Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động tại địa bàn xã quảng phú, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.91 KB, 112 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu
của tơi: Các số liệu, báo cáo, kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng ở bất kỳ luận văn nào, luận án nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn
gốc và trích dẫn đầy đủ.
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2015
Sinh viên

Ngô Văn Tuyền

xi


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp ngồi sự nỗ lực của bản thân,
tơi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá
nhân trong và ngoài trường Học viện Nơng Nghiệp Việt Nam, vì thế:
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Học Viện Nơng Nghiệp Việt
Nam, những người đã hết lịng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu trong q trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS.
Trần Đình Thao, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng
dẫn chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể ban lãnh đạo xã Quảng
Phú, cùng Ban Lao động thương binh và xã hội xã Quảng Phú đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong q trình thực tập và hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2015
Sinh viên

Ngô Văn Tuyền

xi


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trước sức ép về dân số, lao động và việc làm. Đảng và Nhà nước ta có
chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu lao động, coi đây là chiến lược quan trọng để
phát triển kinh tế đất nước. Từ khi mở cửa hội nhập, xuất khẩu lao động thu
hút một lực lượng lớn lao động ở nông thôn đi làm việc ở nước ngồi. Xuất
khẩu lao động góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và kinh tế
người dân nông thôn, đem lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia. Chính vì vậy,
chúng tơi nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu lao động tại địa bàn xã Quảng Phú, huyện Lương Tài,
tỉnh Bắc Ninh”. Bắc Ninh là một trong những tỉnh có hoạt động xuất khẩu lao
động sôi nổi, bởi cuộc sống của người dân nơi đây gắn liền với “Con trâu, mái
nước, sân đình”, gắn với nền nông nghiệp truyền thống, cuộc sống của người
dân nơi đây cịn gặp nhiều khó khăn. Xã Quảng Phú là một địa điểm thích
hợp để tiến hành nghiên cứu. Trong vịng 3 năm trở lại đây, 2012 – 2014 tồn
xã có tới 631 lao động tham gia xuất khẩu lao động, làm việc tại nước ngoài,
với các thị trường truyền thống như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Malayxia… Hoạt động này đã có tác động rất lớn đến đời sống của người dân
trên địa bàn xã. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng xuất
khẩu lao động (về quy mô, chất lượng lao động, tác động của xuất khẩu lao
động…) trên địa bàn xã Quảng Phú nhằm hiểu rõ và đánh giá chung được tình
hình, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại trong việc
XKLĐ, nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu, từ đó nhằm nâng cao hiệu

quả XKLĐ.
Để thực hiện nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích so
sánh, thực hiện phân tổ thống kê khi nghiên cứu mối liên hệ và ảnh hưởng lẫn
nhau giữa các hiện tượng. Xác định chỉ tiêu phân tích, sử dụng phương pháp
phân tích để phát triển vấn đề nghiên cứu của đề tài là chất lượng nguồn nhân

xi


lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Đây là nhân tố chính làm ảnh hưởng đến hiệu
quả trong xuất khẩu lao động.
Hoạt động xuất khẩu lao động được coi là thế mạnh trong phát triển
kinh tế xã Quảng Phú. Chính vì vậy xã đã có nhiều chủ trương chính sách đẩy
mạnh XKLĐ như: Nâng cao công tác quản lý, tư vấn XKLĐ; có chính sách
hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, định hướng nghề nghiệp; cải
cách thủ tục cho vay vốn tại ngân hàng… Với những chính sách hỗ trợ kịp
thời trong 3 năm trở lại đây hoạt động XKLĐ trên địa bàn xã đã được rất
nhiều các thành tựu, số lượng lao động đi xuất khẩu hàng năm tăng khá
nhanh. Từ năm 2012 – 2014 số lượng lao động đi xuất khẩu đã đạt 631 người,
góp phần giảm gánh nặng trong việc giải quyết việc làm cho xã hội cũng như
là góp phần xây dựng kinh tế gia đình của người LĐ nói riêng và phát triển
kinh tế xã nói chung.
Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu lao động đã mang lại rất nhiều những
tác động tích cực cho người LĐ như tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tác động
tới việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp. Thực tế cho thấy, sự chuyển đổi nghề
nghiệp sau khi đi xuất khẩu lao động là tương đối nhanh. Lao động trong sản
xuất nông nghiệp từ 51,53% giảm xuống cịn 39,18%. Lao động phi nơng
nghiệp từ 22,69% tăng lên 28,65%. Lực lượng lao động tại địa phương đã
chuyển dần từ lao động nông nghiệp sang lao động cơng nghiệp và dịch vụ khá
rõ nét… Ngồi những tác động tích cực thì xuất khẩu lao động cũng kéo theo rất

