Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP VIETTRAVEL GIAI ĐOẠN 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.47 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------

BÀI TẬP LỚN
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP
VIETTRAVEL GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
Nhóm 8

:

Lê Hoàng Diệu Anh
Lê Đức Anh
Lê Thu Trang
Phạm Thị Nga
Trịnh Anh Dũng

Lớp

:

Quản trị chiến lược 116_1

Hà Nội, tháng 10 năm 2016
1


Giới thiệu về doanh nghiệp

I.


Vietravel là một công ty du lịch tại Việt Nam, thành lập ngày 20/12/1995, có trụ sở
chính tại thành phố Hồ Chí Minh, các chi nhánh trong nước tại thủ đô Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Cần
Thơ, Lào Cai, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Gia Lai, Phú Quốc, Kiên Giang, Cà
Mau, An Giang và các văn phòng đại diện tại Mỹ, Campuchia.
Ngày 20 tháng 12 năm 1995 công ty Vietravel được thành lập với tên Công ty
Du lịch & Tiếp thị GTVT trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.
Ngày 31/08/2010 chuyển đổi loại hình công ty thành công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên với tên mới Công ty TNHH một thành viên Du lịch & Tiếp thị GTVT
Việt Nam, tên tiếng Anh Vietravel (Vietnam Travel and Marketing transports Company).
Ngày 01/01/2014 Vietravel chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Du lịch và
Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel).
i.

Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
1 . Tầm nhìn
Tầm nhìn của Vietravel: tư tưởng cốt lõi + viễn cảnh tương lai= tầm nhìn
Giá trị cốt lõi:

+
+
+

Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng về du lịch và trải nghiệm cuộc sống.
Tập trung vào chất lượng và sự tinh tế, tiện ích cho khách hàng
Cung cấp chuỗi giá trị các sản phẩm và dịch vụ du lịch đa dạng, chất lượng và xuyên

suốt.
+
Luôn thực hiện đúng những gì đã cam kết với khách hàng.

+ Tiên phong trong việc gợi mở những cảm hứng, mong đợi tiềm ẩn của khách hàng để
mang đến cho khách những sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ mà khách chỉ có thể tìm
thấy ở Vietravel
Viễn cảnh tương lai

2


+

2011 – 2015: Vietravel sẽ tiến hành tái cơ cấu mô hình hoạt động của Công ty gồm công
ty mẹ và 05 công ty thành viên nhằm phát triển kinh doanh trong lĩnh vực du lịch theo

+

hướng chuyên sâu.
Theo dự kiến, đến hết năm 2012, Vietravel sẽ hoàn tất việc triển khai mạng lưới 11 văn
phòng du lịch tại các thị trường trọng điểm trên thế giới như: Pháp, Hongkong, Malaysia,
Thái Lan, Singapore,... và hướng đến trở thành một trong 10 công ty du lịch hàng đầu
khu vực Đông Nam Á với mục tiêu phấn đấu đạt được 500.000 – 600.000 lượt khách với
doanh số trên 4.000 tỷ đồng vào năm 2015.
2 . Sứ mệnh
Mang lại cảm xúc thăng hoa cho du khách trong mỗi hành trình - Đây là mục tiêu và
là sứ mệnh Vietravel cam kết và nỗ lực mang lại cho du khách. Vietravel trở thành người
bạn đồng hành cùng du khách trong mọi hành trình du lịch và tạo ra những giá trị tốt đẹp.
Tại Vietravel, du lịch không những là hành trình khám phá mà còn là hành trình sẻ chia,
thể hiện dấu ấn khác biệt của Thương hiệu Vietravel từ 3 thuộc tính thương hiệu: Sự
chuyên nghiệp, mang lại cảm xúc thăng hoa cho khách hàng và những giá trị gia tăng hấp
dẫn cho du khách sau mỗi chuyến đi.
3 . Triết lý kinh doanh

Khách hàng là trung tâm: Vietravel luôn khẳng định khách hàng là trung tâm
của mọi hoạt động kinh doanh mà Vietravel hướng đến, vì khách hàng là người góp phần
to lớn xây dựng nên thương hiệu Vietravel.
Chuyên nghiệp là thước đo: Khẳng định uy tín thương hiệu, với mục tiêu không
ngừng phát triển hoàn thiện để đạt đến những tầm cao mới trong định hướng chiến lược
vươn ra thế giới.
Chất lượng là danh dự: Vietravel cam kết chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách
hàng là tốt nhất, điều đó tạo nên sự khác biệt so với thị trường, Vietravel xem đó là trách
nhiệm, là danh dự của mỗi cán bộ - nhân viên.

3


ii.
Phân tích môi trường kinh doanh
1. Môi trường vĩ mô
1.1 Môi trường kinh tế
a. Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2010 – 2015

Chỉ tiêu

Tổng thu từ khách du lịch
(nghìn tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng (%)

2010

2011


2012

2013

96,00

130,00 160,00 200,00 230,00

337,83*

41,2

35,4

-

23,1

25,00

2014

15,0

2015

Nguồn: Tổng cục du lịch
Từ năm 2010 đến nay, tổng thu từ khách du lịch liên tục tăng lên, từ 96 nghìn tỷ
đồng năm 2010 lến 337,83 nghìn tỷ đồng năm 2015 tương đương với tốc độ tăng trưởng
từ 7,1% lên 15%

b. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ 2010 - nay


Năm 2010
Tính chung 12 tháng năm 2010 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 5.049.855

lượt, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2009.

