Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận cao học Môn công tác tư tưởng- giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.17 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử, công tác tư tưởng xuất hiện từ rất sớm từ khi xã hội
loài người xuất hiện sự phân chia giai cấp và theo đó xuất hiện hệ tư tưởng.
Công tác tư tưởng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu hình thành, phát
triển, truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, biến hệ tư tưởng của giai
cấp thống trị thành hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội.
Ở nước ta công tác tư tưởng ra đời sớm hơn các ngành khác. Đồng
chí Lê Duẩn nói: “Trong Đảng ta không có ngành nào già bằng ngành tuyên
huấn, vì từ khi có Đảng đã có nó rồi”. Nước ta, Trong hơn 20 năm đổi mới,
công tác tư tưởng một mặt đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, làm sáng tỏ hơn lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy
nhiên cũng còn nhiều hạn chế, đòi hỏi Đảng ta phải nâng cao năng lực lãnh
đạo đối với hoạt động công tác tư tưởng, đặc biệt trong thời kỳ có nhiều
diễn biến về chính trị - xã hội như hiện nay. Tình hình thế giới và trong
nước tác động rất lớn đến nhận thức, tư tưởng và tâm lý con người. Công
tác tư tưởng phải thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Muốn vậy, cần phải nâng cao hiệu quả của công tác
tư tưởng.
Tuy nhiên, để đánh giá được hiệu qủa công tác tư tưởng của Đảng ta trong mọi
giai đoạn lịch sử là điều rất khó, do những đặc điểm của hiệu quả công tác tư tưởng
có nhiều điểm khác biệt so với các loại hiệu quả khác. Mặt khác, mỗi loại hiệu quả
công tác tư tưởng lại có những tiêu chí đánh giá khác nhau. Vì vậy, với mong muốn
tìm hiểu rõ hơn về những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công tác tư tưởng. Từ đó nêu
ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở nước ta . Tác giả đã chọn
đề tài “Tiêu chuẩn đánh giá cụ thể và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả công tác tư tưởng ở nước ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận.
1



2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Ở đề tài này chỉ tập trung làm rõ khái niệm khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá
cụ thể và giải pháp nâng cao hiệu qủa công tác tư tưởng ở nước ta hiện nay.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục tiêu: Làm rõ: tiêu chuẩn đánh giá cụ thể và giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác tư tưởng ở nước ta hiện nay
*Nhiệm vụ: Làm rõ những lý luận cơ bản về khái niệm công tác tư tưởng, đặc
điểm, tiêu chuẩn đánh giá cụ thể và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng
theo tiêu chuẩn đánh gí của Đảng ta hiện nay.
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Tiểu luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu đó là: lôgic, lịch sử,
so sánh, phân tích, tổng hợp …
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
tiểu luận gồm 3 chương, tiết

Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả
công tác tư tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
1.1 Khái niệm công tác tư tưởng và hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng ta.
Như chúng ta đã biết: Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành
đặc biệt quan trọng trong hoạt động tư tưởng của Đảng ; đây là lĩnh vực
trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ. Tuyên truyền,
giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng,
khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí
tuệ, văn hoá và đạo đức thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tô quốc. Nhưng để hiểu được công tác tư tưởng là gì?
2


Thì trong lịch sử loài người đã xuất hiện nhiều cách hiểu về công tác tư

tưởng.
Công tác tư tưởng xuất hiện từ khi xã hội loài người có sự phân chia
giai cấp và theo đó xuất hiện hệ tư tưởng. Ở nước ta trước khi thành lập
Đảng, một bộ phận tri thức đã tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin vào phong trào
công nhân và phong trào yêu nước Việt nam, chuẩn bị tư tưởng cho sự ra
đời Đảng cộng sản Việt Nam. Chứng tỏ, đúng như đồng chí Lê Duẩn nói: “
Trong Đảng ta không có nghành nào già bằng nghành tuyên huấn, vì từ khi
có Đảng đã có nó rồi”.
Có nhiều khái niệm khác nhau về công tác tư tưởng , song cơ bản theo
quan điểm của Đảng ta , công tác tư tưởng được hiểu như sau:
Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một
chính đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong
quần chúng, thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư
tưởng.
Công tác tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mục đích
của Đảng cộng sản và nhà nước nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã
hội chủ nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chi
phối, thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội, động viên, cổ vũ tính
tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Công tác tư tưởng gồm ba hình thái: công tác tuyên truyền , công tác
lý luận và công tác cổ động. Thiếu một trong ba bộ phận này không tạo nên
được công tác tư tưởng của Đảng .
Như vậy công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của con người,
cũng như mọi hoạt động có mục đích khác, công tác tư tưởng cần thiết phải
xem xét về hiệu quả của nó.