nhiều những hệ lụy như: sự mai một các nghề tiểu thủ cơng nghiệp, chênh lệch
giới tính; sự phân hóa giàu nghèo ở khu vực nơng thơn làm ảnh hưởng tới mối
quan hệ hàng xóm láng giềng; tình trạng gia tăng các tệ nạn xã hội….
Hạn chế lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu lao động của xã Quảng
Phú đó chính là LĐXK của xã có trình độ học vấn, tay nghề thấp, chủ yếu là
lao động phổ thông, hơn nữa khi tham gia lao động tại các nước sở tại ý thức
của lao động nhìn chung là kém, thiếu kỉ cương, một phần là do lao động

xi


quen nếp sống tự do khi ở nhà. Bộ phận lao động này đã làm giảm sút đi uy
tín của lao động xuất khẩu Việt Nam nói chung và lao động xuất khẩu xã
Quảng Phú nói riêng. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy về yếu tố thể lực thì lao
động của xã đa phần mới chỉ đạt yêu cầu so với nhu cầu của thị trường tiếp
nhận, số lượng LĐ có đánh giá là vượt u cầu khơng cao. Trình độ ngoại
ngữ của lao động là rất kém với 33 người khơng đạt u cầu về trình độ ngoại
ngữ, chỉ có 16/50 người đạt u cầu. Khơng chỉ có trình độ ngoại ngữ kém mà
kỹ năng nghề một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
người lao động và mức tiền lương mà họ nhận được khi đi làm việc ở nước
ngoài cũng rất thấp, khoảng 50% số LĐ được khảo sát là không đạt yêu cầu
về kỹ năng nghề. Trình độ chun mơn kỹ thuật của LĐ cũng là một yếu tố
rất đáng quan tâm và cần được cải thiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy: có tới
54% lao động chưa được đào về chuyên môn kỹ thuật, 18% lao động tốt
nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, 18% lao động tốt nghiệp cao đẳng, Đại học,
8% lao động là lao động sơ cấp/có chứng chỉ/ cơng nhân kỹ thuật không bằng,
2% LĐ là công nhân kỹ thuật có bằng…
Rõ ràng, XKLĐ đã mang lại nguồn thu nhập không nhỏ, điều kiện quan
trọng để cải thiện cuộc sống, cho bản thân người lao động và hộ gia đình, góp
phần thay đổi bộ mặt nơng thơn. Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao chất

lượng lao động đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, qua đó góp phần nâng cao được
hiệu quả xuất khẩu lao động thì lại là thách thức không nhỏ. Để XKLĐ thực
sự là thế mạnh của xã, là chiến lược mang lại hiệu quả cao, đề tài đã đưa ra
những định hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng lao động nhằm cải
thiện, nâng cao chất lượng lao động từ đó dần đáp ứng nhu cầu của các thị
trường tiếp nhận lao động xuất khẩu.

xi


MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU.........................................................................................11
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................11
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................13
1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................13
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể.............................................................13
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................13
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................13
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.........................................................14
1.4. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................14
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN..................................15
2.1. Cơ sở lý luận.........................................................................................15
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu lao động.....................................................15
2.1.2 Khái niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực xuất khẩu...............17
2.1.3 Khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu........................20
2.1.4. Thị trường lao động........................................................................21
2.1.5 Vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động.......................................26
2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu...29
2.2 Cơ sở thực tiễn.......................................................................................30

2.2.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới.........................................30
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.................................................................................................48
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................48
3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình........................................................................48
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội...................................................................49
3.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu......................................................53
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu.....................................................................53
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin......................................................53

xi


3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin.......................................55
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu dùng để nghiên cứu đề tài.............................55
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................57
4.1 Tình hình chung về xuất khẩu lao động tại xã Quảng Phú....................57
4.1.1 Tình hình về số lượng lao động đi xuất khẩu của xã Quảng Phú....57
4.1.2 Tình hình thu nhập của lao xuất khẩu trên địa bàn xã Quảng Phú. .61
4.2 Khái quát về tình hình xuất khẩu lao động ở các hộ điều tra.................62
4.2.1 Thực trạng về tuổi và giới tính.........................................................62
4.2.2 Con đường tham gia xuất khẩu lao động và chi phí xuất khẩu lao động
...................................................................................................................64
4.3 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực nguồn nhân lực xã Quảng Phú
đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động............................................................68
4.3.1 Nhu cầu lao động của một số thị trường chủ yếu............................68
4.3.2 Phân tích chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất
khẩu lao động và các nhân tố ảnh hưởng..................................................70
4.3.3 Thực trạng về công tác đào tạo lao động trước khi xuất cảnh.........80
4.4 Những tác động của việc đi xuất khẩu lao động...................................82