12

tháng Tháng

năm 2010

Tháng

12/2010
với

tháng

so 12/2010 so 2010 so với

tháng với
4

12

tháng cùng kỳ năm



Tổng số
5.049.855
Chia theo phương tiện đến
Đường không 4.061.712
Đường biển
50.500
Đường bộ
937.643
Chia theo mục đích chuyến đi
Du lịch, nghỉ
3.110.415
ngơi
Đi công việc
1.023.615
Thăm
thân
574.082
nhân
Các mục đích
341.743
khác
Chia theo một số thị trường
Trung Quốc
905.360
Hàn Quốc
495.902
Nhật Bản
442.089
Mỹ

430993
Đài Loan
334.007
Úc
278.155
Campuchia
254.553
Thái Lan
222.839
Malaisia
211.337
Pháp
199.351
Các thị trường
1.275.269
khác

trước (%)

12/2009

trước

105,0

119,0

134,8

104,8

112,5
105,3

119,1
104,7
119,5

134,2
76,6
143,0

105,1

109,3

138,8

102,7

125,5

137,9

108,2

112,7

110,9

105,0


221,5

138,6

117,9
99,4
100,9
95,3
100,5
118,2
127,7
105,9
117,2
78,5

152,5
134,9
135,9
98,2
110,9
106,1
1.517,8
117,2
116,6
113,1

174,5
137,7
124,0

106,9
123,7
128,1
215,2
139,7
127,6
115,3

102,8

93,5

126,9

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tháng 10/2016
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10/2016 ước đạt 812.017 lượt, giảm


0,1% so với tháng 9/2016 và tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2015. Tính chung 10 tháng
năm 2016 ước đạt 8.077.397 lượt khách, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2015.

5


Chỉ tiêu

10 tháng Tháng
Ước
tính năm 2016

10/2016 so
tháng10/2016 (lượt
với tháng
(Lượt khách) khách)
trước (%)

Tổng số
812.017
Chia theo phương tiện đến
1.
Đường
668.136
không
2. Đường biển 10.318
3. Đường bộ
133.563
Chia theo một số thị trường
Hồng Kông
2.857
Trung Quốc
240.912
Hàn Quốc
123.052
Niuzilan
4.723
Thái Lan
22.835
Italy
3.558
Tây Ban Nha 5.597

Nga
31.716
Hà Lan
4.948
Thụy Điển
1.819
Anh
19.154
Đức
13.933
Lào
11.656
Đài Loan
41.408
Malaisia
32.062
Canada
8.438
Mỹ
39.658
Đan Mạch
2.017
Pháp
16.105
Philippin
9.131
Nhật
56.210
Indonesia
5.418

2.345
Thụy Sỹ

Tháng 10/
2016
với

so 10 tháng 2016
tháng so với cùng kỳ

10/2015

năm trước (%)

(%)

8.077.397 99,9

123,2

125,4

6.777.084 99,7

144,8

131,1

121.549
83,3

1.178.764 102,3

73,3
72,8

85,1
104,6

28.561
2.228.515
1.257.020
36.455
212.271
41.882
47.781
330.785
53.363
30.280
209.048
139.553
111.940
423.401
319.885
98.084
461.307
26.256
195.718
90.114
611.401
56.799

25.136

129,6
137,3
141,8
162,6
108,8
122,4
123,0
132,2
122,1
102,9
109,7
117,8
102,7
118,1
121,9
119,4
110,9
110,9
107,5
108,6
105,1
102,4
110,0

172,5
155,2
140,1
135,0

130,8
130,3
127,3
127,1
124,2
122,3
121,7
118,5
118,0
115,9
115,6
115,1
114,2
113,6
113,3
111,2
110,8
110,3
109,5

98,6
102,5
95,5
107,7
126,7
106,3
85,3
94,6
116,2
147,4

112,3
113,9
75,3
101,6
90,6
128,6
113,8
154,6
119,1
88,3
77,2
98,7
162,4
6


1.646
Bỉ
1.325
Na Uy
19.139
Singapore
26.613
Úc
635
Phần Lan
26.358
Campuchia
Các thị trường
36.749

khác

21.061
19.467
199.745
270.147
12.395
172.694

85,6
136,7
90,6
108,7
118,0
100,2

99,4
98,7
103,1
107,6
82,4
135,7

109,0
108,6
108,5
106,7
101,8
92,0


346.333

114,1

140,7

112,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Có thể thấy, lượng khách quốc tế đến Việt Nam liên tục tăng từ năm 2010 đến nay.
Đến nay, có nhiều nước có khách đến du lịch ở Việt Nam hơn do hoạt động quảng bá
hình ảnh Việt Nam đang ngày càng tốt lên. Lượng khách quốc tế đông giúp chúng ta thu
về nhiều ngoại tệ hơn
c. Lượng khách nội địa của Việt Nam giai đoạn 2010 – 1015

Lượng khách nội địa của Việt Nam tăng từ 28000 lượt khách năm 2010 lên 57000
lượt khách năm 2015 tương đương với tốc độ tăng trưởng từ 12% lên 48%. Đời sống
người dân ngày càng được cải thiện, ngoài việc làm thỏa mãn những nhu cầu hàng ngày
của mình thì họ còn mong muốn thỏa mãn những nhu cầu khác như đi du lịch. Lượng
khách nội địa tăng kích thích kinh tế đất nước phát triển, kích thích nhà nước đầu tư
nhiều hơn vào các dịch vụ phục vụ du lịch

Chỉ tiêu
Khách

nội

địa

(nghìn lượt khách)


2010

2011

2012

2013

2014

2015

28.000

30.000

32.500

35.000

38.500

57.000

7


Tốc độ tăng trưởng
(%)


12,0

7,1

8,3

7,7

10,0

48,0

Nguồn: Tổng cục Du lịch
d. Cơ sở lưu trú

Năm

2010

2012

2012

2013

2014

2015


Số lượng cơ sở

11.467

12.352

13.756

15.381

16.000

18.800

7,7

11,4

11,8

-

-

Tăng trưởng (%) 10,2
Số buồng

216.675 237.111 256.739 277.661 332.000 355.000

Tăng trưởng (%) 6,9


Công suất buồng
bình quân (%)

