Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

những nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm sinh thái nấm linh chi tại vườn quốc gia ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.48 KB, 25 trang )

0

Những nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm
sinh thái nấm Linh chi tại vườn Quốc gia Ba Vì


1

Đặt vấn đề
Linh chi là một quần thể nấm thuộc họ Linh chi Ganodermataceae, bộ
nấm Lỗ ( Polyporales) lớp nấm Tán Agaricomycetes ngành nấm Đảm
Basidiomycota, có tác dụng quan trọng trong kinh tế, xã hội và môi trường.
Nấm Linh chi phân bố khắp nơi, trên rễ cây lim, dẻ và cây lá rộng. Tán nấm
hình qủa thận, bán nguyệt, màu tím, đỏ, bóng. Mấy năm nay nấm Linh chi đã
được nuôi trồng ở nhiều nơi , Mặc dù nấm Linh chi có các biến dị về hình
thái, nhưng hiệu qủa chữa bệnh đều như nhau. . Thành phần hoá học chủ yếu
có:Aladdin,ricinoleic acid,fumaric acid ngoài ra còn có các axit amin,
glucose, polysacharid, nhựa cây và Hexahydroxyhexane. Nói chung nấm Linh
chi có đủ kiềm sinh học, sterol, Lactone,coumarins,weak-acid ion exchange
resin, acid amin, mỡ, chất khử điện tử...
Căn cứ vào các thí nghiệm đối với chuột bạch Linh chi co các tác dụng
trấn tĩnh, chống đau, chống chịu thiếu oxy , kéo dài thời gian tử vong. Dùng
Linh chi là chính thêm các vị thuốc khác là Bạch truật, tam thất, xuyên khung
có thể nâng cao tỷ lệ sống của động vật và giúp cho động vật thoát bệnh, khôi
phục sớm tế bào bạch cầu. Sau khi sử dụng nấm Linh chi có thể xúc tiến việc
thèm ăn, cải thiện trạng thái tinh thần, uống 20g có thể giảm tỷ lệ tim
đập.Phạm vi ứng dụng nấm Linh chi rất rộng về mặt biện chứng của Đông Y
do chúng xâm nhập vào ngũ tạng tim, phổi, gan tỳ, thận đều có thể ăn được.
Linh chi có thể chữa được các hệ thống hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá,
thần kinh bao gồm các bệnh nội, ngoại, phụ, nhi, ngũ quan. Nguyên nhân cơ
bản là Linh chi có chức năng miễn dịch mạnh khác với các thực phẩm chứa


dinh dưỡng chủ yếu là bổ sung và làm khoẻ nhưữn chổ thiếu dinh dưỡng mà
chúng chỉ điều tiết theo 2 hướng làm cân bằng cơ thể, điều động hoạt lực bên
trogn cơ thể , điều chỉnh trao đổi chất cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch cơ


2

thể.làm cho nội tạng và cơ quan bình thường hoá. Theo các tàio liệu về Đông
Y Trung Quốc, nấm Linh chi có 10 công hiệu :
1、 Tác dụng kháng u bướu
2、 Tác dụng giải độc bảo vệ gan
3、 Tác dụng đối với hệ thống huyết quản tim
4、 Tác dụng chống lão hoá
5、 Tác dụng chống thần kinh suy nhược
6.、 Chưã cao huyết áp
7、 Điều trị bệnh tiểu đường
8. Tác dụng chữa viêm phế quản mạn, suyễn phế quản.
9. Tác dụng chống dị ứng
10.. Tác dụng làm đẹp
Bôt bào tử có thể chữa bệnh tiểu đường hạ đường huyết kết quả diều trị
của đạt 88,5%. Bột bào tử linh chi có chức năng hạ mỡ nhiễm máu rõ rệt
những người mỡ nhiễm máu cao tường bị mệt mỏi, nhức đầu chóng mặt, hơi
thở ngăn, lo lắng buồn phiền, ăn không ngon, đau lưng mỏi gối...
Nấm Linh chi có thể được chế biến theo nhiều kiểu khác nhau như rượu
linh chi, chè linh chi, nấu canh linh chi với thịt gà, bí đỏ, cá, hầm với tim lợn,
canh linh chi thịt nạc, canh linh chi trứng vịt, chè cam thảo linh chi, linh chi
hầm chân giò...
Cũng theo các tài liệu về Đông Y, nấm Linh chi có 6 loại: Linh chi đỏ,
linh chi xanh, linh chi trắng, linh chi đen, linh chi vàng, linh chi tím. Trong đó
thường dùng nhất là linh chi đỏ. Có tài liêu cho nấm Linh chi tím tốt nhất .

Khi mua tốt nhất là mua linh chi khô, thời gian cất trữ càng ngắn càng tốt, bề
mặt nấm sáng, mặt sau còn bào tử.tươi, không mốc, không sâu đục và linh chi
mọc hoang sẽ tốt hơn.


3

Theo phân loại mới củaTrung tâm thông tin công nghệ sinh học Quốc tế
( National Center for Biolotechnological Information, NCBI) năm 2012 họ
nấm Linh chi thuộc bộ nấm Lỗ ( Aphyllophorales) , lớp nấm Dạng tán
(Agaricomycetes) ngành nấm Đảm ( Basidiomycota ) bao gồm các chi: nấm
Linh chi (Ganoderma) nấm Linh chi giả ( Amauroderma) nấm Linh chi bào tử
mào gà ( Haddowia) nấm Linh chi bào tử lưới ( Humphreya) nấm Linh chi dẹt
( Elfvingia) nấm Linh chi gai (Trachyderma).
Vườn Quốc gia Ba Vì (QGBV) nằm trong địa phận huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây
( nay là Hà Nội)
Quyết định thành lập: Quyết định số 17-CT ngày 16/01/1991 của Chủ tịch hội
đồng bộ trưởng về việc thành lập và phê chuẩn luận chứng kinh tế - kỹ thuật
Rừng cấm quốc gia Ba Vì. Quyết định số 407-CT ngày 18/12/1991 của Chủ
tịch hội đồng bộ trưởng về việc đổi tên thành Vườn quốc gia Ba Vì và giao
Bộ Lâm nghiệp quản lý. Vườn QGBV nằm trên vùng từ 21 độ 01' đến 21 độ
07' vĩ độ bắc và 105 độ 16' đến 105 độ 25' kinh độ đông. Với quy mô diện
tích: 7.377 ha bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trên cốt 400 và phân
khu phục hồi sinh thái dưới cốt 400. Vùng đệm: Vùng đệm Vườn quốc gia
Ba Vì có diện tích 14.144 ha thuộc địa phận 7 xã miền núi huyện Ba Vì.
Vườn QGBV có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối
bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy, nhiều hồ tự nhiên và nhân
tạo (Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua..) gắn liền với nhiều di tích lịch sử như: đền
Thượng, đền thờ Bác Hồ. Chính những điều kiện trên đã hình thành các điểm
du lịch nổi tiếng Ao vua, Khoang xanh, suối mơ, Thác đa. Trong tháng

6/2003 Bộ Nông nghịêp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt mô hình thí
điểm du lịch sinh thái kết hớp với giáo dục hướng nghiệp tại Vườn quốc gia
Ba Vì.