4.4.1 Tác động tới việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp...........................82
4.4.2 Tác động đến việc làm của lao động về nước..................................84
4.4.3 Tác động khác..................................................................................84
4.3.2 Tác động đến kinh tế và xã hội........................................................86
4.5 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu
XKLĐ của xã Quảng Phú trong thời gian tới..............................................89
4.5.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng tuyển chọn và đào tạo lao động
...................................................................................................................91
4.5.2 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách của Nhà nước......................94
4.5.3 Nhóm giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức về yêu cầu chất
lượng kỹ năng nghề trong hoạt động xuất khẩu lao động.........................98

xi


4.5.4 Nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao
chất lượng y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.........................................99
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................101
5.1 KẾT LUẬN..........................................................................................101
5.2 KIẾN NGHỊ.........................................................................................103
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương....................................................103
5.2.2 Đối với người lao động..................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................105
PHỤ LỤC......................................................................................................107

xi


DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động xã Quảng Phú trong 3 năm 2012 –
2014.................................................................................................................52
Bảng 4.1: Tốc độ phát triển xuất khẩu lao động ở xã Quảng Phú giai đoạn
2010 – 2014.....................................................................................................59
Bảng 4.2: Thống kê thu nhập của lao động ở một số nước xuất khẩu............62
Bảng 4.3: Cơ cấu XKLĐ theo giới tính, độ tuổi ở các hộ điều tra..................63
Bảng 4.4 Thống kê con đường xuất khẩu lao động thông qua phiếu điều tra.66
Bảng 4.5 Chi phí cho lao động tham gia XKLĐ ở các hộ điều tra.................66
Bảng 4.6: Cơ cấu XKLĐ theo giới tính, độ tuổi ở các hộ điều tra..................72
Bảng 4.7 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động được khảo sát............74
Bảng 4.8: Tự đánh giá về bản thân so với yêu cầu của thị trường..................76
Bảng 4.9: Khó khăn đối với người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài....77
Bảng 4.10 Sự thay đổi về lao động và việc làm của các hộ nơng dân trước và
sau khi có lao động xuất khẩu.........................................................................84
Bảng 4.11 Thống kê tỷ lệ lao động bị phân biệt đối xử tại Hàn Quốc............86

xi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 4.1: Số lượng lao động XK của xã Quảng Phú phân theo thị trường
trong 3 năm 2012 - 2014.................................................................................61
Đồ thị 4.1 Thời gian đi XKLĐ........................................................................68
Đồ thị 4.2: Trình độ chun mơn kỹ thuật của lao động xuất khẩu xã Quảng
Phú...................................................................................................................73
Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý lao động ở nước ngoài của Hàn Quốc...............35

xi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQ
CC
CN
DV
ĐVT

LĐTB & XH
LĐXK
XKLĐ
NN
THCS
THPT
CNKT
UBND
DN XKLĐ
DN
NLĐ

Bình quân
Cơ cấu
Cơng nghiệp
Dịch vụ
Đơn vị tính
Lao động
Lao động thương binh & xã
hội
Lao động xuất khẩu
Xuất khẩu lao động

Nông nghiệp
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Công nhân kỹ thuật
Ủy ban nhân dân
Doanh nghiệp xuất khẩu lao
động
Doanh nghiệp
Người lao động

xi


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế có ý nghĩa chiến lược và
là nhu cầu khách quan của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế. Xuất khẩu lao động cịn góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất
nước để phục vụ công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu lao động trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đại hội X của Đảng đã nhấn
mạnh “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và tăng cường quản lý Nhà nước đối với
hoạt động này” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia – trang 244).
So với một số ngành khác, thu nhập của người lao động đi làm việc ở
nước ngồi có hiệu quả cao, vốn đầu tư ít, đem lại lợi ích nhiều mặt... Tuy
nhiên lực lượng lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động phần lớn xuất thân
từ nông dân. Họ được gọi là những lao động “3 không” : không nghề, không
ngoại ngữ, không tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động. Cho đến những

