Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

PHÂN TÍCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 62 trang )

BÀI TẬP NHÓM (NHÓM 7)
CHỦ ĐỀ: NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB)
THÀNH VIÊN NHÓM 7
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Lương Thị Vân Anh
Trần Thị Cúc
Nguyễn Thu Hiền
Nguyễn Thu Hiền
Nguyễn Thị Khánh Linh
Nguyễn Quỳnh Trang
Tạ Bích Thủy

A.
1.

(MSV: 11140410)
(MSV: 11140618)
(MSV: 11141433)
(MSV: 11141437)
(MSV: 11142332)
(MSV: 11144519)
(MSV: 11144255)


GIỚI THIỆU VỀ ACB
Những thông tin chung

1


Ngân hàng Á Châu (Asia Commercial Joint Stock Bank)
Tên giao dịch
- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
- Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Á Châu
- Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank
- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ACB
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0301452948
Đăng ký lần đầu: 19/05/1993
Đăng ký thay đổi lần thứ 29: 03/09/2014
Vốn điều lệ: 9.376.965.060.000 đồng
(Bằng chữ: Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không
trăm sáu mươi nghìn đồng.)
Mã cổ phiếu: ACB
Thông tin liên lạc:
- Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (84.8) 3929 0999
- Số fax: (84.8) 3839 9885
- Website: www.acb.com.vn
- SWIFT code: ASCBVNVX
2.

Ngành nghề kinh doanh

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn,

không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước,
vay vốn của các tổ chức tín dụng khác
2


- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;
- Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và
thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng
khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép;
- Hoạt động bao thanh toán; đại lý bảo hiểm; Mua bán trái phiếu; hoạt động ủy thác và
nhận ủy thác trước “đại lý bảo hiểm”
- Cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính
- Kinh doanh chứng khoán
- Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán
- Lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành
- Các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụ ngân
hàng khác
3.

Mạng lưới kênh phân phối

ACB có 350 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong
cả nước
Đến 31/12/2015, ACB có 350 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh
thành trong cả nước. Tính theo số lượng chi nhánh và phòng giao dịch và tỷ trọng
đóng góp của mỗi khu vực vào tổng lợi nhuận Ngân hàng, thì Thành phố Hồ Chí
Minh, miền Đông Nam bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng là các thị trường trọng yếu
của Ngân hàng
4.

Công ty trực thuộc
(i)
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS):
41 Mạc Đĩnh Chi, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp. HCM
(ii)
Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản ACB (ACBA) (ACBA)
Lầu 8 Tòa nhà ACB, 444A - 446 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, Tp. HCM
3


(iii)
131
(iv)

Công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL)
Châu Văn Liêm, Phường 14, Quận 5, Tp.HCM
Công ty Quản lý Quỹ ACB (ACBC)

Lầu 1, Tòa nhà ACB, 444A - 446 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, Tp.HCM
5.

Nhân sự

Tính đến 31/12/2015, tổng số nhân viên của ACB là 9,935 người. Cán bộ có trình độ
đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
tại trung tâm đào tạo riêng của ACB
6.


Tầm nhìn – Sứ mệnh – Định hướng chiến lược

Tầm nhìn & Sứ mệnh:
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng

thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt
Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh
nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là
một ngân hàng mới thành lập như ACB.

Tầm nhìn của ACB đến 2018 là xác lập vị thế dẫn đầu thị trường trên năm lĩnh
vực cốt yếu: định hướng khách hàng, quản lý rủi ro, kết quả tài chính bền vững, hiệu
quả hoạt động, và đạo đức kinh doanh.
7.
Định hướng chiến lược:

Trong tầm nhìn chiến lược của ACB, đến năm 2018 ACB sẽ tiếp tục là ngân
hàng dẫn đầu về năm lĩnh vực:
(i)
định hướng dịch vụ tập trung vào khách hàng
(ii)
kết quả tài chính bền vững
(iii) quản lý rủi ro chuyên nghiệp
(iv) hoạt động hiệu quả
(v)
đạo đức kinh doanh.

Chiến lược phát triển giai đoạn 2014-2018, trên nền tảng bộ giá trị cốt lõi của
ACB: Chính trực, Cẩn trọng, Cách tân, Hài hoà và Hiệu quả, sẽ trở thành hệ quy chiếu
cho các chính sách, định hướng trong mọi hoạt động, và quy tắc cho ứng xử của ACB
trong mối quan hệ với các bên hữu quan.
B.

I.
1.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của VN năm qua:

4


-

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của VN năm 2015 vừa qua đạt con số khá

đẹp: tăng 6,68% so với năm trước. Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành
đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu
đồng, tương đương 2109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014. mức tăng trưởng quý
sau luôn cao hơn quý trước.


Điều này cho thấy kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi rõ rệt.

Tăng trưởng kinh tế sẽ kích thích cả cung và cầu về vốn tăng lên.
-

Theo báo cáo đánh giá kinh tế tại khóa họp lần thứ 72 của Ủy ban kinh tế-

xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Liên hợp quốc: Việt Nam đang có
chuyển biến tích cực, dự kiến cả năm 2016 đạt mức tăng trưởng 6.9% cao hơn mức
6.7% năm 2015. Cho rằng Việt Nam tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình

Dương và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh châu Âu( EVFTA) sẽ tạo
thêm cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
-GDP bình quân đầu người tăng -> thu nhập tăng -> nhu cầu về tích lũy tài sản
tăng -> cung về vốn tăng.
-Tăng trưởng kinh tế -> sản xuất kinh doanh phát triển-> cầu về vốn tăng.

5


-

Theo Tổng cục Thống kê: Chỉ số CPI tháng 5/2016 tăng 0.54% so với tháng

trước tương đương tăng mức 1.88% so với đầu năm. Dự báo CPI 6 tháng cuối năm
tăng 2,5 đến 3% so với đầu năm
Thị trường VNĐ liên ngân hàng tháng 5/2016 diễn biến trái chiều so với
4/2016 với thanh khoản khá dư thừa, tăng trưởng tín dụng VND chưa có nhiều đột
biến
2.Lạm phát
-

Theo Tổng cục Thống kê : bình quân 6 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ

năm trước, tốc độ tăng lạm phát cơ bản (+1,8%) tương đối sát so với tốc độ tăng của
lạm phát chung (+1,72%), qua đó cho thấy, chính sách tiền tệ vẫn đang được điều
hành ổn định, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

Kinh tế đang tác động tích cực đến ngành ngân hàng
3.Lãi suất NH
Mặt bằng lãi suất ổn định và giảm nhẹ trong năm 2015. Lãi suất chịu áp lực tăng

trong năm 2016 nhưng chỉ tăng nhẹ.

 Mặc dù lãi suất huy động tiếp tục giảm, nhưng kênh gửi tiền vào ngân hàng để
hưởng lãi suất vẫn là kênh đầu tư an toàn, được đông đảo người dân lựa chọn.
6


4.Tình hình doanh nghiệp
- Trong năm 2015, cả nước có 94754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng
vốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1%
về số vốn đăng ký so với năm 2014 (Năm 2014, số doanh nghiệp giảm 2,7%; số vốn
tăng 8,4% so với năm 2013). Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp năm 2015
đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm trước. Số lao động dự kiến được tạo việc làm
của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2015 là 1471,9 nghìn người, tăng
34,9% so với năm 2014.
- Trong năm nay, cả nước có 21506 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 39,5%
so với năm trước. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản
xuất, kinh doanh trong năm là 9467 doanh nghiệp, giảm 0,4% so với năm trước. Số
doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong năm là 71391
doanh nghiệp, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước.



Tuy số lượng doanh nghiệp trong nước phá sản dừng cuộc chơi vẫn còn khá

lớn nhưng với mức tăng lên đáng kể của số doanh nghiệp mới thành lập thì cầu về

7



vốn của thị trường vẫn khá cao. Là cơ hội thuận lợi cho ngành ngân hàng trong
cung về vốn.
5.

Nợ xấu toàn hệ thống: Tính đến hết tháng 11/2015, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ

thống giảm về 2,72% so với con số 3,25% đầu năm do các ngân hàng tiếp tục tăng
tốc trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu, đồng thời đẩy mạnh bán nợ cho VAMC. Tổng
nợ xấu nội bảng của các ngân hàng là 135.872 tỷ đồng cuối tháng 9/2015.

Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đã được cải thiện rõ rệt sẽ làm giảm nguy cơ về rủi ro
cho các ngân hàng.
6. Tình hình mua bán ngành ô tô
Theo báo cáo của VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất oto tại Việt Nam), tổng doanh số
toàn thị trường oto Việt Nam năm 2015 đạt 244.914 xe, tăng 55% so với cùng kỳ
2014. Trong đó, xe con 143.392 chiếc, xe thương mại 89.327 chiếc và xe chuyên dụng
12.195 chiếc, đánh dấu một cột mốc thị trường , thị trường Việt vượt 200.000 xe/năm.

8


Số liệu ở trên đã cho ta thấy, nhu cầu mua và thậm chí là nhu cầu trở thành đại lý bán
ôto tại Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên có một sự thật rõ ràng là thu
nhập bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ hơn 2000 USD/năm, vẫn thuộc diện đang
phát triển. Trong khi đó, Việt Nam lại là quốc gia có giá xe hơi thuộc vào loại đắt nhất
thế giới, gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước
trong khu vực. Nguyên nhân là do sự chi phối của các nhà sản xuất ô tô nước ngoài và
chính sách thuế cao mà Chính phủ ban ra.
Như vậy, cầu về xe rõ ràng rất lớn, nếu ACB có thể xác định được xu hướng và cung
cấp chính xác các dịch vụ để hỗ trợ, giúp cho những nhu cầu tiêu dùng đó được thực

hiện hóa thì sẽ là một cơ hội vô cùng tốt. Nắm bắt cơ hội này, ACB đã đưa ra các gói
sản phẩm đáp ứng đúng các nhu cầu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp như
sau:
Tên

Đối tượng
Đặc điểm
Nhà phân phối / Đại lý xe ô tô đang Tỷ lệ cho vay: Tối đa 80% trị giá lô

