Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tiểu luận môn chính luận báo chí TIỂU LUẬN CAO HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.6 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU

I. Bản chất, vai trò, đặc điểm của chính luận báo chí
Chính luận là một loại thể tác phẩm cơ bản của loại hình báo chí đã
được hình thành và phát triển khá lâu trên thế giới cũng như ở nước ta.
Chính luận báo chí lấy những sự kiện, hiện tượng, vấn đề chính yếu mà
xã hội quan tâm để phân tích, lý giải, luận bàn. Trên cơ sở phân tích, lý
giải, luận bàn đó, loại thể tác phẩm báo chí này có thể làm thay đổi tư
tưởng, tình cảm của con người để giúp họ có những phương pháp, cách
thức trong hoạt động ứng xử của mình một cách phù hợp.
1/ Định nghĩa chính luận báo chí
Là cách thức mà tác giả thể hiện chính kiến, quan điểm của mình
trước những vấn đề dư luận quan tâm. Người viết có thể là nhà báo, nhà
văn, nhà văn hóa nhưng vấn đề đó liên quan đến thời cuộc, cộng đồng,
đất nước.
2/ Đặc điểm của chính luận báo chí
Tác phẩm chính luận báo chí không dừng lại ở thông tin sự kiện,
thông tin về sự vật, hiện tượng, thông tin về sự xuất hiện hay bề mặt của
sự phát triển… Bằng sự bình giá, phân tích, lý giải, nó đi sâu vào bản
chất của sự kiện, hiện tượng, vấn đề của đời sống. Vì thế, tác phẩm chính
luận báo chí có khả năng tác động đến bạn đọc ở chiều sâu nhận thức.


Đặc điểm của nhóm chính luận là trên cơ sở các tư liệu, sự kiện,
hiện tượng, quá trình có hệ thống để phân tích, đánh giá, bình luận một
vấn đề nào đó theo ý đồ và mục đích nhất định. Người viết thể loại trong
nhóm này phải huy động trí tuệ, kinh nghiệm và kiến thức xã hội, kết
hợp tư duy khoa học và tư duy logic, các luận cứ, luận chứng kết hợp
chặt chẽ với nhau trong mạch tư duy nhất quán để lý giải vấn đề. Khi
xem xét, đánh giá hay bình luận một sự kiện, vấn đề đòi hỏi người viết
không chỉ nêu hiện tượng bên ngoài mà còn phải chỉ ra nguyên nhân và


bản chất bên trong của vấn đề đó. Thái độ, quan điểm, chính kiến của
người viết cũng phải thể hiện rõ ràng, nhất quán và công khai trước vấn
đề mà mình đề cập. Đặc biệt với những vấn đề xã hội phức tạp người viết
phải có những đề đạt, gợi mở, hướng dẫn tháo gỡ vấn đề. Điều này thể
hiện tính xây dựng, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm, xã hội và nghĩa
vụ công dân của nhà báo. Mục đích của các thể loại trong nhóm chính
luận báo chí là thuyết phục công chúng, giúp công chúng hiểu sự thật
bằng luận cứ, luận chứng và lý lẽ. Mục đích thông tin là giúp cho công
chúng nhận thức một cách hợp lý về tính chất, bản chất sự kiện, hiện
tượng, vấn đề thời sự. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện hình thành trong công
chúng một phương pháp ứng xử đúng đắn, chỉ đạo cho những hành động
thực tiễn phù hợp với sự vận động, phát triển của xã hội. Ngôn ngữ ở loại
tác phẩm chính luận mang đậm tính logic. Kết cấu tác phẩm thường được
hình thành theo các quy luật của tư duy, liên kết chặt chẽ, giàu sức thuyết
phục.
3/ Vai trò, vị trí của chính luận báo chí


Vai trò, vị trí của loại thể tác phẩm chính luận báo chí trong hoạt
động báo chí được nhìn nhận ở nhiều góc độ. Đối với một nền báo chí
hiện đại với nhiều sự kiện xảy ra xung quanh cuộc sống con người từng
phút, từng giờ thì việc các nhà báo chính luận nắm được tin tức, sự kiện
và có nhận thức đúng đắn, có tầm nhìn sâu sắc vấn đề để giải thích, bình
luận, phân tích, đánh giá giúp công chúng hiểu rõ bản chất vấn đề có vai
trò hết sức quan trọng trong việc ổn định kinh tế, chính trị của mỗi quốc
gia. Đó là nhiệm vụ nặng nề đặt ra đối với những nhà chính luận báo chí.
Báo chí ở một mức độ nào đó là một phương tiện, một công cụ, nhưng
báo chí trong một xã hội còn tồn tại giai cấp, tồn tại nhiều khuynh hướng
thì nó luôn được các giai cấp, các tổ chức, các đảng phái, các quốc gia sử
dụng như một phương tiện có lợi cho mình. Vì vậy, lý giải, nhận thức

thông tin không phải bao giờ cũng dễ dàng thống nhất. Mặt khác, nhận
thức còn tùy thuộc vào cá nhân mỗi nhà báo về trình độ, phẩm chất, lập
trường, khuynh hướng của họ. Cùng một sự kiện bản thể, nhưng tồn tại
nhiều sự kiện được nhận thức theo những mục đích, khuynh hướng,
phẩm chất, trình độ khác nhau. Vì vậy, một nền báo chí đều truyền tải
thông tin và cố gắng xây dựng một nhận thức cho công chúng theo quan
điểm và lợi ích của dân tộc và quốc gia mình. Điều đó khẳng định vị trí,
vai trò quan trọng của tác phẩm chính luận, của nhà báo chính luận trong
cộng đồng của mình như thế nào.
Đối với bản chất nghề nghiệp, nhà báo là nhà chính luận. Đội ngũ
nhà báo trong các quốc gia là đội ngũ chiến sĩ đấu tranh trên lĩnh vực tư
tưởng, văn hóa của dân tộc mình. Họ chiến đấu bằng những tác phẩm


báo chí của mình. Mỗi tác phẩm báo chí nói chung, tác phẩm chính luận
báo chí nói riêng là một viên gạch xây dựng Tổ quốc, là vũ khí tư tưởng
góp phần đấu tranh giữ gìn và bảo vệ đất nước.
II. Báo chí chính luận
1/ Định nghĩa Báo chí Chính luận: Là một thể loại văn học đồng
thời là một loại thể báo chí, có nội dung phản ánh các vấn đề có tính thời
sự về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, văn học, tư tưởng, v.v...
Các tác phẩm chính luận hướng tới mục đích tác động đến dư luận
xã hội đương thời, đến lối sống, các quyền lợi chính trị hiện hành; đề
xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai
cấp hoặc với lý tưởng xã hội, đạo đức.
Đối tượng phản ánh của chính luận là toàn bộ cuộc sống quá
khứ và hiện tại, cuộc sống cá nhân cũng như đời sống xã hội, đời sống
thực và đời sống được phản ánh trong báo chí, nghệ thuật.
Những bức tranh về thực tại, tính cách và số phận con người biểu
hiện trong tác phẩm chính luận như những chứng cứ lấy từ chính đời

sống, như một hệ thống những luận cứ, như đối tượng của sự phân tích
hoặc được dùng làm cơ sở cho xúc cảm, làm tác nhân kích thích, làm
nguyên cớ để lên án, tố cáo, hoặc chất vấn các giới hữu quan để khẳng
định lý tưởng.
2/ Một số nét cơ bản của báo chí chính luận


Chính luận báo chí bao hàm trong nó sư tranh luận xã hội, luận
chiến xã hội hay đối thoại xã hội mà chính luận nhằm bày tỏ và bảo vệ
chính kiến, luận điểm, lập truờng xã hội của mình trước sự kiện và vấn
đề thời cuộc đang được công chúng và DLXH quan tâm.
Báo chí chính luận là một loại hình của hoạt động sáng tạo của nhà
báo cho nên nó phải mang đặc trưng cơ bản của báo chí. Hai yếu tố tạo
nên đặc trưng của loai tác phẩm này: Chính luận báo chí trước tiên phải
mang phong cách chính luận; tiếp đó nó phải thỏa mãn yêu cầu của tính
chất báo chí.
Theo sách Tác phẩm báo chí tập III, tác giả Trần Thế Phiệt thì
chính luận báo chí là một dạng văn nghị luận; mà văn nghị luận là một
loại văn trong đó nguời viết đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng về một vấn đề
nào đó và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho nguời đọc, nguời
nghe hiểu tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo những
điều mà mình đề xuất.
- Chính luận báo chí thể hiện tập trung tính tư tưởng (thông tin
trong tác phẩm chính luận báo chí là thông tin lý lẽ; thái độ trong nội
dung thông tin là bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư
tưởng, chính trị của người viết, của bản báo đối với nhưng vấn đề thời sự
quan trọng thiết yếu; Nội dung của tác phẩm chính luận báo chí tập trung
một cách rõ nhất, nhiều nhất lập trường, quan điểm trong sứ mệnh định
hướng tư tưởng và hành động theo mục đích của từng tờ báo).



- Chính luận báo chí có hình thức trình bày thể hiện yêu cầu và đòi
hỏi rất cao hoạt động tư duy luận lý chặt chẽ thể hiện qua các luận điểm,
luận cứ, luận chứng đuợc triển khai trong tác phẩm. Chính luận báo chí
có nhiệm vụ đánh giá, phân tích, giải thích, bàn luận về những sự thật
của đời sống. Nội dung của tác phẩm chính luận báo chí tập trung một
cách rõ nhất, nhiều nhất lập trường, quan điểm trong sứ mệnh định
hướng tư tưởng và hành động theo mục đích của từng tờ báo.
Trong thực tế cuộc sống mới, dù hòa bình, bao giờ cũng vẫn đặt ra
những vấn đề cần đuợc lý giải, phân tích, thẩm định. Vì vậy xã hội cần
đến báo chí không những chỉ ở thông tin sự kiện mà còn cả ở thông tin lý
lẽ. Chính tính chất thông tin lý lẽ tạo nên vị trí không thể thay thế của
chính luận báo chí.

Nghề chơi Quan họ

Đã có rất nhiều người nặng lòng với Quan họ, luôn đau đáu
làm sao để Quan họ không và mất mát cái cốt tuý bản thể. Nhưng
bấy lâu nay, mọi giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của Quan họ
cũng chỉ như “ném đá ao bèo”, mới khơi gợi được bề nổi còn chiều


sâu và sức sống bền lâu của Quan họ trong cộng đồng vẫn đang là
vấn đề đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ…
Bảo tồn Quan họ - chặng đường dài chưa dứt…
Từ cuối thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu và những người yêu say
Quan họ đã cố công tìm kiếm, nhặt nhạnh, chắp vá những mảnh vỡ với
hy vọng sẽ khôi phục, gìn giữ được cái “mạch nguồn tươi sáng” nguyên
bản của Quan họ cổ. Không ít phương án bảo tồn được đề xuất và triển
khai thực hiện như: tuyên truyền, biên soạn sách về Quan họ, đưa việc

giảng dạy hát Quan họ vào trường Trung học Văn hoá Nghệ thuật tỉnh, tổ
chức thi hát Quan họ đầu xuân, xây dựng đề án thí điểm danh sách để tôn
vinh nghệ nhân Quan họ, thành lập các tổ, đội, CLB hát Quan họ gồm
nhiều lứa tuổi ở khắp xóm làng… Cũng đã có biết bao buổi hội thảo, toạ
đàm, đề án, chương trình hành động về bảo tồn và phát triển văn hoá
Quan họ được tổ chức. Song chừng đó vẫn như “muối bỏ bể”. Còn quá ít
người hiểu thế nào là một canh hát Quan họ cổ và băn khoăn về cái chất
“vàng ròng” tinh tuý của loại hình văn hoá sinh hoạt tổng hợp đặc biệt
này. Thêm nữa, những người yêu mến, mặn mà với Quan họ thỉnh thoảng
lại thấy chạnh lòng khi gặp kiểu Quan họ biến tướng, thiếu lành mạnh.
Vậy phải chăng là việc bảo tồn, phát huy giá trị của văn hoá Quan họ còn
đang thiếu một điều gì đó?
Một số nhà nghiên cứu cùng với các liền anh, liền chị trong CLB
Quan họ làng Đặng Xá lại thử nghiệm mô hình “du lịch hoá canh hát
Quan họ cổ”. Hình thức canh hát được tái hiện lại theo lề lối cổ với đầy


đủ các nghi lễ: đầu tiên là đón khách vào nhà chứa rồi hát mời trầu, mời
nước; tiếp đó mời khách xơi cơm theo kiểu truyền thống của người Quan
họ với các món ăn dân dã, bày trên mâm đan, bát đàn; sau đó, canh hát sẽ
bắt đầu với lối hát lề luật, không nhạc đệm, ánh sáng, trang trí và mọi
dịch vụ khác đều phỏng theo lối cổ. Mô hình này sẽ giúp những du khách
thập phương có nhu cầu được thưởng thức canh hát Quan họ mẫu mực,
thâu đêm suốt sáng để từ đó hiểu thế nào là một canh hát Quan họ cổ.
Liền chị Nguyễn Thị Kim Quýnh, chủ nhiệm CLB Quan họ làng Đặng
Xá cho biết: “Phương án này được triển khai thực hiện đầu tiên ở làng
Đặng Xá, sau đó một số làng khác như Đại Phúc, Bồ Sơn, Viêm Xá cũng
áp dụng. Tổng kết đánh giá ghi nhận bước đầu đã có hiệu quả”. Nhiều
người cũng tin tưởng mô hình này sẽ được nhân rộng và trở thành
phương án mục tiêu mang tính trọng điểm của công tác bảo tồn và phát

huy không gian văn hoá Quan họ. Có thể đây sẽ là một hướng mới cho
việc gìn giữ Quan họ cổ. Nhưng, liệu phương án này có bị “chết yểu”
giống nhiều cách đã thực hiện trước đây, hiệu quả thế nào thì còn phải
chờ xem ở tương lai…
Chưa hiểu Quan họ, khoan nói chuyện bảo tồn
Là người “thuỷ chung như nhất” với Quan họ, nhà nghiên cứu Lê
Danh Khiêm, nguyên Trưởng Ban nghiên cứu Quan họ (Trung tâm văn
hoá thông tin tỉnh) phân tích rằng: “Người xưa gọi Quan họ là một nghề
chơi - “Trong sáu tỉnh người đà chưa tỏ/ Ngoài năm thành chỉ có Bắc
Ninh/ Yêu nhau trở lại xuân đình/ Nghề chơi Quan họ có tinh mới


tường”. Bởi nghề chơi ấy lắm công phu nên đòi hỏi phải có nghề mới
chơi được. Theo đó, muốn bảo tồn nhất định phải hiểu Quan họ trước.
Nhưng xu thế hiện nay là không cần hiểu cũng cứ bảo tồn, như thế là bảo
tồn tuỳ tiện. Tất cả những gì chúng ta đã làm cho Quan họ chỉ ở dạng bảo
tàng, lưu giữ, trưng bày bản sao chứ không phải bảo tồn. Bảo tồn Quan
họ là phải đặt nó trong không gian sống ở dạng tổng thể gồm đủ cả 5 mặt
hoạt động: Dân ca, tục kết bạn, văn hoá hành vi, lễ hội và tín ngưỡng
Quan họ. Cho nên, nếu chưa hiểu tường tận về Quan họ thì khoan nói
đến chuyện bảo tồn”.
Ngược lại với hát trống quân, chèo cổ, tuồng cổ, rối nước… đang
bị người Việt thờ ơ, Quan họ lại được rất nhiều công chúng trong và
ngoài nước quan tâm, yêu thích. Vì vậy để Quan họ tồn tại và phát triển
đúng với nội tại bản thể vốn có của nó, vừa tự nhiên, tự nguyện vừa có
sức sống lâu bền trong những cộng đồng dân cư thế kỷ mới. Trước hết là
hiểu đúng về Quan họ. Tiếp đến là hình thành một cộng đồng của những
người Quan họ với lối sống đoàn kết, tao nhã, lịch thiệp, bình đẳng và
tôn trọng lẫn nhau. Muốn vậy nhất thiết phải nối lại mối quan hệ giữa các
làng Quan họ trước đây đã từng kết chạ thay cho tục kết bạn Quan họ

xưa kia. Sau nữa là xây dựng nhà chứa ở các làng Quan họ cổ làm nơi
đón bạn, gặp gỡ, giao lưu và truyền dạy Quan họ… Từ đó, giữa các
CLB, tổ, đội Quan họ sẽ gắn bó mật thiết hơn, họ sẽ không chỉ hát giao
lưu mà còn chơi với nhau. Như vậy, nghĩa là Quan họ đã được bảo tồn ở
dạng động. Việc làm này hết sức đơn giản, trong tầm tay của ngành Văn
hoá mà không đòi hỏi đầu tư quá nhiều kinh phí.


Để vẻ đẹp văn hoá Quan họ tồn tại bền vững và ngày càng phát lộ,
toả sáng trong thời đại mới, đang cần lắm những ứng xử văn hoá với việc
bảo tồn mà trước tiên nhất định phải hiểu Quan họ.



×