56,9

9,4

8,3

8,1

58,3

59,7

58,8

-

-

-

-

Trong đó: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch từ 3-5 sao (2013-2015)
Khách sạn 5 Khách sạn 4
Năm
2013

2014

Tổng số
Số cơ Số
sở
598
640

sao
Số cơ Số

buồng sở
62.002 64
66.728 72

sao
Số cơ Số

buồng sở
15.385 159
17.659 187
8

Khách sạn 3 sao
Số cơ Số

buồng sở
20.270 375
22.569 381


buồng
26.347
26.500


2015

747

82.325 91

24.212 215

27.379 441

30.734

Nguồn: Số liệu do Trung tâm Thông tin du lịch tổng hợp từ Vụ Khách
sạn (TCDL) và các Sở VHTTDL
Để phục vụ số lượng lớn lượng khách trong nước và quốc tế, số lượng các cơ sở lưu
trú cũng liên tục tăng qua các năm. Lượng khách sạn 3 sao, 4 sao, 5 sao cũng tăng. Các
khách sạn 3 đến 5 sao không chỉ phục vụ khách nước ngoài có tiền mà còn phục vụ khách
nội địa. Điều đó cho thấy thu nhập của nguwoif dân Việt Nam ngày càng được cải thiện
e. Thu nhập:

Mức thu nhập của Việt nam không ngừng tăng lên. Năm 2013, thu nhập bình quân
đầu người 1.960 USD, năm 2015 là 2.109 USD và ước tính đến năm 2016 là 2.200 USD.
Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao kéo theo sự tăng lên về
nhu cầu của con người. Ngoài những nhu cầu vật chất, họ còn có nhu cầu về các hoạt
động vui chơi, giải trí khác

f. Biến động tỉ giá:
Tiền Việt Nam liên tục mất giá, điều đó có nghĩa khách du lịch nước ngoài sẽ giảm
đi chi phí khi thanh toán bằng USD tại Việt Nam. Nhưng hiện nay, các hãng du lịch đều
niêm yết giá bằng USD nên việc tỷ giá tăng cũng không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận
của các công ty du lịch. Tiền VIệt Nam mất giá chính là cơ hội cho ngành du lịch của
Việt Nam.
1.2 Môi trường khoa học – công nghệ
Quảng cáo và tiếp thị giúp những công ty du lịch thay đổi và cập nhập những thông
tin, hình ảnh mới nhất về sản phẩm và dịch vụ của mình cung cấp. Điều đó tạo sự thuận
tiện trong việc tìm kiếm thông tiin của khách hàng.
Sự phát triển của khoa học- công nghệ sẽ xuất hiện thêm nhiều loại hình dịch vụ
mới và hấp dẫn du khách. Họ không muốn bỏ ra một khoản chi phí lớn khi đi du lịch,
thay vào đó, họ đến các trung tâm vui chơi giải trí.
1.3 Môi trường văn hóa xã hội
Quy mô dân số: Kết quả được Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc
công bố ngày 17/12/2014, tại Hà Nội, tổng dân số Việt Nam đạt gần 90,5 triệu người. →
với lượng dân số đông như vậy, vào các ngày lễ tết, các điểm đến tham quan, du lịch
9


cũng luôn trog tình trạng quá tải. Ngoài phục vụ khách nội địa, các điểm tham quan còn
phục vụ cả khách nước ngoài yêu thích văn hóa nước ta đến du lịch
Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ “dân số vàng” nhưng cũng đã bước vào thời kỳ già
hóa dân số với chỉ số già hóa đã lên tới 44,6%. → các khu du lịch nghỉ dưỡng đưuọc phát
triển để phục vụ những người có tuổi nghỉ ngơi, không thích những chốn ồn ào. Ngoài ra
còn phục vụ các gia đình đi nghỉ dưỡng,...
Những giá trị văn hóa cốt lõi:
Tính cách của người Việt Nam: từ xa xưa, con người VN luôn hiếu khách, đôn hậu,
hòa đồng, nặng tình nghĩa,.... tất cả những nhân tố đó đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho con
người nước ta. Đó chính là điều khiến du khách nước ngoài ấn tượng và muốn tiếp xúc

với con người nơi đây. Để họ có thể quay lại nước ta du lịch nhiều lần nữa
Ai cũng có nhu cầu về đời sống tâm linh. Chính vì vậy, những lễ hội như: lễ hội
Đền Hùng, chùa hương, chọi trâu ở Đồ Sơn,.... đã thu hút rất nhiều khách du lịch cả trong
nước và quốc tế đến tham quan các giá trị văn hóa lâu đời.
1.4 Môi trường chính phủ, luật pháp, chính trị
Nhà nước đã vạch ra: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 với những mục tiêu, giải pháp, chương trình hành động cụ thể
Quan điểm của ngành là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm
tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội; theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm; phát triển song song du lịch nội địa và du
lịch quốc tế, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời
đẩy mạnh xã hội hóa, tập chung huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho sự
phát triển du lịch.
Mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương
đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu,
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế
giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.
Năm 2015, Việt Nam đặt ra mục tiêu đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và
36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD,
10


đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt
chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du
lịch.
Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế
và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD,
đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt
chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du

lịch. Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.
Để đạt được những mục tiêu đề ra ngành du lịch phải có những giải pháp kịp thời
như: Phát triển sản phẩm du lịch; đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch đi đôi với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; phát triển thị trường xúc tiến
quảng bá thương hiệu, gắn liền với đầu tư và chính sách phát triển đồng thời tích cực
triển khai thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và
liên quan đến du lịch.
Chương trình hành động cụ thể là hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và nâng
cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch; hoạch định chiến lược phát triển du lịch trên
các lĩnh vực như chất lượng phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam, Chiến lược
marketing, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch; thực hiện quy hoạch và đầu tư
phát triển gắn liền với triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển du lịch
→ Nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển du lịch của đất nước. Phát triển du lich
vừa là một hình thức qảng bá hình ảnh của đất nước ra các nước bạn vừa thu được ngoại tệ
phát triển đất nước. Nhà nước đã vạch ra chiến lược với những chương trình hành động cụ
thể nhằm phát triển ngành du lịch .
1.6 Môi trường tự nhiên
Vị trí địa lý: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực
Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài
4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Cam-pu-chia ở phía Tây; phía
Đông giáp biển Đông.