4

Vườn có 3 kiểu rừng: Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín
thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và kiểu rừng lá
rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp. Núi Ba Vì với 2 đai cao
nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận 812 loài thực
vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi. Nhiều loài cây quý hiếm như: Bách xanh
(Calocedrus marcrolepis), Thông tre (Podocarpus nerrifolius) Sến mật, giổi lá
bạc, quyết thân gỗ, bát giác liên. Ở Vườn quốc gia cũng đã thống kê được 169
loài cây thuốc, đến năm 1992 đã ghi nhận 250 loài cây thuốc chữa nhiều
bệnh.
Với những giá trị về phân loại, kinh tế , xã hội và sinh thái của các loài nấm
nói chung vfa nấm Linh chi nói riệng, những nghiên cứu về thành phần loài
và đặc điểm sinh thái nấm Linh chi tại vườn Quốc gia Ba Vì sẽ góp phần bổ
sung các loài nấm quý vào nguồn tài nguyên sinh vật, bảo tồn tính da dạng
sinh học các loài nấm đó, cung cấp những thông tin quan trọng về nguồn dược
liệu của nước ta.


5

Chương 1
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1. Trên thế giới
Về mặt phân loại Họ Nấm Linh chi được Donk xây dựng năm 1948, thuộc

nấm Đảm bậc cao, trong hệ thống phân loại chúng thuộc giới nấm ( Kingdom
Fungi) ngành nấm Đảm ( Basidiomycota), lớp nấm Đảm ( Basidiomycetes),
bộ nấm Lỗ ( Aphyllophorales). Trước đây được xếp vào bộ Nấm Lỗ
( Polyporaceae), nhưng do đặc trưng hình thái đặc biệt, hình thái bên ngoài
cũng rất đặc biệt, có giá trị kinh tế nhất định, về hệ thống tiến hoá cũng có ý
nghĩa lý luận riêng, nhìều nhà Nấm học đã nghiên cứu quần thể nấm này.
Trong cuốn " Từ điển nấm học" xuất bản lần thứ 8, thừa nhận nấm Linh
chi phải được xếp thành bộ riêng ( Ganodermatales) và xếp thành 2 họ riệng :
họ nấm Linh chi (Ganodermataceae) và họ Linh chi bào tử mào ga
( Hadowiaceae) ( Hawksworth et al. 1995). Nhưng trong cuốn xúat bản lần
thứ 9 và 10 vẫn thừa nhận nấm Linh chi vẫn thuộc bộ nấm Lỗ
( Aphyllophorales)
Về giá trị kinh tế nấm Linh chi còn được gọi là cỏ Linh chi và được gọi từ
thời Đông Hán và đã ghi chép chúng có 6 màu sắc khác nhau: đỏ, xanh, vàng,
trắng, đen , tím. Chúng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian Trung
Quốc, và có ảnh hưởng rất sâu sắc. Trong họ nấm Linh chi có rất nhiều loài
làm thuốc. Tục truyền đã dùng nấm Linh chi tim (Ganoderma sinensis) mọc
trên gỗ mục dùng để chữa bệnh trĩ.
Trong cuốn " Thần Nông bản thảo kinh" ( 1955) dã nêu: nấm Linh chi có
tác dụng" ích tâm khí" " nhân tâm sinh huyết" " trợ tâm xung mạch" " an
thần"," ích phế khí", " ích tỳ khí", " ích gan khí"," ích tinh khí"," ích gân
khí"," lợi quan tiết"(lợi khớp) " trị nhĩ long"( chữa điếc tai). Vì vậy nấm Linh
chi đã được sử dụng rất rộng rãi, các nhà y học cho rằng, nấm Linh chi là một
loại thuốc quý.


6

Trong cuốn" bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân cũng xem nấm Linh
chi là một loại thuốc, đã mô tả 6 loại nấm Linh chi và ghi rằng: " Thanh chi

( Linh chi xanh) là Long chi" dùng để chữa sáng mắt, bổ gan, an thần. " Xích
chi ( linh chi dỏ)là Đan chi" dùng để chữa kết hạch ngực giữa, ích tim, bổ
trung, tăng trí tuệ, tăng trí nhớ. "Hoàng chi ( linh chi vàng) là Kim chi, dùng
để chữa ngũ tạng,ích tỳ, an thần, vui vẻ; " Bạch chi ( Linh chi trắng)là Ngọc
chi, Tố chi dùng để chữa ho, ích phế,, tăng ý chí, dũng cảm, an thần"; " Hắc
chi ( Linh chi den) là Huyền chi dùng để chữa lợi tiểu, thận." Tử chi ( Linh
chi tím) là Mộc chi dùng để chữa tai điếc, viêm khớp, an, thần, ích tinh, cứng
gân cốt mệt mỏi, trĩ". Cả 6 loại trên sau khi uống sẽ trẻ mãi không già, nhớ
lâu
Một đặc điểm nổi bật của nấm Linh chi là vật cát tường là tượng trưng
cho hạnh phúc. Sự hưng suy của các vua phong kiến, sự đăng khoa tiến chức,,
hôn lễ, sinh con đẻ cái đều dùng nấm Linh chi để chúc tụng...
Ngày nay với kết quả nghiên cứu của nền khoa học hiện đại, từ nấm Linh
chi người ta chiết xuất được 160 hợp chất hoá học, có thể chia ra 8 loại:
triterpen,nucleotid,

furan,biotid,

polyterpen,

ganodermamino

axid,polysacharrid, axit hữu cơ hoạt tính, dược lý của thuốc nấm Linh chi chủ
yếu có 11 tác dụng: điều tiết miễn dịch, nâng cao kháng thể chịu đừng thiếu
oxy, chống lão hoá, chống oxy hoá,, giảm đường huyết, giảm huyết ap, chống
dị ứng, chống viêm, điều tiết làm cân bằng trao đổi axit nucleic và protein,
điều tiết tổng hợp DNA, và chống phóng xạ; về bệnh lâm sàng nấm Linh chi
có thể điều trị các bệnh ở mức độ khá nhau như: viêm phế quản, hở van tim,
viêm gan, mỡ máu cao, thần kinh suy nhược, các bệnh u bướu, giảm tế bào
trắng, bệnh xơ cứng da,, bệnh đốm đỏ da,, tăng cường cơ bắp.

