BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------- ---------
TRƯƠNG HỮU CHIẾN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC CHẤP NHẬN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------- ---------
TRƯƠNG HỮU CHIẾN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC CHẤP NHẬN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chuyên ngành
: Quản lý công
Mã số
: 60340403
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HỮU LAM
TP. Hồ Chí Minh - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn
trong luận văn này đều có ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ với độ chính xác cao nhất
trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu thu thập, thống kê và xử lý được trình bày
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài nghiên cứu./.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn
Trương Hữu Chiến
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU......................................................................................... 1
1.1.
Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
1.5.
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
1.6.
Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 6
2.1
Định nghĩa các thuật ngữ chính ....................................................................... 6
2.1.1
Chính phủ điện tử ...................................................................................... 6
2.1.2
Nhận thức dễ sử dụng (PEOU) ................................................................. 6
2.1.3
Nhận thức hữu ích (PU) ............................................................................ 7
2.1.4
Sự tin cậy (Trust) ....................................................................................... 7
2.1.5
Nhận thức về độ bảo mật .......................................................................... 7
2.1.6
Thuật ngữ "chấp nhận" ............................................................................. 7
2.1.7
Nhận thức về sự toàn vẹn dữ liệu .............................................................. 7
2.2
Các giai đoạn phát triển của chính phủ điện tử ................................................ 7
2.3
Các quan hệ tương tác trong chính phủ điện tử ............................................... 8
2.4
Lợi ích của chính phủ điện tử ........................................................................ 10
2.5
Cơ sở lý thuyết chấp nhận Chính phủ điện tử ................................................ 11
2.5.1
Quan điểm của công dân về chấp nhận Chính phủ điện tử .................... 11
2.5.2
Lý thuyết về hành động hợp lý (TRA)...................................................... 12
2.5.3
Lý thuyết về hành vi theo kế hoạch (TPB) .............................................. 13
2.5.4
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) .................................................... 13
2.5.5
Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) ..... 14
2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết cho việc chấp nhận Chính phủ
điện tử tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ............................................................................. 16
2.6.1
Hiệu suất kỳ vọng .................................................................................... 18
2.6.2
Nỗ lực kỳ vọng ......................................................................................... 19
2.6.3
Ảnh hưởng Xã hội ................................................................................... 19
2.6.4
Điều kiện thuận lợi .................................................................................. 20
2.6.5
Ý định hành vi .......................................................................................... 20
2.6.6
Sự tin cậy ................................................................................................. 21
2.6.7
Giới tính .................................................................................................. 21
2.6.8
Độ tuổi ..................................................................................................... 22
2.6.9
Trình độ học vấn ..................................................................................... 22
2.6.10 Kinh nghiệm sử dụng internet ................................................................. 23
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 24
3.1.
Thiết kế nghiên cứu........................................................................................ 24
3.2.
Đo lường các biến .......................................................................................... 27
3.3.
Thiết kế bảng hỏi ........................................................................................... 30
3.4.
Thu thập dữ liệu ............................................................................................. 31
3.5.
Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................... 32
3.5.1.
Kiểm tra làm sạch dữ liệu ....................................................................... 32
3.5.2.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) .......................... 32
3.5.3.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................................ 33
3.5.4.
Phân tích tương quan .............................................................................. 34
3.5.5.
Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ....................................................... 35
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .................................................. 37
4.1.
Mô tả dữ liệu khảo sát .................................................................................... 37
4.2.
Thống kê mô tả .............................................................................................. 39
4.3.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .................. 41
4.3.1.
Thang đo về hiệu suất kỳ vọng ................................................................ 41
4.3.2.
Thang đo về nỗ lực kỳ vọng..................................................................... 41
4.3.3.
Thang đo về ảnh hưởng xã hội ................................................................ 42
4.3.4.
Thang đo về điều kiện thuận lợi .............................................................. 43
4.3.5.
Thang đo về tin cậy vào internet ............................................................. 43
4.3.6.
Thang đo về tin cậy vào chính phủ ......................................................... 44
4.3.7.
Thang đo về ý định hành vi ..................................................................... 45
4.3.8.
Thang đo về hành vi sử dụng .................................................................. 45
4.4.
Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 46
4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập ảnh hưởng đến Ý định
hành vi (biến phụ thuộc) ....................................................................................... 46
4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập ảnh hưởng đến Hành
vi sử dụng (Ý định hành vi là biến độc lập) .......................................................... 49
4.4.3.
4.5.
Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc Hành vi sử dụng 52
Phân tích tương quan ..................................................................................... 54
4.5.1.
Phân tích tương quan Pearson (Ý định hành vi là biến phụ thuộc)........ 54
4.5.2.
Phân tích tương quan Pearson (Ý định hành vi là biến độc lập)............ 55
4.6.
Phân tích hồi qui ............................................................................................ 56
4.6.1.
Phân tích hồi qui (Ý định hành vi là biến phụ thuộc) ............................. 56
4.6.2.
Phân tích hồi qui (Ý định hành vi là biến độc lập) ................................. 58
4.7.
Kiểm định sự khác biệt .................................................................................. 60
4.7.1.
Giới tính và Sự chấp nhận Chính phủ điện tử ........................................ 60
4.7.2.
Độ tuổi và Sự chấp nhận Chính phủ điện tử ........................................... 62
4.7.3.
Trình độ học vấn và Sự chấp nhận Chính phủ điện tử .......................... 62
4.7.4.
Kinh nghiệm internet và Sự chấp nhận Chính phủ điện tử ..................... 63
4.8.