3



Trước hết cần hiểu rõ hiệu quả là gì? Hiệu quả là sự so sánh kết qảu
giữa trước và sau khi tiến hành một hoạt động, giữa kết quả đã có và sẽ có.
Hay hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí về vật lực, tài
lực để đạt được kết quả đó.
Từ những cách hiểu trên chứng tả rất khó định nghĩa chính xác hiệu
quả công tác tư tưởng. Song chúng ta có thể hiểu: Hiệu quả công tác tư
tưởng( HQCTTT) là sự tương quan giữa kết quả đạt được do tác động tư
tưởng mang lại với mục điách của công tác tư tưởng được đặt ra từ trước
và với chi phí để đặt được kết quả đó trong một điều kiện xã hội nhất định.
Có thể diễn đạt theo công thức sau: HQCTTT = KQ2- KQ1/ MĐ x
1/k
Trong đó: KQ2 là kết quả 2; KQ1 là kết quả 1; MĐ là mục đích công
tác tư tưởng ; 1 là đại lượng bất kỳ và K là chi phí.
Như vậy, không thể đồng nhất giữa hiệu quả công tác tư tưởng và kết
quả công tác tư tưởng. Hiệu quả công tác tư tưởng luôn tỷ lệ nghịch với mục
đích và chi phí. Vì vậy, cần tránh chạy theo thành tích trong công tác tư
tưởng và cần tìm mọi cách giảm chi phí để nâng cao hiệu quả công tác tư
tưởng.
1.2 Đặc điểm đánh giá hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng ta.
Khác với lĩnh vực khác, công tác tư tưởng là lĩnh vự phức tạp của
sđời sống con người. Do đó hiệu quả công tác tư tưởng có nhiều đặc điểm
khá phức tạp.
Một là, tính đa dạng của kết quả. Tức là nó không giống như trong
lĩnh vực kinh tế để có thể đánh giá chính xác kết quả đạt được. Mà do công
tác tư tưởng là hoạt động trong lĩnh vực tinh thần, vì vậy kết quả công tác tư
tưởng rất đa dạng. Nên hiệu quả công tác tư tưởng cũng rất đa dạng.
Hai là, hiệu quả công tác tư tưởng vừ thể hiện trực tiếp vừa thể hiện
gián tiếp. Tức là hiệu quả tác động của công tác tư tưởng đến lĩnh vực tinh
4



thần của con người biểu hiện một cách trực tiếp, còn đối với lĩnh vực kinh tế
hay chính trị - xã hội nó lại biểu hiện gián tiếp thông qua kết quả hoạt động
của con người trong lĩnh vực ấy.
Ba là, hiệu quả công tác tư tưởng diễn ra dần dần và lâu dài. Khác với
lĩnh vực vật chất, do là lĩnh vực tinh thần nên hiệu quả công tác tư tưởng
không biểu hiện được một sớm một chiều mà phải trải qua một quá trình lâu
dài và dần dần. Ví dụ, cuộc đại lễ kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long Hà
Nội ở nước ta diễn ra vừa qua, ý nghĩa lich sử chúng ta thấy rõ nhưng để
đánh giá hiệu quả công tác tư tưởng của nó thì đòi hỏi phải lâu dài, dần dần ,
từ từ..
Năm là, hiệu quả công tác tư tưởng được đánh giá trong sự thay đổi
về nhận thức, thái độ và hiành vi của đối tượng. Do đó nó được đo lường ở
ngay trong ý thức và hành vi của đối tượng.
Sáu là, chi phí thấp. Lê Nin đã từng nói: hiệu quả công tác tư tưởng
có khẳ năng thu được kết quả nhiều nhất, vững chắc nhất mà lại ít tốn sức
nhất. Kết quả cao nhưng chưa chác đem lại hiệu quả cao. Hiệu quả cao khi
cùng một kết quả nhưng chi phí thấp nhất. Cho nểntong công tác tư tưởng
phải phấn đấu đạt hiệu quả cao bằng cách sở dụng những phương pháp tốt
nhất, có hiệu lực nhất.
Bảy là, hiệu quả công tác tư tưởng biểu hiện ở cả số lượng và chất
lượng, nhưng chất lượng là chủ yếu.
Như vậy, đặc điểm của hiệu quả công tác tư tưởng rất đa dạng và do
đó tiêu chuẩn đánh giá và phân loại hiệu quả công tác tư tưởng cũng đa
dạng.
1.3. Phân loại hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng ta.
Hiệu quả công tác tư tưởng có nhiều loại. Tuỳ theo cách phân chia
theo phạm vi, lĩnh vực nhất đình mà có cách phân loại hiệu quả công tác tư
tưởng nhất định.
5