năm gần đây, dù đã có chuyển biến nhưng tỷ lệ người đi xuất khẩu lao động
có nghề vẫn rất thấp so với yêu cầu thực tế, hơn nữa tác phong công nghiệp
và kỷ luật lao động, cũng như hiểu biết về phong tục tập quán và pháp luật
của nước sở tại còn rất kém, tỷ lệ lao động vi phạm kỷ luật và phải về trước
thời hạn thường cao hơn so với các nước phái cử khác, ví dụ như sự việc hơn
200 cơng nhân nữ ngành may của Việt Nam đình cơng khơng đúng quy định
ở Jordan năm 2008, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ hợp đồng ra ngoài làm ăn cư
trú bất hợp pháp ở một số thị trường còn tương đối cao như Đài Loan hơn
10%, Nhật Bản có lúc lên đến hơn 50%, Hàn Quốc có thời điểm hơn 30%.
Trong những năm tới, nền kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng,
xu hướng nhập khẩu lao động của các nước trên thế giới vẫn rất cao, đặc biệt

12


là những khu vực Trung Đông, các nước khu vực châu Âu, Nhật Bản, Hàn
Quốc... các thị trường đề có nhu cầu về lao động có tay nghề, ngay cả những
nước nhận nhiều lao động như Malaysia, Đài Loan, Trung Đơng... Nhất là,
những thị trường có thu nhập cao và nhiều tiềm năng (Nhật Bản, Hàn Quốc,
Mỹ, Australia, Đông Âu) thì ngồi có tay nghề người lao động cịn phải có
một trình độ ngoại ngữ nhất định.
Nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam tại thị trường nước ngoài cũng
đang có chiều hướng tăng, nhất là lao động chất lượng cao. Chất lượng nguồn
nhân lực là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động
quốc tế, mở rộng thị phần và tăng thu nhập cho người lao động. Trong khi đó
chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam cịn thấp – Đó là thách thức lớn nhất
đối vơi công tác xuất khẩu lao động trong thời gian tới.
Xã Quảng Phú là một trong số các địa phương đi đầu trong cả nước về
thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh
xuất khẩu lao động. Tuy nhiên hiện nay, việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động

trên địa bàn xã mới chỉ chú trọng nâng cao về số lượng chưa chú ý đến việc
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu. Nguồn nhân lực
xuất khẩu của xã chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, tay nghề
thấp, phục vụ các thị trường truyền thống như: Đài Loan, Malaysia... Chất
lượng nguồn nhân lực xuất khẩu của xã chưa đáp ứng được yêu cầu của các
thị trường lao động quốc tế có tiềm năng lớn và thu nhập cao như: Nhật Bản,
Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Canada, các nước Trung Âu và Tây Âu...
Xuất phát từ thực tiễn đó, cần đánh giá một cách khách quan thực trạng
hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa bàn xã Quảng Phú, tìm
ra những vấn đề cịn tồn tại để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực xuất khẩu, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của Đảng
và Nhà nước, tăng cường sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao
động của xã và giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động. Vì

13


vậy việc nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm
đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động tại địa bàn xã Quảng Phú, huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh” vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài
cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu của xã Quảng Phú trong thời gian vừa qua để đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu trên địa xã
Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa và góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận chung về chất
lượng nguồn nhân lực xuất khẩu.

- Làm rõ các nội dung về chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu
cầu xuất khẩu lao động, cung – cầu của thị trường lao động nói chung và xuất
khẩu lao động nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và hoạt
động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn xã Quảng Phú, huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trên địa bàn xã Quảng Phú đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính là chất lượng nguồn nhân lực và các hoạt
động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Tác động của hoạt động xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân.

14


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung: đề tài nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực
xuất khẩu trên địa bàn xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm trong
phạm vi của xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Trong xã lại tập
trung tại 3 thôn Tuyên Bá, Quảng Nạp, Lĩnh Mai.
- Phạm vi về thời gian:
+ Nguồn số liệu thứ cấp nghiên cứu về chất lượng lao động và tình hình
xuất khẩu lao động của xã Quảng Phú trong 3 năm 2012 – 2014.
+ Nguồn số liệu sơ cấp thu thập thông qua phiếu điều tra trực tiếp
người lao động xuất khẩu đã trở về nước và gia đình người lao động đang làm
việc ở nước ngồi trong thời gian thực tập từ tháng 6/2015 – 12/2015.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu

- Tình hình xuất khẩu lao động trên địa bàn xã Quảng Phú trong những
năm qua như thế nào?
- Chất lượng nguồn nhân lực có những ảnh hưởng gì đến hoạt động
xuất khẩu lao động?
- Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn xã như thế nào?
Có đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không?
- Các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn xã?
- Giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn xã Quảng Phú?

