Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.44 KB, 14 trang )

UBND TỈNH XXX

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Lớp bồi dưỡng kiến thức
quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính

Tình huống:
“Xử lý vi phạm đối với ông Nguyễn Văn Đ, xã B,
huyện XX, sử dụng văn bằng không hợp pháp”

Người thực hiện: Nguyễn Văn An
Đơn vị công tác: Ban dân vận Huyện YY
Lớp: Chuyên viên chính
Tổ: 3
Số điện thoại:

Năm 2017


2

TIỂU LUẬN
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà
nước chương trình chuyên viên chính
Tình huống:
“Xử lý vi phạm đối với ông Nguyễn Văn Đ, xã B,
huyện XXX, sử dụng văn bằng không hợp pháp”


Người thực hiện: Nguyễn Văn An
Đơn vị công tác: Ban dân vận Huyện YY
Lớp: Chuyên viên chính
Tổ: 3
Số điện thoại:

Năm 2018


3

LỜI NHẬN XÉT

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điểm:
Bằng chữ:
Giám khảo:


4

NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống
Tháng 01 năm 2015, ông Nguyễn Văn Đ, công chức phụ trách lĩnh vực
Tư pháp - Hộ tịch xã đăng ký đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Trước
khi thi tốt nghiệp, phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng Trường YYYY tổ
chức kiểm tra các loại văn bằng, chứng chỉ gốc phát hiện bằng tốt nghiệp bổ túc
Trung học phổ thông của ông Nguyễn Văn Đ là không hợp pháp, ông Nguyễn
Văn Đ chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Qua nắm được thông tin, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo phòng Nội vụ Lao động Thương binh và Xã hội huyện kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ của ông
Nguyễn Văn Đ, phát hiện:

- Bằng tốt nghiệp Tiểu học và Trung học cơ sở tên là Nguyễn Văn Đ, sinh
ngày 11/11/1979.
- Bằng tốt nghiệp bổ túc Trung học phổ thông tên là Nguyễn Văn C, sinh
ngày 01/01/1977, nhưng đã bị tẩy xóa thành tên Nguyễn Văn Đ, sinh ngày
11/11/1979.
- Sổ bảo hiểm, hồ sơ công chức và các hồ sơ cá nhân có liên quan trong
lưu giữ tại xã có tên là Nguyễn Văn Đ, sinh ngày 11/11/1979.
Trong quá trình điều tra nhận thấy nổi cộm lên vấn đề sau ông Nguyễn
Văn Đ vào làm việc từ ngày 01/01/2000 đến thời điểm đi học Đại học đã công
tác gần 15 năm nhưng không có cơ quan chức năng nào phát hiện việc sử dụng
văn bằng chứng chỉ không hợp pháp của cá nhân ông Nguyễn Văn Đ. Sau khi có
kết quả kiểm tra sơ bộ ban đầu phòng Nội vụ huyện yêu cầu ông Nguyễn Văn Đ
viết bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật (Căn cứ Mục 2 Điều 15 Nghị
định 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ).
Căn cứ bản tự kiểm điểm của ông Nguyễn Văn Đ. Năm 1997 ông Nguyễn
Văn Đ có giấy gọi đi thi hành nghĩa vụ quân sự nhưng cá nhân ông không muốn


5

đi, cùng lúc ông Nguyễn Văn Đ có anh là ông Nguyễn Văn C có bằng tốt nghiệp
bổ túc Trung học phổ thông, do đang thi hành nghĩa vụ quân sự nên ông Nguyễn
Văn Đ đã lấy bằng tốt nghiệp bổ túc Trung học phổ thông của anh trai mình và
sửa tên, ngày tháng năm sinh, sau đó được nhận vào làm việc tại Ủy ban nhân
dân xã XX, huyện YYY.
Trong suốt thời gian công tác ông Nguyễn Văn Đ không theo học chương
trình đào tạo nào khác.
Đến năm 2011, ông Nguyễn Văn Đ sử dụng văn bằng của anh trai mình
đã tẩy xóa để theo học lớp Đại học Luật. Gần cuối khóa, Trường YYYY tổ chức
kiểm tra các loại văn bằng, chứng chỉ gốc để làm hồ sơ chuẩn bị cho học viên thi