Tài trợ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp hàng
đại
xe

lý pháp tại Việt Nam, có nhu cầu vay Hình thức bảo đảm nợ vay: Đảm bảo
vốn thanh toán tiền mua xe nhằm bằng chính lô hàng xe

phục vụ hoạt động kinh doanh
DN vay Doanh nghiệp mua xe làm phương Thời hạn cho vay: Tối đa là 4 năm
thế

tiện đi lại hoặc vận chuyển hàng hóa Tỷ lệ cho vay: Tối đa 70% trị giá
9


của chính Doanh nghiệp

phương tiện vận tải

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải/ Hình thức bảo đảm nợ vay: Đảm bảo


chấp
mua xe

giao nhận hàng hóa

bằng chính phương tiện vận tải hình

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải thành từ vốn vay.

hành khách
DN vay Khách hàng doanh nghiệp vay mua Được mua xe với giá ưu đãi tại các
mua xe xe thế chấp bằng chính xe mua

đại lý liên kết với ACB

thế
chấp
bằng xe
mua
Danh sách các đại lý liên kết của một - Vay tối đa lên đến 2tỷ
số hãng xe mà KH cá nhân mua xe - Vay tới 75% giá trị xe
và được hưởng ưu đãi:

- Thời gian vay lên đến 5 năm

Mercedes Benz, BMW, Land Rover, - LS thì khỏi nói ạ , cạnh tranh nhất
Mazda, Subaru, Lexus, Ford, Suzuki, thị trường , có ít nhất 2 phương án
KH cá Honda, Huyndai..
nhân


lãi suất cho anh chị chọn

Có thể thấy số đại lý liên kết với - Phạt trả trước chỉ 0.75% cho 2 năm

mua xe ACB lớn tác động trực tiếp tới lượng trước năm cuối cùng. 0% nếu trả
đầu tiên tiêu thụ các sản phẩm của ACB nói trước ở năm cuối cùng ( thời hạn vay
riêng.

5 năm).
- Ngoài ra , nếu anh chị muốn thời
hạn vay lên đến 84 tháng (7năm) có
thể chọn phương án thế chấp bằng
bất động sản

7. Hệ thống siêu thị

Năm 2005, đối chiếu với quy chuẩn phân hạng siêu thị, Việt Nam có 178 siêu
thị thì có đến 119 siêu thị tiêu chuẩn hạng III, 31 tiêu chuẩn hạng II và28 đạt tiêu
chuẩn hạng I. Từ đó có thể thấy đại bộ phận siêu thị ở Việt Nam có quy mô nhỏ(chiếm
tới 67%) chỉ có khoảng 33% siêu thị trong cả nước là có quy mô vừa và lớn. Hơn nữa,
các siêu thị cũng tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với số lượng lần
10


lượt là 72 và 60, chiếm tới hơn 70% tổng số siêu thị trên cả nước.  Đến năm 2011,
Việt Nam có 638 siêu thị với 353 siêu thị hạng III, có tới 168 siêu thị hạng II và 117
đạt hạng I. Từ đó có thể thấy quy mô của các siêu thị hiện tại đều đã được xây dựng
lớn hơn trước rất nhiều, số siêu thị quy mô nhỏ tỷ trọng đã giảm xuống, chỉ còn
khoảng 55%, số siêu thị quy mô vừa và lớn tăng lên chiếm tới 45%. Các siêu thị cũng
đã được mở rộng ra khắp các tỉnh thành trên đất nước, tập trung ở Hà Nội và TP. Hồ

Chí Minh chỉ còn chiếm khoảng 38% với số lượng lần lượt là 88 và 152.
Với sự phát triển như vậy, đòi hỏi các siêu thị phải có các dịch vụ tốt đặc biệt là
việc thanh toán của khách hàng có thể nhanh gọn nhất. Đòi hỏi việc liên kết với các
ngân hàng phát hành các thẻ thanh toán nhanh hay mở atm gần địa điểm buôn bán
thuận lợi cho việc mua sắm của họ.
Hệ thống ATM của Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa tham gia hệ thống chuyển mạch
Banknetvn. Qua kết nối này, các chủ thẻ ghi nợ nội địa thuộc hệ thống Banknetvn sẽ
có thể rút tiền mặt tại các máy ATM của ACB trên toàn quốc và ngược lại. Điều này
đồng nghĩa các chủ thẻ thuộc 10 ngân hàng gồm: Agribank, BIDV, VietinBank, MHB,
Saigonbank, HabuBank, ABBank, VBR (Ngân hàng liên doanh Việt Nga), Oceanbank
(Ngân hàng Đại Dương) và ACB sẽ rút được tiền và xem số dư tại các ATM của nhau.
Đây được xem là nhu cầu phù hợp với đa số khách hàng luôn mong muốn được thuận
lợi, dễ dàng khi cần rút tiền hay xem số dư trên thẻ mà không nhất thiết phải đến đúng
tủ ATM của ngân hàng phát hành thẻ. Tạo thuận lợi cho việc rút tiền, giảm thời gian đi
lại cho khách hàng, có thể rút tiền nhanh, kịp thời để phục vụ nhu cầu cần thiết.
Xu hướng tiêu dùng: Người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn. Việc
bỏ nhiều tiền hơn đồng nghĩa với việc họ có quyền lực hơn, quyền được đòi hỏi nhiều
hơn khi mua sắm. Những sản phẩm tốt hơn, đa dạng hơn và mới mẻ hơn sẽ được ưu
tiên.
Tỉ lệ người Việt Nam mua sắm trực tuyến trong vòng 3 tháng qua đã tăng từ 68,4%
lên 80,2%, đạt mức gia tăng cao thứ hai (11,8%) trong khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Hơn 2/3 (67,6%) người khảo sát nói rằng mua sắm trực tuyến là một trong
những lý do mà họ truy cập internet, tăng 13,8% so với năm ngoái. Phụ nữ và những
người trong độ tuổi 35-44 vẫn là những người thường mua sắm trực tuyến nhiều nhất
11