15


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu lao động
Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về xuất khẩu lao động:
Hợp tác quốc tế về lao động là thuật ngữ được sử dụng trong một số
nước XHCN trước đây, được hiểu là sự trao đổi lao động giữa các quốc gia
thông qua các hiệp định đã được thỏa thuận.
Đưa người lao động và các chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước
ngồi là thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản pháp luật Việt Nam từ
năm 1991. Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một
hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu
ngoại tệ cho đất nước; góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa,
khoa học, kỹ thuật giữa Việt Nam với những nước sử dụng lao động theo
ngun tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, tơn trọng pháp luật và truyền thống
dân tộc của nhau. (Điều 1, Nghị định số 370/HĐBT ngày 9/11/1991).
Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là thuật ngữ

được sử dụng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam từ năm
2006 đến nay theo Luật người Việt Nam đi làm việc ở nươc ngoài theo hợp
đồng được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, khóa XI (tháng 11/2006).
Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng là cơng dân Việt
Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật
Việt Nam và pháp luật nước ngoài tiếp nhận người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo quy định của Luật này ( Điều 3, Luật người Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
Tuy nhiên xuất khẩu lao động vẫn là một thuật ngữ được sử dụng phổ
biến và có tính chất thông dụng nhất. Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế
của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác

16


trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính pháp lý quy được thống
nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động.
Xét trên khía cạnh dân số: xuất khẩu lao động là quá trình di cư quốc
tế. Tuy nhiên đây chỉ là sự di cư tạm thời vì người lao động đi làm việc ở
nước ngồi có thời hạn nhất định.
Xét theo khía cạnh kinh tế: Xuất khẩu lao động là một hình thức của
hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần tăng nguồn thu cho đất nước.
Xét về phạm vi xuất khẩu lao động:
- Xuất khẩu lao động có sự chuyển dịch qua biên giới là hoạt động
lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Tham gia vào quá trình
này gồm: Bên nhập khẩu lao động, bên xuất khẩu lao động và người lao động
có nhu cầu đi làm việc ở nước ngồi.
-

Xuất khẩu lao động tại chỗ là hình thức lao động của một nước làm


việc cho các doanh nghiệp nước ngoài đặt tại nước đó hoặc lao động làm việc
trong các doanh nghiệp của nước sở tại có chức năng làm hàng gia cơng cho
nước ngồi.
Xét về đối tượng xuất khẩu lao động:
- Xuất khẩu lao động phổ thông: là xuất khẩu lao động đã tốt nghiệp
THCS hoặc THPT, chưa được đào tạo nghề.
- Xuất khẩu lao động kỹ thuật là xuất khẩu những lao động đã được đào
tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật... Họ là những
lao động có tay nghề, có trình độ chun mơn nhất định, có thể làm việc tại
các doanh nghiệp có trang thiết bị máy móc hiện đại. Thu nhập của lao động
kỹ thuật thường cao hơn lao động phổ thông.
- Xuất khẩu lao động chuyên gia là xuất khẩu những lao động có trình
độ cao đẳng, đại học và trên đại học như: kỹ sư, bác sỹ, chuyên gia về một
lĩnh vực nào đó. Họ được đưa sang nước ngồi làm việc để làm chuyên gia tư
vấn, điều hành, quản lý... Lao động chuyên gia thường có mức thu nhập cao.

17


- Tu nghiệp sinh đi làm việc ở nước ngoài là những người lao động
đang làm việc tại một doanh nghiệp và được doanh nghiệp đó cử đi đào tạo,
nâng cao tay nghề ở nước ngồi. Hình thức này thường được áp dụng ở các
công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài.
Xét về chủ thể cung cấp lao động xuất khẩu:
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động cung ứng nguồn
nhân lực đi làm việc ở nước ngoài theo yêu cầu của doanh nghiệp nhập khẩu
lao động. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải được Nhà nước cấp giấy
phép xuất khẩu lao động. Hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp
này bao gồm những khâu chủ yếu sau: tìm kiếm thị trường; thẩm định và ký

kết hợp đồng; tuyển chọn lao động; đào tạo và giáo dục định hướng cho người
lao động; quản lý lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài; thanh lý
hợp đồng.
- Doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu cơng trình, dự án ở nước ngồi
đưa người lao động sang nước ngồi làm việc là hình thức người lao động
thuộc quyền quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam được đưa sang làm việc
tại các cơng trình do các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài giao thầu khoán,
chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài và đưa người lao động sang
nước ngồi để thực hiện dự án đó.
- Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi theo hình
thức thực tập nâng cao tay nghề.
2.1.2 Khái niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực xuất khẩu
Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu là nguồn lực con người của
một quốc gia có thể huy động để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
Nguồn nhân lực xuất khẩu của quốc gia là những người trong độ tuổi
lao động, có khả năng lao động, đã có việc làm hoặc chưa có việc làm, có nhu
cầu và đủ điều kiện tham gia vào thị trường lao động quốc tế.

