Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Báo cáo thực tập đài truyền hình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.16 KB, 15 trang )

A.
I.

Giới thiệu về cơ quan thực tập.
Khái quát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài
Truyền hình Việt Nam.
1. Vị trí và chức năng

- Đài Truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia, là cơ quan thuộc Chính
phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước và cung ứng các dịch vụ công; góp phần giáo
dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các
chương trình truyền hình.
- Đài Truyền hình Việt Nam viết tắt bằng tiếng Việt là THVN; có tên giao dịch
quốc tế bằng tiếng Anh là: Vietnam Television, viết tắt là: VTV.
- Đài Truyền hình Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và
Truyền thông về hoạt động báo chí và tần số phát sóng.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Trình Chính phủ quy định, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ
chức của Đài Truyền hình Việt Nam; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên các tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam
thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài
hạn, năm năm, hàng năm và các dự án quan trọng khác của Đài Truyền hình
Việt Nam thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Lập kế hoạch, xây dựng, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố
tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật; xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở theo quy định tại Điều 20



Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; lập kế hoạch, xây dựng và trình Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày
01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
- Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển của hệ thống truyền hình
Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với các đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình địa
phương về kế hoạch sản xuất các chương trình phát trên sóng truyền hình quốc
gia.
- Quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình và thời lượng phát
sóng hàng ngày của Đài Truyền hình Việt Nam.
- Quản lý trực tiếp hệ thống kỹ thuật chuyên dùng của Đài Truyền hình Việt Nam
để sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu và phát sóng các chương trình
truyền hình quốc gia trong nước và ra nước ngoài.
- Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của
pháp luật, tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn,
nghiệp vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế tài chính của Đài
Truyền hình Việt Nam phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy định
của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật liên quan,
đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
- Thực hiện cơ chế tài chính, lao động, tiền lương như doanh nghiệp nhà nước.
- Hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật.


- Quyết định dùng vốn nhà nước do Đài Truyền hình Việt Nam quản lý để đầu tư,
thành lập doanh nghiệp sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
- Đài Truyền hình Việt Nam là chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp do Đài quyết

định thành lập và chủ sở hữu phần vốn góp tại các doanh nghiệp thuộc Đài theo
quy định của pháp luật.
- Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Đài
Truyền hình Việt Nam theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành
chính nhà nước đã được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt.
- Hướng dẫn các đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình địa phương về tên
viết tắt bằng tiếng Việt, tên bằng tiếng Anh, tên viết tắt bằng tiếng Anh của các
đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình địa phương và về nghiệp vụ, kỹ
thuật truyền hình.
- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành truyền hình theo quy
định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ truyền hình.
- Thực hiện hợp tác quốc tế với các đài truyền hình khu vực và thế giới về truyền
hình theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các
chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và
người lao động thuộc phạm vi quản lý của Đài Truyền hình Việt Nam theo quy
định của pháp luật hiện hành.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; phòng, chống tham nhũng, lãng
phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền đối với các đơn vị trực thuộc.


- Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan của
Đảng, Nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác
theo quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức
 Ban Thư ký biên tập.
 Ban Tổ chức cán bộ.
 Ban Kế hoạch - Tài chính.

 Ban Hợp tác quốc tế.
 Ban Kiểm tra.
 Văn phòng.
 Ban Thời sự.
 Ban Khoa giáo.
 Ban Truyền hình tiếng dân tộc.
 Ban Truyền hình đối ngoại.
 Ban Văn nghệ.
 Ban Thể thao - Giải trí và Thông tin kinh tế.
 Ban Biên tập truyền hình cáp.
 Ban Thanh thiếu niên.
 Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự.
 Trung tâm Sản xuất phim truyền hình.
 Trung tâm Tư liệu.


 Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
 Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế.
 Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng.
 Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại tỉnh Phú Yên.
 Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ.
 Trung tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình.
 Trung tâm Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng.
 Các cơ quan thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại nước ngoài do Tổng
giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam quyết định thành lập sau khi được Thủ
tướng Chính phủ cho phép.
 Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật truyền hình.
 Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình.
 Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình.
 Trung tâm Tin học và Đo lường.

 Tạp chí truyền hình.
- Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này là các tổ chức giúp việc
Tổng giám đốc. Các tổ chức quy định từ khoản 7 đến khoản 25 là các tổ chức
sản xuất và phát sóng chương trình. Các tổ chức quy định từ khoản 26 đến
khoản 30 là các tổ chức sự nghiệp khác.
- Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam được phép giải thể, thành lập và tổ
chức sắp xếp các đơn vị còn lại thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.


- Các Ban và các đơn vị tương đương trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam có
Trưởng ban (và tương đương); giúp việc Trưởng ban có không quá 03 Phó
trưởng ban.
- Cơ cấu tổ chức của các Ban và các đơn vị tương đương có các phòng và các tổ
công tác.
4. Lãnh đạo
- Đài Truyền hình Việt Nam có Tổng giám đốc và không quá 04 Phó Tổng giám
đốc.
- Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm,
miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và
trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam; các Phó
Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám
đốc và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công.
- Tổng giám đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
các đơn vị trực thuộc.
- Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi miễn người đứng đầu và cấp phó
của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc.
II.

Khái quát Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4):

Ban Truyền hình Đối ngoại là đơn vị đảm nhiệm kênh VTV4 của Đài. Ra đời từ
năm 1988, đây là kênh truyền hình tổng hợp duy nhất có tính chất đối ngoại của
Đài Truyền hình Việt Nam được phát sóng trên toàn thế giới và chủ yếu dành
cho người Việt ở nước ngoài. Do vậy, các chương trình của VTV4 ngoài tiếng
Việt còn được thực hiện với nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Trung,
tiếng Pháp, tiếng Nhật..


1. Nhiệm vụ và chức năng
Cơ cấu Ban gồm Trưởng ban (Tào Thanh Xuân), ba Phó Trưởng ban (Đỗ
Đức Hoàng, Nguyễn Phương Liên, Nguyễn Phương Hà) và nhiều phòng bên
dưới, mỗi phòng chịu trách nhiệm một lĩnh vực riêng, giúp cho công việc
của ban được thực hiện theo một chu trình hợp lý, hoàn chỉnh.
a) Phòng Tổ chức Hành chính
- Giúp Lãnh đạo Ban theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch công tác
và làm báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của Ban;
- Giúp Lãnh đạo Ban thực hiện tốt công tác quản lý nhân sự và các thủ tục
giấy tờ trong đơn vị theo quy định phân cấp quản lý hiện hành;
- Soạn thảo văn bản theo yêu cầu của lãnh đạo Ban; tiếp nhận, chuyển
giao, lưu trữ các công văn, tài liệu của Ban; Quản lý và sử dụng con dấu
theo đúng quy định; phân phối văn phòng phẩm cho các đơn vị trong
Ban;
- Tổng hợp kế hoạch đăng ký sản xuất chương trình của các phòng theo
định hướng của Tổng giám đốc, giám đốc và trình Lãnh đạo Ban trên cơ
sở đã được thống nhất.
- Nhận, bảo quản và cung cấp cho các phòng trong Ban theo quy định về
quản lý băng, USB, File dữ liệu của Đài THVN.
b) Phòng Kế hoạch Tài chính:



- Theo dõi việc đánh giá lao động của các phòng để báo cáo hội đồng
lương.
- Tham gia xây dựng quy chế tiền lương của đơn vị.
- Tổ chức hệ thống sổ sách, chứng từ, tài chính kế toán của đơn vị theo
đúng quy định của Bộ Tài chính và của Đài; lập dự toán thu, chi ngân
sách hàng năm, hàng quý của Ban;
- Theo dõi, hướng dẫn các Phòng, chuyên mục thực hiện nghiêm chỉnh chế
độ tài chính theo quy định hiện hành như: hướng dẫn xây dựng định mức
chương trình, hướng dẫn kê khai các chứng từ thanh toán, phối hợp làm
dự toán sản xuất chương trình v.v
- Làm báo cáo tài chính, báo cáo sản xuất chương trình hàng quý, năm gửi
Ban kế hoạch – Tài chính theo đúng thời gian quy định của luật Ngân
sách.
- Thực hiện những công việc khác về tài chính theo yêu cầu của Lãnh đạo
Ban.
- Xây dựng các quy chế về quản lý tài chính của đơn vị
c) Phòng Quay phim, Đạo diễn (Quản lý)
- Quản lý lĩnh vực quay phim, các thiết bị quay, các vấn đề liên quan đến
quay phim và đạo diễn. Quản lý và phân công công việc cho đội ngũ thợ
quay phim.
d) Phòng Quay phim (thợ quay)
- Ghi hình các chương trình phim tài liệu và phóng sự theo lịch sản xuất
hàng ngày, hàng tuần. Chịu trách nhiệm về chất lượng hình ảnh theo yêu
cầu đối với các chương trình tham gia sản xuất.


e) Phòng Tiếng Anh:
- Đảm nhiệm sản xuất, biên tập các chương trình, phóng sự bằng tiếng
Anh và các vấn đề khác liên quan đến tiếng Anh. hỗ trợ các phòng khác
trong các chương trình sử dụng tiếng Anh.

f) Phòng Ngoại ngữ:
- Đảm nhiệm sản xuất, biên tập các chương trình, phóng sự bằng tiếng
Trung, tiếng Pháp, tiếng Nga và các vấn đề khác liên quan đến ngoại
ngữ. hỗ trợ các phòng khác trong các chương trình sử dụng ngoại ngữ
hàng tháng, quý, năm, theo chủ đề, theo Series…
g) Phòng Chuyên mục Tiếng Việt:
- Đảm nhiệm sản xuất, biên tập các chương trình, phóng sự tiếng Việt, các
chuyên mục có nội dung chủ yếu hướng đến những nét đẹp và các vấn đề
về nhân quyền, chủ quyền ở Việt Nam.
h) Phòng Thời sự Bản tin:
- Đảm nhiệm sản xuất, biên tập chính các phóng sự thời sự tiếng Việt, có
nội dung chủ yếu là những vấn đề nóng, nổi cộm ở Việt Nam để đưa tới
người Việt Nam ở nước ngoài trong các chương trình bản tin thời sự.
i) Phòng Chương trình:
- Quản lý 60% lượng chương trình còn lại của kênh VTV4, chủ yếu là khai
thác, lưu trữ các chương trình truyền hình hay, tiêu biểu được chọn lọc từ
các kênh khác của Đài, ngoài ra cũng có những bài viết quảng bá riêng.


2. Tổ chức sản xuất và phát sóng chương trình
- Tất cả công chức, viên chức và người lao động của Ban truyền hình đối
ngoại đều được tham gia sản xuất và phục vụ sản xuất cho các chương trình
phát sóng của Đài THVN nằm trong nội dung định hướng kế hoạch tuyên
truyền của Tổng Giám Đốc và Lãnh đạo Ban. Với nguyên tắc phát huy tính
chủ động sáng tạo của cán bộ, viên chức và người lao động trong trung tâm
và tuân theo một quy trình sản xuất chuyên nghiệp
- Kế hoạch sản xuất chương trình.
 Sau khi nhận được kế hoạch sản xuất chương trình của Tổng giám đốc
giao cho Ban, hoặc do đơn vị tự xây dựng theo tuần, tháng hoặc năm,
phóng viên, biên tập viên, đạo diễn phát hiện và chọn được đề tài theo

định hướng tuyên truyền, được Lãnh đạo phòng và Lãnh đạo Ban phê
duyệt.
 Sáng thứ 5 hàng tuần các phòng đăng ký tên và nội dung chương trình
phát sóng của tuần sau nữa (tức 10 ngày sau so với tuần phát sóng) qua
mạng hoặc trực tiếp với phòng Hành chính Tổng hợp để Giám đốc duyệt
và đăng ký lịch phát sóng với Lãnh đạo Đài.(Qua ban Thư ký biên tập)
 Lãnh đạo Ban chỉ bố trí phát sóng những chương trình nằm trong kế
hoạch tuyên truyền hàng tuần, hàng tháng đã được duyệt (trừ những
chương trình đột xuất, phóng sự nóng và đặc biệt)
 Phòng Hành chính – Tổng hợp phải thường xuyên báo cáo số chương
trình đã phát sóng của từng chuyên mục theo tháng, quý để lãnh đạo


phòng, Ban có cở sở điều chỉnh cho phù hợp với số Quota (sản phẩm) đã
được phân bổ cả năm.
 Để nâng cao chất lượng chương trình thông qua sự cạnh tranh, căn cứ số
lượng quota Tổng giám đốc giao cho các chuyên mục của trung tâm hàng
năm, Giám đốc sẽ giao 3/4 số lượng cho các mục, còn 1/4 để các phóng
viên, biên tập, đạo diễn của các chuyên mục khác đăng ký chéo. Hoặc
hàng tháng các phòng đăng ký đề tài phóng sự nóng, phóng sự điều tra,
phóng sự chuyên đề và lãnh đạo sẽ chọn chương trình tốt cho sản xuất.
- Quy trình sản xuất chương trình
 Tất cả các chương trình đã được duyệt nằm trong kế hoạch sản xuất tuần,
tháng, năm, trước khi đi sản xuất bắt buộc phải lên đề cương kịch bản chi
tiết và có kế hoạch đăng ký sử dụng máy, thiết bị, ôtô và các thủ tục giấy
tờ cần thiết thông qua phê duyệt của phòng hành chính và lãnh đạo
phòng, Ban (trừ trường hợp đặc biệt).
 Đối với những chương trình lớn (theo chủ đề, theo series, trực tiếp, cầu
truyền hình v.v) cần tập trung trí tuệ tập thể thì lãnh đạo Ban sẽ quyết
định trưng dụng anh chị em trong Ban phối hợp kíp sản xuất.

 Các phóng viên, biên tập, đạo diễn có trách nhiệm trao đổi kịch bản phân
cảnh với quay phim trước khi đi sản xuất chương trình.
 Tất cả lời bình (thuyết minh) của chưong trình trước khi đọc phải được
lãnh đạo phòng xem và ký duyệt (riêng lời bình của phim tài liệu, các
phóng sự điều tra, các chương trình theo series và các chương trình lớn
như cầu truyền hình, truyền hình trực tiếp v.v thì lãnh đạo Ban phụ trách
trực tiếp duyệt)
 Trong quá trình phóng viên đi cơ sở phát hiện những đề tài hay, có nội
dung tốt hoặc những vấn đề bức xúc đang được xã hội quan tâm (nằm


ngoài kế hoạch) thì báo cáo lãnh đạo phòng và lãnh đạo Trung tâm xem
xét cụ thể để quyết định sản xuất và làm hồ sơ sau .
 Phòng Quay phim có trách nhiệm lưu giữ các tư liệu quay tiền kỳ để làm
tư liệu sử dụng chung. Chỉ được phép xóa tư liệu khi có ý kiến của Giám
đốc. Trước khi bàn giao tư liệu cho cá nhân và đơn vị khác phải có ý kiến
của giám đốc
 Trước ngày chương trình phát sóng chậm nhất là một tuần tác giả phải
viết tóm tắt nội dung và chọn lọc một số hình ảnh phản ánh được nội
dung chính của chưong trình gửi ngay cho nhóm quảng bá thương hiệu
Ban Thư ký Biên tập để giới thiệu, quảng bá trước.
 Trưởng, phó phòng nếu đi cơ sở khảo sát, nắm tình hình thì trước khi đi
có kế hoạch công tác của chuyến đi trình Giám đốc phê duyệt. Sau khi đi
công tác về báo cáo kết quả chuyến công tác trước cuộc họp giao ban
hàng tuần của Ban hoặc báo cáo với Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách
trực tiếp
- Duyệt và nghiệm thu phát sóng chương trình
 Chương trình phát sóng phải được duyệt ở phòng trước khi trình Lãnh
đạo Ban duyệt. Lãnh đạo phòng và tác giả chịu trách nhiệm trước
Lãnh đạo Ban về nội dung, chất lượng chương trình thuộc phòng sản

xuất (trừ chưong trình đặc biệt do Lãnh đạo Ban chỉ đạo)
 Các chương trình phát sóng phải được duyệt và nghiệm thu trước
ngày phát sóng ít nhất là 3 ngày trừ trường hợp đặc biệt Lãnh đạo Ban
sẽ xem xét cụ thể.
 Tác giả có trách nhiệm tự mang chương trình của mình đi duyệt và nhận
lại USB, File đã được duyệt xong. Các chương trình sau khi được duyệt
nghiệm thu của Lãnh đạo phòng, Lãnh đạo Ban và Hội đồng duyệt


chương trình của Đài THVN mà có ý kiến phải sửa chữa (Bao gồm cả lời
bình và hình ảnh) yêu cầu tác giả phải nghiêm túc thực hiện.
 Căn cứ vào nội dung đề tài, tính chất cũng như chất lượng chương trình
sau khi phát sóng giám đốc quyết định thể loại báo chí cụ thể của sản
phẩm. Các phó giám đốc có trách nhiệm đề xuất thể loại báo chí cụ thể
của các chương trình thuộc mục mình phụ trách để giám đốc quyết định.


B.

Nhật kí thực tập
STT
1)

THỜI GIAN

CÔNG VIỆC

22/2/2016 – 1/3/2015

Hoàn tất thủ tục xin xác nhận thực

tập.
Làm thẻ ra vào.
Làm quen với phòng thực tập (Phòng
Chuyên mục Tiếng Việt, các anh chị
hướng dẫn và tìm hiểu về các phòng
khác trong ban.

2)

2/3/2015 – 31/3/2015

-Tìm hiểu quy trình làm việc, sản
xuất cụ thể của phòng, ban.
-Đi theo giúp đỡ, học hỏi kinh
nghiệm các anh, chị đến hiện trường
khi đi quay các phóng sự (phóng sự
“Hoa văn Đại Việt”, “Đĩa than Hà
Nội”, “Ký ức hoa bưởi”, “Ký ức xe
đạp”…). Hỗ trợ tìm nhân vật, giải
băng.
-Tham gia các buổi họp phòng để có
cái nhìn tổng quát và hiểu được
chính xác cách làm việc của phòng.

3)

1/4/2015 – 15/4/2015

Hỗ trợ các anh chị làm các phóng sự.
Tự nghiên cứu, đề xuất đề tài và làm

phóng sự riêng với sự giúp đỡ của
các anh chị trong phòng (Phóng sự


Tủ bánh mì từ thiện).
4)

16/4/2015 – 22/4/2015

Tổng hợp lại cả quả trình thực tập,
làm báo cáo, xin nhận xét đánh giá
của lãnh đạo phòng và người hướng
dẫn.



×