với 85,1% và 86,5% tương ứng đã thực hiện ít nhất một giao dịch mua sắm trực tuyến
trong vòng 3 tháng qua. Họ cũng có chiều hướng mua nhiều mặt hàng hơn và đi mua
sắm nhiều hơn các nhóm khác. Ba lĩnh vực hàng đầu mà người tiêu dùng Việt Nam

thường xuyên chi tiền nhiều nhất khi mua sắm trực tuyến là hàng không, các sản phẩm
điện tử gia dụng và du lịch. Những trang web mua sắm trực tuyến được ghé thăm
nhiều nhất tại Việt Nam là Lazada (24,4%), Hotdeal (21,9%), Mua Chung (16,2%) và
Chotot (14,7%).
Theo điều tra 42% người Việt cho biết, trong 6 tháng qua họ có sử dụng thiết bị di
động để kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng hoặc xem các giao dịch họ đã thực hiện
trong thời gian gần nhất; 35% nói họ sử dụng thiết bị di động để đặt vé xem phim, vé
máy bay, đặt phòng khách sạn. 33% người tiêu dùng sử dụng để thanh toán hóa đơn
trực tuyến và 31% sử dụng để thực hiện các giao dịch chuyển khoản ngân hàng.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tỷ lệ thực hiện các hoạt động này sẽ có khả năng
tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Với 53% người tiêu dùng cho biết họ sẽ sử
dụng thiết bị động để kiểm tra số dư tài khoản cũng như lịch sử giao dịch, 39% cho
biết họ sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động để mua sắm và 38% có khả năng sẽ
thực hiện các giao dịch chuyển khoản trong vào 6 tháng tới.
Trong số 3 rào cản sự phát triển của ngành ngân hàng trực tuyến, tính an toàn là
mối quan tâm hàng đầu của 53% người tiêu dùng. Sự ưa thích các ngân hàng vật lý
chiếm tỷ lệ 31% người tiêu dùng và yếu tố cuối cùng là nhu cầu của người tiêu dùng
về dịch vụ này nhưng hiện chưa có chiếm tới 28%.
Đòi hỏi các ngân hàng phải đổi mới công nghệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
về các hình thức thanh toán.
Ưu đãi với sinh viên:
Ngân Hàng Á Châu ra mắt thẻ tín dụng dành cho sinh viên với các ưu đãi và tiện ích
hấp dẫn. Với thẻ tín dụng cho sinh viên sẽ được:


Hạn mức tín dụng từ 3 triệu – 6 triệu



Ưu tiên dành cho sinh viên từ năm 03 trở lên:

AN TOÀN:
12


– Tính năng an toàn của thẻ cao. Mất thẻ không có nghĩa là mất tiền nếu chủ thẻ thông
báo kịp thời cho ACB.
– Chủ thẻ được ưu đãi 2 loại dịch vụ bảo hiểm thiết thực: bảo hiểm rút tiền tại ATM và
bảo hiểm giao dịch gian lận thẻ.
TIỆN LỢI
– Chi tiêu trước – thanh toán sau, miễn lãi lên đến 45 ngày.
– Chỉ thanh toán tối thiểu 3% số tiền sử dụng hàng tháng.
– Thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ có biểu tượng Napas và
VNBC
– Sử dụng các dịch vụ tiện ích: Internet Banking, Mobile Banking, Contact Center
247… để vấn tin tài khoản/sao kê giao dịch/chuyển khoản/xem thông tin chứng
khoán/thanh toán điện, nước, điện thoại, internet, truyền hình cáp, phí bảo hiểm…
– Thanh toán các hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, di động, phí bảo hiểm, truyền
hình cáp, internet… thông qua Trung tâm dịch vụ khách hàng 247 của ACB.
– Khách hàng có thể thanh toán định kỳ cho ACB hàng tháng bằng cách đăng ký tự
động trích tiền từ tài khoản cá nhân tại ACB hoặc thông qua Trung tâm dịch vụ khách
hàng 247 mà không phải mang tiền mặt đến ACB.
Tính năng
– Chi tiêu trước, thanh toán sau, thời gian miễn lãi đến 45 ngày.
– Thanh toán tối thiểu 3% số tiền sử dụng hàng tháng.
– Chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ có biểu tượng
Napas và VNBC
– Quản lý giao dịch thẻ mọi lúc mọi nơi, thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại…
với dịch vụ Contact Center 247, ACB Online, SMS banking…
 Các chương trình khuyến mại ACB liên kết với các nhãn hiệu. Ví dụ như là:
Chương trình giảm 50% giá hàng hiệu dành cho tất cả các thẻ ACB

