Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Dannh gia kha nang thich nghi dat dai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.57 KB, 45 trang )


Chuyên đề:
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI TRONG VIỆC SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU THÀNH – LONG AN
1. MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết
Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế mang tính khả thi cao, nhất là trong
sản xuất nông nghiệp- lâm nghiệp đòi hỏi chúng ta phải điều tra đánh giá các
nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên Đất. Đánh giá đất nhằm cung cấp thông
tin về bản thân của các thửa đất như tính chất sinh, lý hóa của đất đồng thời cung
cấp thêm thông tin về sự thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng TỪNG ĐƠN
VỊ đất, làm căn cứ cho các nhà quản lý đưa ra quyết định về sử dụng và quản lý
đất đai. Công tác này đã trở thành một khâu trọng yếu trong hoạt động đánh giá
tài nguyên đất và quy hoạch sử dụng đất.
Trên thế giới, công tác đánh giá đất đai đã được thực hiện chi tiết đến từng
đơn vị hành chính, ngược lại ở Việt Nam, công tác này chủ yếu chỉ thực hiện ở
các vùng lớn, liên vùng hay tỉnh. Trong thực tế, Huyện châu thành có rất nhiều tư
liệu về đất đai, tuy nhiên chưa được cụ thể hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp,
nên hiệu quả sản xuất, sử dụng dất chưa cao. Vì vậy, công tác đánh giá đất đai
phục vụ việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện rất cần thiết, làm căn cứ
cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và xác định tính phù hợp cho việc bố trí
các loại hình sử dụng đất, cũng như bố trí cây trông, vật nuôi, ngành nghề cho
thích hợp, góp phần thúc đẩy, phát huy thế mạnh của địa phương.
Châu thành là một trong các huyện vùng hạ của tỉnh Long An với diện tích
tự nhiên khoảng 15 051, 74 ha. Quá trình xây dựng và phát triển, nền kinh tế của

2


huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng –
vật nuôi trên địa bàn huyện chưa thật sự vững chắc, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi


các yếu tố tác động diễn biến phức tạp của khí hậu, thời tiêt, môi trường cũng
như sự tác động bất lợi của thị trường.
Trước những bức thiết như trên, và để hướng đến xân dựng một nền nông
nghiệp hàng hóa sản xuất bền vững trong cơ chế thị trường, đòi hỏi cần phải tiến
hành “ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI TRONG VIỆC
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU THÀNH – LONG AN”,
trên cơ sở phương pháp luận đánh giá đất đai của FAO, với sự hổ trợ của một số
phương pháp khác cùng với một số công cụ công nghệ như Ales, Mapinfo,
ArcGIS….
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá khả năng thích nghi của từng loại đất
để bố trí cây trồng, vật nuôi thích hợp nhằm hướng đến xây dựng một nền nông
nghiệp hàng hóa bền vững, hạn chế được những rủi ro do những yếu tố chủ quan
cũng như khách quan gây ra. Để hoàn thành được mục đích này cần thực hiện
được các mục tiêu cụ thể sau:
- Xây dựng phương pháp đánh giá thích nghi đất đai trên nền tảng FAO
- Xây dựng mô hình tích hợp ALES với GIS trong đánh giá thích nghi đất
đai tại huyện Châu Thành, nhằm giúp các nhà quản lý, nhà khoa học dể dàng tra
cứu, sử dụng và cập nhật.
- Đề xuất phương án bố trí cơ cấu cây trồng- vật nuôi tại vùng, giúp các
nhà quản lý xác định được hướng chuyển đổi và chủ đạo trong sản xuất nông
nghiệp.

3


1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài tập trung đánh giá khả năng thích nghi đất
đai, phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Châu Thành –
Long An.

Giới hạn nội dung nghiên cứu: Vận dụng phương pháp luận của FAO để
đánh giá thích nghi đất đai về điều kiện, tự nhiên – kinh tế- xã hội cho vùng
nghiên cứu, đồng thời vận dụng công cụ GIS với ALES để xây dựng mô hình cơ
sở dữ liệu cần thiết cho đánh giá thích nghi đất đai. Từ đó đề xuất phương án bố
trí cây trồng – vật nuôi theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững.
2. TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Một số khái niệm
1. Khái niệm Đất:
Là phần trên cùng của vỏ phong hóa trái đất. Được hình thành từ 6 yếu tố:
sinh vật – khí hậu – đá mẹ - địa hình – thời gian – yếu tố nhân tác.
Các hoạt động vật lý, hóa học, sinh học đã biến đá mẹ thành đất, do đó
cũng có các quá trình: phát sinh – phát triển – thoái hóa.
2. Khái niệm về đất đai
Định nghĩa của Brinkman và Smyth (1976): “về mặt địa lý đất đai là một
vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn
định, hay có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng
từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: Không khí, đất và lớp địa chất, nước,
quần thể thực vật và động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người
trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và trong tương lai”

4


3. Khái niệm về chất lượng đất
Theo FAO: Chất lượng đất là một đặc trưng của đất đai mà những tác động
trong từng tính chất của nó sẽ ảnh hưởng lên tính thích nghi của đất đai cho một
kiểu sử dụng riêng biệt. Hay có thể hiểu chất lượng đất đai là tính chất phức hợp
của nhiều yếu tố tự nhiên thông thường phản ánh mối quan hệ nội tại của rất
nhiều đặc tính đất đai.

