Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM VIRUS DỊCH TẢ HEO VÀ HUYẾT THANH CÓ KHÁNG THỂ SAU TIÊM PHÒNG Ở CÁC CƠ SỞ XÂY DỰNG AN TOÀN DỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.47 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NI - THÚ Y
***************

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM VIRUS DỊCH TẢ HEO VÀ
HUYẾT THANH CÓ KHÁNG THỂ SAU TIÊM PHÒNG
Ở CÁC CƠ SỞ XÂY DỰNG AN TỒN DỊCH
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
Lớp: DH07TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2007 - 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***************

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM VIRUS DỊCH TẢ HEO VÀ
HUYẾT THANH CÓ KHÁNG THỂ SAU TIÊM PHÒNG
Ở CÁC CƠ SỞ XÂY DỰNG AN TỒN DỊCH
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y



Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHANH
ThS. HUỲNH THỊ THU HƯƠNG

Tháng 08/2012

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
Tên luận văn: “KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM VIRUS DỊCH TẢ HEO VÀ
HUYẾT THANH CĨ KHÁNG THỂ SAU TIÊM PHỊNG Ở CÁC CƠ SỞ
XÂY DỰNG AN TỒN DỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
Đã hoàn thành luận văn theo yâu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Ngày…….tháng…….năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHANH

ii


LỜI CẢM TẠ
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
-

PGS.TS. Nguyễn Văn Khanh


-

ThS. Huỳnh Thị Thu Hương

Đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn
thành đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nơng Lâm Tp. Hồ
Chí Minh, cùng các q thầy cô trong khoa Chăn Nuôi Thú Y đã bồi dưỡng kiến
thức cho tôi trong suốt 5 năm học tại trường.
Tôi xin cảm ơn tồn thể cán bộ nhân viên phịng Siêu Vi – Huyết Thanh của
Trạm Chẩn Đoán - Xét Nghiệm và Điều Trị thuộc Chi Cục Thú Y Tp. Hồ Chí Minh
đã chỉ bảo, giúp đỡ tơi thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin tri ân ba mẹ, người đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi nên người, yêu
thương và tạo mọi điều kiện học hành để tơi có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Thanh Huyền

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Khảo sát tỷ lệ nhiễm virus dịch tả heo và huyết thanh có kháng
thể sau tiêm phịng ở các cơ sở xây dựng an tồn dịch tại Thành Phố Hồ Chí
Minh” được thực hiện trên 1264 mẫu huyết thanh gởi về từ 17 cơ sở xây dựng an
toàn dịch ở bốn quận huyện: huyện Củ Chi, huyện Hóc Mơn, quận 9, quận Thủ Đức
thuộc Tp.HCM. Thời gian thực hiện đề tài từ 01/02/2012 – 01/06/2012. Các kết quả
được trình bày như sau:

1. Kết quả khảo sát tỷ lệ nhiễm virus dịch tả heo ở các cơ sở xây dựng an toàn
dịch
Bằng cách sử dụng bộ kit SERELISA® HCV Ag kit – Synbiotics (Pháp) để
xét nghiệm tìm kháng nguyên p125 trên 1264 mẫu huyết thanh heo ở 17 cơ sở xây
dựng an tồn dịch, chúng tơi thu được kết quả là khơng có trường hợp nào nhiễm
virus DTH được ghi nhận với tỷ lệ dương tính là 0 %.
2. Kết quả khảo sát tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phịng bệnh dịch tả
heo
Bằng cách sử dụng bộ kit PrioCHECK® CSFV Ab (Hà Lan) để xét nghiệm
tìm kháng thể kháng gp55 của virus DTH, kết quả các chỉ tiêu khảo sát được ghi
nhận như sau:
Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phịng bệnh dịch tả heo chung là
93,43 %.
Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phịng bệnh dịch tả heo theo nhóm
heo: heo nái (95,67 %), heo nọc (92,19 %), heo hậu bị (79,66 %).
Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phòng bệnh dịch tả heo theo qui mô:
dưới 1000 con (91,41 %), 1000 – 2000 con (94,11 %), trên 2000 con (93,96 %).
Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phòng bệnh dịch tả heo theo loại
hình chăn ni : cơng nghiệp (94,04 %), bán cơng nghiệp (91,41 %).
Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phòng bệnh dịch tả heo theo thời
hạn sau tiêm phòng: 1 tháng (94,31 %), 2 tháng (89,22 %), 3 tháng (97,78 %), 4
tháng (94,40 %), 5 tháng (98,41 %), 6 tháng (100 %).