tốt nghiệp, nên đã thông báo lại cho Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân
xã B kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ cá nhân và các loại văn bằng chứng chỉ không
hợp pháp của ông Nguyễn Văn Đ.
Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và
Xã hội huyện, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của các cấp hoàn thành hồ sơ
của cá nhân ông Nguyễn Văn Đ gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân huyện đúng
quy định của pháp luật.
2. Phân tích nguyên nhân, hậu quả tình huống
2.1. Nguyên nhân chủ quan và khách quan
2.1.1. Nguyên nhân chủ quan
- Bản thân ông Nguyễn Văn Đ chủ quan, không ý thức được hậu quả việc
mình đang làm, nên để kéo dài suốt 15 năm mà không có biện pháp nào khắc phục.
- Trình độ hiểu biết về chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước còn hạn chế.
- Do nhu cầu lợi ích của cá nhân ông: không muốn thi hành nghĩa vụ quân
sự bằng cách lấy bằng của anh trai sửa thành của mình, nộp hồ sơ vào cơ quan
nhà nước.


6

- Lợi dụng kẽ hở trong công tác quản lý hồ sơ tại đơn vị và công tác tuyển
sinh của các trường.
2.1.2. Nguyên nhân khách quan
- Việc quản lý hồ sơ trong các cơ quan Nhà nước chưa thật sự chặt chẽ;
dẫn đến tình trạng 01 cán bộ làm việc gần 15 năm mà không phát hiện sử dụng
văn bằng không hợp pháp.
- Việc kiểm tra, thanh tra của các ngành, các cấp chưa thường xuyên và
liên tục, đôi khi còn mang nặng hình thức, qua loa, đại khái, nể nang.
2.2. Hậu quả vì theo yêu cầu của nhà trường, ông Đ phải giải trình và nộp

đầy đủ các văn bằng, chứng chỉ gốc khớp với hồ sơ của cá nhân, nhưng ông
không giải trình được.
2.2.1. Về kinh tế
- Cá nhân ông Đ bị xử lý kỷ luật, bị thiệt thòi về thu nhập tiền lương hàng
tháng. Gia đình ông còn có 01 vợ và 02 con đang còn đi học chỉ nhờ vào thu
nhập của ông là chính.
- Bản thân ông Đ đã đầu tư kinh phí đi học các lớp đào tạo nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng không được công nhận.
2.2.2. Về xã hội
- Ảnh hưởng đến uy tín cán bộ, công chức Nhà nước; làm xấu đi hình ảnh
người cán bộ “Trung thành, tận tụy, gương mẫu”.
- Gây xôn sao trong cộng đồng dân cư, người dân không còn tin vào cán bộ,
công chức Nhà nước; khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành của địa phương.
3. Mục tiêu xử lý tình huống
Đối với ông Nguyễn Văn Đ căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị và ý
thức phấn đấu tốt, thời gian công tác luôn hoàn thành nhiệm vụ có thể tạo điều
kiện cho ông tiếp tục đi đào tạo. Nếu ý thức kém, không hoàn thành nhiệm vụ có


7

thể bố trí cho làm việc khác hoặc nghỉ theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP, ngày
20/11/2014 của Chính phủ.
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức: Tạo được lòng tin, sự đồng tình và
nhất trí quan điểm, tin tưởng vào đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước
đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Cán bộ, công chức
phải thấy đây là vấn đề rất quan trọng trong việc xử lý, giải quyết các công việc
của những người quản lý nhà nước ở mọi lĩnh vực. Từ đó, lấy được lòng tin đối
với nhân dân, rút ra được bài học kinh nghiệm để các thế hệ cán bộ, công chức,
viên chức cần trung thực, nghiêm chỉnh hơn trong công tác tuyển sinh và sử

dung các loại văn bằng, chứng chỉ được tốt hơn.
4. Các phương án xử lý tình huống
Đối với việc xử lý vi phạm đối với ông Nguyễn Văn Đ, xã B, huyện
XXX, sử dụng văn bằng không hợp pháp. Bản thân dự kiến đề ra các phương án
giải quyết sau:
4.1. Phương án 1
Phòng Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân huyện xử lý vi phạm đối với
ông Nguyễn Văn Đ, bố trí cho công việc khác, luân chuyển đi nơi khác
* Ưu điểm:
- Giải quyết được vấn đề cán bộ, công chức không đủ chuẩn về chuyên
môn, nghiệp vụ. Đánh giá thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng người cán bộ,
công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”.
- Tạo điều kiện cho địa phương rà soát lại đội ngũ cán bộ, thanh lọc được
những cán bộ không đủ chuẩn, giữ được uy tín cán bộ, công chức.
- Cho họ nhận ra chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với những
cán bộ, công chức không đủ chuẩn.
* Nhược điểm:


8

- Gây khó khăn, áp lực cho các cấp lãnh đạo.
- Chưa phát huy được vai trò lãnh đạo của cấp cơ sở.
4.2. Phương án 2
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, cán bộ thanh tra tìm hiểu, điều tra làm rõ
vấn đề. Yêu cầu ông Nguyễn Văn Đ hoàn thành đầy đủ hồ sơ cá nhân theo yêu
cầu của phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội huyện. Nghiên cứu kỹ
các văn bản và tuyên truyền kiến thức cho cán bộ, công chức, nắm rõ để cùng vận
dụng cho chính xác. Tổ chức họp hội đồng, bỏ phiếu dự kiến hình thức kỷ luật
chuyển cấp trên xem xét, giải quyết.

Giải quyết xong, nếu ông Nguyễn Văn Đ còn trong độ tuổi đi đào tạo mà
cá nhân vẫn có ý thức phấn đấu thì yêu cầu Ông phải tự lo kinh phí học, dự thi
và tốt nghiệp trung học phổ thông, sau đó mới đề nghị cho đi đào tạo tiếp về
chuyên môn nghiệp vụ theo phương thức vừa làm, vừa học.
Nếu cá nhân có nguyện vọng chuyển sang làm nhiệm vụ khác hoặc vào diện
nghỉ theo nghị định 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014 của Chính phủ thì căn cứ
vào năng lực và tình hình thực tế để xem xét cụ thể, bố trí, giải quyết phù hợp.
* Ưu điểm:
- Việc xử lý vụ việc bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy
định của pháp luật;
- Xem xét, giải quyết sai phạm một cách có căn cứ, bảo đảm tính khách
quan, chính xác.
- Hành vi vi phạm của ông Nguyễn Văn Đ được xử lý, hợp lý, hợp tình. Một
mặt vừa xử lý nghiêm vi phạm, mặt khác tạo điều kiện cho Ông Đ có việc làm
* Khuyết điểm:
- Ủy ban nhân dân huyện YYY và các cơ quan chức năng có thẩm quyền
của huyện YYY và Đảng ủy xã B phải mất nhiều thời gian cho việc xem xét,


9

giải quyết vụ việc.
- Việc sai phạm của ông Nguyễn Văn Đ cần được xem xét kỹ lưỡng, có
kết luận và quyết định hình thức xử lý kỷ luật thích đáng mới đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật.
4.3. Phương án 3
Xử lý buộc thôi việc đối với ông Nguyễn Văn Đ theo quy định tại Điều
14, Nghị định 34/2011/NĐ - CP, ngày 17/5/2011 của Chính phủ và củng cố đội
ngũ cán bộ quản lý địa phương, thay thế một số những cán bộ không trung thực,
chưa nhiệt tình trong công việc, ỷ lại cấp trên, không mạnh dạn xây dựng đóng

góp ý kiến xây dựng nội bộ. Những cán bộ không có bằng cấp hoặc không đủ
chuẩn, sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, không bố trí công tác
chuyên môn chuyển làm nhiệm vụ khác theo trình độ, làm gương đội ngũ cán
bộ, công chức và những người chuẩn bị nộp hồ sơ vào làm việc.
* Ưu điểm:
- Chấn chỉnh cho cán bộ, công chức việc sử dụng văn bằng
- Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước
- Nâng cao được trách nhiệm cho cán bộ, công chức, viên chức khi được phân
công làm nhiệm vụ, những người vi phạm kỷ luật cũng có ý thức phấn đấu hơn.
- Từ vụ việc trên sẽ tạo được đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động, sáng tạo.
* Nhược điểm:
- Mất thu nhập cho cá nhân và ảnh hưởng kinh tế gia đình
- Cần có thời gian trong công tác tổ chức cán bộ và cán bộ mới được bổ
nhiệm cũng cần có thời gian để nắm bắt nội dung công việc.
- Dẫn đến xáo trộn trong công tác tổ chức, gây khó dễ trong công việc
sắp xếp, bố trí cán bộ địa phương.
Tính khả thi của các phương án