Dành riêng cho chủ thẻ ACB World MasterCard, ACB Visa Platinum.
Giảm giá lên đến 50% .
Nhãn hàng áp dụng: Bally, Burberry, Salvatore Ferragamo, Polo Ralph Lauren.
Dành cho tất cả chủ thẻ ACB.
Loại thẻ áp dụng: dành cho tất cả thẻ do ACB phát hành.
13


Chủ thẻ phải thanh toán bằng thẻ ACB để được hưởng các ưu đãi trên.
Đối tác cung cấp ưu đãi không được tăng giá hoặc phân biệt giá cả hoặc yêu cầu
chủ thẻ ACB trả thêm phụ phí đối với các giao dịch thanh toán bằng thẻ.
II.

MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT

1.

Chính trị: Nền chính trị ở Việt Nam được đánh giá thuộc vào dạng ổn

định trên thế giới. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân
hàng và nên kinh tế Việt Nam nói chung
Khi các doanh nghiệp phát triển và các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vốn
vào các ngành kinh doanh trong nước sẽ thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển. Các
tập đoàn tài chính nước ngoài đầu tư vốn vào ngành Ngân hàng tại Việt Nam dẫn đến
cường độ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng tăng lên, tạo điều kiện thúc đẩy ngành
Ngân hàng phát triển.
Nền chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ về khủng bố, đình công, bãi
công…Từ đó giúp cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
tránh được những rủi ro. Và thông qua đó, sẽ thu hút đầu tư vào các ngành nghề,
trong đó có ngành Ngân Hàng.

2.

Pháp luật: Bất kỳ một doanh nghiêp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của

luật pháp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh trong ngành Ngân hàng, một
ngành có tác động tới toàn bộ nền kinh tế. Các hoạt động của ngành Ngân hàng được
điều chỉnh một cách chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, hơn nữa các Ngân hàng
thương mại còn chịu sự chi phối chặt chẽ của Ngân hàng Nhà Nước. Nhà nước
không khuyến khích việc thành lập ngân hàng mà khuyến khích việc sát nhập,
hợp nhất, mua lại các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện.
Một số chính sách của NHNN trong năm 2015:

14


Điềuhành Kiểm
soát CStiềntệ
tỷgiá nợxấu linhhoạt


Điều hành tỷ giá: NHNN đã chủ động điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên

ngân hàng tổng cộng 2% (1% từ ngày 7/1/2015 và 1% từ ngày 7/5/2015); điều hành
đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết thanh khoản của các TCTD hợp lý,
hỗ trợ ổn định tỷ giá, thực hiện linh hoạt các biện pháp mua - bán ngoại tệ can
thiệp thị trường, cam kết sẵn sàng bán can thiệp ngoại tệ để ổn định tỷ giá trong biên
độ định hướng 2%. Tỷ giá giao dịch trên thị trường tương đối ổn định trên mặt bằng
mới và thấp hơn tỷ giá bán của NHNN. Đến ngày 19/06/2015, tỷ giá liên ngân hàng
quanh mức 21.805 VND/USD, tỷ giá mua/bán của NHTM niêm yết khoảng 21.77021.830 VND/USD.



Kiểm soát nợ xấu: Trong 6 tháng đầu năm 2015, Công ty Quản lý tài sản của

các TCTD (VAMC) tiếp tục mua nợ xấu từ các TCTD, triển khai công tác xử lý nợ,
chủ động tiếp xúc với các định chế tài chính, các tổ chức trong và ngoài nước, hợp tác
với các TCTD để nắm bắt thông tin và phối hợp triển khai thẩm định hồ sơ, phân tích
và đưa ra các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp nhất. Đến 15/6/2015, VAMC đã
duyệt mua 28.194 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng, lũy kế từ khi hoạt động đến nay
VAMC đã mua được143.800 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng;


Góp phần hỗ trợ các TCTD giảm dư nợ xấu; tháo gỡ khó khăn cho doanh

nghiệp thông qua cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, tiếp cận được vốn vay của TCTD.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa nhận một trong những nguyên nhân phát sinh nợ
xấu do cho phép thành lập và hoạt động nhiều ngân hàng, khi tín dụng tăng trưởng
nhanh, trong khi năng lực quản trị còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, người đứng đầu
15


ngành cho biết bên cạnh việc dừng cấp phép ngân hàng mới, ông cũng đã chỉ đạo việc
xác nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng nhằm rút lại số lượng các nhà băng.
Từ năm 2011 đến ngày 15/6/2015, hệ thống đã giảm 15 tổ chức tín dụng, chi nhánh
nước ngoài.


CS tiền tệ: chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa.

Định hướng chính là: Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất phù hợp,
ổn định thị trường tiền tệ. Tập trung điều hành các giải pháp tín dụng linh hoạt theo

hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, đảm bảo cung
ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn vay ngân hàng.


Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình tiếp

cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện
cho các TCTD mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, nâng cao chất lượng tín
dụng, đảm bảo cung cấp vốn cho nền kinh tế.
III.

MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI

1.

Xu hướng tiêu dùng:

Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, dân trí phát triển cao, đời sống người dân
ngày càng được cải thiện… nhu cầu người dân liên quan đến việc thanh toán qua
ngân hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do Ngân hàng cung cấp ngày
càng tăng.
Tỷ lệ mua sắm qua mạng của người dân Việt Nam ngày càng gia tăng, từ đó dẫn đến
việc sử dụng phổ biến hơn những hình thức thanh toán tiền qua tài khoản thương mại
điện tử như internet banking, mobile banking,…
Năm 2015, người Việt Nam mua hàng qua hình thức thương mại điện tử (TMĐT) đạt
4,07 tỉ đô la Mỹ, tăng 37% so với năm 2014 và chiếm 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Loại hàng hóa, dịch vụ được mua trực tuyến phổ biến nhất là quần áo, giày dép và mỹ
phẩm (64%); tiếp theo là nhóm hàng công nghệ và điện tử, thiết bị đồ dùng gia đình,
16



sách, đồ văn phòng phẩm, hoa, quà tặng. năm 2015 Cục TMĐT và CNTT đã tiến
hành điều tra khảo sát về tình hình sử dụng các thiết bị di động để mua sắm qua mạng
của gần 500 người tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh gồm cả nữ và nam. Vẫn
theo báo cáo trên, có 40% người dùng cho biết giá trị đơn hàng mua qua thiết bị di
động thường dưới 100.000 đồng. Có 36% thường mua đơn hàng có giá trị từ 100.000 500.000 đồng, 24% người tiêu dùng chi trên 500.000 đồng cho các đơn đặt hàng qua
thiết bị di động.
+ Do đó đến nay, có khoảng 45 ngân hàng cung cấp dịch vụ SMS banking, Internet
Banking và 25 ngân hàng ứng dụng Mobile Banking. Hiện số lượng người dùng
Mobile Banking đã vượt mốc 1,8 tỉ trên toàn cầu, hơn cả người dùng PC. Đồng thời,
có tới 34% các giao dịch bán lẻ trên toàn cầu được thực hiện từ điện thoại di động,
trong đó, tại một số thị trường như Nhật, Hàn Quốc, Anh con số này hơn 45%.
+ Riêng thị trường Việt Nam, với dân số 92 triệu người có đến 55% người sử dụng
smartphone và truy cập mạng bình quân 2 giờ mỗi ngày. Mua sắm trực tuyến chiếm tỉ
lệ 58%. Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường thẻ ngân hàng cũng cho thấy xu
hướng tiêu dùng không bằng tiền mặt, góp phần phát triển các dịch vụ thanh toán trên
di động. Đến nay, có khoảng 45 ngân hàng cung cấp dịch vụ SMS banking, Internet
Banking và 25 ngân hàng ứng dụng Mobile Banking.
Trong 10 năm trở lại đây, thanh toán không dùng tiền mặt được Ngân hàng Nhà nước,
các tổ chức tài chính và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử
quan tâm phát triển… giúp thị trường thanh toán trực tuyến trở nên rất đa dạng. Người
dùng có nhiều cách để thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến. Chẳng hạn, với dịch
vụ Internet Banking, Mobile Banking bằng việc sở hữu một tài khoản ngân hàng,
khách hàng có thể sử dụng để thanh toán hóa đơn, dịch vụ mà ngân hàng có kết nối
như trả tiền điện, tiền nước, học phí, vé máy bay, bảo hiểm… + Qua cổng thanh toán
trung gian: các công ty trung gian thanh toán kết nối với các tổ chức tài chính, website
thương mại, ví điện tử giúp cho khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch
thanh toán, chuyển tiền. Đồng thời, các loại thẻ ngân hàng, ví điện tử cũng đang được
phát triển mạnh mẽ trở thành kênh thanh toán chính.


17


Thách thức đối với ACB:
-

Một yếu tố đang tác động mạnh mẽ lên sự sống còn của ngân hàng là quyền lực của
người tiêu dùng. Bởi trước đây, khách hàng phải tìm kiếm, dựa vào các dịch vụ của
ngân hàng thì nay bản thân mỗi ngân hàng phải tự gia tăng chất lượng dịch vụ, áp
dụng nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ mới để thu hút khách hàng.

-

Trong xu hướng bùng nổ ứng dụng công nghệ trên nền tảng di động hiện nay, khách
hàng đến với ngân hàng không chỉ cần đáp ứng nhu cầu về sản phẩm mà còn kỳ vọng
nhiều hơn vào sự trải nghiệm.

 Ngân hàng không chỉ tạo ra một sản phẩm chất lượng tốt mà cần thỏa mãn cả nhu cầu
phi tài chính của khách hàng: sự mới mẻ, trải nghiệm và khác biệt.
 ACB cần sửa đổi, bổ sung hệ thống các văn bản pháp lý, quy trình nghiệp vụ phù hợp
với Luật Giao dịch Điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đồng thời
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động điều hành quản lý.

- Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đã giảm xuống 12- 13% giai đoạn
từ 2001 - 2014
Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán

Nguồn: NHNN.


18


Số lượng và tốc độ tăng trưởng thẻ ngân hàng

Nguồn: NHNN.
2.

Xu hướng tiêu dùng trong tương lai:

-

Tâm lý của người dân Việt Nam luôn biến động không ngừng theo những quy

luật do sự biến động trên thị trường mang lại. Ví dụ như khi tình hình kinh tế lạm phát
thì người dân chuyển gửi tiền mặt sang tiết kiệm vàng…
-

Tại thời điểm này khi mà lạm phát đang ở mức thấp, các ngân hàng vẫn là

kênh đầu tư sinh lời an toàn đối với người dân.
IV.

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ
19


- Kênh cung ứng SPDVNH không ngừng được đa dạng cả về kênh truyền thống,
kênh hiện đại cũng như kênh liên kết qua đối tác.
- Tính đến hết 2013, cả nước đã có 9.493 chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng

của các NHTM1, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2005, nâng mức độ bao phủ về mạng
lưới ngân hàng của Việt Nam lên 13,812 chi nhánh/100.000 người trưởng thành.
- Hệ thống máy ATM, POS, các kênh internet banking, mobile banking cũng được
chú trọng phát triển. Từ năm 2011 đến năm 2014, số lượng ATM tăng gần 1,5 lần
trong khi số lượng POS đã tăng gần 2,5 lần.

Số lượng các thiết bị ATM, POS/EDC

Nguồn: NHNN
-

Khối lượng máy ATM tính đến năm 2015 cũng đã tăng lên là 2.515 máy, chiếm

tỷ trọng là 23% so với tỷ trọng máy ATM trên toàn quốc; số lượng máy POS là 12.422
máy, chiếm tỷ trọng là 29,6% so với cả nước
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết năm 2004 mới chỉ có ba ngân hàng
tham gia Internet Banking với lượng giao dịch trực tuyến mỗi ngày chỉ khoảng 2 triệu
cuộc. Hiện nay, có 17 ngân hàng tham gia hoạt động này với 4,5 triệu giao dịch mỗi
ngày.
C.
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH
I.
PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH HIỆN TẠI
20


1.
-

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của ACB

Sacombank
Maritimebank
MB

2.

Các tiêu chí so sán

Yếu tố so sánh

NH ACB

Chất lượng dịch vụ
Mức độ đa dạng sản phẩm
Mạng lưới chi nhánh
Chính sách bảo mật
Tỷ lệ nợ xấu
Thời gian đáp ứng
TỔNG
a.

2
4
1
2
3
1
13

Đối thủ cạnh tranh

Sacombank Maritime
bank
1
1
2
1
1
3
9

4
2
3
4
4
4
21

MB
3
3
4
3
2
3
18

Chất lượng dịch vụ

Tiêu chí so sánh về chất ACB


Sacombank

MB Bank

lượng dịch vụ
TỔNG

Maritime
Bank

2

4

1

3


ACB
ACB là ngân hàng có được tỷ lệ thảo luận tích cực về Chất lượng dịch vụ cũng như
Thái độ phục vụ rất cao, trong đó nhiều người nói rằng họ hài lòng với dịch vụ được
cung cấp bởi ngân hàng này, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng online, hơn nữa nhân viên
lại rất tận tình và nhẹ nhàng với khách hàng. Thủ tục nhanh gọn, Thanh toán nhanh,
Lãi suất tiền gửi cao,… cũng là lý do khiến khách hàng đã sử dụng và nói tốt về dịch
vụ của ACB.
- GIAI ĐOẠN KHUYÊN NGƯỜI KHÁC SỬ DỤNG DỊCH VỤ: ACB là ngân
hàng có tỷ lệ khách hàng đã sử dụng dịch vụ và sau đó khuyên người khác dùng cao
nhất với 22%, trong khi BIDV và Vietinbank lại có tỷ lệ này rất thấp chỉ từ 2% – 6%.


21


ACB: Được đánh giá cao bởi Chất lượng dịch vụ tốt, Thái độ phục vụ tốt và Thủ
tục nhanh gọn. ACB còn được rất nhiều khách hàng khuyên dùng đối với nhu
cầu tạo thẻ Visa vì có thời gian làm thẻ nhanh và có thẻ ngay.