11


→ Vị trí địa lý thuận lợi, nhiều biển, nhiều danh lam thắng cảnh nên thu hút được
rất nhiều khách đến dải đất hình chữ S tham quan, khám phá
Khí hậu: Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và
độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí
hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất

liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình
thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo
mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây. Do chịu sự tác
động mạnh của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ
trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á.
Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc (từ đèo Hải
Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (xuân-hạ-thu-đông), chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ lục địa châu Á tới) và gió mùa đông Nam, có độ ẩm
cao. (2) Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí
hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và
mùa mưa).
Bên cạnh đó, do cấu tạo của địa hình, Việt Nam còn có những vùng tiểu khí hậu. Có
nơi có khí hậu ôn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; có nơi thuộc
khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La
→ Với 4 mùa rõ rệt, mùa nào cũng có đặc trưng riêng nên khách vẫn có thể đến Việt
Nam du lịch suốt cả năm. Việt Nam còn có những vùng khí hậu dễ chịu tạo nên cảnh sắc
thơ mộng, những vùng đó đặc biệt hút khách du lịch như Đà Lạt, Sa Pa,....
Địa hình: Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản ánh
lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong
hóa mạnh mẽ..
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Đồi núi Việt
Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới
12


Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phanxi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình
đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương
rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao
Việt Nam có ba mặt Đông, Nam và Tây-Nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260
km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ

quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần
đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo
trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ...
Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía Tây-Nam và Nam có các nhóm đảo
Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
→ địa hình đa dạng tạo nên nhiều loại hình du lịch như leo núi, đi phượt, ngắm
biển.....mỗi loại hình du lịch đều có điểm thu hút riêng và đều có thể ngắm những cảnh
quan thơ mộng khác nhau trên dải đất hình chữ S
Đất đai, thực vật, động vật:
Quần thể động vật ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loài
thú quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ của thế giới. Hiện nay, đã liệt kê được 275 loài thú
có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng thể, 2.400 loài cá, 5.000 loài sâu bọ.
(Các rừng rậm, rừng núi đá vôi, rừng nhiều tầng lá là nơi cư trú của nhiều loài khỉ, voọc,
vượn, mèo rừng. Các loài voọc đặc hữu của Việt Nam là voọc đầu trắng, voọc quần đùi
trắng, voọc đen. Chim cũng có nhiều loài chim quý như trĩ cổ khoang, trĩ sao. Núi cao
miền Bắc có nhiều thú lông dày như gấu ngựa, gấu chó, cáo, cầy...)
Việt Nam đã giữ gìn và bảo tồn một số vườn quốc gia đa dạng sinh học quý hiếm
như Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn (khu vực núi Phan-xi-phăng, Lào Cai), Vườn quốc
gia Cát Bà (Quảng Ninh), vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), vườn quốc gia
Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình), vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), vườn
quốc gia Côn Đảo (đảo Côn Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu), vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai)
… Các vườn quốc gia này là nơi cho các nhà sinh học Việt Nam và thế giới nghiên cứu
13


khoa học, đồng thời là những nơi du lịch sinh thái hấp dẫn. Ngoài ra, UNESCO công
nhận 8 khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam là khu dự trữ sinh quyển thế giới như Cần Giờ,
Cát Tiên, Cát Bà, Châu thổ sông Hồng, Cù Lao Chàm, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau… →
phát triển du lịch ở những vùng có vườn quốc gia. Du khách đến tham quan đông kéo
theo việc phát triển các dịch vụ phục vụ du lịch kéo theo phát triển kinh tế địa phương,

kinh tế đất nước.
2.

Môi trường ngành
2.1 Phân tích áp lực từ đối thủ cạnh tranh hiện tại
a.
Bản đồ chiến lược trong ngành

Viettravel
New star Tour
Saigon Tourist
Hanoi Red Tours

Tính đa dạng
Thấp

Cao

Phạm vi địa lý
Trong nước
-

Toàn cầu

Xét đến ngành du lịch và cụ thể trong trường hợp của Viettravel là các doanh nghiệp cùng
hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các tour du lịch cho khách hàng, ta xem xét các tiêu
chí để phân loại các doanh nghiệp trong ngành để tìm ra những đối thủ cạnh tranh của
Viettravel.
+ Tiêu chí thứ nhất: Phạm vi địa lý. Các tour du lịch mà Viettravel cung cấp bao
gồm cả tour khách đi từ trong nước ra nước ngoài ( tới các nước Châu Á, Châu

Âu, Châu Úc, Châu Mỹ) và khách từ nước ngoài tới Việt Nam du lịch. Vậy ta xét
Viettravel vào nhóm các doanh nghiệp có phạm vi địa lý toàn cầu.

