BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
NGUYỄN TIẾN THÀNH
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN
LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
NGUYỄN TIẾN THÀNH
KHÓA: 2016-2018
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN
LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ LÀO CAI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị & Công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐINH TUẤN HẢI
Hà Nội - 2018
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt
quá trình học tập chương trình cao học.
Tác giả luận văn cũng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Đinh Tuấn Hải, người hướng dẫn khoa học của luận văn đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
Quá trình thực hiện luận văn diễn ra trong một thời gian ngắn, mặc dù
bản thân tôi đã cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong được sự quan tâm góp ý của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp để tôi
có thể hoàn thiện hơn về kiến thức và có bước nghiên cứu bổ sung phát triển.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Tiến Thành
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ: Đề xuất giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Tiến Thành
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU:……………………………………………………….…….1
* Lý do chọn đề tài:……………………………………………….….1
* Mục tiêu nghiên cứu:…………..………...………………..….……2
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:………….………………………2
* Nhiệm vụ nghiêm cứu:……………………………………....……..3
* Phương pháp nghiên cứu:…………………..……………...……..3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:………………………..………….3
* Cấu trúc luận văn:…………………………………………………3
NỘI DUNG:…………….…………………….…………....……..…..4
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QL CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
THÀNH PHỐ LÀO CAI:…………………………...……….…..…….……5
1.1. Sự hình thành và phát triển của Ban QLDA đầu tư xây dựng
thành phố Lào Cai...........................................................................................5
1.1.1. Giới thiệu chung về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành
phố Lào Cai:...............................................................................................5
1.1.2. Chức năng của Ban quản lý dự án:..........................................6
1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án:...........................6
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án:........................................8
1.2. Phân tích đánh giá về chất lượng công trình xây dựng trong
những năm qua tại thành phố Lào Cai:…………….…….….…………..11
1.2.1. Giới thiệu chung về thành phố Lào Cai:.....................................11
1.2.2 Thực trạng phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng tại TP. Lào Cai:...15
1.2.3. Một số dự án chất lượng thấp do Ban QLDA đầu tư xây thành
phố Lào Cai thực hiện:...................................................................................23
1.3. Thực trạng quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban
QLDA đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai:..............................................25
1.4. Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng công trình xây dựng
tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai:...............................35
1.4.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:……………………..……………….35
1.4.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư:…………………...…………..…….37
1.4.3 Giai đoạn kết thúc đầu tư:……………………...……………….40
1.4.4 Một số tồn tại trong quá trình hoạt động của Ban QLDA đầu tư
xây dựng thành phố Lào Cai:……………………………….……....……….42
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG:..........................................45
2.1. Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng công trình xây dựng:...45
2.1.1. Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng:...........................45
2.1.2. Khái niệm và nguyên tắc chung trong Quản lý chất lượng công
trình xây dựng:................................................................................................46
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc Quản lý chất lượng công trình
xây dựng:………………………………………….……………..…………..48
2.14. Cơ sở khoa học về Ban quản lý dự án:…………….……………50
2.1.5. Một số biện pháp quản lý chất lượng được áp dụng tại Ban
QLDA đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai:..................................................54
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng:......58
2.2.1. Luật Ngân sách nhà nước:…………………...............................59
2.2.2. Luật Đầu tư công:………………................................................60