Theo phạm vi tác động, có hiệu quả chung và hiệu quả cụ thể.
Hiệu quả chung của công tác tư tưởng là hiệu quả của toàn bộ công
tác tư tưởng được đánh giá trên phạm vi toàn xã hội.
Hiệu quả công tác tư tưởng cụ thể là hiqqụ quả của một nội dung, một
hình thức hay một phương tiện công tác tư tưởng được thể huện ở một đối
tượng cụ thể nào đó.
Phân loại theo thời gian tác động thì có: hiệu quả trước mắt, hiệu quả
lâu dài.
Phân loại theo lĩnh vực tác động, thì hiệu quả công tác tư tưởng có
hiệu quả tinh thần( Hiệu quả đánh giá bằng sự thay đổi trong lĩnh vực tinh
thần của con người và xã hội) và hiệu quả thực tiễn ( là hiệu quả được đánh
giá bằng sự thay đổi trong tính tích cực, trong hành vi của đối tượng hay
trong lĩnh vực đời sống xa hội mà hoạt đọng thực tiễn của đối tượng tác
động đến).
Tóm lại có nhiều cách phân loại hiệu quả công tác tư tưởng. Do đó
cũng có nhiều tiêu chuẩn khác nhau trong đánh giá hiệu quả công tác tư
tưởng của Đảng ta.

Chương 2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu qủa cụ thể của
công tác tư tưởng của ĐCS Việt Nam
2.1 Tiêu chuẩn đánh giá cụ thể hiệu quả công tác tư tưởng về mặt tinh thần
Như trình bày ở trên: hiệu quả công tác tư tưởng về mặt tinh thần
chính là hiệu quả được đánh giá bằng sự thay đổi trong tính tích cực, trong
hành vi của đối tượng hay trong lĩnh vực đời sống xã hội mà hoạt động thực
tiễ của đối tượng tác động đến.
Do đó, đánh giá hiệu quả cụ thể công tác tư tưởng về mặt tinh thần
tức là hiệu quả của một nội dung, một hình thức, một phương tiện cụ thể thể


6


hiện trong một đối tượng cụ thể của công tác tư tưởng được đánh giá bằng
các tiêu chuẩn như tính tích cực nhận thức – tri thức - niềm tin.
- Mức độ thấp nhất của hiệu quả công tác tư tưởng là việc hình thành
sự hứng thú của đối tượng đối với vấn đề nghiên cứu, là tính tích cực nhận
thức gắn với những khái niệm như: lòng say mê, ước vong, thiên hướng và
hy vọng của con người muốn mở rộng tầm hiểu biết của mình, sự quan tâm
của họ đến việc nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh .
Trong phạm vị tiêu chuẩn này thì sự phong phú của nhu cầu nhận
thức và sự hứng thú đối với vấn đề nghiên cứu là những chỉ số rất quan
trọng. Nếu không xuất hiện nhu cầu hiểu biết, hứng thú đối với vấn đề
nghiên cứu thì không đạt tới kết quả nào cả. Vì vậy, là cán bộ tư tưởng phải
tạo ra sự hứng thú ấy làm tiền đề cho công tác tư tưởng đạt kết quả cao.
- Hiệu quả công tác tư tưởng được đánh giá trên mặt tinh thần thể
hiện ở tri thức: tri thức là mức độ cao hơn của hiệu quả cụ thể của công tác
tư tưởng. Qúa trình thu nhận tri thức mới được thể hiện trong sự thống nhất
của nhận thức lý luận và kinh nghiệm. Căn cứ vào đó có thể phân ra các chỉ
số của tiêu chuẩn tri thức bao gồm: sự am hiểu về những sự kiện, hiện tượng
của thực tế khách quan; trình độ những trị thức khoa học, kỹ thuật, văn hoá
mới tiếp thu được; nắm vững nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu rõ phương pháp luận và biết vận dụng
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để phân tích các qua trình và
hiện tượng của đời sống xã hội là những tiêu chí cao nhất của tiêu chuẩn tri
thức.
- Trên cơ sở tri thức có căn cứ khoa học và thực tiễn, nhận thức biến
thành niềm tin.
Niềm tin là tiêu chuẩn cao nhất của hiệu quả cụ thể công tác tư tưởng
về mặt tinh thần. Những tiêu chuẩn biểu hiện niềm tin bao gồm:


7


Một là, mức độ tin tưởng vào tính khoa học, tính cách mạng của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước, hay những quan điểm lý luận được trang bị cho quần chúng.
Hai là, khả năng đánh giá đúng và định hướng đúng, sự kiên định lập
trường quan điểm trước những diễn biến phức tạp của hiện thực xã hội.
Ba là, ý chí vững vàng trong cuộc đấu tranh chống ảnh hưởng của hệ
tư tưởng tư sản và các luận điểm phi khoa học; tinh thần ý chí đấu tranh bảo
vệ chủ nghiã Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm
của Đảng.
Bốn là, sự kết hợp chặt chẽ quan điểm với hành động thực tế, sự sẵn
sang hành động phù hợp với tri thức được trang bị.
Như vậy từ nhận thức đến hình thành niềm tin là một quá trình đòi
hỏi năng lực tuyên truyền giáo dục của cán bộ tư tưởng. Hiện nay vấn đề
hình thành niềm tin của quần chúng đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, với Đảng, với chủ nghĩa xã hội là rất quan trọng. Bởi
do nhiều lý do khác nhau nên hiện nay đã xuất hiện một số luồng tư tưởng
dao động về niềm tin với chủ nghĩa Mác, thậm chí sự phản bác, phê phán
tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác…Vì vậy, để hình thành niềm
tin cho đối tượng người cán bộ tư tưởng, trước hết phải có niềm tin vững
chắc vào vấn đề tuyên truyền, giáo dục.
2.2 Tiêu chuẩn đánh giá cụ thể hiệu quả công tác tư tưởng về mặt thực tiễn
Hiệu quả cụ thể của công tác tư tưởng không chỉ đánh giá theo những
tiêu chuẩn về mặt tinh thần thể hiện ở tính tích cực nhận thức – tri thức niềm tin mà nó còn biểu hiện ở những tiêu chuẩn thực tiễn thông qua tính
tích cực xã hội của con người. Đó là tính tích cực lao động và tính tích cực
chính trị xã hội.
* Tính tích cực lao động sản xuất biểu hiện trong các tiêu chuẩn sau:


8


Một là, sự tận tuỵ với công việc và mức độ sang tạo trong công việc
được giao. Nghĩa là khi đối tượng tuyên truyền đã hình thành niềm tin do
sự tác động của chủ thể tuyên truyền khi đó họ sẽ tích cực hành động thể
hiện ở tính tích cực lao động sản xuất, tìm tòi sang tạo trong công việc.
Hai là, sự tinh thông nghề nghiệp, thường xuyên quan tâm đến việc
nâng cao trình độ nghề nghiệp, trình độ văn hoá và khoa học kỹ thuật.
Ba là, năng xuất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, tuân thủ
nghiêm túc kỷ luật lao động đó là biểu hiện tính tích cực lao động sản xuất
khi hiệu quả cụ thể của công tác tư tưởng hình thành.
Bốn là, hiệu quả công tác tư tưởng trong thực tiễn biểu hiện ở việc
quần chúng tham gia tích cực, sáng tạo vào các phong trào thi đua lao động
sản xuất, đổi mới cơ chế kinh tế.
Năm là, biết làm giàu cho mình và cho đất nước bằng lao động chính
đáng trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Sáu là, đồng thời tham gia vào việc đấu tranh chống những hành vi vi
phạm lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, đấu tranh chống tham ô, tham nhũng,
làm ăn phi pháp…
* Tính tích cực chính trị xã hội: Đây cũng là một trong những tiêu
chuẩn để đánh giá hiệu quả cụ thể của công tác tư tưởng. Tính tích cực
chính trị xã hội được biểu hiện trong các tiêu chuẩn sau:
Một là, ý thức cao về nghĩa vụ công dân và mức độ thực hiện nghĩa
vụ đó.
Hai là, sự tham gia tích cực nhiệt tình vào việc tuyên truyền chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước.
Ba là, tham gia tích cực, tự giác vào những lĩnh vực khác nhau của

công tác xã hội; vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị đặt ra trước xã hội;