Hiện nay nhiều nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và một só nước Đông
Nam Á như Indonesia, Malaysia, Singapor dều chế biến Linh chi thành thực
phẩm và thuốc chữa bệnh.


7

Về phương pháp nghiên cứu nấm Linh chi nhiều tác giả đều đề cập đến
nấm Linh chi cũng như các sinh vật khác là thể hiện tính đa dạng. Phân loại là
một thế giới khách quan, từ đó cần nắm vững thế giới khách quan, nhằm 2
mục đích: (1) Phát hiện tài nguyên loài khác nhau một cách chính xác, để lợi
dụng tài nguyên đó; (2) Nghiên cứu hệ thống phân loại tự nhiên chứng minh
mối quan hệ tiến hoá, giữa quần thể với quần thể, giữa loài với loài, dồng thời
có thể bổ sung tài nguyên. Hai mục đích này gắn liền nhau không thể tách rời
nhau.
Loài là tồn tại của thế giới khách quan và không ổn định và biến đổi
không ngừng, nhưng có tỉnh ổn định tương đối. Chúng không ngừng sinh
trưởng phát triển trong mâu thuẫn của giới tự nhiên và liên hệ với nhau.
Nhưng diễn biến dó vô cùng phức tạp, cần phải nghiên cứu. Nghiên cứu hiện
tượng sinh thái tự nhiên của loài là rất cần thiết. Riêng về sự biến đổi số
lượng, màu sắc, kích thước của loài từ miền Bắc xuống miền Nam, hiện tượng
biến đổi này khi phân loại cần được chú ý dể tách chúng ra.
Muốn tìm hiểu phân loại nấm, phương pháp đơn giản nhất là tìm hiểu cuốn
"Từ điển nấm học" (Dictionary of Fungi) xuất bản lần đầu tiên vào năm 1943.
Xuất bản lần thứ 10 vào năm 2008, xuất bản lần thứ 9 vào năm 2001. Trải qua
7 năm đã có nhiều tài liệu phân loại mới và được tóm tắt như sau:
Cuốn xuất bản lần thứ 10 vẫn tiếp tục nhận thấy rằng nấm theo nghĩa
rộng trong sinh vật bao gồm giới Nấm (Fungi) giới Tảo (Chromista) và giới
sinh vật nguyên thuỷ ( Protozoa). Điểm khác nhau với lần xuất bản thứ 9 là:
dưới giới Nấm có 6 ngành là : ngành nấm Túi ( Ascomycota, 64163 loài)

ngành

nấm

Đảm

(Basidiomycota

,31515

loài)

ngành

nấm

Ấm

( Chytridiomycota, 706 loài) ngành nấm Túi câu ( Glomeromycota, 169 loài)
nấm Vi bào tử (Microsporida, 1300 loài)
và nấm Tiếp hợp( Zycomycota, Cuốn xuất bản thứ 10 bổ sung thêm 2 ngành
nấm Túi cầu và nấm Vi bào tử. Nấm Túi cầu là nấm cộng sinh với rễ cây


8

trước đây xếp vào nấm Tiếp hợp. Nấm Vi bào tử là sinh vật đơn bào sản sinh
trong tế bào động vật, trước đây xếp và sinh vật nguyên thuỷ.
Cuốn "Từ điển nấm học" xuất bản lần thứ 10 tiếp nhận 6 ngành, 36 lớp,
140 bộ, 560họ, 8283 chi và 97861 loài.Lần xuất bản thứ 9 là 80602 loài,

nhiều hơn 17259 loài.Cuốn xuất bản lần thứ 9 đã đưa các kết quả nghiên cứu
hệ thống học phân tử và hệ thống phân loại nấm, lần xuất bản thứ 10 đã đưa
kết quả hệ thóng phân tử gần đây nhất và có sửa chữa lại một số kết quả phân
tích ở lần thứ 9. Ngoài ra, trong từ điển nấm hoọ xuất bản lần thứ 8 bắt đầu
dùng nấm Vi bào tử Microporic fungi và nấm Bất toàn, nhưng lần xuất bản
thứ 9 dùng nấm Anamorphic fungi làm tên gọi nấm bất toàn.
Bộ nấm Lỗ (Aphyllophorales, Polyporales)

thuộc lớp nấm Tán

( Agariciomycetes) ngành phụ nấm Tán( Agaricomycota ; ngành nấm Đảm
( Basidiomycota)
Nghiên cứu về sinh thái vả phân bố nấm Linh chi không nhiều, căn cứ
vào điều kiện nhiệt độ và lượng mưa, phân bố các loài nấm Linh chi có thể
chia ra 4 loại: (1) Loại nhiệt đới và Á nhiệt đới. Nhưng vùng này thích hợp
với điều kiện nước ta nói chung và Ba Vì nói riêng. Đặc điểm của các vùng
này là nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, thời kỳ mưa kéo dài, đặc trưng của những
loài này là nấm Linh chi nhiệt đới ( Ganoderma tropicum) nấm Linh chi ưa
nóng ( G.calidophyllum). Những vùng ôn đới, nhiệt độ thấp hơn và lượng
mưa ít hơn, hay ở những khu vực đỉnh cao của Ba Vì thường mọc các loài
nấm Linh chi ( G. lucidum) và nấm Linh chi tím ( G. sinense).Loài nấm lưỡi
cây ( G. applanatum) phân bố rất rộng ở tất cả các độ cao phân bố vùng nhiệt
đới và ôn đới.
Điều đáng chú ý là một số loài Linh chi thuộc các loài linh chi thuộc chi
Amauroderma, nấm bào tử mào gà cuống dài (Haddowia longgipes) và Linh
chi bào tử lưới cà phê (Humphreya coffeatum) chỉ phân bố ở vùng nhiệt dới.
Theo thống kê của Zhao (2000) trên 100 loài nấm Linh chi ở Trung Quốc có


9


63% phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc là vùng Nhiệt đới và
Á nhiệt đới .
Vào những năm 70-80 hầu hết các nhà nấm học đều theo hệ thống phân loại
của Ainsworth. Ông chia nấm ra các ngành phụ là ngành phụ nấm lông roi,
ngành phụ nấm tiếp hợp, ngành phụ nấm tui, ngành phụ nấm bất toàn và chia
ngành phụ nấm túi ra 6 lớp, chia nấm bất toàn ra 3 lớp. Năm 2001 bắt dầu
xuất bản cuốn từ điển nấm học và do có sư thay đổi nên đã xuất bản lần thứ
10 năm 2008 , đã điều chỉnh nhiều hệ thống phân loại xuất bản lần thứ 9, giới
nấm được chia ra 7 ngành, 36 lớp, 140 bộ, 580 họ, 8283 chi ,97861 loài.
Trong đó ngành nấm túi được chia ra 3 ngành phụ : 1 ngành phụ nấm mới là
nấm đĩa ( Pezizomycotina = Ascomycotina, không thừa nhận lớp
Ascomycetes ), ngành phụ nấm men (Saccharomycotina) và ngành phụ nấm
túi ngoài ( Taphrinomycotina). Đối với nấm Đảm các tác giả chia ra 4 ngành
phụ là : ngành phụ nấm Tán ( Agaricomycotina), ngành phụ nấm Gỉ sắt có
cuống ( Pucciniomycotina) ngành phụ nấm Phấn đen ( Ustilaginomycotina)
và ngành phụ chưa xác định vị trí ( Incertae sedis) không thừa nhận 2 lớp
nấm Đảm ( Basidiomycetes) và nấm Gỉ sắt (Urediniomycetes), công nhận
thêm một ngành phụ mới là ngành phụ nấm Tán ( Agaricomycotina) . Theo
Hawksworth

thừa nhận nấm Linh chi phải được xếp thành bộ riêng

( Ganodermatales) và xếp thành 2 họ riệng : họ nấm Linh chi
(Ganodermataceae) và họ Linh chi bào tử mào gà ( Hadowiaceae)
( Hawksworth et al. 1995).
Những loài nấm mọc trên gỗ có số loài nhiều nhất và đáng quan tâm
nhất là họ nấm Lỗ (Polyporaceae) và họ nấm Linh chi ( Ganodermataceae)
Phân loại nấm cần chú ý mấy điểm:
Về mặt hình thái phải lợi dụng các mẫu vật tươi sống để mô tả, dặc biệt

chú ý đến mẫu mới ngoài trời.


10

Đặc trưng hình thái bên ngoài là một đặc điểm dựa vào kết quả thích ứng
lâu dài với điều kiện môi trường để hoàn thành chức năng sinh lý nhất định.
Do anh hưởng của một số điều kiện tự nhiên như địa ly, khí hậu, nhiệt độ,
hình thái bên ngoài của chúng có sự thay đổi đáng kể. Sự khác nhau đó là
điều kiện và căn cứ để phân loại. Tuy mấy năm nay khoa học phân loại nấm
có những tiến triển, nhưng phân loại hình thái vẫn là biện pháp chủ yếu. Đặc
trưng hình thái của nấm Linh chi thể hiện mấy mặt sau:
Thể quả nấm là kết quả sinh trưởng phát triển của thẻ sợi nấm. Thể sợi
nấm dược hình thành từ nẩy mầm của bào tử. Sự sinh trưởng của thể quả từ
lúc non đến thaàn thục phải trải qua nhiều giai đoạn. Do sự khác nhau của
điều kiện bên ngoài và nhân tố bên trong, hình dạng, màu sắc, kích thước thể
quả có những biến đổi mỗi một loài đều đại biểu cho một quần thể nhất định.
Đặc trưng của mỗi thể quả, đều có tác dụng bổ trợ nhất định. Hình thái thể
quả là căn cứ quan trọng để phân loại. Thể quả mọt năm, 1lớp ống nấm hay
nhìeu năm, nhiều lớp ống nấm, chất bần hoặc chất gỗ, thường có sự biến hóa,
nhưng nhưng đặc trưng cơ bản vẫn không thay đổi.
Hình thái tán nấm cũng là một căn cứ phân loại quan trọng, hình bán
nguyệt , hình gần tròn, hình quả thận, co vân vòng đồng tâm, có nếp nhăn bức
xạ, co cuống hay không cuống...dều có sự biến đổi, nhưng sự biến đổi đó có
quy luật nhất định, nó là căn cứ không thể thiếu được khi phân loại.
Kích thước tán nấm là một căn cứ bổ trợ trong phân loại. Có loài trên 1m,
có loài chỉ 3cm. Bề mặt tán nấm cũng là căn cứ phân loài như đặc trưng màu
sắc, nhẵn bóng hay không, có vân vòng hay nếp nhăn vòng hay bức xạ, đề là
nhưng đặc trưng đại diện cho loài.
Màu sắc mô nấm là căn cứ khá quan trọng để phân loại nấm. Có người

căn cứ vào màu sắc mô nấm mà chia ra 2 nhóm: nhóm Linh chi và nấm linh
chi tím. Nhóm Linh chi có 2 tầng mo nấm, chỗ gần vỏ tán có màu trắng nhạt
hoặc màu gỗ, chỗ gần ống nấm có màu nâu nhạt đến màu nâu. Nấm Linh chi


11

tím , mô nấm dều cùng màu nâu, nâu sẫm hoặc màu nâu hạt dẻ. Nám Linh chi
giả cũng chia 4ra 2 nhoàm, nhóm mô nấm màu trắng nhạt, màu sữa hoặc màu
vàng nhạt, một nhóm khác màu nâu đến nâu hạt dẻ4. Hai nhóm này không có
giới hạn rõ rệt do biến dổi khí hậu màu sắccũng có sự khác nhau, do vĩ dộ và
độ cao khác nhau màu sắc mô nấm cũng khác nhau, nguyên nhân là do nhiệt
độ tăng dần từ cao xuống thấp.
Màu sắc, độ dài và số tầng ông nấm là những đặc trưng phân loại loài, có
loài ống nâm dài mô nâm mỏng, có lơi ống nấm ngắn, mô nấm dày, một số
loài ống nấm phân tầng rất rõ.
Màu sắc của mặt ống nấm cũng là đặc trừng phân loại loài, nhưng màu sắc dó
cũng biến đổi theo từung thời kỳ, cho nên thường mất đi tính quan trọng của
sự phân loại.
Hình dạng kích thước của miệng lỗ haymiệng ống nấm cũng có những
dặc trưng khác nhau, nhưng có giới hạn nhât dịnh, nên thường được ứng dụng
đói vơi các loài nấm Lỗ ( Polyporaceae), dối với nấm Linh chi đặc điểm này
thường ít biến đổi và thường có 4-5lỗ/mm, ít loài có 7-8lỗ/mm.
Có cuống hay không có cuống là một đặc trưng quan trọng để phân loại.
Cũng có tác giả coi nhẹ vấn đề này; loại có cuống thường có các dạng cuống
mọc giữa, mọc lệch, mọc bên lưng tán, mọc bên. Tuy nhiên do diều kiện ánh
sáng có những phương thức mọc khác nhau.
Thể quả bóng hay không là do sợi nấm bề mặt tán và cuống có chất vô dịnh
hình, nhưng do phương thức mọc khác nhau cuốngt nấm thường có sự biến
đổi nên chúng chỉ là dặc trưng hỗ trợ không phải là căn cứ quan trọng. Một só

loài sau khi phơi nắng mới trở nên bóng hơn hoặc mất đi khả năng bóng. Về
mặt phân loại cần chú ý đến dặc trưng này.
*Đặc trưng hiển vi
Đặc trưng hiển vi dã trở thành căn cứ quan trọng để phân loại loài, do kỳ
sinh trưởng khá dài, hình thái biến đổi nhiều, cho nên trong nghiên cứu phân


12

loại đặc trưng hiển vi bên trong là rất quan trọng, bởi vì chúng không thay đổi
do diềukiện môi trường và đặc tính đó luôn ổn định. Thông thường người ta
dựa vào các loại kết cấu vỏ tán nấm, loại sợi nấm, đảm va bào tử dảm.
-Bào tử bụng
Bào tử bụng là một loại bào tử vô tính được hình thành trong ống nấm và
mô nấm. Bào tử bụng trong ống nấm thường hình cầu .
Nghiên cứu về sinh thái vả phân bố nấm Linh chi không nhiều, căn cứ
vào điều kiện nhiệt độ và lượng mưa, phân bố các loài nấm Linh chi có thể
chia ra 4 loại: (1) Loại nhiệt đới và Á nhiệt đới. Nhưng vùng này thích hợp
với điều kiện nước ta nói chung và Ba Vì nói riêng. Đặc điểm của các vùng
này là nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, thời kỳ mưa kéo dài, đặc trưng của những
loài này là nấm Linh chi nhiệt đới ( Ganoderma tropicum) nấm Linh chi ưa
nóng ( G.calidophyllum). Những vùng ôn đới, nhiệt độ thấp hơn và lượng
mưa ít hơn, hay ở những khu vực đỉnh cao của Ba Vì thường mọc các loài
nấm Linh chi ( G. lucidum) và nấm Linh chi tím ( G. sinense).Loài nấm lưỡi
cây ( G. applanatum) phân bố rất rộng ở tất cả các độ cao phân bố vùng nhiệt
đới và ôn đới.
Điều đáng chú ý là một số loài Linh chi thuộc các loài linh chi giả
Amauroderma, nấm bào tử mào gà cuống dài (Haddowia longgipes) và Linh
chi bào tử lưới cà phê (Humphreya coffeatum) chỉ phân bố ở vùng nhiệt dới.
Theo thống kê của Zhao (2000) trên 100 loài nấm Linh chi ở Trung Quốc có

63% phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc là vùng Nhiệt đới và
Á nhiệt đới . Vì vậy các loài nấm Linh chi ở Việt Nam nói chung và ở Vườn
Quốc gia Ba Vì nói riêng có rất nhiều loài nấm Linh chi mang đặc diểm của
các vùng Nhiệt đới, Á nhiệt đới. Tại khu vực núi cao lại có một só loài mang
đặc điểm của vùng ôn đới như nấm Linh chi và nấm Linh chi tím. Vì vậy có
thể nói đây là một đặc điểm mà không có vườn Quốc gia nào có.


13

Về công dụng của nấm Linh chi trên thế giới các nhà nấm học đều đề cập đến
thành phần hoá học của chúng vai trò chữa các bệnh hiểm nghèo của nấm
Linh chi như . Chống khối u ác tính, ưứ chế khuếch tán tế bào ung thư; .Điều
trị và ngăn chặn sự phát bệnh tiểu đường . Giảm huyết áp, giảm đường huyết,
điều tiết mỡ nhiễm máu, giảm cholesterol.. Gan nhiễm mỡ, viêm gan mạn
tính, giải độc gây viêm gan, bảo vệ gan.Bệnh tiền liệt tuyến * phình, viêm),
dương vật mềm. Suy nhược não, trí nhớ giảm, động tác chậm chạp, thần kinh
suy nhược. Bảo vệ tim đề phòng huyết quản não tim, xúc tiến ngủ, chống mệt
mỏi.. Điều tiết nội tiết, da trắng dưỡng da, đề phòng da nhăn, chống suy lão.
Chữa và đề phòng phong thấp thần kinh toạ . Chống dị ứng, mệt mỏi, ho,
suyễn, viêm dạ dày ruột, tiêu hoá kém....
1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới, địa hình phức tạp, khí hậu và thảm
thực vật đa dạng, do đó số loài sinh vật rất phong phú. Trong giới tự nhiên
sinh vật nấm có khoảng 1.500.000 loài. Các nhà nấm học mới chỉ biết tên
70.000 loài, chiếm khoảng 5% tổng số loài. Việt Nam có điều kiện thiên nhiên
ưu đãi. Hiện nay chúng ta có bao nhiêu loài vẫn còn là một câu hỏi lớn bởi
chưa có số liệu chính xác.Từ lâu nhân dân ta đã biết dùng nấm làm thực phẩm
và dược phẩm. Nhà bác học Lê Qúy Đôn (1726 – 1784) trong tác phẩm “Vân
đài loại ngữ” và “Kiều văn tiểu lục” đã đánh giá linh chi là sản vật qúy hiếm

của đất rừng Đại Nam. Từ thế kỷ XIX về trước hầu như không có công trình
nào nghiên cứu về nấm lớn tại Việt Nam và phải đến tận những năm cuối thể
kỷ XIX, Palouilard. N.T(1890-1928) nhà nấm học người Pháp đã tiến hành
nghiên cúu khu hệ nấm lớn Việt Nam đã đưa danh lục gần 200 loài nấm lớn.
Ông đã mô tả đặc điểm, phân bố và vị trí phân loại của các loài nấm trong
sinh giới. Đây là tài liệu đầu tiên về khu hệ nấm lớn miền Bắc nước ta. Tác
giả gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu, nên số liệu chưa nhiều về
mặt phân loại vả định loại của một số loài nấm đến nay vẫn còn nhiều ý kiến


14

chưa thỏa đáng. Một số công trình nghiên cứu về phân loại nấm của tác giả
nước ngoài nghiên cứu ở Việt Nam như: Roger(1953), Ulihg(1982),
Hodge(1982), Parmasto(1986) và nhiều tác giả trong nước được công bố. Sau
năm 1954 các nhà thực vật học cũng như các nhà nấm học đã bắt đầu nghiên
cúu về nấm, nói chung các công trình mang tính tổng quát này đầu tiên phải
kể đến " Khu hệ nấm lớn miền Bắc" của Trịnh Tam Kiệt (1981) đi sâu vào
bản chất sinh học, sinh lý của nấm là công trình "Một số vấn đề về nấm học"
của Bùi Xuân Đồng(1977), "Khoa học bệnh cây" của Đường Hồng
Dật(1979), " Đặc điểm sinh học của một số loài nấm phá hoại gỗ" của Trần
Văn Mão(1984), " Nấm lớn Cúc Phương" của Trần Văn Mão và cộng sự
(2004). Các tác giả đi sâu vào nghiên cứu thành phần loài và một số đặc điểm
sinh vật học, sinh thái học của nấm mục gỗ.Nhiều tài liệu nghiên cứu bệnh
cây rừng liên quan đến phân loại nấm có công trình của Hoàng Thị My(1960),
Trần Văn Mão, Đỗ Xuân Quy, Nguyễn Sỹ Giao (1974). Những công trình đã
đánh dấu một bước phát triển mới về nghiên cúu nấm ở Việt Nam. Chúng có
ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học cũng như thực tiễn sản xuất. Nấm đất cũng
được đề cập đến về mặt mô tả hình thái bên ngoài, nơi thu thập mẫu của Phạm
Huy Dục, Trịnh Tam Kiệt.Những năm gần đây việc thu thập, phát hiện, bảo

vệ và gây trồng các loại nấm ăn, nấm làm dược liệu đang được nhiều nước
quan tâm, các loài nấm gây trồng được đều là nấm mục gỗ như: Nấm mộc
nhĩ, nấm ngân nhĩ, nấm sò, nấm hương... Các công trình nghiên cứu của Văn
Mỹ Dung, Phạm Quang Thu về nấm ăn và nấm dược liệu thu hái được nhiều
thành quả góp phần đáng kể trong công tác nghiên cưú tình đa dạng sinh học,
sinh thái học của nấm.
Đề cập đến những loài nấm mọc trên gỗ có nhiều tác giả đề cập đến
trước hết phải kể đến Trịnh Tam Kiệt đã dày công nghiên cứu về các loài nấm
Lớn ở Việt Nam. Theo ông, Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng
sinh học cao trên thế giới với khoảng 12000 loài thực vật bậc cao và 3000 loài


15

động vật có xương sống đã được mô tả, trong đó có những loài đặc hữu. Cấu
trúc địa chất độc đáo, địa lý thủy văn đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa,
những kiểu sinh thái khác nhau… đã góp phần tạo nên sự đa dạng của khu hệ
nấm Việt Nam.
Ở Việt Nam, Lê Quý Đôn (1726 - 1784) đã nhắc đến “Linh chi là một
sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam”.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, những nghiên cứu về nấm của Việt Nam nói
chung và nấm lớn nói riêng được thực hiện đầu tiên từ cuối thế kỷ 19, đầu thế
kỷ 20 bởi các tác giả nước ngoài như Patouillard N. (1890, 1897, 1907, 1909,
1913, 1915, 1917, 1920, 1923, 1927, 1928), Hariot P. & Patouillard N.
(1914), Heim R. & Maleneon G. (1918)...
Ở Miền Nam Việt Nam, Phạm Hoàng Hộ (1953), Joly P. (1968), …
cũng bước đầu công bố một số loài nấm.
Ở miền Bắc Việt Nam, sau khi hòa bình lập lại, việc nghiên cứu nấm
nói chung và nấm lớn nói riêng được tiến hành ở Trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội và một số cơ quan khác với các công trình của Nguyễn Văn Diễn

(1965), Trương Văn Năm (1965), Trịnh Tam Kiệt (1965, 1966), H. Kreisel
(1966), Nguyễn Văn Quyết (1969), Trịnh Tam Kiệt (1970), Cao Văn Bình
(1970), Trịnh Văn Trường (1970), Trịnh Tam Kiệt (1975)…
Từ ngày đất nước thống nhất, các nghiên cứu về nấm cũng được tiếp
tục tiến hành bởi một số tác giả nước ngoài như Joly P. & Perreau J. (1977),
Pfister D. H. (1977), Parmasto E. (1986); các tác giả trong nước như Trịnh
Tam Kiệt (1977, 1981, 1996, 1998, 2001, 2005, 2008, 2010), Ngô Anh (1978,
1999, 2003), Phan Huy Dục (1991, 1996), Lê Xuân Thám và Hoàng Thị Mỹ
Linh (2001), Trịnh Tam Kiệt và các tác giả khác (2001), Trịnh Tam Kiệt,
Trịnh Thị Tam Bảo (2004, 2005, 2006, 2008), Trịnh Tam Kiệt và Phan Văn
Hợp (2008), Đoàn Văn Vệ, Trịnh Tam Kiệt (2008); cũng như công bố chung


16

giữa các tác giả nước ngoài và Việt Nam của H. Dörfelt, T. T. Kiet & A. Berg
(2004), Trịnh Tam Kiệt, Trịnh Thị Tam Bảo & H. Dorfelt (2007)…
Trong đó tác giả Trịnh Tam Kiệt đã có những số liệu chứng minh nấm
thuộc bộ nấm Lỗ ( Aphyllophorales) có số loài lên tởi 303 loài 15 chi, chiếm
số lượng loài nhiều nhất trong các loài nấm lớn ở Việt Nam.
Tác giả đã đề cập đến sự đa dạng về các yếu tố địa lý của nấm lớn Việt
Nam bao gồm các loài liên nhiệt đới, nhiệt dới cổ,nhiệt đới châu Á, nhiệt đới
Đông Á và Bắc Mỹ, các loài ôn đới, các loài Bắc bán cầu và các loài thế
giới.... và giá trị kinh tế của các loài nấm lớn.
Tác giả còn cho biết, hiện nay khu hệ nấm lớn ở Việt Nam đã được ghi
nhận 1250 loài. (Trịnh Tam Kiệt et al., 2001). Việt Nam ở vùng nhiệt đới với
địa hình đa dạng, khí hậu phức tạp, hệ thực vật và nấm rất đa dạng. Tuy nhiên,
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở nước ta chưa được nghiên cứu một
cách hoàn chỉnh.
Nhiếu tác giả khác cũng đề cập đến nấm làm dược liệu của nấm Linh

chi (Ganoderma lucidum) như Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Thị Chính...


17

Chương 2
Mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên
cứu
2.1- Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:
Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh thái học của nấm Linh chi.
- Mục tiêu cụ thể
Thu thập mẫu vật và xác định các loài nấm Linh chi hiện có mặ tại vườn
Quốc gia Ba Vì.
Lập bảng danh lục nấm Linh chi ở vườn QGBV.
Xác định thành phần loài nấm Linh chi ở VQGBV.
Mô tả các đặc điểm hình thái và cấu trúc hiển vi các loài nấm Linh chi.
Tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái của nấm Linh chi trên các mặt:
Điều kiện khí tượng và khí hâu
Phân bố theo loại rừng
Phân bố theo cây chủ: tuổi cây, loài cây, vị trí cây chủ...
Phân bố theo mùa mọc
Phân bố theo độ cao so mặt biển
Phân bố theo các nhân tố khác như côn trùng , con người...
Đề xuất hướng bảo tồn tính đa dạng các loài nấm Linh chi
2.2- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nấm Linh chi
- Phạm vi về địa điểm: Vườn Quốc gia Ba Vì.
2.3- Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần loài nấm Linh chi bao gồm xác định các mẫu vật đã

thu thập được sắp xếp theo bộ họ, chi loài khác nhau.


18

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái dựa theo một số chỉ tiêu cây chủ, loại
rừng, mùa mọc , độ cao
2.4- Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp
* Phương pháp kế thừa các tài liệu thứ cấp
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về nấm Linh chi trong nước và thế giới.
- Kế thừa các tài liệu về bản đồ địa hình, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,
dân sinh và các tài liệu về lịch sử loài cây trồng, diện tích , mật độ , phương
thức trồng, kỹ thuật , biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã được áp dụng.
* Phương pháp thu thập số liệu ngoài thực địa
Thu hái mẫu vật hiện có
Số lượng cá thể ngoài hiện trường, số loài đã thu thấp, tính chỉ số đa dạng
loài.
Chụp ảnh các mẫu vật bằng máy ảnh Canon.
Mô tả các đặc trưng hình thái giải phẫu mẫu vật theo mẫu biểu :
MẪU 01. PHIẾU ĐIỀU TRA NẤM MỤC GỖ
Ngày lấy mẫu: ............Số ô tiêu chuẩn .............Số tuyến:.................................
Diện tích ô tiêu
chuẩn:.........................................................................................
Vườn quốc gia:..................................................................................................
Số hiệu mẫu:..................Số hiệu theo danh mục:................................................
Tên nấm: Tên Việt Nam:.....................................................................................
Tên khoa học:................................................................................
Nơi lấy mẫu: Địa hình: ............Độ cao: .............................................................
Hướng dốc:............ Độdốc:.....................................................

Cách mọc: ...................................................................................................
Vị trí mọc trên cây chủ:......................................................................................
Mọc trong, bìa hay ngoài rừng:...........................................................................


19

Loài cây chủ:....................................................................................................
Số lượng các thể quả nấm:..................................................................................
Gây mục gì:........................................................................................................
Kiểu
rừng:............................................................................................................
Loài cây cao:..............Hvn.........D1.3........Độ tàn che:..........%
Cự ly cây:.............Cự ly hàng:..........Mật độ cây: .............................................
Cây tầng dưới: Loài cây:..........Chiều cao Hvn:..................................................
Độ che phủ:.......................%.........................................................................
Loại đất:...........................................................................................................
Tình hình vệ sinh rừng:....................................................................................
Tình hình sâu bệnh cần chú ý:.........................................................................
Nguyên nhân gây mục:....................................................................................
Độ ẩm và không khí: ......................................................................................
Khả năng lây lan mục:....................................................................................
Số lượng gốc chặt trong ô:.............Số lượng cây đổ trong ô:.........................
PHIẾU ĐIỀU TRA NẤM MỤC GỖ
Ngày lấy mẫu: ............Số ô tiêu chuẩn .............Số tuyến:.................................
Diện tích ô tiêu chuẩn:........................................................................................
Vườn quốc gia:..................................................................................................
Số hiệu mẫu:..................Số hiệu theo danh mục:................................................
Tên nấm: Tên Việt Nam:.....................................................................................
Tên khoa học:...................................................................................

Nơi lấy mẫu: Địa hình: ............Độ cao: .............................................................


20

Hướng dốc:............ Độdốc:......................................................
Cách mọc: ..........................................................................................................
Vị trí mọc trên cây chủ:......................................................................................
Mọc trong, bìa hay ngoài rừng:...........................................................................
Loài cây chủ:.......................................................................................................
Số lượng các thể quả nấm:.................................................................................
Gây mục gì:.........................................................................................................
Kiểu
rừng:............................................................................................................
Loài cây cao:..............Hvn.........D1.3........Độ tàn che:..........%
Cự ly cây:.............Cự ly hàng:..........Mật độ cây: ..............................................
Cây tầng dưới: Loài cây:..........Chiều cao Hvn:..................................................
Độ che phủ:.......................%...........................................................................
Loại đất:...........................................................................................................
Tình hình vệ sinh rừng:....................................................................................
Tình hình sâu bệnh cần chú ý:.........................................................................
Nguyên nhân gây mục:....................................................................................
Độ ẩm và không khí: ......................................................................................
Khả năng lây lan mục:....................................................................................
Số lượng gốc chặt trong ô:.............Số lượng cây đổ trong ô:.........................
PHIẾU MÔ TẢ NẤM MỤC GỖ
Có cuống:.............Chiều dài cuống:...........Đường kính cuống:..........................
Cách mọc cuống:................Đặc điểm cuống:.....................................................
Hình dạng tán:................Màu sắc tán:................................................................
Kích thước tán:...................................................................................................

Số tầng ống nấm:................................................................................................