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................... ii

Lời cảm tạ..................................................................................................................iii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iv
Mục lục...................................................................................................................... vi
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... x
Danh mục các bảng ................................................................................................... xi
Danh mục các hình ...................................................................................................xii
Danh mục các sơ đồ .................................................................................................xii
Danh mục các biểu đồ .............................................................................................xiii
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 
1.1 Đặt vấn đề .........................................................................................................1 
1.2 Mục đích – Yêu cầu ..........................................................................................2 
1.2.1 Mục đích.....................................................................................................2 
1.2.2 Yêu cầu.......................................................................................................2 
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3 
2.1 Lịch sử nghiên cứu bệnh DTH ..........................................................................3 
2.1.1 Trên thế giới ...............................................................................................3 
2.1.2 Tại Việt Nam ..............................................................................................3 
2.2 Đặc điểm sinh học của virus DTH ....................................................................4 
2.2.1 Phân Loại ...................................................................................................4 
2.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo ....................................................................4 
2.2.3 Sức đề kháng ..............................................................................................6 
2.2.4 Đặc điểm nuôi cấy......................................................................................6 
2.2.5 Tính chất kháng nguyên .............................................................................7 

v


2.2.6 Tính sinh miễn dịch....................................................................................7 
2.3 Dịch tễ học ........................................................................................................8 
2.3.1 Địa dư bệnh lý ............................................................................................8 

2.3.2 Phân bố mùa vụ ..........................................................................................9 
2.3.3 Loài vật mắc bệnh ......................................................................................9 
2.3.4 Chất chứa mầm bệnh ..................................................................................9 
2.3.5 Đường xâm nhập ..................................................................................... 10 
2.3.6 Cơ chế sinh bệnh ..................................................................................... 10 
2.3.7 Con đường truyền lây .............................................................................. 10 
2.4 Triệu chứng bệnh DTH .................................................................................. 11 
2.4.1 Thể quá cấp tính ...................................................................................... 11 
2.4.2 Thể cấp tính ............................................................................................. 11 
2.4.3 Thể mãn tính ........................................................................................... 11 
2.4.4 Thể khơng điển hình................................................................................ 12 
2.5 Bệnh tích ........................................................................................................ 12 
2.5.1 Bệnh tích đại thể...................................................................................... 12 
2.5.2 Bệnh tích vi thể ....................................................................................... 14 
2.6 Chẩn đốn bệnh DTH..................................................................................... 14 
2.6.1 Chẩn đoán lâm sàng ................................................................................ 14 
2.6.2 Chẩn đốn phịng thí nghiệm .................................................................. 14 
2.7 Phịng bệnh ..................................................................................................... 17 
2.7.1 Vệ sinh phòng bệnh................................................................................. 17 
2.7.2 Phòng bệnh bằng vaccine ........................................................................ 17 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................19 
3.1 Thời gian và địa điểm..................................................................................... 19 
3.1.1 Thời gian ................................................................................................. 19 
3.1.2 Địa điểm .................................................................................................. 19 
3.2 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 19 
3.2.1 Nội dung 1 ............................................................................................... 19 

vi



3.2.2 Nội dung 2 ............................................................................................... 19 
3.3 Vật liệu thí nghiệm ......................................................................................... 20 
3.3.1 Đối tượng khảo sát .................................................................................. 20 
3.3.2 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm ............................................................... 20 
3.3.3 Hóa chất .................................................................................................. 20 
3.3.4 Thành phần các bộ KIT xét nghiệm ........................................................ 20 
3.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 22 
3.4.1 Phương pháp lấy mẫu .............................................................................. 22 
3.4.2 Phương pháp thực hiện kỹ thuật ELISA ................................................. 24 
3.4.3 Cơng thức tính ......................................................................................... 32 
3.5 Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 32 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................33 
4.1 Kết quả khảo sát tỷ lệ nhiễm virus DTH tại các cơ sở xây dựng ATD ......... 33 
4.2 Kết quả khảo sát tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phịng bệnh DTH 34 
4.2.1 Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phịng bệnh DTH theo cơ sở
chăn ni .......................................................................................................... 34 
4.2.2 Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phịng bệnh DTH theo nhóm heo
.......................................................................................................................... 36 
4.2.3 Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phịng bệnh DTH theo qui mô
chăn nuôi .......................................................................................................... 37 
4.2.4 Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phịng bệnh DTH theo loại hình
chăn ni .......................................................................................................... 39 
4.2.5 Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phòng bệnh DTH theo thời hạn
sau tiêm phòng ................................................................................................. 40 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................43 
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 43 
5.2 Đề nghị ........................................................................................................... 43 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................44 
PHỤ LỤC .................................................................................................................47 


vii


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATD

An toàn dịch

BVDV

Bovine Viral Diarrhoea Virus

BDV

Border Disease Virus

CPE

Cyto Pathogenic Effect

CSFV

Classical Swine Fever Virus

DTH

Dịch tả heo

ELISA


Enzyme Linked Immunosorbent Assay

IFT

Immuno Fluorescent Test

HCV

Hog Cholera Virus

Mab

Monoclonal antibody

OD

Optical density

OIE

Office Internationnal des Epizooties

PCR

Polymerase chain reaction

PK 15

Pig kidney - 15


RT – PCR

Reverse transcriptase polimerase chain
reaction

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 3.1 Bố trí lấy mẫu huyết thanh cho xét nghiệm ............................................ 23
Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm virus DTH tại 17 cơ sở xây dựng ATD .............................. 33
Bảng 4.2 Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phịng bệnh DTH theo cơ sở chăn
ni ......................................................................................................................... 35
Bảng 4.3 Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phịng bệnh DTH theo nhóm heo
................................................................................................................................ 36
Bảng 4.4 Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phịng bệnh DTH theo qui mô
chăn nuôi ................................................................................................................ 38
Bảng 4.5 Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phịng bệnh DTH theo loại hình
chăn ni ................................................................................................................ 39
Bảng 4.6 Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phịng theo thời hạn tiêm phòng
................................................................................................................................ 41

