Tải bản đầy đủ (.doc) (176 trang)

Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại việt nam trên báo điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.62 MB, 176 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

NGUYỄN THANH

VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN
TẠI VIỆT NAM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ


Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

NGUYỄN THANH

VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN
TẠI VIỆT NAM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thái

Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập. Các kết quả,
số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng chính xác của các
cơ quan chức năng đã công bố. Những kết luận khoa học trong luận văn là
mới và chưa có tác giả công bố trong bất kì công trình khoa học nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu đó.
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Thị Minh Thái, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cũng như định
hướng về phương pháp làm việc, phương pháp nghiên cứu và tạo mọi điều kiện để
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong chuyên ngành
Báo chí học, các thầy cô trong Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi
trong suốt những năm học vừa qua.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện lãnh đạo Liên hiệp các Hội
UNESCO Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, ông Nguyễn Sự - Nguyên

Bí thư TP Hội An, lãnh đạo, ban biên tập Báo điện tử Đất Việt, các phóng viên của
báo điện tử VnExpress, báo điện tử VietNamNet...
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với gia đình, người thân và bạn bè về
sự động viên giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thanh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài..................................................................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................9
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu....................................................10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..........................................................12
7. Kết cấu của luận văn.......................................................................................13
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐƯỢC
UNESCO CÔNG NHẬN TẠI VIỆT NAM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ...................14
1.1. Hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài....................................................14
1.1.1. Các khái niệm về di sản văn hóa và di sản văn hóa vật thể....................14
1.1.2. Các khái niệm về di sản trong Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên

nhiên thế giới năm 1972 của UNESCO............................................................15
1.1.3. Các khái niệm di sản văn hóa được sử dụng trong Luật di sản văn hóa
Việt Nam 2001....................................................................................................18
1.1.4. Khái niệm Bảo tồn và phát huy...............................................................20
1.1.5. Khái niệm báo điện tử..............................................................................20
1.2. Di sản văn hóa được UNESCO công nhận tại Việt Nam...........................22
1.2.1. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc – UNESCO.22
1.2.2. Tiêu chí bình chọn di sản văn hóa vật thể của UNESCO.......................24
1.2.3. Những di sản văn hóa vật thể UNESCO công nhận được lựa chọn khảo
sát trong luận văn..............................................................................................26


1.3. Vai trò của báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam...........................................32
1.4. Quan hệ truyền thông giữa loại hình báo điện tử với vấn đề
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được
UNESCO công nhận tại Việt Nam...........................................................34
1.4.1. Ngôn ngữ loại hình của báo điện tử........................................................34
1.4.2. Ưu thế về loại hình của báo điện tử trong truyền thông vấn đề bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt
Nam.................................................................................................................... 35
Tiểu kết chương 1..................................................................................................40
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VỀ
VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ
ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN TẠI VIỆT NAM.............................................42
2.1. Vài nét về các báo điện tử được khảo sát...................................................42
2.1.1. Báo điện tử VnExpress............................................................................42
2.1.2. Báo điện tử VietNamNet..........................................................................43
2.1.3. Báo điện tử Đất Việt................................................................................43
2.2. Thực trạng truyền thông về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn

hóa: Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An trên báo điện tử VnExpress,
VietNamNet, Đất Việt (từ 01/2014-12/2015)......................................................44
2.2.1. Tiêu chí chọn bài báo điện tử khảo sát....................................................44
2.2.2. Số lượng bài của 3 báo điện tử về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa: Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An (01/2014 - 12/2015)
............................................................................................................................ 44
2.2.3. Nội dung các bài báo điện tử về vấn đề bảo tồn và phát
huy giá trị của 2 di sản văn hóa: Quần thể di tích cố đô Huế,
Phố cổ Hội An trên 3 báo điện tử khảo sát.....................................47
2.2.4. Hình thức thể hiện tác phẩm báo chí điện tử của VnExpress,
VietNamNet, Đất Việt về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị 2 di sản văn hóa:
Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An......................................................56


2.3. Thực trạng truyền thông về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản
thiên nhiên: Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trên báo
điện tử VnExpress, VietNamNet, Đất Việt (từ 01/2014-12/2015).....................62
2.3.1. Số lượng bài của 3 báo điện tử về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di
sản thiên nhiên: Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.........62
2.3.2. Nội dung các bài báo điện tử về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của 2
di sản thiên nhiên: Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trên
3 báo điện tử khảo sát........................................................................................65
2.3.3. Hình thức thể hiện tác phẩm báo chí điện tử của VnExpress,
VietNamNet, Đất Việt về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị 2 di sản thiên
nhiên: Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.........................69
2.4. So sánh thực trạng truyền thông về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị hai
di sản văn hóa và hai di sản thiên nhiên trên 3 báo điện tử khảo sát.............72
2.4.1. Về số lượng tác phẩm..............................................................................72
2.4.2. Về nội dung..............................................................................................73
2.4.3. Về hình thức thể hiện..............................................................................74

