Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tieu luan báo chí việt nam trong tiến trình toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.77 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
I/ Báo chí Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng
1. Bản chất cách mạng của báo chí Việt Nam
Báo chí Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, đã thể hiện bản chất cách
mạng của nó , với tư cách là một công cụ tuyên truyền đường lối của Đảng,
tập hợp giai cấp công nhân và nông dân lao động, đứng dưới ngọn cờ lãnh
đạo của Đảng . Ngày nay, trong thời kỳ xây dựng đất nước, bản chất cách
mạng của báo chí Việt Nam vẫn được kế thừa và phát huy. Đặc điểm nổi bật
của báo chí Việt Nam , đó là đã song hành cùng sự phát triển của quê hương,
đất nước, nhanh chóng bắt nhịp hơi thở thời đại, tiếp thu những tiến bộ khoa
học kỹ thuật, công nghệ vào báo chí, đưa nền báo chí phát triển nhanh chóng
cả về số lượng và chất lượng.
Tính đến tháng 12-2009, cả nước có 706 cơ quan báo chí in, gồm:
178 báo in (trung ương, các ban, bộ, ngành, đoàn thể có 76 báo); các tỉnh,
thành phố có 102 báo); 528 tạp chí (trung ương, các ban, bộ, ngành, đoàn
thể có 414 tạp chí; địa phương 114 tạp chí); 1 hãng thông tấn quốc gia; 2
đài phát thanh, truyền hình quốc gia; 64 đài phát thanh, truyền hình
tỉnh, thành phố, trên 600 đài cấp huyện, hàng nghìn trạm. truyền thanh
cấp xã; 37 báo điện tử, 160 trang điện tử của các cơ quan báo chí, hàng
nghìn trang thông tin điện tử…
Về mặt nội dung: Biểu hiện rõ nét nhất là, thời gian qua, báo chí đã tham
gia tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả, thực sự trở thành vũ khí sắc bén của
xã hội, công cụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội. Nhiều vụ việc
tiêu cực đã được các cơ quan báo chí phát hiện, đưa ra ánh sáng, nhờ đó mà
ngăn chặn được những hành vi xâm hại tiền bạc, tài sản của công hoặc gây

1


thất thoát, lãng phí nguồn lực đất nước. Ví dụ như những vụ án tham nhũng


PMU, Lã Thị Kim Oanh, Vinashin…. Nhiều nhà báo và tập thể báo chí đã
dũng cảm, kiên quyết đấu tranh, bất chấp khó khăn, nguy hiểm, theo đuổi tới
cùng để xử lý những vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Báo chí cũng đã có những
đóng góp tích cực trong việc hướng dẫn nhận thức xã hội, đấu tranh chống lại
những âm mưu, thủ đoạn và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch”.
Không những thế, báo chí còn có những đóng góp quan trọng trong
công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại. Thông qua các phương tiện phát
thanh, truyền hình, báo in và mạng internet, thông tin về những thành tựu của
công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, về các giá trị văn hóa truyền thống
cua dân tộc được tăng cường một bước, góp phần tích cực thực hiện chính
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy hội nhập quốc tế, nâng cao vị
thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới…
2. Những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Nghị quyết TW 5 về
công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trong tình hình mới .
Về mục tiêu, Nghị quyết xác định rõ : Mục tiêu chung bao gồm các
nội dung lớn sau: củng cố, tăng cường sự thống nhất tư tưởng, chính trị trong
Ðảng, sự đồng thuận về chính trị, tinh thần trong nhân dân; giữ vững và mở
rộng trận địa tư tưởng của Ðảng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; phát huy sức mạnh của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,
của đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao ý chí phấn đấu thực hiện thành công,
sự nghiệp đổi mới, CNH, HÐH, hội nhập kinh tế, xây dựng và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Mục tiêu thứ hai góp phần tích cực thực hiện có hiệu quả cuộc vận
động xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của Ðảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng ngày
càng trong sạch, vững mạnh.
Mục tiêu thứ ba yêu cầu công tác tư tưởng, lý luận phải vượt qua tình
trạng lạc hậu, yếu kém, công tác báo chí phải khắc phục được những khuyết
điểm, yếu kém kéo dài, đồng thời phải đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu


2


quả, góp phần củng cố tư tưởng, phát triển trình độ lý luận chính trị, tri thức
của Ðảng và hệ thống chính trị, khẳng định vai trò tiên phong của Ðảng
Về quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết T.Ư 5 (khóa X) đã khẳng định :
Quan điểm thứ nhất, xác định vị trí của công tác tư tưởng, lý luận "công
tác tư tưởng, lý luận là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn
bộ hoạt động của Ðảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng
chính trị của chế độ, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân
thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong
của Ðảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hóa và đạo đức; thể hiện vai trò đi
trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Quan điểm thứ hai, chỉ ra vai trò, chức năng cơ bản nhất của công tác tư
tưởng, lý luận, báo chí: "phải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và
phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường
lối của Ðảng, làm cho hệ tư tưởng của Ðảng, của giai cấp công nhân, lý tưởng
xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc,
những tinh hoa văn hóa thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần
xã hội".
Quan điểm thứ ba, xác định các lực lượng làm công tác tư tưởng "là
nhiệm vụ của toàn Ðảng, của cả hệ thống chính trị với sự tham gia, đóng góp
của nhân dân, trong đó lực lượng nòng cốt là đội ngũ chuyên trách làm công
tác tư tưởng, lý luận, báo chí của Ðảng .
Quan điểm thứ tư, nhấn mạnh tính đặc thù của công tác tư tưởng của
Ðảng "là công tác đối với con người, một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi
hỏi phải nắm vững những quy luật riêng của tư tưởng, có thái độ, phương
pháp khoa học, kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu định hướng tư tưởng với sự tự
nguyện, giữa lý trí và tình cảm, giữa lời nói và việc làm, giữa "xây" và
"chống", lấy "xây" làm chính, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực; phải gắn bó mật

thiết và phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao
đời sống và phát huy quyền làm chủ của nhân dân".

3


Nghị quyết nhấn mạnh : Báo chí là tiếng nói của Ðảng, Nhà nước,
các tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân; Báo chí đặt
dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt
động trong khuôn khổ pháp luật; phải bảo đảm tính tư tưởng, tính
chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng.
Ðối với công tác báo chí, Nghị quyết xác định rõ, một mặt, báo chí có
trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ chung của công tác tư tưởng.
Mặt khác, Nghị quyết nhấn mạnh 5 nội dung đối với báo chí, trong đó, vừa
khẳng định lại các nhiệm vụ, vừa đặc biệt làm rõ các giải pháp để báo chí
khắc phục các yếu kém, khuyết điểm.
Trong các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp toàn diện trên, có một số
vấn đề rất hệ trọng và cấp thiết với báo chí như: đổi mới, tăng cường sự lãnh
đạo trực tiếp của Ðảng, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào
tạo, bồi dưỡng rà soát, đánh giá lại đội ngũ lãnh đạo, quản lý, phóng viên,
biên tập viên, thực hiện tốt các quy chế, quản lý chặt chẽ cơ quan đại diện,
phóng viên thường trú ở các địa phương và ở nước ngoài; Đối với các báo,
đài, tạp chí chủ lực, cần khẩn trương thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng,
bổ sung cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, đổi mới, nâng cao chất lượng nội
dung, hình thức để tăng tính thuyết phục, sự hấp dẫn, lượng phát hành, phạm
vi phủ sóng, năng lực làm chủ, chi phối thông tin và định hướng dư luận xã
hội...
3. Báo chí Việt Nam hiện tại
3a. Những ưu điểm
- Phần lớn các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, đúng

định hướng chính trị, góp phần tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, thông tin, cổ vũ phong trào hành động cách mạng, phản ánh
tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, phát hiện, cổ vũ các nhân tố
mới, điển hình tiên tiến, tham gia tích cực cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, quan liêu, chống âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế
4


lực thù địch, đồng thời báo chí là một tiếng nói góp phần vào quá trình dân
chủ hóa đời sống xã hội.
- Báo chí Việt Nam - bộ phận tiên phong trong công tác tư tưởng của
Đảng
Theo VOV ( Đài Tiếng nói Việt Nam) ngày 05/05/2010, tại Hội nghị
Toàn quốc triển khai nhiệm vụ trong tâm của các cơ quan báo chí năm 2010,
ông Trương Tấn Sang, ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban bí thư cho rằng:
Hầu hết các cơ quan báo chí tiếp tục thể hiện rõ vai trò là bộ phận tiên phong
trong công tác tư tưởng của Đảng, tích cực tuyên truyền đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà còn có vai trò góp
phần tích cực vào việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của đất
nước trong giai đoạn hiện nay.
Hội nghị đã đánh giá tình hình hoạt động báo chí nước ta trong những
năm qua (tính từ Hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Thông
báo Kết luận 162-TB/TW của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo, quản lý
công tác báo chí, tổ chức đầu năm 2007); nhìn lại 3 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 (khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu
mới, các Thông báo kết luận của Bộ Chính trị và các Quyết định của Ban Bí
thư (khoá X) về lãnh đạo, quản lý công tác báo chí. Hội nghị nêu rõ:
-