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Mơ hình cấu tạo virus DTH ........................................................................ 5
Hình 2.2 Cấu tạo bộ gen của virus DTH .................................................................... 5

Hình 2.3 Bệnh tích đại thể bệnh DTH ..................................................................... 13
Hình 3.1 Máy đọc ELISA ........................................................................................ 20
Hình 3.2 Bộ kit SERELISA® HCV Ag kit – Synbiotics, Pháp................................ 21
Hình 3.3 Bộ kit PrioCHECK® CSFV Ab kit, Hà Lan .............................................. 21
Hình 3.4 Kỹ thuật ELISA sandwich ........................................................................ 24
Hình 3.5 Thao tác thực hiện kỹ thuật ELISA tìm kháng nguyên p125 của virus DTH
.................................................................................................................................. 25
Hình 3.6 Đĩa ELISA trong xét nghiệm tìm kháng nguyên DTH ............................. 27
Hình 3.7 Kỹ thuật ELISA cạnh tranh ....................................................................... 29

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
TRANG
Sơ đồ 3.1 Tóm tắt quy trình thực hiện kỹ thuật ELISA tìm kháng nguyên DTH .... 26
Sơ đồ 3.2 Vị trí phân bố mẫu huyết thanh trên đĩa ELISA tìm kháng nguyên DTH
.................................................................................................................................. 27
Sơ đồ 3.3 Tóm tắt quy trình thực hiện kỹ thuật ELISA tìm kháng thể .................... 30
Sơ đồ 3.4 Vị trí phân bố mẫu huyết thanh trên đĩa ELISA tìm kháng thể kháng virus
DTH.......................................................................................................................... 31

x


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phịng bệnh DTH theo nhóm
heo ............................................................................................................................ 37
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phịng bệnh DTH theo qui mơ
chăn ni .................................................................................................................. 38
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phịng bệnh DTH theo loại
hình chăn ni .......................................................................................................... 40

Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phòng theo thời hạn sau tiêm
phòng ........................................................................................................................ 41

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp với chăn nuôi và trồng trọt là chủ đạo.
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, ngành chăn nuôi, cụ thể
là chăn nuôi heo đang có những bước tiến vượt bậc. Qui mơ được mở rộng, năng
suất tăng cao và chất lượng cũng được chú trọng hơn.
Tuy nhiên, một điều tất yếu là khi chăn nuôi nhiều sẽ kéo theo nhiều bệnh tật.
Cụ thể là tình hình dịch bệnh trên đàn heo ở nước ta đang có những chuyển biến
phức tạp và nguy hiểm. Một trong những bệnh nguy hiểm đó có thể kể đến dịch tả
heo (Hog Cholera, Classical Swine Fever), đây là một bệnh có tính chất dịch tể
nguy hiểm, diễn tiến phức tạp, gây nhiều tổn thất cho ngành chăn nuôi heo của nước
ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới.
Bệnh dịch tả heo (DTH) với đặc điểm gây bại huyết, xuất huyết và hoại tử ở
nhiều cơ quan nhất là đường tiêu hóa, thường ghép với các cảm nhiễm phụ của một
số vi khuẩn như Pasteurella, Salmonella, … xảy ra dưới các thể cấp tính, bán cấp
tính, điển hình hay khơng điển hình, … lây lan rất nhanh, làm giảm khả năng sản
xuất của thú gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn ni. Vì vậy, việc xây
dựng các chương trình quản lý, kiểm sốt tiêm phòng, giám sát sau tiêm phòng đối
với bệnh DTH là một việc làm hết sức cấp thiết.
Được sự chấp thuận của bộ môn Bệnh Lý – Ký Sinh, khoa Chăn Nuôi – Thú Y
trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và Trạm Chẩn Đốn – Xét Nghiệm và
Điều Trị thuộc Chi Cục Thú Y Tp. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.
Nguyễn Văn Khanh cùng ThS. Huỳnh Thị Thu Hương, chúng tôi tiến hành thực

hiện đề tài:

1


“Khảo sát tỷ lệ nhiễm virus dịch tả heo và huyết thanh có kháng thể sau
tiêm phịng ở các cơ sở xây dựng an toàn dịch tại Thành Phố Hồ Chí Minh”.
1.2 Mục đích – yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá mức độ lưu hành của bệnh dịch tả heo cũng như hiệu quả của cơng
tác tiêm phịng, phục vụ cho chương trình xây dựng cơ sở an tồn dịch (ATD) của
Tp. Hồ Chí Minh.
1.2.2 Yêu cầu
Áp dụng kỹ thuật ELISA phát hiện kháng nguyên p125 để khảo sát tỷ lệ
nhiễm virus dịch tả heo.
Áp dụng kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng protein gp55 để khảo sát
tỷ lệ huyết thanh có kháng thể sau tiêm phịng vaccine dịch tả heo tại 4 quận, huyện:
huyện Củ Chi, huyện Hóc Mơn, quận 9, quận Thủ Đức thuộc Tp.HCM.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Lịch sử nghiên cứu bệnh DTH
2.1.1 Trên thế giới
Năm 1810, một bệnh giống như bệnh DTH xuất hiện ở bang Tennessee được
mơ tả bởi Dahle (trích dẫn Bùi Quang Anh, 2001). Đến năm 1830, bệnh DTH mới
được báo cáo đầu tiên ở bang Ohio (Hoa Kỳ) sau đó tại nhiều quốc gia khác. Đến
năm 1885, Salmon va Smith cho rằng căn bệnh là do vi khuẩn, đây là sự nhầm lẫn.

