Bảng 4.18. Chiều dài thân chéo (cm) của đàn bò cái.
Bảng 4.19. Trọng lượng (kg) trung bình của bò đực.
Bảng 4.20. Trọng lượng (kg) trung bình đàn bò cái .
Bảng 4.21. So sánh trọng lượng (kg) bò đực Ta Vàng và bò đực Lai Sind.
Bảng 4.22. So sánh trọng lượng (kg) bò cái Ta Vàng và bò cái Lai Sind.
Bảng 4.23. Các chỉ tiêu sinh sản trên đàn bò cái và thời gian cai sữa bê.

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1. Bò cái Ta vàng 3 - 5 năm tuổi.
Hình 2. Bò đực lai Sind 2 năm tuổi.
Hình 3. Bò cái lai Brahman 2 tháng tuổi.

Biểu đồ 1: So sánh trọng lượng bò đực Ta Vàng và bò đực lai Sind.
Biểu đồ 2: So sánh trọng lượng bò cái Ta Vàng và bò cái lai Sind.

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Long An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp thành phố Hồ
Chí Minh, lại là cửa ngõ của vùng Tây Nam Bộ, nên luôn nhận được sự quan tâm
đặc biệt của các nhà đầu tư. Những yếu tố này góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh
phát triển nhanh mạnh trong những năm qua.
Năm 2012 là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng
bộ Long An lần thứ IX, kế hoạch 5 năm phát triển ngành 2011 -2015, về cơ bản
ngành nông nghiệp có những thuận lợi như: Thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia Xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tiếp tục
tăng tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện các chương trình dự án của Ngành,
chương trình Sind hóa đàn bò... kèm theo nhiều chính sách ưu đãi đầu tư phát triển
chăn nuôi bò của tỉnh.
Tuy nhiên năm 2012 cũng có những khó khăn, thách thức đặt ra cho sự phát
triển Ngành: Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết nắng nóng kéo dài, mưa
trái mùa bất thường... cùng với sự chủ quan của nông dân sẽ là môi trường rất thuận
lợi cho dịch bệnh phát sinh.
Để đánh giá đúng hiện tượng chăn nuôi bò trong thời gian qua, xác định được
những khó khăn thuận lợi trong quá trình phát triển là thực sự cần thiết, từ đó có
những định hướng cho chiến lược phát triển chăn nuôi bò của tỉnh Long An nói
chung và huyện Đức Hòa nói riêng.
Được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM, dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Kim Cương và thầy Nguyễn Quang

Thiệu chúng tôi thực hiện đề tài ‘‘Khảo sát hiện trạng chăn nuôi bò tại 2 xã Đức
Lập và Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An’’

1


1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Khảo sát cơ sở vật chất, kỹ thuật chăm sóc – nuôi dưỡng, điều kiện thực tế tại
địa phương. Những khó khăn tồn tại trong quá trình phát triển đàn bò địa phương.
Từ đó đề xuất một số giải pháp kinh tế kỹ thuật để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò
của địa phương.
1.2.2 Yêu cầu
Để việc điều tra có kết quả tốt, chúng tôi phải nắm được các nội dung sau:
 Điều kiện tự nhiên
 Điều kiện kinh tế - xã hội
 Cơ cấu đàn và cơ cấu giống bò tại địa phương
 Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
 Đặc điểm ngoại hình thể chất, thể trạng và tầm vóc của đàn bò
 Tình hình dịch bệnh và công tác thú y tại địa phương

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN ĐỨC HÒA – LONG AN
2.1.1 Vị trí địa lý
Đức Hoà là một trong 13 huyện, thị của tỉnh Long An có thị trấn Hậu Nghĩa.
Huyện Đức Hoà có ranh giới với các đơn vị hành chính như sau:

 Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi, huyện Hóc
Môn thành phố Hồ Chí Minh.
 Phía Đông Nam giáp huyện Bình Chánh Tp.HCM.
 Phía Tây giáp huyện Đức Huệ.
 Phía Tây Nam giáp huyện Bến Lức.
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình: Là vùng đất tương đối bằng phẳng, độ cao bình quân 1 – 2 m,
cao nhất là khu vực Lộc Giang +8m, thấp nhất là kênh Xáng Lớn +0,6m, độ cao
dốc thoai thoải theo hướng Đông Bắc đến Tây Nam. Địa hình thấp ven sông và
bưng phèn bị chia cắt bởi mật độ sông rạch tự nhiên. Ảnh hưởng của ngập lũ, úng
do mưa và triều cường dẫn đến sản xuất nông nghiệp ở vùng ven sông gặp nhiều
khó khăn.
- Thổ nhưỡng: Đất được chia thành 3 nhóm chính:
+ Nhóm đất phèn (Sn): phân bố dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và kênh Thái
Mỹ, tổng diện tích 1.179,5 ha, chiếm 29%.
+ Nhóm đất xám (X): Nằm ở vùng trung tâm huyện, dọc theo tỉnh lộ 10, kéo
dài từ Lộc Giang đến thị trấn Đức Hoà, diện tích khoảng 19.930,7 ha, chiếm 48%.
+ Nhóm đất phù sa bồi (P/s): Tổng diện tích là 9.376,8 ha, chiếm 23%.

3


- Khí hậu - thuỷ văn: Huyện Đức Hoà chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa,
mưa nhiều vào các tháng 7,8,9,10, với lượng mưa trung bình hàng năm là 1.805
mm, nhiệt độ trung bình là 27,70C. Vào mùa khô thường vào tháng 12 đến tháng 4
năm sau chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm. Do đó trong các tháng này cây
trồng thiếu nước nghiêm trọng. Nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ
yếu là sông Vàm Cỏ Đông và nhờ vào nguồn nước xả của hồ Dầu Tiếng.
2.1.3 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 42.169 ha trong đó đất nông nghiệp

chiếm 80,42%, đất lâm nghiệp chiếm 2,68%, đất ở 3,03%, đất chuyên dùng 7,88%,
đất chưa sử dụng 10,59%.
Nhìn chung, tài nguyên đất của huyện Đức Hoà có nhiều điều kiện cho phát
triển công nghiệp, nguồn đất chưa sử dụng còn nhiều, địa hình tương đối bằng
phẳng, thuận tiện cho việc san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Là địa bàn
tiếp giáp với TP. HCM, điều kiện đất đai rất thuận lợi cho phát triển trang trại.

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
Do huyện Đức Hòa tiếp giáp với Tp.HCM, nơi được cho là năng động nhất
Việt Nam nên đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
2.2.1 Dân số và nguồn nhân lực
Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Long An là 1.436.914 người.
Với mật độ dân số 320 người/km², tỷ lệ nam/nữ khoảng 49,5/50,5.
- Tại huyện Đức Hòa với dân số là 215.716 người, nữ chiếm 110.357 người.
- Tại xã Tân Mỹ với dân số là 11.851 người, nữ chiếm 5.977 người.
- Tại xã Đức Lập Hạ với dân số là 11.147 người, nữ chiếm 5.668 người.
Huyện Đức Hòa là huyện tiếp giáp TP. HCM song chất lượng nguồn nhân lực
chưa được nâng cao, phần lớn lực lượng lao động chưa được đào tào qua trường
lớp, lao động giản đơn vẫn giữ vai trò chính trong các hoạt động kinh tế của huyện.

4


2.2.2. Các đơn vị hành chính
Toàn huyện được chia thành 20 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn, thị trấn
Hậu Nghĩa là huyện lỵ. Các đơn vị còn lại gồm: Thị trấn Đức Hoà, thị trấn Hiệp
Hoà, xã Lộc Giang, xã An Ninh Đông, xã An Ninh Tây, xã Tân Mỹ, xã Hiệp Hoà,
xã Tân Phú, xã Hoà Khánh Tây, xã Hoà Khánh Đông, xã Hoà Khánh Nam, xã Đức
Lập Thượng, xã Đức Lập Hạ, xã Đức Hoà Thượng, xã Đức Hoà Đông, xã Đức Hoà
Hạ, xã Mỹ Hạnh Bắc, xã Mỹ Hạnh Nam, xã Hựu Thạnh.