2.2.3. Luật Xây dựng:…………............................................................61
2.2.4. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP:…………...…….........................62
2.2.5 Thông tư số 26/2016/TT-BXD:………..………..….……...……64
2.2.6. Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai:....67
2.3. Cơ sở thực tiễn về quản lý chất lượng công trình xây dựng:...68
2.3.1. Thực tiễn quản lý chất lượng tại Việt Nam:………....................68
2.3.2. Thực tiễn quản lý chất lượng trên thế giới:.................................70
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN
QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ LÀO CAI:........................74
3.1. Định hướng giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng
tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai:.................................74
3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng công trình cụ thể:...75
3.2.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý:……..…………...…………...……….75
3.2.2 Tăng cường việc phân cấp quản lý đối với các dự án xây dựng
công trình:……………………………………….....…………………..…….79
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chất lượng công tác đấu thầu, lựa chọn nhà
thầu: ……………………………………………….………………………...80
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thực hiện hợp đồng:...…85
3.2.5. Giải pháp hoàn thiện chất lượng công tác thẩm định và phê duyệt
các dự án đầu tư xây dựng công trình:…………………...………….………86
3.2.6. Giải pháp hoàn thiện chất lượng thi công xây dựng công trình:.89
3.2.7. Giải pháp hoàn thiện về chất lượng hồ sơ thanh toán:………92
3.3. Giải pháp về hoàn thiện bộ máy tổ chức nhân sự của Ban
QLDA đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai:..............................................93
3.3.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức và nhân sự của Ban QLDA…….…93
3.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm
công tác QLDA……………………………………….…………..…………99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:…………………………….….….101
Kết luận:………………………………………….……..….……….101
Kiến nghị:……………………………………………………...……102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Cụm từ viết tắt
GPMB
Giải phóng mặt bằng
UBND
Ủy ban nhân dân
QCVN
Qui chuẩn Việt Nam
QLDA
Quản lý dự án
CĐT
Chủ đầu tư
NTTV
Nhà thầu tư vấn
NTTC
Nhà thầu thi công
QLNN
Quản lý nhà nước
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
QLCL
Quản lý chất lượng
CLCT
Chất lượng công trình
QHXD
Qui hoạch xây dựng
NĐ-CP
Nghị định chính phủ
KHĐT
Kế hoạch đấu thầu
TVGS
Tư vấn giám sát
VXM
Vữa xi măng
HĐND
Hội đồng nhân dân
NSNN
Ngân sách nhà nước
ĐTXD
Đầu tư xây dựng
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Số hiệu hình
Tên hình, sơ đồ
Hình 1.1
Sơ đồ tổ chức Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố
Lào Cai
Hình 1.2
Danh mục vị trí việc làm và số người làm việc
Hình 1.3
Trung tâm thành phố Lào Cai
Hình 1.4
Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai
Hình 1.5
Đại lộ Trần Hưng Đạo – thành phố Lào Cai
Hình 1.6
Ga liên vận Quốc tế Lào Cai
Hình 1.7
Phân hiệu Thôn Cóc, trường Tiểu học xã Tả Phời
Hình 1.8
Đường Nhạc Sơn – thành phố Lào Cai
Hình 1.9
Đài truyền thanh - Truyền hình thành phố Lào Cai
Hình 3.1
Sơ đồ Quy trình lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Hình 3.2
Quá trình thực thi đảm bảo chất lượng công trình
Hình 3.3
Sơ đồ trình tự quản lý chất lượng công trình
Hình 3.4
Đề xuất sơ đồ tổ chức Ban QLDA đầu tư xây dựng thành
phố Lào Cai
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu hình
Tên hình
Trang
Bảng 1.1
Danh sách các dự án do ban QLDA đầu tư
26-30
xây dựng thành phố Lào Cai thực hiện
1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Thành phố Lào Cai là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, giáo
dục của tỉnh Lào Cai. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của
tỉnh Lào Cai, trên địa bàn thành phố Lào Cai diễn ra quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa mạnh mẽ. Tốc độ đô thị hoá thể hiện cụ thể ở các công trình
xây dựng. Thành phố đã tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội then chốt, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư hạ tầng các khu đô thị,
triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các khu dân cư, các
dự án phụ vụ an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc đầu tư xây
dựng các công trình chưa thật sự đem lại hiệu quả như mong muốn, cụ thể
biểu hiện ở chất lượng của một số công trình xây dựng. Chất lượng công trình
không đảm bảo do nhiều nguyên nhân như: Vật tư, vật liệu không đảm bảo;
Biện pháp, công nghệ thi công chưa phù hợp; Năng lực của đơn vị thi công,
giám sát, trang thiết bị thi công thiếu sự đồng bộ....