2.5. Đánh giá chung về thực trạng truyền thông vấn đề bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận trên 3 báo điện tử
VietNamNet, VnExpress, Đất Việt.....................................................................75
2.5.1. Thành công về nội dung và hình thức....................................................75
2.5.2. Hạn chế về nội dung và hình thức..........................................................81
Tiểu kết chương 2..................................................................................................89
CHƯƠNG 3. BÀI HỌC VÀ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ BẢO
TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐƯỢC
UNESCO CÔNG NHẬN TẠI VIỆT NAM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ...................91
3.1. Bài học truyền thông rút ra từ vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam trên báo điện tử.....91
3.2. Mô hình truyền thông về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam trên báo điện tử..........106
Tiểu kết chương 3................................................................................................118
KẾT LUẬN..........................................................................................................119


TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................122
PHỤ LỤC.............................................................................................................125


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Bộ VHTT&DL: Bộ Văn hóa thể thao và du lịch
BQL: Ban quản lý
Công ty TNHH MTV: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
DSVH: Di sản văn hóa
DSTG: Di sản thế giới
ĐBQH: Đại biểu quốc hội
ĐDSH: Đa dạng sinh học
ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội

GP – BVHTT: Giấy phép - Bộ Văn hóa thông tin
GS - TSKH: Giáo sư, Tiến sĩ khoa học
GS.TS: Giáo sư, Tiến sĩ
ICOMOS: Hội đồng Quốc tế các di tích và di chỉ
IUCN: Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
KTS: Kiến trúc sư
NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ
PGS.TS: Phó Giáo sư, Tiến sĩ
PGĐ: Phó Giám đốc
QĐ-BVHTT: Quyết định - Bộ Văn hóa thông tin
Sở VHTT&DL: Sở Văn hóa thể thao và du lịch
TS: Tiến sĩ
TSKH: Tiến sĩ khoa học
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
UBND: Ủy ban nhân dân
UNESCO: United United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
VASC: Công ty Phần mềm và Truyền thông
VN: Việt Nam
VQG: Vườn quốc gia
WHC: Ủy ban di sản thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê bài báo đề cập tới vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa Phố cổ Hội An (01/01/2014-30/12/2015)................................45
Bảng 2.2. Thống kê bài báo đề cập tới vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa Quần thể di tích cố đô Huế (01/01/2014-30/12/2015).............46
Bảng 2.3.


Thống kê thể loại báo chí được sử dụng cho cả hai di sản Quần thể di tích cố đô
Huế, Phố cổ Hội An trên 3 báo điện tử VietNamNet, VnExpress, Đất Việt......56

Bảng 2.4. Thống kê bài báo đề cập tới vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản
thiên nhiên vịnh Hạ Long (01/01/2014-30/12/2015)............................63
Bảng 2.5. Thống kê bài báo đề cập tới vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên
nhiên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (01/01/2014-30/12/2015)......64
Bảng 2.6. Thống kê thể loại báo chí được sử dụng cho cả hai di sản trên 3 báo
điện tử VietNamNet, VnExpress, Đất Việt............................................69
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ phần trăm lượng tin, bài đề cập tới vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa Phố cổ Hội An (01/01/2014-30/12/2015)........................45
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phần trăm lượng tin, bài đề cập tới vấn đề bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa Quần thể di tích cố đô Huế (01/01/201430/12/2015)........................................................................................46
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ so sánh tỷ lệ phần trăm các thể loại báo chí được sử dụng để
viết về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Quần thể di
tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An trên 03 tờ báo điện tử được khảo sát từ
tháng 01/01/2014 đến tháng 30/12/2015............................................56
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ phần trăm lượng tin, bài đề cập tới vấn đề bảo tồn và phát huy
giá trị di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long (01/01/2014-30/12/2015).....63
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ phần trăm lượng tin, bài đề cập tới vấn đề bảo tồn và phát huy
giá trị di sản thiên nhiên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(01/01/2014-30/12/2015)...................................................................64
Biểu đồ 3.1: Mô hình truyền thông cơ bản của Claude Shannon..........................107
Biểu đồ 3.2: Phác thảo mô hình truyền thông cho loại hình báo điện tử về vấn đề
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được UNESCO công
nhận tại Việt Nam.............................................................................117