14


+ Tiêu chí thứ hai: Tính đa dạng về mục đích của các tour. Viettravel cung cấp tới
khách hàng các tour phù hợp yêu cầu của du khách. Không chỉ du lịch tham quan,
mà Viettravel còn cung cấp tour du lịch văn hóa, lịch sử; sự kiện; nghỉ dưỡng;
chữa bệnh; sinh thái; khám phá, thăm thân nhân; quá cảnh; đường biển; thể thao;
-

trăng mật.
Sử dụng bản đồ nhóm chiến lược trong ngành ta thấy được để tìm ra những đối thủ cạnh
tranh hiện tại của Viettravel ta sẽ tìm những doanh nghiệp trong cùng nhóm tiêu chí phân
loại với Viettravel, cụ thể là những doanh nghiệp cũng cung cấp tour toàn cầu và các tour
có tính đa dạng cao. Bằng phương pháp khoanh vùng này, ta tìm được 3 đối thủ cạnh
tranh hiện tại của Viettravel: New Star Tours, Sai Gon Tourist, Hanoi Red Tours.
b.
Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh

Yếu tố
so sánh

Viettravel

Chất lượng
Giá cả hợp lý
Mức đa dạng
Chi nhánh trong nước và

văn phòng nước ngoài

2
2
1
1

SaiGon
Tourist
1
4
4
3

Đối thủ cạnh tranh
Hanoi Red
New Star
Tours
Tours
3
4
3
1
3
2
2
4

Quan sát điểm số của Viettravel và 3 đối thủ cạnh hiện tại trong ngành của doanh
nghiệp này ta có thể rút ra một kết luận Viettravel là một doanh nghiệp mạnh trong

ngành. Cụ thể Viettravel dẫn đầu về tính đa dạng của các tour và các chi nhánh ( hay có
thể gọi cách khác là mức độ phủ sóng trong nước và trên thế giới) – Vi ettravel có 17 chi
nhánh trong nước và 17 chi nhánh nước ngoài. Thế nhưng về chất lượng tour Viettravel
và giá cả Viettravel vẫn chưa dẫn đầu. Xét về chất lượng, Viettravel vẫn đứng sau SaiGon
Tourist, đặc biệt ở nhóm các tour cao cấp. Xét về giá cả, New Star Tours có mức giá rẻ
hơn so với Viettravel, tuy chỉ chênh lệch nhau từ 200.000 nghìn tới 500.000/ tour, thế
nhưng chênh lệch dù lớn hay nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công ty
cung cấp dịch vụ du lịch.

15


Vậy ta tìm thấp áp lực của các đối thủ cạnh tranh đối với Viettravel ở hai nhóm

-

yếu tố: Giá và chất lượng.
c.
Cường độ cạnh tranh
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến cường độ cạnh tranh trong ngành:
Kết cấu ngành: Ngành du lịch có đặc điểm là ngành phân tán, như đã chỉ ra hiện tại
Viettravel phải đối mặt với 3 đối thủ cạnh tranh, đây không phải là một con số quá đáng
gờm. Hơn nữa ngành du lịch lại có cấu trúc của ngành phân tán nên bên cạnh 1 số doanh
nghiệp có quy mô lớn ( như Viettravel) vẫn có nhiều doanh nghiệp quy mô trung bình và

-

-

nhỏ, không có doanh nghiệp nào giữ vị trí thống trị trong ngành.

Tốc độ tăng trưởng: Ngành du lịch là ngành có tốc độ cầu ngày càng tăng cao, do nhu cầu
về hưởng thụ của khách hàng ngày càng nhiều hơn.
Rào cản gia nhập và rào cản rút lui: Ngành có rào cản gia nhập và rào cản rút lui thấp.
 Ta có thể kết luận cường độ cạnh tranh của ngành không quá cao.
2.2 Phân tích áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không cạnh tranh với Viettravel
trong ngành nhưng có thể thực hiện điều đó trong tương lai. Áp lực đến từ những đối thủ
này tuy tiềm ẩn nhưng cũng có thể rất to lớn, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng

-

Viettravel có thể sẽ phải đón nhận những tổn thất vô cùng to lớn.
Vậy căn cứ vào tiêu chí để Viettravel có thể xác định được đối thủ nào là đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn của mình?
+ Những doanh nghiệp thực hiện khác biệt hóa sản phẩm hướng tới các tour chất
lượng cao hơn, các dịch vụ đi kèm ngày càng đa dạng và có tính đột phá.
+ Những doanh nghiệp có nguồn lực tài chính mạnh. ( giảm giá mạnh các tour để

-

chiếm lĩnh thị trường)
Rào cản gia nhập ngành? Mức độ thuận lợi và khó khăn cho việc gia nhập ngành của các
đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn phụ thuộc phần lớn vào hàng rào lối của ngành du lịch.
+ Sự trung thành của khách hàng với nhãn hiệu hiện có: 1 đặc điểm của khách du
lịch đó là họ thường khoogn quá trung thành với một nhãn hiệu nào cả, hay nói cách khác
ít xuất hiện một nhãn hiệu du lịch nào chiếm lĩnh thị trường du lịch một cách tuyệt đối.
+ Lợi thế tuyệt đối về chi phí:
• Đường cong kinh nghiệm

Chi phí trung bình

16


Doanh nghiệp muốn vào

Doanh nghiệp hiện tại
Sản lượng sản phẩm



Khả năng kiểm soát các yếu tố đầu vào đặc biệt : Một yếu tố đầu vào đặc
biệt của các doanh nghiệp cung cấp tour du lịch đó là các mối quan hệ được
thiết lập trong thời gian hoạt động lâu dài của doanh nghiệp hiện tại.

