Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động phổ thông tại tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.39 KB, 120 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI vụ
../

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QƯÓC GIA

NGUYỄN THỊ NGỌC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THỒN TẠI
TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC sĩ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
THƯ V I Ệ N
HÀ NỘI - NĂM 2015
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứa khoa học của cá nhân tôi, được thực hiện
trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức khoa học, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn
với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Phượng. Các số liệu, tính toán trong luận văn là trung
thực, được thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau và đã nêu rõ nguồn gốc trích dẫn.
Hà nội, ngày tháng 8 năm 2015 Tác giả

/-'-

Nguyễn Thị Ngọc
Đe hoàn thành luận văn cao học này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tìnỊi của các thầy, cô
giáo Học viện Hành chính Quốc gia, bạn bè và gia đình.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Phượng đã dành thời gian tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.



Mặc dù đã cỏ nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất tuy nhiên luận
văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày thảng 8 năm 2015 Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa LĐTB&XH : Lao động - Thương Binh và
Xã hội ƯBND
KT-XH

: ủy ban nhân dân
: Kinh tế-Xã hội
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG I. Cơ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI
VỚI LAO ĐỘNG NÔNG THỒN


••



■W

8

Môt số khái niêm cơ bản....................................
.................
Ouản lv nhà nước về đào tao nghề cho Ịao đông nông thôn
I/
o

....
...........8
18
• o

» o

13. Kỉnh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số nước trên thế
giói và một số địa phurnig trong nưó'c

35


CHƯƠNG n. KHÁI QUÁT VÀ THỤC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO
TẠO NGHÈ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH YÊN BÁI ..43


Khái quát về tình Yên Bái




Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại

tình Yên Bái giai đoạn 2010 - 2014

..........43

.54

CHƯƠNG m. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH YÊN BÁI
• ••


78

Định huứng phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn tình Yên

Bái
78


Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nuức về đào tạo nghề cho

lao động nông thôn của tình
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

85

101
103
MỞ ĐẦU

, Hiện nay, lao động nông thôn chiếm gần 70% dân số trong độ tuổi lao động của cả nước.
Đây là lực lượng lao động có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Chỉnh vì vậy đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang là
nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong phát triển kinh tế - xã hội được Đảng, Nhà nước quan
tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020,
việc nhanh chóng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ, gịảm tỷ trọng nông nghiệp là bước quan trọng nhằm tạo ra nhiều việc làm cho người lao
động.
Tuy nhiên, trên thực tế lực lượng lao động nông thôn được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức


về nghề nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp, chất lượng dạy nghề cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu
của doanh nghiệp, số lượng và cơ cấu nghề đào tạo vẫn mất cân đối. Điều này khiến không ít
người lao động gặp khó khăn trong tìm việc làm, có thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc
sống.
Một trong những lý do dẫn đến hiện tượng trên chính là công tác quản lý nhà nựớc đối với
đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn còn nhiều bất cập. Giữa chủ trương dạy nghề và
tạo việc làm cho người lao động vẫn còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu thực tiễn. Việc
đào tạo chưa bám theo quy hoạch sử dụng nguồn nhân lực cho từng giai đoạn phát triển kinh
tế - xã hội tại mỗi địa phương đang diễn ra khá phố biến. Không ít nơi dạy nghề đang đào tạo
theo kiểu “có gì dạy nấy” chưa căn cứ theo nhu cầu và hoàn cảnh của người học.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc với dân số trong độ tuổi lao động đa phần sinh sống
ở nông thôn và là dân tộc thiểu số như Tày, Dao,
H’Mông... Trong những năm qua, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát
triển kinh tế - văn hóa, xã hội, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được cải
thiện, nhưng Yên Bái vẫn là một tỉnh miền núi nghèo, nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực thấp, cơ cấu và phân bố nguồn lực chưa hợp

lý. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong những năm
gần đây đã có những thay đổi đáng kể, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, tuy nhiên tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tao của toàn tỉnh còn thấD. chưa
tươne xứng với tiềm năng nguồn lưc của tỉnh. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo
nghề cho lao động nông là đóng góp vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh,
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái nói riêng và của cả nước nói chung.
Xuất phát từ thực tiễn đó, có thể thấy rằng việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề
cho lao động nông thôn tại tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay là một việc cấp thiết. Do
vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh
Yên Bái” để nghiên cứu và làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công.




Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Các công trĩnh và đề tài nghiên cứu về dạy nghề cho lao động nông thôn trước đây đã đề
cập đến một số lĩnh vực về dạy nghề như:
+ Sách “Việc làm ở nông thôn. Thực trạng và giải pháp”, tác giả Chu Tiến Quang, NXB
Nông nghiệp, 2001. Nội dung nêu lên một số vấn đề lý luận cơ bản về lao động và việc làm
ở khu vực nông thôn, xu hướng di chuyển lao động và tìm kiếm việc làm ở nông thôn, những
giải pháp tạo cơ hội cho lao động nông thôn tìm thêm việc làm và kinh nghiệm giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn ở một sổ nước trong khu vực.
+ Đê tài: “Đào tạo nghê cho lao động nông thôn Việt Nam”, luận văn thạc sỹ ngành Quản
lý kinh tế của Chu Đức Bình năm 2014. Luận văn đã khái quát được một số vấn đề về lý
ỉuận và thực tiễn của công tác đào tạo nghề cho lao -động nông thôn, đánh giá thực trạng
công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nước ta thời gian qua, phân tích những thành
công, hạn chế và nguyên nhân của nó. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong đào tạo
nghề cho lao động nông thôn Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và những năm
tiếp theo.

+ Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2006: “Việt Nam - Thúc đẩy công cuộc phát ừỉển
nông thôn - từ viễn cảnh tới hành động”. Báo cáo đề cập chi tiết các vấn đề về trung hạn
Việt Nam sẽ phải đối mặt nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao của kinh tế nông thôn. Các
nghiên cứu, phân tích của báo cáo góp phần giúp Chính phủ, đặc biệt là Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông thôn, đánh giá lại tăng trưởng nông nghiệp và nông thôn thời gian qua,
đồng thời giúp lập kế hoạch và xây dựng chương trình hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới cho
khu vực nông thôn Việt Nam.
+ Báo cáo nghiên cứu năm 2006 của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương: “Các
yểu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam”. Nội dung
của báo cáo là đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ giữa thập kỷ
1990 đến nay, chỉ ra các yếu tố ngăn cản, thúc đẩy quá trình chuyển dịch và đưa ra các đề


xuất chính sách nhằm tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
Việt Nam.
+ Báo cáo của Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề: “Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011 Báo
cáo đã đưa ra bức tranh tổng thể về dạy nghề ở Việt Nam hiện nay. Những ưu điểm và những
tồn tại, hạn chế của hệ thống dạy nghề. Qua đó đề xuất các khuyến nghi để hoàn thiện chính
sách nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề ở Việt Nam.
V + Ngoài ra, cũng có một số đề tài luận văn thạc sỹ viết về vấn đề đào tạo ngỉíề ở các tỉnh
khác như Đà Nằng, Hưng Yên, Hà Nam...
Tóm lại, các công trình nêu trên đã phần nào khái quát hóa được một số vấn đề mang tính
lý thuyết về đào tạo nghề ở nông thôn cũng như thực trạng và một số giải pháp chủ yếu liên
quan tới đề tài. Tuy nhiên, để giải quyết những khó khăn, vướng mắc về đào tạo nghề ở Yên
Bái, với đặc thù là tỉnh miền núi, với điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ
dân trí còn hạn chế thì đến nay chưa có công trình nào làm rõ thực trạng công tác dạy nghề,
đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn, bất cập của công tác quản lý nhà nước về
dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Yên Bái.
Vì vậy, đề tài: “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Yên
Bái’Mà một đề tài mới, chuyên biệt, cần được nghiên cứu một cách có hệ thống, độc lập.

Trong quá trình thực hiện đề tài, với việc kế thừa có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu đã
đạt được của các công trình nghiên cứu về dạy nghề, tôi chú trọng tham khảo, kết họp khảo
sát những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, đối với công tác dạy nghề cho lao động nông
thôn từ năm 2010 đến năm 2014. Qua đó, đánh giá khẳng định kết quả công tác dạy nghề
cho lao động nông thôn của tỉnh Yên Bái, đồng thời làm rõ những khó khăn, hạn chế, bước
đầu đúc kết một số kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và đề xuất một số
kiến nghị, giải pháp khắc phục khó khăn trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn của tỉnh Yên Bái.
• Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
• •••




Mục đích:

Trên cơ sở hệ thống hoá rứiững vấn đề mang tính lý thuyết về dạy nghề cho lao động nông
thôn, luận văn phân tích thực trạng dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Yên Bái hiện
nay. Từ đó đánh giá vai trò của quản lý nhà nước đối với công tác này tại tỉnh Yên Bái và đề
xuất một số kiến nghị, giải pháp để công tác này ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn.


Nhiệm vụ:

+ Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho
lao động nông thôn.
+ Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao độne nông thôn tại tỉnh
Yên Bái.
+ Phân tích kết quả, tồn tại, hạn chế, những vấn đề đang đặt ra trong quản lý nhà nước về
đào tạo nghề cho lao động nông thôn và vai trò của quản lý nhà nước đối với công tác này ở

tỉnh Yên Bái hiện nay.
+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đào tạo nghề cho lao động
nông thôn ở tỉnh Yên Bái.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn



Đoi tượng nghiên cứu:

+ Các hoạt động đào tạo nghề tại cho lao động nông thôn tại Yên Bái.
+ Hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Yên Bái.


Phạm vi nghiên cứu:

+ Đề tài tập trung chính vào việc phân tích, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo
nghề lao động nông thôn tại Yên Bái.
+ về mặt thời gian: hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ
2010 đến nay.
+ về không gian: hoạt động đào tạo nghề tại cho lao động nông thôn trên toàn tỉnh Yên Bái.
• Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn


Phương pháp luận:


Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động quản lý nhà nước trong công tác đào tạo nghề

cho lao động nông thôn.


Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp phân tích, tổng hợp, ngoài ra
luân văn còn sử dụng các phương phập thống kê, so , sánh,. - để luận giải những vấn đề lý
thuyết và thực tiễn của quản ỉý nhà nước trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
cũng như trong việc kiến nghị các giải pháp cho việc quản lý nhà nước trong công tác đào
tạo nghề cho lao động nông thôn tại Yên Bái.


Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn



Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về
đào tạo nghề cho lao động nông thôn.



Ý nghĩa thực tiễn: Luật văn đánh giá công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho
lao động nông thôn tại tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2010 - 2014, qua đó sẽ cung cấp
một cái nhìn tổng quát nhất về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh.
Phân tích những thành tựu đã đạt được, đặc biệt là những mặt còn hạn chế, thiếu sót,
những bất cập, lỗ hổng trong quản lý. Làm rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên
nhân của những yếu kém đó. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
hiệu quả quản lý nhà nước trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Yên
Bái trong thời gian tới.




Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần làm tài liệu tham khảo cho các nhà
quản lý của tỉnh Yên Bái vận dụng trong việc đổi mới và tăng cường công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn.



Ket cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luân văn được kết
cấu gồm 3 chương:
V


■■ Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về đào tạo nghề đối với lao động nông
thôn
Chương 2: Khái quát và thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tỉnh Yên Bái
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại tỉnh Yên Bái.
CHƯƠNG I
Cơ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHÊ ĐÓI VỚI LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN



Môt số khái niêm cơ bản





Lao động nông thôn và đặc điểm của lao động nông thôn



Lao động nông thôn

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên
thành của cải vật chất cần thiết cho đời sốne của mình, Theo Các Mác “Lao động trước hết là
một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của
chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự
nhiên”[5].Trong quá trình sản xuất, con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối
tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người.
Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) thì: “Lực lượng lao động là một bộ phận dân số
trong độ tuổi quy định, thực tể cỏ tham gia lao động và những người không có việc làm đang
tích cực tìm kiếm việc ỉàm”[ll].
Đối với các nước khác nhau thì có cách tiếp cận không giống nhau về nguồn lao động. Có
quốc gia coi nguồn lao động là toàn bộ người lao động dưới dạng tích cực (đang tham gia lao
động) và dạng tiềm tàng (có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động vì những lý
do khác nhau). Một số quốc gia nhất là những quốc gia có nền kinh tế phát triển quan niệm


nguồn lực lao động được giới hạn trong số những người đang tham gia lao động và những
người có nhu cầu việc làm nhưng chưa tìm được việc làm, không bao gồm những người có
khả năng làm việc nhưng không có nhu cầu tìm việc làm. Những nước khác nhau cũng cỏ sự
khác nhau về quy định độ tuổi lao động căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế của từng giai
đoạn và sức khỏe
người dân. Nhiều nước lấy tuổi tối thiểu là 15 tuổi, còn tụôi tối đa vẫn còn có sự khác nhau.
Có nước quy định là 60, có nước là 65 thậm chí có nước là 70. Đặc biệt ở Úc không có quy

định về tuối nghỉ hưu nên không có giới hạn trên.
Tại Việt Nam, theo khoản 1 điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 thì: “Người lao động là
người từ đủ 15 tuổi trở lên, cỏ khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được
trả lương và chịu sự quản lỷ, điều hành của người sử dụng lao động
Từ những vấn đề trên có thể hiểu lao động nông thôn theo các cách sau:
Theo nghĩa rộng thì nguồn lao động nông thôn là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc
gia, bao gồm toàn bộ những người cỏ khả năng lao động (lao động đang làm việc trong nền
kinh tế quốc dân và những người có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động) thuộc
khu vực nông thôn (khu vực địa lý bao trùm toàn bộ dân số nông thôn).
Theo nghĩa hẹp thì lao động nông thôn là một bộ phận dân sổ sinh sổng và ỉàm việc ở nông
thôn có khả năng lao động và được giới hạn trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp
luật (ở Việt Nam: nam từ 15 đến 60 và nữ từ, 15 đến 55 tuổi).
Khái niệm về lao động nông thôn này có tính ưu việt là khống chế được sự lạm dụng lao
động trẻ em (dưới 15) theo quy ước quốc tế. Tuy nhiên trên thực tế ở các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam, nền kinh tế còn kém phát triển, đời sống người dân còn khó khăn
đặc biệt là ở nông thôn thì lao động trẻ em dưới 15 tuổi hoặc những người trên độ tuổi lao
động tham gia lao động, sản xuất còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Từ đó ta có thể thấy nguồn lao
động ở nông thôn rất dồi dào. Đây là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội
(KT - XH) nông thôn nhưng đồng thời cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc


làm ở nông thôn.


