Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

“Điều tra thực trạng chăn nuôi và tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh hà nam từ năm 2010 2012 ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.46 KB, 22 trang )

PHẦN I
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế
trong nước nói riêng đã không ngừng phát triển và tăng trưởng vượt bậc. Trải
qua hơn một nghìn năm chịu cảnh đô hộ, sau khi đất nước được giải phóng,
Đảng và Chính phủ đã từng bước đề ra chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, văn
hóa…để đưa đất nước ta theo kịp các nước trên thế giới.
Việt Nam là nước thuần nông, nên ngành chăn nuôi cũng là một trong
những ngành được Đảng và Chính phủ quan
tâm, đánh giá cao vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế trong nước. Từ
giai đoạn tự cung, tự cấp ngày nay Việt Nam đã có sản phẩm chăn nuôi xuất
khẩu sang các nước khác.
Chăn nuôi vốn là ngành truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Đất nước trên đà phát triển, ngành chăn nuôi cũng phát triển không ngừng cả về
số lượng và chất lượng. việc thay thế con giống cho năng xuất cao, chất lượng
tốt, tăng trọng nhanh, sức đề kháng cao được nhà nước đặc biệt quan tâm.
Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng nghề chính của nhân dân
trong tỉnh chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ. Những năm trước đây người dân chăn nuôi chủ yếu dựa vào sản
phẩm của trồng trọt là chính. Nền kinh tế phát triển, việc áp dụng khoa học kỹ
thuật vào chăn nuôi cũng được người dân chăn nuôi quan tâm sâu sắc. Từ chăn
nuôi nhỏ lẻ dần chuyển sang chăn nuôi lớn, tập trung. Đến nay nhiều hộ gia đình
đã mạnh dạn áp dụng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp mở thành các
trang trại và gia trại. Chuồng trại được sửa sang sạch sẽ, thuận tiện hơn. Nhờ có
chăn nuôi phát triển mà đời sống của nông dân ngày càng được cải thiện, thu
nhập ngày càng cao hơn.

1


Nhưng bên cạnh đó người dân lại chưa thực sự yên tâm khi tình hình dịch


bệnh xảy ra ngày càng nhiều diễn biến ngày càng phức tạp nhất là trên gia súc
và gia cầm. Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm không chỉ đe dọa về kinh tế của
người chăn nuôi mà hơn thế nữa còn đe dọa đến sinh mạng con người như dịch
cúm A H5N1, dịch lở mồm long móng….Có thể nói, dịch bệnh đã và đang là lỗi
lo của người dân nói riêng, của đất nước nói chung.
Do vậy, để hạn chế những thiệt hại không đáng có xảy ra do dịch bệnh.
Việc điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi và dịch bênh truyền nhiễm trên đàn
gia súc, gia cầm của địa phương là cơ sở khoa học thực tiễn cho công tác phòng,
chống dịch bệnh.
Trước thực tiễn đó, được sự phân công của khoa thú y trường Đại Học Nông
Nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Văn Thanh, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài. “Điều tra thực trạng chăn nuôi và tình hình dịch
bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh Hà Nam từ năm 2010- 2012.”
Mục tiêu của đề tài
1. Khảo sát được tình hình chăn nuôi của tỉnh Hà Nam
2. Xác định được tình hình dịch bệnh xảy trên đàn gia súc, gia cầm tại tỉnh Hà
3.

Nam
Đề ra được phương hướng phát triển, biện pháp phòng chống dịch bệnh
phù hợp với điều kiện địa phương góp phần hạn chế dịch bệnh.

2


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam
2.1.1 vị trí địa lý:
Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp Hà Tây;

phía Đông giáp Hưng Yên, Thái Bình; phía Đông Nam giáp Nam Định; phía Nam
giáp Ninh Bình; phía Tây giáp Hoà Bình. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 823,1
Km2; Dân số là 811,7 nghìn người. Hà Nam là một tỉnh có quy mô về diện tích và
dân số tương đối nhỏ trong 61 tỉnh, thành phố cả nước, đứng thứ 60 của cả nước
(trên Bắc Ninh) và thứ 44 về dân số.( số liệu điều tra 1999-cục thống kê Hà Nam)
Hà Nam có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 21A, 21B… chạy
qua. Về đưởng thuỷ, trên lãnh thổ của tỉnh có sông Hồng, sông Đáy, sông Châu,
sông Nhuệ.
Hà Nam nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam của đồng bằng sông Hồng, cách
thủ đô Hà Nội gần 60 Km, trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc-Nam quan
trọng vào bậc nhất của nước ta. Cả 2 trục đường ôtô và đường sắt, chạy xuyên
Bắc-Nam đều qua đây (với nút giao thông chính là thị xã tỉnh lị) làm cho Hà
Nam có điều kiện thuận lợi về giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh khác, tiếp
nhận văn minh đô thị của cả 2 miền đất nước, nhất là từ thủ đô Hà Nội và vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Địa hình Hà Nam có 2 vùng khá rõ:
- Vùng đồi núi phía tây có nhiều tài nguyên khoáng sản, phổ biến là đá
vôi-điều kiện để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất xi
măng và có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
- Vùng đồng bằng sông Hồng đất đai màu mỡ với các bãi bồi ven sông
Hồng, sông Châu là điều kiện để phát triển Nông nghiệp hàng hoá, đi theo đó là
phát triển công nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm.

3


Hà Nam có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng, với hướng kết hợp
kinh tế của vùng đồng bằng với kinh tế của vùng đồi núi. Tuy nhiên, địa hình
cũng gây không ít khó khăn, trong đó phải kể đến tình trạng ngập úng cho một
số diện tích của tỉnh khi mưa lớn (150mm/ngày).

2.1.2 khí hậu thủy văn
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nam có những đặc điểm của
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với mùa đông lạnh hơn nhiều so điều kiện trung
bình cùng vĩ tuyến. Thời kì đầu của mùa đông tương đối khô, nửa cuối thì ẩm
ướt, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, bão.
Nhiệt độ trung bình khoảng 23oC, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là
tháng 1 (khoảng 15,1oC và cao nhất là tháng 6 khoảng 29 oC). Tổng nhiệt độ
trung bình năm tới 8500-8600. Tổng số giờ nắng trung bình năm 1100-1200 giờ.
Lượng mưa trung bình năm 1700-2200 mm, song phân bố không đều, tập trung
khoảng 70% vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10); mùa khô, kéo dài từ tháng
11 năm trước đến tháng 4 năm sau, ít mưa, khô lạnh.
Tỉnh Hà Nam có nhiều sông chảy qua như: sông Hồng (sông lớn nhất Bắc
Bộ), sông Đáy, sông Châu và sông Nhuệ. Đây là nguồn nước cung cấp cho công
nghiệp, phục vụ tưới tiêu và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng.
Khí hậu, thuỷ văn như vậy là thuận lợi cho việc trồng trọt chăn nuôi nhiều
loại sinh vật có nguồn gốc tự nhiên từ miền địa lý khác nhau (nhiệt đới, á nhiệt
đới). Trên cơ sở đó để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Vụ đông với khí
hậu khô và lạnh, trở thành vụ chính trồng được nhiều loại cây ngắn ngày có giá
trị kinh tế cao và cho xuất khẩu. Đồng thời khí hậu, thuỷ văn như vậy cũng là
điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, du lịch.
Hạn chế của điều kiện khí hậu, thuỷ văn là mùa khô thiếu nước và mùa
mưa thường bị bão, gây ngập úng. Hà Nam là vùng bị hạn vào vụ chiêm xuân và
đầu vụ mùa, thường bị úng ngập nhiều từ giữa vụ mùa trở đi. Ngoài ra nơi đây
còn chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết khác: giông, bão, mưa phùn, gió

4


bấc…Những vấn đề trên đòi hỏi phải tìm ra những giải pháp trong chuyển đổi
cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, hạn chế những bất lợi của thiên nhiên như

khô hạn cũng như ngập úng.
2.1.3 Điều kiện đất đai:
Hà Nam có 2 nhóm đất cơ bản là đất đồng bằng và đất đồi núi.
- Vùng đồng bằng có đất phù sa bồi đắp. Đất phù sa được bồi phân bố ở
ngoài đê sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu. Đất phù sa tập trung ở
địa hình thấp, ngập nước trong thời gian dài, mực nước ngầm nông. Đất đồng
bằng úng trũng thuộc loại chua, nghèo lân, với độ pH từ 4,1-5,0, PH 2O từ 4,65,5 (từ chua đến chua vừa) và P 2O5<0,05% (nghèo). Nếu có đủ hệ thống thuỷ lợi
để giải quyết úng, kết hợp các biện pháp kỹ thuật cải tạo đất tốt, sẽ nâng tỷ lệ
P2O5 từ 0,05 lên 0,15% (tức từ trung bình lên khá) và giảm độ chua xuống từ
6,1-7,0 (tức từ gần trung tính đến trung tính). Đất đai vùng này cũng có thể cho
nhiều loại cây lương thực, cây rau màu, cây công nghiệp, một số cây ăn quả và
cây làm thuốc… sinh trưởng và phát triển tốt năng suất cao, khối lượng sản
phẩm lớn không thua kém các vùng có trình độ thâm canh khá.
- Vùng đồi núi chủ yếu là các loại đất: đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ
vàng trên đá phiến sét, đất nâu đỏ và mùn đỏ vàng trên đá macma bazơ và trung
tính, đất đỏ nâu trên đá vôi. Đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất đỏ trên đá phiến
sét phân bố ở vùng đồi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 15 oC. Đất
nâu đỏ và mùn đỏ vàng trên đá macma bazơ và trung tính, đất nâu đỏ trên đá vôi
phân bố ở vùng đá vôi. Đất vùng đồi được hình thành do quá tình phong hoá
trên các loại đá, nhìn chung thành phần N.P và tỷ lệ mùn thấp, độ chua cao. Do
địa hình phức tạp, phong phú, đa dạng về độ cao và có sự khác biệt lớn về độ
dốc nên tỷ lệ biến động của N.P trong đất cũng như pH, thành phần mùn…cũng
như chênh lệch lớn giữa các tiểu vùng.
Đất đồi núi thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng thuộc vùng núi
và trung du như: các cây lâm nghiệp (thông, mỡ, bạch đàn, phi lao, tre, bương,

5


mây…), cây lương thực (lúa đồi, sắn, khoai…) và các cây ăn quả, cây làm

thuốc. Nhìn chung đất Hà Nam có độ phì trung bình. Trên cơ sở hai nhóm đất
tương ứng với 2 loại địa hình đồng bằng và đồi núi, có thể phát triển được nhiều
loại cây trồng thuộc các nhóm cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp,
cây ăn quả, đồng có chăn nuôi, cây rừng đa tác dụngvới hệ thống canh tác có
tưới hoặc không tưới. Vùng gò đồi có nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ cấu
nông nghiệp và phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp vật liệu xây dựng.
Đây là một lợi thế của Hà Nam so với các tỉnh khác của đồng bằng sông Hồng.
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Hà Nam
TT Loại đất

Diện tích (nghìn ha)

Tỉ lệ (%)

1

Đất nông nghiệp

52,3

62,3

2

- Trong đó đất canh tác
Đất lâm nghiệp

44,8
0,4


53,3
0,5

3

Đất đô thị

2,4

2,9

4

Đất thổ cư nông thôn

2,9

3,5

5

Đất giao thông

2,8

3,3

6

Đất thuỷ lợi


6,5

7,7

7

Đất không bố trí kinh tế

11,8

14,0

8

Đất khác và chưa sử dụng

4,7

5,8

83,8

100,0

Tổng diện tích

Đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 52,3 nghìn ha (chiếm 62,3%
diện tích tự nhiên), trong đó đất canh tác là 44,8 nghìn ha. Đất nông nghiệp bình
quân đầu người là 560m2, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của đồng bằng

sông Hồng (960m2/người) và cả nước (1100m2/người). Đây là khó khăn không

6


nhỏ của Hà Nam trong quá trình phát triển để theo kịp các tỉnh xung quanh. Đất
đã sử dụng vào lâm nghiệp là 0,4 nghìn ha (chiếm 0,5 diện tích tự nhiên), đất
giao thông, thuỷ lợi là 9,3 nghìn ha (chiếm 11% diện tích tự nhiên), đất thổ cư
nông thôn là 2,9 nghìn ha (chiếm 3,5% diện tích tự nhiên), đất đô thị là 2,4
nghìn ha (chiếm 2,9% diện tích tự nhiên), đất khác và đất chưa sử dụng nhưng
không có khả năng đưa vào khai thác cho các hoạt động kinh tế (trừ núi đá
không rừng cây) chỉ có khoảng 4,7 nghìn ha (chiếm 5,8% diện tích tự nhiên).
2.1.4. Tài nguyên du lịch
Hà Nam là tỉnh có nền văn minh lúa nước lâu đời và nền văn hoá dân gian
khá phong phú. Nền văn hoá được thể hiện qua các làn điệu chèo, hát chầu văn,
hầu bóng, ả đào đặc biệt dậm (vừa hát, vừa giậm chân theo lối người chèo
thuyền…) đây cũng là vùng đất có nhiều hội làng truyền thống, đặc biệt là vật
võ liễu đôi đã nổi tiếng trong cả nước. Các lễ hội truyền thống cùng các di tích,
danh thắng là điều kiện phát triển các loại hình du lịch.
- Các lễ hôi truyền thống tiêu biểu:
Hội vật võ được tổ chức vào ngày 5/1 âm lịch hằng năm tại làng Liễu Đôi,
xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm
Lễ hội đền Trúc (còn gọi là hội Quyển Sơn) thuộc xã Thi Sơn huyện Kim
Bảng được tổ chức từ ngày 6/1 đến 10/2 âm lịch
Hội chùa Đọi Sơn ở xã Đọi Sơn huyện Duy Tiên, thờ phật, thờ vua Lê Đại
Hành, Nguyên Phi Ỷ Lan và vua Lê Thánh Tông, Lễ hội diễn ra vào ngày 21/3
âm lịch.
Hội đền Trần Thương ở xã Nhân Đạo (Lý Nhân) vào ngày 18- 20/8 âm
lịch. Đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đây là lễ hội lớn của vùng
ngoài phần tế lễ còn có phần hội, trong đó có bơi trải và nhiều trò vui khác.

Hội làng Duy Hải thuộc huyện Duy Tiên, thờ Trần Khánh Dư . Lễ hội
hàng năm tổ chức vào ngày 2/1 âm lịch.

7


Hội làng Võ Giàng xã Thanh Thuỷ huyện Thanh Liêm. Đình làng ông Vũ
Cố, một tướng của Lê Lợi. Lễ hội hằng năm tổ chức vào ngày 15/2 dương lịch.
- Các di tích, danh thắng
Danh thắng Kẽm Trống thuộc xã Thanh Hải huyện Thanh Liêm cách Hà
Nội khoảng 80 km, nằm ven quốc lộ 1A. Kẽm Trống chính là nơi dòng sông
Đáy chảy xen giữa 2 dãy núi đá vôi, tạo nên sơn thuỷ đầy mộng mơ.
Đền Trúc - Ngũ Động Sơn: Khu danh thắng này rộng khoảng 10 ha thuộc
thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn Kim Bảng, cách thị xã Phủ Lý hơn 7 km theo quốc
lộ 21. Theo tuyên truyền thì Lý Thường Kiệt khi dẫn quân đi chinh phạt phương
Nam qua đây, gặp một trận cuồng phong cuốn bay cờ đại lên đỉnh núi. Lý
thường kiệt thấy lạ bèn cho sửa lễ tạ trời đất, cầu chiến thắng. Khi chiến thắng
trở về, Lý Thường Kiệt cho quân dừng ở đây để tế lễ và ăn mừng. Sau này để
tưởng nhớ ông, nhân dân lập đền thờ ở dưới chân núi Cấm. Đó là đền Trúc.
Trong dãy núi này có Ngũ Động Sơn- năm chiếc hang nối liền nhau tạo thành
một dãy động liên hoàn, có chiều sâu trên 100 m.
Ngoài ra phải kể đến động Cô Đôi (thiên cung đệ nhất động) ở Ba Sao, Ao
Tiên, Đầm Tiểu Lục Nhạc, sông Đáy, sông Châu; chùa Long Đọi toạ lạc trên núi
Đọi ở xã Đọi Sơn - Duy Tiên, núi Nguyệt Hằng ở xã An Lãn huyện Bình Lục,
Kẻ Non và các ngọn núi ở xã Liêm Cầm, Thanh Liêm…
Trong việc phát triển du lịch, vị trí liền kề của Hà Nam với các khu thắng
cảnh như Hương Sơn, Bích Động, các di tích nổi tiếng của Nam Định, đã tạo thêm
thuận lợi để đa dạng hoá sản phẩm và đẩy mạnh hoạt động du lịch của tỉnh.
2.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.5.1. Sự phân chia hành chính

Tỉnh Hà Nam được lập vào năm 1890. Năm 1913, tỉnh Hà Nam nhập vào
tỉnh Nam Định. Năm 1923, Hà Nam trở lại thành một tỉnh riêng biệt. Đến tháng
4/1965, Hà Nam sát nhập với Nam Định thành tỉnh Nam Hà; Tháng 12/1975, sát
nhập Nam Hà với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến tháng 11/1996, tỉnh
Hà Nam được tái lập.

8


Tỉnh Hà Nam ngày nay gồm 5 huyện và 1 thành phố là: thành phố Phủ
Lý, huyện Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm, Lý Nhân, Bình Lục. Các đơn vị
hành chính nhỏ gồm 6 thị trấn, 6 phường và 104 xã.
Bảng 3. Các đơn vị hành chính của tỉnh Hà Nam
TT

Huyện, thành phố

Diện tích
(Km2)

Dân số
(nghìn người)

Số xã, phường

1

Thành phố Phủ Lý

7,4


34,9

6 phường, 6 xã

2

Huyện Lý Nhân

150,7

189,1

23

3

Huyện Bình Lục

187

156,7

21

4

Huyện Kim Bảng

183,7


146,9

21

5

Huyện Thanh Liêm

165

142,9

21

6

Huyện Duy Tiên

129,3

141,2

22

Tổng hợp

823,1

811,7


6 thị trấn, 6 phường,
104 xã

2.1.5.3. Tình hình kinh tế
Hà Nam là một tỉnh mới tái lập, nhưng trong thời gian qua kinh tế của tỉnh
có mức tăng trưởng khá. Mức tăng GDP bình quan giai đoạn 1998 - 2010 đạt
12,2%/năm. Trong đó, giá trị công nghiệp tăng 17,9%, giá trị nông nghiệp tăng
6,5%, giá trị các ngành dịch vụ tăng 8,7%. Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo
hướng tăng tỉ trọng của công nghiệp, giảm tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP.
Bảng 4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của Hà Nam (tính theo GDP)
(Đơn vị tính %)
TT
1
2
3

Khu vực
Công nghiệp
Nông, lâm nghiệp
Dịch vụ

2010
19,1
40,8
40,1

9

2011

21,0
38,0
40,1

2012
23,2
38,2
38,6


Đến năm 2010, tổng giá trị gia tăng của tỉnh đạt 2402 tỉ đồng. Với quy
mô này, Hà Nam đứng thứ 45 trong 61 tỉnh, thành phố của cả nước. GDP bình
quân đầu người năm 2010 đạt 2,7 triệu đồng, tương đương 197 USD, đứng thứ
43 trong 51 tỉnh thành phố. Tổng thu ngân sách năm 2010 đạt 300- 320 tỉ đồng,
đứng thứ 52 trong 61 tỉnh thành phố.
Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, các mặt đời sống xã hội cũng
có sự chuyển biến tích cực.
Bảng 5. Một vài chỉ số bình quân đầu người
TT
Mục
Đơn vị
1
GDP/ người
Nghìn đồng
2
Sản lượng lương thực bình
kg
quân đầu người
3
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng kg

4
Giá trị kim ngạch xuất khẩu
USD/ người
5
Số học sinh phổ thông bình
Học sinh
quân trên 1 vạn dân
6
Số y, bác sỹ trên 1 vạn dân
Người
7
Số giường bệnh trên 1 vạn dân Giường

10

2010 2011 2012
1610 1874 1574,5
402

442

449

19,3
2,1

19.5
2.2

17,9

2.45

2375

2847

2852

8

14

27,8


PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Các loại gia súc: trâu, bò, lơn, gia súc khác.
- Các loại gia cầm và thủy cầm nuôi trong tỉnh
3.2. Nội dung nghiên cứu.
- Tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm của tỉnh từ năm 2010-2012.
- Tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm từ năm 2010-2012
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
- Hồi cứu tình hình chăn nuôi và tình hình dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trên
đàn gia súc, gia cầm dựa vào số liệu lưu trữ của chi cục thú y tỉnh Hà Nam.
- Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi.
- Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học.

11



PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trong thời gian thực tập tại chi cục thú y tỉnh Hà Nam, dựa vào những số
liệu thống kê, chúng tôi tiến hành điều tra hồi cứu về tình hình chăn nuôi gia súc
gia cầm và tình hình dịch bệnh trên đàn lợn tại tỉnh trong 3 năm từ 2010-2012.
4.1. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh 3 năm 2010- 2012.
4.1.1. tình hình chăn nuôi trâu, bò.
Bảng 1: Kết quả điều tra số lượng trâu, bò của tỉnh Hà Nam trong 3 năm
Năm

Tổng số

Số trâu

Số bò

trâu bò

Số con

Tỷ lệ %

Số con

Tỷ lệ %

2010


37476

2788

7,43

34688

92,56

2011

37621

2907

7,73

34714

92,27

2012

30581

2829

9,25


27752

90,75

Qua bảng 1 chúng tôi thấy tổng số lượng trâu, bò qua các năm là ổn định
năm 2011 có số lượng trâu, bò cao nhất là 37621 con.số lượng trâu, bò thấp nhất
là năm 2012 với 30581 con. Và tỷ lệ nuôi trâu trong toàn tỉnh cả 3 năm đều
không vượt quá 10% so với tổng đàn trâu, bò trong toàn tỉnh. Số lượng bò nuôi
nhiều nhất là năm 2011 với 34714 con chiếm 35,73% tổng đàn trong 3 năm.và
năm 2010 thì số lượng trâu là ít nhất với 2788 con.
4.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn.
Tổng số lợn nuôi của tỉnh trong 3 năm qua 2010-2012 được chúng tôi
thống kê và tổng hợp cụ thể ở bảng 2.

12


Bảng 2: kết quả điều tra tổng số lợn nuôi của tỉnh Hà Nam
Năm

Tổng số lợn

Số lợn nái

Số lợn thịt

Số con

Tỷ lệ %


Số con

Tỷ lệ %

2010

367013

70458

19,2

296555

80,8

2011

363233

70452

19,4

289048

80,6

2012


359097

69132

19,25

289965

80,75

Thông qua bảng 2 cho thấy tổng đàn lợn từ năm 2010 đến năm 2012
không có biến động lớn. Năm 2012 tổng đàn có chút giảm xuống so với 2 năm
trước nguyên nhân là do có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh. Trong tổng đàn số
lợn thịt luôn chiếm 80% và trên 80% tỏng đàn. Để phục vụ cho nhu cầu cung
cấp thực phẩm cho người dân, cung cấp thực phẩm cho các khu đô thị và các
tỉnh lân cận. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, những hộ chăn
nuôi đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng lợn nuôi thay những giống lợn
nuôi trước đây tăng trọng chậm, mỡ nhiều thì ngày nay là những giống lợn tăng
trọng nhanh, tỷ lệ nạc nhiều, sức đề kháng tốt.
4.1.3. Tình hình chăn nuôi gia cầm.
Bên cạnh việc đầu tư vào chăn nuôi lợn người dân cũng chú trọng vào đầu
tư chăn nuôi gia cầm. Tiến hành điều tra hồi cứu trên những số liệu thống kê có
sẵn của tỉnh Hà Nam chúng tôi thu được tổng số gia cầm nuôi cụ thể trong 3
năm từ 2010- 2012 như sau: ( Bảng 3)

13


Bảng 3: kết quả điều tra số gia cầm nuôi của tỉnh Hà Nam trong 3 năm
Năm


Tổng số
con

2010
2011
2012

Số gà
Số con

Số ngan, vịt
Số con
Tỷ lệ %

Tỷ lệ %

(nghìn con) ( nghìn con)
38465
22363
47458
25520
54645
22363

( nghìn con)
58,84
53,77
40,92


15829
21938
32282

41,15
46,23
59,08

Nhìn vào bảng chúng ta thấy tổng số gia cầm từ năm 2010- 2012 tăng lên
đáng kể, số gia cầm từ năm 2010 là 38465 nghìn con năm 2012 lên đén 54645
nghìn con. Và số lượng nuôi gà cũng có chênh lệch đáng kể, nguyên nhân có sự
chênh lệch đó là do tập quán chăn nuôi của địa phương.người dân có thói quen
nuôi gà vịt,ngan chỉ nuôi thêm.mặt khác nhu cầu về lương thực thực phẩm cho
người dân trong tỉnh ngày càng cao.
4.2. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm tại
Hà Nam từ năm 2010-2012
4.2.1. Tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn gia cầm tại tỉnh trong 3 năm.
Bảng 4.Tình hình dịch bệnh trên đang gia cầm tại tỉnh Hà
Nam trong 3 năm
2010
Cúm gia cầm
NewCatsle
Dịch tả vịt
Tụ huyết trùng
Gumboro
Các bệnh khác
Tổng

2011


Ốm

Chết

1443
1260
6582
2985
8010
20280

668
160
1312
235
1061
3436

Ốm
0
620
0
2772
4448
13270
21110

2012
Chết
708

57
0
464
308
1872
3409

Ốm
2011
0
3419
9700
11646
24181
50957

Chết
2011
0
236
2255
1651
4462
10615

Trong 3 năm điều tra, ta thấy năm 2012 có tổng số gia cầm ốm và chết là
cao nhất, tổng số con mắc bệnh là 50957 con chiếm 68,7%. Tổng số con chết là

14



10615 con chiếm 60,79%. Do thời tiết khí hậu thuận lợi cho mầm bệnh, bệnh
nảy sinh và lây lan trên diện rộng và do số lượng gia cầm nhập nuôi nhiều
nhưng người dân chủ quan và sơ xuất trong vấn đề vệ sinh, khử trùng và tẩy uế
chuồng trại. Tổng số gia cầm ốm của năm 2011 có tăng nhẹ so với năm 2010
không đáng kể, và số gia cầm bị chết là ngang nhau.
Đàn gia cầm trong tỉnh chủ yếu mắc bệnh Gumboro và tụ huyết trùng,
năm 2010 và năm 2012 tỷ lệ gia cầm mắc bệnh tụ huyết trùng là rất cao.năm
2010 có 6582 con mắc chiếm 34,54%, năm 2012 có 9700 con mắc bệnh chiếm
50,9%. Gia cầm chết vì mắc bệnh tụ huyết trùng cũng nhiều năm 2012 chết
2255 con, 2010 chết 1312 con, năm 2011 có số con chết thấp nhất là 464 con. Tỷ
lệ gia cầm ốm và chết vì bệnh gumboro trong tỉnh cũng khá cao so với các bệnh
khác, năm 2012 có 11646 con gia cầm mắc bệnh và 1651 con chết.
Năm 2010 có 6582 con gia cầm mắc bệnh tụ huyết trùng chiếm tỷ lệ cao
nhất 32,45%.và 1260 con mắc bệnh dịch tả vịt chiếm tỷ lệ thấp nhất 6.2 %.
Năm 2011 đã không có bệnh dịch tả vịt xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh, số
gia cầm bị chết vì bệnh newcatsle là thấp nhất 57 con chiếm 1,67%.
Năm 2012 trên địa bàn toàn tỉnh không có gia cầm mắc bệnh newcatsle
nhưng gia cầm mắc tụ huyết trùng, gumboro, và các bệnh khác là rất lớn, tỷ lệ
chết cũng khá cao.gia cầm mắc các bệnh khác là 24181 con chiếm xấp xỉ
47,46%,tỷ lệ chết là 42,03%.
Nói chung tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn gia cầm nuôi trong tỉnh là
tương đối cao. Do thời tiết khí hậu thay đổi,do người dân nhập đàn không rõ
nguồn gốc,xuất xứ làm cho dịch bệnh ngày càng nhiều. Mặt khác, khâu vệ sinh
chuồng trại, máng ăn, sân chơi của gia cầm không được vệ sinh thường xuyên
làm cho mầm bệnh có nơi cư trú, khi có điều kiện nó phát triển lên thành bệnh.
Và do nhận thức của người 1 số ngườ chăn nuôi chưa cao cũng là nguyên nhân
là cho dịch bênh xảy ra.
4.2.2. Tình hình dịch bệnh xảy ra tên đàn lợn của tỉnh trong 3 năm 20102012


15


Theo thống kê của chi cục thú y tỉnh Hà Nam trong 3 năm qua trên đàn lợn
xảy ra 8 loại dịch bệnh được thể hiện qua bảng 5.
Bảng 5. Tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn năm 2010-2012
2010
LMLM
Dịch tả
Tụ huyết trùng
Phó thương hàn
Đóng dấu
Suyễn
E.Coli
Tiêu chảy
Các bệnh khác
Tổng