Xác nhận các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận chính phủ điện từ ........... 64
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 70
5.1.
Kết luận nghiên cứu ....................................................................................... 70
5.2.
Kiến nghị từ kết quả nghiên cứu .................................................................... 71
(1) Nỗ lực kỳ vọng: ........................................................................................... 71
(2) Ảnh hưởng xã hội: ...................................................................................... 71
(3) Tin cậy vào Chính phủ:............................................................................... 72
(4) Điều kiện thuận lợi: .................................................................................... 73
5.3.
Đánh giá những đóng góp, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................. 73
5.3.1.
Đóng góp của đề tài.................................................................................... 73
5.3.2.
Những hạn chế ............................................................................................ 74
5.3.3.
Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ...................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách và dàn bài thảo luận nhóm
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi thu thập dữ liệu
Phụ lục 3: Bảng tóm tắt các yếu tố được thảo luận ở trên ảnh hưởng đến việc chấp
nhận chính phủ điện tử với các nguồn tham khảo tương ứng
Phụ lục 4: Thống kê mô tả các biến quan sát
Phụ lục 5: Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha
Phụ lục 6: Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phụ lục 7: Phân tích tương quan
Phụ lục 8: Phân tích hồi qui
Phụ lục 9: Kiểm định sự khác biệt
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
BRVT
CIO
CNTT
CNTT-TT
CSDL
E-GOV
E-MAIL
G2B
G2C
G2E
G2G
TIẾNG ANH
Chief Information Officers
Electronic Governments
Electronic mail
Government to Business
Government to Citizens
Government to Employee
Government to Government
TIẾNG VIỆT
Bà Rịa Vũng Tàu
Lãnh đạo phụ trách CNTT
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin và truyền thông
Cơ sở dữ liệu
Chính phủ điện tử
Thư điện tử
Chính phủ với doanh nghiệp
Chính phủ với công dân
Chính phủ với người lao động
Chính phủ với chính phủ
ICT
Information and Communication Công nghệ thông tin và truyền thông
Technologies
IT
IS
LAN
Information Technology
Information Systems
Local Area Network
Công nghệ thông tin
Hệ thống thông tin
Mạng nội bộ
MIC
Ministry of Information and
Communication
Bộ thông tin và truyền thông
OECD
Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế
PEOU
PU
TAM
TOI
TOG
TPB
TRA
Perceived Ease of Use
Perceived Usefulness
Technology Acceptance Model
Trust of the Internet
Trust of the Government
Theory of Planned Behavior
Theory of Reasoned Action
Nhận thức dễ sử dụng
Nhận thức hữu ích
Mô hình chấp nhận công nghệ
Tin cậy vào internet
Tin cậy vào Chính phủ
Lý thuyết về hành vi theo kế hoạch
Lý thuyết hành động hợp lý
UTAUT
Unified Theory of Acceptance
and Use of Technology
Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và
sử dụng công nghệ
Uỷ ban nhân dân
Vietnam Association for
Information Processing
Hội tin học Việt Nam
UBND
VAIP
VPCP
WAN
Wide Area Network
Văn phòng Chính phủ
Mạng diện rộng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu về giới tính……………………………………....37
Bảng 4.2. Thống kê mô tả dữ liệu về độ tuổi………………………………………...38
Bảng 4.3. Thống kê mô tả dữ liệu về trình độ học vấn………………………………38
Bảng 4.4 Thống kê mô tả dữ liệu về kinh nghiệm internet……….….……………...39
Bảng 4.5 Thống kê mô tả các biến quan sát……………………….….……………..40
Bảng 4.6. Cronbach’s Alpha thang đo về hiệu suất kỳ vọng………..……………….41
Bảng 4.7. Cronbach’s Alpha thang đo về nỗ lực kỳ vọng……………………….......41
Bảng 4.8. Cronbach’s Alpha thang đo về ảnh hưởng xã hội…………………….......42
Bảng 4.9. Cronbach’s Alpha thang đo về điều kiện thuận lợi……………………….43
Bảng 4.10. Cronbach’s Alpha thang đo về tin cậy vào internet……………………..44
Bảng 4.11. Cronbach’s Alpha thang đo về tin cậy vào chính phủ…………………..44
Bảng 4.12. Cronbach’s Alpha thang đo về ý định hành vi…………………………..45
Bảng 4.13. Cronbach’s Alpha thang đo về hành vi sử dụng………………………...45
Bảng 4.14. Kiểm định KMO và Bartlett (Ý định hành vi là biến phụ thuộc)……….46
Bảng 4.15. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với các nhân tố đại
diện (Ý định hành vi là biến phụ thuộc)……………………………………………..47
Bảng 4.16. Ma trận xoay các nhân tố (Ý định hành vi là biến phụ thuộc)………….48
Bảng 4.17. Kiểm định KMO và Bartlett (Ý định hành vi là biến độc lập)………….49