Một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả của công trình là công
tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nhưng thực tế cho thấy công tác
quản lý chất lượng vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Một phần do
năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế, một phần do
quy trình thực hiện công tác quản lý chất lượng còn nhiều bất cập.
Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai được thành lập năm
2016 theo quyết định số 4335/QĐ-UBND ngày 02/12/2016 của UBND tỉnh
Lào Cai. Mà tiền thân là Ban QLDA thị xã Lào Cai. Ban QLDA đầu tư xây
dựng thành phố Lào Cai là đơn vị trực thuộc UBND thành phố Lào Cai, thực
hiện chức năng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình tại địa bàn thành
phố Lào Cai và các nhiệm vụ khác do UBND thành phố Lào Cai phân công.
2
Trong những năm qua, Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai
đã được giao quản lý xây dựng nhiều công trình quan trọng của nằm trên địa
bàn thành phố Lào Cai, đã tích cực tham mưu cho UBND thành phố Lào Cai
ban hành nhiều văn bản pháp quy, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công
tác quản lý dự án, quản lý chất lượng công trình xây dựng. Ban QLDA đầu tư
xây dựng thành phố Lào Cai không ngừng tăng thêm số lượng, đội ngũ kỹ sư,
kiến trúc sư luôn được quan tâm đào tạo nghiệp vụ.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạng mục công trình
do Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai thực hiện có chất lượng thi
công xây dựng chưa đạt kết quả cao. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra
phát hiện một số bộ phận hạng mục công trình kém chất lượng và phải chỉnh
sửa, xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, việc nghiên cứu đề xuất những giải
pháp nhằm đem lại hiệu quả cao trong quản lý chất lượng công trình xây dựng
là cần thiết. Vì vậy, học viên chọn đề tài: "Đề xuất giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai" làm đề tài luận văn thạc sĩ quản lý đô
thị và công trình.
* Mục tiêu nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng công trình xây dựng do Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai thực hiện.
- Đề xuất những giải pháp quản lý chất lượng nhằm xây dựng các công
trình đạt hiệu quả cao.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng do Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai thực hiện.
3
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu thực trạng của công tác quản lý chất lượng các công trình
xây dựng do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai thực hiện.
- Vận dụng cơ sở khoa học, tổng kết các kinh nghiệm về quản lý chất
lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thực hiện.
- Đưa ra giải pháp và phương thức quản lý chất lượng xây dựng công
trình trong giai đoạn thực hiện phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển,
đảm bảo triển khai dự án đạt mục tiêu chất lượng, hiệu quả cao.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp chuyên gia, kế thừa.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất
lượng công trình xây dựng; Đề xuất mô hình quản lý chất lượng công trình
xây dựng; Đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách liên quan đến công tác quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn thiện các giải pháp quản lý chất lượng công
trình xây dựng giúp cho đơn vị Chủ đầu tư có thêm cơ sở khoa học để quản lý
nâng cao hiệu quả dự án.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, phần kết luận, phụ lục tham khảo... luận
văn gồm 3 chương:
Chương I: Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai.
4
Chương II: Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý chất lượng công
trình xây dựng.
Chương III: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là vấn đề lớn và rất phức tạp
liên quan đến rất nhiều các chủ thể. Để nâng cao chất lượng công tác quản lý
chất lượng đầu tư xây dựng bao gồm rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết một
cách đồng bộ và bài bản, mỗi vấn đề đều có những tác động nhất định ảnh
hưởng đến hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng. Nghiên cứu để tìm ra
những nguyên nhân của sự hạn chế, tồn tại từ đó đề xuất những giải pháp cho
vấn đề này là rất khó khăn. Do đặc thù của lĩnh vực xây dựng là các công
trình thường được đầu tư xây dựng trong thời gian dài, trong khi các cơ chế
chính sách của Nhà nước thường hay thay đổi, vì vậy nên công tác phân tích
đánh giá các dự án đầu tư là gặp rất nhiều khó khăn.