2.2.3. Sản xuất nông nghiệp
Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi trên địa bàn huyện có
bước chuyển biến đáng kể theo hướng đa canh, đa con và được bà con nông dân
ngày càng quan tâm theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế và
từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường.
2.2.3.1 Ngành trồng trọt
Lúa vẫn là thế mạnh và là sản phẩm chủ lực của ngành với sản lượng 2,42
triệu tấn. Đẩy mạnh việc luân canh rau màu, cây công nghiệp trên đất lúa. Đưa
nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật cơ giới hóa và công nghệ mới vào sản xuất nâng
cao chất lượng, hiệu quả sản xuất. Triển khai thực hiện Chương trình giống cây
trồng giai đoạn 2010 – 2020 để nâng cao chất lượng và năng suất, xây dựng và phát
triển vùng lúa chất lượng cao đến năm 2012 đạt sản lượng khoảng 650.000 tấn (nếp
250.000 tấn, lúa đặc sản 400.000 tấn).
Tổ chức sản xuất vùng rau an toàn, vùng thanh long theo hướng GAP; thực
hiện mô hình thâm canh cơ giới hóa sản xuất mía nhằm tăng năng suất, tổ chức tốt
thu mua tiêu thụ đảm bảo sản lượng mía hàng năm khoảng 850.000 tấn/năm. Tiếp
tục nghiên cứu các mô hình sản xuất giống cây trồng mới có khả năng thích nghi và
giá trị kinh tế cao, xúc tiến thương mại phát triển cơ sở chế biến và thị trường tiêu
thụ nông sản.

5


2.2.3.2 Ngành chăn nuôi
Tổ chức phát triển chăn nuôi theo quy hoạch, phòng - chống hiệu quả dịch
bệnh trên gia súc, gia cầm; tiếp tục cải thiện giống, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
trong chăn nuôi; tạo điều kiện mở rộng các hình thức chăn nuôi trang trại bán công
nghiệp, công nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ chi phí
sản xuất; ưu tiên tập trung phát triển các vật nuôi có hiệu quả cao như bò sữa, bò
thịt; phát huy thế mạnh nuôi heo và gia cầm các loại.


2.3 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG BÒ
2.3.1 Bò Ta vàng
Bò Ta Vàng còn gọi là bò Việt Nam, bò cỏ hay bò cóc có nguồn gốc từ nhánh
bò châu Á, giống như bò Zebu Ấn Độ (Bos indicus) nhưng nhỏ con hơn. Có một số
đặc điểm sau: có tầm vóc nhỏ bé, lông có màu vàng, vàng nhạt hoặc vàng đậm. Đầu
nhỏ ngắn, sừng cong đưa về phía trước, tai nhỏ, u yếm kém phát triển, lưng hơi
võng, bầu vú nhỏ, núm vú ngắn, 4 chân ngắn. Nhu cầu dinh dưỡng thấp, mắn đẻ,
chịu được kham khổ, ít bệnh.
Khối lượng trung bình con cái từ 180 – 200kg, con đực từ 250 – 300kg, tỉ lệ
thịt xẻ 42 – 44%, sản lượng sữa 300 – 400kg/chu kì.
Để chăn nuôi bò đạt hiệu quả kinh tế cao phải cho lai tạo với một số giống bò
ngoại phù hợp với mục đích và điều kiện chăn nuôi.
2.3.2 Bò lai Sind
Đây là nhóm bò lai chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng đàn bò, bò này được lai
giữa bò Sind với bò địa phương hoặc các nhóm bò lai khác. Bò lai Sind có màu
lông: nâu sẫm, cánh gián. U yếm khá phát triển, yếm cổ có nhiều nếp nhăn, lưng hơi
cong, tai hơi cụp và khá to.
Khối lượng trung bình con cái 270 – 300kg, con đực 350 – 450kg. Lượng sữa
khoảng 1000kg/chu kì, tỷ lệ thịt xẻ tăng 13% so với bò ta vàng Việt Nam (Lê Hồng
Mận, 2001)

6


2.3.3 Bò lai Brahman
Bò lai Brahman có nguồn gốc từ Ấn Độ và Braxin nhưng được Mỹ lai tạo
thành giống bò thịt cho xứ nhiệt đới.
Bò có 2 nhóm lông: Brahman đỏ có sắc lông màu vàng đến màu đỏ và
Brahman trắng có sắc lông từ trắng xám đến đen nhạt ở đầu mút cơ thể. U yếm rất