9


và việc quản lý công việc của nhà nước, của tập thể và của các tổ chức
chính trị xã hội.
Bốn là, tham gia tích cực, tự giác vào việc xây dựng đường lối, chính
sách của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; tham gia bầu cử các
cơ quan chính quyền, tham gia xây dựng Đảng.
Năm là, tham gia tích cực, tự giác vào cuộc đấu tranh chống các hiện
tượng tiêu cực trong xã hội như quan liêu, vi phạm quyền làm chủ của nhân
dân, tham nhũng, thờ ơ chính trị…
Tóm lại: hiệu quả công tác tư tưởng là một thể thống nhất của hiệu
quả tinh thần và hiệu quả thực tiễn được thể hiện từ thấp đến cao theo con
đường tri thức - niềm tin – hành động thực tiễn. Mức độ hành động thực tiễn
(tính tích cực) là trình độ cao nhất của hiệu quả công tác tư tưởng. Ở mức độ
này công tác tư tưởng trở thành một yếu tố của sự phát triễn kinh tế, chính
trị - xã hội. Song không nên hiểu công tác tư tưởng chỉ là phương tiện tích
cực hoá nhân tố con người. Bằng hành động tích cực, thông qua hoạt động
thực tiễn cải tạo xã hội, cải tạo bản than trở thành con người phát triễn toàn
diện.
Như vậy, tiêu chuẩn thực tiễn và tiêu chuẩn tinh thần là tiêu chuẩn
đánh giá hiệu quả cụ thể của công tác tư tưởng. Nắm rõ được những tiêu
chuẩn này người cán bộ tư tưởng có thể so sánh kết luận hiệu quả công tác
tư tưởng. Trên cơ sở đó có thể tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để đề ra những
giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động công tác tư tưởng
của địa phương.

Chương 3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả

công tác tư tưởng theo những tiêu chuẩn đánh giá.
Nước ta trong hơn 20 năm đổi mới, công tác tư tưởng một mặt đã tích
cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
10


chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, làm sáng tỏ hơn lý luận về
con đường lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế, đòi hỏi
Đảng ta phải nâng cao năng lực lãnh đạo đối với hoạt động công tác tư
tưởng, đặc biệt trong thời kỳ có nhiều diễn biến về chính trị- xã hội như hiện
nay. Tình hình thế giới và trong nước tác động rất lớn đến nhận thức, tư
tưởng và tâm lý con người. Công tác tư tưởng phải thể hiện vai trò đi trước,
mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Muốn vậy, theo tôi
cần triển khai một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tư
tưởng, đó là:
3.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng
Đây là bài học xuyên suốt, xuất phát từ yêu cầu nâng cao tính đảng
trong công tác tư tưởng. Do đó phải không ngừng nâng cao nhận thức của
các tổ chức Đảng, cấp uỷ và toàn thể Đảng viên về vị trí, vai trò của công
tác tư tưởng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Công tác tư
tưởng là nhiệm vụ của toàn Đảng, của tất cả Đảng viên, trước hết là các cấp
uỷ Đảng và Bí thư cấp uỷ.
Thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức tổ chức thực hiện công
tác tư tưởng của các tổ chức Đảng phù hợp với những thay đổi của tình
hình địa phương, cơ quan, đơn vị, suy nghĩ, tìm tòi phương thức công tác tư
tưởng mới, phù hợp với tình hình, tránh rập khuôn, hình thức không hiệu
quả. Có như vậy mới có thể nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng
ta hiện nay.
Nội dung tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao hiệu quả
công tác tư tưởng cần tập trung vào các nội dung:

- Thường xuyên phát triển sang tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, vận dụng đúng đắn chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước ta.

11


- Xác định mục đíc, nội dung, hình thức, phương pháp công tác tư tưởng
phù hợp, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tư tưởng, tăng cường cơ sở vật
chất kỹ thuật cho công tác tư tưởng.
- Kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch công tác tư tưởng của Đảng và
đánh giá hiệu quả công tác tư tưởng trong từng thời kỳ gắn với việc đánh
giá, tổng kết rút kinh nghiệm.
Tăng cường sự lãnh đạo cảu Đảng phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo
đúng đắn, kịp thời có hiệu quả của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã
hội trong việc tuyên truyền giáo dục tư tưởng, chính trị cho các tầng lớp
nhân dân. Ngày nay, mỗi cán bộ, Đảng viên là một nhà tư tưởng, là nhà báo,
người dân có quyền tham gia xây dựng Đảng và nhà nước. Cán bộ làm công
tác tư tưởng cần có quan hệ mật thiết và phối hợp thường xuyên với cán bộ
mặt trận và các đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp, các chức sắc tôn
giáo… tạo ra luồng dư luận xã hội mạnh mẽ về cái đúng, cái tốt, đẩy lùi cái
xấu, cái sai, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
3.2 Coi trọng và làm tốt công tác dự báo tình hình tư tưởng, xu hướng tư
tưởng của xã hội
Tức là công tác tư tưởng phải đi trước, mở đường cho sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ tổ quốc. Phải làm tốt công tác dự báo tình hình tư tưởng,
những khuynh hướng tư tưởng trên thế giới sẽ tác động đến đời sống tư
tưởng Việt Nam và những nét cơ bản của đời sống tư tưởng nước ta trong
thập kỷ tới để giành thế chủ động, đây là một việc hết sức khó khăn, phức
tạp vì những biến động của thế giới và trong nước hiện nay và những năm