Bảng 4.18. Kiểm định mức độ của các biến quan sát đối với các nhân tố đại diện (Ý
định hành vi là biến độc lập)…………………………………………………………50
Bảng 4.19. Ma trận xoay các nhân tố (Ý định hành vi là biến độc lập)…………….51
Bảng 4.20. Kiểm định KMO và Bartlett Hành vi sử dụng…………………...……...52
Bảng 4.21. Kiểm định mức độ của các biến quan sát đối với nhân tố Hành vi sử
dụng………………………………………………………………………….………53
Bảng 4.22. Ma trận xoay các nhân tố Hành vi sử dụng...............................................53
Bảng 4.23. Kết quả phân tích tương quan Pearson (Ý định hành vi là biến phụ
thuộc)………...………………………………………………………………………54
Bảng 4.24. Phân tích tương quan Pearson (Ý định hành vi là biến độc lập)……….55
Bảng 4.25. Đánh giá sự phù hợp của mô hình với Ý định hành vi là biến phụ
thuộc……………………………………………………………………….………...56
Bảng 4.26. Bảng ANOVA với Ý định hành vi là biến phụ thuộc…………………...57
Bảng 4.27. Kết quả phân tích hồi qui với Ý định hành vi là biến phụ thuộc……….58
Bảng 4.28. Đánh giá sự phù hợp của mô hình với Ý định hành vi là biến độc lập…59
Bảng 4.29. Bảng ANOVA với Ý định hành vi là biến độc lập……………………...59
Bảng 4.30. Kết quả phân tích hồi qui với Ý định hành vi là biến độc lập……….....60
Bảng 4.31. Thống kê mô tả về giới tính……………………………………………..61
Bảng 4.32. Kiểm định phương sai…………………………………………………...61
Bảng 4.33. Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi…………………………………….62
Bảng 4.34. Bảng phân tích phương sai ANOVA về độ tuổi………………………...62
Bảng 4.35. Kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn……………………….....63
Bảng 4.36 Bảng phân tích kiểm định Welch theo trình độ học vấn……………......63
Bảng 4.37. Kiểm định sự khác biệt theo kinh nghiệm internet…………………......63
Bảng 4.38. Bảng phân tích kiểm định Welch theo kinh nghiệm internet…………..64
Bảng 4.39. Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu………………………………………67
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Thuyết hành động hợp lý…………………………………………………12
Hình 2.2. Thuyết hành vi có kế hoạch………………………………………………13
Hình 2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM……………………………………14
Hình 2.4. Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT…………………….15
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất sự chấp nhận chính phủ điện tử tại tỉnh
BRVT………………………………………………………………………………..18
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu……………………………………………………..26
Hình 4.1. Mô hình điều chỉnh xác nhận các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận
chính phủ điện tử tại tỉnh BRVT…………………………………………………….64
TÓM TẮT
Chính phủ điện tử đề cập đến việc sử dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước để có
thể thay đổi mối quan hệ với công dân, doanh nghiệp và tất cả các khía cạnh của
chính phủ. Việc triển khai áp dụng trên thực tế phải đối mặt với những thách thức từ
công nghệ, tổ chức và sự chấp nhận của người dân, cũng như bối cảnh kinh tế xã hội.
Việc chấp nhận Chính phủ điện tử tại tỉnh BRVT là cả một quá trình khó khăn với
nhiều rào cản cần phải vượt qua. Mặc dù chính phủ điện tử làm tăng tính minh bạch,
cải thiện truyền thông và tiếp cận thông tin cho người dân, tuy nhiên việc triển khai,
phổ biến thường chi phí cao đối với các cơ quan nhà nước so với việc chấp nhận các
dịch vụ chính phủ điện tử của người dân.
Trọng tâm của nghiên cứu này là chính phủ đối với người dân (G2C) được thiết kế để
xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận E-Gov của người dân tại tỉnh BRVT.
Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất (UTAUT) được sử dụng như nền
tảng lý thuyết với hai biến bổ sung (tin cậy internet và tin cậy vào chính phủ). Qua
khảo sát 350 đáp viên tại bộ phận một cửa của tỉnh, 2 thành phố và 5 huyện. Từ kết
quả phân tích nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
-
Về hạ tầng công nghệ thông tin: Cần đầu tư tập trung đồng bộ đảm bảo về an
toàn, an ninh thông tin đáp ứng cho nhu cầu mở rộng cung cấp dữ liệu, thông tin đến
với người dân được thuận lợi.
-
Về thông tin, dữ liệu: Tăng cường cung cấp thông tin, dữ liệu đầy đủ trên
trang/ cổng thông tin đáp ứng nhu cầu tra cứu của người dân một cách nhanh chóng.
-
Về qui trình thủ tục hành chính: Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành
chính, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhằm tạo điều kiện tối đa để người
dân tiếp cận dịch vụ hành chính công được thuận lợi, mọi lúc mọi nơi.
-
Về công tác truyền thông: Cần tăng cường công tác truyền thông, quảng bá
một cách lan tỏa về phát triển chính phủ điện tử tại tỉnh, có chính sách hỗ trợ người
dân tiếp cận dịch vụ chính phủ điện tử.
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1.
