Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

tiểu luận nhập môn báo in việc sử dụng chất liệu văn học trên báo chí nói chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.86 KB, 33 trang )

A- MỞ ĐẦU
Văn học ngay từ những ngày đầu xuất hiện đã được coi là một
trong những loại hình nghệ thuật ra đời sớm nhất của nhân loại. Nên như
một lẽ tự nhiên, văn học đã dành ra những tinh hoa và kinh nghiệm của
mình để nuôi lớn một nền báo chí vốn có nhiều điểm chung với nó- cùng
chung chất liệu, cùng chung đội ngũ những người cầm bút, cùng chung
đối tượng phục vụ là công chúng- từ khi còn trứng nước. Báo chí Việt
Nam không tách mình ra khỏi quy luật đó.
Có lẽ vì ý nghĩa lớn lao đó của văn học mà trong quá trình tác
nghiệp của nhà báo, chất liệu văn học được khai thác một cách tối đa và
xuất hiện trong mọi thành phần của tác phẩm báo chí. Chính chất liệu
văn học chứ không phải yếu tố nào khác đã góp phần tăng thêm “bút
hồn” cho mỗi bài báo, tăng thêm sự hấp dẫn đối với công chúng, thổi hơi
thở dân tộc và thời đại vào tác phẩm giống như nhận định của nhiều nhà
nghiên cứu.
Đặc biệt, tính dân tộc trong tác phẩm báo chí thể hiện rõ khi đội
ngũ những người cầm bút đề cao ý thức sử dụng chất liệu văn học dân
gian trong sáng tạo tác phẩm. Chất liệu dân gian được sử dụng có thể là
những cốt truyện, những nhân vật dân gian, những điển tích điển cố, hay
hệ thống ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong kho tàng văn học dân gian hết
sức giàu có của dân tộc Việt Nam.
Là một tờ báo…….., báo Lao Động(nhật báo) cũng không nằm
ngoài dòng chảy chung đó. Để lôi kéo công chúng và tăng thêm hiệu quả
tiếp nhận thông tin, đội ngũ những người làm báo ở báo Lao Động đã có
ý thức khai thác tối đa sức mạnh của văn học dân gian trong sáng tạo tác
phẩm. Chất liệu của văn học dân gian hiện diện trong mọi thành tố của
một tác phẩm báo chí. Tuy nhiên trên cái nền đa dạng ấy, đề tài này chỉ
tập trung khảo sát việc sử dụng chất liệu văn học dân gian trong việc

1



sáng tạo một thành phần tác phẩm báo chí, cụ thể là tít báo. Phạm vi
khảo sát là báo Lao Động(nhật báo) tháng 10, 11, 12 năm 2009.
Từ thực tế khảo sát việc sử dụng chất liệu văn học dân gian trong
việc đặt tít báo Lao Động, tiểu luận sẽ làm rõ cấp độ sử dụng, phương
thức sử dụng, hiệu quả thẩm mĩ mà chất liệu văn học mang lại cho tác
phẩm. Đồng thời, thông qua việc khảo sát, tiểu luận cũng giải quyết
nhiệm vụ đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm tăng thêm hiệu quả
của việc sử dụng chất liệu văn học dân gian trong việc đặt tít trên báo
Lao Động.
Để hoàn thành đề tài tiểu luận, người nghiên cứu đã dùng phương
pháp khảo sát, thống kê, phân loại hệ thống các tác phẩm báo chí trong 3
tháng cuối năm 2009 có liên quan đến việc sử dụng chất liệu văn học dân
gian trong đặt tít bài. Để có thêm cái nhìn khách quan, phương pháp so
sánh cũng được sử dụng (so sánh việc sử dụng chất liệu văn học dân gian
trong đặt tít trên báo Lao Động các tháng khác nhau, so sánh việc sử
dụng chất liệu văn học dân gian trên báo Lao Động với việc sử dụng chất
liệu văn học nước ngoài trên các báo khác) nhằm mục đích thực hiện tốt
nhiệm vụ đã đề ra.

2


B- NỘI DUNG
I. Khái quát việc sử dụng chất liệu văn học trên báo chí nói
chung và báo Lao Động nói riêng
“Văn học là nghệ thuật sử dụng ngôn từ và hình tượng để thể hiện
đời sống và xã hội con người”.(Từ điển Tiếng Việt, trung tâm từ điển
ngôn ngữ, H., 1992, tr 1079). Vậy có thể hiểu chất liệu văn học chính là
hệ thống những yếu tố cấu thành nên văn học về cả mặt nội dung lẫn

hình thức như ngôn ngữ, hình ảnh, nhân vật, cốt truyện, điển tích điển
cố, thành ngữ, tục ngữ…Như vậy cũng có nghĩa cả văn học và báo chí
đều là những dòng chảy chung nguồn. Chất liệu để sáng tạo nên văn học
cũng chính là những chất liệu góp phần quan trọng trong việc tạo thành
tác phẩm báo chí. Hay nói cách khác, chính chất liệu văn học được sử
dụng trong sáng tạo tác phẩm báo chí chứ không phải chất liệu của bất
cứ loại hình nghệ thuật nào khác.
C. Mác đã từng viết: “Mọi hoạt động của con người đều tuân theo
quy luật của cái đẹp”. Nói vậy nghĩa là mọi hoạt động của con người dù
để đạt được nhiệm vụ và mục đích gì thì cũng không quên hướng tới cái
đẹp, không quên tuân theo quy luật hưởng thụ cái đẹp của con người.
Nhu cầu thẩm mĩ đó theo thời gian sẽ được tích lũy và lớn dần lên cùng
sự tiến bộ của xã hội.
Là một danh nhân kiệt xuất trong lĩnh vực văn hóa, cũng là một
nhà báo tài hoa, ngay từ những năm 70 của thế kỉ 20, Hồ Chí Minh đã
viết: “Ngày trước, người đọc báo chí muốn biết những việc thật, còn bây
giờ khác, các sinh hoạt đã cao hơn, người ta thấy hay, thấy lạ, thấy văn
chương thì mới thích đọc”(Hồ Chí Minh, về văn hóa văn nghệ, NXB Sự
thật, H, 1976, tr72). Người vận dụng quy luật hưởng thụ cái đẹp vào lĩnh
vực cụ thể là báo chí. Ý kiến của Người đã chỉ ra điều mà độc giả hướng
đến trong nhịp sống ngày càng hiện đại là một môi trường báo chí không
những trúng, đúng, mà còn phải hay.

3


Khi đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu của công
chúng đối với tiếp nhận thông tin cũng có phần kén chọn và khắt khe
hơn. Mục đích của người đọc khi tìm đến với báo chí không đơn giản chỉ
là tìm kiếm thông tin. Mục đích của họ còn là hưởng thụ những gái trị

thẩm mĩ, là giải trí thông qua hình ảnh, hình tượng, ngôn từ, nhân vật,
kết cấu… .Vì thế bên cạnh việc nâng cao chất lượng nội dung sự thật,
báo chí cũng cần sự trợ lực của chất liệu văn học- tính thẩm mĩ- để tạo
hiệu quả tác động mạnh mẽ nơi người đọc, lôi cuốn sự chú ý của công
chúng.
Theo quy luật đó, mọi loại hình báo chí hiện nay bên cạnh việc
thực hiện tốt chức năng thông tin đều chú trọng khai thác những yếu tố
thẩm mĩ. Và phương pháp tối ưu nhất dường như vẫn là sử dụng chất
liệu văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí.
Suy cho cùng, đời sống văn học đã nuôi dưỡng đời sống báo chí
từ khi mới ra đời. Trong bất kì loại hình báo chí hay tác phẩm báo chí
nào cũng hàm chứa cả phẩm chất văn học và phẩm chất báo chí. Tùy
từng thể loại mà phẩm chất văn học hay phẩm chất báo chí nhiều ít khác
nhau. Nhưng dù sao, phẩm chất văn học cũng được coi là yếu tố cấu
thành không thể thiếu của báo chí. Như vậy trong báo chí vốn dĩ đã chứa
nhiều yếu tố thẩm mĩ của văn học. Một trong những nhiệm vụ của báo
chí trong quá trình nâng cao chất lượng và hiệu quả tác động chỉ là tăng
thêm giá trị thẩm mĩ đó mà thôi. Vì thế càng ngày việc sử dụng chất liệu
văn học trong báo chí càng được khai thác tối đa.
Báo chí thường sử dụng chất liệu văn học để sáng tạo mọi thành
phần của một bái báo, từ tên bài báo, tên chương trình phát thanh, truyền
hình, đến nội dung thông tin…
Theo khảo sát của nhóm tác giả cuốn “phát huy những ưu thế của
văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí”: sau khi khảo sát hàng ngàn số
báo từ hàng trăm tờ báo tiêu biểu, thuộc tất cả các loại hình: báo in, báo