Các cơ quan báo chí đã tăng cường và nâng cao chất lượng công tác

thông tin, tuyên truyền đối ngoại, tuyên truyền về quan điểm, đường lối của
Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước ta, thành tựu đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc của đất nước ta để bạn bè và nhân dân thế giới, đồng bào ta ở
nước ngoài có thông tin đúng đắn về tình hình đất nước ta, đồng tình ủng hộ
sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đồng thời, chủ động, kiên trì đấu tranh,
phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, phản động của các thế lực cơ hội,
thù địch lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, biển
đảo... để xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước, sự nghiệp cách mạng
5


của nhân dân ta. Đặc biệt, báo chí đã nỗ lực vượt qua khó khăn do khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối 2007 đến nay, phản ánh
tốt các chủ trương, giải pháp của T.Ư và cả nước nhằm ổn định kinh tế và tiếp
tục phát triển.
3b. Những tồn tại, hạn chế:
Nhưng cùng với nhiều thành quả đáng tôn vinh và phát huy, thực tế
hoạt động của báo chí VN vẫn còn những bất cập và hạn chế. Một số cơ quan
báo chí thiếu nhạy bén chính trị, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Ðảng, sự
quản lý của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, sa
đà vào việc đưa tin tiêu cực và tệ nạn xã hội. Khuynh hướng tư nhân hóa,
thương mại hóa báo chí, tư nhân núp bóng để kinh doanh báo chí ngày càng
tăng. Trong thông tin tuyên truyền còn để lọt thông tin không trung thực, thiếu
chính xác, giật gân, câu khách, lộ bí mật; chưa làm tốt công tác phát hiện,
tuyên truyền về các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong
trào thi đua yêu nước Thực tế này thể hiện qua xu hướng “thương mại hóa”, ít
tuyên truyền các gương điển hình mà hay tập trung thái quá vào các mặt tiêu
cực của xã hội, đi sâu phản ánh những tin tức giật gân, câu khách… Tình

trạng hạn chế về nghiệp vụ của một số nhà báo, phóng viên, trùng lặp, sử
dụng lại thông tin vẫn tương đối phổ biến. Có những lãnh đạo các đơn vị báo
chí, bản lĩnh và nhãn quan chính trị còn yếu do hạn chế về nhận thức.

“ Đi s©u khai th¸c ®êi t , t×m nh÷ng t×nh tiÕt giËt

g©n, c©u kh¸ch, ví dụ, vụ giết người tình trên xe LEXUS, có báo
mạng đăng từ 30- 40 bài ( khai thác quá mức!!!)…. Những chuyện “
Cướp, giết, hiếp – Trộm, nghiện, lừa” nhiều khi được xem là mảnh đất
màu mỡ để báo chí, đặc biệt là báo mạng khai thác vô tội vạ… Ví dụ, trên
báo mạng vừa qua, tràn ngập thông tin chuyện đời tư của cô ca sỹ Hồ

6


Ngọc Hà khi có con với người yêu mà không cưới. Thế là ngay lập tức, có
một bài báo đăng chuyện quá khứ của cô với dụng ý xấu, mà đọc bài đó,
nhiều người hiểu ngay dụng ý của bài báo là xem cô chẳng ra gì? Sau
đó, cô Hồ Ngọc Hà đã kiện một số chi tiết báo đưa chưa chính xác, làm
rùm beng cả lên.. ( Hết chuyện để viết báo rồi sao?) Đây cũng là điều vi
phạm cấm kỵ nhưng lại rất phóng túng trong báo chí Việt Nam.Báo chí
trở thành lá cải lúc nào không biết??? Trong khi đó, khi viết về

những

vấn đề bị nhà nước xếp vào loại “nhạy cảm” như mối quan hệ giữa Việt
Nam và Trung Quốc, cách hành xử của nước láng giềng và thái độ của
chính quyền, vụ khai thác bauxite Tây Nguyên, những cách làm việc tắc
trách của chính quyền thì nhiều nhà báo lại e ngại. E ngại một phần do sợ
không đủ trình độ, kiến thức để viết, e ngại nữa là thiếu bản lĩnh để đương