Qua nội dung nghiên cứu đề tài “Đề xuất giải pháp hoàn thiện công
tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng thành phố Lào Cai” tác giả đã tập trung giải quyết một số vấn đề
chính như sau:
- Làm rõ khái niệm, nội dung quản lý Nhà nước đối với công tác quản
lý chất lượng công trình xây dựng nói chung và quản lý chất lượng công trình
đầu xây dựng ở Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai nói
riêng trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp quy hiện hành về quản lý đầu tư
xây dựng của Nhà nước Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban
QLDA đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai.
- Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban
QLDA đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai.
102
- Trên cơ sở lý luận về quản lý chất lượng công trình để phân tích thực
trạng công tác quản lý chất lượng công trình ở Ban QLDA đầu tư xây dựng
thành phố Lào Cai để thấy được những tồn tại, những vấn đề còn hạn chế về
môi trường pháp lý, hệ thống tổ chức, trình độ năng lực chuyên môn cũng
như năng lực điều hành dự án để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
lực và hiệu quả của công tác quản lý dự án đầu tư, các giải pháp chủ yếu tập
trung vào các vấn đề liên quan đến quá trình quản lý dự án của các Chủ đầu
tư. Các giải pháp đó bao gồm:
+ Giải pháp hoàn thiện về cơ chế chính sách trong công tác quản lý chất
lượng công trình xây dựng đối với nhà nước.
+ Giải pháp hoàn thiện chất lượng đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.
+ Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thực hiện hợp đồng.
+ Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phê duyệt các
dự án đầu tư xây dựng công trình.
+ Giải pháp hoàn thiện chất lượng hồ sơ thanh toán.
+ Giải pháp hoàn thiện chất lượng thi công xây dựng công trình.
+ Giải pháp hoàn thiện về bộ máy tổ chức nhân sự của Ban QLDA đầu
tư xây dựng thành phố Lào Cai.
Kiến nghị:
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
Nhà nước cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và ban hành cách quy chuẩn,
tiêu chuẩn cho phù hợp với tình hình xây dựng hiện nay. Các nghị định thông
tư về xây dựng cần rõ ràng và có chiều sâu.
Đổi mới trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây
dựng thông qua đổi mới hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng
công trình xây dựng. Đổi mới về cách thức quản lý thông qua xây dựng đội ngũ
cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động.
103
Phải hoàn thiện quản lý chất lượng thống nhất từ Cục giám định Nhà
nước về chất lượng công trình xây dựng tới Chi cục giám định giám định chất
lượng xây dựng - Sở Xây dựng. Thực hiện chế độ phân cấp, nhằm quản lý cho
công tác quản lý chất lượng của các công trình xây dựng trong phạm vi toàn
quyền.
- Đối với UBND thành phố Lào Cai:
UBND thành phố Lào Cai cần giải quyết hợp lý và dứt điểm công tác
đền bù giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch để thực hiện các dự án đầu tư
xây dựng, tránh tình trạng phải tạm dừng thi công công trình do vướng mắc
về mặt bằng làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.
UBND thành phố cần đưa ra tiêu chí đánh giá chung cho các dự án xây
dựng, tránh tình trạng các dự án lấy đất nhưng chậm hoặc không đưa vào triển
khai thực hiện dự án.
Tập trung xây dựng hạ tầng cho các khu đấu giá đất tập trung.
Bố trí nguồn vốn để hoàn thành các dự án đang triển khai dở. Nhanh
chóng kết thúc đầu tư và đi vào sử dụng
- Đối với Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai:
Cần nhanh chóng hoà nhập quan điểm mới về chất lượng và quản lý
chất lượng sản phẩm nói chung cũng như chất lượng thiết kế công trình xây
dựng nói riêng. Về nhận thức trong lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm,
hiện tại đang là một quan điểm tiến bộ, đúng đắn nhất. Việc hoà nhập với
quan niệm mới này là một việc làm cần thiết và đúng đắn đối với cơ quan.