4


phát thanh, báo hình, báo ảnh, báo mạng, với 1465 bài báo có sử dụng

chất liệu văn học, nhóm tác giả chỉ ra những số liệu cụ thể sau:
Số lần sử dụng chất liệu văn học để đặt tên cho tác phẩm báo chí
là 816 lần, chiếm 56,45%, tít chính là 674 lần, tít phụ là 192 lần.
Số lần sử dụng chất liệu văn học ở Sapo là 132 lần.
Số lần sử dụng chất liệu văn học trong nội dung bài báo là 567 lần.
Trong đó, mở đầu bài báo là 85 lần, thân báo là 324 lần, kết thúc bài báo
là 158 lần.
Chất liệu văn học được báo chí vận dụng để sáng tạo tác phẩm vô
cùng đa dạng, từ chất liệu văn học Việt Nam đến chất liệu văn học nước
ngoài, từ chất liệu văn học hiện đại đến chất liệu văn học dân gian. Sử
dụng chất liệu văn học nước ngoài trong sáng tạo tác phẩm phải kể đến
báo Bóng Đá… với việc sử dụng chất liệu văn học thần thoại Hi Lạp và
nhiều báo khác. Việc sử dụng chất liệu văn học Việt Nam, đặc biệt là văn
học dân gian phổ biến hơn với nhiều tờ báo khác nhau.
Có thể nói mọi loại hình báo chí từ phát thanh, truyền hình, báo
mạng, đặc biệt là báo in đều vận dụng triệt để chất liệu văn học trong
sáng tạo tác phẩm. Và mọi cơ quan báo chí đều coi việc sử dụng chất
liệu văn học là “nước cờ” để nâng cao hiệu quả tác động và “kéo” người
đọc về phía mình. Báo Lao Động cũng không tự loại mình ra ngoài số
đó.
Trên thực tế, báo Lao Động đã đạt được những hiệu quả nhất định
trong việc tăng thêm giá trị thẩm mĩ và hiệu quả tiếp nhận cho tác phẩm
đồng thời thu hút, lôi cuốn người đọc. Trên các ấn phẩm của báo Lao
Động, người đọc có thể dễ dàng nhận thấy sự vận dụng chất liệu văn học
trong mọi thành phần của tác phẩm báo chí. Chất liệu văn học hiện diện
trong tít bài, sapo, thân bài, kết cấu, chú thích…Tuy nhiên để taọ được
ấn tượng ngay từ đầu đối với độc giả, đội ngũ người làm báo của báo
Lao Động rất chú trọng việc sự dụng chất liệu văn học trong việc đặt tít.
Chất liệu văn học nước ngoài và văn học Việt Nam hiện đại cũng được
sử dụng trong tít báo Lao Động nhưng chúng chiếm một tỉ lệ nhỏ hơn so

5


với chất liệu văn học dân gian. Có thể nói, nếu chất liệu văn học của thần
thoại Hi Lạp xuất hiện liên tiếp trên các trang của báo Bóng Đá tạo thành
“bản sắc” trong việc đặt tít thì đối với báo Lao Động, chất liệu văn học
dân gian cũng xuất hiện nhiều và giữ vai trò chủ đạo như vậy.
Thực tế khảo sát báo Lao Động tháng 10,11,12 năm 2009 đã cho
thấy chất liệu văn học dân gian được sử dụng để đặt tít cho một số lượng
lớn tác phẩm. Khảo sát tiến hành với 72 số báo trong 3 tháng cuối năm
2009. Trong đó có 64 bài sử dụng chất liệu văn học dân gian để đặt tít
bài. Tít chính sử dụng chất liệu văn học dân gian 36 lần chiếm 56,25%.
Tít xen sử dụng chất liệu văn học dân gian 28 lần, chiếm 43,75%.
Chất liệu văn học dân gian được ưu tiên sử dụng có lẽ bởi bao đời
nay nó đã thấm sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt, cả trong tâm thức
người sáng tạo tác phẩm lẫn người tiếp nhận tác phẩm. Bởi vậy nó dễ đi
vào lòng người, dễ nhớ, dễ lưu tâm đối với người tiếp nhận và dễ vận
dụng đối với người sáng tạo.
Chất liệu văn học thường thấy sử dụng trong tít báo Lao Động
phong phú, đa dạng bao gồm cả nhận vật văn học, cốt truyện văn học,
điển tích điển cố…tuy nhiên nổi bật hơn cả vẫn là hệ thống thành ngữ,
tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian giàu có của dân tộc ta. Đặc biệt,
trong phạm vi khảo sát, chất liệu văn học dân gian được sử dụng hoàn
toàn là hệ thống thành ngữ, tục ngữ.
Có thể dễ dàng nhận thấy việc vận dụng chất liệu văn học dân gian
trong đặt tít báo Lao Động đã tạo được những hiệu quả nhất định.
II. Việc sử dụng chất liệu văn học dân gian trong đặt tít báo Lao
Động tháng 10, 11, 12 năm 2009
Chất liệu văn học dân gian gồm những hệ thống thành ngữ, tục
ngữ, nhân vật, cốt truyện dân gian…trong kho tàng văn học dân gian của

dân tộc. Như đã nói ở trên, chất liệu văn học dân gian dễ đi vào lòng đối
với người đọc và dễ vận dụng đối với người sáng tạo. Vì thế, nó được sử
dụng nhiều trong mọi thành phần của tác phẩm báo chí. Tuy nhiên,

6


không ngẫu nhiên khi nó được sử dụng với tỉ lệ lớn nhất trong việc đặt tít
bài báo.
Nếu như trong một tác phẩm báo chí, tít bài đứng ở vị trí đầu tiên
thì tầm quan trọng của nó cũng xứng đáng với vị trí đó. Dù trong thể loại
và loại hình báo chí nào thì tít bài luôn giữ vai trò quan trọng. Đây là
thành phần tạo ấn tượng đầu tiên đối với độc giả, cũng là bộ phận đầu
tiên thâu tóm “bút hồn” của một bài báo. Nhiều khi người đọc đến với
nội dung bài báo chỉ vì tít bài thôi thúc.
Trong cuộc sống hiện đại, con người không có nhiều thời gian để
theo dõi đời sống thông tin một cách toàn diện hàng ngày giống như một
bữa sáng tinh thần thịnh soạn. Độc giả ngày nay ít thời gian nên họ đọc
cũng có chọn lọc hơn. Vì thế, tít bài có hấp dẫn mới lôi kéo được độc giả
theo dõi nội dung.
Hơn thế nữa, đời sống báo chí luôn diễn ra trong một môi trường
cạnh tranh khốc liệt. Để “kéo” được người đọc về phía mình, chỉ nâng
cao chất lượng nội dung thông tin thôi chưa đủ. Bài báo nào cũng cần có
một tít bài thật “bắt mắt” để “đánh gục” độc giả ngay từ cái nhìn đầu
tiên. Hay nói cách khác việc hấp dẫn người đọc ngay từ tít báo cũng
giống như đầu có xuôi, đuôi mới lọt.
Tít bài muốn hấp dẫn phải có sự dụng công và tài hoa của người
viết trong việc thâu tóm “hồn vía” vấn đề. Để được như vậy, không gì ưu
thế bằng vận dụng lối nói có vần điệu nhịp nhàng, cô đọng, hàm súc, dễ
đi vào lòng người. Đối với báo Lao Động tháng 10, 11, 12 năm 2009,