Đặc điểm của nguồn lao động ở nông thôn

Do lao động nông thôn chủ yếu tham gia sản xuât trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp
có đặc điểm khác với đặc điểm của các ngành khác. Vì vậy, lao động nông thôn cũng có
những đặc điểm khác với lao động ở các ngành kinh té khác và được biểu hiện ở các mặt
sau:

Một là: Lao động nông thôn làm việc có tính chất thời vụ, chưa có việc làm thường xuyên.
Điều này ảnh hướng đến nhu cầu lao động trong từng thời kỳ, đời sống sản xuất và thu nhập
của lao động nông nghiệp.
Ở nông thôn hiện nay, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Tính thời vụ cao là nét điển
hình của sản xuất nông nghiệp bởi vì auá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình tái sản xuất
tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ nhau song lại không hoàn toàn
trùng khớp nhau, hơn nữa do sự biến thiên của thời tiết, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng
nhất định với điều kiện đó cũng làm nên các mùa vụ khác nhau. Do tính chất thời vụ cao nên
lao động ở nông thôn thiếu việc làm thường xuyên. Thất nghiệp ở nông thôn chủ yếu là bán
thất nghiệp. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xóa bỏ được trong quá
trình sản xuất, chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảm tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp.
Từ đó đặt ra vấn đề cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đặc biệt là
vấn đề sử dụng lao động nông thôn một cách hơp lý có ý nghĩa rất quan trọng.
Hai là: Chất lượng nguồn lao động nông thôn chưa cao. Trình độ văn hóa, khoa học - kỹ
thuật cũng như trình độ tiếp cận thị trường thấp. Đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến khả năng
tự tạo việc làm của người lao động.
Trình độ của lao động nông thôn thấp, khả năng tổ chức sản xuất kém, ngay thực tế cả
những người trong độ tuổi lao động thì trình độ vẫn thấp hơn so với lao động trong các
ngành kinh tế khác. Nguồn lao động nông thôn của nước ta đông về số lượng nhưng chất
lượng còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng do trình độ chúyên môn của lao động


thấp, kỹ thuật lạc hậu. Do đó để có một nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật
cao thì nhà nước cần phải có chính sách đào tạo bồi dưỡng để có nguồn nhân lực đủ trình
độ .pho phát triển đất nước.
■' Ba là: do tính chất công việc trong sản xuất nông nghiệp mà hình thành nên tâm lý hay
thói quen làm việc một cách không liên tục, thiếu sáng tạo của lao động nông thôn.
Đối với các khu công nghiệp tuy nguồn lao động ở nông thôn dồi dào nhưng tính hấp dẫn
đối với người sử dụng lao động thấp. Nguyên nhân là do tính chất tùy tiện, kỷ luật lao độn2
kém. tính chịu trách nhiệm cá nhân thấp, không có tinh thần làm việc nhóm xuất phát từ lối

sống và phương thức lao động tiểu nông đã ăn sâu vào tiềm thức của đa số lao động nông
thôn, cần có thời gian và dày công giáo dục mới có thể có được một tác phong công nghiêp
thực thụ đối với lao động nông thôn.
Bổn là: lao động nông thôn có kết cấu phức tạp không đồng nhất và có trình độ rất khác
nhau. Hoạt động sản xuất nông nghiệp được tham gia bởi nhiều người ở nhiều độ tuổi khác
nhau trong đó có cả những người ở ngoài độ tuổi lao động.
Ngoài những đặc điểm trên, người nông dân và lao động nông thôn nước ta còn có ưu điểm
là cần cù, chịu khó, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới để cải tạo thiên nhiên, giúp ích cho hoạt
động nông nghiệp của mình. Tuy nhiên, lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay chủ yếu
làm việc theo cảm tính do tập quán dẫn đến người nông dân không có định hướng phát triển
hoạt động nông nghiệp rõ ràng nếu như không có sự tư vấn chi tiết của các cơ quan chuyên
môn, của những người có kinh nghiệm. Thiếu việc làm, không tìm được việc làm, thời gian
nhàn rỗi, phần lớn chưa có nghề và chưa được đào tạo nghề là những đặc trưng cơ bản của
lao động nông thôn. Chính đặc điểm của người nông dân như trên làm cho vai trò đào tạo
nghề càng trở nên quan trọng, quyết định sự thành công của việc hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn nói chung và thành công của xây dựng nông thôn mới nói riêng.


Đào tạo nghề và đặc trưng của đào tạo nghề ' 1.1.2. ỉ. về đào tạo nghề Khi đề cập tới
nguồn lực quyết định nhất đến sự phát triển KT - XH, người ta thường cho rằng đó là


vốn con người (human Capital), là nguồn nhân lực (human resource). Nguồn nhân lực
có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng đã trở thành lợi thế quyết định đối với mỗi
quốc gia. Đào tạo và phát triển neuồn nhân lực đáo ứns nhữns đòi hỏi của vêu cầu
phát triển KT - XH trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới.
“Việc hình thành các kỹ năng lập nghiệp được coi là sự chuẩn bị hết sức cần thiết cho tất cả
những người lao động bất kể họ sẽ tự tạo việc làm hay người làm công ăn lương. Đào tạo về
lập nghiệp được coi là một công cụ hữu ích để thúc đẩy động cơ, tính sáng tạo và sự đổi mới.
Bên cạnh đó, các kỹ năng lập nghiệp cũng được cho là sẽ giúp trang bị cho người học khả

năng tạo ra các cơ hội việc làm thông qua việc thành lập các doanh nghiệp mới” [30].


Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì: “Đào tạo nghề là nhằm cung cấp cho
người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan đến
công việc, nghề nghiệp được giao ”[31].

Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 đưa ra khái niệm: “ Đào tạo nghề nghiệp là hoạt
động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho
người học để cỏ thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học
hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp Mục tiêu chung của đào tạo nghề là nhằm đào tạo
nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với
trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo,
thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế;
bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho ngưò'i học sau khi
hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao
hơn.
, * Đào tạo nghề là hoạt động đào tạo đặc thù, khác với các loại hình dạy học và đào tạo
hàn ỉâm khác ở những đặc điểm chủ yếu sau:


Đào tạo nghề gắn chặt với với sản xuất, với doanh nghiệp, với việc làm, đặc biệt trong
điều kiện kinh tế thị trường. Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo để người học trở thành


người lao động trong các doanh nghiệp.


Là hoạt động đào tạo nghề nghiệp mang tính thực hành kỹ thuật cao, chiếm khoảng
80% thời gian học tập, có những nghề chiếm tới 90-100%.




Đối tượng học nghề, là những người đã trưởng, thành, thậm chí đã lớn tuổi, trừ một số
trường hợp khác pháp luật quy định.



Hình thức dạy nghề rất phong phú và đa dạng, bao gồm: Dạy nghề dài hạn; dạy nghề
ngắn hạn; dạy nghề theo modul; dạy nghề kèm cặp; dạy nghề lưu động.



Phân loại đào tạo nghề:



Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian
do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký
hoạt động giáo dục nghề nghiệp (gọi chung là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp)
thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.



Đào tạo thường xuyên là hình thửc đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có
hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và
các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, được thực hiện linh hoạt về chương trình,
thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu Gầu của người học.




Có ba hình thức đào tạo nghề như sau:



Đào tạo trình độ sơ cãp: mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp đê người học cỏ năng lực
thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề.

Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng
phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trình độ học vấn
phù hợp với nghề cần học.


Đào tạo trình độ trung cấp: mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp để người học có
năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và mực hiện được một so
cong việc có' tinh priưc tạp cuầ chuycn ngarlh hốặc J nghề; có khả năng ứng dụng kỹ
thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.


. Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung
học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo.
Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời
gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo.
Người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao
đẳng thỉ phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn hóa trung học phổ thông.


Đào tạo trình độ cao, đẳng: raụ&!:tiêu*,đạặfc

» ■ người


học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết
được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề;
có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và
giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ 02 đến 03 năm học tùy
theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phô thông;
từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên
nơành hoặc nshề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào
tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt vêu cầu đủ khối lượng
kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
. Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời
gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người
có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến
thức văn hóa trung học phổ thông.


Đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Hiện nay, lao động nông thôn có khoảng 37.203 triệu người chiếm tới 69,9% dân số trong
độ tuổi lao động của cả nước[24]. Đây là lực lượng lao động có vai trò quan trọng trong quá
trình thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH của đất nước. Song thực tế hiện nay, lực lượng lao
động nông thôn được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp,


hầu hết các kiến thức, kinh nghiệm người lao động sử dụng đều thông qua sự đúc rút kinh
nghiệm trong quá trình làm việc và sự truyền dạy lại của các thế hệ trước.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt
những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó cho người lao động ở khu vực nông
thôn, từ đó tạo ra năng lực cho người lao động nông thôn có thể thực hiện thành công nghề

đã được đào tạo.
Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta còn khoảng 30% lao động làm nồng nghiệp,
còn lại phải chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp, không còn con đường nào khác là
chúng ta phải đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Bên cạnh đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ huy động được tối đa lực lượng lao
động của xã hội và phát triển KT - XH. Phát triển lực lượng lao động thông qua đào tạo sẽ
phát huy được năng lực, sở trường của từng
người lao động và nhờ vậy hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh ngày một nâng cao.
Không những thế đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ khai thác tốt nhất các nguồn lực
có thể. Đó là khai thác các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học công nghệ,
làm cho kinh tế nông thôn hoạt động có hiệu quả hon.
Khoảng trên 90% hộ nghèo của cả nước sinh sống ở các khu vực nông !

thôn vì vậy

đào tạo nghề cho lao động nông thôn quyết định sự thành công
của các chương trình xóa đói, giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.