tiếp theo sẽ hết sức mau lẹ và khó lường.
Các cơ quan làm công tác tư tưởng phải phối hợp với các cơ quan
quản lý nhà nước, các đoàn thể chính trị để làm tốt công tác tư tưởng phải
chủ động tham gia vào việc hoạch định chủ trương, chính sách, phải đánh
giá tác động tư tưởng khi triển khai kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội để
12


chủ động làm công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. hiện
nay lực lượng làm công tác tư tưởng thường không tham gia vào các khâu
đánh giá tình hình, hoạch định chủ trương, chính sách, biện pháp, thường
chỉ được nghe phổ biến rồi bị động chạy theo giải thích, do đó thiếu chặt
chẽ, thiếu tính thuyết phục.
Tìm hiểu nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng, nguyện vọng của
người dân một cáhc trung thực không thổi phồng, không né tránh, không bôi
đen, phải nắm được những suy ngĩ, nguyện vọng của người dân, bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Giải quyết các vấn đề đối với
người dân phải đứng về phía dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân.
Chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước phải thuận với lòng dân.
3.3 Đổi mới phương pháp công tác tư tưởng ngang tầm với đòi hỏi của thực
tiễn
Phương pháp công tác tư tưởng tốt thì hiệu quả công tác tư tưởng
càng cao. Do vậy, cần đổi phương pháp công tác tư tưởng sao cho phù hợp
với thự tiễn, phù hợp với trình độ dân trí và phù hợp với từng đối tượng,
từng loại hình cán bộ, tầng lớp dân cư.
Cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy lý luận, tăng cường gắn kết
chặt chẽ giữa lí luận và thực tiễn, giữa nghiên cứu, tổng kết lí luận và
nghiên cứu, tổng kết thực tiễn trong tình hình mới.
Đối với những đối tượng có trình độ dân trí cao như trí thức, cán bộ
hưu trí, sinh viên, …và những đối tượng ở thành phố, thị xã cấn có nội dung

tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho phù hợp.
Xây dựng môi trường, không khí dân chủ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để
cán bộ, Đảng viên và nhân dân bày tỏ thái độ, quan điểm, đóng góp ý kiến
đối với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.
Đối tượng dân trí cao chủ yếu tuyên truyền, giáo dục bằng việc khêu gợi sự

13


tự giác của họ, tránh lối tuyên truyền, giáo dục gò ép, khiên cưỡng, phương
tiện tuyên truyền có thể là tất cả các loại hiện có như: sách, báo, tranh ảnh…
Đối với những đối tượng có trình độ dân trí thấp hơn như: đồng bào
dân tộc thiểu số, nông dân, thiếu niên, một bộ phận công nhân, thiếu niên,
cựu chiến binh…và những đối tượng nói chung ở miền núi, biên giới, hải
đảo…cần có nội dung tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức lối
sống phù hợp: ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu, dể nhớ, dễ làm theo. Phương thức
chủ yếu bằng vận động thuyết phục, nêu gương, trong đó, đặc biệt đề cao
vai trò của đoàn thể nhân dân, của những người có uy tín như: già làng,
trưởng bản…Phương tiện tuyên truyền chủ yếu là phát thanh, truyền hình,
tranh ảnh…ngoài ra kết hợp chặt chẽ với tuyên truyền giáo dục chính trị, tư
tưởng với cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ”,
với phong trào thiđua yêu nước, phong trào xoá đói, giảm nghèo và các hoạt
động từ thiện.
3.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tư tưởng đủ mạnh
và vững vàng đáp ứng đươc yêu cầu trong hoàn cảnh mới
Đảng là chủ thể của công tác tư tưởng, đồng thời là người lãnh đạo
toàn bộ hệ thống công tác tư tưởng. Đội ngũ cán bộ tư tưởng cũng là chủ
thể- chủ thể trực tiếp tiến hành công tác tư tưởng. Cho nên hiệu quả công tác
tư tưởng phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ này.
Lê - Nin nói: Chất lượng bài giảng, phương hướng chính trị của bài

giảng được quyết định hoàn toành và duy nhất bởi thành phần các giảng
viên. Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng cần xây dựng đội ngũ
cán bội tư tưởng vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn và quan trọng
hơn nữa là có đạo đức cách mạng.
Ở nước ta hiện nay cán bộ tư tưởng là một bộ phận quan trọng trong
đội ngũ cán bộ đảng và nhà nước ta, là người hoạt động chuyên nghiệp
trong lĩnh vực tư tưởng- văn hoá. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “
14