phát triển, tai to cụp xuống. Khối lượng đực trưởng thành 600 – 700kg, con cái 400
– 500kg, tỉ lệ thịt xẻ khoảng 55%.
2.3 THỨC ĂN CHO BÒ
2.3.1 Giống cỏ VARISIME SỐ 6 (viết tắt là VA06)
Giống cỏ VA06 là giống cỏ lai tạo giữa cỏ voi và cỏ đuôi sói của châu Mỹ
được đánh giá là “Vua của các loại cỏ”.
VA06 dạng như cây trúc, thân thảo, cao lớn, họ hòa thảo, dạng bụi, mọc thẳng,
năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm, có hàm lượng dinh dưỡng rất
cao, nhiều nước, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hóa cao.
Dùng cách tách chồi hoặc cắt mắt để trồng thì chỉ sau 40 ngày là có thể cắt
được lứa đầu, năng suất đạt trên 480 tấn/ha. Khả năng lưu gốc của cỏ rất tốt, trồng 1
năm thu hoạch liên tục 6 – 7 năm, từ năm thứ 2 đến năm thứ 6 là thời kỳ cho năng
suất cao nhất.
2.3.2 Cỏ Ruzi (Brachiaria ruziziensis)
Cỏ Ruzi thuộc loại cỏ thân bụi bò, khả năng sinh trưởng mạnh vào mùa mưa
và cần nhiều nắng, năng suất khá cao.
Đến 50 – 60 ngày tuổi có thể cắt thu đợt đầu, các đợt thu sau cách khoảng 45
ngày. Năng suất mỗi đợt bình quân là 20 – 25 tấn/ha.
2.3.3 Cỏ sả (Panicum maximum)
Cỏ sả thuộc loại cỏ thảo, thân bụi, khả năng sinh trưởng mạnh, năng suất khá
cao. Có hai loại cỏ sả lá lớn và lá nhỏ; loại lá lớn cho sinh khối lớn (200 – 250
tấn/ha). Cỏ sả dễ trồng, phù hợp chân đất cao, không chịu ngập úng.

7


Đến 45 ngày tuổi có thể cắt thu đợt đầu, các đợt thu sau cách khoảng 35 ngày,
cắt chừa phần gốc khoảng 6 – 10 cm. Năng suất mỗi đợt bình quân là 25 tấn/ha.
2.3.4 Cỏ Voi (Penisetum purpureum)
Cỏ voi thuộc loài cỏ thảo, thân có lóng đốt, khả năng sinh trưởng rất mạnh nên

cho năng suất cao. Cỏ voi thích hợp cho ăn tươi hoặc ủ, phù hợp chân đất cao ráo
nhưng chịu hạn kém và không chịu ngập úng.
Đến 60 ngày tuổi có thể cắt thu đợt đầu, các đợt thu sau cách khoảng 45 ngày.
Năng suất thu được 30 – 35 tấn/ha.

8


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐIỀU TRA
3.1.1 Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: từ ngày 20/02/2012 đến 23/05/2012 khảo sát hiện trạng chăn nuôi
bò tại Đức Hòa-Long An, thu thập số liệu từ phòng Nông Nghiệp, phòng Thống Kê,
trạm Thú y, trạm khuyến nông.
+ Giai đoạn 2: từ ngày 24/05/2012 đến 30/06/2012 xử lý số liệu,viết luận văn.
3.1.2 Địa điểm
Việc điều tra được tiến hành tại 2 xã: Đức Lập Hạ và Tân Mỹ thuộc địa bàn
huyện Đức Hòa tỉnh Long An. Đây là một trong những xã có số lượng đàn bò lớn
và nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra.
3.1.3 Đối tượng khảo sát
+ Các nông hộ chăn nuôi bò tại 2 xã Đức Lập Hạ và Tân Mỹ.
+ Cá thể bò đang nuôi tại 2 xã Đức Lập Hạ và Tân Mỹ.
3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.2.1 Phương pháp trực tiếp
Khảo sát từng cá thể bò bằng cách quan sát và đo đạc.
3.2.2 Phương pháp gián tiếp
Phỏng vấn các hộ chăn nuôi bò. Kết hợp với mẫu phiếu điều tra của Trung
tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi thuộc Viện Chăn nuôi

Quốc Gia.
Thu thập số liệu từ phòng Nông Nghiệp, phòng Thống kê.