Đặt vấn đề
Với sự phát triển nhanh chóng về viễn thông - công nghệ thông tin và các dịch vụ liên
quan, đã làm thay đổi về phương thức sống và xu hướng phát triển của xã hội. Đi kèm
với sự phát triển về công nghệ, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang phát triển các
dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin để phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân. Chính phủ điện tử là hệ thống cung cấp các dịch vụ điển hình để
đáp ứng được yêu cầu về cuộc sống của người dân, đồng thời đóng góp mạnh mẽ vào
quá trình cải cách chính phủ theo hướng trong sạch, hiệu quả và toàn diện trên toàn
bộ hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước và cũng là tiền đề để theo kịp những thay
đổi về công nghệ trên toàn thế giới. Điều này phù hợp với mục tiêu cải cách hoạt
động quản lý điều hành của chính phủ Việt Nam theo hướng lấy người dân và doanh
nghiệp làm trọng tâm, từ quản lý sang phục vụ người dân và doanh nghiệp. Để đáp
ứng những tiêu chí đó, tại Việt Nam việc chấp nhận Chính phủ điện tử cũng đã bắt
đầu từ năm 2001 với “Đề án 112” (Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 2001), giai
đoạn này chỉ tập trung cho việc cải cách quản lý hành chính công. Kể từ đó, nhiều
sáng kiến đã được tiến hành để tăng cường việc chấp nhận Chính phủ điện tử gắn liền
với quá trình cải cách hành chính. Song song đó, Chính phủ cũng đã từng bước cải
thiện hệ thống chính sách và pháp luật với xu hướng khuyến khích phát triển Chính
phủ điện tử tại các địa phương trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và
doanh nghiệp về tiếp cận thông tin và dịch vụ hành chính công được thuận lợi, nhanh
chóng. Cụ thể là trong những năm gần đây, hầu hết các Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng
như Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã thiết lập và phát triển trang/cổng thông
tin điện tử chính thức của mình và đã kết nối với cổng thông tin của chính phủ
(www.chinhphu.vn) để cung cấp thông tin cũng như các dịch vụ giới hạn cho tất cả
các doanh nghiệp và cá nhân (MIC, 2015). Với nỗ lực đó, theo báo cáo Chỉ số phát
triển Chính phủ điện tử (EDGI) năm 2016 của Liên Hợp Quốc, Việt Nam xếp hạng
89/193 trên thế giới về phát triển Chính phủ điện tử, tăng 10 bậc so với năm 2014
nhưng lại tụt xuống vị trí thứ 6 trong khu vực ASEAN, so với năm 2015 Việt Nam
đứng 5 trong 11 nước ASEAN (ICTNews, 2017).
2
Có thể nói, việc chấp nhận Chính phủ điện tử trong thời gian qua đã tạo nên những
thay đổi quan trọng, mang tính hệ thống hơn. Nước ta đã có những hệ thống mang
tính quốc gia như hệ thống hải quan, thuế, đăng ký doanh nghiệp,…bước đầu hình
thành và đạt được một số kết quả tích cực giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận
thuận lợi hơn các dịch vụ của Chính phủ điện tử. Hơn nữa, số lượng người sử dụng
internet, cùng với các hệ thống công nghệ thông tin Việt Nam đã tăng lên đáng kể, và
nó được coi là một trong những kết quả có giá trị nhất để chấp nhận thành công
Chính phủ điện tử Việt Nam.
Và Bà Rịa Vũng Tàu là một trong những tỉnh có mật độ internet cao thứ 2 cả nước,
chỉ sau Đà nẵng (ICT index, 2016) và cũng là một trong những tỉnh sớm triển khai
chính phủ điện tử để cung cấp thông tin và các dịch vụ tới người dân và doanh nghiệp
trên địa bàn. Tuy nhiên, tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến qua mạng thấp, thậm chí có
những thủ tục hành chính không có hồ sơ giao dịch nào của người dân trong khi
nguồn lực đầu tư cho một thủ tục hành chính tương đối cao cả về chi phí phầm mềm,
hạ tầng mạng và con người trực tiếp thực hiện. Chính vì thế, chỉ số ICT Index năm
2016 của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu xếp hạng 10, giảm 5 bậc so với năm 2015. Trong đó,
hạ tầng nhân lực CNTT xếp thứ 18, giảm 12 bậc so với năm 2015, còn về ứng dụng
CNTT thì xếp thứ 17, giảm 5 bậc so với năm 2015 (ICT Index-MIC, 2017), điều này
thể hiện sự chưa tương xứng với mặt bằng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
cũng như chưa thật sự thu hút sự tham gia đáng kể của người dân và doanh nghiệp.
Bối cảnh trên đây cho thấy việc chấp nhận chính phủ điện tử tại Bà Rịa Vũng Tàu đã
triển khai trong thời gian qua còn ở mức thấp, mức độ tham gia của người dân và
doanh nghiệp chưa cao. Mặc dù đã đầu tư phát triển nhiều hệ thống thông tin, dịch vụ
công trực tuyến có sẵn với thông tin cung cấp đầy đủ, nhưng hầu hết người dân vẫn
thích tiến hành tiếp cận theo cách truyền thống. Nếu không có sự đột phá về nâng
cấp, chuyển đổi công nghệ nhằm nâng cao khả năng chấp nhận Chính phủ điện tử của
người dân và doanh nghiệp thì sẽ gây lãng phí nguồn lực đã đầu tư và đặc biệt bỏ lỡ
cơ hội hiện đại hóa nền hành chính góp phần cải cách hành chính của tỉnh cũng như
tránh tụt hậu so với một số tỉnh, thành trong cả nước trước xu hướng phát triển công
nghiệp 4.0. Đặc điểm quan trọng nhất của bất kỳ chấp nhận Chính phủ điện tử thành
công nào là chất lượng và khả năng tiếp cận. Được thúc đẩy bởi vấn đề quan trọng
3
này, nghiên cứu này dự định khám phá các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc chấp
nhận Chính phủ điện tử tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Với những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận
chính phủ điện tử tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” làm đề tài nghiên cứu của mình, để từ
đó đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc khuyến khích người
dân và doanh nghiệp tham gia sử dụng nhiều dịch vụ hướng đến chấp nhận Chính phủ
điện tử tại tỉnh trong thời gian tới.