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Là đất nước có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa và điều kiện tự nhiên đặc
sắc, vì vậy, tài sản văn hóa ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Cho đến tháng
11/2004, Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam đã xếp hạng 2829 di tích lịch sử văn hóa
và danh lam thắng cảnh, ngoài ra còn cả ngàn di tích do các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương xếp hạng theo tinh thần của Luật di sản văn hóa 2001 (Luật có
hiệu lực thi hành năm 2002).
Trong các di sản đó, có một số tiêu biểu mang giá trị độc đáo nổi bật toàn cầu,
đã được UNESCO ghi vào Danh mục di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới theo
Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1972, như:
Quần thể di tích cố đô Huế (1993), Vịnh Hạ Long (1994, 2000), Phố cổ Hội An
(1999), Khu di tích Chăm Mỹ Sơn (1999), Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(2003); Hoàng thành Thăng Long (2010); Thành nhà Hồ (2011).
Tồn tại song hành với các di sản văn hóa và thiên nhiên là một kho tàng di sản
văn hóa phi vật thể phong phú, không kém phần đa dạng, bao gồm nhiều loại hình
của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó Âm nhạc cung đình Việt Nam
- Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO đưa vào tuyên bố các kiệt tác về văn
hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại năm 2003. Qua đây có thể thấy rõ
UNESCO chia thành 2 dòng: di sản văn hóa và thiên nhiên; di sản văn hóa phi vật
thể. Dựa theo cách chia này, Luật di sản văn hóa Việt Nam chỉ chia thành 2 dạng: di
sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Tới cuối năm 2015, thời điểm luận văn nghiên cứu, Việt Nam đã có 17 di sản
được UNESCO ghi danh vào hạng mục di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi
vật thể. Trong đó, những di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận có vai trò
và ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất,
toàn vẹn nhất về đặc trưng văn hóa và cội nguồn dân tộc, là niềm tự hào về giá trị
văn hóa nghìn đời của Việt Nam trên trường quốc tế.

1



Luật Di sản văn hóa Việt Nam năm 2001 cũng cho thấy rõ vai trò quan trọng
của các di sản văn hóa vật thể tại Việt Nam, đồng thời chứng minh được tính nhất
quán trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển di sản văn hóa vật thể của Đảng và Nhà
nước ta, thể hiện nguyện vọng, ý chí chung của toàn dân tộc trong sự nghiệp đầy
khó khăn và thử thách này.
Với những giá trị quan trọng như vậy, thế nhưng, với Việt Nam, trong thời
gian gần đây, UNESCO cũng đã có những cảnh báo về tình trạng ô nhiễm ở Vịnh
Hạ Long, những cảnh báo tham vọng khai thác du lịch quá đà tại Quần thể di tích
Cố đô Huế, Phố cổ Hội An. Tại không ít địa phương, di tích sau khi được xếp hạng,
tiếp tục ở trong tình trạng hoang hóa, không có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di
sản để hỗ trợ cho sự phát triển địa phương. Nói cách khác, nguồn tài nguyên này
vẫn bị lãng phí. Một số nơi, di tích bị lấn chiếm, khai thác bừa bãi, chưa được chăm
lo gìn giữ, phục hồi nên có nguy cơ bị mai một.
Trước những cảnh báo trên, công tác bảo tồn và phát huy những giá trị hiện có
của các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam đã trở thành
một trong những nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của ngành văn hóa mà còn là của
toàn xã hội.
Chính vì thế, việc truyền thông về các giá trị di sản cũng như biện pháp bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam là cần
thiết. Trong các loại hình báo chí, báo điện tử, với lợi thế công nghệ, tính cập nhật, tính
tương tác và tính đa phương tiện, đã góp phần to lớn trong việc quảng bá rộng rãi hình
ảnh các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam tới đông đảo
công chúng trong nước và quốc tế dưới nhiều góc nhìn đa dạng.
Bên cạnh đó, bản thân tác giả luận văn cũng đang là phóng viên, biên tập viên
tại báo điện tử Đất Việt, cũng đã từng trực tiếp thực hiện những tác phẩm báo chí
liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được
UNESCO công nhận tại Việt Nam. Cho nên, bản thân tác giả luận văn cũng tự nhận
thức được việc bảo tồn và phát huy giá trị những di sản này là vô cùng quan trọng.