việc lựa chọn phương thức đặt tít sao cho hấp dẫn chính là việc lựa chọn
sử dụng chất liệu văn học dân gian trong sáng tạo một thành phần quan
trọng của tác phẩm báo chí- tít bài.
Khảo sát đã chỉ ra rằng, trong 3 tháng cuối năm 2009, chất liệu
văn học dân gian được sử dụng trong cả tít chính và tít xen của nhiều bài
báo. Đối với tít chính, nó có tác dụng thâu tóm nội dung toàn bài một
cách khái quát và hình tượng nhất. Đối với tít xen, nó có tác dụng thâu

7


tóm nội dung toàn đoạn để làm nổi bật vấn đề được khái quát ở tít chính.
Đặc biệt, có một số bài báo sử dụng chất liệu văn học dân gian trong cả
tít chính và tít xen.
Trong phạm vi khảo sát, chất liệu văn học dân gian được sử dụng
chủ yếu bình diện thành ngữ, tục ngữ.
1. Bình diện văn học dân gian được sử dụng trong việc đặt tít
báo Lao Động tháng 10, 11, 12 năm 2009
Có lẽ bất cứ ai quan tâm đến đời sống báo chí đều phải thừa nhận
rằng phần lớn những tít hay đều được rút từ những câu thành ngữ, tục
ngữ.
Trong 64 tít bài sử dụng chất liệu văn học dân gian trên báo Lao
Động tháng 10, 11, 12 năm 2009, cả 64 tít đều sử dụng thành ngữ, tục
ngữ Việt Nam, chiếm 100%. Trong đó, tít chính sử dụng chất liệu văn
học dân gian 36 lần, chiếm 56,25%. Tít xen sử dụng 28 lần, chiếm
43,75%.
Thành ngữ, tục ngữ là bộ phận văn học quan trọng của văn học
Việt Nam. Đây là thể loại văn học “thuần Việt”, mang tính biểu cảm cao,
dễ thấm sâu vào lòng người. Chất liệu văn học này mang “hồn” của dân
tộc Việt Nam bao đời đã lắng sâu vào từng câu chữ. Nó gần gũi và thân

thuộc với bất cứ người Việt Nam nào ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề,
mọi vùng miền…Ngôn từ trong những câu thành ngữ, tục ngữ ấy thường
dung dị, mộc mạc và quen thuộc. Là một bộ phận của văn học truyền
miệng nên bản thân những câu thành ngữ, tục ngữ đã mang sức hấp dẫn
từ âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh thân thuộc, gần gũi nhưng lại giàu ý
nghĩa tượng trưng; nội dung dễ thuộc, dễ nhớ, cô đọng, hàm súc, dễ vận
dụng trong nhiều tình huống khác nhau. Vì thế, thành ngữ, tục ngữ được
sử dụng với tần số lớn nhất trên báo chí nói chung và trên báo Lao Động
nói riêng, đặc biệt là trong phạm vi khảo sát.
Cũng vì những đặc tính nói trên mà trong phạm vi khảo sát của đề
tài, có những thành ngữ được sử dụng nhiều lần nhưng vẫn phù hợp với
hoàn cảnh của bài báo. Cụ thể là:
8


Thành ngữ gốc “như muối bỏ bể” được sử dụng 2 lần trong 2 bài
báo:
Muối bỏ bể, Ngọc Huân, báo Lao Động số 253, thứ 7, ngày
7/11/2009, tr3.
Như muối bỏ bể, Xuân Nhàn, báo Lao Động số 252, thứ 6, ngày
6/11/2009, tr6.
Thành ngữ “đem con bỏ chợ” được sử dụng 2 lần trong 2 tít báo:
Tái định cư các công trình thủy điện ở miền Trung: “Đem con bỏ
chợ”, Trương Tâm Như, báo Lao Động số 248, thứ 2, ngày 2/11/2009, tr7.
Dự án “đem con bỏ chợ”, Lưu Phong, báo Lao Động số 239, thứ
5 ngày 22/10/2000, tr6.
Thành ngữ “tiền mất, tật mang” được sử dụng 3 lần trong 3 tít
báo:
“Tiền mất, tật mang”, Nguyễn Nguyên, báo Lao Động số 266, thứ
2 ngày 23/11/2009, tr5.

Tìm việc qua môi giới, coi chừng “tiền mất, tật mang”, Giang
Hải- Khái Trung, báo Lao Động số 226, thứ 4 ngày 7/10/2009, tr2.
Sai phạm của một số phòng khám Đông y Trung Quốc: Đừng
để người dân “tiền mất, tật mang”, Phương Ngọc, báo Lao Động số
288, thứ 6 ngày 18/12/2009, tr2.
Thành ngữ gốc “nước chảy chỗ trũng” được sử dụng 2 lần trong
2 tít báo:
“Nước chảy chỗ trũng”, báo Lao Động số 275, thứ 5 ngày
3/12/2009
Nước cứ chảy vào chỗ trũng?, Đặng Trung Kiên, báo Lao Động
số 299, thứ 5 ngày 31/12/2009, tr2.
Thành ngữ gốc “nước đến chân mới nhảy” sử dụng 2 lần trong 2
tít báo:
Xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng: nước đến chân vẫn…chưa
nhảy, Nguyễn Tuấn- Ngọc Phương, báo Lao Động số 295, thứ 7 ngày
26/12/2009, tr2.
Nước đến chân mới…nhảy lung tung, T.Hải- T.Thư, báo Lao
Động số 269, thứ 5 ngày 26/11/2009, tr3…..

9


2. Phương thức sử dụng chất liệu văn học dân gian trong đặt tít
báo Lao Động tháng 10, 11, 12 năm 2009
Sau khi khảo sát 3 tháng báo Lao Động, người khảo sát nhận thấy
chất liệu văn học dân gian được sử dụng trong đặt tít dưới hai dạng: giữ
nguyên dạng và không giữ nguyên dạng.
Trong trường hợp những chất liệu văn học dân gian diễn đạt được
một cách khái quát nội dung tác phẩm báo chí, nó sẽ được sử dụng
nguyên vẹn. Ngược lại nó sẽ được lược bớt thành phần, thêm vào một

vài yếu tố, hoán đổi các thành phần hay sáng tạo nên những hình ảnh
mới dựa trên những chất liệu cũ. Tất cả những việc làm đó nhằm mục
đích duy nhất là nâng cao hiệu quả tiếp nhận. Tuy nhiên dù sử dụng
không nguyên dạng, mọi sự sáng tạo đều bắt nguồn từ chất liệu văn học
dân gian, phát huy ưu thế của chất liệu văn học dân gian trên cơ sở lấy
đó làm gốc.
2.1. Giữ nguyên dạng
Đây là hình thức mượn nguyên bản một câu thành ngữ, tục ngữ
hay nhân vật dân gian vào làm tít bài, biến chất liệu văn học dân gian đó
thành thành phần cụ thể của bài báo. Khi sử dụng hình thức này, người
viết sẽ không phải dụng công trong việc sáng tạo thành phần mới vì bản
thân những chất liệu đó đã đủ độ cô đọng, hàm súc. Công việc của người
viết lúc này là lựa chọn chất liệu văn học dân gian cho phù hợp với nội
dung tác phẩm. Tuy nhiên đó cũng là việc không hề đơn giản, đòi hỏi
người viết phải có vốn hiểu biết phong phú về kho tàng văn học dân gian
để vận dụng cho vừa đúng, vừa hay.
Trong 72 số báo đã khảo sát với 64 bài báo sử dụng chất liệu văn
học dân gian trong đặt tít, có 17/64 bài sử dụng nguyên dạng chất liệu
văn học dân gian, chiếm 26,6%. Trong đó có 5 tít chính sử dụng nguyên
dạng chất liệu văn học dân gian, 12 tít xen sử dụng nguyên dạng chất
liệu văn học dân gian. Dưới đây là những tít bài sử dụng nguyên dạng
chất liệu văn học dân gian:

10


“Đất lành chim đậu”, Bùi Nguyên Ngọc, báo Lao Động số 223,
thứ 7 ngày 3/10/2009, chuyên trang Hà Nội.
Trong bài báo, “đất lành” chỉ đảo Hòa Bình ở hồ Bảy Mẫu. Trên
đảo cây cối um tùm, là nơi lý tưởng để chim, cò trú ngụ. Nội dung câu

tục ngữ sát với hoàn cảnh và nội dung phản ánh. Vì thế nó được sử dụng
nguyên dạng làm tít bài.
“Oan có đầu, nợ có chủ”, Dương Minh Đức, báo Lao Động số
225, thứ 3 ngày 6/10/2009, tr4.
Tác giả dụng câu tục ngữ này để nói về sự nhầm lẫn không đáng
xảy ra đối với một vụ kiện lớn. Ông Bạch Ngọc Thạch trong vụ kiện có
dấu hiệu xác định nhầm tư cách bị đơn với ngân hàng TMCP XNK Việt
Nam. Chất liệu văn học dân gian trong trường hợp này được sử dụng
như tiếng nói của người trong cuộc.
“Lời chào cao hơn mâm cỗ”, Lư Phổ Ân, báo Lao Động số 241,
thứ 7 ngày 24/10/2009, tr7.
“Tiền trảm hậu tấu”, xung quanh việc đổi địa điểm thi hoa hậu
thế giới 2010: thành bài gắn với hình ảnh Việt Nam, Bảo Chân, báo Lao
Động số 243, thứ 3 ngày 27/10/2009, tr5.
“Kẻ ăn ốc người đổ vỏ”, báo Lao Động số 250, thứ 4 ngày
4/11/2009, tr7.
“Râu ông nọ cắm cằm bà kia”, báo Lao Động số 251, thứ 5 ngày
5/11/2009, tr4.
“Như muối bỏ bể”, Xuân Nhàn, báo Lao Động số 252, thứ 6 ngày
6/11/2009, tr6.
Đây là một sự vận dụng phù hợp khi lột tả hết được những khó
khăn, mất mát của đồng bào cùng lũ. Những giúp đỡ về mặt vật chất dù
không nhỏ cũng không thấm vào đâu so với những thiệt hại đó. Vì sự
diễn đạt đầy đủ và trọn vẹn đó, tác giá đã dụng nguyên vẹn chất liệu văn
học dân gian làm tít bài.
“Tiền mất, tật mang”, Nguyễn Nguyên, báo Lao Động số 266, thứ
2 ngày 23/11/2009, tr5.

11



“Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”, T.Hải- T.Thư, báo Lao Động số
267, thứ 3 ngày 24/11/2009, tr3.
“Nước chảy chỗ trũng”, Lý Sinh sự, báo Lao Động số 275, thứ 5
ngày 3/12/2009, tr2.
Câu tục ngữ mượn một quy luật trong cuộc sống để ám chỉ những
điều xảy ra như lẽ tất nhiên. Tác giả đã mượn quy luật tự nhiên để nói về
một hiện tượng không thuộc về tự nhiên nhưng lại vẫn diễn ra như lẽ tự
nhiên. Đầu tư cơ sở vật chất, điện, đường, trường, trạm cho trẻ em miền
núi và miền xuôi, thành thị luôn có sự chênh lệch, phận biệt quá lớn. Trẻ
em ở thành thị được đầu tư, chăm lo đủ điều, trong khi trẻ em miền núi
chỗ ăn chỗ ở, chỗ học hành cũng không được chăm lo đúng mức. Sự
chênh lệch đó là nguyên nhân của sự nghèo của trẻ em Việt Nam so với
tiêu chuẩn quốc tế.
“Đãi thóc chim trời”, chùm ảnh, Giang Hải, báo Lao Động số
278, thứ 2 ngày 7/12/2009.
“Rối như canh hẹ”, nhóm PV bạn đọc, báo Lao Động số 280, thứ
4 ngày 9/12/2009, tr4.
“Tiền hậu bất nhất”, Ngô Nguyên, báo Lao Động số 280, thứ 4
ngày 9/12/2009, tr7.
“Tấc đất, tấc vàng”, Minh Nhật, báo Lao Động số 283, thứ 7
ngày 12/12/2009.
“Giao trứng cho ác”, Vinh Hải, báo Lao Động số 287, thứ 5 ngày
17/12/2009, tr6.
Câu tục ngữ đã phản ánh đúng hiện trạng rừng nghiến Lũng Toong
(Tân Sơn, Chợ Mới, Bắc Cạn) bị “bắn tỉa” trong thời gian dài trong khi
người quản lí rừng là người tiếp tay đắc lực cho lâm tặc; người đốn cây,
vận chuyển cho lâm tặc chính là dân địa phương. Việc làm của những
người có lợi ích gắn bó thiết thân với rừng vô hình chung là nộp mình
cho giặc.

“Phép vua thua lệ làng”, Phi Long, báo Lao Động số 291, thứ 3
ngày 22/12/2009.

12


“Quýt làm, cam chịu”, Minh Nhật, báo Lao Động số 297, thứ 3
ngày 29/12/2009.
Người dân xã Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội đang phải gánh chịu
hậu quả ô nhiễm nặng đoạn kênh qua xóm Sơn Đồng, xã Sơn Đồng.
Nguyên nhân không phải do người dân Sơn Đồng gây ra mà do nước
thải từ các làng nghề thuộc xã Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai. Đó là
lý do có thể nói việc vận dụng trên là hoàn toàn hợp lí.
2.2. Không giữ nguyên dạng
Đây là hình thức sáng tạo lại trên nền tảng chất liệu văn học dân
gian. Hình thức sử dụng chất liệu văn học dân gian này tuy không cô
đọng như nguyên dạng nhưng cũng mang nhiều sức gợi ở những mức độ
sáng tạo khác nhau. Hình thức này sử dụng trong trường hợp nếu dùng
nguyên dạng chất liệu văn học dân gian, tít bài sẽ không đảm bảo nhiệm
vụ thâu tóm nội dung toàn bài. Với việc sử dụng không giữ nguyên dạng
chất liệu văn học dân gian, người rút tít sẽ phải cân nhắc nhiều hơn khi
quyết định giữ lại thành tố nào, thêm vào thành tố nào, hoán đổi những
thành tố nào và nếu sáng tạo nên những hình ảnh mới thì phải sáng tạo
như thế nào cho phù hợp. Như nhà báo Đỗ Bích Thúy, tạp chí văn nghệ
quân đội đã nói: “cái tên không chỉ làm đẹp mà phải bao hàm ý tưởng
mà mình muốn gửi gắm trong đó và còn phải gợi nữa”. Sáng tạo lại trên
nền tảng chất liệu văn học dân gian sao cho vừa phù hợp nhưng vẫn
không mất đi ý nghĩa, vừa mới mẻ nhưng vẫn thân quen là một yêu cầu
không dễ thực hiện với người rút tít. Công việc này đòi hỏi không ít thời
gian và sự dụng công của nhà báo.