10

- Phương án 1: Không khả thi: Gây khó khăn, áp lực cho các cấp lãnh
đạo; chưa phát huy được vai trò lãnh đạo của cấp cơ sở.
- Phương án 2: Đây là phương án có nhiều điểm tích cực, phát huy được
tính tích cực trong đội ngũ cán bộ, công chức tại đơn vị. Bản thân cá nhân mặc
dù mắc khuyết điểm, đã có hình thức kỷ luật nhưng vẫn có ý thức phấn đấu
vươn lên.
- Phương án 3: Không khả thi: Cần có thời gian trong công tác tổ chức
cán bộ và cán bộ mới được bổ nhiệm cũng cần có thời gian để nắm bắt nội dung
công việc; dẫn đến xáo trộn trong công tác tổ chức, gây khó dễ trong công việc

sắp xếp, bố trí cán bộ địa phương.
Trên cơ sở phân tích từng phương án, căn cứ vào mục tiêu xử lý tình
huống và kết quả phân tích nguyên nhân, hậu quả. Tôi chọn phương án 2.
5. Phương thức thực hiện phương án đã được lựa chọn
Lãnh đạo địa phương phải thực hiện tốt vai trò của người lãnh đạo, khi
nhận được thông tin trong đơn vị có cá nhân không trung thực trong việc sử
dụng các loại văn bằng.
Khi có đầy đủ thông tin địa phương đã tiến hành cuộc họp lãnh đạo để
triển khai nội dung công việc, làm rõ nguồn thông tin và đề ra phương hướng
giải quyết:
- Bước 1. Lục lại toàn bộ hồ sơ có liên quan đến cá nhân ông Nguyễn Văn
Đ và người đã bị ông Đ lấy bằng tốt nghiệp tẩy xóa.
- Bước 2. Ông Nguyễn Văn Đ tường trình lại sự việc cụ thể về việc mình
đang sử dụng bằng tốt nghiệp bổ túc Trung học phổ thông không hợp pháp.
- Bước 3. Tập hợp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu. Phòng Nội vụ - Lao động
Thương binh và Xã hội huyện , triệu tập cuộc họp đầy đủ các thành phần: Lãnh
đạo phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội huyện, Thanh tra huyện,
Công an huyện, Lãnh đạo địa phương và một số thành phần của địa phương


11

cùng tham gia cuộc họp xem xét hồ sơ và đã có được kết luận ban đầu:
- Giấy khai sinh: Bản gốc tên Nguyễn Văn Đ, sinh ngày 11/11/1979, xã B,
huyện XXX, tỉnh ……..
- Bằng tốt nghiệp Tiểu học và Trung học cơ sở tên Nguyễn Văn Đ, sinh
ngày 11/11/1979, xã B, huyện XXX, tỉnh …...
- Ông Nguyễn Văn Đ không có bằng tốt nghiệp bổ túc trung học phổ
thông mà chỉ dùng bằng tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông của ông Nguyễn
Văn C, sinh ngày 01/01/1977, là anh trai ruột của mình để tẩy xóa thay bằng tên

mình và ngày tháng năm sinh của mình.
- Sổ Bảo hiểm xã hội, hồ sơ công chức và các giấy tờ liên quan của cá
nhân mà đơn vị đang lưu giữ. Họ tên Nguyễn Văn Đ, sinh ngày 11/11/1979.
Với những xác minh trên, Đoàn công tác kết luận như sau:
- Bằng tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông là của ông Đỗ Văn C, là anh
trai ruột của ông Nguyễn Văn Đ.
Kết luận chung: Theo như bản tường trình và qua kiểm tra các loại hồ sơ,
văn bằng, chứng chỉ của ông Nguyễn Văn Đ thì bằng tốt nghiệp bổ túc Trung
học phổ thông của ông sử dụng là không hợp pháp.
Căn cứ Nghị định số 34/2011/NNĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ
Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức. Phòng Nội vụ - Lao động Thương
binh và Xã hội huyện tham mưu Ủy ban nhân dân huyện thành lập Hội đồng kỷ
luật công chức.
Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu dự kiến hình thức kỷ luật đối với công chức
ông Nguyễn Văn Đ gồm các hình thức sau:
- Khiển trách: 0/0 phiếu.
- Cảnh cáo: 6/7 phiếu.
- Hạ bậc lương: 1/7 phiếu.