Sự cần thiết của đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Phát triển nguồn lao động, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn là yêu
cầu cấp thiết, một mặt do sự biến động nguồn lao động nông thôn đòi hỏi; mặt khác do yêu
cầu phát triển kinh tế, xã hội nông thôn.


về xu hướng biến động của nguồn lao động nông thôn: sự phát triển của lực lượng sản
xuất tạo ra các điều kiện để hình thành các ngành sản xuất mới, sự phát triển của
thành thị. Tình trạng đó đã dẫn đến sự biến động nguồn lao động nông thôn theo



hướng giảm dần cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng nguồn lao động xã hội. Trên
thực tế, một bộ phận của nguồn lao động nông thôn có chất lượng cao luôn có xu
hướng thoát ra khỏi nông nghiệp, ,nông thôn để đến với thành phố và các ngành phi
nông nghiệp có thu nhập và
điều kiện làm việc tốt hơn. Điều đó dẫn đến chất lượng lao động ở nông thôn thấp đi. Vì
vậy, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trở thành cấp thiết.
Trong điều kiện phân công lao động diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển của đô thị ngày càng
lớn, nhu cầu lao động chất lượng cao cũng tăng theo. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
vừa đáp ứng yêu cầu của quá trình phân công lao động, vừa bổ sung cho sự giảm chất lượng
nguồn lao động nông thôn do sự biến động nguồn Ịao động theo xu hướng đó.


Đối với yêu cầu phát triển KT - XH nông thôn: đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao
động nông thôn phục vụ cho phát triển KT - XH nông thôn không chỉ bù đắp sự suy
giảm chất lượng do các lao động có chất lượng cao di ehuyển ra khỏi nông thôn, mà
còn do chính sự phát triển ngày càng cao của nông thôn đòi hỏi.

Như trên đã phân tích, sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội nói chung, ở nông thôn
nói riêng đã thúc đẩy phân công lao động theo ngành, theo lãnh thổ ở nông thôn diễn ra ngày
càng mạnh mẽ và chi tiết trên cả phương diện phân công lao động xã hội và phân công lao
động cá biệt.
Thứ nhất, phân công lao động tạo nên các ngành nghề mới, những việc làm mới cho lao
động, tạo điều kiện thu hút lao động vào các ngành nghề đó. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu
của những ngành nghề mới đó, người lao động phải có trình độ nghề thích hợp và tương ứng.
Như vậy, phân công lao động tạo cầu về đào tạo và đào tạo lại trình độ chuyên môn, nghề
nghiệp cho người lao động đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Phân tích các biểu hiện cụ thể của phân công lao động cho thấy, sự hình thành các ngành
nghề mới xét trên khía cạnh phân công lao động theo ngành và sự hình thành các vùng kinh
tế mới, nhất là các khu, cụm công nghiệp, các vùng dân cư mới, các khu dịch vụ tập trung có



sự tác động đến cầu của đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp,
nông thôn nói riêng. Quá trình hình thành các ngành nghề mới, các cụm, khu công nghiệp,
dịch vụ và đô thị mới chính là quá trình CNH - HĐH nền kinh tế nói chung, nông nghiệp,
nông thôn nói riêng. Vì vậy, CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn cũng tác động trực tiếp đến
đào tạo nghề lao động nông thôn theo hướng tạo nhu cầu đào tạo nâng cao chất lượng đáp
ứng yêu cầu của CNH - HĐH.
Thứ hai, theo chiều ngược lại, đào tạo nghề cho lao động nói chung, lao động nông thôn nói
riêng đã tạo ra những điều kiện để đẩy nhanh quá trình
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
17

THƯ

VIỆN

phân công lao động xã hội. Bởi vì, về thực chất phân công lao động chỉ được thực hiện khi
các điều kiện gắn với nó được đáp ứng. Mọi người đều thừa nhận, sự phát triển của lực
lượng sản xuất là nhân tố quyết định thúc đẩy quá trìrih phân công lao động. Trên phương
diện nào đó, trình độ người lao động là yếu tố cấu thành của lực lượng sản sản xuất, đương
nhiên sẽ là nhân tố tác động đến quá trình phân công lao động xã hội.
Từ đó ta có thể thấy đào tạo nghề cho lao động nông thôn có vị trí, vai trò quan trọng đặc
biệt đối với phát triển vốn con người, nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động, giảm nghèo, thực hiện công bằng, đảm bảo an sinh xã hội, góp
phần phát triển KT - XH bền vững ở khu vực nông thôn.


Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn




Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn

Quản lý nhà nước (QLNN) xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước. QLNN gắn liền
với chủ thể quản lý là bộ máy nhà nước để thực thi quyền lực nhà nước, gắn liền với công
cụ, phương tiện quản lý quan trọng nhất đó là pháp luật do nhà nước đặt ra để quản lý toàn
bộ xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống.


Có thể hiểu QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và
sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu
cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
- đào tạo. Do vậy cần có sự quản lý của nhà nước để hoạt động này được diễn ra đúng hướng
và phù hợp với sự phát triển KT - XH của đất nước.
Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hoạt động quản lý theo ngành
do các cơ quan chức năng thực hiện, sử dụng quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn
bộ các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Đó
là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế và chính sách
phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn để phù hợp với sự phát triển KT - XH của đất
nước.