Trên báo Lao Động, trong khi sử dụng phương thức này để đặt tít,
các nhà báo cũng có sự dụng công và sáng tạo nhất định. Số lượng đầu
báo trong phạm vi khảo sát đặt theo hình thức này chiếm số lượng lớn
hơn cả: 47/64, chiếm 73,4%. Trong đó có 31 tít chính sử dụng không
nguyên dạng chất liệu văn học dân gian, 16 tít xen sử dụng không
nguyên dạng chất liệu văn học dân gian. Sử dụng chất liệu văn học dân

13


gian không giữ nguyên dạng trên báo Lao Động trong phạm vi khảo sát
thường xảy ra với chất liệu văn học là hệ thống thành ngữ, tục ngữ và
với 4 trường hợp sau:
a. Lược bớt một thành phần
Trong 47 tít bài sử dụng chất liệu văn học dân gian theo phương
thức không giữ nguyên dạng có 6 tít bài nằm trong trường hợp lược bớt
một thành phần, chiếm khoảng 12,7%. Phương thức này được sử dụng
khi người viết chỉ có dụng ý dùng một thành tố của chất liệu văn học để
diễn đạt ý cần nói. Cách làm này giúp người viết có những tít bài ngắn
gọn hơn. Nội dung vì thế cũng gợi mở hơn.
Lá rách, Lý Sinh Sự, báo Lao Động số 222, thứ 6 ngày 2/10/2009,
tr2.
Tác giả đã lấy 1 hình ảnh trong câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”
để chỉ tình cảnh của người nông dân Việt Nam thu nhập vốn đã thấp lại
phải đối mặt với thiên tai, dịch bệnh. Lá rách vốn là hình ảnh biểu tượng
của sự nghèo khó. Việc vận dụng chỉ một hình ảnh trong chất liệu văn
học dân gian như vậy vừa cô đọng vừa giàu sức gợi.
Nghèo đôi con mắt, Quang Duy, báo Lao Động số 227, thứ 5
ngày 8/10/2009, tr6.
Khởi đầu nan, Lý Sinh Sự, báo Lao Động số 228, thứ 6 ngày

9/10/2009, tr2.
Nền tảng của tít bài này là câu tục ngữ “vạn sự khởi đầu nan”. Ý
nói sự khởi đầu bao giờ cũng rất khó khăn. Tác giả bài báo đã lược bớt đi
thành phần của câu tục ngữ để diễn đạt ngắn gọn hơn. Nội dung bài báo
nói về thực tế nền giáo dục nước ta. Chi phí cho việc học ngày càng cao,
trường đại học mở ra ngày càng nhiều, càng ngày đi học đại học càng dễ,
nhưng việc nâng cao chất lượng thì lại khó như lúc mới bắt đầu. Tít
“khởi đầu nan” được vận dụng một cách sáng tạo trở nên phù hợp hơn
bao giờ hết.
Thua keo này bày keo khác, Dương Hà, báo Lao Động số 243,
thứ 3 ngày 27/10/2009, tr6.

14


Tít bài rút gọn từ câu tục ngữ “thua keo này ta bày keo khác” đã
diễn tả trọn vẹn quyết tâm thi đỗ đại học Nông Nghiệp khoa Bảo quản
chế biến của chàng trai bị nhiễm chất độc màu da cam với mong muốn
“giúp bà con đỡ khổ”.
Muối bỏ bể
! "
Nói gần nói xa,
"
Tít bài này được lược bớt 1 thành phần từ câu tục ngữ “nói gần nói
xa chẳng qua nói thật”. Nhưng tít bài chỉ dừng lại ở “ nói gần nói
xa…”cũng chứa nhiều ẩn ý của người viết. “Nói gần nói xa” miêu tả
cách thổ lộ của ông V.Putin về khả năng ra tranh cử tổng thống Nga năm
2012: “tôi đang cân nhắc, từ nay tới thời điểm đó còn đủ thời gian”.
Người viết đánh giá đó là cách trả lời rõ mà không rõ, khẳng định mà
như không khẳng định. Qua cách trả lời này, có thể hiểu ông ngầm tuyên

bố với dư luận rằng mình sẽ ra tranh cử. Cách nói của ông V.Putin đúng
như cách diễn đạt của câu tục ngữ.
"
% -( A
6
G
H/ (
T : ST
Trong 47 tít bài sử dụng chất liệu văn học dân gian theo phương
thức không giữ nguyên dạng có 20 tít nằm trong trường hợp này, chiếm
tỉ lệ cao nhất là 42,6%.
Việc thêm vào những yếu tố mới khi sử dụng chất liệu văn học
dân gian sẽ bổ sung thêm thông tin cho tít bài. Trong trường hợp này, tít
bài sẽ dài hơn nhưng cụ thể, chi tiết hơn. Những tít tiêu biểu sử dụng
phương thức thêm vào những yếu tố mới như:
Sống với “màn trời chiếu đất”, %
!%

0/1 !% '&

% (

1&

/G
!$"
Xuất khẩu công nghệ chế biến hạt điều sang châu Phi: liệu có

“lợi bất cập hại”, M
$


:

! "
Tìm việc qua môi giới: coi chừng “tiền mất tật mang”, /.
10/ 2 / !%

$

)

15

! "


Tác giả bài báo có sử dụng câu tục ngữ trọn vẹn nhưng để làm rõ
nghĩa hơn và bổ sung thông tin mà bài báo hướng đến, tác giả đã bổ sung
thêm thành phần khác để tít bài diễn đạt ý khái quát trọn vẹn hơn. Bài
báo phản ánh những địa chỉ giới thiệu việc làm công khai hoạt động dù
chưa được cấp phép. Người tìm việc bị dụ bởi mức lương hấp dẫn, tới
các địa chỉ ma rồi ngậm ngùi vì bị moi tiền bằng mọi cách. Họ rơi vào
hoàn cảnh “tiền mất tật mang”.
Tranh chấp trụ giữa viễn thông Đà Lạt và điện lực Lâm Đồng:
hậu quả của một thời “mạnh ai nấy làm”, Khắc Dũng, báo Lao Động
số 236, thứ 2 ngày 19/10/2009
Bài báo xoay quanh vấn đề tranh chấp trụ giữa viễn thông Đà lạt
và điện lực Lâm Đồng. Khi chôn trụ cáp 2 đơn vị không có sự thống nhất
với nhau, đúng như câu nói “mạnh ai nấy làm”của dân gian. Nhưng chỉ
sử dụng riêng chất liệu dân gian đó thôi thì chưa đủ để thâu tóm nội dung

toàn bài. Điều đó buộc người viết phải bổ sung các thành tố khác bên
cạnh chất liệu văn học dân gian.
Kinh doanh đa cấp: nghề “ngồi mát ăn bát vàng”?, Sơn LâmHải Phong, báo Lao Động số 237, thứ 3 ngày 20/10/2009, tr7.
Câu nói trong dân gian được dụng như một thành tố trong tít thể
hiện cái nhìn phiến diện của nhiều người về nghề kinh doanh đa cấpnghề vẫn được cho là làm như chơi nhưng mức thu nhập đáng mơ ước.
Hiệu quả tác động của chất liệu văn học trong trường hợp này được nâng
cao hơn nhiều khi được bổ sung thêm các thành tố khác, nhất là dấu nghi
vấn trước khi dùng làm tít bài.
Đất “không cánh mà bay”, Dương Minh Đức, báo Lao Động số
239, thứ 5 ngày 22/10/2009, tr4.
Trường hợp này tác giả chỉ cân bổ sung thêm một danh từ bên
cạnh câu tục ngữ sẵn có là có một cái tít vừa hay vừa cô đọng. Tít bài
phản ánh đúng tinh thần bài báo: phản ánh việc cán bộ địa phương ngụy
tạo chứng cứ chiếm đất của dân.