2



Trong đó luận văn tập trung tìm hiểu và phân tích những thông tin có liên
quan đến 2 Di sản văn hóa: Quần thể Di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An. Bởi trong
khoảng thời gian khảo sát của luận văn, có rất nhiều sự kiện liên quan đến 2 di sản
này như chùa Cầu Hội An có nguy cơ đổ sập; Phố cổ Hội An tăng giá vé, thu phí
người đi bộ khiến du khách bức xúc; xuất hiện dự án casino 4 tỷ USD ở phía Nam
Hội An; một góc Phu Văn Lâu trước kinh thành Huế bị sập, Quần thể di tích cố đô
Huế đối diện với nhiều thách thức của thời gian cần tu bổ...được báo chí thông tin,
đặc biệt là báo điện tử. Đây cũng là những sự kiện minh chứng rõ nét nhất cho việc
di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam đang bị đe dọa bởi sự
phát triển của kinh tế, khai thác du lịch và trải qua sự bào mòn của thời gian cũng
như sự tàn phá của chiến tranh, các di sản này hiện đã bị xuống cấp khá nhiều.
Thế nhưng, không chỉ có Di sản văn hóa thế giới đang đối diện với các nguy
cơ bị phá hủy, mà các Di sản thiên nhiên thế giới cũng như vậy. Trao đổi với tác giả
luận văn, ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt
Nam - Tổng thư ký Liên hiệp Hội UNESCO thế giới nói rõ: "Trong Công ước bảo
vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới UNESCO 1972 có nêu rõ: có hai dạng di
sản văn hóa và thiên nhiên. Thiên nhiên là do tự nhiên kiến tạo lên, văn hóa là do
bàn tay con người làm nên, cả hai di sản đều quý, nhưng mỗi di sản lại đang đối
diện với những nguy cơ khác nhau, nhất là trong thời đại bảo vệ môi trường, nên
cũng có cách bảo tồn khác nhau".
Để làm sáng tỏ điều này, tác giả còn tìm hiểu thêm về thực trạng truyền thông
trên báo điện tử về di sản thiên nhiên thế giới cụ thể là vịnh Hạ Long, Vườn quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng, để so sánh với hai di sản văn hóa: Quần thể di tích cố đô
Huế, Phố cổ Hội An.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam
trên báo điện tử” làm đề tài luận văn.


3


2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Việt Nam là một đất nước có lịch sử 4000 năm xây dựng và phát triển, qua đó
để lại nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên các vùng miền tổ quốc. Cùng
với đó là rất nhiều công trình, sách nghiên cứu về di sản văn hóa, công tác bảo tồn
và phát triển di sản văn hóa.
Tuy nhiên, ở nước ta, nghiên cứu về di sản văn hóa trước tiên phải kể đến
công trình "Việt Nam Văn hóa sử cương" của học giả Đào Duy Anh từ năm 1938
với quan điểm: "Ta muốn trở thành một nước cường thịnh về vật chất, vừa về tinh
thần thì phải giữ văn hóa cũ (di sản) làm thể (gốc, nền tảng); mà lấy văn hóa mới
làm dụng nghĩa là phải khéo điều hòa tinh túy của văn hóa phương Đông với những
điều sở trường về khoa học của văn hóa phương Tây" [2, tr 31-32].
Năm 1997, GS.TS Hoàng Vinh hoàn thành cuốn sách "Một số vấn đề về bảo
tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc", trên cơ sở những quan niệm di sản văn
hóa của quốc tế và Việt Nam, tác giả đưa ra một hệ thống lý luận về DSVH, đồng
thời bước đầu vận dụng nghiên cứu DSVH nước ta [33]. Năm 2002, Luật di sản văn
hóa và văn bản hướng dẫn thi hành được coi là văn bản pháp quy về DSVH.
Tác giả Ngô Phương Thảo trong bài “Bảo vệ di sản, cuộc chiến từ những góc
nhìn” đã đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ di sản văn hóa hiện nay. Theo tác giả thì
“Mỗi ngày, di sản văn hóa càng đối mặt với nhiều nguy cơ, xuất phát từ những hệ
lụy của cuộc sống hiện đại. Cũng mỗi ngày, ý thức về trách nhiệm phải gìn giữ các
giá trị văn hoá đã tồn tại với thời gian càng lan toả sâu rộng trong toàn xã hội, trong
mỗi cộng đồng để dẫn tới những chương trình dự án ngày càng có hiệu quả hơn
trong việc gìn giữ các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể" [30].
Năm 2006, trên Tạp chí di sản văn hóa số 1 có đăng tải bài viết: "Bảo tồn,
phát huy giá trị các di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới phục vụ phát triển ở nước
ta" của tác giả Nguyễn Quốc Hùng đề cập đến việc, tính đến năm 2006, Việt Nam ta
đã có năm di sản văn hóa và thiên nhiên được UNESCO ghi vào Danh mục di sản

văn hóa và thiên nhiên thế giới và hai di sản phi vật thể được UNESCO đưa vào
Công bố những kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại [43].