SACOMBANK
22


27/7/2016: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đạt danh hiệu “Top
10 ngân hàng uy tín năm 2016” do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam
(Vietnam Report) phối hợp với báo VietnamNet công bố.
Riêng tại Sacombank, có lẽ không phải ngẫu nhiên mà ngân hàng chọn câu khẩu hiệu
“Khách hàng hài lòng - Sacombank thành công” làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động
kinh doanh của mình. Để làm được điều ấy, mỗi CBNV của Sacombank phải là một
sứ giả thương hiệu tốt nhất, mang hình ảnh Sacombank thân thiện, tận tụy đến với
khách hàng.
NÂNG CAO Ý THỨC TỰ GIÁC VÀ TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
KHÁCH HÀNG
Vào cuối năm nay, Bộ tiêu chuẩn Chất lượng dịch vụ Sacombank sẽ được ban hành
mới với những nội dung cụ thể gồm 32 chuẩn mực được sắp xếp, bố trí trong 2 nhóm
tiêu chuẩn: Người Sacombank và Đơn vị Sacombank. Trong đó, nhóm Người
Sacombank quy định về các chuẩn mực bên ngoài và phẩm chất bên trong của CBNV
Sacombank; còn nhóm Đơn vị Sacombank quy định về chuẩn hóa không gian, cơ sở
vật chất, thương hiệu…; đồng thời nhấn mạnh vai trò của Trưởng Đơn vị để tổ chức,

quản lý và đào tạo CBNV trong công tác chăm sóc Khách hàng. Nếu như những
chuẩn mực bên ngoài như cơ sở vật chất, đồng phục, hình thức, tác phong… là yếu tố
ban đầu để thu hút khách hàng thì thái độ và sự tận tụy là phẩm chất, chuẩn mực bên
trong để chinh phục trọn vẹn trái tim của khách hàng; đồng thời đây cũng là nhân tố
quyết định tạo nên thành công của Sacombank.
Cam kết chất lượng dịch vụ của Sacombank

23


Có bảng hỏi để đánh giá mức độ hài lòng của KH với chất lượng dv của Sacombank:
thái độ nhân viên, thời gian đáp ứng, tư vấn,…


MILITARY BANK MB

Định hướng của MB khi phát triển bán lẻ là mở rộng khách hàng cá nhân đa phân
khúc, phân phối đa kênh, đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp, đảm
bảo chất lượng dịch vụ đồng nhất trên mọi kênh phân phối. MB không ngừng cải tiến
chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo hướng cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói,
mang lại tiện ích cao nhất và lấy khách hàng làm trung tâm. Hiện MB có rất nhiều sản
phẩm dịch vụ đa kênh như dịch vụ tại điểm giao dịch và đối tác liên kết, dịch vụ
Internet SMS Banking, Internet Banking (eMB, EMB Link), Mobile Bankplus (USD,
STK, NFC), ATM, POS, Visa/Master, Contact Center.
Lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) cho biết, Tổ chức Chất
lượng Châu Á-Thái Bình Dương (APQO) vừa chính thức công bố trao tặng danh hiệu
“World Class” 2014 cho MB trong việc quản lý chất lượng. Đây là danh hiệu cao nhất
được APQO trao cho một doanh nghiệp trong khuôn khổ Giải thưởng Chất lượng
Châu


Á-Thái

Bình

Dương

(GPEA)

24

tổ

chức

hàng

năm.


Trong quá trình xét duyệt, APQO đánh giá cao MB ở cả 7 tiêu chí đánh giá của giải
thưởng GPEA, gồm: vai trò của lãnh đạo; hoạch định chiến lược; định hướng vào
khách hàng và thị trường; đo lường, phân tích và quản lý tri thức; phát triển nguồn
nhân lực; quản lý các quá trình hoạt động; và kết quả kinh doanh.
Sau quá trình xét duyệt, MB là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam được APQO vinh
danh ở hạng mục “World Class."
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) nằm trong nhóm các doanh nghiệp dịch vụ lớn và
là tổ chức tín dụng duy nhất trong số 20 doanh nghiệp nhận Giải Vàng Chất lượng
Quốc gia 2013.
Tuy nhiên chi phí phát hành thẻ và phí dịch vụ của MB có phần cao hơn so với các
ngân hàng khác. Do đặc thù là Ngân hàng quân đội nên MB thường có những ưu đãi

sử dụng với khách hàng là quân nhân và hoạt động trong ngành quân đội nhiều hơn là
khách hàng cá nhân bên ngoài ngành. (chưa phổ biến với tất cả cá nhân)

MARITIME BANK
Maritime Bank được tạp chí International Finance (IFM) trao tặng giải thưởng uy tín
“Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam 2016”. Giải thưởng “Ngân hàng thương
mại tốt nhất Việt Nam 2016” của tạp chí IMF được trao tặng cho Maritime Bank dựa
trên các tiêu chí: sự tăng trưởng qua các năm; sản phẩm đa dạng; những đóng góp cho
thị trường và đánh giá từ các đối tác, khách hàng.
Không chỉ phục vụ riêng khách hàng, Maritime Bank còn cung cấp các sản phẩm,
dịch vụ với nhiều điều kiện ưu việt dành cho những thành viên trong gia đình khách
hàng cũng như các đối tác của họ, tạo nên một cộng đồng khách hàng gần gũi, gia
tăng tính gắn kết giữa Ngân hàng với khách hàng.
Song song với việc phát triển sản phẩm đa dạng, Ngân hàng cũng đặc biệt chú trọng
vào đầu tư hệ thống công nghệ để tăng cường năng lực phục vụ khách hàng, mang đến
cho họ trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp và đồng nhất trên các kênh: chi nhánh,
ATM, Mobile Banking, Internet Banking đồng thời gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ
thống.

25


×