18


Nguồn nhân lực xuất khẩu của doanh nghiệp là những lao động mà
doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển chọn được, đang trong quá trình đào tạo, nâng cao
trình độ, tay nghề, giáo dục, và hoàn chỉnh thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài.
Nguồn nhân lực xuất khẩu mà các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở
Việt Nam có thể khai thác gồm:
- Nguồn nhân lực đang tham gia vào hoạt động kinh tế: Đây là những
người đã có việc làm, tuy nhiên họ vẫn có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp,

thay đổi mơi trường làm việc, tìm kiếm việc làm mới... để tăng thu nhập.
- Những người có khả năng lao động nhưng vì các lý do khác nhau
chưa có việc làm, gồm:
+ Học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các trường trung học phổ thông,
trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học... Đây là nguồn lao động có chất
lượng mà các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần tìm kiếm, khai thác.
+ Những người nội trợ trong gia đình: Thường là những người phụ nữ ở
các vùng nông thôn, công việc chủ yếu của họ là làm nội trợ, chăm sóc con cái,
nhưng do cuộc sống khó khăn, họ có nhu cầu được lao động, làm việc để kiếm
sống. Tuy nhiên đa số lao động này chưa biết nghề, trình độ văn hóa thấp, thiếu
kiến thức xã hội. Họ thường đăng ký đi giúp việc gia đình ở nước ngoài.
+ Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự: Những người lao động
nảy thường có tác phong kỷ luật cao, sức khỏe tốt. Tuy nhiên cũng cần được
đào tạo ngoại ngữ và tay nghề để có thể tham gia vào thị trường lao động
quốc tế.
+ Người làm nông nghiệp theo mùa vụ và những người có việc làm
khơng ổn định. Những người này đa số xuất phát từ những vùng nơng thơn,
trình độ văn hóa thấp, ít có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với “xã hội bên
ngồi”, ít khi đi khỏi nơi cư trú (làng, xã), vì vậy kiến thức xã hội bị hạn chế.
+ Lao động nông nghiệp bị mất đất do q trình đơ thị hóa, cơng
nghiệp hóa. Nhiều khu cơng nghiệp và đơ thị mới được xây dựng , đi liền với
đó là tình trạng mất việc làm của lao động nông thôn gia tăng. Ước tính mỗi

19


hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng mất việc làm và mỗi hecta
đất nơng nghiệp bị thu hồi có toiwss 13 lao động bị thất nghiệp. Bên cạnh đó
giá cả tăng lên liên tục, thu nhập của hộ nông dân thấp, không đủ để trang trải
cuộc sống hàng ngày. Vì vậy họ có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm

việc làm mới hoặc đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên đây cũng là lực lượng lao
động có trình độ thấp nên việc đào tạo, đặc biệt là đào tạo ngoại ngữ cho số
đối tượng này rất khó khăn.
+ Lao động dơi dư trong q trình cải cách, cổ phần hóa các doanh
nghiệp Nhà nước: Số lao động này thường có độ tuổi tương đối cao (54% trên
45 tuổi), trình độ rất khác nhau (40% khơng có bằng cấp, 4,5% có trình độ đại
học, 33,25% là cơng nhân kỹ thuật). Vì vậy việc chuyển đổi nghề nghiệp hay
đào tạo họ rất khó khăn.
Người đi xuất khẩu lao động theo quy định tại Điều 3 Luật người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng “là cơng dân Việt
Nam, cư trú tại Việt Nam, có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt
Nam và pháp luật nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài
theo quy định của Luật này”. Người lao động muốn tham gia hoạt động xuất
khẩu lao động phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện
hành, cụ thể:
- Có năng lực hành vi dân sự;
- Tự nguyện đi làm việc ở nước ngồi;
- Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt;
- Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của
nước tiếp nhận lao động;
- Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chun mơn, kỹ thuật, tay
nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;
- Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của Luật Việt
Nam.

20




×