Mãi đến năm 1903, Dorset và Schweinitz mới khẳng định bệnh là do virus gây ra.
Từ năm 1962 – 1976, Mỹ thực hiện chương trình thanh tốn bệnh DTH với
tổng chi phí lên đến 140 triệu đơ la, và ngày nay bệnh đã khơng cịn xuất hiện ở
nước này (Van Oirschot, 1999; trích dẫn Nguyễn Tiến Dũng, 2011).
Ở Châu Âu bệnh DTH lại xuất hiện vào tháng 1 và tháng 9 năm 1999 do
Hungari nhập heo bất hợp pháp (Nguyễn Ngọc Tuân, 2002). Gần đây nhất là ngày
08/08/2000 trận dịch DTH xảy ra nghiêm trọng ở Anh phải giết hủy 12.000 heo,
gây thiệt hại kinh tế đáng kể.
Từ năm 2002 – 2003 bệnh DTH đã bùng phát trên 65 trại heo ở Hàn Quốc.
Trong 3 năm (2005 - 2007) trên thế giới có 19 quốc gia báo cáo bệnh DTH
với 132 ổ dịch, trong đó có 3.273 heo mắc bệnh và 36.165 heo tiêu hủy (OIE,
2007). Từ năm 2008 đến nay bệnh DTH vẫn xảy ra trên nhiều quốc gia.
2.1.2 Tại Việt Nam
Theo Đào Trọng Đạt và Trần Thị Tố Liên (1989), bệnh DTH được phát hiện
đầu tiên vào năm 1923 – 1924 bởi Houdemer. Năm 1986 có 481 ổ dịch DTH, năm
1974 các ổ DTH xảy ra từ Thanh Hóa dọc theo quốc lộ 1 vào tới Quảng Trị đã giết
chết hơn 400.000 heo. Đặc biệt năm 1978 các ổ DTH ở miền Tây Nam Bộ đã giết
hơn 15.000 heo.

3


Ở miền Nam vào năm 1973, bệnh xảy ra ở 11 trại heo xung quanh Sài Gòn.
Năm 1981 bệnh xảy ra tại 15 tỉnh Nam Bộ gây chết 145.078 heo (Đào Trọng Đạt và
Trần Thị Tố Liên, 1989).
Ở đồng bằng sơng Cửu Long trong vịng 3 năm (1999 - 2001) đã có 30.281
heo ở 8 tỉnh trong vùng mắc bệnh gây chết và loại thải 22.004 con (Hồ Thị Việt
Thu, 2002; trích dẫn Nguyễn Tiến Dũng, 2011).
Bên cạnh các ổ dịch lớn, vẫn xuất hiện nhiều ổ dịch lẻ tẻ nhưng kéo dài triền
miên tại các trại có quy nhỏ, hộ gia đình. Bệnh thường xảy ra ở thể khơng điển hình,

tình trạng nhiễm trùng ở mức độ cao thấp khác nhau. Đây chính là nguyên nhân
quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả tiêm phòng, làm giảm năng suất chăn nuôi, gây
thiệt hại lớn về kinh tế.
Theo Cục Thú Y, những năm gần đây tuy bệnh DTH không nổ ra những ổ
dịch lớn và gây thiệt hại như những năm trước, nhưng bệnh vẫn là mối đe dọa lớn
đối với ngành chăn ni heo. Năm 2005 cả nước có 9.773 ổ dịch (Nguyễn Thu Hà,
2008).
2.2 Đặc điểm sinh học của virus DTH
2.2.1 Phân Loại
Virus DTH được xếp vào:
Họ Flaviviridae
Giống Pestivirus
Loài Hog cholera virus (HCV)
Trong giống Pestivirus cịn có virus gây bệnh tiêu chảy ở bò (Bovine viral
diarrhea virus - BVDV) và virus gây bệnh Border ở cừu (Border disease virus BDV) (Trần Thanh Phong, 1996).
2.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
2.2.2.1 Đặc điểm hình thái

4


Virus DTH có hệ gen RNA chuỗi đơn, mạch dương, dài khoảng 12,3 kb, có
vỏ bọc, hình cầu với đường kính 40 – 50 nm, đối xứng 20 mặt, khối lượng phân tử
khoảng 60.106 Da.