Cán bộ là cái gốc của mọi công việc…công việc thành công hay thất bại đều
do cán bộ tốt hay kém”. Như vậy hiệu quả công tác tư tưởng phụ thuộc vào
chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng. Do đó cần thiết phải
xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác này. Cần đẩy mạnh
công tác quy hoạch, luân chuyển đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác
tư tưởng. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách công
tác tư tưởng một cách bài bản, có hệ thống. Xây dựng và tổ chức thực hiện
chính sách sử dụng, chính sách ưu đãi đối với cán bộ, công chức làm công
tác tư tưởng. Quan tâm xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ tuyên
giáo Xã, Phường, Thị trấn.
Đảng ta nhận định rằng, trong những năm tới tình hình trên thế giới
và ở nước ta tiếp tục diễn biến hết sức nhanh chóng và phức tạp, không
ngừng làm nảy sinh những vấn đề mới đòi hỏi phải giải quyết. Sự nghiệp
của Đảng và nhân dân ta đòi hỏi công tác tư tưởng, lí luận phải đổi mới
mạnh mẽ nội dung, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Một nhân tố cơ bản, quyết định để nâng cao chất lượng hiệu quả công
tác tư tưởng của đảng đó là đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư
tưởng chuyên trách. Để có một đội ngũ cán bộ chuyên trách có tâm, có tài
thì về lĩnh vực chuyên môn này phải có những chính sách ưu đãi cần thiết,
phải đổi mới quy hoạch, đào tạo, sử dụng. Đồng thời, cần phối hợp chặt chẽ,

đồng bộ các cơ quan liên quan trong việc đào tạo các bộ nghiên cứu và
giảng dạy lý luận chính trị.
3.5 Tăng cường sự phối hợp của các yếu tố công tác tư tưởng
Phối hợp là một trong những phương thức tiến hành giáo dục quần
chúng về mặt tư tưởng. Đây là biện pháp rất quan trọng, bởi vì hiện nay ở
nước ta trong quá trình tiến hành công tác tư tưởng sự phối hợp giữa các yếu
tố của công tác tư tưởng còn thiếu đồng bộ, chưa nhất quán. Vì vậy sự phối
hợp giữa các yếu tố này là rất cần thiết.
15


Nội dung tăng cường sự phối hợp giữa các yếu tố trong công tác tư
tưởng bao gồm: tăng cường phối hợp các lực lượng công tác tư tưởng; tăng
cường phối hợp các nội dung giáo dục tư tưởng như giữa giáo dục chính trị
tư tưởng với giáo dục đạo đức, giáo duc kinh tế…Đồng thời giáo dục các
hình thức, phương tiện, phương pháp của công tác tư tưởng và tăng cường
phối hợp các hình thái công tác tư tưởng: công tác lý luận, công tác tuyên
truyền, công tác cổ động.
Sự phối hợp trên có thể phối hợp theo chiều ngang (sự phối hợp giữa
các lực lượng, các nội dung, hình thức, phương tiện trong cùng cấp) hoặc
phối hợp theo chiều dọc (sự phối hợp giữa các lực lượng, các phương tiện
của một cấp nào đó với cấp trên hoặc một cấp tương ứng).
Sử dụng và đổi mới các phương pháp, phương tiện tiến hành công tác
tư tưởng là rất quan trọng nhưng không phải cứ có phương tiện hiện đại mới
có hiệu quả cao trong công tác tư tưởng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công
tác tư tưởng cần phải kết hợp giữa các yếu tố của công tác tư tưởng một
cách hài hoà, nhất quán, đồng bộ và liên tục; phải kết hợp với sử dụng hpọ
lý các phương tiện hiện đại với phương tiện truyền thống phù hợp với đặc
điểm đối tượng, bởi trong công tác tư tưởng đặc điểm của đối tượng là căn
cứ chủ yếu, là cơ sở khách quan quy định việc xác định mục đích, nội dung,

hình thức, phương pháp, phương tiện tác động đến đối tượng hay sự phối
hợp giữa chúng.
Tóm lại, muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác tư tưởng ở nước ta
hiện nay thì công tác tư tưởng phải đạt được 3 mục tiêu:
Một là, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nghị quyết đại
hội lần thứ X của Đảng, củng cố, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng,
chính trị trong Đảng, sự đồng thuận về chính trị và tinh thần trong nhân dân,
giữ vững và mở rộng trận địa tư tưởng của Đảng, bảo vệ và phát triển chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
16