9


3.3 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT
3.3.1 Các chỉ tiêu ở nông hộ
Dựa vào các phiếu điều tra để đánh giá tình hình chăn nuôi của nông hộ:
 Cơ cấu đàn, cơ cấu giống
 Mục đích chăn nuôi bò
 Thâm niên nuôi bò ở nông hộ
 Nguồn thu nhập từ chăn nuôi bò
 Đồng cỏ và nguồn thức ăn sử dụng
 Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng
 Chuồng trại
 Tình hình dịch bệnh và công tác thú y tại địa phương
 Những vấn đề khó khăn ở hộ chăn nuôi
 Hướng phát triển chăn nuôi bò
 Một số chỉ tiêu trên đàn bò
3.3.2 Các chỉ tiêu trên thú
3.3.2.1 Thể trạng bò
Để đánh giá thể trạng bò thì chúng tôi dựa vào cảm quan. Với từng cá thể bò
mập, trung bình hay ốm sẽ được được đánh giá dựa vào thang điểm từ 1- 5 với:
 Điểm 1 (Bò rất ốm): Bò lộ rõ các góc cạnh của xương, nhất là xương sườn và
xương u ngồi, hậu môn thụt sâu.
 Điểm 2 (Bò ốm): Bò ốm hơn, thấy rõ các xương sườn, đầu xương u ngồi
chưa lộ rõ, hậu môn thụt vào không lộ rõ.
 Điểm 3 (Bò trung bình): Không thấy rõ các xương sườn, không thấy đầu
xương u ngồi.

 Điểm 4 (Bò mập): Bò trông mập, khi bò cử động mới thấy xương sườn, hoàn
toàn không thấy đầu xương u ngồi.
 Điểm 5 (Bò rất mập): Bò trông tròn và đầy đặn, hoàn toàn không thấy xương
sườn và xương u ngồi.

10


3.3.2.2 Cách giám định tuổi và khối lượng bò
3.3.2.2.1 Cách giám định tuổi bò qua răng
Có nhiều cách để xác định tuổi bò, nhưng giám định tuổi qua răng là tương
đối chính xác. Bò từ 2 đến 5 tuổi căn cứ vào việc thay răng để đoán tuổi, sau đó căn
cứ vào độ mòn của răng để tính tuổi bò trên 6 tuổi.
Bò 2 năm tuổi thay 2 răng (thay cặp răng giữa)
Bò 3 năm tuổi thay 4 răng (thay tiếp cặp áp giữa)
Bò 4 năm tuổi thay 6 răng (thay tiếp cặp áp góc)
Bò 5 năm tuổi thay 8 răng (thay luôn cặp răng góc)
3.3.2.2.2 Cách xác định khối lượng bò
Có thể dùng công thức sau để tính khối lượng bò từ 2 tuổi trở lên:
Khối lượng (kg) = VN2 x DTC x 90 ± 5%
Trong đó:
VN: là chiều dài vòng ngực, đo bằng thước dây (cm).
DTC: là chiều dài thân chéo, đo bằng thước dây từ điểm trước của
xương bả vai đến điểm cuối xương ngồi (cm).
Đối với bò mập thì cộng thêm 5% trên khối lượng tính được.
Đối với bò gầy thì trừ bớt 5% trên khối lượng tính được
3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel 2003, Minitab 15.

11



3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI LÀM LUẬN VĂN
3.5.1 Khó khăn
 Thời gian điều tra ngắn nên chưa thu thập được nhiều số liệu.
 Địa bàn rộng phức tạp và các chủ hộ nuôi bò cách xa nhau, đi lại còn khó
khăn.
 Thời gian tiến hành trên từng hộ khó do họ không thích bò mình bị đo đạc.
 Khó khăn trong việc tiếp xúc với những con bò hung dữ nên phải nhờ chủ hộ
mới đo đạc được.


Người dân chưa quen với công việc điều tra nên gặp nhiều khó khăn trong

việc tiếp xúc và giải thích công việc.
3.5.2 Thuận lợi
 Được sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Kim Cương và thầy Nguyễn Quang
Thiệu, khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh.
 Sự giúp đỡ của các cán bộ thuộc Chi Cục Thú Y Đức Hòa.
 Sự giúp đõ của phòng Thống kê huyện Đức Hòa.
 Sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng Nông Nghiệp huyện Đức Hòa
 Các cán bộ khuyến nông của 2 xã: Đức Lập Hạ và Tân Mỹ đã nhiệt tình giúp
đỡ.
 Các cán bộ thú y các xã đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình thu thập
thông tin số liệu.
 Tất cả các hộ chăn nuôi đã không ngại cung cấp những thông tin cần thiết.