Hình 2.1 Mơ hình cấu tạo virus DTH
Nguồn: vet.uga.edu/vpp/archives/ivm/ENG/CSF/csf02.php
2.2.2.2 Cấu tạo bộ gen
Hệ gen của virus DTH bao gồm một vùng khơng mã hóa (Noncoding region
- NCR) ở đầu 5’ dài khoảng 0,4 kb và một vùng khơng mã hóa ở đầu 3’ chứa hơn

0,2 kb. Virus DTH có 4 loại protein cấu trúc là C (p14), E0 (gp44/48), E1 (gp33) và
E2 (gp55) và 7 loại protein không cấu trúc là p7, NS2, NS3, p125, NS4A, NS4B,
NS5A và NS5B. Glycoprotein E2 nằm trên vỏ bọc chính của virus DTH cũng là
đích cho các kháng thể trung hịa virus (Meyers và Thiel, 1996; trích dẫn Phạm
Phong Vũ, 2005).

Hình 2.2 Cấu tạo bộ gen của virus DTH
Nguồn: jvi.asm.org/content/72/6/5318/F1.expansion.html

5


2.2.3 Sức đề kháng
Theo Van Oirschot (1999; trích dẫn Phan Thị Kim Biểu, 2008), sự ổn định
của virus DTH phụ thuộc vào chất chứa virus. Trong môi trường nuôi cấy tế bào,
virus DTH bị vô hoạt ở 600C trong 10 phút, trong máu đã khử fibrin thì virus khơng
bị vơ hoạt ở 800C trong 30 phút. Virus khá ổn định ở pH 5 – 10, ổn định nhất ở pH
8,0 (Wengler và ctv, 1995; trích dẫn Nguyễn Văn Hân, 2002).
Dưới tác động của những dung mơi hịa tan lipid như eter, chlorofrom,
deoxycholate,… virus bị bất hoạt nhanh chóng (Van Oirschot, 1999; trích dẫn Phạm
Thị Tuyết Sương, 2006).
Các chất sát trùng thông thường tiêu diệt virus chậm (chlorua vôi 20 % trong
1 giờ mới tiêu diệt được virus). Chất sát trùng thường dùng là xút 2 % tiêu diệt virus
trong 2 giờ, để tiêu diệt diện rộng có thể dùng sữa vơi 5 – 10% (Nguyễn Lương,
1997; trích dẫn Phan Thị Kim Biểu, 2008).
Trong chuồng nuôi, virus tồn tại trong vài ngày.
Trong nước phân heo, virus tồn tại trong 2 tuần ở 200C, hoặc hơn 6 tuần ở
40C (Haas và ctv; trích dẫn Lê Minh Trí, 2004).
2.2.4 Đặc điểm ni cấy
Trong thực nghiệm khi gây bệnh cho những động vật khác nhau thì sự thích

nghi của virus thường làm thay đổi tính gây bệnh đối với heo. Thỏ là động vật được
chú ý nhất và đặc biệt từ đó tạo ra những vaccine giảm độc (Stadejek, 1994; trích
dẫn Lê Minh Trí, 2004).
Trên mơi trường ni cấy tế bào: virus nhân có thể nhân lên trên một số tế
bào nhưng đặc biệt là tế bào nguyên thủy từ thận heo hay những dòng tế bào như
PK15 (Pig Kidney) hay dòng RP (Rein De Porc) (Trần Thanh Phong, 1996).
Virus DTH không gây bệnh tích tế bào CPE (Cyto Pathogenic Effect) trên tế
bào ni cấy. Thế hệ virus đầu tiên được giải phóng ra khỏi tế bào khoảng 5 – 6 giờ
sau khi nhiễm. Trong mơi trường ni cấy, virus có thể xâm nhập trực tiếp từ tế bào
này sang tế bào khác thông qua cầu nối nguyên sinh chất. Virus trưởng thành bên

6


trong màng tế bào chất, do đó khơng thể phát hiện kháng nguyên virus trên bề mặt
tế bào bị nhiễm (Van Oirschot, 1999; trích dẫn Lê Minh Trí, 2004).
Việc ni cấy tế bào cho phép phân lập virus, định chủng virus vaccine, sản
xuất vaccine, định giá hiệu giá kháng thể (Trần Thanh Phong, 1996).
2.2.5 Tính chất kháng nguyên
Sự khác biệt giữa virus DTH với các virus khác trong cùng giống Pestivirus
(BVDV, BDV) hầu như ở protein E2, bởi vì hầu hết kháng thể đơn dòng (Mab:
Monoclonal antibody) phân biệt virus DTH với các virus khác trực tiếp bằng cách
gắn với protein E2 (Paton, 1995; trích dẫn Phạm Thị Tuyết Sương, 2006).
Trần Thanh Phong (1996), cho rằng virus DTH chỉ có một type kháng
nguyên duy nhất. Tuy nhiên, virus DTH có nhiều chủng độc lực rất biến đổi. Những
chủng độc lực cao gây bệnh cấp tính và tỷ lệ chết cao trong khi những chủng độc
lực trung bình gây bệnh thể bán cấp tính hoặc mãn tính. Sự nhiễm virus DTH độc
lực thấp gây bệnh nhẹ hoặc bệnh khơng có triệu chứng lâm sàng, hoặc có thể gây
chết thai và heo con sơ sinh (Van Oirschot, 1999; trích dẫn Lê Minh Trí, 2004).
Theo Dunne (1975; trích dẫn Nguyễn Văn Hân, 2002) tính độc lực của virus