+ Quy mô: Quy mô vốn đầu tư ban đầu để tham gia ngành du lịch khá lớn, vì phải
hình thành các chuối liến kết ( vận tải – địa điểm – ăn uống )
+ Kênh phân phối chủ yếu đã được thiết lập cũng là một rào cản đối với một
doanh nghiệp mới muốn tham gia ngành.
+ Các quy định của pháp luật: Để gia nhập ngành du lịch cũng cần cấp phép
nhưng cũng không quá khó khăn, cũng không yêu cầu về một năng lực đặc biệt nào cả.
+ Sự phản ứng của các doanh nghiệp hiện tại: ngành du lịch tăng trưởng khá
nhanh và các doanh nghiệp trong ngành cũng không có doanh nghiệp vào chiếm vị thế
thượng phong nên các doanh nghiệp hiện tại cũng không gây khó khăn quá cho các
doanh nghiệp mới.
Nhìn chung ngành du lịch rào cản gia nhập thấp, khả năng các doanh nghiệp mới
gia nhập ngành là khá cao.
2.3 Phân tích áp lực từ nhà cung cấp
a. Quy trình tour

17



Lên kế hoạch tour

Tạo tour

Chạy tour (bán
hàng)

Sau bán hàng

Hàng không
Lữ hành
Địa điểm lưu trú
Địa điểm vui chơi
Địa điểm ăn uống
Bảo hiểm du lịch
b. Mạng lưới nhà cung cấp đầu vào toàn cầu

Yếu tố đầu vào

Nhà cung cấp
1 NCC

2 -3 NCC

4-5 NCC

>5 NCC


Hàng không trong nước
Hàng không quốc tế
Lữ hành trong nước
Lữ hành quốc tế
Địa điểm lưu trú trong nước
Địa điểm lưu trú quốc tế
Địa điểm vui chơi trong nước
Địa điểm vui chơi quốc tế
Địa điểm ăn uống trong nước
Địa điểm ăn uống quốc tế
Bảo hiểm du lịch
Ta có thể dễ dàng phân loại 2 nhóm nhà cung cấp có ảnh hưởng tới Viettravel:
+ Nhóm những nhà cung cấp không gây áp lực cho Viettravel, mà thậm chí công ty
còn có thể gây áp lực ngược trở lại. Đó là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực:
lữ hành, lưu trú, vui chơi, ăn uống cả ở trong nước và quốc tế. Viettravel có quyền chọn
lựa nhà cung cấp nào cho mình chiết khấu cao nhất, giảm giá nhất và có thể trễ hạn thanh
toán.
+ Nhóm những nhà cung cấp tạo áp lực cho Viettravel:

18


-

Doanh nghiệp hàng không trong nước và quốc tế: Cả trong nước và quốc tế
Viettravel đều chỉ có từ 3,4 nhà cung cấp. Ví dụ những chuyến bay khởi
hành từ Việt Nam Viettravel chỉ có thể chọn: Vietnam airlines, Jetstar,
Vietjet…; bay từ nước ngoài vào việt nam thì tùy thuộc vào từng đất nước (
Nhật, Singapore, Anh, Mỹ..) mà lại có các doanh nghiệp hàng không thích
hợp. Có thể kết luận Viettravel phần nào chịu áp lực từ các nhà cung cấp


-

dịch vụ hàng không.
Doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm du lịch: Khi khách hàng đi theo tour thì
Viettravel phải trọn gói bảo hiểm cho họ. Đối với những công ty cung cấp
bảo hiểm cũng chỉ có vài công ty hoạt động trong ngành như: Bảo Việt,
Prudential, Liberty… Những công ty này có thể gây áp lực không nhỏ cho

Viettravel, vì họ là người nắm thế chủ động hơn.
2.4 Phân tích áp lực từ phía khách hàng
a. Ma trận sản phẩm thị trường
Sản phẩm
Khách hàng
Cá nhân
Tổ chức

VN – Nước ngoài
Tour
X
X

Tour trong
nước
X
X

Nước ngoài – VN
Tour
x


Khách hàng của Viettravel gồm cả nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng là tổ
chức. Viettravel tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng cá nhân và sản phẩm được đẩy
mạnh là những tour từ Việt Nam đi nước ngoài.
b. Áp lực khách hàng gây ra
+ Quyền lực người mua lớn: Có nhiều nhà cung ứng cũng cung cấp dịch vụ tour
du lịch như Viettravel và khách hàng biết điều này
+ Gây áp lực ngược trở lại đối với Viettravel : Khách hàng mua 1 số khối lượng
lớn hàng ( tập thể đặt tour du lịch) khách hàng có thể gây áp lực ngược trở lại đối với
Viettravel và yêu cầu doanh nghiệp giảm giá.

19


+ Sự nhạy cảm về giá: Khách hàng ngày càng có nhiều thông tin về thị trường
cũng như biết được có rất nhiều doanh nghiệp cũng cung cấp cùng loại mặt hàng tour du
lịch như Viettravel vậy nên khách hàng sẽ so sánh giá, so sánh chất lượng và các dịch vụ
đi kèm và dùng những thông tin đó để tạo áp lực lên Viettravel. Hơn nữa, thông tin về giá
cả của các đầu mối trung gian của Viettravel ( ví dụ như các nhà hàng, hàng không, lữ
hành..) khách hàng đều có thể dễ dàng truy cập được nên áp lực về giá sẽ ngày càng lớn
hơn đối với Viettravel.
Nhìn chung, khách hàng tạo ra áp lực không nhỏ cho Viettravel, khiến doanh
nghiệp luôn phải tìm những biện pháp để cắt giảm chi phí, giữ giá ổn định đồng thời có
những ưu đãi để thu hút khách hàng. Đây thực sự không phải là thử thách dễ dàng đối với
Viettravel.
2.5 Phân tích áp lực từ phía sản phẩm, dịch vụ thay thế
-