12



Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Cơ cấu đàn, cơ cấu giống bò tại các nông hộ khảo sát
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn, cơ cấu giống tại các nông hộ khảo sát.
tính

n

%

n

%

Đực

18

5,6

42

6,5

3

23,0

63


6,4

Cái

24

7,5

51

7,9

4

30,8

79

8,0

Tổng

42

13,1

93

14,4


7

53,8

142

14,4

Đực

61

18,9

328

50,7

2

15,4

391

39,8

Cái

18


5,6

33

5,1

4

30,8

55

5,6

Tổng

79

24,5

361

55,8

6

46,2

446


45,4

Đực

17

5,3

105

16,2

-

-

122

12,4

Cái

24

7,5

14

2,2


-

-

38

3,9

Tổng

41

12,8

119

18,4

-

-

160

16,3

Đực

-


-

12

1,9

-

-

12

1,2

Cái

99

30,7

34

5,2

-

-

133


13,6

Tổng

99

30,7

46

7,1

-

-

145

14,8

Đực

2

0,6

2

0,3


-

-

4

0,4

Cái

59

18,3

26

4,0

-

-

85

8,7

Tổng

61


18,9

28

4,3

-

-

89

9,1

322

100

647

100

13

100

982

100


-

32,8

-

65,9

-

1,3

-

100

>5
tuổi

Tính chung

%

3–5
tuổi

lai Brahman

n


2 -<3
tuổi

lai Sind

%

1 -<2
tuổi

Ta Vàng
n

<12
tháng

Giống bò

Phái

Tuổi

Tính chung
Tỷ lệ %

13


Chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu với việc phỏng vấn 189 hộ, và đo đạc

982 cá thể bò. Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy đàn bò tại đây thuộc vào các nhóm
giống bò Ta Vàng, bò lai Sind và bò lai Brahman. Trong đó, bò lai Sind có tỷ lệ cao
nhất với 647 cá thể chiếm 65,9%, tiếp đến là bò Ta Vàng với 322 cá thể chiếm
32,8%, thấp nhất là bò lai Brahman có 13 cá thể chiếm 1,3%. Bò lai Brahman mới
đưa vào sử dụng vào năm 2011 nên số lượng bò không nhiều lắm, có thể người dân
chưa có kiến thức hoặc chưa tìm hiểu về giống bò này. Còn bò lai Sind thì coi như
là giống bò truyền thống của huyện, giống bò này được đưa vào huyện khoảng hơn
10 năm, nhưng tốc độ phát triển của nó rất nhanh về đàn bò cũng như làm gia tăng
sản lượng thịt. Bên cạnh đó thì người dân vẫn thích nuôi bò Ta Vàng, tuy không cho
sản lượng thịt cao nhưng bù lại nó có khả năng sinh sản và sức chịu đựng thời tiết
tốt.
Kết quả của chúng tôi tương ứng với kết quả của Nguyễn Phong Vũ (2002)
điều tra ở huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với bò lai Sind chiếm 66,4%,
và cao hơn kết quả của Nguyễn Bảo Anh (2002) điều tra ở huyện Đơn Dương tỉnh
Lâm Đồng với bò lai Sind chiếm 13,32% số bò điều tra.
4.2. Tình hình chăn nuôi bò ở các nông hộ khảo sát
4.2.1 Mục đích, thâm niên chăn nuôi bò và nguồn thu nhập chính ở nông hộ
4.2.1.1 Mục đích chăn nuôi bò của nông hộ
Kết quả về mục đích chăn nuôi bò của các nông hộ được trình bày qua bảng
4.2.
Qua bảng 4.2. cho thấy mục đích sử dụng đàn bò cho sinh sản và lấy thịt
chiếm tỷ lệ cao nhất với 48,2%, tiếp đến là nuôi bò thịt chiếm tỷ lệ 41,8%. Từ đó
cho thấy tỷ lệ nuôi bò thịt đã chiếm đến 90% lượt hộ nuôi bò thịt. Trong khi đó nuôi
bò sinh sản chỉ chiếm 9,5%, thấp nhất là nuôi bò để cày kéo chiếm tỷ lệ 0,5% do đất
nông nghiệp đã được cơ giới hóa.
Với kết quả trên chúng tôi nhận thấy nuôi bò vào mục đích sinh sản và lấy
thịt (kiêm dụng) chiếm tỷ lệ cao nhất (48,2%). Do giá con giống bò ngày càng cao

14



×