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận
chính phủ điện tử của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu,
từ đó chỉ ra các nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc chấp nhận chính phủ điện
tử và đề xuất giải pháp triển khai nhằm tăng cường sự tự tin của người dân, doanh
nghiệp trong việc sử dụng các dịch vụ do chính quyền cung cấp hiệu quả hơn, qua đó
nâng cao khả năng chấp nhận Chính phủ điện tử tại tỉnh. Do đó, nghiên cứu này đưa
ra các mục tiêu cần phải trả lời là:
- Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận chính phủ điện tử
tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Mục tiêu 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc chấp nhận chính phủ điện tử
tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả việc chấp nhận chính
phủ điện tử tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu
Từ việc nhận định những mục tiêu nghiên cứu, tác giả rút ra 3 câu hỏi nghiên cứu cho
đề tài như sau:
- Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chấp nhận chính phủ điện tử trên địa
bàn?
4
- Câu hỏi 2: Những yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến việc chấp nhận chính phủ điện
tử trên địa bàn?
- Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả việc chấp nhận
chính phủ điện tử tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu?
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận Chính phủ điện
tử của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
- Phạm vi nghiên cứu: người dân, doanh nghiệp tham gia tiếp cận thông tin, sử dụng
các dịch vụ Chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tại Bộ phận một cửa
các huyện, thành phố (7 đơn vị) và Một cửa tập trung cấp tỉnh.
Phạm vi thời gian: Thời gian thu thập dữ liệu trong tháng 10 năm 2017.
1.5.
Phương pháp nghiên cứu
Trước tiên là thu thập số liệu thứ cấp qua các báo cáo chỉ số ICT index của Bộ thông
tin và truyền thông qua các năm 2015-2017 để phân tích vấn đề đặt ra. Sau đó việc
nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua thảo luận,
lấy ý kiến nhằm điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho nghiên
cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng
câu hỏi khảo sát, thu thập số liệu sơ cấp với đối tượng là những người sử dụng các
thông tin, dịch vụ Chính phủ điện tử tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tại Bộ phận một cửa.
Từ số liệu khảo sát thu thập được tiến hành kiểm định thang đo bằng phương pháp
phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, rồi phân tích nhân tố khám phá (EFA),
phân tích tương quan pearson, phân tích hồi quy tuyến tính, cuối cùng là kiểm định
giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ
hướng đến chấp nhận Chính phủ điện tử. Tất cả các phân tích được xử lý bằng phần
mềm SPSS 20.0, qua đó phân tích và đưa ra lập luận các nhân tố tác động đến ý định
5
sử dụng dịch vụ Chính phủ điện tử thông qua Phân tích hồi quy để kết luận và khuyến
nghị chính sách.
1.6.
Cấu trúc luận văn
Chương 1. Giới thiệu vấn đề đặt ra cho lý do chọn đề tài, đưa ra mục tiêu nghiên cứu,
câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Chương 2. Trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, tổng quan tài liệu và
khuôn khổ phân tích từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu, làm rõ khuôn khổ phân tích, khảo sát và quy
trình nghiên cứu, thu thập số liệu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu: thực hiện các bước phân tích và đưa ra kết quả
nghiên cứu như: đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha;
phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy từ dữ liệu thu thập được.
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách nhằm góp phần cải thiện việc chấp
nhận Chính phủ điện tử tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Để đảm bảo rằng mô hình dự định có nền tảng an toàn bằng cách đưa ra các yếu tố
quan trọng để chấp nhận chính phủ điện tử, chương 2 sẽ đánh giá các mô hình, cơ sở
các lý thuyết và cố gắng áp dụng vào chính phủ điện tử, với các biến tiềm năng ảnh
hưởng đến việc chấp nhận chính phủ điện tử theo quan điểm của người dân. Trong
chương này, giải thích các khái niệm quan trọng, tổng quan cơ sở lý thuyết áp dụng
cho nghiên cứu, như: Lý thuyết hành động hợp lý (TRA), lý thuyết về hành vi theo kế
hoạch (TPB), Mô hình Chấp nhận Công nghệ (TAM) và có sự nhấn mạnh về mô hình
tin cậy Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), qua đó
tập trung vào nghiên cứu về chấp nhận chính phủ điện tử để đề xuất mô hình nghiên
cứu phù với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
2.1 Định nghĩa các thuật ngữ chính
2.1.1 Chính phủ điện tử
Theo định nghĩa của World Bank (2015), thì Chính phủ điện tử là sự áp dụng các
dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng cơ sở công nghệ thông tin truyền thông của các cơ
quan Chính phủ một cách có hệ thống để tương tác với công dân, doanh nghiệp và
các tổ chức xã hội. Nhờ đó việc thực hiện các trao đổi thông tin và giao tiếp giữa các
cơ quan Chính phủ với công dân và các tổ chức sẽ được cải thiện. Từ đó sẽ làm giảm
thiểu tham nhũng, tăng cường tính công khai, minh bạch, sự tiện lợi, góp phần vào sự
tăng trưởng và làm giảm chi phí hoạt động của các dịch vụ công.
Theo Khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam (MIC, 2015), Chính phủ điện tử là
“Chính phủ áp dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan
nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn
cho người dân và doanh nghiệp”.
2.1.2 Nhận thức dễ sử dụng (PEOU)
Mức độ mà người dùng tin rằng việc sử dụng hệ thống là điều dễ dàng hoặc mong
muốn hệ thống mục tiêu không còn phải nỗ lực nữa, và nó trực tiếp làm gia tăng tính
hữu dụng được nhận thấy (Davis, 1989).
7
2.1.3 Nhận thức hữu ích (PU)
Mức độ người dùng tin rằng một hệ thống cụ thể tạo điều kiện cho hoạt động của họ.