Trước mắt, cần tiến hành các công tác quản lý chất lượng công trình ở tất cả
các khâu, các giai đoạn của dự án đầu tư. Quá trình quản lý đó không chỉ
dừng lại ở việc quản lý cuối mỗi khâu mỗi giai đoạn mà nó phải được thực
hiện một cách liên tục, thông suốt, nghĩa là quán triệt nguyên tắc làm đúng
ngay từ đầu.
104
Có chính sách đãi ngộ để giữ chân các kiến trúc sư, kỹ sư có trình độ
cao và thu hút cán bộ có năng lực chuyên môn về cơ quan làm việc. Đồng
thời tổ chức các lớp đào tạo định kỳ cũng như cử cán bộ đi học tập để nâng
cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức của cán
bộ nhân viên.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu tương đối
rộng và phức tạp. Chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được sự góp ý và chia sẻ của các quý thầy cô và đồng nghiệp, những
người quan tâm đến lĩnh vực quản lý chất lượng để đề tài nghiên cứu được
hoàn thiện hơn.
Nhân đây, tác giả một lần nữa xin được gửi lời cám ơn tới PGS.TS.
Đinh Tuấn Hải đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo, cũng như sự giúp đỡ nhiệt
tình của bạn bè và đồng nghiệp để tác giả có thể hoàn thành được luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ xây dựng (2016). Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày
26/10/2016 quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý chất lượng và bảo trì
công trình xây dựng.
2. Bộ xây dựng (2016). Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016
quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản
lý hoạt động xây dựng.
3. Bộ xây dựng (2016). Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016
hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.
4. Bộ xây dựng (2016). Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày
18/6/2015 của chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.
5. Bộ xây dựng (2017). Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017
của Bộ Xây dựng công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư
xây dựng.
6. Chính phủ (2014). Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa
chọn nhà thầu.
7. Chính phủ (2015). Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
8. Chính phủ (2017). Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
9. Chính phủ (2015). Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của
Chính phủ Về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
10. Trần Chủng (2013), “Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong
Luật xây dựng sửa đổi”, Tạp trí Người xây dựng, (số 9&10/2013), Hà Nội.
11. Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng
(2012), Báo cáo về tình hình Chất lượng công trình xây dựng.
12. Lê Anh Dũng (2015). Lập kế hoạch và Quản lý dự án đầu tư xây
dựng. Nhà xuất bản Xây dựng.
13. Đỗ Đình Đức - Bùi Mạnh Hùng (2012). Quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình xây. Nhà xuất bản Xây dựng.
14. Bùi Mạnh Hùng - Đào Tùng Bách (2009). Nghiệp vụ quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình xây. Nhà xuất bản Xây dựng.
15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015), Luật Ngân sách Nhà
nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013). Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.
17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014). Luật Xây dựng số
50/2014/QH13 ngày 18/6/2014..
18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Đầu tư công số
49/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
19. Tổng hội xây dựng Việt Nam (2009), Báo cáo của Ban Tổ chức Hội
thảo khoa học Sự cố và phòng ngừa sự cố công trình xây dựng ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp. Tổng hội Xây dựng VN;
20. Bùi Ngọc Toàn (2006). Chất lượng và quản lý chất lượng xây dựng
công trình. Nhà xuất bản Xây dựng.
21. Bùi Ngọc Toàn (2008). Quản lý dự án xây dựng giai đoạn thi công
xây dựng công trình. Nhà xuất bản Xây dựng.
22. Trường ĐHKTQD. Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức.
Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2005.
23. UBND tỉnh Lào Cai (2017). Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND
ngày 08/3/2017 của UBND tỉnh Lào Cai về việc Ban hành quy định một số
nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chất lượng
công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
24. UBND tỉnh Lào Cai (2016). Quyết định số 4335/QĐ-UBND ngày
02/12/2016 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc thành lập Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai.