Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Thực trạng và giải pháp góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thông nông tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.14 KB, 32 trang )

1

Thực trạng và giải pháp góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng

1


2

LỜI NÓI ĐẦU
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò quan trọng đến tăng trưởng
kinh tế, giải quyết việc làm và ổn định xã hội. Từ khi tiến hành công cuộc đổi
mới đến nay, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được những
thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế, xã hội,
chính trị, xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân
nông thôn có bước cải thiện. Tuy nhiên, nông thôn trong quá trình phát triển
còn kém bền vững, sức cạnh tranh còn thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho
phát triển sản xuất của từng vùng. Kiến trúc nông thôn đang phát triển tự phát
và thiếu định hướng quy hoạch một cách có hệ thống, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa tương xứng trước yêu cầu đổi mới. Nhằm khắc phục những hạn
chế nêu trên, ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số
491/2009/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới với
mục đích phát triển nông thôn trong tình hình mới. Chính phủ đã có quyết
định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc
gia về nông thôn mói gồm 19 tiêu chí để làm căn cứ cho việc thực hiện
chương trình Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Đây là chủ chương mang
tính chiến lược mở ra cơ hội phát triển mới nông thôn nói riêng và cho cả
nước nói chung, nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo
hướng hiện đại hoá, bền vững, sản xuất hang hoá lớn, hiệu quả và khả năng
cạnh tranh cao đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
Tại tỉnh Cao Bằng, chương trình Nông thôn mới đã được triển khai từ


năm 2010. Chương trình này đã làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ, giúp cho
người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, canh tác. Tại huyện
Thông Nông - Cao Bằng, chương trình Nông thôn mới bắt đầu thực hiện từ
2


3

năm 2010, với 1 xã được chọn thí điểm mô hình. Chương trình bước đầu đã
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, thay đổi bộ mặt làng xã, cảnh quan môi
trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đóng góp tích
cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Song qua thực
tế triển khai trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, thách thức đó là:
Xuất phát điểm thấp nhiều tiêu chí chưa thực hiện được; kết cấu cơ sở hạ tầng
triển khai chậm do thiếu nguồn vốn, nhiều nơi trình độ nhận thức của một số
bộ phận cán bộ và người dân còn hạn chế, do vậy vẫn chưa thực sự hiểu về
chủ chương của chương trình, dẫn đến việc trông chờ ỷ lại vào nhà nước.Việc
huy động và phối hợp giữa các nguồn lực tại địa phương chưa thực sự phát
huy tốt vai trò. Trước tình hình đó, việc xem xét một cách toàn diện, đánh giá
đúng thực trạng, đề ra các chủ chương, giải pháp kịp thời nhằm góp phần thay
đổi bộ mặt của nông nghiệp, nông thôn huyện Thông Nông tôi chọn đề tài
nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp góp phần thúc đẩy tiến trình xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng”.

3


4

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Một số khái niệm về nông thôn và vai trò của nông thôn
Nông thôn: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó
có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế,
văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu
ảnh hưởng của các tổ chức khác”[3]
Vai trò của nông thôn: Nông thôn sản xuất ra những sản phẩm thiết
yếu như lương thực, thực phẩm cho người dân mà không một ngành sản xuất
nào thay thế được. Ngoài ra nông nghiệp còn sản xuất ra những nguyên liệu
cho công nghiệp, gồm công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, thủ công
nghiệp và cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nông thôn Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau sinh sống bao gồm nhiều
tầng lớp, nhiều thành phần. Mỗi sự biến động tích cực hay tiêu cực đều có sự
tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của
mỗi nước.
Nông thôn chiếm tuyệt đại đa số tài nguyên đất đai, động thực vật, rừng
và biển, có ảnh hưởng to lớn đến bảo vệ môi trường sinh thái, đến việc khai
thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và
bền vững của đât nước
Phát triển nông thôn:
“Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền
vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và
các tổ chức khác”.[4]
4


5


1.1.2. Mô hình xây dựng nông thôn mới
Theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn
mới đến năm 2020. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một khái
niệm chuẩn về nông thôn mới.
Có thể quan niệm: Nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc
tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng các yêu cầu
mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn so với
mô hình nông thôn cũ (truyền thống) ở tính tiến tiến về mọi mặt.[5]
Tính tiên tiến về mọi mặt của nông thôn mới được thể hiện ở 5 nội dung
cơ bản là:
- Nông thôn có làng, xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại.
- Sản xuất bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
- Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển.
- Xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.
2.1.2.1. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Để xây dựng nông thôn mới, cần có những nguyên tắc chủ yếu và áp
dụng linh hoạt cho từng vùng miền cụ thể như sau:
Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới phải
hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới.
Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà
nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách,
cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể
do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ
chức thực hiện.
Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình
5



6

hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn
nông thôn.
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo
thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,
dự án của Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ
của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá.
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình
xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch, và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức chính trị, xã hội vận động nhân dân phát huy vai trò chủ thể
trong xây dựng nông thôn mới.
1.1.2.2. Đặc trưng cơ bản của chương trình nông thôn mới
Trước đây, có thời điểm nước ta xây dựng mô hình nông thôn ở cấp
huyện, cấp thôn, nay nước ta dựng nông thôn mới ở cấp xã. Mô hình NTM có
nhiều đặc điểm ưu việt tạo nên nét riêng biệt, mới chưa từng có trước kia, đó
là:
Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn theo tiêu chí
chung cả nước được định trước.
Thứ hai, xây dựng nông thôn mới được thực hiện trên địa bàn cấp xã và
áp dụng trong phạm vi cả nước, không thí điểm, nơi làm nơi không.
Thứ ba, cộng đồng dân cư là chủ thể của xây dựng nông thôn mới, không

phải ai làm hộ, người nông dân tự xây dựng. Với phương châm lấy huy động
6


7

nội lực tại chỗ là chính, lấy sức dân lo cuộc sống cho dân; so với trước đây
việc huy động nguồn “nội lực” trong cộng đồng còn nhiều hạn chế, chưa phát
huy hiệu quả năng lực của người dân và cộng đồng.
Thứ tư, đây là một chương trình khung, bao gồm 11 chương trình mục tiêu
quốc gia và 13 tính chất chương trình có mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn.
1.1.2.3. Nội dung chủ yếu của chương trình nông thôn mới.
Đối với huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng nằm ở khu vực miền núi phía
bắc cần đạt được những yêu cầu chủ yếu theo 19 tiêu chí của chương trình
nông thôn mới, trong đó được chia ra thành 5 nhóm nội dung cụ thể như sau:
a. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Đây là tiêu chí cần triển khai đầu tiên để chuẩn bị cho các tiêu chí khác
thực hiện, tiêu chí này bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu
cho phát triển công - nông nghiệp và các ngành nghề dịch vụ hàng hóa, quy
hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường; phát triển các khu dân
cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
b. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội.
Bao gồm các tiêu chí về:
Giao thông: Hoàn thiện đường xã, trục thôn đường ngõ xóm sạch không
lầy lội vào mùa mưa và xây dựng đường trục chính nội đồng phần lớn được
cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.
Điện nông thôn: Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp
điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.
Cơ sở vật chất văn hóa: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu
cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn.

Trường học: Hoàn thiện trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở có
có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.
Chợ nông thôn: Xây dựng, hoàn thiện chợ nông thôn đạt chuẩn của Bộ
7


8

xây dựng.
Bưu điện: Xây dựng điểm phục vụ bưu chính viễn thông đảm bảo cung
cấp dịch vụ Internet đến các thôn bản.
Thủy lợi: Cải tạo, xây mới xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn, xây
dựng đê hoặc bờ bao chống lũ, hoàn thiện các công trình tưới tiêu và kiên cố
hóa kênh mương.
Hoàn chỉnh trụ sở xã: Trụ sở xã xây dựng ở nơi trung tâm, thuận tiện đối
nội, đối ngoại.
Nhà ở dân cư: Chỉnh trang các khu dân cư hiện có,xóa nhà tạm, dột nát,
xây dựng, hoàn thành nhà ở nông thôn đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng.
Yêu cầu: đạt các tiêu chí 2,3,4,5,6,7,8,9 trong BTCQG nông thôn mới.
c. Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập
Đạt tiêu chí số 10,11,12,13 trong BTCQG về nông thôn mới và cần đạt
được các nội dung là:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng
phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.
- Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – nghiệp.
- Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất
nông - lâm – ngư nghiệp.
- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi
làng một sản phẩm”, phát triển làng nghề theo thế mạnh của địa phương.

- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đưa công nghiệp vào
nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
theo Nghị quyết 30a của chính Phủ.
- Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo.
8


9

- Thực hiện an sinh xã hội.
- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã.
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.
d. Phát triển Văn hoá - Xã hội - Môi trường
Đạt tiêu chí số 14,15,16,17 của BTCQG về nông thôn mới và bao gồm
các nội dung về:
- Giáo dục: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục
và đào tạo, duy trì phổ cập giáo dục, nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung
học cơ sở tiếp tục học trung học phổ thông và đẩy mạnh đào tạo nghể.
- Y tế: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế, nâng
cao tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.
- Về văn hóa. Phấn đấu các xã có thôn, bản đạt tiêu chuẩn “Làng văn hóa
- Về môi trường: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
e. Củng cố và xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnh
Đạt tiêu chí 18 và 19 trong BTCQG về nông thôn mới, bao gồm các nội
dung cơ bản là: củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán trong hệ thống
chính trị các cấp; đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, chống
các hủ tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội.

2.1.2.4. Các bước xây dựng nông thôn mới
Thứ nhất là thành lập tiến trình XDNTM: Theo Điều 3 Thông tư liên
tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính
quy định các bước xây dựng nông thôn mới như sau:
Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện.
Bước 2: Tổ chức thông tin tuyên truyền về thực hiện XDNTM.
9


10

Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ
tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Bước 4: Xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã .
Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã.
Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án.
Bước 7: Giám sát đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện.
Từ các bước xây dựng nông thôn mới trên đây, đưa ra tiến trình cụ thể
XDNTM cấp huyện
Thứ 2 là chuẩn bị các nguồn lực cho thực hiện XDNTM: Chương
trình xây dựng NTM được xây dựng trên cơ sở huy động mọi nguồn lực của
xã hội gồm: Vốn ngân sách; vốn doanh nghiệp, vốn từ trong dân và các nguồn
vốn khác.
1.1.2.5. Mục tiêu xây dựng Nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới nhằm đạt được các mục tiêu tổng thể về kinh
tế, chính trị, văn hóa – xã hội. Để đạt được các mục tiêu này, quá trình xây
dựng NTM phải được thực hiện trong mối quan hệ tác động qua lại, gắn kết
nhau tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã
hội, con người, môi trường.

1.1.2.6. Tiêu chí đánh giá tiến trình xây dựng Nông thôn mới
Tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới;Mức độ hoàn thành các
với tiêu chí; Mức độ bền vững của chương trình nông thôn mới
Để chương trình nông thôn mới thực hiện thành công thì 3 yếu tố (1)
Môi trường bền vững, (2) Xã hội bền vững, (3) Kinh tế bền vững cần phải đạt
được, và 3 yếu tố này hội tụ đầy đủ trong 19 tiêu chí của xây dưng nông thôn
mới.
1.1.2.7. Nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện xây dựng nông thôn mới
a. Các nhân tố khách quan
10


11

•Điều kiện tự nhiên:
•Tiềm lực kinh tế của địa phương
• Kết cấu hạ tầng kinh tế

•Tốc độ phát triển của các khu công nghiêp, đô thị:
•Chính sách hỗ trợ của Trung ương, Tỉnh
•Chất lượng nguồn nhân lực
b. Các nhân tố chủ quan
•Cơ chế chính sách của địa phương
•Năng lực của đội ngũ cán bộ của chính quyền địa phương
• Phối hợp các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
•Sự tham gia của người dân
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới
Ở Việt Nam trong những qua đã có nhiều tập thể và cá nhân các nhà

khoa học nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội ở khu vực nông thôn
Việt Nam như: Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh, Xây dựng mô hình nông thôn
mới nước ta hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia; TS Nguyễn
Văn Bích - TS Chu Tiến Quang: Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với
phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1996; GS.TS Lương Xuân Quỳ: Những biện pháp kinh tế tổ chức và
quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa và đổi mới cơ cấu kinh tế
nông thôn Bắc bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; TS Nguyễn Văn
Trung: phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn, để CNH, HĐH nông thôn,
nông nghiệp nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
11


12

Mô hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới 12/01/2009 của
TS.KTS.Nguyễn Ðình Toàn, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quy hoạch Ðô thị
Nông thôn
Công trình "phát triển thôn" do GS. Phạm Xuân Nam (chủ biên) NXB
khoa học xã hội ấn hành năm 1997.
Việc hội nhập kinh tế của nông nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu được
nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm. Một số tác giả như GS.TS Bùi
Xuân Lưu; GS.TS Nguyễn Điền, TS. Nguyễn Từ.
Đặc biệt công trình nghiên cứu"Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam
trong quá trình hội nhập quốc tế" do GS,TS Bùi Xuân Lưu, Nxb Thống kê ấn
hành năm 2004.
Những công trình đó đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ
liệu rất quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết
vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nước ta. Tuy nhiên, các công trình ấy

không đi sâu nghiên cứu vấn đề xây dựng nông thôn mới ở khu vực miền núi
nói chung và huyện Thông Nông - Cao Bằng nói riêng. Trong nội dung đề tài
này tôi đi sâu nghiên cứu về các vấn đề và nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, nhằm
thúc đẩy tiến trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Huyện Thông Nông
- Cao Bằng, khu vực miền núi còn nghèo nàn lạc hậu, đặc biệt còn gặp rất
nhiều khó khăn và thách thức về các vấn đề dân tộc. Những kết quả nghiên
cứu đã nêu cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tiếp thu và
sử dụng trong quá trình hoàn thành luận văn này và trong những công trình
nghiên cứu của mình về sau.
1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới
1.2.2.1. Xây dựng nông thôn mới ở Lào
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng NDCM Lào khởi xướng và lãnh
đạo trong hơn 20 năm qua nền kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống cộng đồng
12


13

góp phần nâng cao vai trò, vị trí và sức cạnh tranh của nền kinh tế, giữ vững
ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn và cả nước, tạo tiền đề để tăng tốc độ
phát triển kinh tế và tạo tiền đề đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước mà thể hiện tập trung một số điểm sau đây:
Một là: Nâng cao nhận thức về quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và
phát triển nông thôn. Đối với Lào hiện nay nông thôn nông nghiệp là một bộ
phận quan trọng của nền kinh tế xã hội, góp phần quan trọng cho tăng trưởng
kinh tế, ổn định chính trị, đảm bảo sự phát triển của đất nước trong suốt quá
trình CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hai là: Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp Lào bao gồm: cơ cấu
ngành trồng trọt; chăn nuôi; kinh tế lâm nghiệp; công nghiệp và dịch vụ.....

Đồng thời đã có sự thay đổi cơ cấu nội bộ các ngành trồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp, ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Ba là: Tập trung phát triển cơ sở hạn tầng dịch vụ và sản xuất nông
nghiệp ở nông thôn lào. Nông - lâm - nghiệp đóng góp cho xuất khẩu tăng
nhiều lần so với trước đây.
Bốn là: Giải quyết lao động và việc làm ở nông thôn. Ở cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào nông dân gắn bó với nông thôn, chiếm đa số dân cư làm
việc ở nông thôn là đối tượng đang biến đổi nhanh, dân cư nông thôn phần
lớn là những hộ thuần nông.
Năm là: nâng cao về thu nhập và đời sống của nông dân nông thôn từ
năm 2001 đến nay nguồn thu nhập chủ yếu của hộ nông dân từ nông nghiệp,
mức thu nhập thấp. Nhà nước đã áp dụng các chính sách để giúp đồng bào ở
nông thôn phát triển kinh tế, cải thiện đời sống như chính sách giúp đỡ cho
từng gia đình, cung cấp điện cho nhân dân nông thôn.

13


14

1.2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới Hàn Quốc qua mô hình “làng
mới” (Saemaul Undong)
Để xây dựng thành công nông thôn mới, Hàn Quốc đã áp dụng những
giải pháp chính sau đây:
Thứ nhất: Đoàn kết nhân nhân, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường trong
nhân dân để xây dựng nông thôn mới:
Phong trào Saemaul Udong không đơn thuần là một kế hoạch hành động
mà còn là cả một cuộc cải tổ về ý thức dựa trên tinh thần. Ngay từ đầu, Chính
phủ đã truyền cho người dân ý thức “nhất định phải làm”, “đã làm là được”,
“tất cả đều có thể làm được”.

Nhờ tuyên truyền tốt, người dân nhận thức được phong trào Saemaul
Udong là một cuộc cải tổ vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho cả cộng đồng chứ
không chỉ đối với từng cá nhân đơn lẻ. Sự thịnh vượng ở đây không chỉ bó
hẹp ở ý nghĩa vật chất, nó còn bao hàm cả ý nghĩa tinh thần, không chỉ cho
thế hệ hôm nay mà còn cho cả con cháu mai sau. Mục tiêu của phong trào
Saemaul Udong là xây dựng nền tảng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mỗi
gia đình, làng xã góp phần vào sự tiến bộ chung của cả quốc gia.
Để đoàn kết, tập hợp nhân dân trong sự nghiệp chung, phong trào
Saemaul Udong đề cao ba phẩm chất chính, đó là “Sự cần cù, tự lực và hợp
tác”. Cần cù mang lại tính chân thật, không cho phép sự giả tạo và thói kiêu căng
ngạo mạn. Tính tự lực giúp cho con người tự quyết định vận mệnh của chính
mình, không phải nhờ cậy đến bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài. Hợp tác dựa
trên mong muốn phát triển chung cả cộng đồng để nỗ lực vì mục tiêu chung.
Chính vì vậy, ba nguyên tắc chủ yếu của phong trào Saemaul cũng chính
là hạt nhân của công cuộc xây dựng một xã hội tiên tiến và một quốc gia thịnh
vượng.

14


15

Thứ 2: Kích thích sự tham gia bằng những lợi ích thiết thực:
Giai đoạn đầu của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, Chính phủ Hàn
Quốc không có nhiều kinh phí, do đó, Chính phủ đã khéo léo sử dụng chính
sách kích cầu đầu tư, huy động sức mạnh của nhân dân.
Năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra thử nghiệm 10 dự án lớn trong
phát triển nông thôn, bao gồm mở rộng và nắn thẳng đường sá, làm lại mái
nhà bếp và hàng rào, xây dựng giếng nước công cộng và khu giặt giũ công
cộng… vv. Kinh phí để thực hiện các dự án này phần lớn dựa vào quỹ của xã

và lực lượng lao động sẵn có, Chính phủ chỉ cấp miễn phí cho mỗi xã trung
bình 355 bao xi măng. Kế hoạch triển khai trên quy mô toàn quốc và hơn
33.000 xã được nhận hỗ trợ. Kết quả 16.000 xã, chiếm tỷ lệ 50% số xã ở nông
thôn đã được cải thiện rõ rệt. Toàn bộ kế hoạch đều do chính ủy ban xã đó
quản lý.
Tới năm thứ hai, Chính phủ quyết định tiếp tục giúp đỡ những xã đã tự
biết đứng lên bằng cách cấp thêm cho mỗi xã 500 bao xi măng và một tấn
thép. Nhờ đó, nhà tranh vách đất dần được thay thế bằng nhà mái ngói và
tường xây. Khắp nơi trên các làng xã, đường sá được mở rộng, đê điều được
tu bổ và cầu cống được xây dựng. Làng xã phát triển chóng mặt, người dân
nông thôn lấy lại được sự tự tin vốn có, những người trước đây sống rất thờ ơ
giờ cũng bắt tay xây dựng lại ngôi làng của chính mình.
Năm thứ 3, Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra chủ chương những làng tích
cực thì được hỗ trợ nhiều. Chính phủ đã chia tổng số 33.267 xã của cả nước
thành 3 nhóm, trong đó, nhóm làng tích cực chiếm 6,7%, nhóm làng trung bình
chiếm 40,2%, nhóm làng cơ bản chiếm 53,1%. Chính phủ quy định, những làng
thăng hạng sẽ được thưởng 2000 USD. Chỉ sau 3 năm (từ 1974-1976), tỷ lệ
nhóm làng cơ bản chỉ còn 0,9%. Những làng làm tốt cảm thấy họ được Chính
phủ đền ơn. Nhờ đó mà nông thôn nước Hàn đã thay đổi mạnh mẽ.
15


16

Kết quả sau 8 năm (1971-1978), cả nước Hàn Quốc đã làm được:
- 43.631 km đường giao thông liên làng (nhựa và bê tông);
- 42.220 km đường giao thông ngõ xóm (nhựa và vê tông);
- 68.797 cầu nông thôn (bê tông, cốt thép);
- 7.839 km đê được cứng hóa;
- 24.140 hồ chứa nước được xây dựng;

- 98% hộ được dùng điện.
Nhờ khơi dậy nội lực của nông dân mà nông thôn Hàn Quốc đã có
những biến đổi to lớn. Cuối những năm 80, nông thôn Hàn Quốc đã có những
dấu hiệu của sự phát triển và đô thị hóa.
Thứ 3: Phát triển kinh tế hộ và các loại hình kinh tế có sức cạnh tranh cao:
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ. “Quan điểm của Hàn Quốc là không
kêu gọi đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, vì lo ngại lợi nhuận các công ty
nước ngoài hưởng, còn nông dân suốt đời làm thuê” (Lee Sang Mu, Cố vấn
đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về Nông-lâm-ngư nghiệp). Chính vì vậy,
Chính phủ Hàn Quốc chủ chương hỗ trợ để nông dân tự mình đứng lên trở
thành người chủ đích thực.
- Thành lập các khu liên hiệp nông nghiệp trồng các sản phẩm đem lại
lợi nhuận cao như nấm, thuốc lá để gia tăng tổng thu nhập. Các khu liên hiệp
này trồng cây trong nhà kính, sản phẩm rau sạch có thể thu hoạch ngay giữa
mùa đông. Khi làm việc tập thể, người nông dân cũng giảm được các chi phí
không cần thiết so với làm việc đơn lẻ nên làm tăng hiệu quả sản xuất.
- Chính phủ cho xây dựng các nhà máy ở nông thôn để gia tăng thu nhập.
Các nhà máy đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhiều phụ nữ. Kết quả là
thu nhập ở nông thôn tăng đều đặn. Năm 1977, có 98% các xã đã có thể độc
lập về kinh tế.

16


17

Thứ 4: Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông
dân:
Chính phủ luôn đóng vai trò cốt yếu trong việc gia tăng thu nhập cho
người dân nông thôn. Đi kèm với việc phát triển hạ tầng và tăng cường các cơ

sở đào tạo nghề nông, đưa tiến bộ KHKT, các loại giống mới như nấm, cây
thuốc lá… được đưa vào sản xuất. Các làng xã và xí nghiệp đều được trang bị
thư viện Saemaul và các phương tiện vui chơi giải trí khác. Đặc biệt, thư viện
ở nông thôn đều có sách về các phương pháp canh tác mới. Đây là bước đột
phá lớn ở nông thôn và là nguyên nhân chính gia tăng thu nhập. Năm 1974,
sản lượng lúa tăng đến mức độ có thể tự cấp tự túc. Phổ biến kiến thức nông
nghiệp đã tạo nên một cuộc cách mạng trong phương pháp canh tác. Nuôi lợn,
bò, gà cũng đem lại lợi nhuận đáng kể. Các làng chài cũng chuyển từ đánh bắt
sang nuôi trồng thủy sản. Tập quán trồng lúa và lúa mạch xưa kia đã được
thay thế triệt để bằng các phương pháp canh tác tổng hợp.
Khi đất nước đã giàu có, Chính phủ Hàn Quốc có thêm nhiều chính sách
hỗ trợ đầu tư phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, thôn thôn.
Năm 1995, Trung tâm Nghiên cứu và Xúc tiến Phát triển nông nghiệp
(ARPC) được thành lập. Trung tâm này đảm nhận hỗ trợ nghiên cứu và triển
khai (R&D) trong nông nghiệp với kinh phí hoạt động lên tới 358 triệu USD
và hàng năm lại tăng thêm 6,4% (trong khi thu ngân sách chỉ tăng 4,1%/năm).
Ngoài ra, Chính phủ còn đầu tư vào chương trình hỗ trợ phát triển cụm
nông nghiệp với kinh phí rất lớn (năm 2005 là 12,6 triệu USD, năm 2006 là
20,9 triệu USD) nhằm mục đích phát triển hệ thống liên vùng kết nối giữa các
nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các ngành công nghiệp và chính quyền
địa phương nhằm giúp nông dân tiếp cận nhanh nhất với dịch vụ hỗ trợ kỹ
thuật và marketing.
Đầu tư phát triển nông thôn là quá trình lâu dài và tốn kém, để tìm ra biện
17


18

pháp phát triển rút ngắn được khoảng cách thời gian, đồng thời hạn chế nguồn
kinh phí hạn hẹp thì mô hình phong trào Làng mới Saemaul là một trong số

những mô hình phát triển nông thôn cần được nghiên cứu và áp dụng một cách
có chọn lọc, phù hợp với tình hình thực tế tại nước ta.[13]
1.2.3. Thực tế và kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam
• Lịch sử phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
−Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 nước ta chỉ có 3% dân số là địa
chủ chiếm 41,4% ruộng đất; nông dân lao động chiếm 97% dân số nhưng chỉ
có 36% diện tích đất.
−Từ năm 1954-1957, ruộng đất được giao đến tay người dân với mục
đích “người cày có ruộng”. Chuyển từ quan hệ sản xuất địa chủ phong kiến
sang quan hệ sản xuất mới: nông dân làm chủ và sản xuất độc lập trên ruộng
đất của mình.
−Từ năm 1960-1980, được chia làm 2 giai đoạn: Mô hình tổ chức sản
xuất dưới dạng hợp tác xã nông nghiệp.
+ Từ năm 1960-1975, toàn miền Bắc triển khai mô hình hợp tác hóa nông
nghiệp. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật để phát triển HTX. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ cấp huyện được coi trọng và làm tâm điểm cho việc thực hiện
các chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Người nông dân được coi là
xã viên HTX.
+ Từ năm 1976-1980, mô hình hợp tác xã nông nghiệp được triển khai
trên phạm vi cả nước.
− Từ năm 1981-1987, phát triển mô hình khoán sản phẩm đến nhóm và
người lao động. Chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1, (1981-1984), Chỉ thị 100 CT-TW (13/1/1981) về cải tiến
công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong
18


19


hợp tác xã nông nghiệp”. Tập thể điều hành 5 khâu là giống, làm đất, thủy lợi,
phân bón, phòng trừ sâu bệnh; nhóm và người lao động đảm nhận 3 khâu là cấy,
chăm sóc và thu hoạch. Mô hình đã đạt được những hiệu quả khá tốt.
+ Giai đoạn 2, (1985-1987) nền kinh tế cả nước lâm vào khủng hoảng
trầm trọng, nền nông nghiệp bị sa sút. Mặt khác mô hình chỉ tập trung vào
khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động chứ chưa quan tâm tới khoán
hộ, do đó hiệu quả đầu tư giảm dần, thu nhập nông hộ giảm.
− Năm 1988-1991, khoán cho nhóm và người lao động:
+ Nghị quyết 10 NQ/TW (5/4/1988) của Bộ chính trị về đổi mới quản
lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị
kinh tế tự chủ ở nông thôn có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của kinh tế
nông hộ.
+ Đổi mới của Nghị quyết 10 là “một chủ, bốn tự”
“Một chủ” xác định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ.
“Bốn tự” là hợp tác xã tự xác định phương hướng, nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh; tự xác định hình thức, quy mô sản xuất; tự xác định hình thức
phân phối, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo xã viên được tự ra và vào hợp tác xã.
+ Nghị quyết tạm giao trong 5 năm (1988-1993) chủ chương trao quyền
sử dụng ruộng đất cho hộ; xóa bỏ chính sách thu mua lương thực theo nghĩa vụ
cho nông hộ phát triển sản xuất, làm cho người lao động quan tâm đến sản phẩm
cuối cùng.
+ Các thành phần kinh tế và kinh tế hộ nông dân phát triển dẫn đến
hiệu quả cao trong sản xuất và không ngừng nâng cao mức sống của
nông dân.
− Mô hình sản xuất nông nghiệp bằng việc giao đất cho nông hộ:
+ Từ năm 1993 đến nay, đất đai được giao quyền sử dụng lâu dài cho
các nông hộ, người nông dân được chủ động sản xuất trên mảnh đất được
19



20

giao.
+ Từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII và VIII đã đưa ra những chủ
chương về phát triển 5 thành phần kinh tế và 3 chương trình kinh tế lớn
của nhà nước; hộ nông dân là chủ thể sản xuất ban hành giao đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, mở rộng vay vốn, tín dụng, thực hiện xóa
đói giảm nghèo…mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho nông hộ, kinh tế nông
hộ thay đổi lớn.
• Kinh nghiệm xây dựng Nông thôn mới ở Thanh Hóa
Tuy mới 3 năm triển khai xây dựng nông thôn mới nhưng Thanh Hóa đã
có nhiều giải pháp, kinh nghiệm hay có thể nhân rộng ra các địa phương khác.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng Thanh Hóa đã tập trung
triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các giải pháp để hoàn thành các mục
tiêu, nhờ đó một số mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đạt cao hơn
bình quân chung của cả nước.
Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Thanh Hóa
đã chú ý đến việc quán triệt, tuyên truyền về mục đích ý nghĩa của Chương
trình để nâng cao và làm thay đổi nhận thức của cả hệ thống chính trị và các
tầng lớp nhân dân, từ đó tạo được sự đồng thuận của nhân dân, tạo thành
phong trào sâu rộng trong toàn tỉnh giúp người dân chủ động và tích cực tham
gia chương trình.
Tỉnh cũng đã quan tâm và hoàn thành công tác quy hoạch; quan tâm đến
vấn đề gắn sản xuất vào quy hoạch theo hướng mỗi xã một sản phẩm; gắn sản
xuất với chế biến, tiêu thụ để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững. Ngoài sự
hỗ trợ của Trung ương, Thanh Hóa cũng đã chủ động huy động các nguồn lực,
nhất là nguồn lực trong nhân dân để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng tại các xã.
Đặc biệt, tỉnh đã kết hợp triển khai xây dựng nông thôn mới ở tất cả các vùng,
miền, xây dựng từ thôn, bản, hoàn thành chỉ tiêu đến đâu chắc đến đó.
20



21

Trong 6 tháng đầu năm nay, tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng, an
ninh của tỉnh Thanh Hóa ổn định và phát triển. Trong tổng số 9 chỉ tiêu chủ
yếu, một số chỉ tiêu đã vượt và xấp xỉ đạt 50% kế hoạch cả năm. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế ước đạt 8,8%; giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản đạt
trên 3.800 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp ước
đạt trên 12.500 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ; huy động đầu tư phát triển
ước đạt trên 22.700 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, sau 3 năm,
Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả tích cực: nhận thức, trách nhiệm của
cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng cao. Nhiều công trình hạ tầng thiết
yếu được đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản
xuất và đời sống của người dân nông thôn. Tỉnh đã hình thành nhiều mô hình
phát triển sản xuất có hiệu quả, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã
hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Đến nay, Thanh Hóa đã có 100% số xã được phê duyệt quy hoạch xây
dựng nông thôn mới, có 566 xã đã phê duyệt xong đề án nông thôn mới. Tổng
nguồn vốn huy động để thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn
tỉnh từ năm 2010 đến nay đạt trên 10.000 tỷ đồng; trong đó vốn huy động từ
nhân dân và cộng đồng đạt trên 2.400 tỷ, chiếm 24,63%.
Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn khác, sau 3
năm thực hiện Chương trình, các xã đã đầu tư, nâng cấp, cải tạo và xây dựng
mới được trên 4.000km đường giao thông nông thôn; 1.150km kênh mương
nội đồng; gần 3.000 phòng học; gần 600 nhà văn hóa thôn; chỉnh trang và xây
mới trên 36.000 nhà ở dân cư; hoàn thành và đưa vào sử dụng trên 16.000
công trình cấp nước sinh hoạt và công trình vệ sinh.
Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo, lựa chọn xây dựng và nhân rộng 291

mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
21


22

thuỷ sản. Toàn tỉnh hiện có 931 hợp tác xã, 583 trang trại. Hiệu quả hoạt động
của các mô hình, hợp tác xã đã góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người
khu vực nông thôn lên mức 13,5 triệu đồng/người, giảm tỷ lệ hộ nghèo khu
vực nông thôn còn 18,02% (tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh là 17,3%. [14]
• Kinh nghiệm từ xã Thuận - Hướng Hóa - Quảng Trị
Xã Thuận là xã duy nhất của huyện Hướng Hóa vùng biên giới miền
tây Quảng Trị giáp biên giới Việt - Lào và là một trong tám xã được tỉnh chọn
làm thí điểm xây dựng nông thôn mới. Ðặc điểm nổi bật là hầu hết người dân
đều làm nông nghiệp, phần lớn thuộc hộ nghèo, hộ chính sách. Mặc dù vậy,
Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân đã năng động, sáng tạo tìm hướng phát
triển sản xuất phù hợp, kết hợp hiệu quả, bài bản chương trình định canh, định
cư, phát triển sản xuất xen ghép giữa đồng bào dân tộc thiểu số với đồng bào
miền xuôi đi khai hoang vùng kinh tế mới. Từ đó khai thác các lợi thế tại chỗ,
phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc anh em, đồng sức, chung lòng vượt
nghèo, từng bước làm giàu. Trên tổng diện tích tự nhiên hơn 2.200 ha, trong
đó đất sản xuất nông nghiệp hơn 1.100 ha, cán bộ và người dân nhiều năm
qua đã chọn cây trồng chủ lực là sắn, chuối và ngô, mỗi năm ước tính thu về
hàng chục tỷ đồng.
Là xã điểm xây dựng nông thôn mới, xã Thuận đạt được nhiều kết quả
trong việc lồng ghép các nguồn lực, chương trình dự án đầu tư. Tinh thần liên
kết, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa cán bộ, đồng bào người Kinh và
người Pa Cô, Vân Kiều được duy trì công khai, dân chủ, công bằng, từ quy
hoạch đất đai, xây dựng vùng cây trồng kinh tế mang lại hiệu quả cao, chọn
lựa vật nuôi phù hợp vào sản xuất, quan tâm chuyện con cái học hành, chăm

sóc sức khỏe người dân. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa nông nghiệp phát
triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng chuyển đổi những diện tích đất
hiệu quả kinh tế thấp. Bên cạnh đó, Hội Nông dân các cấp và doanh nghiệp
22


23

trên địa bàn thành lập "Câu lạc bộ 100 triệu cho hộ nông dân trồng sắn", theo
mô hình liên kết "bốn nhà", qua đó giúp người dân sản xuất có hiệu quả, nâng
cao sản lượng, chất lượng. Nhà nông bán sắn ngay tại vườn nhà, được mua
phân bón trả chậm, được hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống mới. Ðây là mô
hình "lấy nông dân dạy nông dân" cho bà con trong vùng. Xã đang hợp đồng
với một số đơn vị kinh tế trong và ngoài tỉnh, chuyển hơn 500 ha đất hoang
hóa sang trồng Cao su tiểu điền, đồng thời phát triển xen canh cây Cao su trên
đất nương rẫy. Ðiều này giúp thu nhập bình quân đầu người của xã Thuận đạt
chuẩn nông thôn mới.
Phát huy vai trò chủ thể của nông dân
Nhận thức được vai trò cửa chương trình NTM không ít hộ gia đình
đồng bào đã hiến đất để xây dựng hệ thống đường, trường, trạm, nhà văn hóa
sinh hoạt cộng đồng, giữ gìn môi trường văn hóa xanh, sạch, đẹp, để xã
Thuận là điểm sáng văn hóa ở khu vực biên giới. Riêng chuyện mở đường, để
làm gương, gia đình ông Trưởng thôn Pả Ký, ở thôn 7 tự nguyện chặt bỏ một
phần vườn cây ăn quả đang trong kỳ thu hoạch để hiến 4.000 m2 đất xây
Trường mầm non mà không cần đền bù. Nhiều hộ dân như ông cùng tham gia
hiến hơn 10 ha đất, dọn đường cho máy ủi, máy kéo thi công công trình để
mở đường, xây trường học, trạm xá và các công trình hạ tầng phục vụ dân
sinh.Từ một xã vùng cao khó khăn, đến nay, xã Thuận đã đạt 10/19 tiêu chí
nông thôn mới. [15]
1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng

Kinh nghiệm từ Lào, Hàn Quốc cũng như ở Việt Nam cho thấy công
nghiệp hóa nông thôn là hướng đi hiệu quả trong việc phát triển Nông thôn
mới, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cư dân khu vực nông thôn,
giảm được sức ép di dân từ nông thôn ra thành thị. Các nền kinh tế Đông Á
23


24

đã thành công bằng cách lấy nông nghiệp là nền tảng ổn định xã hội và tích
lũy công nghiệp, thu hút vốn đầu tư quốc tế, phát triển nông nghiệp hướng
vào xuất khẩu.
Điều cốt yếu đảm bảo công nghiệp hóa nông thôn (quá trình chuyển dịch
công nghiệp từ đô thị về nông thôn) thành công là phải xây dựng để có được
một khu nông nghiệp, nông thôn vững chắc và phát triển, kết cấu hạ tâng kinh
tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, chất lượng nguồn nhân lực cao để nông thôn
trở thành địa bàn đầu tư sinh lợi và thị trường có sức tiêu thụ khá hơn đối với
doanh nghiệp công nghiệp.
Vai trò của Nhà nước là đặc biệt quan trọng trong điều tiết chính sách vĩ
mô, hướng tới đảm bảo điều kiện cho các yếu tố ảnh hưởng đến phát huy tác
dụng tốt nhất. Ở Việt Nam, trong những năm qua, một số kinh nghiệm của các
nước đã được nghiên cứu, áp dụng. Tuy nhiên, tính nhất quán đồng bộ trong
xây dựng các chính sách còn nhiều hạn chế, chỉ đạo thực hiện ở cơ sở còn
thiếu bất cập nên thành công còn hạn hẹp.
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của của các quốc gia trên thế giới và
các địa phương khác của nước ta trong việc phát triển nông nghiệp có thể rút
ra bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện
Thông Nông như sau:
• Thứ nhất: Nâng cao chất lượng đội ngũ chính quyền nhất là vấn đề
điều hành xây dựng nông thôn mới.

Để xây dựng NTM, cần có sự chỉ đạo tập trung, sâu sát, cụ thể, thường
xuyên kiểm tra đôn đóc và thu hút được sự tham gia chủ động, tích cực của cả
hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn. Cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt
trận tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở phải xem đây là một chính trị quan trọng
và thường xuyên của mình. Cán bộ sở nghành có liên quan phải xây dựng các
cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn, giúp đỡ cơ sở tháo gỡ kịp thời

24


25

khó khăn. Ban chỉ đạo các cấp phải thường xuyên đôn đốc kiểm tra việc thực
hiện, phát hiện sai lệch để uốn nắn, cách làm hay để nhân rộng…
Thứ 2: Nâng cao vai trò của các cấp và của mọi tầng lớp nhân dân.
Huyện Thông Nông - Cao Bằng là huyện miền núi có nhiều khó khăn do đó
cần tập trung cao độ sự lãnh đạo của cấp Ủy Đảng, sự tham gia tích cự của cả
hệ thống chính trị, của toàn xã hội đặc biệt là có sự tự nguyện đồng thuận cao
của nhân dân. Phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, hạ tầng và tài
nguyên của Huyện cũng như những thuận lợi từ bên ngoài nhằm đẩy nhanh
tiến độ xây dựng nông thôn mới huyện Thông Nông. Song, trong từng giai
đoạn phải lựa chọn các tiêu chí có tính động lực phát triển và có sức lan tỏa
lớn, các tiêu chí sắp hoàn thành để tập trung thực hiện hoàn thành các tiêu chí
này đồng thời phát huy cao độ ý chí tự chủ, tự lực, tự cường và nội lực của
nhân dân, kết hợp hợp lý các nguồn hỗ trợ từ ngân sách của Trung ương và
ngân sách địa phương các cấp và nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế.
Thứ 3: Làm tốt công tác huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới. Xây dựng NTM là quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, từng
bước nâng cao đời sống nhân dân, không chỉ dựa vào nguồn ngân sách quốc
gia, mà cần đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực. Ngân sách Trung ương

là cần thiết để tạo đà, tạo niềm tin cho nhân dân, tạo cơ sở để có thêm ngày
càng nhiều các nguồn vốn khác từ ngân sách địa phương, đóng góp của nhân
dân dưới nhiều hình thức, vốn lồng ghép các mục tiêu trên địa bàn. Cần hết
sức chú ý huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua các hình thức thu hút
đầu tư, liên doanh, liên kết và nhất là tăng vốn tín dụng cho các hộ, các tổ
công tác, hợp tác xã vay để phát triển sản xuất…
Về cơ bản và lâu dài, để NTM được xây dựng, phát triển bền vững thì
phải tập trung phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao nội
lực của nhân dân kết hợp với vốn đầu tư, liên doanh, liên kết của các doanh
nghiệp và vốn tín dụng ngân hàng phải trở thành những nguồn lực chủ yếu
nhất.
25


×