đầu với những vấn đề lớn. Thôi thì tặc lưỡi, vì vài đồng nhuận bút, viết cái
gì dễ dễ, các vấn đề xã hội, miễn là có người tò mò đọc, lại có tiền,
xong!!!
Một số hạn chế thiếu sót đã bị các thế lực thù địch trong và ngoài
nước triệt để khai thác, lợi dụng vụ cáo ta về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo
tín ngưỡng; kích động chia rẽ nội bộ Đảng và khối đại đoàn kết dân tộc...
Đặc biệt còn có những cán bộ, phóng viên ở một số cơ quan báo chí, văn
phòng đại diện cơ quan báo chí tại các địa phương thiếu rèn luyện đạo đức,
phẩm chất, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm chí vi phạm pháp luật…Các
cơ quan báo chí chủ lực của Ðảng, Nhà nước chậm đổi mới, nội dung và hình
thức thiếu hấp dẫn, chất lượng tuyên truyền không cao, chưa có khả năng làm
chủ, chi phối thông tin và định hướng dư luận xã hội
. Nếu như nghiệp vụ là yếu tố cần, thì có thể xem đạo đức, bản lĩnh nghề
nghiệp của nhà báo là yếu tố đủ. Vì nếu chỉ là nhà báo giỏi nghiệp vụ thôi,
mà thiếu hẳn 2 yếu tố đạo đức, bản lĩnh, thì trước sau, nhà báo cũng sẽ bị

7


trả giá trong cơ chế thị trường hiện nay.
Thực tế về vụ việc Nhà báo Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh niên
bị bắt khi khai thác thông tin cho thấy việc nhà báo tỉnh táo và bản lĩnh là
cực kỳ quan trọng. Cho dù có nghiệp vụ giỏi, nhưng trước một sự việc cụ
thể thì nhà báo phải dùng phương pháp tư duy khoa học biện chứng để
xem xét 2 mặt của vấn đề, không thiên lệch, không tả khuynh, hữu
khuynh…Bởi chỉ cần những sai lầm rất nhỏ, nhà báo dễ dàng đánh mất uy
tín. Một số nhà báo ở đài Truyền hình Việt Nam trong vụ việc luật sư Lê
Công Định , hay vụ việc Năm Cam đã phải thuyên chuyển công tác bởi sự
thiếu nhạy cảm của mình trước những đối tượng mà “ xã hội đang nghiên
cứu”, khi những kết luận của cơ quan điều tra chưa rõ ràng…

Nói như vậy, để thấy , nhà báo tác nghiệp trong cơ chế thị trường
mới khó khăn làm sao?
3c. Một số quan điểm khác về báo chí Việt Nam hiện tại
Bên cạnh những quan điểm trên, có người cho rằng: Báo chí Việt Nam là
“ vùng trũng của báo chí thế giới”. Điều này không phải là không có cơ sở.
Có thể nói rằng, trong giai đoạn toàn cầu hóa lan rộng sâu sắc như hiện nay,
báo chí, truyền thông đại chúng cũng bị tác động sâu sắc. Theo GS, TS Tạ
Ngọc Tấn , UVTW Đảng, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản –( Toàn cầu hóa
Truyền thông đại chúng và những hệ quả của nó-Trang web :
www.vientriethoc.com.vn): Về thực chất, toàn cầu hóa truyền thông đại
chúng, trước hết là mở rộng phạm vi và quy mô ảnh hưởng của truyền thông
đại chúng các nước giàu mạnh, phát triển. Mặt khác, chính các nước công
nghiệp phát triển phương Tây cũng muốn bành trướng ảnh hưởng văn hóa
như một thứ sức mạnh mềm nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh,
phát triển kinh tế và bành trướng quyền lực chính trị của mình. Điều ấy tất
yếu dẫn đến dòng chảy văn hóa một chiều không công bằng, ảnh hưởng tiêu
cực đến các nền văn hóa của các nước nghèo, chậm phát triển. Việt Nam,
8


không còn cách nào khác là phải chịu ảnh hưởng của toàn cầu hóa truyền
thông đại chúng như một quy luật tất yếu. Có thể ví như quy luật toàn cầu hóa
giống như quy luật“ Nước chảy chỗ trũng”.
Theo tôi, chúng ta cũng phải công bằng nhìn nhận, trình độ phát triển của
báo chí Việt Nam còn lạc hậu so với thế giới. Điều này có một quá trình, do
báo chí Việt Nam là nền báo chí ra đời sau, là nền báo chí cách mạng, các
chức năng tư tưởng, chức năng giáo dục, định hướng vẫn chiếm ưu thế.Thậm
chí một thời, chúng ta đã làm theo cách của Lênin: Báo chí là người tổ chức
tập thể, tuyên truyền tập thể… Tuy nhiên, hiện nay, phải nhận thấy rằng:
Chức năng của báo chí đã có nhiều thay đổi phong phú, do xã hội càng ngày

càng phát triển. Hiện nay, nếu như xem chức năng thông tin của báo chí là
chủ đạo thì xem ra báo chí Việt Nam vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu của tối đa
công chúng, bên cạnh đó, công cuộc xây dựng Đảng , chống tham nhũng của
báo chí vẫn chưa phát huy hết vai trò…