thì thay đổi, tính độc lực gia tăng sau một hoặc nhiều lần tiêm truyền qua heo hoặc
ngày nay người ta sử dụng các phương pháp là giảm độc lực của virus bằng cách
tiêm truyền qua thỏ và thu được một số chủng nhược độc có thể sử dụng làm
vaccine như virus DTH chủng C, chủng IEFA.
Ngày nay, bằng kỹ thuật công nghệ sinh học, người ta phát hiện những
protein quan trọng của virus DTH, đó là những glycoprotein ở vỏ bọc như gp55
kDa, gp44/48 kDa và gp14 kDa,… Việc hiểu biết rõ về hệ gen của virus cho phép
phân biệt những virus khác nhau trong giống Pestivirus. Một số vaccine thế hệ mới
ra đời với vectơ Vacciniavirus mang protein p23, gp55 và gp33 cho sự phịng vệ tốt
(Trần Thanh Phong, 1996).
2.2.6 Tính sinh miễn dịch
Điều rõ ràng từ lâu là heo nhiễm virus DTH sau khi khỏi bệnh sẽ có miễn
dịch chống lại sự tái nhiễm hay nói đúng hơn là sẽ khơng mắc bệnh lại một lần nữa.

7


Cần chú ý ở đây là cụm từ “không mắc bệnh lại” chỉ được hiểu là không phát bệnh
lâm sàng nữa (Nguyễn Tiến Dũng, 2002).
Miễn dịch xuất hiện trên heo khỏi bệnh DTH thì dài và chắc chắn (dựa trên
hiện diện của kháng thể trung hòa). Tuy nhiên những chủng virus DTH mãn tính
hay cận lâm sàng có tính sinh miễn dịch yếu (Trần Thanh Phong, 1996).
Theo Terpstra (1977; trích dẫn Nguyễn Tiến Dũng, 2011), heo nái được tiêm
phòng sẽ truyền kháng thể cho heo con qua sữa đầu trong 36 – 48 giờ đầu, hệ thống
tiêu hóa của heo con sẽ hấp thu globulin miễn dịch để chuyển trực tiếp vào máu
nhằm bảo vệ heo con ở 2 tháng đầu, và kháng thể này tồn tại trên 7 tuần.
Heo nái sau khi tiêm phịng DTH sẽ có kháng thể, kháng thể này sẽ được
truyền sang heo con qua sữa đầu để bảo vệ cho đàn con khỏi mắc bệnh. Tuy nhiên,
hàm lượng kháng thể này không đồng đều giữa các nái được tiêm phòng đầy đủ và
dày đặc (Nguyễn Tiến Dũng, 2002). Hàm lượng kháng thể trong huyết thanh của

heo mẹ lúc 2 ngày sau khi đẻ và lượng kháng thể thụ động trên heo con 2 ngày tuổi
tương đương nhau (Nguyễn Thị Thu Hồng, 2003). Tuy nhiên lượng kháng thể thụ
động truyền sang cho heo con không đồng đều và rất biến động ngay cả ở những
heo trong cùng một lứa (Nguyễn Tiến Dũng, 2002). Điều đó gây khó khăn trong
việc tiêu diệt bệnh DTH trong một trại.
2.3 Dịch tễ học
2.3.1 Địa dư bệnh lý
Theo Van Oirschot (1999; trích dẫn Lê Minh Trí, 2004), bệnh DTH lưu hành
ở Đông và Đông Nam Châu Á, tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Phi, Trung
Phi, hầu hết Nam và Trung Mỹ. Một số quốc gia đã tiêu diệt được bệnh như: Úc, Bỉ,
Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Anh, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ.
Tại Việt Nam, bệnh DTH hàng năm xảy ra lẻ tẻ hầu như khắp cả nước, do
thời tiết và biến động của đàn heo trong năm nên bệnh có lúc tăng lúc giảm, khơng
có nơi nào an toàn dịch tuyệt đối và ở một vài vùng giống (nơi ni sinh sản) con
mang trùng có ở chính ngay trong những heo nái được tiêm phịng bệnh (Đào Trọng
Đạt và Trần Thị Tố Liên, 1989).

8


2.3.2 Phân bố mùa vụ
Theo thống kê của Cục Thú Y thì những năm gần đây, dịch xảy ra ở hầu hết
các tháng trong năm (Bùi Quang Anh, 2001; trích dẫn Nguyễn Văn Thơng, 2005).
Bệnh DTH thường có khuynh hướng xảy ra nhiều vào mùa khô. Theo Lê Độ
(1981), ở Miền Bắc các ổ dịch xảy ra từ tháng 11, 12 đến tháng 1, 2, 3 năm sau
chiếm 80 % tổng số ổ dịch trong năm (trích dẫn Nguyễn Tiến Hà, 2001).
2.3.2 Loài vật mắc bệnh
Theo Trần Thanh Phong (1996), loài vật mắc bệnh là heo (nhà, rừng) mọi lứa
tuổi, bất kể mùa vụ. Tuy nhiên, heo con nhạy cảm hơn heo lớn nhất là với những
chủng độc lực yếu; dòng heo cao sản, tuyển lựa,… nhạy cảm hơn những dòng heo