12

- Buộc thôi việc: 0/0 phiếu.
Qua kết quả kiểm phiếu và căn cứ vào các văn bản đã hướng dẫn, Hội
đồng kỷ luật đề nghị Ủy ban nhân dân huyện XXX ra Quyết định kỷ luật đối với
ông Nguyễn Văn Đ.
Ngày 19/6/2015 Ủy ban nhân dân huyện XXX ra Quyết định hình thức kỷ
luật đối với ông Nguyễn Văn Đ với hình thức cảnh cáo, thời gian kỷ luật là 01
năm, tham gia học tập trả nợ được văn bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông
theo đúng quy định của pháp luật.

* Kết quả thực hiện:
Địa phương đã quyết tâm làm tốt việc tăng cường rà soát đội ngũ cán bộ,
công chức không đủ năng lực, đủ chuẩn và thực hiện đúng Nghị định
34/2011/NĐ-CP, ngày 17/5/2011 của Chính phủ .
6. Bài học kinh nghiệm
- Công tác quản lý các loại hồ sơ, sổ sách, quản lý các loại văn bằng,
chứng chỉ trong cơ quan nhà nước là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
- Muốn làm tốt công tác quản lý cán bộ, quản lý hồ sơ từ đầu vào phải có
sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, các cấp, các ngành; tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra việc cấp phát và sử dụng văn bằng tại các địa
phương và cơ sở đào tạo.
- Thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức và quản lý hồ sơ thông
suốt từ huyện đến cơ sở bằng hệ thống công nghệ thông tin.
7. Kiến nghị
Với những hiểu biết của mình và qua cách xử lý tình huống trên, tôi có
một số kiến nghị với các cấp thẩm quyền một số nội dung sau:
- Khi tuyển công chức cần kiểm tra kỹ các loại văn bằng, chứng chỉ liên
quan. Đây là khâu đầu tiên và rất quan trọng, có liên quan đến việc đào tạo nâng


13

cao trình độ, bố trí, đề bạt cán bộ, công chức.
- Mở các lớp tập huấn về công tác quản lý hồ sơ nhằm nâng cao trình độ,
kỹ năng của đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức bằng nhiều hình thức. Áp dụng
công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ.
- Thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra việc quản lý hồ sơ, sổ
sách của các đơn vị (6 tháng, năm). Đây là việc làm thường xuyên, kịp thời giúp
cho các địa phương phát hiện và xử lý kịp thời không để kéo dài.
- Xây dựng phần mềm đánh giá cán bộ, công chức theo phương pháp 360

độ, nghĩa là trong một đơn vị thực hiện việc đánh giá giữa công chức với công
chức; giữa trưởng với phó; giữa trưởng, phó với công chức và ngược lại; giữa
cấp trên quản lý trực tiếp với trưởng, phó. Kết quả là không biết được ai đánh
giá cho bản thân mình, điều này tránh được tình trạng nhận xét, đánh giá nể
nang, tình cảm mức độ hoàn thành nhiệm vụ (Phần mềm thực hiện hàng tháng,
cuối năm cho ra kết quả nhận xét, để từ đó có nhận xét, đánh giá cán bộ, công
chức khách quan hơn).


14

KẾT LUẬN
Công tác quản lý các loại hồ sơ, quản lý các loại văn bằng, chứng chỉ của
cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước là một trong những nhiệm
vụ rất quan trọng và cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng quản lý hành chính
nhà nước. Trong quá trình quản lý, nếu phát hiện những trường hợp sử dụng văn
bằng, chứng chỉ không hợp pháp thì phải tiến hành xử lý để tạo lập sự công
bằng, ổn định.
Trong tiểu luận này với những kiến thức được trang bị từ lớp Bồi dưỡng
quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên chính, từ thực tiễn công tác tôi đã
làm rõ tình huống: “ Xử lý vi phạm đối với ông Nguyễn Văn Đ, xã B, huyện
XXX, sử dụng văn bằng không hợp pháp” với mục đích tìm ra các nguyên nhân,
hậu quả mà tình huống gây ra, quan trọng hơn là biết tìm ra các phương án để xử
lý, qua đó rút ra các bài học trong công tác quản lý nhà nước nói chung, quản lý
cán bộ, công chức nói chung góp phần xây dựng nền hành chính ngày càng
trong sạch, hiệu quả.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô để bài
làm của tôi hoàn thiện hơn./.




×