4


Trong bài viết tác giả cũng nêu rõ, ở nước ta, quần thể di tích kiến trúc Huế,
Vịnh Hạ Long, Khu di tích Chăm Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Vườn Quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng ngay sau khi trở thành di sản thế giới đã trở thành những điểm du
lịch quan trọng của quốc gia. Có thể nói rằng, các di sản thế giới nước ta đã đóng
góp ngày càng tích cực cho sự phát triển kinh tế trên nhiều mặt. Thế nhưng, nhận
thức và sự tham gia của cộng đồng vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản
chưa thực sự đồng đều, vững chắc và có lợi cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá
trị di sản.
Còn các nghiên cứu về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể
được UNESCO công nhận có thể kể đến cuốn sách: "Di sản văn hóa Hội An - Nhìn
lại một chặng đường" của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, cuốn
sách giới thiệu khái quát về một chặng đường với những khó khăn, thuận lợi không
thể quên 10 năm kể từ ngày Đô thị cổ Hội An được Ủy ban di sản Thế giới
(UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (04/12/1999-04/12/2009).
Trong cuốn sách đã nêu rõ được những thành quả chủ yếu mà các ngành, các
cấp, cùng cán bộ và nhân dân Hội An đã nỗ lực đạt được trong lĩnh vực quản lý, bảo
tồn, phát huy di sản của tiền nhân. Đồng thời cũng rút ra những bài học kinh
nghiệm, bài học cần thiết nhằm hiểu rõ hơn và thực hiện hiệu quả hơn công tác
quản lý, bảo tồn, phát huy di sản và để củng cố vững chắc vào sự phát triển bền
vững của Di sản trong tương lai. Tuy nhiên, tất cả cũng mới chỉ là những đánh giá,
nhìn nhận từ phía các cơ quan quản lý, thiếu sự đánh giá, ý kiến phản hồi của công
chúng, du khách.
Các đề tài nghiên cứu như "Phát triển du lịch Hội An trong thời kỳ toàn cầu
hóa– tiềm năng và thách thức", năm 2015, của tác giả Võ Thị Ánh Tuyết, Đào Vĩnh

Hợp - Giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
TP. HCM, phân tích rõ các tiềm năng để phát triển du lịch Hội An và những thách
thức trong sự phát triển du lịch Hội An trong thời kỳ toàn cầu hóa.
Riêng với mảng đề tài nghiên cứu báo chí với công tác bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa cũng đã có khá nhiều công trình. Với các tên gọi khác nhau, rất nhiều

5


luận văn, khóa luận của sinh viên ngành báo chí cũng đã tiếp cận đề tài này theo
từng mảng đề tài với các mức độ khác nhau.
Đáng kể có các công trình sau: Luận văn "Công tác tuyên truyền về bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội
hiện nay", của Thạc sĩ Lưu Thị Huyền Trang, năm 2016, do PGS.TS Phạm Ngọc
Trung hướng dẫn, Học viện Báo chí và tuyên truyền; Luận văn "Bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa vật thể Hà Nội trên báo in" của Thạc sĩ Ngô Thị Hà, năm 2015,
do TS. Đỗ Thị Quyên - Trường Đại học Văn Hóa hướng dẫn; Luận văn “Báo chí
với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Hà Nội” của Thạc sĩ Hoàng Hương
Trà (năm 2007), do GS Hà Minh Đức - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn hướng dẫn; Luận văn "Quá trình truyền thông hai di sản văn hóa phi vật thể
được UNESCO công nhận: Hát xoan (2011) và tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng
(2012) (Khảo sát báo: Phú Thọ, Văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật từ 2010 đến
2013)", của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nga, năm 2014, do PGS.TS Nguyễn Thị
Minh Thái, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn hướng dẫn; "Vấn đề bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên
Huế", năm 2015, của Thạc sĩ Trần Thị Phương Nhung, do PGS.TS. Đinh Văn
Hường - Đại học quốc gia Hà Nội hướng dẫn. Luận văn: "Báo điện tử với việc
quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận (Khảo sát Quần thể
di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng
thành Thăng Long, Thành nhà Hồ trên VnExpress, Dân trí, VietNamNet trong năm

2013)", của Thạc sĩ Triệu Thúy Hà, do PGS. TS. Hoàng Anh hướng dẫn. Luận văn:
"Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di
sản văn hóa Huế", năm 2015, của thạc sĩ Nguyễn Thị Ngân, do PGS.TS Lê Văn
Đính hướng dẫn. Luận văn“Vấn đề truyền thông bốn di sản văn hóa phi vật thể của
Việt Nam được UNESSCO công nhận: Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây
Nguyên, Quan họ, Ca trù trên báo in và báo điện tử”, của Thạc sĩ Lương Thị
Quỳnh Chi - Khoa Báo chí và truyền thông, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái hướng
dẫn, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.