21

Số lỗ ống nấm/1mm2:.........................................................................................
Chất mô nấm( Gỗ, bần, thịt, da, keo, than):........................................................
Đặc điểm của mô nấm:........................................................................................
Đặc điểm lỗ ống nấm:.........................................................................................
Các đặc điểm khác:.............................................................................................
Công dụng:………………………….................................................................
Chú ý đến các chỉ tiêu sau:
Thể quả và tán nấm,.Mô nấm,Ống nấm,
Cuống nấm Các kiểu mọc của cuống nấm,Thể quả bóng hay không
Đặc trưng hiển vi
Phương pháp xác định kết cấu bên trong:
Ngâm mẫu dẻ xác định
Phương pháp ngâm mẫu là phương pháp được các chuyên gia phân loại
nghiên cứu. Phương pháp này không thể thay đổi và thay thế được. Phương
pháp làm như sau: Cắt mẫu thành các miếng nhỏ ngâm vào dung dịch cồnformalin. Phương pháp pha chế như sau: nước cất 700ml, cồn 95% 250ml,
formalin 50ml, pha thành dung dịch 1000ml. Sau khi ngâm có thể đun sối với
nước một thời gian, nếu mẫu dã mềm thì không cần đun , lấy mẫu ra cắt
mỏng hoặc xé nhỏ. Nghiên cứu mẫu tươi cũng là phương pháp quan trọng,
pha chế dung dịch như trên, ngâm mẫu cho mềm, khi thu mẫu cũng có thể
mang theo nhiều bình lọ nhỏ dung dịch, ghi số mẫu cùng với mẫu bỏ vào
trong lọ.
Nói chung áp dụng phương pháp Teixera (1956), phương pháp này dã
được nhiều nhà phân loai áp dụng.
Cấu tạo vỏ tán
Hệ sợi nấm trong mô Lỗ đã được Corner dề cập đến năm 1932, Cunningham

dê cập năm 1954 và trở thành một căn cứ phân loại các chi và loài nấm Lỗ.


22

Nấm Linh chi thường có 3 kiểu sợi: sợi sinh sản, sợi khung và sợi bện kết,
một vào loài có 2 kiểu sợi : sợi sinh sản và sợi khung, không có sợi bện kết.
Hệ sợi thường rất ổn định và là một trong những căn cứ quan trọng để giám
định. Ngày nay một số tác giả đã nghiên cứu đến kết cấu siêu hiển vi xác định
các lỗ thông trong vách ngăn sợi nấm. Việc nghiên cứu này cũng chỉ mới là
bước đầu găp ngẫu nghiên trong thí nghiệm.
Sợi sinh sản ( produce hyphae) trong suốt, vách mỏng, các mẫu tươi
thường quan sát thấy dạng khoá, nhưng mẫu khô thường bị vỡ, khó thấy nối
khoá. Sợi này thường gặp ở mép lớp tán nấm, thông qua sự phân hóa tế bào
sợi sinh sản có thể sản sinh các dạng kết cấu điển hình. Sợi khung và sợi bện
kết đều là sợi phân hóa còn gọi là sợi dinh dưỡng, chúng không bao giờ sản
sinh đảm..
Sợi khung ( skeleto hyphae) dược chuyển hoá tử sợi sinh sản, vách dày
không vách ngăn, một số loài có vach ngăn thứ sinh. Sợi khung thường có
màu nâu sẫm, nâu nhạt, có nhánh dạng cây (arboriform skeletal type) và sợi
kim ( aciculiform skeletal type). Trong đó, nấm Linh chi loại nhánh dạng cây
chiếm ưu thế, và cũng là đặc trưng phổ biến của họ này.
Sợi bện kết (binding hyphae) thường có vách dày dến sợi đặc, không
màu, không có vách ngăn, một loại sinh ra từ sợi sinh sản, một loại sinh ra từ
sợi khung, rất nhiều loài sợi bện két co mặt khắpthể quả, mọt số loài chỉ tập
trugn ở tán nấm và cuống nấm, nơi giao nhau giữa mô nấm và ống nấm.
Phương thưứ phân nhánh thường khôgn theo quy tắc nào.
Các kiểu sợi nấm thường ở mô nấm, khi quan sát sợi nấm, nếu xử lý bằng
KOH 3-5% thường khôi phục nguyên dạng, sau đó bóc tách ra từng sợi, cũng
có thể trực tiếp dùng nước cất để quan sát , nhưng do khó quan sát các kiểu

sợi nấm, cho nên đòi hỏi phải kiên nhẫn, tỷ mỷ mới thu được hiệu quả.


23

Do sợi nấm sinh sản mỏng không màu, vách mỏng , hay đứt cho nên rất
khó quan sát, nhất là quan sát vách ngăn và nối khóa, khi quan sát dưới kính
hiển vi phải cẩn thận, tỷ mỷ. Có trường hợp sợi khung và sợi bện kết rất khó
tách ra, Corner gọi là sợi khung- bện kết.
Đảm
Bào tử đảm
Bào tử bụng
Đặc điểm sinh thái và phân bố nấm Linh chi
Điều đáng chú ý là một số loài Linh chi thuộc các loài linh chi thuộc chi
Amauroderma, nấm bào tử mào gà cuống dài (Haddowia longgipes) và Linh
chi bào tử lưới cà phê (Humphreya coffeatum) chỉ phân bố ở vùng nhiệt dới.
Theo thống kê của Zhao (2000) trên 100 loài nấm Linh chi ở Trung Quốc có
63% phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc là vùng Nhiệt đới và
Á nhiệt đới . Vì vậy các loài nấm Linh chi ở Việt Nam nói chung và ở Vườn
Quốc gia Ba Vì nói riêng có rất nhiều loài nấm Linh chi mang đặc diểm của
các vùng Nhiệt đới, Á nhiệt đới. Tại khu vực núi cao lại có một só loài mang
đặc điểm của vùng ôn đới như nấm Linh chi và nấm Linh chi tím. Vì vậy có
thể nói đây là một đặc điểm mà không có vườn Quốc gia nào có.
2.4.2. Phương pháp nội nghiệp
Xác định các loài nấm trong phòng thí nghiệm mẫu nấm.
Chụp ảnh các mẫu nấm
Tính toán các số liệu
Soi kính hiển vi



24

Chương 3
Dự kiến kết quả nghiên cứu
3.1 Xác định đước các loài nấm Linh chi
3.2 Khả năng tìm ra một số loài nấm mới cho khoa học
3. Xác định các chỉ tiêu sinh thái vườn QGBV
3.4. Đề xuất hướng bảo tồn đa dạng sinh học các loài nấm Linh chi.


×