Năm 2010, Tổ chức Nhà báo không biên giới, RSF, xếp hạng Việt Nam
là quốc gia xếp thứ 165/178 trên thế giới về tự do báo chí.
Cơ chế, hành lang pháp lý cho báo chí phát triển , hay nói đúng hơn,
tạo môi trường lành mạnh cho báo chí tham gia đấu tranh chống tiêu cực,
tham nhũng , phát huy vị trí, chức năng, bản chất của báo chí vẫn chưa thực
sự được tập trung cao.
II/ Xu hướng phát triển của báo chí Việt Nam
Trên cơ sở phân tích những hệ quả của toàn cầu hóa truyền thông
đại chúng, có thể nhận định rằng: Trong 5-10 năm tới, với xu thế toàn
cầu hóa truyền thông đại chúng, báo chí sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ
theo hướng truyền thông đa phương tiện, hội tụ công nghệ và sự tham gia

9


ngày càng nhiều của công chúng vào hoạt động báo chí, nhất là báo
mạng.
Theo Giáo sư Đào Nguyên Cát , Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt
Nam, trong bài phát biểu tại Hội nghị Vinpearl cho rằng: Internet đang vẽ lại
bản đồ báo chí thế giới. Sức công phá của internet khiến cho các phương
tiện thông tin khác như báo in, phát thanh, truyền hình …, về bản chất là
thông tin một chiều - mất dần độc giả do internet đã tích hợp các yếu tố nghexem- đọc – nói – trao đổi, thậm chí phản hồi ngay trên một hệ thống. Mặt
khác, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, máy tính để bàn, máy tính xách
tay, điện thoại di động cũng trở thành phương tiện đọc báo mà chả cần mất
tiền mua, thông tin lại tràn ngập. Doanh thu quảng cáo của Phát thanh- Truyền

hình, báo in vì thế mà cũng sút dần. Độc giả từ chỗ thụ động trở thành độc
giả chủ động, thậm chí lại trở thành người viết báo, người đưa tin… Ví dụ
mạng YOUTUBE chia sẻ clip và thông tin là một kiểu xã hội hóa báo chí…
Hoặc những phản hồi mang tính ý kiến của các độc giả với tính chất bàn luận
trên một số tờ báo mạng.. Tính hấp dẫn của tờ báo mạng là ở chỗ tính tương
tác rất cao. Khác với các tờ báo khác là chỉ biết đón nhận một cách thụ
động….Vì thế, nhiều tờ báo , đặc biệt là báo in phải bắt buộc đổi mới , nếu
như không muốn bị đào thải.
Giáo sự Đào Nguyên Cát cũng nói thêm một nguyên nhân rất quan
trọng đó là khủng hoảng kinh tế cũng làm cho báo chí đứng trước yêu cầu
cải tổ. Ngân sách đầu tư cho báo chí bị thu hẹp, doanh số quảng cáo của các
doanh nghiệp bị cắt giảm. Khách hàng sẽ tìm đến những phương tiện quảng
cáo giá rẻ, nhưng “ độ phủ sóng” cao hơn…
Việt Nam hiện có khoảng 24 triệu người sử dụng Internet (gần
30% dân số), lọt vào top 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có số người
dùng Internet nhiều nhất thế giới, theo một kết quả điều tra mới công
10


bố gần đây. Lượng người dùng Internet tại Việt Nam cũng là cao nhất
trong khu vực Đông Nam Á. Trong mối tương quan với thực tế này,
các mạng xã hội ngày càng có sức lan tỏa lớn, trong khi điều thú vị là
các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước dường như cũng
ngày càng mang tính "đối thoại" nhiều hơn.

Theo tôi, có mấy xu thế đang hiện hữu của báo chí Việt Nam hiện tại với
tính chất như là bước quá độ để báo chí Việt Nam có thể tiến sâu, hòa nhập
với báo chí thế giới, sau sự bành trướng của internet…, “người em sinh sau đẻ
muộn” của báo chí, nhưng lại có sự phát triển mạnh mẽ…
1. Xu thế hội tụ truyền thông


Khái niệm hội tụ truyền thông (media convergence) đã được nhắc đến
nhiều. Hội tụ truyền thông là một xu thế khởi đi từ những phát minh
công nghệ, đặc biệt là internet và những tiến bộ của khoa học, công
nghệ kỹ thuật hiện đại. PGS. TS Vũ Quang Hào – Đại học KHXH và
NV Hà Nội lại cho rằng: Hiện nay, có nhiều xu thế biểu hiện của truyền
thông hiện đại như xu thế đồ hình, xu thế tương tác, xu thế thuyết
Nhiều cửa , có nghĩa là xu thế mở ra nhiều cửa thông tin trên một sản
phẩm truyền thông( hay còn gọi là Many Dimentions). Còn ở một số
cách nói khác, thì có thể gọi là truyền thông đa phương tiện ( multi
communication). Tuy nhiên, đây chỉ là cách gọi chưa thống nhất, những
đều là những biểu hiện của xu thế hội tụ truyền thông.
Thời đại internet cho phép thông tin được truyền tải trên một môi
trường khác “vật liệu mang thông tin” theo kiểu cũ , thụ động một chiều,
như báo in, báo phát thanh, hay truyền hình…Chỉ cần một chiếc điện
thoại di động giá không cao lắm, ai cũng có thể là thành viên bình đẳng

11


trong làng truyền thông toàn cầu. Đây cũng là thiết bị minh chứng khá tiêu
biểu cho kỷ nguyên hội tụ công nghệ. Điện thoại di động – thực chất là các
thiết bị điện tử cầm tay – hiện nay thường được thiết kế đa chức năng:
quay phim, ghi âm, nghe phát thanh, chụp ảnh, lưu trữ, lướt web, định vị
vệ tinh, soạn thảo văn bản, check email ...Hoặc chỉ cần một máy tính xách
tay có kết nối internet, thông tin lúc nào cũng tràn ngập bên cạnh bạn .. Sự
phân chia các loại hình báo chí trong kỷ nguyên internet rất mờ nhạt.
Thông tin được chủ động phân phối theo cách mà công chúng cần tiếp
nhận nó nhanh nhất, chất lượng nhất, đầy đủ nhất. Trong áp lực kịp thời,
nhanh chóng đó, suy cho cùng là áp lực từ công chúng báo chí – khiến cơ

quan báo chí trong xu thế hội tụ truyền thông phải cấu trúc lại để trở
thành một guồng máy sản xuất, chế biến, phân phối thông tin nhằm cho ra
nhiều “món” mà công chúng tự chọn lựa theo cách của họ, vào thời điểm
họ muốn và theo nhu cầu của họ.
Hội tụ công nghệ, tích hợp đa phương tiện trong truyền thông đại
chúng, hay nói như PGS, TS Vũ Quang Hào, xu thế Thuyết nhiều cửa là một
xu thế tất yếu và quan trọng nhất của truyền thông hiện đại .
Có nhiều vấn đề đặt ra trong xu thế này, đó là sự tồn tại và phát triển
của một số loại hình báo chí truyền thống, sự cần thiết về đổi mới hoạt động
báo chí và nhà báo. Dưới đây là một số ý kiến tham khảo:
Trong chuyên đề : Báo chí và phát triển, trang wep.phaply.vn, bài Báo

chí trong xu thế hội tụ truyền thông ngày 20/6/2010, nhà báo Huỳnh
Dũng Nhân, Phó Chủ tịch Hội nhà báo TP.HCM, Tổng biên tập Tạp chí
Nghề báo cho rằng: Báo in không thể chết.
Ý kiến của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân hoàn toàn có cơ sở, bởi vì,
thực ra, hiện nay, không phải ai cũng có thể sở hữu một chiếc máy điện
thoại có thể vào mạng, hay có máy tính để truy cập Internet. Vì vậy, báo
12


điện tử có thể lấn át nhưng chưa thể thay thế báo in, nhất là ở một nước
còn nghèo và internet chưa thể “phủ sóng” được khắp nơi như Việt Nam
với gần 80% dân số ở nông thôn.
Tất nhiên, cũng phải nhìn nhận thêm rằng, báo chí hiện đại yêu
cầu nhà báo cũng phải là người thao tác nghề giỏi . Xu hướng hội tụ có
tác dụng kích thích tính chuyên nghiệp của người làm báo nhiều hơn.
Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng thư ký tòa soạn báo
Pháp luật TP.HCM cũng cho rằng : Ngày nay, hội tụ truyền thông là xu
thế tất yếu khi báo chí muốn đưa sản phẩm của mình đến với công chúng

bằng nhiều con đường. Kéo theo nó là thách thức về việc thay đổi tập
quán tác nghiệp của các nhà báo. Không chỉ là việc tích hợp nhiều loại
hình truyền thông như truyền hình, radio, báo in và báo điện tử trong một
cơ quan báo chí, mà ngay trên báo online, việc tích hợp radio và truyền
hình cũng là điều cần thiết.
PGS.TS. Đinh Văn Hường, Chủ nhiệm Khoa Báo chí – Truyền
thông, Đại học KHXH- NV (Đại học Quốc Gia Hà Nội)::
Trước đây, đào tạo báo chí theo yêu cầu chuyên sâu đã dẫn đến việc phân
chuyên ngành hẹp. Trước xu thế chung này, những người làm công tác đào
tạo báo chí cũng phải thay đổi: đào tạo báo chí vừa chuyên sâu, vừa toàn
diện các hệ thống kỹ năng đa phương tiện. Càng hội tụ, càng chuyên sâu.
Đó là quy luật, là biện chứng.Cần nỗ lực để hài hòa giữa việc đào tạo
chuyên sâu và đào tạo tích hợp; hài hòa giữa đào tạo đơn ngành và đào
tạo đa ngành…

Nhà báo Vũ Mạnh Cường – Phó TBT báo Lao động cho rằng : “Hội
tụ” tràn lan, thiếu quy hoạch, sẽ dẫn đến lãng phí. Báo in vẫn là hình
thức truyền thông phổ biến và hiệu quả, đặc biệt là ở các nước đang phát

13


trin. Cụng ngh s lm cho bỏo in thay i v ng nhiờn s lm cho
phng thc phỏt hnh bỏo in thay i theo.

Vit Nam l mt trong

nhng nc ang th hin mnh m nht xu th hi t truyn thụng . Tuy
nhiờn, s phỏt trin xu th hi t truyn thụng nc ta khỏ trn lan,
khụng cú quy hoch, s dn n lóng phớ nhõn ti, vt lc.

2. Xu hng thng mi húa bỏo chớ

õy l mt thỏch thc mi cho bỏo chớ Vit Nam trong xu th ton cu
húa truyn thụng i chỳng hin nay. Kinh tế thị trờng tác động
đến hoạt động báo chí trên nhiều phơng diện. Trc ht, kinh
t th trng l ngun thụng tin ca bỏo chớ, l ti ca bỏo chớ. Tuy nhiờn,
thụng tin trong nn kinh t th trng, bỏo chớ cng tr thnh sn phm hng
húa, chịu tác động của qui luật cạnh tranh nh bất cứ loại hàng
hóa nào khỏc. Truyn thụng hin ti ó tr thnh mt ngnh kinh t. Tuy
nhiờn, khỏc vi nc ngoi, cho n nay, cỏc c quan truyn thụng ca nc
ta vn c coi l cỏc c quan Nh nc, c hng ch bao cp thc
hin nhim v chớnh tr l cụng c tuyờn truyn ca ch . Tuy nhiờn, bờn
cnh nhng bỏo - i vn c bao cp hon ton hoc mt phn, mt s c
quan truyn thụng ó t ch lm dch v kinh doanh, hot ng ti chớnh theo
c ch "lói hng, l chu nh bỏo Thanh niờn, bỏo Tui trnh phõn tớch
trờn. Cũn cỏc c quan truyn thụng , bỏo chớ ú cú th bỏn sn phm ca
mỡnh, kinh doanh qung cỏo thu lói ln, va tỏi sn xut , va bnh trng v
th ca mỡnh, ci thin i sng cho i ng phúng viờn, biờn tp viờn.... Cỏc
c quan ny, mt mt , va phi nõng cao cht lng t bỏo, cht lng thụng
tin bo m uy tớn ca t bỏo, thuyt phc c cụng chỳng rng sn phm
ca h l tt nht, nh th giỏ tr tuyờn truyn - giỏo dc - nh hng cng s
cao lờn, ngi ta s mua bỏo, v ng thi, t bỏo thu hỳt c nhiu qung
cỏo. Mt khỏc, t bỏo phi t hch toỏn thu chi, li n, l chu Cú mt phộp

14


tính cho thấy, mỗi tờ báo nào có trên 10 ngàn bản được bán đã là thành công,
có thể “ sống” được…
3. Xu hướng Tập đoàn báo chí

Trên thế giới, mô hình tập đoàn báo chí đã ra đời từ hơn 100 năm nay
và đang ngày càng khẳng định sức mạnh và ưu thế của mình trong thời đại
kinh tế toàn cầu, mở ra một hướng làm kinh tế mới cho ngành công nghiệp
báo chí - truyền thông. Với những điều kiện khách quan và chủ quan, xu
hướng hình thành tập đoàn báo chí Việt Nam là tất yếu không thể tránh khỏi,
trong xu thế toàn cầu hoá.
Nhà nước ta đã có chủ trương hình thành các tập đoàn báo chí. Báo chí
với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn của nhân
dân , nhưng cũng cần phải bắt kịp với xu thế của thời đại trong tình hình mới.
Do đó, một nền báo chí tự sống và sống khoẻ, phát triển và phát triển lành
mạnh, thoát ra khỏi “bầu vú sữa” bao cấp là một yêu cầu cấp thiết, hết sức cần
kíp trong điều kiện hiện nay.
Thế giới hiện nay đã có những tập đoàn truyền thông khổng lồ, Không
chỉ chi phối thông tin và ảnh hưởng văn hóa tại một quốc gia, khu vực mà cả
trên toàn thế giới. Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay, con đường để rút ngắn
khoảng cách giữa truyền thông đại ch úng Việt Nam với thế giới chính là nên
thành lập các tập đoàn báo chí. Hiện nay, ở Việt Nam, một số đơn vị Truyền
thông đa phương tiện đã manh nha ý định xây dựng thành tập đoàn báo chí
như VTV, Thanh niên, Tuổi trẻ…"…
4. Xu hướng xã hội hóa báo chí
Gần đây, khi xuất hiện hiện tượng blog, người ta đưa ra khái niệm báo
chí công dân ( Citizen Journalism). Nhiều trang báo đã thu hút hàng chục
ngàn người tham gia viết bài.
Trong lĩnh vực này, đáng kể nhất là thị trường báo chí
công dân tại Hàn Quốc và tại đây, nổi bật nhất là Ohmy News. Tuy
15


mới chí gia nhập làng báo mới 7 năm, Ohmy News đã tạo được vị trí
vàng trong làng báo và thu hút tới 50.000 nhà báo công dân trên phạm

vi toàn cầu tham gia.
Bên cạnh đó, là sự phối hợp sản xuất chương trình. Hiện nay, nhiều
doanh nghiệp truyền thông và tờ báo, đài đã bắt tay nhau cùng tham gia sản
xuất chương trình, thu hút tài trợ quảng cáo. Ví dụ, chuyên mục Sức sống mới
trên VTV1, và một số chuyên mục như Làm giàu không khó… là một hình
thức kết hợp hiệu quả giữa cơ quan báo chí và doanh nghiệp truyền thông,
nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế, thu hút quảng cáo tài trợ, trong đó, dĩ
nhiên có sự ăn chia lợi nhuận giữa cơ quan báo chí và doanh nghiệp truyền
thông. Xã hội hóa truyền thông đại chúng đã là xu thế tất yếu giúp cho báo chí
phát triển mạnh mẽ hơn, giảm thiểu ngân sách Nhà nước vào hoạt động
truyền thông.

16


Kết luận :

Có thể nói rằng, báo chí Việt Nam đang ở thời kỳ phát triển

mạnh mẽ với tư cách là một trong những hệ thống thông tin chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, vẫn phải
xác định rằng: Báo chí Việt Nam về bản chất vẫn là nền báo chí cách mạng.
Vì vậy, trên cơ sở đánh giá sự phát triển của báo chí Việt Nam hiện tại và các
xu hướng phát triển của nó một cách khách quan và biện chứng để có thể có
những giải pháp phát triển báo chí Việt Nam. Đã là xu hướng là tất yếu và
không thể đảo ngược. Vì thế, vấn đề quan trọng là Đảng và Nhà nước phải
đánh giá nhìn nhận các xu hướng đó để có cơ sở pháp luật, tại hành lang pháp
lý cho báo chí phát triển.
Ở các nước phương Tây, cho nên báo chí và truyền thông đại chúng
được coi là quyền lực thứ tư, kiểm soát cả quyền lập pháp, hành pháp và tư

pháp. Còn ở Việt Nam, lần đầu tiên trong văn kiện chính thức của mình - Nghị
quyết Trung ương 6 (lần hai) khoá VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi
nhận, khẳng định báo chí và truyền thông đại chúng là một trong bốn hệ
thống giám sát xã hội. Đây là bước phát triển quan trọng về lý luận, nhận
thức của Đảng về vai trò xã hội của báo chí và truyền thông đại chúng.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta xác định: “Đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác
xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội. (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội -2006, trang 286-287).
Vai trò của báo chí là nêu thông tin, góp phần tích cực đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí, xây dựng Đảng, vì nhân dân phục vụ. Có như vậy, Báo chí
Việt Nam xứng đáng là lực lượng đi đầu trong công tác truyền thông đại
chúng, là lực lượng trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây
17


dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.

18



×