Đặc điểm của QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn:




Chủ thể quản lý.: là các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ Trung ương tới địa phương
được giao nhiệm vụ QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định
của pháp luật.



Đối tượng quản lý: là mọi hoạt động về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tất cả
các cơ sở đào tạo nghề. Bao gồm các hoạt động chủ yếu như: xây dựng và thực hiện
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển dạy nghề; điều kiện hoạt động
dịch vụ, tư vấn nghề; đăng ký và cấp giấy chứng nhận hoạt động dạy nghề; tổ chức và
hoạt động các cơ sở dạy nghề; tổ chức chỉ đạo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên;
lập dự toán trường, trung tâm, doanh nghiệp có đào tạo nghề và người học nghề.



Mục tiêu quản lý: đi sâu vào mục tiêu đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức
kỷ luật, tác phong công nghiệp nhằm giúp lao động nông thôn có kiến thức và kỹ
năng nghề nghiệp đạt được tiêu chuẩn nhất định của một nghề hoặc nhiều nghề để tìm


được việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH.


Tổ chức và thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thon



Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn


Luậl Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa 13, thông qua ngày ngày 27 tháng 11 năm 2014 và Nghị định
48/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp đã quy định rõ về tổ chức bộ máy
QLNN về đào tạo nghề, theo đó:
Chính phủ thống nhất thực hiện công tác QLNN về đào tạo nghề trên cả nước.


Ở trung ương: Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với cơ auan OLNN về đào tạo nghề ở
trung ương thực hiện QLNN về đào tạo nghề theo thẩm quyền và trực tiếp quản lý cơ
sở.giáo dục nghề nghiệp của .bộ, ngành mình (nếu có) theo chức năng, nhiệm vụ được
phân công.



Ở địa phương: ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình thực hiện QLNN về đào tạo nghề theo phân cấp của Chính phủ. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) là cơ quan chuyên môn của UBND có
nhiệm vụ giúp ƯBND thực hiện chức năng QLNN về đào tạo nghề của địa phương.



Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn

Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến năm 2020” ngày 27 tháng 11 năm 2009 và quyết định 971/QĐ-TTg
ngày 1 tháng 7 năm 2015 sửa đổi, bổ sung đề án Đào tạo nghề lao động nông thôn đã nêu rõ
về thẩm quyền của các cơ quan QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Theo đó:



Bộ LĐTB&XH là cơ quan thường trực QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn.. Chủ trì, phối hơp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ tổng
hợp nội dung và nhu cầụ kinh phí hằng năm và từng giai đòạn; chủ trì, phối hợp với


Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan điều
phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động; hướng
dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí đào tạo nghề cho
lao động nông thôn hàng năm, 5 năm; chủ trì chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tổ
chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn; hướng dẫn và tổ chức
nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn; kiểm tra, giám sát tình
hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn...


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôns thôn: chủ trì chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc
tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nôn. Chỉ đạo hệ thống khuyến nông
gắn kết các hoạt động khuyến nông với hoạt động đào tạo nghề và tổ chức nhân rộng
mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; chỉ đạo, hướng dẫn việc
cung cấp các định hướng sản xuất, thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đến xã; phối hợp với Bộ LĐTB&XH xây
dựng cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; dự kiến phân bổ
kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn và chịu trách nhiệm về việc chỉ
đạo thực hiện nguồn vốn đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; tổ chức
hướng dẫn xây dựng danh mục nghề, chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo
nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn...



Bộ Nội vụ: chủ trì tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc đánh giá, tổng kết công tác đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo các mục tiêu đã định; đề xuất sửa đổi, bổ sung
cơ chế, chính sách về đào tạo cán bộ, công chức xã; xây dựng và ban hành chương
trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; tổng hợp nhu cầu và phân bổ kinh phí
hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã gửi Bộ LĐTB&XH để tổng
họp; chủ trì, phối họp với Bộ

LĐTB&XH hướng dẫn các huyện bố trí 01 biên chế chuyên trách theo dõi về công tác dạy


nghề...


Bộ Giáo dục và Đào tạo: đối mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo
dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh
có thái độ đúng đắn về giáo dục nghề nghiệp và chủ động lựa chọn các loại hình đào
tạo nghề sau khi tốt nghiệp giáo dục phổ thông; phối hợp với Bộ Nội vụ lựa chọn các
cơ sở đào tạo trong ngành giáo dục tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.



Bộ Kế hoạch và Đầu tư: đề xuất, bố trí vốn đầu tư phát triển hằne năm để thực hiện
hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ bố trí bổ sung, bố trí nguồn vốn giải quyết
việc làm dành riêng để cho vay đối với lao động nông thôn sau học nghề để giải quyết
việc làm hoặc vay vốn để khởi nghiệp; phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng
kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp
luật khác liên quan.




Bộ Tài chính: chủ trì ban hành văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung việc quản lý và sử
dụng kinh phí đối với nguồn vốn sự nghiệp của hoạt động đào tạo nghề cho lao động
nông thôn; đề xuất bố trí vốn sự nghiệp hằng năm; phối họp kiểm tra, giám sát tình
hình sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các
quy định pháp luật khác có liên quan.