Ốm
1112
30
633
1852
121
355
1851
5813
1551
13318


2011
Chết
840
18
51
137
3
22
208
373
116
1768

Ốm
68
0
708
2278
38
5
2204
8214
1668
15183

2012
Chết
50
0
29

224
0
0
248
424
47
1022

Ốm
881
0
1078
2604
41
163
2882
13015
3393
24057

Chết
884
0
67
288
2
7
283
1062
271

2864

Theo số liệu tổng hợp các dịch bệnh tại đàn lợn trong 3 năm 2010, 2011,
2012 chúng ta có thể nêu lên được các thống kê cơ bản như sau:
-Trong năm 2010:
Số cá thể nhiễm bệnh là 13.318 con, chiếm khoảng 25,34% so với
tổng số cá thể nhiễm bệnh trong 3 năm
Số cá thể bị chết do mang các bệnh trên là 1768 con, chiếm khoảng
31,27% so với tổng số các cá thể bị chết trong vòng 3 năm
Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là bệnh tiêu chảy với 43.64%
Tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất: Tả với 0.22%
Tỉ lệ bệnh dẫn tới tử vong cao nhất: LMLM với 47.51%
- Trong năm 2011:
Số cá thể nhiễm bệnh là 15183 con, chiếm khoảng 28.9% so với tổng
số cá thể nhiễm bệnh trong 3 năm
Số cá thể bị chết do mang các bệnh trên là 1022 con, chiếm khoảng
18.07% so với tổng số các cá thể bị chết trong vòng 3 năm
Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là bệnh tiêu chảy với 54.1%
Tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất: Tả với 0%
Ti lệ bệnh dẫn tới tử vọng cao nhất: Tiêu chảy với 41.48%

16


- Trong năm 2012:
Số cá thể nhiễm bệnh là 24057 con, chiếm khoảng 45.77% so với tổng
số cá thể nhiễm bệnh trong 3 năm
Số cá thể bị chết do mang các bệnh trên là 2864 con, chiếm khoảng
50.65% so với tổng số các cá thể bị chết trong vòng 3 năm
Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là bệnh tiêu chảy với 54.10%

Tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất: Tả với 0%
Tỉ lệ bệnh dẫn tới tử vong cao nhất: Tiêu chảy với 37.08%
Qua đây chúng ta thấy tuy tỷ lệ tiêm phòng cho đàn lợn trong tỉnh cũng
rất cao nhưng tình hình dịch bệnh vẫn xảy ra rất nhiều trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong các năm tỷ lệ lợn bị mắc bệnh tiêu chảy và chết do bệnh tiêu chảy gần
như là lớn nhất. Sau đó đến E.coli, phó thương hàn, LMLM,…Nguyên nhân là
do phương thức chăn nuôi thay đổi, số trang trại, gia trại trong tỉnh mỗi năm một
nhiều. Do đó, trong năm số đàn lợn lứa lợn xuất chuồng và số lợn đưa vào nuôi
nhiều. Trung bình 3 tháng nuôi lượn thịt người dân đã xuất chuồng và nhập đàn
mới. Như vậy, tỷ lệ tiêm phòng vacxin định kỳ cao,tỷ lệ tiêm phòng vacxin bổ
sung là thấp dẫn đến dịch vẫn xảy ra.
Cũng có thể do tốn kém người chăn nuôi tự ý mua vacxin về tiêm phòng
cho đàn vật nuôi của mình, do điều kiện bảo quản, vận chuyển không tốt,tiêm
không đúng kỹ thuật làm cho chất lượng vacxin kém, vacxin vào cơ thể vật nuôi
không đạt được hiệu quả mong muốn. Ngoài ra, khi cho đàn xuất chuồng,
chuồng trại máng ăn chưa được xử lý hết đã cho nhập đàn, nhập đàn chưa rõ
nguồn gốc làm cho dịch bệnh lây lan.
4.2.3. Tình hình dịch bệnh trên đàn trâu bò của tỉnh trong 3 năm 2010-2012
2010
LMLM
Tụ huyết trùng
Tiêu chảy
Các bệnh khác
Tổng

Ốm
0
149
906
310

1365

2011
Chết
0
1
0
2
3

Ốm
23
66
784
391
1264

17

2012
Chết
0
0
0
159
159

Ốm
0
21

654
410
1085

Chết
0
0
0
2
2


Theo số liệu tổng hợp các dịch bệnh tại đàn trâu bò trong 3 năm 2010,
2011, 2012 chúng ta có thể nêu lên được các thống kê cơ bản như sau:
-Trong năm 2010:
Số cá thể nhiễm bệnh là 1365 con, chiếm khoảng 36.75% so với tổng
số cá thể nhiễm bệnh trong 3 năm
Số cá thể bị chết do mang các bệnh trên là 3 con, chiếm khoảng 1.83%
so với tổng số các cá thể bị chết trong vòng 3 năm
Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là bệnh tiêu chảy với 66.37%
Tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất: LMLM với 0%
- Trong năm 2011:
Số cá thể nhiễm bệnh là 1264 con, chiếm khoảng 34.03% so với tổng
số cá thể nhiễm bệnh trong 3 năm
Số cá thể bị chết do mang các bệnh trên là 159 con, chiếm khoảng
96.95% so với tổng số các cá thể bị chết trong vòng 3 năm
Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là bệnh tiêu chảy với 62.02%
Tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất: LMLM với 1.81%
- Trong năm 2012:
 Số cá thể nhiễm bệnh là 1085 con, chiếm khoảng 29.21% so với

tổng số cá thể nhiễm bệnh trong 3 năm
 Số cá thể bị chết do mang các bệnh trên là 2 con, chiếm khoảng
1.21% so với tổng số các cá thể bị chết trong vòng 3 năm
 Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là bệnh tiêu chảy với 60.27%
 Tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất: LMLM với 0%
Trong 3 năm tổng số trâu bò bị ốm của năm 2010 là lớn nhất với 1365 con
chiếm 36,75%. Nhưng số trâu bò bị chết của năm 2011 lại là rất cao 159 con với
tỷ lệ 96,95%.

18


Phần V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Trong thời gian về chi cục thú y tỉnh Hà Nam thực tập và nghiên cứu với
mục đích yêu cầu của đề tài chúng tôi rút ra kết luận như sau:
Về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Hà Nam.
Vị trí địa lý của tỉnh Hà Nam thuận lợi cho việc phát triển ngành chăn
nuôi. Dân số của TỈNH là 831.020 người, nên kinh tế khoảng 80% là nông
nghiệp. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 8,2%/năm, nguồn lao động dồi dào. Giao
thông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế. Đường trục của toàn tỉnh được dải
nhựa và bê tông hoá 100%. Đời sống văn hoá ngày càng được phát triển cao,
giáo dục, văn hoá, xã hội ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Hệ thống trường
lớp được xây dựng kiên cố.
Về tình hình chăn nuôi của tỉnh.
Tình hình chăn nuôi của tỉnh trong những năm gần đây có chiều hướng phát
triển nhưng không nhanh. Tỉnh hướng phát triển chăn nuôi theo kinh tế trang trại và
các mô hình sản xuất VAC tập trung đa canh trong chăn nuôi, coi đây là khâu đột
phá để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Hình thức phát triển chăn nuôi lợn

– trâu - bò theo mô hình trang trại đã được triển khai và áp dụng rộng rãi
Công tác thú y của tỉnh đã được quan tâm nhiều hơn. Công tác tiêm phòng
đã được tỉnh chủ động thực hiện và triển khai tốt.

19


Về tình hình dịch bệnh
Trong 3 năm điều tra trên địa bàn toàn tỉnh tình hình dịch bệnh xảy ra trên
đàn gia súc gia cầm ở mức độ bình thường và được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ
đạo của chị cục thú y, và các ban ngành nên dịch bệnh không để lại những hậu
quả đáng tiếc cho người chăn nuôi và tình hình dịch bênh cũng không lan rộng.
Kiến nghị
Để cho ngành chăn nuôi trong tỉnh ngày càng phát triển và tiến bộ ngoài sự
lỗ lực của người dân chăn nuôi còn có 1 phần là do nghĩa vụ và trách nhiệm của
các ban ngành thú y trong tỉnh.
1. Hố trợ vốn đầu tư cho người chăn nuôi, khuyến khích người chăn nuôi
mạnh dạn đầu tư.
2. Luôn tìm hiểu những con giống tốt, phù hợp với địa phương để đầu tư vốn
cho người chăn nuôi .
3. Vận động, tuyên truyền người chăn nuôi áp dụng KHKT vào chăn nuôi.
4. Hàng năm xã,huyện,tỉnh, phối hợp mở các lớp tập huấn giúp người dân
nhận thức rõ về tầm quan trọng của chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, con
giống….
5. Đội ngũ thũ y xã, huyện, tỉnh đảm bảo có trình độ, năng lực yêu cầu
ngành nghề, trách nhiệm phù hợp với yêu cầu của sự phát triển nền kinh
tế xã hội. đặc biệt yêu cầu ngày càng cao của ngành chăn nuôi –thú y.
6. Khi người chăn nuôi có rủi ro trong chăn nuôi, cần phải hỗ trợ thỏa đáng,
tránh tình trạng bán chạy vật nuôi khi bệnh làm lây lan dịch.
7. Xử lý nghiêm khắc với những thành viên làm trái với pháp lệnh thú y.


20


21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quang Anh, Trương Quang, Nguyễn Như Thanh (2001). Dịch tễ học thú
y. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
2. Trần Văn Bình, Trần Văn Thiên (2008), Thuốc và một số phác đồ điều trị
bệnh gia súc, gia cầm. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
3. Trần Cừ (1987), Sinh lý tiêu hoá ứng dụng trong chăn nuôi lợn. NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
4. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng
(1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
5. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến
động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành
Hà Nội, điều trị thử nghiệm. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, trường Đại học Nông
nghiệp I, Hà Nội.
6. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Khắc
Tích, Đinh Thị Nông (2000), Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp Hà
Nội.
7. Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (2000), Thực hành điều trị thú y, NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2003), Thuốc thú y và cách sử dụng.
NXB Nông nghiệp Hà Nội.
9. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Văn Trí, Một số bệnh quan trọng
ở lợn. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
10. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001). Giáo

trình vi sinh vật thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
11. Bùi Thị Tho (2003). Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn
nuôi. Nhà xuất bản Hà Nội.

22



×