6


Khóa luận "Việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trên báo
chí Việt Nam thời kỳ đổi mới" (báo Văn hóa, Sài Gòn giải phóng 93 - 96) năm 1996
của sinh viên Nguyễn Nguyên Vũ do TSKH Đoàn Hương hướng dẫn; “Báo chí với
việc bảo tồn và phát huy dân ca Xoan- Ghẹo”, luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị
Thu Hà - Khoa Báo chí và truyền thông, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân
văn; “Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo
chí”, luận văn của Lê Vũ Điệp, do GS Hà Minh Đức hướng dẫn, Khoa Báo chí và
truyền thông, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn; “Quá trình truyền
thông về dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới
(UNESCO phong tặng năm 2009 trên báo in)”, luận văn của Võ Biên Thùy, do
PGS.TS Ngô Thị Minh hướng dẫn - Khoa Báo chí và truyền thông, Trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn.
Ngoài các luận văn trong nước, còn có một số luận án tiến sĩ nước ngoài cũng
nghiên cứu về vấn đề trên, tiêu biểu có Luận án Tiến sĩ: "Intangible" and
"Tangible" Heritage - A topology of culture in contexts of faith", năm 2006, của
Tiến sĩ Britta Rudolff, Đại học Mainz, Đức. Luận văn được chia làm 5 phần chính,
phần 1 được mô tả là nghiên cứu lý thuyết mang tính mở đầu, đưa ra các khái niệm
và phân loại di sản. Các phần tiếp theo chủ yếu là dẫn giải các cuộc làm việc của

UNESCO, các tổ chức nghiên cứu về di sản có nội dung đề cập đến di sản văn hóa
vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Đối với luận văn: "Báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể
được UNESCO công nhận (Khảo sát Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An,
Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ
trên VnExpress, Dân trí, VietNamNet trong năm 2013)", của Triệu Thúy Hà, qua
khảo sát nội dung và hình thức của các tác phẩm báo chí trên ba báo điện tử
VnExpress, Dân trí, VietNamNet, luận văn làm rõ hiệu quả quảng bá di sản văn hóa
trong năm 2013; đánh giá điểm mạnh, hạn chế trong việc quảng bá trên ba báo điện
tử, từ đó khái quát những đặc điểm quan trọng của việc quảng bá hình ảnh các di
sản văn hóa Việt Nam trên báo điện tử nói chung. Từ thực tế khảo sát đó, đưa ra đề

7


xuất nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam trên
báo điện tử.
Tuy nhiên luận văn mới chỉ chú ý đến công tác quảng bá các di sản văn hóa,
chứ chưa đi sâu vào vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được
UNESCO công nhận.
Đối với luận văn “Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Hà
Nội” của Thạc sĩ Hoàng Hương Trà, luận văn này là đã đưa ra một hệ thống khái
niệm khá hoàn chỉnh về di sản văn hóa. Luận văn cũng nêu ra được quan điểm của
Đảng và nhà nước đối với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam.
Ngoài ra luận văn cũng nêu ra được hướng đi và giải pháp phát triển di sản văn hóa
ở Hà Nội. Về vai trò của báo chí đối với công tác này, luận văn đã nêu lên được báo
chí với nhiệm vụ truyền bá văn hóa, toàn cảnh văn hóa Hà Nội.
Bên cạnh những việc đã làm được, luận văn này nghiên cứu về di sản văn hóa
Hà Nội nói chung nhưng chưa đi sâu vào một loại hình di sản văn hóa vật thể hay
phi vật thể, nên chưa có yếu tố chuyên sâu.