Ví dụ: chế độ nhiệt, khả năng thoát nước, khả năng cung cấp dinh dưỡng,
điều kiện cho rễ, tiềm năng cho cơ giới hóa, và nguy hại do xói mòn….
Theo Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường (TT-35/2014, TT-14/2012): Chất
lượng đất là một thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền vững đất đai đối
với một kiểu sử dụng cụ thể:
- Các chất dinh dưỡng (N,P,K)
- Khả năng hấp thụ (CEC)
- Độ chua
- Thành phân cơ giới của đất

4. Khái niệm đánh giá đất
FAO đã đề xuất định nghĩa về đánh giá đất (Land Evalution – LE), 1976
như sau: LE là qúa trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của một
vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai và loại yêu cầu sử dụng
đất cần phải có. LE là quá trình xem xét khả năng thích ứng của đất đai với
những loại hình sử dụng đất khác nhau.

5


2.1.2. Tổng quan về chất lượng đất
Đất là ngôi nhà sinh sống toàn cầu với mặt bằng đất, nước trên mặt đất và
trong lòng đất, không khí bao quanh, các quần thể sinh vật và con người. Nó giữ
lại và luân chuyển theo chu kỳ thời gian các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ,
không khí, khí CO2, nước mưa, nước sông, suối ao hồ, nước ngầm và nước chảy
trên mặt đất. Nó còn giữ và trao đổi các chất dinh dưỡng cho cây trồng cũng như
các chất độc hại đối với cây trồng, động vật và cả con người.
Con người đã khai thác từ lớp đất trên mặt (trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng
cơ sở sản xuất…) và cả trong lòng đất (khoáng sản, nhiên liệu…) để tạo ra
những sản phẩm thiết yếu cho đời sống. Vì vậy đất là tư liệu sản xuất đặc biệt vô

cùng quý giá của con người và nếu chúng ta biết sử dụng và bảo vệ chất lượng
đất thì đất sẽ tạo ra sản phẩm lâu dài, giúp chúng ta sử dụng đất bền vững. Tuy
nhiên hiện nay chất lượng đất đã và đang bị đe dọa và tổn thương do nhiều
nguyên nhân khác nhau do sự khai thác sử dụng đất kiệt quệ, bất hợp lý của con
người để mưu sinh.
Đất nước Việt Nam với diện tích hơn 33 vạn km 2, tuy thuộc vùng khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm, đất đai khá màu mỡ, thực vật phát triển thuận lợi, song cũng
đang phải hứng chịu những nguy cơ suy thoái đất đất ngày càng gia tăng. Những
năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có khá nhiều chương trình, dự án
nghiên cứu và giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục vấn đề này để bảo vệ và cải
thiện đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế xã hội.
Trung tâm Tài nguyên đất và môi trường thuộc Tổng cục Quản lý Đất đai,
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang thực hiện điều tra, đánh giá chất lượng
đất trên các vùng của cả nước. Song, bên cạnh các kết quả điều tra đánh giá rất
có giá trị thực tiễn đối với các vùng sản xuất nông nghiệp, các đề tài cũng bộc lộ
6


một số vấn đề thiếu nhất quán và chính xác về nội dung và phương pháp nghiên
cứu đánh giá chất lượng đất cần phải được trao đổi, thảo luận, nhất quán. Có như
vậy mới có được một bộ tài liệu/dữ liệu chuẩn, có tính khoa học và thực tiễn cao
góp phần xây dựng các văn bản, tài liệu chuẩn quốc gia về đánh giá chất lượng
đất trong cả nước.
Vậy chất lượng đất là gì? Nó bị chi phối bởi những yếu tố nào?
Chất lượng đất được xác định bởi các yếu tố như: loại đất, đặc tính, tính
chất đất và khả năng sản xuất của đất. Như vậy để đánh giá chất lượng đất không
thể chỉ dựa vào bản đồ đất và độ phì đất (các tính chất lý hóa học đất) mà phải
dựa vào đơn vị đất đai (đặc tính và tính chất đất đai) và yêu cầu sử dụng đất của
các loại cây trồng vật nuôi tại mỗi vùng/khu vực để đánh giá chất lượng đất. Đó
chính là nội dung đánh giá đất theo FAO mà hiện ởViệt Nam đã có “Quy trình

đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện” tiêu chuẩn Quốc gia, ký hiệu TCVN 8409:2010.
Để đánh giá đúng chất lượng đất cho từng vùng cần có và khai thác những
liệu về:
+ Các loại đất có khả năng sản xuất:
- Bản đồ thổ nhưỡng với các loại đất;
- Bảng số liệu phân tích đất (các tính chất lý hóa học cơ bản của các loại
đất)
Trên bản đồ thổ những có thể có cả các đặc tính khác: địa hình, độ dốc,
tầng dầy đất, xói mòn… cũng cần được khai thác là chỉ tiêu của chất lượng đất
+ Các chỉ tiêu về khí hậu cũng ảnh hưởng đến chất lượng đất và khả năng
sản xuất của đất:

7


- Nhiệt độ/năm
- Lượng mưa/năm/theo mùa
- Bức xạ nhiệt hoặc số ngày nắng/năm
- Nguy cơ xói mòn, rửa trôi, sụt lở đất/năm
- Nguy cơ khô hạn/năm
- Nguy cơ sương giá/năm
- Nguy co úng lụt/năm;
+ Tầng dày của đất (quan trọng đốvới các cây trồng lâu năm): Có thể khai
thác từ bản đồ thổ nhưỡng hoặc đi điều tra thực địa.
+ Độ dốc của đất (quan trọng đối với chất lượng đất vùng đồi núi): Phân
cấp độ dốc theo bản đồ thổ nhưỡng hoặc đi điều tra khảo sát thực địa
+ Độ phì đất đối với các loại cây trồng của khu vực: Chắt lọc các chỉ tiêu
lý hóa tính đất từ bản đồ thổ nhưỡng; phân cấp tổng hợp các chỉ tiêu phân tích
đất lựa chọn: giàu, trung bình, nghèo.
+ Khả năng tưới tiêu cho cây trồng (liên quan đến công trình thủy lợi và

phương thức tưới cho cây trồng của khu vực): Tưới chủ động; Tưới bán chủ
động; không tưới
Nói tóm lại, chất lượng đất phụ thuộc nhiều vào Mẫu chất tạo ra đất. khí
hậu, địa hình, sinh vật, con người.
Đá Mẹ: Mối quan hệ giữa Mẫu chất hình thành đất với chất lượng đất
được thể hiện như trong bảng 2.1 .

8


Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa Quá trình hình thành đất và Chất lượng đất
MẪU CHẤT,

LOẠI ĐẤT HÌNH

ĐÃ MẸ

THÀNH

PHÙ SA MỚI

Các loại đất phù sa

PHÙ SA CỔ

ĐÁ BAZAN

ĐÁ GRANITE

Các loại đất xám,

đất nâu vàng

CHẤT LƯỢNG ĐẤT
Thành phân cơ giới trung bình đến nặng, tần đất
dày, độ phì cao. Đất có chất lượng KHÁ CAO
Thành phâần cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng
đất dày, thoát nước tốt, Độ phì nhiêu từ thấp đến
trung bình, chua. Chất lượng đất THẤP

Đất đỏ nâu, nâu

Thành phâần cơ giới nặng, cấu trúc viên hạt, tơi

vàng, đất đen trên

xốp, tầng đất dày,. Độ phì nhiêu khá. Đất có chất

Bazan

lượng KHÁ CAO

Các đất vàng đỏ,
xám

Thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém, tầng đất
mỏng, độ phì kém. Chất lượng đất KHÔNG
CAO

(Nguồn tham khảo bài giảng Đánh giá đất – Phạm Quang Khánh)
Khí hậu: Các yếu tố khí hậu tham gia trực tiếp vào việc hình thành đất, do

vậy với mỗi vùng khí hậu khác nhau sẽ phát sinh ra một nhóm đất khác nhau
như: đất nhiệt đới, đất ôn đới, đất hàn đới
Địa hình: đại hình ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất thông qua sự
thâm nhập của nước, nhiệt và các chất hòa tan. Địa hình cao, dốc có độ ẩm thấp
hơn địa hình thấp, trũng. Địa hình có tác động đến tốc độ và hướng gió nên làm
cho việc bốc hơi nước ở các vùng khác nhau. Do vậy tùy vào hình dạng địa hình
mà sẽ có môi trường đất khác nhau, nên chất lượng đất khác nhau.
Sinh vật: Có 3 nhóm sinh vật tham gia vào quá trình tạo đất đó là Thực vât
– động vật – vi sinh vật. Thực vật cung cấp chất hữu cơ cho đất thông qua quang
hợp, rễ của nó làm cho đã vỡ vụn tác động đến cấu trúc đất, ngoài ra rễ còn tiết

9


ra các chất axit hòa tan các chất trong đất. Động vật ăn thực vật và thải ra phân
làm giàu mùn và dinh dưỡng cho đất, nó cào, xới, xây tổ làm cho đất tơi xốp
hơn. Vi sinh vật có tác dụng phân giải hay tổng hợp chất hữu cơ, cũng như cố
định đạm khí trời làm cho đất màu mở hơn. Tác nhân con người tác động vào đất
diễn biến theo cả chiều tích cực và tiêu cực.
2.2. Những kết quả nghiên cứu về đất và Chất lượng đất đai
2.2.1. Các nghiên cứu về đất
2.2.1.1. Các nghiên cứu về đất trên thế giới
Nghiên cứu về đất là một hợp phần quan trọng trong việc đánh giá thích
nghi đất đai, FAO đã có những hoạt động về nghiên cứu đất và tập trung vào một
số lĩnh vực như: Lập bản đồ đất; Đánh giá đất đai để dự báo tiềm năng đất. Công
việc nghiên cứu đất costheer chia ra 3 thời kỳ:
1. Thời kỳ trước khi có nghiên cứu của V.V. Docuchaev
Khoa học đất sớm ra đời ở Nga, trong thế kỷ XIX các nghiên cứu về đất
đã hướng vào đánh giá đất đai và khi đó bản đồ đất của Nga lần đầu tiên đã ra
đời. Sang nửa thế kỷ XIX, nhờ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học

nổi tiếng V.V. Docuchaev, N.M. Sibirsev… mà thổ nhưỡng học đã trở thành bộ
môn khoa học.
Ở Mỹ, năm 1860, W. Hilgard xây dựng bảng phân loại đất đầu tiên cho
nước Mỹ, ở nghiên cứu này có mô phỏng rõ mối quan hệ giữa tính chất đất và
thực vật cùng khí hậu.