Khả năng sử dụng một hệ thống ứng dụng cụ thể sẽ làm tăng hiệu quả công việc của
mình (Davis, 1989).
2.1.4 Sự tin cậy (Trust)
Sự tin cậy là quy mô mà người dùng tin rằng trang/ cổng thông tin là hợp pháp, đáng
tin cậy và có thể bảo vệ sự riêng tư của họ (Wan, 2000). Sự tin cậy là đánh giá của
người tiêu dùng trực tuyến liên quan đến sự đáng tin cậy của nhà cung cấp điện tử
(Felix & Paul, 2004).
2.1.5 Nhận thức về độ bảo mật
Bảo mật bao gồm dữ liệu được các cá nhân ủy quyền xem. Theo Pauline (1998), bảo
mật được định nghĩa là hành động bảo đảm rằng dữ liệu chỉ được tiết lộ cho các bên
có nhu cầu chính đáng để biết hoặc có quyền truy cập vào nó.
2.1.6 Thuật ngữ "chấp nhận"
Trong nghiên cứu này, việc chấp nhận chính phủ điện tử bao gồm sự tham gia, tương
tác và sự liên quan giữa các cơ quan chính phủ với công dân, chứ không chỉ cung cấp
thông tin thông qua các trang web của chính phủ. Warkentin và cộng sự (2002) sử
dụng thuật ngữ liên quan đến ý định của công dân tham gia vào chính phủ điện tử để
yêu cầu dịch vụ và nhận thông tin từ các cơ quan chính phủ.
2.1.7 Nhận thức về sự toàn vẹn dữ liệu
Tính toàn vẹn của một hệ thống thông tin đề cập đến sự bất khả thi của dữ liệu được
truyền hoặc lưu trữ được các bên thứ ba sửa đổi mà không được phép. Theo Bomil &
Ingoo (2003), tính toàn vẹn dữ liệu có nghĩa là dữ liệu trong quá trình truyền không
được tạo ra, chặn, sửa đổi hoặc xóa bất hợp pháp.
2.2 Các giai đoạn phát triển của chính phủ điện tử
Dựa theo nghiên cứu của Baum và Maio (2000), Chính phủ điện tử được chia làm 4
8
cấp độ khác nhau, đây cũng được xem là 4 giai đoạn trong quá trình xây dựng và phát
triển chính phủ điện tử.
- Giai đoạn thông tin: Chính phủ điện tử chỉ cung cấp các thông tin cho người dân
thông qua các website của hệ thống. Điều này giúp cho người dân có thể tiếp cận
được thông tin được cung cấp bởi Chính phủ một cách nhanh chóng, các quy trình trở
nên minh bạch hơn, đảm bảo được nguồn thông tin chính xác, nâng cao nhận thức
của người dân thông qua các thông tin được cung cấp.
- Giai đoạn tương tác: Sự tương tác giữa Chính phủ và người dân được nâng cao
thông qua các dịch vụ Chính phủ điện tử. Người dân có thể trao đổi trực tiếp với các
cơ quan chức năng, cơ quan quản lý thông qua các công cụ được cung cấp hoặc được
quy định từ chính phủ, người dân có thể tra cứu thông tin, tải xuống các biểu mẫu và
tài liệu được cung cấp từ chính phủ. Qua đó có thể giảm thiểu được thời gian cho
người dân và các cơ quan hành chính.
- Giai đoạn giao dịch: Ở giai đoạn này, người dân có thể thực hiện các giao dịch với
các cơ quan chính phủ thông qua các dịch vụ và hệ thống của chính phủ. Việc thực
hiện các giao dịch thông qua các hệ thống này có thể nâng cao tính bảo mật, giảm
thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch. Hơn thế nữa, nó còn nâng cao được tính minh
bạch, đảm bảo được lợi ích cho người dân.
- Giai đoạn chuyển hóa: Ở giai đoạn này, chính phủ có thể cung cấp hầu như các dịch
vụ công, người dân có thể tương tác với các cơ quan chính phủ, thực hiện các giao
dịch, tìm kiếm thông tin, đăng ký các dịch vụ khác nhau được cung cấp bởi chính phủ
thông qua các dịch vụ và hệ thống của chính phủ điện tử.
2.3 Các quan hệ tương tác trong chính phủ điện tử
Mục tiêu của chính phủ điện tử là cung cấp các cơ hội tốt hơn cho sự tham gia vào
các quá trình và thể chế dân chủ cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ cho cả người
dân và doanh nghiệp (Dridi và cộng sự, 2003). Do đó, chính phủ điện tử bao gồm
việc sử dụng ICT trong quản trị công để chuyển đổi các quy trình và cơ cấu của các
tổ chức. Sự đa dạng của các ứng dụng chính phủ điện tử có thể được phân thành bốn
9
loại chính: Chính phủ đối với công dân (G2C), Chính phủ cho nhân viên (G2E),
Chính phủ đến doanh nghiệp (G2B) và Chính phủ với Chính phủ (G2G).
- Chính phủ với Công dân (G2C)
Các cơ quan chính phủ có thể sử dụng phương tiện trực tuyến của G2C để giải quyết
mọi vấn đề liên quan đến công dân, có thể bao gồm nhiều sự tương tác giữa chính
phủ và người dân, chẳng hạn như giao tiếp, tạo điều kiện và khám phá, tăng cường sự
tham gia của người dân, bao gồm dân chủ điện tử và bỏ phiếu trực tuyến để tăng
cường cam kết chính trị, cũng như các dịch vụ cơ bản của chính phủ như trả tiền trực
tuyến, đặt lịch hẹn,..
- Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B)
G2B xảy ra khi có giao dịch điện tử giữa khu vực tư nhân và chính phủ và chủ yếu
được áp dụng để phát triển thị trường trực tuyến cho các chính phủ và hệ thống mua
sắm điện tử cũng như cung cấp các dịch vụ và sản phẩm cho các doanh nghiệp trong
khu vực tư nhân. Sự tương tác của G2B làm tăng tính nhất quán của các nhiệm vụ
chuyên sâu cho nhân sự, cũng như tinh giản quá trình, đã thu được lợi ích từ kinh
nghiệm trước đây của khu vực tư nhân về thương mại điện tử và các dịch vụ trực
tuyến khác và sự thừa nhận rằng các dịch vụ điện tử này đóng góp để cải thiện cạnh
tranh và chi phí thấp hơn.
- Chính phủ với Chính phủ (G2G)
G2G tích hợp việc tổ chức thông tin của chính quyền địa phương vào một cơ sở dữ
liệu, và đây là cốt lõi của khuôn khổ các hệ thống chính phủ điện tử. Do đó, khi yêu
cầu chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan chính phủ khác nhau cần công nghệ tiên tiến cao,
lĩnh vực này đã được mô tả là mục tiêu cuối cùng cho tất cả các chính phủ. Kết quả
của các giao dịch tập trung này, các cơ quan chính phủ có thể sử dụng điểm truy cập
này để cải thiện kết quả, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, nâng cao hiệu
quả và tăng tính nhất quán.
10
- Chính phủ với người lao động (G2E)
Các cán bộ, công chức, viên chức trong chính phủ cũng là những người dân trong xã
hội, nên các dịch vụ cung cấp cho người dân (G2C) cũng thực hiện cho các công
chức chính phủ, ngoài ra các cơ quan chính phủ còn cung cấp các dịch vụ chỉ dành
cho những người làm việc trong các cơ quan chính phủ, như cung cấp việc đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực, học từ xa (e-learning), quản lý tri thức, cung cấp các thông
tin về lương, hưu, mất sức...
2.4 Lợi ích của chính phủ điện tử
Lợi ích của Chính phủ điện tử liên quan đến tăng tính minh bạch, tăng trưởng và tỷ lệ
tham nhũng thấp hơn giữa các cơ quan chính phủ. Ngoài ra, Chính phủ điện tử dựa
trên bốn giả định hướng dẫn: về xây dựng và tăng cường cung cấp dịch vụ cho công
chúng; Làm cho chính phủ và các dịch vụ của nó dễ tiếp cận hơn; Đảm bảo sự hòa
nhập xã hội; Và sử dụng thông tin một cách tốt hơn. Những lợi ích thu được từ chính
phủ điện tử có thể được chia thành ba nhóm, đại diện cho lợi ích của người dân,
doanh nghiệp và chính phủ (Foley, 2005, Misra, 2007).
- Nhìn từ phía các cơ quan chính phủ: Làm tăng hiệu quả làm việc của các cơ
quan chính phủ, tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan chính phủ.
+ Các quy trình làm việc được tổ chức lại: Trước khi mỗi dịch vụ ứng dụng của
chính phủ được thực hiện, các quy trình làm việc của các cơ quan chính phủ được
phân tích, thiết kế lại cho rõ ràng để có thể áp dụng công nghệ thông tin, để trở thành
trực tuyến. Chính nhờ điều này mà hiệu quả làm việc của các cơ quan chính phủ được
tăng lên và giảm chi phí điều hành;
+ Tăng năng suất lao động: Theo sự phát triển của chính phủ điện tử, các dịch
vụ mà chính phủ cung cấp sẽ được trực tuyến và tích hợp dần, người dân truy cập các
dịch vụ trực tuyến mọi lúc, ở mọi nơi. Việc tích hợp các dịch vụ ứng dụng của các cơ
quan chính phủ sẽ làm tăng năng suất lao động và tính hiệu quả của các cơ quan
chính phủ.
- Nhìn từ phía người dân, doanh nghiệp: Người dân và doanh nghiệp được các
cơ quan chính phủ cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn
11
bằng việc cung cấp thông tin, dịch vụ một cách trực tuyến. Một cách cụ thể, người
dân và doanh nghiệp ngày càng ít phải đến trực tiếp các cơ quan chính phủ.
+ Người dân sẽ cảm thấy hài lòng hơn: Các dịch vụ mà chính phủ cung cấp cho
người dân sẽ tốt hơn, người dân thấy được tham gia vào đóng góp ý kiến vào các hoạt
động của chính phủ thuận tiện hơn trước, được cung cấp thông tin kịp thời hơn về các
hoạt động của chính phủ. Người dân sẽ thấy các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm
rõ hơn, các hoạt động của chính phủ được người dân giám sát kịp thời.
+ Người dân trở thành trung tâm trong quá trình cung cấp thông tin và dịch vụ
từ các cơ quan chính phủ. Nhờ các công cụ của công nghệ thông tin và truyền thông,
cơ quan chính phủ nhanh chóng thu lượm được ý kiến của người dân và giúp người
dân tham gia dễ dàng hơn trong quá trình ra quyết định của chính phủ.
2.5 Cơ sở lý thuyết chấp nhận Chính phủ điện tử
2.5.1 Quan điểm của công dân về chấp nhận Chính phủ điện tử
Giống như bất kỳ công nghệ mới nào, việc đưa chính phủ điện tử vào địa phương sẽ
dẫn đến một số thách thức đối với công dân và chính quyền, như thiếu dịch vụ điện
tử, mối quan tâm về an ninh, sự tin cậy,…, và khoảng cách số, là những thách thức có
thể ảnh hưởng đến sự tham gia và qua đó cản trở việc chấp nhận Chính phủ điện tử.