16


Dự án “đem con bỏ chợ”, Lưu Phong, báo Lao Động số 239, thứ
5 ngày 22/10/2009, tr6.
Tương tự như trường hợp trên, tác giả chỉ thêm vào danh từ “dự
án” là có một cái tít diễn đạt ý toàn bài: Dự án Nguyên Xuân tại hòn Đát
thuộc xã miền núi Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa(Phú Yên) bị “gãy” giữa
chừng, cuộc sống người dân lao vào cảnh lao đao, tạm bợ, đói rách vì
không có cơ sở hạ tầng phục vụ cuộc sống.
Dưới đây là một loạt tít bài có phương thực vận dụng chất liệu văn
học dân gian tương tự:
Tái định cư các công trình thủy điện ở miền Trung: “Đem con
bỏ chợ”, Trương Tâm Như, báo Lao Động số 248, thứ 2 ngày 2/11/2009,
tr7.

Tin vào “cò cá”, nông dân “tiền mất tật mang”, Kỳ Quan, báo
Lao Động số 261, thứ 3 ngày 17/11/2009, tr7.
Bến Tre: tôm biển giống bị “ngăn sông cấm chợ”, Hồng Thủy,
báo Lao Động số 265, thứ 7 ngày 21/11/2009.
Thi hành dự án dân sự tại Quảng Trị: “tiền hậu bất nhất”,
M.Trung, báo Lao Động số 271, thứ 7 ngày 28/11/2009, tr4.
Chúc “chân cứng đá mềm”, Nguyễn Nguyên, báo Lao Động số
271, thứ 7 ngày 28/11/2009, tr5.
Chưa “tâm phục, khẩu phục”, báo Lao Động số 275, thứ 5 ngày
3/12/2009, tr5.
Bài báo mượn ý câu tục ngữ “tâm phục, khẩu phục” có bổ sung từ
mang ý nghĩa phủ định để nói về việc báo chí và giới nghệ sĩ, đạo diễn
không đồng tình với ban giảm khảo Hội diễn sân khấu cải lương chuyên
nghiệp toàn quốc năm 2009 khi công bố giải. Có 3 HCV: huy chương
cho vở “Trọn đời trung hiếu với thăng Long” đạo diễn Hoàng Quỳnh
Mai được đánh giá là xứng đáng, 2 vở còn lại gồm “Trở về miền nhớ”
của Doãn Hoàng Giang- Trần Thắng Vinh và “Dời đô” của Giang Mạnh
Hà bị đánh giá là “đuối” về mặt nghệ thuật.
Ngành cấp nước TP HCM: “lực bất tòng tâm”, Ngọc Huân, báo
Lao Động số 278, thứ 2 ngày 7/12/2009, tr3.

17


Ông Lý Chung Nhân, PTGĐ nói về thực trạng của cty cấp nước
Sài Gòn Sawaco: Đòi hỏi và yêu cầu về việc cung ứng nước sạch trên địa
bàn thành phố quá cao trong khi vốn đầu tư chưa rót để có thể mở rộng
mạng lưới cung ứng. Hơn thế nữa, công ty luôn trong tình trạng lỗ nặng
vì giá nước bán ra thấp hơn giá thành. Câu trả lời này đúng với cách diễn
đạt của câu tục ngữ “lực bất tòng tâm”.

Dự án “đếm cua trong lỗ”, Đặng Trung Kiên, báo Lao Động số
278.
Tác giả vận dụng một câu tục ngữ phù hợp để nói về dự án đưa
dân vào tứ giác Long Xuyên ở Kiên Giang. Người dân di dân vào khu tứ
giác sau 7 năm khai khẩn vẫn bị bỏ quên trong khu dân cư mới không
điện, đường, trường, trạm với lý do không có vốn đầu tư và hết thời hạn
đầu tư. Thực tế cuộc sống nơi đây khác xa với viễn cảnh dự án đã vẽ ra.
Ủy quyền công chứng: “lợi bất cập hại”, Nhóm PV bạn đọc, báo
Lao Động số 280, thứ 4 ngày 9/12/2009, tr4.
Tít bài sáng tạo bằng cách thêm vào thành tố mới bên cạnh câu tục
ngữ “lợi bất cập hại”.
Cuộc cạnh tranh: “mật ít ruồi nhiều”, Nguyễn Đình Ấm, báo
Lao Động số 281, thứ 5 ngày 10/12/2009, tr3.
Tít bài sử dụng phù hợp ý của một câu tục ngữ để diễn tả thực
trạng: nhu cầu hàng không nội địa quá thấp trong khi các hãng hàng
không không ngừng gia tăng về số lượng, nhất là hàng không tư nhân.
Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu “ăn nên làm ra”, Phạm
Anh, báo Lao Động số 287, thứ 5 ngày 17/12/2009.
Tít bài dùng ý của câu tục ngữ “ăn nên làm ra” để chỉ sự phát đạt
của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khi giá xăng dầu thành phẩm trên
thế giới hạ thấp. Tuy nhiên nếu chỉ dùng nguyên dạng thành phần câu tục
ngữ, tít bài sẽ không rõ nghĩa. Vì thế tác giả đã sử dụng thêm thành tố
mang ý nghĩa bổ trợ về nội dung cho câu tục ngữ khi vận dụng viết tít
bài.
“Quá tam ba bận”, không nín thì…phạt, Ngô Sơn, báo Lao
Động số 287, thứ 5 ngày 17/12/2009, tr4.
18


Câu tục ngữ được bổ sung thêm thông phản ánh hiện trạng công

nhân công ty MJ Apparel, TP Biên Hòa chỉ được đi vệ sinh
2 lần/ ngày trước khi sử dụng làm tít bài.
Sai phạm của một số phòng khám Đông y Trung Quốc: đừng để
người dân “tiền mất tật mang”, Phương Ngọc, báo Lao Động số 288,
thứ 6 ngày 18/12/2009, tr2.
Câu tục ngữ “tiền mất tật mang” được sử dụng nguyên vẹn nhưng
tác giả đã thêm vào nhiều thành tố khác để làm rõ vấn đề trước khi dùng
để đặt tít cho bài báo.
c. Thay đổi những thành tố trong chất liệu văn học dân gian
Hình thức thay đổi này có thể có hai dạng: hoán đổi vị trí các
thành tố trong câu tục ngữ, thành ngữ hoặc thay đổi 1 bộ phận của câu
thành ngữ tục ngữ. Trong trường hợp thay đổi 1 bộ phận của câu thành
ngữ, tục ngữ, ý nghĩa của nó có ít nhiều thay đổi theo, tùy thuộc vào sự
sáng tạo của người rút tít.
Có 12/47 tít sử dụng chất liệu văn học dân gian theo phương thức
không giữ nguyên dạng trong trường hợp thay đổi thành tố của chất liệu
văn học dân gian, chiếm 25,5%.
Tiền hô hậu từ từ, Nguyễn Nguyên, báo Lao Động số 236, thứ 2
ngày 19/12/2009, tr5.
Tít bài này là kết quả của việc thay đổi một thành phần cuả của
câu tục ngữ “tiền hô hậu ủng”. Tác giả thay đổi vế sau để diễn đạt một ý
trái ngược.
Băn khoăn nơi cuối đất cùng trời, Giao Hưởng, báo Lao Động
số 237, thứ 3 ngày 20/10/2009, tr6.
“Cuối đất cùng trời” là sự hoán đổi thành tố trong câu tục ngữ
“cùng trời cuối đất”.
Được ăn cả, ngã rút lui, Nguyễn Nam, báo Lao Động số 237, thư
3 ngày 20/10/2009, tr7.
Đây là tít bài được sáng tạo theo ý câu tục ngữ “được ăn cả, ngã
về không”. Tác giả thay đổi 1 thành tố trong câu tục ngữ nguyên bản để

diễn đạt một ý trái ngược.