2. Thời kỳ từ khi có nghiên cứu của V.V. Docuchaev đến giữa thế kỷ XIX

10


Docuchaev là người sang lập ra môn khoa học đất, ông đã xác định mối
quan hệ có tính quy luật giữa đất với khí hậu, địa hình, sinh vật, đá mẹ… Sự tạo
thành đất là do kết quả tác động của thể tự nhiên. Kế tục Docuchaev có M.N.
Sirbisev, K.D. Glinka, P.C.Kossvic… đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về
đất và phân loại đất.
Ở Mỹ, sau Hilgard thì Milton Whitney đã phát triển hệ thống phân loại đất
(1860), sau đó G.N Coffey đề nghị phân chia đất làm 5 loại lớn, rồi C.F.Markut
đề xuất hệ thống phân loại sắp xếp theo các cấp từ đơn vị đất đến biểu loại đất.
Các nhà khoa học đất của Tây Âu đã có những đóng góp lớn trong công
tác nghiên cứu và phân loại đất như: Fally, Meier, Forder, Knop… đến giữa thế
kỷ XX, hệ thống phân loại đất trên thế giới đã hình thành 3 hệ thống phân loại
chính:
- Phân loại phát sinh (địa lý phát sinh, yếu tố phát sinh, tiến hóa phát sinh)
- Phân loại Tây Âu (kết hợp nông học và địa chất)
- Phân loại của Mỹ (sử dụng đất, tính chất đất, năng suất cây trồng)
3. Thời kỳ nửa sau thế kỷ XX
Đứng trước tình trạng có nhiều hệ thống phân loại đất đai và bản đồ đất,
nhu cầu thống nhất tên gọi chung cho toàn thê giới trở thành cấp thiết, nên thập
kỷ 60 đã ra đời 2 trung tâm nghiên cứu phân loại và vản đồ đất với góc nhìn toàn

cầu.
- Trung tâm Soil Taxonomy (Mỹ)
- Trung tâm FAO/UNESCO

11


2.2.1.2. Các nghiên cứu về đất ở Việt Nam
Những nghiên cứu về đất ở Việt Nam bắt đầu vào thế kỷ X của Nguyễn
Trải (Dư địa chí), Lê Quý Đôn, Lê Tắc, Nguyễn Nghiêm…Tuy nhiên, những
nghiên cứu đất đai hoàn chỉnh ở Việt Nam chỉ bắt đầu thực hiện chính quy ở thời
Pháp thuộc, thời kỳ đó các nghiên cứu chủ yếu phục vụ công cuộc khai thác tài
nguyên tại thuộc địa.
Sau năm 1954 với nhiều công trình khảo sát trên quy mô lớn ở cả hai miền
Nam và Bắc của Việt Nam mới thực hiện. Các công trình nghiên cứu đó là:
- Năm 1975, V.M.Fridland và Vũ Ngọc Tuyên, Tôn Thất Chiểu, Đỗ Ánh,
Trần Văn Nam, Nguyễn Văn Dũng đã tiến hành khảo sát và xây dựng sơ đồ thổ
nhưỡng ở miền Bắc.
- Năm 1963, phân vùng địa lý – thổ nhưỡng miền Bắc được V.M Fridland,
Lê Duy Thước thực hiện và công bố tại Maxcơva.
- Năm 1972, những sơ đồ đất quy mô tỉnh (1:100000; 1:200000) do sở Địa
Học Sài Gòn ấn hành, đồng thời thuyết minh kèm theo trên từng vùng như “Đất
đai miền châu thổ song Cửu Long”, “Đất đai miền Đông Nam Bộ”… được các
nhà khoa học miền nam thực hiện.
- Sau giải phóng công tác điều tra khảo sát đất đai được triển khai trên cả
nước cùng với việc biên soạn bản đồ tỷ lệ nhỏ và trung bình như: Bản đồ đất Việt
Nam(1976) của Lê Duy Thước; Các bản đồ đất cấp huyện tỷ lê 1:25000 và cấp
tỉnh 1:100000; cấp vùng 1:250000 do viện Quy hoach và Thiết kế nông nghiệp
cùng với viện Nông hóa Thổ nhưỡng thực hiện 1976-1978. Bản chú dẫn dùng
cho bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1/1.000000, gồm 13 nhóm đất chính và 31 loại

đất;

12


Nhóm đất cát biển: có 3 loại đất
Nhóm đất mặn: có 4 loại đất
Nhóm đất phen: có 2 loại đất
Nhóm đất lầy và than bùn: có 2 loại đất
Nhóm đất phù sa: có 3 loại đất
Nhóm đất xám bạc màu: có 3 loại đất
Nhóm đất xám nâu: có 1 loại đất
Nhóm đất đen nhiệt đới: có 1 loại đất
Nhóm đất đỏ vàng: có 8 loại đất
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: có 1 loại đất
Nhóm đất mùn trên núi cao: có 1 loại đất
Nhóm đất pôtzôn: có 1 loại đất
Nhóm đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: có 1 loại đất
2.2.2. Những nghiên cứu về chất lượng đất đai.
2.2.2.1. Các nghiên cứu về chất lượng đất đai trên thế giới
Tiếp theo những thành tựu nghiên cứu của ngành khoa học đất, công tác
đánh giá chất lượng đất đai hiện đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Các
phương pháp đánh giá chất lượng đất mới đã dần dần xuất hiện và phát triển
thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành mang tính hệ thống nhằm kết hợp các kiến
thức khoa học về tài nguyên đất và sử dụng đất. Thời điểm này có thể giới thiệu
tóm tắt ba phương pháp đánh giá chất lượng đất đai:
- Đánh giá chất lượng đất theo định tính, chủ yếu dựa vào mô tả và xét
đoán;

