Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Một số dạng bài tập lý thuyết peptit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.93 KB, 16 trang )

Chương 2:
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP LÝ THUYẾT PEPTIT
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Các khái niệm
Peptit là những hợp chất có từ 2 – 50 gốc  - aminoaxit liên kết với nhau bằng các liên
kết peptit.
 - aminoaxit là a.a có nhóm NH 2 đính vào C nằm liền kề nhóm chức –COOH.
Liên kết -CO-NH- giữa 2 đơn vị  - aminoaxit được gọi là liên kết peptit.
Chú ý: nilon -6 cũng có liên kết -CO-NH- nhưng liên kết đó được gọi là liên kết amit,
không phải liên kết peptit.
Đối với Lys nhóm NH 2 ở vị trí  mới tạo liên kết peptit. Đối với Glu nhóm –COOH
kề nhóm -NH 2 mới tạo liên kết peptit. Như vậy số liên kết peptit luôn = (số đơn vị  aminoaxit) – 1.
Một liên kết peptit hình thành thì tách ra một phân tử H 2 O.
2. Phân loại
Gồm hai loại
- Oligopeptit: Là peptit trong phân tử có chứa từ 2 – 10 gốc  - aminoaxit
- Polipeptit: Là peptit trong phân tử có chứa từ 11-50 gốc  - aminoaxit.
3. Đồng phân và cấu tạo
a) Cấu tạo
Phân tử peptit hợp thành từ các gốc  - amino axit nối với nhau bởi các liên kết peptit
theo một trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm -NH 2 , amino axit đầu C còn
nhóm –COOH.
b) Đồng phân
Tùy thuộc vào trật tự sắp xếp của các gốc a.a mà ta có các đông phân khác nhau.
4. Tính chất hóa học
a) Phản ứng thủy phân:
Thủy phân không hoàn toàn peptit thu được sản phẩm hỗn hợp các peptit mạch ngắn
hơn.
Thủy phân hoàn toàn peptit thu được hỗn hợp các  - aminoaxit.
Ví dụ: Gly – Gly – Gly – Gly + H 2 O  Gly + Gly – Gly – Gly
Gly – Gly – Gly – Gly + 3H 2 O  Gly


Xúc tác cho phản ứng thủy phân có thể là axit hoặc bazơ. Đặc biệt nhờ các enzim có
tác dụng xúc tác đặc hiệu vào một liên kết peptit nhất định vào đó.
b) Phản ứng màu biure:
Peptit + Cu(OH) 2 / OH * tạo phức màu xanh tím đặc trưng.
 Điều kiện: peptit phải có từ 2 liên kết peptit trở lên như vậy đipeptit không tham gia
phản ứng biure.
II. Bài tập mẫu
Ví dụ 1 : Cho các chất sau:
1.NH 2 (CH 2 ) 5 CONH(CH 2 ) 5 COOH
2.NH 2 CH(CH 3 )CONHCH 2 COOH
3.NH 2 CH 2 CH 2 CONHCH 2 COOH
4.NH 2 (CH) 6 NHCO(CH 2 ) 4 COOH.
Hợp chất nào có liên kết peptit?


A. 1,2,3,4

B. 1,3,4
C. 2
D. 2,3
(Trường THPT Quỳnh Lưu1/ Nghệ An/ thi thử lần 1 -2016)
Hướng dẫn:
Các chất 1,3,4 tồn tại các mắt xích không phải  - aminoaxit nên nó không phải là liên
kết peptit.
 Chọn đáp án C.
Ví dụ 2: Số đi peptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1

(Trích đề thi TSCĐ khối B năm 2009).
Hướng dẫn:
Cách 1: Liệt kê
Các đipeptit là: Ala- Gly, Gly- Ala, Gly- Gly, Ala- Ala;
Cách 2: Dùng công thức
Số đipeptit tối đa: 2 2 = 4
 Chọn đáp án C.
Nhận xét:
Cách 1:
- Nhiều học sinh chọn đáp án B vì không để ý trường hợp 2  -a.a có thể giống
nhau.
- 2 amoni axit Ala- Gly, Gly- Ala là khác nhau;
+ Trong Ala- Gly: Ala là amoniaxit đầu N, Gly là aminoaxit đầu C.
+ Trong Gly- Ala: Gly là amoniaxit đầu N, Ala là aminoaxit đầu C.
Cách 2:
Tổng quát : Số n peptit (n = đi, tri, tetra…) tạo bởi x amino axit khác nhau: x n
Bài toán: Có x loại a.a khác nhau (trong x loại a.a số lượng a.a là lớn hơn hay
bằng n), để chọn ra n a.a từ x a.a đó thì có bao nhiêu cách.
Ta xem việc chọn ra a.a để sắp xếp vào n vị trí có n công đoạn từ 1 đến n.
Công đoạn 1 có x cách chọn a.a
Công đoạn 2 có x cách chọn a.a

Công đoạn n có x cách chọn a.a
Theo quy tắc nhân: khi có công việc có thể được thực hiện theo

x.x...x  x n
nthuasox

Ví dụ 3: Có bao nhiêu tripeptit ( mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều
thu được 3 amino axit : glyxit, alanin và phenyalanin?

A. 3
B. 9
C. 4
D. 6
(Trích đề thi TSĐH khối A năm 2010)
Hướng dẫn
Cách 1 : Liệt kê
GAP; GPA; AGP; APG; PGA; PAG
Cách 2: Sử dụng xác suất thống kê
Yêu cầu bài toán tương đương có bao nhiêu cách sắp xếp A, G, P vào 3 vị trí cho
trước.
Theo lý thuyết xác suất ta có 3! = 6 cách
 Chọn đáp án D.


Ví dụ 4: Đun nóng hỗn hợp gồm glyxin, phenylalanin, tyrosin, valin, alanin tạo ra
pentapeptit có chứa các gốc amino axit khác nhau. Số lượng pentapeptit có thể tạo
ra là
A. 50
B. 120
C. 60
D. 15
(Trường THPT Tiểu La/ Thi thử lần 1 – 2013)
Hướng dẫn
Số pentapeptit tạo ra bởi 5 a.a khác nhau 5! = 120. Với bài này thì cách liệt kê là
không khả thi.
 Chọn đáp án B.
Ví dụ 5: Thủy phân hoàn toàn 1 mol tetrapeptit mạch hở X thu được 2 mol glixin, 1
mol alanin. 1 mol valin. Số đồng phân cấu tạo của tetrapeptit X là:
A. 10

B. 12
C. 18
D. 24
( Trường THPT chuyên ĐHKH Huế/ Thi thử lần 1 -2012)
Hướng dẫn
Cách 1:
Ta xếp các a.a yêu cầu vào 4 ô trống.
Chọn 1 ô để đặt Ala có 4 cách
Chọn 1 ô để đặt Valin có 3 cách
Còn 2 ô chọn 2 ô để đặt 2 Gly có C22
Vậy có 4.3.C22  12 cách
Cách 2:
Xét 4 loại a.a: G a ; G b ; A; V xếp vào 4 vị trí thì có 4! Cách
Nhưng G a  G b có 2! Peptit bị lặp ( Đảo vị trí G a , G b thì peptit không đổi).
Như vậy có:

4!
 12
2!

 Chọn đáp án D.
Nhận xét:
Tổng quát ( cho cách 2): Nếu trong phân tử peptit có i cặp gốc  - aminoaxit giống
nhau thì số đồng phân chỉ còn n !
2

i

Ví dụ 6: Có bao nhiêu tripeptit ( mạch hở) khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản
phẩm gồm alanin và glyxin ?

A. 8
B. 5
C. 7
D. 6
( Trích đề thi TSĐH khối B năm 2014)
Hướng dẫn:
Cách 1:
Số đồng phân peptit được tạo từ n – amoni axit, có i cặp giống nhau : n!/2 i .
Tripeptit trên có thể tạo từ (Ala, Ala, Gly) hoặc ( Ala, Gly, Gly)
Tripeptit tạo từ Ala, Ala, Gly có 1 cặp giồng nhau (Ala,Ala) nên số tripeptit = 3!/2 1 =3
Tương tự đối với tripeptit tạo từ Ala,Gly,Gly cũng có 3 đồng phân
Tổng số đồng phân peptit là 6
Cách 2:
Số n peptit ( n = đi, tri,tetra…)tạo bởi x amino axit khác nhau : x n
Số tripeptit ( n =3) tạo bởi 2 amino axit Gly và Ala: 2 3
Bài cho: Khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin 
loại đi trường hợp đipeptit chỉ chứa 1 a.a ( Gly,Gly,Gly và Ala, Ala, Ala).


Tổng số đồng phân peptit thỏa mãn: 2 3 - 2 = 6
 Chọn đáp án D.
Ví dụ 7: Cho hợp chất X có công thức:
H 2 N-CH(CH 3 )-CO-NH-CH 2 -CO-NH-CH 2 -CH 2 -CO-NH-CH(C 6 H 5 )-CO-NHCH(CH 3 )-COOH. Khẳng định đúng là:
A. Trong X có 4 liên kết peptit.
B. Thủy phân X thu được 4 loại  - amino axit khác nhau.
C. X là pentapeptit.
D. Trong X có 2 liên kết peptit.
(Trường THPT chuyên ĐH Vinh/ thi thử lần 2-2015)
Hướng dẫn:
Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa 2 đơn vị  - amino axit.

Trong chất trên thì -NH-CH 2 -CH 2 -CO- không phải là  - amino axit nên liên kết –
CO-NH- không phải là liên kết peptit
 Chọn đáp án D.
Ví dụ 8: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin ( Gly), 1
mol alanin ( Ala), 1 mol valin ( Val) và 1 mol Phenylalanin ( Phe). Thủy phân
không hoàn toàn X thu được đipeptit Val- Phe và tripeptit Gly- Ala – Val nhưng
không thu được đipeptit Gly – Gly. Chất X có công thức là:
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val
B. Gly-Ala-Val-Val-Phe
C.Gly-Ala-Val-Phe-Gly
D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly
(Trích đề thi TSĐH khối B năm 2010)
Hướng dẫn:

Pentapeptit X
Gly + Ala
+ Val
+
Phe
1 mol
2 mol
1 mol
1 mol
1 mol
X thủy phân  Val- Phe + Gly-Ala – Val: nên Gly – Ala – Val – Phe
Vì không thu được Gly – Gly và Phe – Gly nên: Gly – Ala – Val – Phe - Gly
 Chọn đáp án C.
Ví dụ 9: Peptit A có phân tử khối là 245 và chứa 17,14 % nitơ về khối lượng. Khi thủy
phân không hoàn toàn A, trong hỗn hợp sản phẩm thu được có 2 đipeptit B và C.
phân tử khối tương ứng của B và C là 174 và 188. Cấu tạo thu gọn của A là

A. Gly – Ala – Val – Ala.
B. Val – Gly – Ala.
C.Ala – Gly – Val – Gly
D. Ala – Val – Gly
( Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội/ thi thử lần 3 -2012)
Hướng dẫn:
Số N:

Val  Gly :117  98  18  188
0,1714.245
= 3 Loại A, C. B
Loại B.
Val  Ala : 75  89  18  146
14

 Chọn đáp án D.
Ví dụ 10: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala – Gly và Gly – Ala là
A. Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm.
B. Dung dịch NaCl.
C.Dung dịch HCL.
D. Dung dịch NaOH.
( Trích đề thi TSĐH khối A năm 2009)
Hướng dẫn:
Tripeptit Gly- Ala – Gly có 2 liên kết peptit nên có phản ứng màu với Cu(OH) 2 tạo
thành phức chất có màu tím đặc trưng ( phản ứng màu biure).
Đipeptit Gly – Ala chỉ có 1 liên kết peptit nên không tham gia phản ứng này.


 Chọn đáp án A.
III. Bài tập tự luyện

Câu 1: Những mệnh đề nào sau đây là sai?
A. Khi thay đổi trật tự các gốc  - amino axit trong phân tử peptit sẽ dẫn đến có các
đồng phân peptit.
B. Trong phân tử peptit mạch hở nếu có n gốc  - amino axit thì sẽ có ( n -1) liên kết
peptit.
C. Các peptit thường ở thể rắn, dễ tan trong nước.
D. Nếu phân tử peptit có chứa n gốc  - amino axit thì sẽ có số đồng phân là n!
( Trường THPT Quỳnh Lưu 1 / Nghệ An / thi thử lần 1 -2016)
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phân tử các amino axit chỉ có 1 nhóm amino.
B. Phân tử đipeptit mạch hở có 2 liên kết peptit.
C. Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
D. Trong peptit mạch hở tạo ra từ n phân tử H 2 NRCOOH, số liên kết peptit là ( n -1 )
( Trường THPT Quỳnh Lưu 1 / Nghệ An / thi thử lần 3-2011)
Câu 3: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các  - amino axit.
B. Oligopeptit là các peptit có từ 2 -10 liên kết peptit.
C. Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure với Cu(OH) 2
D. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị amino axit được gọi là liên kết
peptit.
( Trường THPT chuyên Hùng Vương/ Phú Thọ/ thi thử lần 1-2015)
Câu 4: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit
A. H2N-CH2-CH2 -CO-NH-CH2COOH
B. H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH
C. H2N-CH2-CH2 -CO-NH-CH2-CH2COOH
D. H2N-CH2-NH-CH2-COOH
( Trường THPT chuyên Long An/ thi thử lần 2-2015)
Câu 5: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit

A. H 2 N-CH 2 -NH-CH 2 COOH

B. H 2 N-CH 2 -CH 2 -CO-NH-CH 2 -CH 2 -COOH
C. H 2 N-CH 2 -CH 2 -CO-NH-CH 2 COOH D. H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-COOH
( Trường THPT chuyên Long An/ thi thử lần 1-2015)
Câu 6: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin; 1 mol
alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm
thấy có các đipeptit Ala – Gly, Gly – Ala và tripeptit Gly – Gly – Val. Amino axit đầu
N, amino axit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là:
A. Ala, Gly
B. Gly, Val
C. Ala, Val
D. Gly, Gly
( Trích trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm/ Vĩnh Long / thi thử – 2015)
Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Ở điều kiện bình thường, etylamin và trimetylamin là chất khí.
B. H 2 S-CH 2 -CH 2 CO-NH-CH 2 COOH là một dạng đipeptit.
C. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
D. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
( Trương THPT chuyên Quốc học Huế/ thi thử lần 1 -2015)
Câu 8: Dung dịch lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH) 2 tạo sản phẩm có màu đặc
trưng là
A. Màu tím
B. Màu xanh lam
C. Màu vàng
D. Màu đỏ máu


(Trường THPT chuyên ĐH Vinh/ thi thử lần 1-2016)
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong môi trường kiềm, các peptit tác dụng với Cu(OH) 2 cho hợp chất màu tím.
B. Peptit bị thủy trong môi trường axit và bazơ.

C. Oligopeptit là những peptit có chứa từ 2 -10 gốc amino axit.
D. Amino axit tinh thể tồn tại ở dạng lưỡng cực.
(Trường THPT Cẩm Bình / Hà Tĩnh/ thi thử lần 1-2014)
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết –CO-NH- được gọi là đipeptit.
B. Các peptit điều ở chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
C. Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc  - amino axit được gọi là đipeptit.
D. Các peptit mà phân tử chứa từ 11 đến 50 gốc  - amino axit được gọi là polipeptit.
( Trường THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội/ thi thử 1-2014)
Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Axit glutamic HOOC-CH 2 -CH 2 -CH(NH 2 )-COOH có tính lưỡng tính.
B. Trong một phân tử tripeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.
C. Các hợp chất peptit bền trong môi trường bazơ và môi trường axit.
D. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH) 2 cho dung
dịch màu tím xanh.
( Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ / thi thử 4-2015)
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài
triệu.
B. Etylanin tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường tạo ra etanol.
C. Tripeptit glyxylalanylvalin ( mạch hở) có 3 liên kết peptit.
D. Đipeptit HOOCCH(CH 3 )NHOCCH 2 NH 2 có tên là glyxylalanin.
( Trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diệu /Đồng Tháp/ thi thử 2-2015)
Câu 13: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nào sau đây có liên kết peptit.
A. Xenlulozơ
B. Protein
C. Glucozơ
D. Lipit
( Trường THPT Đa phúc / Hà Nội/thi thử 1 -2015)
Câu 14: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Khi cho dung dịch HNO 3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa màu tím,
B. Amilopectin có mạch các bon phân nhánh.
C. Tuluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT ( trinitrôtluen).
D. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai gốc  - amino axit được gọi là liên
kết peptit.
(Trường THPT Âu Lạc/thi thử lần 3 -2015)
Câu 15: Thủy phân không hoàn toàn tripeptit X mạch hở, thu được sản phẩm gồm Gly,
Ala, Ala – Gly, Gly – Ala. Tri peptit X là?
A. Ala – Ala – Gly
B. Gly – Gly - Ala
C. Ala – Gly – Gly
D. Gly – Ala – Gly
(Trường THPT Minh Khai/thi thử lần 2 -2014)
Câu 16: Chon phát biểu đúng:
A. Tiến hành phản ứng trùng ngưng 2 đến 50 loại phân tử  - amino axit thì thu được
peptit.
B. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc  - amino axit, số liên kết peptit bằng (n-1)


C. Thủy phân hoàn toàn peptit X thì tổng khối lượng các  - amino axit thu được bằng
khối lượng X ban đầu
D. Dung dịch lòng trắng trứng tạo hợp chất màu với Cu(OH) 2 và HNO 3 đều do phản
ứng tạo phức.
(Trường THPT Quỳnh Lưu 1 / Nghệ An / thi thử lần 1-2014)
Câu 17: Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Các Amin điều có tính bazơ vì thế dung dịch của chúng đều làm quì tím hóa xanh.
B. Các amino axit đều có tính chất lưỡng tính nên dung dịch của chúng không làm đổi
màu quì tím.
C. Các peptit đều cho được phản ứng màu biure.
D. CH 3 CH 2 N(CH 3 )CH(CH 3 ) 2 có tên thay thế là N,N – etylmetylpropan – 2 – amin.

(Trường THPT Âu Lạc/thi thử lần 3 -2015)
Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các  - amino axit .
B. Lòng trắng trứng gặp HNO 3 tạo thành hợp chất có màu tím.
C. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure với Cu(OH) 2 .
D. Tất cả protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
(Trường THPT Nguyễn Trãi/ Thái Bình/thi thử THPT Quốc Gia -2015)
Câu 19: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây sai?
A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các  - amino axit .
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo?
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị  - amino axit được gọi
là liên kết peptit.
D. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH) 2 .
( Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng/Cần Thơ/ thi thử ĐH – 2014)
Câu 20: Cho hợp chất hữu cơ X có công thưc:
H 2 N-CH(CH 3 )-CO-NH-CH 2 -CO-NH-CH 2 -CH 2 -CO-NH-CH(C 6 H 5 )-CO-NHCH(CH 3 )COOH. Nhận xét đúng là:
A. Trong X có 2 liên kết peptit.
B. Trong X có 4 liên kết peptit.
C. X là một pentapeptit.
D. Khi thủy phân X thu được 4 loại  - amino axit khác nhau.
(Trường THPT Chuyên Bắc Ninh/thi thử lần 3-2014)
Câu 21: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit Gly – Ala – Val – Ala –Gly, thu được
tối đa bao nhiêu đipeptit mạch hở chứa Gly?
A. 4
B. 3
C.1
D.2
( Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc/ thi thử lần 4-2015)
Câu 22: Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một nanopeptit có công thức là:
Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này

có thể thu được bao nhiêu tripeptit có chứa phenylalanin ( Phe)?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
(Trường THPT chuyên Lê Khiết/ thi thử lần 3-2013)
Câu 23: Một heptapeptit có công thức: Pro-Pro-Gly-Arg-Phe-Ser-Phe-Pro. Khi thủy
phân không hoàn toàn peptit này thu được tối đa mấy loại peptit có aminoaxit đầu
N là phenylalanin ( Phe)?
A. 4
B. 3
C. 6
D. 5


(Trường THPT Đô Lương1/ Nghệ An/ thi thử lần 1 -2014)
Câu 24: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm 3  - amino axit : glyxin,
alanin và valin là:
A. 4
B. 6
C. 12
D. 9
(Trường THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội/ thi thử lần 1-2014)
Câu 25: Số đipeptit mạch hở tối đa có thể tạo ra từ một dung dịch gồm:
H 2 NCH 2 CH 2 COOH, CH 3 CHNH 2 COOH, H 2 NCH 2 COOH là
A. 3
B. 2
C. 9
D.4
( Trường THPT chuyên ĐH Vinh/thi thử lần 1 -2014)

Câu 26: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở, thu được 1 mol valin (
Val), 1 mol glyxin( Gly), 2 mol alanin ( Ala) và 1 mol leuxin ( Leu: axit 2-amino
– 4metylpentanoic). Mặt khác, nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được sản
phẩm có chứa Ala- Val – Ala. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là:
A. 7
B. 9
C. 6
D.8
Câu 27: Số liên kết peptit trong hợp chất sau là:
H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-CO-NH-CH(C 6 H 5 )-CO-NH-CH 2 -CH 2 -CO-HN-CH 2 COOH
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
(Trường THPT Đặng Thúc Hứa/Nghệ An/thi thử lần 1 -2014)
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
1. Các hợp chất có từ 1 đến 49 liên kết –CO-NH- gọi là peptit.
2. Dung dịch các peptit có môi trường trung tính.
3. Các amino axit đều có vị ngọt.
4. Benzylamin là 1 amin thơm.
5. Tính bazơ giảm dần theo dãy:
C 2 H 5 ONa > NaOH > CH 3 NH 2 > NH 3 > C 6 H 5 NHCH 3 > C 6 H 5 NH 2
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
( Khối THPT Chuyên ĐHKH Huế/ Thi thử lần 2 -2014)
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(a) Peptit Gly – Ala có phản ứng màu biure.

(b) Trong phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.
(c) Có thể tạo ra tối đa 4 đipeptit từ các amino axit Gly, Ala.
(d) Dung dịch Glyxin không làm đổi màu quì tím.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 30: Cho các phát biểu sau về peptit:
(a) Liên kết của nhóm CO và nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là
liên kết peptit.
(b) Khi đun nóng dung dịch peptit với kiềm đến cùng sẽ thu được các  - amino
axit.
(c) Nếu phân tử peptit chứa n gốc  - amino axit thì số đồng phân loại peptit sẽ là
n!
(d) Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
Số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
( Trường THPT Chuyên Lê Khiết/ thi thử lần 3 -2013)


Câu 31: Cho các phát biểu sau:
1. Các hợp chất tạo thành từ các gốc  - amino axit có từ 1 đến 50 liên kết –CONH- gọi là peptit.
2. Dung dịch các đipeptit đều không có khả năng hòa tan Cu(OH) 2 .
3. Các amino axit đều có vị ngọt.
4. Benzylamin là 1 amin thơm.
5. Tính bazơ giảm dần theo dãy:

C 2 H 5 ONa > NaOH > CH 3 NH 2 > NH 3 > C 6 H 5 NHCH 3 > C 6 H 5 NH 2
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
(Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế/ thi thử lần 2 -2015)
Câu 32: Cho các nhận xét sau:
(1) Thủy phân saccarozơ và mantozơ với xúc tác axit điều thu được cùng một loại
monosaccarit
(2) Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu
được tơ capron
(3) Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilim >
điphenylanin
(4) Muối mononatri của axit 2 – aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được
gọi là bột ngọt hay là mì chính
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly – Ala – Gly – Ala – Gly thu được 2 loại
đipeptit là đồng phân của nhau
(6) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm
(7) Peptit mà trong phân tử chứa 2,3,4 nhóm –NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit
và tetrapeptit
(8) Glucozơ, axit glutamic, axit lactic, sobitol, fructozơ và axit ađipic đều là các hợp
chất hữu cơ tạp chức
Số nhận xét đúng là:
A.5
B.4
C.3
D.2
(Trường THPT Nguyễn Trãi /Thái Bình/thi thử THPT Quốc Gia – 2015)
Câu 33: Có các nhận xét:

a. Amino axit là chất rắn, vị hơi ngọt.
b. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
c. Protein đơn giản là những protein được tạo thành từ các gốc  - amino axit.
d. Liên kết của nhóm CO và nhóm NH giữa các amino axit là liên kết peptit.
Số nhận xét đúng là:
A.4
B.3
C.2
D.1
Câu 34: Cho các nhận định sau:
(1) Peptit chứa từ 2 gốc aminoaxit trở lên cho phản ứng màu biure.
(2) Tơ tằm là polime được cấu tạo chủ yếu từ các gốc glyxin và alanin.
(3) Ứng với công thức phân tử C2H8 N2O3và có 3 CTCT dạng muối amoni.
(4) Khi cho propan -1,2- điamin tác dụng với NaNO2/ HCl thu được ancol đa chức.
(5) Tính ba zơ của C6H5Ona mạnh hơn tính ba zơ của C2H5Ona
(6) Các chất HCOOH, HCOONa, HCOOCH3 đều tham gia phản ứng tráng gương.
Số nhận định đúng là:
A.4
B.3
C.5
D.6
(Trường THPT Quỳnh Lưu 1/ Nghệ An/ thi thử lần 2-2014)


Câu 35: Một pentapeptit A khi thủy phân hoàn toàn thu được 3 loại  - amino axit khác
nhau. Mặt khác trong một phản ứng thủy phân không hoàn toàn pentapeptit đó người ta
thu được một tripeptit có 3 gốc  - amino axit giống nhau. Số công thức có thể của A
là?
A.18
B.8

C.12
D.6
(Trường THPT chuyên Bến Tre/ thi thử -2015)
Câu 36: Thủy phân một tripeptit mạch hở X, sản phẩm thu được có glyxin, alanin và
valin. Số công thức cấu tạo có thể có của X là
A.3
B.27
C.9
D.6
(Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn/ Đà Nẵng/thi thử lần 1-2016)
Câu 37: Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3 . Số đồng phân peptit của
Y mạch hở là:
A.5
B.7
C.6
D.4
(Trường THPT Quỳnh Lưu 1/ Nghệ An/ thi thử lần 1-2014)
Câu 38: Tripeptit X có công thức phân tử C8H15O4N3. Số đồng phân cấu tạo có thể có
của X là:
A.8
B.9
C.12
D.6
(Trường THPT Quỳnh Lưu 1/ Nghệ An/ thi thử lần 1-2015)
Câu 39: Trong các dung dịch sau: (1) saccarozơ, (2) 3- monoclopropan -1, 2-điol (3MCPD), (3) etilenglycol, (4) đipeptit, (5) axit fomic, (6) tetrapeptit, (7) propan-1,3-điol.
Số dung dịch có thể hòa tan Cu(OH) 2 là:
A.4
B.6
C.3
D.5

(Trường THPT Quỳnh Lưu 1/ Nghệ An/ thi thử lần 3-2013)
Câu 40: Cho các phát biểu sau:
(1) Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amino của axit cacboxylic (Y), amin
(Z), este của amino axit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với
dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung dịch HCl là X, Y, T.
(2) Một trong những điểm khác nhau của protit so với lipit và glucozơ là protit luôn
chứa nitơ.
(3) Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2COO-.
(4) Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và
nhóm cacboxyl.
(5) Hợp chất H2 N-CH2-COOH3 N-CH3 là este của glyxin ( hay glixin)
(6) Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt
(7) Có các dung dịch riêng biệt sau: C6 H5-NH3 Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2CH2 -CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH,
H2N-CH2-COONa. Số lượng các dung dịch có PH < 7 là 3.
(8) Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong đungịch
HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được các sản phẩm là: H3N+-CH2COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-.
(9) Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là 4.
(10) Axit nucleic là polieste của axit photphoric và glucozơ.
(11) Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các  - amino axit.
(12) Có 6 tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3
aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin.
(13) Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin ( Gly), 1 mol
alanin (Ala), 1 mol valin ( Val) và 1 mol phenylalanin ( Phe). Thủy phân không


hoàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được
đipeptit Gly- Gly. Chất X có công thức là: Gly-Ala-Val-Phe-Gly.
(14) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch
(15) Số đồng phân aminoaxit có công thức phân tử C3H7NO2 là 2.
(16) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

(17) Liên kết của nhóm CO và nhóm NH giưã hai đơn vị  - amino axit được gọi là
liên kết peptit.
(18) Dung dịch Lysin làm quỳ tím đổi thành màu xanh
(19) Dung dịch axit  - aminoglutaric làm quỳ tím chuyển thảnh màu hồng.
(20) Dung dịch glyxin không làm đổi màu quì tím.
(21) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài
triệu.
(22) Đipeptit glyxylalanin ( mạch hở) có 2 liên kết peptit.
(23) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu buire.
(24) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipepti.
(25) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(26) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi
hữu cơ.
(27) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3 H5,
(C17 H35COO)3C3H5.
(28) Cho Cu(OH) 2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
(29) Thuôc thử dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là Cu(OH)2 trong môi
trường kiềm khi đó Gly-Ala-Gly sẽ xuất hiện màu xanh tím. Còn Gly-Ala không
có hiện tượng gì.
(30) Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh
đậm.
(31) Protein có phản ứng màu buire với Cu(OH)2
(32) Đốt cháy hoàn toàn protein thu được sản phẩm có chứa N2.
(33) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
Số phát biểu đúng là:
A.20
B.21
C.22
D. 1 đáp án khác
(Tổng hợp các mệnh đề trong đề thi BGD&ĐT từ 2007- 2015)


1D
11A
21D
31C

2D
12C
22C
32C

3A
13B
23A
33B

BẢNG ĐÁP ÁN
4B
5D
6B
14A
15D
16B
24D
25D
26C
34B
34A
36D
Hướng dẫn giải:


7A
17D
27A
37A

8A
18A
28C
38B

9A
19B
29B
39D

10A
20A
30B
40D

Câu 1: Chọn đáp án D
D. Sai. Phải là n gốc  - amino axit khác nhau thì sẽ có số đồng phân là n!
Câu 2: Chọn đáp án D
A. Sai. Lys có 2 nhóm –NH2 vẫn là a.a
B. Sai. Đipeptit có 2 mắt xích nhưng chỉ có 1 liên kết peptit
C. Sai. Tủy thuộc vào nhóm –NH2 và nhóm – COOH trong a.a; ( Ví dụ: dung dịch Glu
làm quỳ tím chuyển màu hồng; Lys làm quỳ tím chuyển màu xanh).
Câu 3: Chọn đáp án A
Loại B. 2-10 gốc  - amino axit không phải 2-10 liên kết peptit



Loại C. Đipeptit không có phản ứng màu biure
Loại D. Phải là  - amino axit mới đúng.
Câu 4: Chọn đáp án B
Các chất ở A,C,D tồn tại các mắc xích không phải  - amino axit
Câu 5: Chọn đáp án D
A.Là amino axit không phải peptit
B,C. Mắt xích không phải  - amino axit
Câu 6: Chọn đáp án B
X chứa 3 Gly, 1 Ala, 1 Val. Theo bài ra, X là Gly-Ala-Gly-Gly-Val;
Amino axit đầu N là aminoaxit còn nhóm –NH2(Gly)
Amino axit đầu C là aminoaxit còn nhóm –COOH(Val)
Câu 7: Chọn đáp án A
A.Đúng, ngoài ra còn có metylamin, etylamin, đimetyl amin và trimetyl amin là các
chất khí có mùi khai và độc
B.Sai, tồn tại mắc xích không phải  - amino axit
C.Sai, muối phenylamoni clorua tan được trong nước
D.Sai, Đipeptit không có phản ứng màu biure
Câu 8: Chọn đáp án A
Protein có phản ứng màu đặc trưng với Cu(OH)2. Màu tím đắc trưng xuất hiện là màu
của sản phẩm phức tạp giữa protein và ion Cu2+. Đây là một trong những phản ứng
dùng để phân biệt protein.
Câu 9: Chọn đáp án A
A.Sai. Đipeptit không có phản ứng này.
Câu 10: Chọn đáp án A
Số chỉ peptit ( đi, tri, tera …) được tính theo số mắc xích ( số gốc  - amino axit),
không phải số liên kết peptit.
Ta có: số mắc xích = số liên kết peptit + 1
Câu 11: Chọn đáp án A

A.Đúng. Hợp chất chứa đồng thời nhóm –NH2 và COOH.
B.Tripeptit có 3 mắc xích thì có 2 liên kết peptit
C.Peptit bị thủy phân trong môi trường axit, bazơ nên không thể bền được
D.Đipeptit không có phản ứng màu biure
Câu 12: Chọn đáp án C
C. Tripeptit có 3 mắc xích thì có 2 liên kết peptit
Câu 13: Chọn đáp án B
Theo định nghĩa: “ Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục
nghìn đến vài triệu”
Protein là polipeptit nên phải chứa liên kết peptit
Câu 14: Chọn đáp án A
Sai. Khi cho dung dịch HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa màu
vàng.
Câu 15: Chọn đáp án D
Loại A, C. Không có Gly – Ala
Loại B. Không có Ala – Gly
Câu 16: Chọn đáp án B
A.Sai.Peptit là những hợp chất có từ 2-50 gốc  - amino axit liên kết với nhau bằng
các liên kết peptit. Nếu a.a nhóm –NH2 không ở vị trí  thì liên kết đó không phải là
liên kết peptit nữa. Chẳng hạn nhóm –COOH tự do của Glu và –NH2 tự do của Lys có


thể tạo liên kết không phải liên kết peptit nên không phải cứ trùng ngưng  -a.a là thu
được peptit.  -a.a là điều kiện cần còn liên kết peptit là điều kiện đủ.
C.Sai. Tổng khối lượng a.a sẽ lớn hơn do thủy phân cần cộng thêm nước.
D.Sai. Phản ứng với HNO3 không phải là phản ứng tạo phức
Câu 17: Chọn đáp án D
A.Sai. Anilin không làm xanh giấy quỳ tím
B. Sai. Các amoni axit biểu hiện tính chất lưỡng tính là đúng, tuy nhiên chất lưỡng tính
không có nghĩa là không làm đổi màu quỳ tím.

+
Nếu số nhóm –NH2 > -COOH thì a.a đổi màu quỳ tím thành xanh
+
Nếu số nhóm –NH2 < -COOH thì a.a đổi màu quỳ tím thành đỏ
C.Sai. Đipeptit không có phản ứng này
D.Đúng. CH3-CH2-N(CH3) -CH(CH3)2
Theo danh pháp thây thế tên của amin:
Tên H.C + số chỉ vị trí + amin
- Tên các nhóm ankyl đọc theo thứ thự chữ cái a, b, c…
- Với các amin bậc 2 và bậc 3, chọn mạch dài nhất chứa N làm mạch chính, N có chỉ
số vị trí nhỏ nhất. Đặc 1 nguyên tử N trước mỗi nhóm thế của amin
- Thêm chữ N- để chỉ ra rằng nhóm thế thứ 2 liên kết trực tiếp với nguyên tử N.
Ở đây mạch chính ( dài nhất) là (CH3)2CH; N nằm ở vị trí số 2, nhóm C2H5- và CH3liên kết trực tiếp với nguyên tử N.
Câu 18: Chọn đáp án A
B.Sai. Lòng trắng trứng gặp HNO3 tạo thành hợp chất có màu vàng.
C.Sai. Đipeptit không có phản ứng màu biure
D.Sai. Nhiều protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Câu 19: Chọn đáp án B
Tất cả protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. Sai
Phải là: Nhiều protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Câu 20: Chọn đáp án A
H 2 N-CH(CH 3 )-CO-NH-CH 2 -CO-NH-CH 2 -CH 2 -CO-NH-CH(C 6 H 5 )-CO-NHCH(CH 3 )COOH.
Chú ý:  - amino axit là a.a có nhóm NH2 đính vào C nằm liền kề nhóm chức –

COOH.
Chỉ có  - amino axit mới có khả năng tạo liên kết peptit.
Câu 21: Chọn đáp án D
Bẻ gãy mạch pentapeptit thì chỉ thu được 2 đipeptit chứa Gly là: Gly-Ala và Ala-Gly.
Câu 22: Chọn đáp án C
Arg-Pro-Pro-Gly-Phe1-Ser-Pro-Phe2-Arg. Tính từ trái qua:

Có 3 tripeptit chứa Phe1: Pro-Gly-Phe; Gly-Phe-Ser; Phe-Ser-Pro.
Có 2 đipeptit chứa Phe 2: Ser-Pro-Phe; Pro-Phe-Arg.
Kiểm tra thấy các tripeptit này không lặp lại. Vậy có tất cả 5 peptit.
Câu 23: Chọn đáp án A
4 peptit có đầu N là phenylalanin (Phe)
Phe-Ser
Phe-Ser-Phe
Phe-Ser-Phe-Pro
Phe-Pro
Câu 24: Chọn đáp án D


Số peptit tối đa là xn ( n: số chỉ peptit ( đi, tri, tetra…). x số a.a khác nhau).
Số peptit tối đa: 3 2 = 9
( Bao gồm: GG AA VV AG GA AV VA VG GV)
Câu 25: Chọn đáp án D
Chỉ có CH 3 CHNH 2 COOH, H 2 NCH 2 COOH là  - amino axit.
Như vậy số đipeptit ( n = 2) được tạo ra từ 2  - amino axit khác nhau ( x = 2) : 2 2 = 4
(Trường THPT chuyên Bắc Ninh/ thi thử lần 3-2014)
Câu 26: Chọn đáp án C
Coi: AVA  X . Đề bài tương đương. “ Số tripeptit khác nhau tạo bởi 3  - amino axit:
X, G, L là 3! = 6.
Bao gồm: GXL, GLX, XLG, XGL, LGX, LXG
Câu 27: Chọn đáp án A
H2N  CH2  CO  NH  CH(CH3)  CO  NH  CH(C6H5)  CO  NH  CH2  CH2  CO  HN  CH2COOH
Chỉ có  - amino axit mới có khả năng tạo liên kết peptit. Mắt xích -NH-CH 2 -CH 2 CO- không phải mắc xích của  - amino axit.
Câu 28: Chọn đáp án C
1. Sai. Phải là –CO-NH- của  - amino axit.
2. Sai. phụ thuộc vào  - amino axit. Ví dụ Glu khi tạo peptit vẫn còn 1 nhóm –
COOH; Lys khi tạo liên kết peptit vẫn còn 1 nhóm –NH2.

3. Đúng
4. Sai. Chú ý: Đây là câu hỏi “ nhạy cảm” đang gây nhiều tranh cãi. Tạm thời theo đáp
án của trường ta kết quả là sai.
Theo thầy Nguyễn Xuân Trường, Tổng Chủ biên sách giáo khoa Ban Cơ Bản. Đây là
một vấn đề còn chưa có những ý kiến thống nhất. Kể ra theo định nghĩa về hợp chất
thơm thì “ hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có chứa một hay nhiều nhân benzen thì
đều là hợp chất thơm”. Tuy nhiên vẫn còn có quan điểm chưa thống nhất đối với
trường hợp nhóm NH2 ở mạch nhánh. Khi viết sách giáo khoa, đối với những gì không
rõ ràng thì chúng tôi đã né tránh, và các sách tham khảo thì chưa đảm bảo chuẩn mực.
Trên tinh thần ấy, sự ra đề thi này chưa thật chuẩn. Vì ra đề vào mảng kiến thức chưa
thống nhất. Đối với phần kiến thức chưa rõ ràng, đáng lẽ nên lờ đi để không sa lầy vào
nó, còn đi vào thì không tốt cho đề thi cao đẳng – đại học.
(Theo vietbao.vn ngày 20/07/2010)
5. Đúng. Gốc đẩy e làm tăng tính bazơ, gốc hút làm giảm tính bazơ.
Theo thuyết Bronsted và thuyết Arenius:
So sánh sự phân li, thủy phân của NaOH, C2H5ONa trong nước, ta thấy 2 chất này điều
cho môi trường PH nhu nhau vì cả 2 đều bị phân li, thủy phân hoàn toàn:
NaOH  Na+ + OHC2H5 ONa  C2 H5O- + Na+
C2H5 O- + H2 O
C2H5OH + OHC2H5 OH ( axit liên hợp của C2 H5ONa) là axit yếu hơn nước rất nhiều lần; do đó bazơ
liên hợp của nó là C2H5 ONa mạnh hơn NaOH.
Câu 29: Chọn đáp án B
(a)Sai. Đipeptit không có phản ứng màu biure
(b)Sai. Đipeptit thì chỉ có 1 liên kết peptit.
(c)Đúng. x = 2, n = 2, xn = 4
(d)Đúng, số nhóm –NH2 bằng số nhóm –COOH không làm đổi màu quì tím
Câu 30: Chọn đáp án B


(a)Sai. Phải là  - amino axit

(b)Sai. Phải là muối  - amino axit.
(c)Sai. Phải là gốc  - amino axit khác nhau,
(d)Đúng.
Câu 31: Chọn đáp án C
1.Sai. 1 đến 50 gốc  - amino axit
2.Sai. Tuy không có phản ứng màu buire nhưng nó có thể có phản ứng của nhóm chức
–COOH với Cu(OH)2
3.Đúng.
4.Sai. ( Chú ý: Câu này có thể đúng hoặc sai, tùy quan điểm, về định nghĩa amin thơm
hiện đang có nhiều ý kiếm traí chiều)
5.Đúng. Gốc đẩy e làm tăng tính bazơ, gốc hút làm giảm tính bazơ.
Theo thuyết Bronsted và thuyết Arenius
So sánh sự phân li, thủy phân của NaOH, C2H5ONa trong nước, ta thấy 2 chât này đều
cho môi trường Ph như nhau vì cả 2 đều bị phân li, thủy phân hoàn toàn:
NaOH  Na+ + OHC2H5 ONa  C2 H5O- + Na+
C2H5 O- + H2 O
C2H5OH + OHHai cặp axit – bazơ liên hợp là C2H5OH/ C2H5 O- , H2O/ OHC2H5 OH ( axit liên hợp của C2H5 O-) là axit yếu hơn nước rất nhiều lần; do đó bazơ
liên hợp của nó là C2H5 ONa mạnh hơn NaOH.
Câu 32: Chọn đáp án C
(1)Sai. Mantozo thủy phân thu được glucozo, saccarozo thủy phân được glucozo và
fructozo.
(2)Sai. Từ caprolactam bằng phản ứng trùng hợp trong điều kiện thích hợp người ta
thu được tơ capron
(3)(4)(5) Đúng.
(6) Cho Cu(OH) 2 vào ống nghiệm chứa abumin thấy tạo dung dịch màu tím ( phản
ứng màu biure)
(7)Sai. Số nhóm –NH-CO- bằng số liên kết peptit, phải sửa là số gốc  - amino axit
(8)Sai. Axit Adipic HOOC-(CH2)2 -COOH là axit 2 chức ( đa chức) chứ không phải
tạp chức. Sobiol là sản phẩm khi khử glucozo bằng hiđro là ancol đa chức ( 6 chức
ancol)

Ni ;t

 CH2OH(CHOH)4CH2OH
0

CH2OH(CHOH)4CHO + H2
Câu 33: Chọn đáp án B
Nhận sét d, sai vì phải là những  - amino axit mới gọi là liên kết peptit.
A.Không đúng, Đipeptit không có phản ứng với Cu(OH)2 cho màu tím
Câu 34: Chọn đáp án B
(1)Sai. Peptit chứa 2 gốc a.a là Đipeptit không có phản ứng màu biure
(2)Đúng
(3)Sai. (CH3)2NH2NO3; C2H5NH3 NO3; H2N-CH(OH)-COONH4;
CH(OH)-NH2
(4)Đúng.
(5)Sai. Gốc đẩy e làm tăng tính bazơ
(6)Đúng. Các chất điều có nhóm –CHO.
Câu 35: Chọn đáp án A
A
A
A

HCOONH3-


A

A
A
A

A
A
Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit đó người ta thu được 1 tripeptit có 3 gốc  amino axit giống nhau. Ta xem thử 3 gốc  - amino axit là 1 a.a, như vậy 3 cách chọn
vị trí cho A3; 2 amino axit còn lại có 2! Cách chọn. Theo qui tắc nhân có 2!.3=6 cách
chọn. Ở đây có 3 loại a.a nên có 3 loại tripeptit chứa 3 gốc a.a giống nhau. Do đó có
6.3=18 công thức có thể có của A
Câu 36: Chọn đáp án D
1
2
3
Có 3 cách chọn a.a cho vị trí thứ nhất.
Có 2 cách chọn a.a cho vị trí thứ hai
Có 1 cách chọn a.a cho vị trí thứ ba.
Vậy có tất cả 3.2.1=6 công thức của X
Câu 37: Chọn đáp án A
Peptit :NH2-C(R1)-CO-NH-C(R2)-COOH  R1 + R2 = C2H8.
R1 = H2; R2 = C2 H6 Có 2 đồng phân (R2: CH3-C- CH3 Hoặc CH-C2H5 )
R1 = C2H6; R2 = H2 Có 2 đồng phân
R1 = CH3, R2 = CH3 Có 1 đồng phân
 tất cả có 5 đồng phân.
Câu 38: Chọn đáp án B
3-peptit : NH2-C(R1 )-CO-NH-C(R2 )-CO-NH-C(R3 )-COOH  R1+R2+R3=C3 H10.
TH1:(R1 ,R2,R3)=(-CH3,-CH3,H2 ) Có 3 đồng phân
TH2:(R1 ,R2,R3)=(H-C2H5, H2,H2) Có 3 đồng phân
TH2:(R1 ,R2,R3)=(- CH3 -C-CH3 , H2,H2) Có 3 đồng phân
Vậy có tất cả 9 đồng phân
Câu 39: Chọn đáp án D
Các chất có nhóm OH kề nhau: saccarozo;3-mônclopropan-1,2-điol(3-MCPD),
Etilenglycol.
Chất có nhóm –COOH: axit fomic

Chất có phản ứng màu biure:tetrapeptit ( đipeptit không có phản ứng này)
Câu 40: Chọn đáp án D
Câu đúng 1.2.3.4.6.7.8.9.11.12.13.14.15.17.18.19.20.21.25.26.29.31.32.33
Các câu sai
(5) Hợp chất H2N –CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin( hay glixin). H2N –CH2COOH3N-CH3 không phải là este của glyxin (H2N –CH2-COOH) mà là muối của
glyxin với CH3NH2 do phản ứng
H2N –CH2-COOH + CH3NH2  H2N –CH2-COOH3N-CH3
(10) Axit nucleic là polieste của axit photphoric và pentozo ( monosacaric có 5C)
(16) Nhiều protein điều tan trong nước tạo thành dung dịch keo
(22) Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 1 liên kết peptit
(23) Đipeptit đều không có phản ứng màu biure
(24) có mắc xích (H2N –CH2–CH2-CO) không phải  - amino axit
(27) Tristearin. Triolein có công thức lần lượt là: (C17H35COO)3C3 H5, (C17H33COO)3C3H5
(28) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím
(30) Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu tím.



×