Lý do tại sao công dân vẫn trung thành với các phương pháp truyền thống của chính
quyền, và thấy rằng sự lựa chọn của công dân bị ảnh hưởng bởi sự mong đợi và nhu
cầu của họ, cũng như sự phù hợp của loại hình dịch vụ và đặc điểm của phương tiện
truyền thông.
Công nghệ sẽ cung cấp cho người dân sự lựa chọn tốt hơn các dịch vụ công trong
tương lai vì các dịch vụ này phải được xác định bởi nhu cầu của người dân, chứ
không phải nhu cầu của chính quyền. Theo quan điểm của Liên Hiệp Quốc cho rằng
các hệ thống chính phủ điện tử nên có mong muốn tăng cường mối quan hệ giữa
chính phủ và người dân thông qua các hạ tầng Internet tạo ra chính phủ điện tử dựa
vào công dân.
Các nghiên cứu khác đã nghiên cứu các nhân tố con người và nhu cầu về dịch vụ như
những ảnh hưởng quan trọng khi đưa ra một hệ thống thông tin và tầm quan trọng của
12
người sử dụng trong vai trò thích ứng với các hệ thống mới (Doherty và cộng sự,
2003). Các mô hình chấp nhận công nghệ rất hữu ích, như một phương pháp tiên
đoán, để đánh giá khả năng của con người và các tổ chức để áp dụng một công nghệ
mới đặc biệt hoặc như là một kỹ thuật để đánh giá sự chấp nhận công nghệ đã được
sử dụng (Turner và cộng sự, 2010). Một trong những tiên đoán chính của thành công
là khai thác hệ thống và chấp nhận hệ thống và sử dụng tốt như thế nào. Do đó, điều
quan trọng là phải nghiên cứu các yếu tố dẫn đến việc chấp nhận hoặc từ chối công
nghệ bởi người dùng. Và để đánh giá các thành công của chấp nhận chính phủ điện tử
có thể được đo bằng cách so sánh số lượng dịch vụ do chính phủ điện tử triển khai
với tỷ lệ chấp nhận hoặc số người sử dụng các dịch vụ này.
Al-Shafi và Weerakkody (2010) cho rằng thành công của việc triển khai chính phủ
điện tử được đánh giá cao bởi quan điểm của người dân và hành vi của họ đối với
việc chấp nhận chính phủ điện tử.
Phần này nêu bật các lý thuyết giải thích về việc áp dụng công nghệ có liên quan đến
nghiên cứu này và sự cần thiết của các nghiên cứu về ý định sử dụng, chấp nhận và
sử dụng thực tế của người dân trong các hệ thống thông tin, dịch vụ chính phủ điện
tử. Qua đó, đề xuất một mô hình khái niệm để thiết lập các yếu tố chính ảnh hưởng
đến việc chấp nhận chính phủ điện tử tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ quan điểm công
dân.
2.5.2 Lý thuyết về hành động hợp lý (TRA)
Mô hình này được coi là xương sống của các nghiên cứu liên quan đến thái độ hành
vi và nó được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu học thuật và kinh doanh (Ajzen và
Fishbein, 1975).
Niềm tin và sự
đánh giá
Thái độ
Ý định
hành vi
Niềm tin theo
chuẩn mực và
động cơ thúc đẩy
Sử dụng
thực sự
Chuẩn chủ
quan
Hình 2.1. Thuyết hành động hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975)
13
Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) có hai yếu tố quyết định về thái độ cố ý đối với
hành vi và các chỉ tiêu chủ quan liên quan đến hành vi.
Lý thuyết này là một lý thuyết nghiên cứu chung đã được sử dụng để giải thích và dự
đoán hành vi của con người và được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu hệ thống thông
tin để nghiên cứu các yếu tố quyết định cho hành vi sử dụng CNTT đổi mới. Hầu hết
các tài liệu liên quan đến sự chấp nhận công nghệ, bắt đầu các nghiên cứu với lý
thuyết hành động hợp lý.
2.5.3 Lý thuyết về hành vi theo kế hoạch (TPB)
Lý thuyết này (TPB) được Ajzen phát triển năm 1985 và được đề xuất như là một
phần mở rộng cho TRA. TPB đã giới thiệu một yếu tố quyết định độc lập thứ ba về ý
định, được gọi là kiểm soát hành vi nhận thức, thêm vào hai yếu tố TRA (Ajzen,
1985, 1991). Nó được đề xuất để ảnh hưởng đến hành vi, ngoài thái độ, hướng tới
việc sử dụng, các định mức chủ quan và các mẫu hành vi nhận thức. Về bản chất,
TPB là một lý thuyết dự đoán hành vi có chủ ý, và TPB được coi là tổng quát hơn
TRA, bởi vì có thêm các yếu tố quyết định, kiểm soát hành vi.
Thái độ
Chuẩn chủ quan
Ý định
hành vi
Sử dụng thực
sự
Sự kiểm soát
hành vi cảm nhận
Hình 2.2. Thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1985)
2.5.4 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) được chuyển đổi và chuyển từ TRA sang lĩnh
vực hệ thống thông tin. Davis đã phát triển TAM năm 1989 và sử dụng TRA như là
một cơ sở lý thuyết cho việc xác định mối quan hệ giữa hai niềm tin quan trọng: nhận