13



- Đánh giá chất lượng đất theo phương pháp thông số;
- Đánh giá chất lượng đất theo định lượng dựa trên mô hình mô phỏng
định hướng;
Ở Liên Xô, theo hai hướng: đánh giá chất lượng đất chung và riêng. Đơn
vị đánh giá chất lượng đất là các chủng đất, quy định đánh giá đất cho cây có
tưới tiêu, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, trồng cỏ, đồng cỏ chăn nuôi.
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất là năng suất, giá thành sản phẩm, mức hoàn vốn,
địa tô cấp sai.
Ở Hoa Kỳ, ứng dụng rộng rãi theo hai phương pháp:
+ Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm
tiêu chuẩn và chú ý vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng chính.
+ Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế
để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm để làm mốc so sánh với các đất khác.
Đến cuối thập niên 60, nhiều quốc gia đã phát triển hệ thống đánh giá chất
lượng đất đai cho riêng mình, kết quả đánh giá đất của từng nước rất khác nhau
do tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Điều này làm cho việc trao đổi kết quả trên
thế giới gặp nhiều khó khăn. Vì vậy đến năm 1976, phương pháp đánh giá chất
lượng đất của FAO (A framework for land evaluation, FAO) ra đời nhằm thống
nhất các tiêu chuẩn đánh giá đất đai trên toàn thế giới. Tổ chức FAO đã ban hành
một số hướng dẫn về đánh giá chất lương đất đai cho từng đối tượng:
- Đánh giá chất lượng đất đai cho nông nghiệp nhờ mưa(1983);
- Đánh giá chất lượng đất đai cho nông nghiệp có tưới (1985);
- Đánh giá chất lượng đất đai cho đồng cỏ quảng canh (1989);
- Đánh giá chất lượng đất đai cho sự phát triển (1990);

14



- Đánh giá chất lượng đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ quy
hoạch sử dụng đất (1992);
- Hướng dẫn đánh giá chất lượng đất đai phục vụ cho quản lý bền vững
(1993);
Thực chất đây là một tập hợp các hướng dẫn về phương pháp luận, có thể
ứng dụng trong bất kỳ dự án nào và bất cứ ở đâu, bất kỳ tỷ lệ nào.
2.2.2.2. Các nghiên cứu về chất lượng đất đai ở Việt Nam
Công tác đánh giá, phân hạng đất đai đã được các cơ quan khoa học
nghiên cứu và thực hiện như: Viện thổ nhưỡng – Nông hóa, Viện quy hoạch và
Thiết kế Nông nghiệp; Tổng cục quản lý ruộng đất, các trường đại học nông
nghiệp ở Việt Nam thực hiện như:
- Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học của Viện Nông hoa Thổ
nhưỡng đã tiến hành công tác đánh giá phân hạng chất lượng đất đai ở 23 huyện,
286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh (1970). Kết quả của nghiên cứu này bước
đầu đã phục vụ cho công tác tổ chức sản xuất và làm cơ sở để ra quy trình kỷ
thuật phân hạng đất đai cho các hợp tác xã cũng như các vùng chuyên canh. Quy
trình này được thực hiện thông qua 4 bước: Thu thập tài liệu – khoanh đất – đánh
giá và phân hạng – xây dựng bản đồ đất.
Năm 1985, phân loại khả năng thích hợp đất đai của FAO

lần đầu tiên

được ứng dụng tại Việt Nam, trong nghiên cứu “Đánh giá và quy hoạch sử dụng
đất hoang Việt Nam” (Bùi Quang Toản).
Năm 1986, đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu)
được thực hiện ở tỷ lệ bản đồ 1:500 000 dựa trên phân loại đất đai của bộ nông
nghiệp Mỹ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình.

15



Năm 1990, Viện Kinh tế Kỷ thuật Cao su thuộc Tổng cục Cao su Việt
Nam đã thực hiện đề tài “ Đất trồng cao su” do Võ Văn An chủ trì. Trong đề tài
này tác giả đã sử dụng nguyên tắc phân hạng của FAO để đánh giá chất lượng
và phân hạng đất trồng cao su ở Tây nguyên và Đông Nam Bộ.
Năm 1991, Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành dự thảo phương pháp
phân hạng đất dựa trên cơ sở: Địa lý, thổ nhưỡng – Loại và nhóm cây trồng –
Đặc thù của địa phương – Trình độ thâm canh – Mối tương quan với năng suất
cây trồng.
Năm 1993, Phương pháp đánh giá chất lượng đất đai của FAO và các
hướng dẫn tiếp theo được viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp áp dụng rộng
rãi trong các dự án quy hoạch và phát triển ở đồng bằng Sông Cửu Long như:
Bảy vùng kinh tế của toàn quốc, đã được đánh giá đất đai trên bản đồ tỷ lệ 1:250
000 (Trần An Phong, Phạm Quang Khánh, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Khang,
Phạm Dương Ưng, 1993).
Những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu từ canh tác nông nghiệp sang
nuôi trồng thủy sản nước mặn – lợ ở vùng ven biển đã làm thay đổi nhanh chóng
đặc điểm đất đai ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và tinht Long An
nói riêng. Tình trạng biến động đã làm biến đổi đặc điểm, ranh giới và quy mô
phân bố của nhiều loại đất. Đối với huyện Châu Thành, tài liệu bản đồ đất tỷ lệ
1:25 000 do Sở khoa học – công nghệ và môi trường tỉnh Long An xây dựng
năm 1993. Toàn huyện có 4 nhóm đất chính, với 8 đơn vị bản đồ đất, cụ thể:
- Nhóm đất phù sa: diện tích 7958.7 ha (53.4%), có 2 đơn vị chú giải bản
đồ là: đất phù sa sông Vàm Cỏ có tầng loang lỗ đỏ vàng(Pf 1) – 1646.9 ha (21%),
đất phù sa sông Cửu Long có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf2) – 6338.8ha (79%).

16


- Nhóm đất mặn : diện tích 1218 ha (chiếm 8.09%), có 2 đơn vị chú giải

bản đồ là: đất mặn ít (Mi) 275.8 ha (23%) và đất mặn trung bình(M) 942.2 ha
(77%)
- Nhóm đất phèn: diện tích 1378.5 ha (9.16%), có 3 đơn vị chú giải bản đồ
là: đất phèn tiềm tàng sâu(tầng Pyrite 50-80cm) mặn trung bình (Sp2M)-468.7
ha, đất phèn tiềm tàng sâu(tần Pyrite 80-100cm) mặn trung bình (Sp3M)-770 ha,
đất phèn thủy phân trên nền phèm tiềm tàng, tầng Jarosite 50-80cm, mặn trung
bình (Srj2M)-139.8ha.
- Nhóm đất xáo trộn( đất đã lên lip): diện tích 3751.4 ha (24.92%)
Sự năng động sáng tạo của nông dân trong sản xuất nông nghiệp đã cho ra
đời các hệ thống canh tác mới, các công trình thủy lợi đã được xây dựng phục vụ
cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện. Chính tác động này đã làm thay đổi khá lớn đến các
yếu tố có liên quan làm thay đổi chất lượng đất đai.
2.3. Đánh giá chung phần tổng quan
Với những gì đã thực hiện trong phần tổng quan tài liệu trên, có thể đúc
kết lại một số vấn đề nổi trội trong nghiên cứu đất và chất lượng đất đai trên thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, cụ thể:
Trên thế giới, không nước nào trên thế giới không quan tâm đến việc
nghiên cứu, phân tích, xây dựng, đánh giá cũng như là phân loại đất. Kể từ khi
xuất hiện tổ chức FAO, các hoạt động về nghiên cứu đất càng trở nên tích cực,
nhiều lỉnh vực về nghiên cứu đất được phân chia như:
- Lập bản đồ đất đai;
- Đánh giá đất đai;

17


- Nghiên cứu hiệu suất tiềm năng của đất đai;
- Sử dụng, quản lý và bảo vệ đất;
Ở Việt Nam, công tác nghiên cứu tài nguyên đất cũng xuất hiện rất sớm và

cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong thời gian qua, Việt Nam đã
áp dụng những phương pháp nghiên cứu của thế giới, cộng với sự tiến bộ của
khoa học, công nghệ thông tin, công nghệ bản đồ …, nên công tác nghiên cứu về
đất đai được triển khai mạnh mẽ cho nhiều cấp (toàn quốc, vùng, tỉnh, huyện,
xã). Kết quả đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Trên địa bàn Long An, Các bộ ngành, các cấp từ trung ương đến địa
phương cũng đã đầu tư nhiều kinh phí để nghiên cứu về đất nhằm mục đích phân
loại đất, lập bản đồ đất… và kết quả cũng đạt được một số thành tựu nhất định.
Bên cạnh những mặt đạt được, các nghiên cứu trên vẫn còn một số mặt
hạn chế như:
- Thất lạc dữ liệu hay dữ liệu không được khai thác tối đa do các các quan
này cứ khư khư cho riêng mình, gây lãng phí.
- Trong những năm gần đây quá trình dịch chuyển cơ cấu cây trồng – vật
nuôi quá nhanh làm cho đất đai bị thay đổi tính chất đặc thù của nó.
- Việc quản lý các dữ liệu về đất đai hầu như chưa được thực hiện đồng bộ
ở tất cả các bộ ngành. Dữ liệu về đất và đât đai sai biệt rất lớn giữa các cơ quan,
thậm chí ngay trong cả một cơ quan mà còn chưa đồng bộ được dữ liệu của địa
phương mình.
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Châu Thành

18


- Xây dựng mô hình tích hợp ALES với GIS trong đánh giá thích nghi đất
đai
- Đề xuất phương án bố trí cơ cấu cây trồng- vật nuôi theo chất lượng đất
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp luận

Cách tiếp cận vấn đề để giải quyết mối quan hệ giữa chất lượng đất với
việc bố trí cơ cấu vật nuôi- cây trồng, cần có một phương pháp giải quyết tổng
hợp, đa ngành đặt đất trong mối tương quan giữa điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội – môi trường của vùng, trên cơ sở đó mới đánh giá được hiệu quả mặt
kinh tế lẫn môi trường, bên cạnh đó cần có sự kế thừa một cách đầy đủ có chọn
lọc từ kết quả nghiên cứu về đất trên địa bàn và các vùng lân cận, đồng thời phối
hợp với khoa học công nghệ hiện đại trong nghiên cứu.
Đề tài dùng cách tiếp cận thông qua phương pháp đánh giá đất đai của
FAO kết hợp với chương trình đánh giá đất tự động ALES của bộ môn Khoa học
đất, cây trồng và khí quyển của trường đại học CORNELL – Hoa kỳ soạn. Đây
là một phần mềm trợ giúp các nhà đánh giá đất đai xây dựng các mô hình đánh
giá đất theo “Khung đánh giá đất đai” của FAO. Mô hình và kết quả đánh giá đát
đai được xuất ra bản đồ thông qua modul tích hợp giữa GIS và ALES.
Cách tiếp cận bằng phương pháp tổng hợp giúp nhà phân tích tổng hợp
được các lý thuyết đánh giá đất của FAO, cách thức hoạt động của ALES để từ
đó làm nền tảng xây dựng được mô hình tích hợp GIS với ALES chính xác hơn.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra: Điều tra, thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội có liên quan đến điều kiện hình thành và tính chất đất, các bản đồ

19


địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ công
tác điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất tỉnh Long An nói chung và huyện CHâu
Thành nói riêng. Công tác này nhằm giúp xây dựng các tài liệu dự thảo để xác
định những nội dung thiếu soát cần điều tra bổ sung, chỉnh lý.
Phương pháp xử lý và phân tích tài chính về mặt kinh tế cho các loại
hình sử dụng đất. Các phiếu điều tra nông hộ được xử lý bằng Microsoft Excel
hay SPSS để xác định được dữ liệu cần thiết cho việc phân tích tài chính kế tiếp.
Việc phân tích tài chính đất đai dựa vào các chỉ tiêu như: chi phí sản xuất, thu

nhập, lãi thuần và lợi nhuận để làm nền tảng cho việc đánh giá và so sánh hiệu
quả về mặt kinh tế của các loại hình sử dụng đất. Xem thử trong thời gian này
hay tương lai, loại hình nào có lợi thế hơn thì đề xuất chuyển đổi.
Sử dụng công cụ công nghê: Để đánh giá đất đai nhanh chóng, chính xác,
tiết kiệm thời gian thì đòi hỏi phải có công cụ hổ trợ. Ở đây sử dụng các phần
mềm như: ALES, Mapinfo hay ArcGIS để đánh giá tự động, phân tích không
gian và thuộc tính từ đó thành lập được bản đồ cần thiết để đánh giá chất lượng
đất đai.
Phương pháp phân tích đất: Số liệu phân tích đất được thực hiện tại
phòng phân tích hóa – lý của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
Miêng Nam. Các chỉ tiêu có thể dùng để phân tích đất như:
- pHH2O và pHKCl( tỷ lệ đất so với nước là 1/5) đo trên máy PH meter;
-OM: phương pháp Walkey Black;
- Đạm tổng số (N%) dùng phương pháp Kjeldahl;
- lân tổng số (P2O5%) dùng phương pháp Olsen tạo phức với Amonium
Molibdate sau đó so màu;

20


- Lân dễ tiêu: dùng phương pháp Oniani chiết xuất bằng H 2SO4 1N và tạo
phức với Amonium Molibdate…………….
Còn rất nhiều chỉ tiêu để phân tích, nhưng tùy vào tính chất và mục đích
của đánh giá mà lựa chọn chỉ tiêu cho phù hợp.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Phân tích điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Châu Thành
4.1.1.Đánh giá đặc điểm môi trường
Vị trí địa lý
Huyện châu thành có diện tích tự nhiên khoảng 15.000 ha, nằm vị trí phía
Nam của Long An. Phía tây bắc giáp thị xã Tân An, phía bắc giáp huyện Tân

Trụ, phía đông giáp huyện Cần Đước, phía tây và phía nam giáp tỉnh Tiền Giang
Xét trong xu thế hội nhập hiện nay, thì vị trí địa lý của Châu thành đã đem
lại một số lợi thế như:
- Đất nông nghiệp hầu hết được đặt trong Đê bao, được tưới bằng hệ thống
thủy lợi Bảo Định nên có thể chủ động trong trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản hầu hết quanh năm.
- Ranh phía bắc, đông, nam là những con sông lớn như sông Vàm Cỏ,
sông Tra… nên rất thích hợp nuôi thủy sản nhất là Tôm Sú. Ngoài ra do bị bao
quanh bởi hệ thống sông ngoài lớn, nên Châu Thành được bồi đắp phù sa quanh
năm, nên làm cho đất đai màu mỡ, có nhiều vi lượng như Bo, Mg… làm cho sản
phẩm nông nghiệp thơm ngon.

21


Hình

4.1.1. Bản đồ vị trí địa lý Huyện Châu Thành

Tuy nhiên,


vị trí địa lý của Châu Thành cũng

những

điều không thuận lợi

ảnh hưởng


đến sản xuất nông – ngư

nghiệp:
Tác động của triều
cường với lũ cuối vụ làm ảnh
hưởng đến vụ lúa Đông Xuân và vụ Mùa.
- Khả năng thu hút đầu tư khó

do sức hút

của các vùng giáp ranh quá lơn như: Thị xã Tân An, huyện Cần Giờ…
Tóm lại, với nhiều lợi thế thuận lợi về vị trí địa lý nên khi bước sang thế
kỷ mới, với nhiều cơ hội mở ra, nếu nắm bắt được thời cơ, và có khả năng huy
động mọi nguồn lực thì Châu Thành có khả năng phát triển mạnh mẽ.
Địa hình và tài nguyên đất

Bảng 4.1.1.Bảng thống kê các loại đất đai huyện Châu thành
Tên Đất

Diện tích
ha

Tỷ lệ %

Ký hiệu
M
Mi

NHÓM ĐẤT MẶN
Đất mặn trung bình

Đất mặn ít
NHÓM ĐẤT PHÈN –MẶN
22

1013.17
734.17
278.41
1428.93

6.73
9.48


Sp2M
Sp3M
Srj2pM
Pf1
Pf2
vP

Đất phèn tiềm tàng, tầng pyrite 70cm527.42
100cm, mặn trung bình
Đất phèn tiềm tàng, tầng pyrite >100cm, 732.18
mặn trung bình
Phèn thủy phân nền phèn tiềm tàng, tầng 169.33
jarosite 70cm-100cm, mặn trung bình
NHÓM ĐẤT PHÙ SA
6837.73
45.43
Đất phù sa sông Vàm Cỏ có tầng loang

2212.4
lỗ đỏ vàng
Đất phù sa sông Cửu Long có tầng loang 4625.33
lỗ đỏ vàng
NHÓM ĐẤT XÁO TRỘN
2515.88
16.71
Đất xáo trộn
2515.88
ĐẤT KHÔNG ĐIỀU TRA
3256.03
21.63
Đất phi nông nghiệp
2534.75
Sông rạch
721.28
TỔNG TỰ NHIÊN
15051.74
100
Nguồn phòng TN & MT huyện Châu Thành

Địa hình: mang đặc trưng của đồng bằng ven sông và gần như khá bằng
phẳng, cao trung bình khoảng 0.8- 1.2 m so với mực nước biển. Với địa hình hơi
dốc nhẹ theo dòng chảy nước ngọt từ vùng cao đưa xuống biển, rất thuận lợi để
cơ giới hóa trong nông nghiệp và nuôi trồng.
Tài nguyên đất: tài nguyên đất vùng này được sự bồi đắp của phù sa trẻ ở các
cửa sông như sông Vàm cỏ và sông Tiền, nên đất đai vùng ven sông hầu hết có
một số đặc điểm:
- nhóm đất mặn: tổng diện tích toàn huyện 1013 ha, chiếm khoảng 6.73%
tổng diện tích huyện. Đất này được hình thành trên các trầm tích biển, sông biển

hổn hợp. Nó chịu tác động bởi triều cường
Nhìn chung, khu vực này có nhiều loại đất, đa dạng từ đất mặn, đất phèn,
đất phù sa… nên khả năng sử dụng cũng rất đa dạng trong việc chuyển đổi bố trí
cây trồng cụ thể:

23


- Đất phù sa, có độ ohif nhiêu cao, cơ giới nặng, điều kiện tưới thuận lợi
nên thích hợp với Lúa, cũng như luân canh cho các loại cây hoa màu, cây ăn trái.
- Đất mặn có nền đất cứng, chỉ nhiễm mặn vào mùa khô nên mùa mưa vẫn
thích hợp trồng lúa và các loại hoa màu.
- Đất phèn- mặn: hướng sử dụng chủ yếu nên tập trung vào nuôi trồng
thủy sản, có thể kết hợp 1 vụ lúa và 1 vụ nuôi tôm.
Tài nguyên nước và thủy văn
Huyện được bao bọc bởi 3 phía đều là các con sông lớn nên có lưu lượng
nước khá lớn, tuy nhiên do các con sông này nối liền với cửa biển nên thông
thường bị nhiễm mặn, hàng năm chỉ khai thác cho nông nghiệp khoảng vài tháng
ngắn. Chủ yếu dùng tài nguyên này phục vụ cho nuôi thủy sản.
Thời tiết – khí hậu
Vùng này mang đặc trưng khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng
sâu sắc bởi các đại dương. Khí hậu trung bình cao đều trong năm (27.1 độ C).
Mỗi năm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài trunbg bình khoảng 156
ngày/năm vơi lượng mưa 966mm. Mùa khô có số ngày trung bình 169
ngày/năm.
4.1.2. Đánh giá đặc điểm kinh tế - xã hội
4.2.2.1. Đánh giá tổng quát về tình hình kinh tế huyện
Tốc độ tăng GDP hàng năm của huyện đạt trung bình 9.5%/năm, trong đó
khu vực Công nghiệp – xây dựng tăng cao khoảng 13.7%/năm. Dịch vụ -thương
mại 8.6%, khu vực Nông – Ngư tăng 9.33%

Cơ cấu kinh tế Nông – Ngư chiếm 60.7% tổng giá trị sản xuất. Công
nghiệp – Xây dựng chiếm 11.01%, còn lại là cảu thương mại – dịch vụ.

24


Nhìn chung, mức đóng góp vào GDP của các ngành tăng tưởng đều theo
từng năm, đều này cho thấy nền kinh tế của huyện có phát triển, tuy nhiên vẩn
chủ yếu dựa vào nông nghiệp – thủy sản là chính. Cũng chính vì vậy mà nông
nghiệp căn nuôi – thủy sản ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng. Trong tương
lai, để tăng mức đóng góp của ngành nông nghiệp vào phát triển kinh tế, cần
thực hiện có hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Và để
chuyển đổi cơ cấu cây trông sang vật nuôi và ngược lại, cần phải thực hiện đánh
giá khả năng thích nghi đất đai và xác định những tiềm năng còn có thể tiếp tục
khai thác. Đó là cơ sở khoa học vững chắc nhất
4.2.2.2. Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực
Dân số trung bình của huyện năm 2010 là 130325 người, trong đó dân cư
ở nông thôn chiếm khoảng 90%, tổng số lao động xã hội trong độ tuổi lao động
khoảng 80 000 người.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động nhất, lao động nông nghiệp
so với quỹ đất nông nghiệp còn tương đối, tuy nhiên mỗi năm chỉ sử dụng đất
trung bình khoảng 100 ngày công, nên số lao động nông nghiệp này chưa thực sự
khai thác tối đa, mới chỉ huy động khoang 60-70% năng lực, dẫn đến thu nhập
của nông dân thấp.

25


×