-


-

Các dịch vụ có thể thay thế dịch vụ mà hiện nay Viettravel đang cung cấp:
+ Sự ra đời của các trung tâm vui chơi giải trí nghỉ dưỡng tiện nghi ở trong các
thành phố khiến cho nhu cầu du lịch của người dân giảm.
+ Du lịch nội địa thay thế cho du lịch nước ngoài
Khuynh hướng của khách hàng muốn thay đổi dịch vụ:
+ Khách hàng tự phục vụ thay vì sử dụng các công ty tổ chức tour du lịch
+ Xu hướng thích đi phượt thay vì du lịch nghỉ dưỡng.
Gía cả của các dịch vụ thay thế thường rẻ hơn và tính thay thế không cao, thế nhưng lại
không đạt được tính tiện nghi như các dịch vụ của Viettravel. Tuy nhiên Viettravel không
thể bỏ quan áp lực từ các dịch vụ thay thế này được, mà phải có những hậu đãi khách
hàng và khẳng định những lợi ích khách hàng chỉ có thể thu được khi sử dụng các dịch vụ

của Viettravel để giảm áp lực của các dịch vụ thay thế.
3. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
3.1 Cơ hội
Từ các nhân tố kinh tế


Tốc độ kinh tế liên tục tăng → cơ sở hạ tầng phát triển, đời sống người dân được cải
thiện

20




Thu nhập của nguời dân dần được cải thiện → nhu cầu về đời sống tinh thần được


nâng cao
− Biến động tỷ giá → thu hút khách du lịch nước ngoài do họ phải chi trả phí ít khi ở
việt nam
Từ các nhân tố công nghệ → các loại hình dịch vụ được đổi mới và cải tiến hơn trước
Từ các nhân tố văn hóa - xã hội:
− Quy mô dân số tăng, cơ cấu tuổi thay đổi → thay đổi nhu cầu (thanh niên thích du
lịch khám phá, người già thích du lịch nghỉ dưỡng,.....) → tăng số lượng khách du
lịch
− Những giá trị văn hóa lâu đời được bảo tồn → phát triển tham quan du lịch đền chùa,
lễ hôi,...
Từ phía các nhân tố tự nhiên: Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh, là cơ hội để
phát triển du lịch
Từ phía các nhân tố chính trị, pháp luật: nhà nước có nhiều chính sách nhằm khuyến
khích thúc đẩy ngành du lịch phát triển
3.2 Nguy cơ
Giá tour của VN vẫn còn cao so với các nước trong khu vực nhưng chất lượng dịch
vụ thì lại không bằng. Thực tế nhiều năm nay, các thành phố của Việt Nam luôn nằm
trong top đầu những điểm du lịch giá rẻ nhất trên thế giới. Theo nhận định của trang Price
of Travel, trang web tham khảo về chi phí du lịch ở nhiều quốc gia được các du khách tin
dùng, đáng chú ý, Hà Nội và TP.HCM đều lọt top 3 trong số 136 các thành phố có chi phí
rẻ nhất cho du khách đi “phượt”. Số tiền trung bình mà du khách phải bỏ ra cho 1 ngày
nghỉ ở khách sạn, 3 bữa ăn, 2 lần di chuyển bằng phương tiện giao thông, 1 lần tham
quan di tích văn hóa và 3 cốc bia giá rẻ lần lượt ở Hà Nội là 17,03USD và TP.HCM
18,2USD. Mức chi phí này chỉ nhỉnh hơn so với thành phố Pokhara của Nepal.
Không tính riêng các điểm du lịch, nhiều trang web du lịch như Skyscanner,
Buzzfeed hay Roughguides… cũng liên tục bình chọn Việt Nam là điểm đến giá rẻ với
khách du lịch trên thế giới. Trang Tripomatic ước lượng, với 100USD, du khách có thể ở
Hà Nội trong 6 ngày 7 đêm, trong khi ở một số quốc gia khác như Thái Lan, Hàn Quốc
hay Nhật Bản, con số này chỉ là từ 2 đến 3 ngày.


21


→ Mức giá vừa túi tiền được coi là một thế mạnh của du lịch Việt nhằm thu hút bộ
phận khách phổ thông, đặc biệt là những khách du lịch tự do theo kiểu “phượt”.
Bất chấp những lợi thế về giá cả dịch vụ thì giá tour du lịch Việt Nam đang ở mức
khá cao so với những quốc gia lân cận. Mặc dù du lịch theo tour thường là ưu tiên số 1
khi đi du lịch nước ngoài vì vừa có thể giảm thiểu chi phí phát sinh cũng như tiết kiệm
được thời gian, thì ở Việt Nam chi phí khách phải trả cho hành trình theo tour vẫn cao
hơn so với những nước trong khu vực như Thái Lan, Campuchia hay Trung Quốc…
Thậm chí con số chênh lệch lên tới khoảng 30-40%. Ví dụ để du lịch Campuchia 4 ngày
3 đêm do một công ty Campuchia tổ chức chỉ khoảng 200USD (xấp xỉ 4,4 triệu đồng).
Hay du lịch Thái Lan trong khoảng thời gian tương tự, 1 tour trọn gói do chính hãng lữ
hành Việt Nam cung cấp cũng chỉ từ 4-5 triệu đồng, với 2 điểm du lịch nổi tiếng ở xứ sở
Chùa Vàng là Bangkok và Pattaya. Trong khi đó, chi phí 1 vé máy bay khứ hồi hạng phổ
thông từ Hà Nội đi TP.HCM cho 1 du khách thường xuyên ở ngưỡng 4-5 triệu đồng.
Cộng thêm các khoản phí dịch vụ, khách sạn, tham quan, mua sắm… thì tính ra, du khách
đi du lịch tại Việt Nam đắt đỏ hơn nhiều so với việc đi tới các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, sự thiếu nhạy bén của doanh nghiệp du lịch trong việc khai thác các
lợi thế về tài nguyên, xây dựng sản phẩm dịch vụ đi kèm khiến tour du lịch Việt Nam dù
giá cao nhưng kém hấp dẫn so với các nước bạn.
Ở một số quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc… nhiều doanh nghiệp lữ hành chấp
nhận chào bán tour với mức giá “siêu rẻ” nhưng thu lại từ khách hàng bằng việc cung cấp
các dịch vụ tham quan, giải trí hấp dẫn, đa dạng và “tận thu” từ các sản phẩm hàng hóa,
quà lưu niệm. Ở Việt Nam, sản phẩm du lịch nghèo nàn và thiếu chuyên nghiệp, khiến
cho du khách không mấy mặn mà.
Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin còn nhiều hạn chế, chất lượng sản phẩm dịch vụ
không cáo, sản phẩm chưa đa dạng, phong phú. Du lịch của Việt Nam vẫn còn mang tính
tự phát, nhiều nơi vẫn chặt chém khách du lịch nhất là khách nước ngoài khiến họ cảm
22