Bộ Công thương: chủ trì tổ chức thực hiện cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ
trợ việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn đến cấp xã;
chỉ đạo hệ thống khuyến công gắn kết các hoạt động khuyến công với hoạt động đào
tạo nghề và tổ chức nhân rộng mô hình đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động
nông thôn theo nhu cầu của doanh nghiệp; phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề
xuất những chương trình, nội dung, kiến thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
xã phù họp vói yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.



Bộ Thông tin và Truyền thông: chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức tuyên


truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phối hợp với các Bộ, ngành,
địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho
lao động nông thôn.


Các Bộ, ngành khác: chỉ đạo các cơ sở dạy đào tạo nghề thuộc phạm vi quản lý chủ
động tham gia các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo theo kế hoạch
thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.




Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo việc tổ chức
triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao
động nông thôn và đào tạo, bồi dưỡng công chức xã trên địa bàn; chỉ đạo việc tổ chức
thực hiện đào tạo nghề cho người lao động theo cơ chế đặt hàng; xâỵ dựng kế hoạch
đào tạo nghề cho lao động nông thôn hằng năm; xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
cán bộ, công chức xã hằng năm; chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo của
địa phương có chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; bố
trí mỗi huyện có 01 cán bộ chuyên trách ở Phòng LĐTB&XH làm công tác quản lý
giáo dục nghề nghiệp; tổ chức tuyên truyền, xây dựng thương hiệu hàng hóa, xây
dựng chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho lao động nông thôn; tổng họp báo cáo
kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn...



Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông

thôn
Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn bao gồm các hoạt động sau:


Xây dựng chiến lược đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Chiến lược đào tạo nghề cho lao động nông thôn là các chương trình hành động, kế hoạch
hành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể về đào tạo nghề, đây là tổ họp các
mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó.
Xác định rõ xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược đào tạo nghề cho lao động nông thôn



nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp,
nông thôn, ngày 29/5/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 630/QĐ -TTg phê
duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020, Chiến lược này là cơ sở tạo hành
lane pháp lv để các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn phát triển, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực nông thôn. Chiến lược được thực hiện .trên cơ sở của Chiến lược phát
triển KT - XH thời kỳ 2011 - 2020 thực sự là khâu đột phá quan trọng, đã chuyển mạnh đào
tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào
tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn
đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH của cả nước, từng vùng, từng
ngành, từng địa phương; đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn, phục vụ
cho CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.


Ban hành chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là các sách lược và kế hoạch cụ thể, là tập
hợp các chủ trương và hành động về đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Chính phủ đề
ra, trong đó bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện
các mục tiêu đó. Đây là tập hợp các biện pháp được Chính phủ xây dựng, trong đó tạo sự ưu
đãi đối với một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm
thực hiện mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển của xã hội.
Xây dựng chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nội dung không thể thiếu
trong QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bởi nếu y không có chính sách, Chính
phủ sẽ không thể đưa ra tập họp các chủ trương và hành động nhằm nâng cao chất lượng
nguồn lao động của nông thôn, tạo đà cho nông thôn phát triển.
Để đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt kết quả cao, nhà nước đã ban hành nhiều chính
sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bao gồm:



Chính sách đổi với người học: lao động nông thôn khi học nghề, nhất là lao động
nông thôn được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc


thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật... được hỗ trợ chi phí học
nghề, sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình
mục tiêu quốc gia về việc làm để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp.
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nêu rõ về các chính sách trên như:
Quyết định số 52/2012/QĐ- TTg ngày 16/11/2012 về chính sách hỗ trợ giải quyết việc
làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp...


Chính sách đổi với giáo viên, cản bộ quản lỷ dạy nghề: chính sách đối với giáo viên,
cán bộ quản lý dạy nghề từng bước được quan tâm. Hiện nay, họ được hưởng các
chính sách chung đối với nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ngoài ra, còn có
một số chế độ, chính sách riêng đối với giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề như: chế
độ làm việc, chế độ sử dụng, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; chính sách
về phụ cấp cho giáo viên khi dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
và phụ cấp đặc thù cho giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật.



Chỉnh sách đổi với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn: nhà nước có chính
sách đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề
cho lao động nông thôn, góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp
CNH - HĐH đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng; tạo điều kiện
phổ cập nghề cho thanh niên nông thôn và đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động
nông thôn.

^ Ngày 23/5/2014, Thủ tướng cũng đã ban hành Quyết định số 761/QĐ- TTg phê duyệt Đe

án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020, trong đó nêu rõ nhưng ưu đãi về đầu
tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phát triển hệ thống trường này, góp phần đào tạo
nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm
nghề nghiệp cao, trên cơ sở đó tăng cường năng lực cạnh tranh của người lao động và của
đất nước trong bối cảnh hội nhập, thúc đẩy quá trình CNH - HĐH đất nước.
Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho


×