Hai là, góp phần tích cực thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây
dựng chỉnh đốn Đảng , nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến dấu của
Đảng.
Ba là, vượt qua tình trạng lạc hậu, yếu kém; đổi mới nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần cũng cố tư tưởng, phát triển trình độ lí
luận, chính trị, tri thức của toàn Đảng và hệ thống chính trị, khẳng định vai
trò tiên phong của Đảng.
Đồng thời phải thực hiện tốt các giải pháp trên trong hoạt động công
tác tư tưởng của Đảng ta.

17


KẾT LUẬN
Trong tình hình thế giới hiện nay luôn có nhiều diễn biến phức tạp,
nó ảnh hưởng to lớn đến cách mạng nước ta. Trong đó, ảnh hưởng to lớn
phải kể đến là cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, nhằm giáo dục ý thức
hệ giai cấp. Ở nước ta lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

làm hệ tư tưởng chính thống, đó là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
mọi hành động của Đảng. Do đó, hơn lúc nào hết, Đảng ta phải không
ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng.
Trong những năm qua công tác tư tưởng của Đảng ta đã đạt được
nhiếu thành tựu quan trọng, đã góp phần làm sáng tỏ hơn con đường quá
độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, giáo dục niềm tin, lý tưởng
của Đảng và các chủ trương, chính sách của Đảng ta đến với quần chúng
nhân dân… Tuy nhiên, cũng mắc phải nhiều hạn chế, đặc biệt chưa hạn
chế kịp thời những dư luận xấu bôi nhọ vai trò của Đảng cộng sản Việt
Nam trong sự nghiệp cách mạng, làm cho ảnh hưởng đến nhận thức, niềm
tin của nhân dân đối với Đảng. Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác tư
tưởng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần phải làm rõ
những tiêu chuấn đánh giá hiệu quả công tác tư tưởng và đề xuất những
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng của đảng ta hiện nay. Từ đó,
đề ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng ta
trên mặt trận công tác tư tưởng.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tập bài giảng: Lịch sử công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam,
( HV Báo chí – Tuyên truyền, năm 2009)
2. Giáo trình nguyên lý công tác tư tưởng (khoa tuyên truyền HV báo chíTuyên truyền, năm 2008)
3. Tài liệu tham khảo: Lê Duẩn “Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Nxb Sự thật, Hn1976, tr 112
4. Bài giảng trên lớp của PGS.TS Phạm Huy Kỳ HVBC& TT. HN 12/ 2010
5. Sách tham khảo: ĐCSVN trong tiến trình đổi mới đất nước (NXBCTQG,
năm 2007)
6. Bài giảng trên lớp của PGS.TS Trần Thị Anh Đào HVBC&TT .11/2010


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..01
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả công tác tư tưởng
của Đảng Cộng Sản Việt Nam ………………………………………......02
1.1 Khái niệm công tác tư tưởng và hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng
ta…………………………………………………………………………...02
1.2 Đặc điểm đánh giá hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng ta………….04
1.3 Phân loại hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng ta…………………….05
Chương 2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu qủa cụ thể của công tác tư tưởng
của ĐCS Việt Nam ……………………………………….........................06
2.1 Tiêu chuẩn đánh giá cụ thể hiệu quả công tác tư tưởng về mặt tinh
thần………………………………………………………………………...06
2.2 Tiêu chuẩn đánh giá cụ thể hiệu quả công tác tư tưởng về mặt thực tiễn
……………………………………………………………………………..08

19


Chương 3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư
tưởng theo những tiêu chuẩn đánh giá………………………………….10
3.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng ………...11
3.2 Coi trọng và làm tốt công tác dự báo tình hình tư tưởng, xu hướng tư
tưởng của xã hội…………………………………………………………...12
3.3 Đổi mới phương pháp công tác tư tưởng ngang tầm với đòi hỏi của thực
tiễn…………………………………………………………………………13
3.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tư tưởng đủ mạnh
và vững vàng đáp ứng đươc yêu cầu trong hoàn cảnh mới………………..14
3.5 Tăng cường sự phối hợp của các yếu tố công tác tư tưởng……………15
KẾT LUẬN……………………………………………………………….18


20



×