thấy mình luôn bị lừa khi ở VN. Thêm vào đó, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của
người Việt Nam vẫn còn thấp → Ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch của Việt Nam
Việc mở cửa, hội nhập du lịch quốc tế cũng có thể sẽ gây ra một số vấn đề liên
quan đến an ninh, trật tự xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục của nước ta. Thêm nữa, nếu
nhà nước không có sự quam tâm thích đáng và các biện pháp quản lý hiệu quả thì cũng sẽ
không bảo vệ được môi trường, cảnh quan thiên nhiên
Trên 80% khách du lịch nước ngoài không quay trở lại Việt Nam mặc dù Việt Nam
có rất nhiều phong cảnh tuyệt vời, thiên nhiên đáng quý, nhiều nơi muốn khám phá
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE



Nếu tổng số điểm là 4: công ty đang phản ứng tốt với những cơ hội và nguy cơ
Nếu tổng số điểm là 2,5: công ty đang phản ứng trung bình với những cơ hội và



nguy cơ
Nếu tổng số điểm là 1: công ty đang phản ứng yếu kém với những cơ hội và nguy

Các yếu tố thuộc MTKD bên ngoài

1

Tiềm năng thị trường

Nhiều loại hình dịch vụ khác cho
người tiêu dùng lựa chọn hơn

3 Sự thay đổi nhu cầu du lịch
2

Mức độ
quan trọng

Trọng số

Tính
điểm

0,1

4

0,4

0,2

4

0,8

0,2

3

0,6

4


Thay đổi chính sách của nhà nước

0,05

3

0,15

5

Thu nhập người dân dần được cải
thiện

0,1

4

0,4

6

Sự phát triển của khoa học công nghệ

0,05

3

0,15


7

Hệ thống cơ sở hạ tầng

0,1

3

0,3

8

Sự chuyển dịch của các luồng vốn

2

0,1

4

0,4

9

Sự xuất hiện ngày các nhiều các khu
nghỉ dưỡng, các danh lam thắng cảnh
23

0,05
0,1



được công nhận
10 Sự dịch chuyển lao động giữa các
ngành
Tổng số

0,05
1

2

0,1
3,4

→ Công ty được 3,4 điểm cho thấy các chiến lược mà công ty đang triển khai phản ứng
với các yếu tố bên ngoài ở mức trung bình.
Phân tích nội bộ doanh nghiệp theo chức năng

iii.

1. Phân tích nguồn lực và năng lực


Năng lực cốt lõi: Năng lực cốt lõi của Vietravel là hệ thống quản lý chuyên nghiệp.

Mô hình quản lý của Vietravel


Năng lực khác biệt:




Sự đột phá về chất lượng dịch vụ



Sức mạnh tài chính : Với tài chính vững chắc cùng số tài sản hữu hình vô hình
124.953.000.000 kèm theo các chỉ số tài chính khỏe mạnh là ưu điểm nổi bật của
Vietravel.

24


2. Phân tích nội bộ doanh nghiệp theo lĩnh vực quản trị
a. Lĩnh vực Marketing

Phòng tiếp thị phụ trách lĩnh vực này với các chức năng cơ bản như sau:


Phối hợp với phòng điều hành xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với
nhu cầu của khách, chủ động trong việc đưa ra những ý đồ về sản phẩm lữ hành
mới cho chi nhánh.



Ký kết các hợp đồng với các hãng, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để
khai thác nguồn khách, đề xuất và xây dựng các phương án mở văn phòng đại
diện của công ty.




Đảm bảo thông tin giữa doanh nghiệp lữ hành với các nguồn khách, các bộ phận
liên quan trong doanh nghiệp. Về kế hoạch các đoàn khách, nội dung hợp đồng.
Phòng tiếp thị được tổ chức dựa trên những tiêu thức phân đoạn thị trường và phát

triển thị trường của doanh nghiệp: Có bộ phận quốc tế và nội địa riêng. Điều này tạo sự
chuyên môn hóa của doanh nghiệp khác biệt với phần lớn các doanh nghiệp Lữ hành
khác chỉ đơn thuần đóng vai trò trung gian, gom khách có nhu cầu du lịch quốc tế rồi gửi
lên các công ty Du lịch liên kết lớn. Điều này khiến cho khách hàng phải chịu giá dịch vụ
cao hơn (vì bao gồm cả hoa hồng cho công ty gom khách), đồng thời chất lượng dịch vụ
lại không đảm bảo do công ty gom khách không thể chủ động về dịch vụ. Chính điều này
đã tạo nên ưu thế lớn cho Vietravel so với các đối thủ cạnh tranh nhưng không thể phủ
nhận Vietravel vẫn chưa có một chiến lược marketing rõ ràng, xuyên suốt để khai thác tối
ưu thị trường rộng lớn của mình.
Tuy nhiên, công tác marketing của Vietravel trong những năm gần đây có nhiều
khởi sắc, vai trò marketing ngày càng rõ nét, tác động tích cực đến công tác kinh doanh
của toàn Công ty. Các chi nhánh năng động hơn trong việc địa phương hóa các chương
trình khuyến mại chung, chủ động xây dựng các kế hoạch marketing thương hiệu tại địa
phương. Hoạt động tiếp thị trong năm dần dịch chuyển từ kênh offline sang online với
25


×