Mặc dù tên đề tài luận văn là "Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản
văn hoá Hà Nội " nhưng chương 3 của tác giả đề cập đến hướng đi và giải pháp cho
bảo tồn và phát triển di sản văn hóa Hà Nội thì hầu như chỉ đề cập đến chính sách
và giải pháp văn hóa nói chung chứ chưa đưa ra được ưu điểm, hạn chế cũng như
giải pháp riêng dành cho báo chí trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Hà Nội.
Qua các công trình nghiên cứu liên quan đến di sản văn hóa vật thể, có thể
thấy các nghiên cứu về di sản văn hóa vật thể nói chung và các di sản văn hóa vật
thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam nói riêng rất đa dạng nhưng ít tài liệu
nghiên cứu chuyên sâu. Hầu hết các công trình nghiên cứu hiện nay đều tập trung
về các di sản văn hóa vật thể nói chung, hoặc di sản văn hóa vật thể tại một địa
phương nào đó trên loại hình báo in là chủ yếu.
Xuất phát từ việc đánh giá những điểm đã làm được và chưa làm được của các
công trình trước đó, tác giả sẽ có tham khảo, kế thừa và vận dụng những điểm cần

8


thiết để nghiên cứu và khảo sát quá trình truyền thông bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam trên báo điện tử. Thông
qua đề tài tác giả mong muốn có thể góp phần nào đó dù nhỏ bé cho việc nâng cao
hiệu quả quá trình truyền thông về vấn đề này trên báo điện tử.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng truyền thông về vấn đề bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam trên báo điện
tử, luận văn sẽ chỉ ra những bài học và mô hình truyền thông để góp phần nâng cao
chất lượng thông tin về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể
được UNESCO công nhận tại Việt Nam trên báo điện tử.
3.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, tác giả thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Luận văn sẽ tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về di sản
văn hóa vật thể được UNESCO công nhận, loại hình báo điện tử; vai trò và ưu thế
của báo điện tử trong việc truyền thông vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam.
- Lựa chọn những tác phẩm trên 3 tờ báo điện tử VnExpress, VietNamNet, Đất
Việt với tiêu chí có nội dung liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam.
Qua đó sẽ phân tích và so sánh thực trạng truyền thông trên ba tờ báo, sẽ đưa
ra những đánh giá nhận xét khách quan và chính xác về ưu điểm và hạn chế của báo
điện tử trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể được
UNESCO công nhận tại Việt Nam.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm, phác thảo mô hình truyền thông về vấn
đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại
VIệt Nam trên báo điện tử.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng truyền thông về vấn đề bảo tồn
và phát huy di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam trên báo
9


điện tử.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu những bài báo trên 3 báo điện tử: VietNamNet,
VnExpress, Đất Việt, từ 01/01/2014 đến 30/12/2015 có nội dung về vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam, qua hai
di sản văn hóa: Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An; hai di sản thiên nhiên: Vịnh
Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu về di sản văn hóa vật thể được

UNESCO công nhận tại Việt Nam, mà tập trung vào quá trình truyền thông về vấn đề
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam của
báo điện tử, từ 01/01/2014-30/12/2015.
- Nhằm đưa ra những đánh giá khái quát nhất, những giải pháp phù hợp nhất
với vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được UNESCO công
nhận tại Việt Nam trên báo điện tử, tác giả luận văn lựa chọn khảo sát 3 báo điện tử
VietNamNet, VnExpress, Đất Việt từ 01/01/2014-30/12/2015. Có thể nói
VietNamNet, VnExpress, Đất Việt là ba trong số các trang báo điện tử lớn, có uy tín
tại Việt Nam và thu hút một lượng lớn độc giả trong cả nước.
- Trong quá trình thực hiện, tác giả cũng tham khảo các tờ báo điện tử khác
của nước ngoài để so sánh và có cái nhìn toàn diện hơn.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Đề tài tiếp cận một cách có hệ thống những tiền đề lý luận về di sản văn hóa
(DSVH), về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Vận dụng lý luận về di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa vật thể vào
thực tiễn nghiên cứu như:
+ Quan niệm của UNESCO về văn hoá và di sản văn hóa nói chung, về di sản văn
hóa vật thể nói riêng, về kế thừa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể.
+ Giá trị của di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa vật thể nói riêng đối
với việc lựa chọn mô hình phát triển của văn hoá mỗi dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp cụ thể:

10


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sưu tầm, tra cứu và đọc, nghe, xem các
tài liệu bằng văn bản, hình ảnh, băng từ, đĩa compac, internet… về khoa học báo chí
nói chung, báo điện tử nói riêng. Tổng hợp các khuynh hướng, nội dung nghiên cứu