bản xứ; những heo 5 – 35 kg thường nhạy cảm nhất và mắc thể cấp tính; heo nái
thường là “ổ chứa” virus.
Động vật thí nghiệm: cừu, chuột, chuột lang, khỉ cảm nhiễm thường ở thể
tiềm ẩn. Đối với thỏ người ta đã giảm độc virus DTH bằng cách cấy liên tiếp đời
150 lần để được virus nhược độc làm vaccine (Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.4 Chất chứa mầm bệnh
Theo Trần Thanh Phong (1996), đối với heo chết thì tất cả phủ tạng đều có
độc lực, trong giai đoạn sốt 1 ml máu chứa 107 virus.
Thường các heo mắc bệnh bài virus rất sớm trước khi biểu hiện các triệu
chứng lâm sàng và tiếp tục bài virus trong suốt quá trình bệnh ngay cả khi kháng thể
đặc hiệu được sản sinh (Van Oirschot, 1999; trích dẫn Phan Thị Kim Biểu, 2008).
Các chất thải từ thú như phân, nước mắt, nước mũi, nước tiểu,… đều chứa virus. Sự
bài thải virus rất sớm ngay trong thời kỳ ủ bệnh (24 giờ sau khi nhiễm) và đạt tối đa
vào khoảng 7 ngày sau (Trần Thanh Phong, 1996).
Sau khi nhiễm 4 – 7 ngày, virus hiện diện nhiều nhất trong hạch hầu, lách,
máu (Ressang, 1973; trích dẫn Phan Đỗ Huỳnh Chi, 2002)
Theo Nguyễn Tiến Dũng (2002), virus DTH vẫn có thể tiếp tục tồn tại trong
cơ thể ký chủ sau khi đã gây bệnh và tạo ra miễn dịch. Nói cách khác, mặc dù đã có

9


miễn dịch bằng tiêm phịng heo vẫn có khả năng bị nhiễm và bài thải virus DTH ra
môi trường xung quanh, sự bài thải này qua con đường tự nhiên hoặc qua thịt con
vật sau khi giết mổ.
2.3.5 Đường xâm nhập
Theo Trần Thanh Phong (1996), virus DTH xâm nhập chủ yếu qua đường
tiêu hóa, ngồi ra có thể theo đường hô hấp, đường sinh dục hay qua da bị tổn
thương.
Bệnh truyền qua tinh dịch từ những heo đực giống hoặc có thể truyền qua

nhau thai gây rối loạn sinh sản (Nguyễn Tiến Dũng, 2011).
2.3.6 Cơ chế sinh bệnh
Khoảng 7 giờ sau khi xâm nhập vào vật chủ qua đường tiêu hóa, vị trí nhân
lên đầu tiên là hạch amidan, hạch vùng hầu họng, 16 giờ sau virus vào hệ thống lâm
ba rồi vào máu (trong các đại thực bào). Theo vịng tuần hồn virus đến định vị,
sinh sản và phá hủy tế bào nội mạc mao mạch, những mãnh vỡ sẽ tụ lại làm tắc
mạch rồi dẫn đến nhồi huyết ở lách, xuất huyết ở ruột, …
Sau 5 – 6 ngày nhiễm, nhiễm trùng huyết lần thứ 2 xảy ra. Đây là thời điểm
xuất hiện các triệu chứng, số lượng virus sẽ đạt tối đa trong máu vào ngày thứ 7. Sự
suy yếu hệ thống miễn dịch tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn khác xâm nhập.
Ngoài ra virus cịn có thể tồn tại bên trong bạch cầu và đại thực bào để “trốn tránh”
kháng thể gây sự cảm nhiễm dai dẳng (Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.7 Con đường truyền lây
Theo Trần Thanh Phong (1996), bệnh DTH có hai phương thức truyền lây
chính là: phương thức truyền lây trực tiếp và phương thức truyền lây gián tiếp.
Phương thức truyền lây trực tiếp qua con đường xâm nhập chính là mũi,
miệng, ni nhốt chung, chun chở. Ngồi ra virus có thể truyền qua nhau thai,
tinh dịch và da bị tổn thương.

10


Phương thức truyền lây gián tiếp qua thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, con người,
chất bài tiết (phân, nước tiểu bị nhiễm), phương tiện vận chuyển,… heo ni thả
rơng có nhiều nguy cơ tiếp xúc với heo bệnh hoặc các sản phẩm thịt có chứa virus.
Một phương thức truyền lây nữa cũng rất quan trọng đó là sự lây truyền virus
qua kim tiêm trong q trình tiêm phịng và điều trị bệnh cho gia súc do thú y viên
tiến hành (Nguyễn Tiến Dũng, 2002).
2.4 Triệu chứng bệnh DTH
Theo Moenning và ctv (2003; trích dẫn Phan Thị Kim Biểu, 2008), thời kỳ ủ

bệnh trên mỗi heo biến thiên khoảng 7 – 10 ngày. Trong tự nhiên triệu chứng của
bệnh DTH có thể biểu hiện trong 2 – 4 tuần sau khi virus xâm nhập hoặc cũng có
khi trễ hơn (Laeven và ctv, 1999; trích dẫn Lê Minh Trí, 2004).
Ngồi ra, tùy theo độc lực của virus và phản ứng của cơ thể mà bệnh DTH có
các thể lâm sàng như: thể quá cấp tính, thể cấp tính, thể mãn tính và thể khơng điển
hình (Trần Thanh Phong, 1996).
2.4.1 Thể q cấp tính
Heo sốt cao đột ngột (40 – 410C), các vùng da mỏng đỏ ửng, chưa kịp xuất
huyết trên da nên được gọi là “dịch tả trắng”. Heo chết nhanh sau 24 – 48 giờ (Trần
Thanh Phong, 1996).
2.4.2 Thể cấp tính
Triệu chứng đầu tiên là sốt cao từ 40 – 41,50C liên tục trong 3 – 4 ngày, ủ rũ,
kém ăn, táo bón, khó thở, khát nước, viêm kết mạc mắt (nhiều ghèn, dính mí mắt).
Ngày 4 – 8 trên da heo bệnh có xuất hiện những nốt xuất huyết ở những vùng da
mỏng (mặt trong đùi, bụng, 4 chân, mõm, tai).
2.4.3 Thể mãn tính
Theo Mengeling và Packer (1969; trích dẫn Nguyễn Văn Hân, 2002), thể
mãn tính của bệnh DTH do nhiễm các chủng virus có độc lực vừa và yếu. Việc kéo
dài sự tồn tại của virus DTH trên ký chủ có thể xảy ra các triệu chứng lâm sàng

11


khác nhau, có 3 giai đoạn của bệnh DTH dựa trên các triệu chứng lâm sàng quan sát
được:
Giai đoạn thứ nhất (giai đoạn cấp tính): heo suy nhược, mệt nhọc, bỏ ăn, thân
nhiệt tăng lên, bạch cầu giảm.
Giai đoạn thứ hai (giai đoạn hồi phục): sau một vài tuần trạng thái chung của
heo được cải thiện và thân nhiệt giảm về mức bình thường hoặc cao hơn một ít, heo
ăn uống bình thường trở lại, bạch cầu vẫn tiếp tục giảm.

Giai đoạn thứ ba: heo trở lại mệt nhọc, bỏ ăn, thân nhiệt lại tăng một thời
gian ngắn trước khi chết.
Bệnh kéo dài với các biểu hiện: gầy yếu, lúc táo bón lúc tiêu chảy, thở khó,
trên da có những vết đỏ và có hoại tử lổ tai. Thú chết trong 30 – 95 ngày từ lúc bắt
đầu bệnh (Trần Thanh Phong, 1996).
2.4.4 Thể khơng điển hình
Trong bệnh DTH điều điển hình hơn cả là bệnh thường tiến triển một cách
khơng điển hình (Quin, 1950; trích dẫn Trần Thanh Phong, 1996).
Thường do nhiễm virus DTH có độc lực yếu, thời gian ủ bệnh rất dài và
thường gặp nhất trên heo con. Heo có biểu hiện sốt rất biến đổi, ăn khơng ngừng,
chậm tăng trưởng, lúc táo bón lúc tiêu chảy (Trần Thanh Phong, 1996).
Theo Nguyễn Tiến Dũng (2002), thể bệnh khơng điển hình có hai dạng:
- Dạng thứ nhất: gây rối loạn sinh sản như: sẩy thai, thai chết hoặc hóa gỗ, dị
dạng, heo con sinh ra run rẩy, liệt, chết sớm hoặc heo con dung nạp miễn dịch
(thường chết vào khoảng 3 – 4 tuần tuổi).
- Dạng thứ hai: heo con mang trùng và thường phát bệnh vào khoảng 1 – 2
tháng tuổi.
2.5 Bệnh tích
2.5.1 Bệnh tích đại thể
Theo Trần Thanh Phong (1996), bệnh tích đặc trưng của bệnh DTH là xuất
huyết điểm ở thận, phủ tạng, bàng quang và da; lách nhồi huyết ở rìa; loét amidan,

12


cuống lưỡi, xuất huyết amidan; các hạch ruột sưng và xuất huyết có khi tụ huyết tạo
màu đỏ xen với màu trắng của ruột có hình ảnh giống đá hoa vân; loét ở van hồi
manh tràng (phần nối giữa ruột già và ruột non có các đám lt hình trịn nhỏ như
nút áo).
Tuy nhiên, các bệnh tích trên khơng phải lúc nào cũng xuất hiện hoặc không

xuất hiện cùng một lúc trên một heo bệnh. Do đó, việc khám phải được thực hiện
trên nhiều heo bệnh trong cùng một ổ dịch (Nguyễn Tiến Dũng, 2002).

A

B

C

D
Hình 2.3 Bệnh tích đại thể bệnh DTH
A: Ruột có vết lt hình nút áo

B: Thận có xuất huyết điểm

C: Xuất huyết điểm ở niêm mạc bàng quang

D: Nhồi máu dọc rìa lách

Nguồn: authorstream.com/Presentation/anhnongdan-1093148-benh-dich-taheo-nxpowerlite/

13


×