19


Sai một ly…không còn gì để rút kinh nghiệm, Hàn Viết Hoan,
báo Lao Động số 246, thứ 6 ngày 30/10, tr6.
Tít bài này sáng tạo trên cơ sở vận dụng câu tục ngữ “sai một ly, đi
một dặm”. Tác giả thay thế 1 thành tố của câu tục ngữ để diễn đạt một ý
tương tự nhưng cụ thể, rõ ràng hơn.
Nước đến chân mới…nhảy lung tung, T.Hải- T.Thư, báo Lao
Động số 269, thứ 5 ngày 26/11/2009, tr3.
Tít bài xuất phát từ câu tục ngữ “nước đến chân mới nhảy”. Người
viết thêm vào một tính từ “lung tung” bổ sung thêm sắc thái ý nghĩa cho
tít bài.
Đành ngậm bồ hòn!, Minh Thi, báo Lao Động số 272, thứ 2 ngày
30/11/2009, tr5.
Tít bài này là kết quả của sự sáng tạo từ câu tục ngữ “ngậm bồ hòn
làm ngọt”. Tác giả vận dụng chất liệu dân gian tuy không nguyên vẹn
nhưng lại ngắn gọn hơn và vẫn giàu ý nghĩa biểu tượng.
Sân khấu phía Nam: đừng tưởng đỏ là chín, Thủy Lê, báo Lao
Động số 281, thứ 5 ngày 10/12/2009, tr5.
Tít bài được sáng tạo dựa trên câu tục ngữ “chớ thấy đỏ mà ngỡ là
chín” để nhắc nhở mọi người nên thận trọng trong việc xem xét vấn đề,
không nên chỉ nhìn nhận vẻ bên ngoài.
Rối như…giá dịch cụ nhà chung cư, Bích Thảo, báo Lao Động
số 279, thứ 3 ngày 8/12/2009, tr4.
Tít bài sáng tạo trên nền tảng câu tục ngữ “rối như canh hẹ” và giữ
nguyên ý ngĩa diễn đạt khi phản ánh việc bộ xây dựng vừa ban hành
thông tư hướng dẫn quy định giá dịch vụ nhà chung cư. Những tưởng nó

sẽ gỡ rối cho cả hai bên, chủ đầu tư và người dân. Nhưng quy định của
thông tư này không những không gỡ được rối mà còn gây căng thẳng
cho cả hai bên.
Trăm dâu đổ đầu…tỉ giá, Dương Hà- M.Thoa, báo Lao Động số
283, thứ 7 ngày 12/12/2009, tr3.
Đây là cách biến tấu cuả tác giả từ câu “trăm dâu đổ đầu tằm” nói
về cách các nhà cung ứng lí giải về việc giá cả các mặt hàng ngày càng

20


tăng lên dịp áp tết. Họ lí giải vì những lí do không mấy liên quan trực
tiếp như giá xăng dầu tăng, tỉ giá USD biến động!
Xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng: nước đến chân vẫn…chưa
nhảy, Võ Tuấn- Ngọc Phương, báo Lao Động số 295, thứ 7 ngày
26/12/2009, tr2.
Xuất phát từ câu “nước đến chân mới nhảy”, tít bài có thay đổi 1
thành tố của câu tục ngữ từ “mới nhảy” thành “vẫn chưa nhảy” đã diễn tả
thái độ thờ ơ đối với quy định xử phat người hút thuốc lá nơi công cộng
Nước cứ chảy vào chỗ trũng, Đặng Trung Kiên, báo Lao Động số
299, thứ 5 ngày 31/12/2009, tr2.
Trong tít bài này tác giả đã thêm từ “cứ” vào giữa câu tục ngữ
“nước chảy chỗ trũng” để nhấn mạnh.
Đê bao hai dòng sông lớn ở Tây Nguyên: bên ăn không hết, bên
lần chẳng ra, Đặng Trung Kiên, báo Lao Động số 299, thứ 5 ngày
31/12/2009, tr2.
Đây là tít bài được sáng tạo trên nền câu tục ngữ “kẻ ăn không hết,
kẻ lần chẳng ra”. Sự sáng tạo này vẫn giữ nguyên ý nghĩa của câu nói
dân gian nguyên bản khi phản ánh một nghịch lí: đê bao đối với hàng
nghìn hộ dân sinh sống dọc bờ sông Krong Nô(đắc Nông) là chuyện

không dám mơ tới dù nó gắn với mục tiêu vô cùng thiết thực với “nồi
cơm” của họ. Trong khi đó hệ thống đê bao ở sông Krong Ana ở Đắc lắc
vốn đã hoàn chỉnh và phát huy tác dụng từ lâu nay lại được hưởng thêm
hàng trăm tỉ đồng từ trái phiếu chính phủ để cứng hóa và bê tông hóa.
d. Sáng tạo những hình ảnh mới,nội dung mới trên nền tảng chất
liệu văn học dân gian
Ở hình thức vận dụng này, tuy cách diễn đạt đã được thay thế với
những hình ảnh mới, nội dung diễn đạt mới nhưng ý nghĩa của những
hình ảnh đó không bị thay đổi. Đây là hình thức vận dụng chất liệu văn
học dân gian sáng tạo nhất, đòi hỏi sự dụng tâm cao nhất của người viết.
Công việc của người sáng tạo lúc này là khoác tấm áo mới cho chất liệu
văn học dân gian đã quá quen thuộc. Đọc những cái tít sáng tạo như vậy

21


độc giả vừa thấy được hơi thở dân gian thân thuộc lại vừa không cảm
thấy nhàm chán bởi những điều đã nghe và gặp nhiều.
Có 9/47 tít trong phạm vi khảo sát nằm trong trường hợp này,
chiếm 19,1%.
Đánh bạc với tôm, vùi thân với đá, Phan Thế Cải, báo Lao Động
số 233, thứ 5 ngày 15/10/2009, tr6.
Khởi nguồn của tít này là câu “đánh bạc với đời” đã trở thành lối
nói quen thuộc ám chỉ những trường hợp liều lĩnh, thiếu chắc chắn, 5 ăn
5 thua. Dựa trên cơ sở đó, tác giả đã sáng tạo một hình ảnh mới hoàn
toàn hợp lý với nội dung bài viết: người dân Thạch Bàn- Hà Tĩnh vốn
sống bằng 2 nghề chính là làm muối và khai thác đá nhưng nghề muối
không có lãi, công trường khai thác đá bị đóng cửa. Tại thời điểm đó, địa
phương được đầu từ chương trình nuôi trồng thủy sản, vốn đầu tư của Bỉ,
nên đã chuyển sang nuôi tôm. Vì không nghiên cứu kĩ môi trường nuôi

trồng nên 2 năm liền người dân đều trắng tay. Quả thực người dân Thạch
Bàn đã liều lĩnh “đánh bạc với tôm”.
Trâu ta ăn cỏ đồng ta, Bích Liên, báo Lao Động số 241, thứ 7
ngày 24/10/2009, tr3.
Đây là hình ảnh người viết sáng tạo trên chất liệu văn học dân gian
là câu tục ngữ “ta về ta tắm ao ta/ dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Sự
sáng tạo đó cũng nhiều phần hợp lí khi đề cao những giá trị gần gũi,
xung quanh cuộc sống con người. Trong trường hợp này, hình ảnh sáng
tạo đó dùng để diễn tả động thái phát triển trên “sân nhà” của các hãng
hàng không Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế toàn đầu. Đó là bài toán
“tấn công” vào thị trường khách hàng nội địa.
Bầu, bí tranh giàn, Lý Sinh Sự, báo Lao Động số 238, thứ 4 ngày
21/10/2009, tr2.
Tít bài sáng tạo trên nền tảng câu thành ngữ: “bầu ơi thương lấy bí
cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Những “thân cò” trên phố(chùm ảnh), Khắc Trung, báo Lao
Động số 238, thứ 4 ngày 21/10/2009.

22


Tắm ao ta cũng còn khó, Lý Sinh Sự, báo Lao Động số 239, thứ 5
ngày 22/10/2009.
Khi chủ đầu tư “tiếp tay” cho “cò”, Hồng Quân, báo Lao Động
số 247, thứ 7 ngày 31/10/2009, tr3.
Của chung không ai xót, Thẩm Hồng Thụy, báo Lao Động số
256, thứ 4 ngày 11/11/2009, tr3.
Tít bài lấy ý từ câu tục ngữ “cha chung không ai khóc” vốn dùng
để chỉ thái độ thờ ơ của nhiều người đối với những giá trị chung. Trong
bài báo, khi được sáng tạo lại, nó ám chỉ việc các đợt khuyến mãi ồ ạt

của nhà mạng di động góp phần nướng nhanh kho tài nguyên số.
Củ khoai là to nhất, Lý Sinh Sự, báo Lao Động số 258, thứ 6
ngày 13/11/2009, tr2.
Tít bài được sáng tạo dựa trên nền tảng câu tục ngữ “con kiến mà
kiện củ khoai” chỉ sự lép vế đối với quyền lực. Quyền lực là cao nhất.
Một cổ ba tròng, nhóm PV, báo Lao Động số 282, thứ 6 ngày
11/12/2009, tr7.
Một cổ ba tròng là ý được sáng tạo dựa trên câu thành ngữ “một
cổ hai tròng”. Ám chỉ cửa ngõ đông bắc TP HCM loạn các trạm thu phí
trên cầu dây văng Phú Mĩ. Người có xe ô tô và doanh nghiệp vận tải sẽ
lãnh chịu hậu quả cuả việc các trạm thu phí chồng chéo lên nhau, là
người phải chịu “3 tròng” chứ không phải “2 tròng”. Sáng tạo như vậy
tăng thêm mực độ nghiệm trọng của sự việc, mang lại hiệu quả thông tin
cao.
3. Hiệu quả thẩm mĩ của việc sử dụng chất liệu văn học dân
gian trong đặt tít báo Lao Động tháng 10, 11, 12 năm 2009
Việc sử dụng chất liệu văn học dân gian trong dặt tít ở báo Lao
Động trên phạm vi khảo sát đã mang lại những hiệu quả nhất định đối
với cả người đọc, người sáng tạo và giá trị tác phẩm.
a. Tăng sức hấp dẫn cho bài báo nhằm thu hút độc giả
Trong vai trò người tiếp nhận có lẽ bất cứ ai cũng bị hấp dẫn bởi
những tít bài ấn tượng, “xuôi tai”. Đó là điều dễ hiểu và phù hợp với quy
luật và tâm lý tiếp nhận của con người. Hơn thế nữa, trong hoàn cảnh

23


độc giả ngày càng choáng ngợp trong hàng trăm, hàng ngàn nguồn thông
tin khác nhau, họ buộc phải lựa chọn trước khi tiếp nhận. Khi đó không
ai nỡ quay lưng lại với những bài báo được rút tít hay. Hay nói cách

khác, cách rút tít ấn tượng sẽ “khơi mào” cảm hứng cho người đọc đến
với những dòng tiếp theo.
Một tít bài hay không những hấp dẫn được người đọc ngay từ cái
nhìn đầu tiên mà còn có khả năng khắc sâu vào tâm trí họ. Đôi khi một
tít bài ám ảnh còn tạo nên những trăn trở, day dứt trong lòng người đọc.
Tất cả những điều trên, bằng việc sử dụng khéo léo và sáng tạo
những chất liệu văn học dân gian trong đặt tít, báo Lao Động 3 tháng
cuối năm 2009 đã làm được.
Không những tăng thêm tính hấp dẫn cho bài báo, việc làm trên
cũng đã giúp các nhà báo dễ dàng trình bày những vấn đề nhạy cảm một
cách thông minh, đủ hấp dẫn nhưng vẫn đầy tế nhị.
b. Phát huy tính sáng tạo và rèn luyện bút lực của nhà báo
Vận dụng vốn không phải sự sao chép hay cắt, dán. Trong phạm vi
khảo sát, việc vận dụng chất liệu văn học dân gian trong đặt tít báo Lao
Động đòi hỏi sự dụng tâm lớn. Điều đó đòi hỏi những người cầm bút
phải phát huy cao độ tính sáng tạo của mình.
Một chất liệu văn học dân gian dù có giá trị đến mấy cũng không
có tác dụng nếu bị lạm dụng, thậm chí là phản tác dụng nếu sử dụng
không đúng chỗ. Có thể nói việc vận dụng đó nếu không có kĩ năng và
kiến thức sẽ giống như con dao hai lưỡi. Để không xảy ra tình trạng “râu
ông nọ cắm cằm bà kia”, các nhà báo đã phải huy động tối đa khả năng
thâu tóm vấn đề. Đồng thời người rút tít cũng phải chọn lọc chất liệu
trong kho tàng văn học dân gian vốn vô cùng phong phú để vận dụng
cho phù hợp.
Trong trường hợp không thể vận dụng nguyên dạng chất liệu văn
học dân gian, tính sáng tạo của người viết càng được phát huy cao độ.
Người rút tít khi đó phải cân nhắc giữa việc lược bớt, thêm vào, thay đổi
hay sáng tạo những hình ảnh mới sao cho hiệu quả diễn đạt cao nhất. Sự

24



cân nhắc ấy thể hiện cao nhất khi người viết sáng tạo những hình ảnh
mới trên nền tảng chất liệu văn học dân gian.
Trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí, người viết không
ngừng dụng công trong việc vận dụng những tinh hoa của môt loại hình
nghệ thuật là văn học. Vô hình chung, đó cũng là một phương pháp để
người viết rèn luyện bút lực. Khi việc vận dụng chất liệu văn học đã trở
thành một thói quen, chắc hẳn sẽ giúp hình thành phong cách riêng của
tác giả, không những trong nghệ thuật rút tít ma còn trong quá trình sáng
tạo những thành phần khác của tác phẩm. Trong khảo sát, Lý Sinh Sự,
Đặng Trung Kiên…là những cây bút vận dụng đều đặn chất liệu văn học
dân gian trong đặt tít báo.
c. Tăng thêm tính dân tộc cho bài báo nói riêng và tờ báo nói
chung
Một nhà nghiên cứu phương Tây đã nhận định: “một trong những
hiện tượng gây ấn tượng mạnh nhất trong 25 năm cuối thế kỉ này (thế kỉ
20) là sự cất cánh của toàn bộ châu Á”. “Sự cất cánh của toàn bộ châu
Á” tất nhiên không tách rời ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trên
mọi phượng diện của đời sống xã hội. Đời sống báo chí là một bộ phận
của đời sống xã hội cũng chung hướng phát triển đó.
Trong cơn lốc toàn cầu hóa, có thể cơ sở hạ tầng của mọi dân tộc,
mọi quốc gia sẽ tương tự nhau. Cái còn lại để đảm bảo cho mỗi quốc gia
hòa nhập mà không hòa tan trong phạm vi toàn cầu chính là bản sắc dân
tộc. Báo chí là một bộ phận hợp thành và cũng là phương tiện để bảo tồn
và phát triển văn hóa. Để làm được điều đó, bản thân mỗi tờ báo phải có
tính dân tộc trước khi mang bản sắc dân tộc đến với công chúng tiếp
nhận.
Ai cũng biết văn học dân gian là một báu vật của văn học Việt
Nam. Nó có sức sống lâu bền qua hàng ngàn thế hệ con người Việt Nam.

Nếu những thế hệ “hậu sinh” như chúng ta không có ý thức học hỏi, tìm
hiểu về nó, không sớm thì muộn kho báu ấy cũng sẽ bị mai một dần. Đội

25


×