về vấn để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa vật
thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam nói riêng đã được thực hiện trong
những công trình khoa học của những người đi trước. Tìm hiểu tác phẩm trên báo
điện tử cụ thể là báođiện tử VnExpress, VietNamNet, Đất Việt... để khai thác những
tư liệu cần thiết có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích nội dung: Bằng cách tập hợp, thống kê, phân tích,
chứng minh, đánh giá...các tác phẩm báo chí đăng tải trên 3 tờ báo điện tử
VnExpress, VietNamNet, Đất Việt về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam trong thời gian khảo sát từ
tháng 01/01/2014 - 30/12/2015 để làm rõ nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả luận văn tiến hành phương pháp
phỏng vấn sâu đối với các phóng viên, nhà báo và lãnh đạo báo điện tử được khảo
sát, nhà khoa học nhằm tìm hiểu những đánh giá của các đối tượng về hiệu quả của
thông tin vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được UNESCO
công nhận tại Việt Nam trên báo điện tử.
Có thể kể đến những cá nhân tiêu biểu như ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ
tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Tổng thư ký Liên hiệp Hội UNESCO
thế giới, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, ông Nguyễn Sự - Nguyên Bí thư TP
Hội An, ông Trần Quang Hải - Tổng thư ký tòa soạn báo điện tử Đất Việt, bà
Nguyễn Hoàng Hạnh - Thư ký tòa soạn báo điện tử Đất Việt. Cùng với các phóng
viên, nhà báo trực tiếp truyền thông về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam như nhà báo Vũ Lan báo điện
tử Đất Việt, nhà báo Trịnh Kim Anh báo điện tử VnExpress và nhà báo Lê Thúy
Tình báo điện tử VietNamNet.
- Một phương pháp khác được tác giả luận văn lựa chọn là phương pháp làm
việc nhóm. Tác giả sẽ cố gắng trong phạm vi có thể tạo lập một nhóm bao gồm đầy
đủ các thành phần: chuyên gia, phóng viên các tờ báo điện tử. Sau khi thu thập phân
tích số liệu, kết thúc việc phỏng vấn sâu, tác giả sẽ làm việc cùng với nhóm trên để

11



cùng nhau phân tích, đưa ra những thành công và hạn chế hiện nay của các tờ báo
điện tử trong việc truyền thông vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật
thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam. Từ đó, nhóm sẽ cùng nhau thảo luận và
đưa ra những kiến nghị và giải pháp tối ưu nhất để nâng cao chất lượng các bài viết,
chuyên mục trên các tờ báo điện tử để có thể làm tốt hơn nữa việc tham gia vào
công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại
Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về di sản văn hóa, đồng thời góp
phần xây dựng phương pháp luận khi nghiên cứu thực trạng truyền thông về vấn đề
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt
Nam trên một loại hình truyền thông cụ thể đó là báo điện tử.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn này sẽ là cơ sở khoa học để giúp các cá nhân, tổ chức có liên
quan, quan tâm đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được
UNESCO công nhận tại Việt Nam, trong việc hoạch định chiến lược truyền thông
trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và báo điện tử nói riêng.
- Qua việc khảo sát, tìm hiểu thực trạng truyền thông trên báo điện tử khi
viết về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được UNESCO
công nhận tại Việt Nam, luận văn sẽ chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế để từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm, xây dựng mô hình truyền thông phù hợp, nhằm nâng
cao chất lượng các tác phẩm. Đồng thời nâng cao chất lượng báo điện tử nói chung
và các báo điện tử VietNamNet, VnExpress, Đất Việt nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể thành tài liệu tham khảo hữu ích
cho những người quan tâm về vấn đề này, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các
phóng viên, các sinh viên báo chí, các nhà quản lý và các cơ sở đào tạo báo chí.
Đồng thời, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, quản lý về bảo tồn và phát huy

giá trị các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam.

12


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn
bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐƯỢC
UNESCO CÔNG NHẬN TẠI VIỆT NAM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
Chương 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VỀ
VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ
ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN TẠI VIỆT NAM (Khảo sát 4 di sản : Quần thể di
tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng trên 3 báo điện tử)
Chương 3: BÀI HỌC VÀ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ BẢO
TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO
CÔNG NHẬN TẠI VIỆT NAM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ.

13


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐƯỢC
UNESCO CÔNG NHẬN TẠI VIỆT NAM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
1.1. Hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Các khái niệm về di sản văn hóa và di sản văn hóa vật thể
Văn hóa là khái niệm bao quát một phạm vi rộng lớn. Trong đời sống, khái

niệm văn hóa được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau. Theo thống kê, trên thế giới
hiện có gần một nghìn định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Tuy có nhiều cách hiểu với nội dung khác nhau song các khái niệm về văn
hóa đều xoay quanh các điểm chính: Văn hóa là các giá trị; Những giá trị đó phải do
con người sáng tạo ra; sự sáng tạo đó là cả một quá trình lịch sử liên tục; những giá
trị đó phải làm thành một hệ thống chặt chẽ.
Theo cách chia truyền thống, văn hóa có cấu trúc 2 phần rất đơn giản là văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần (hay văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể).
Chính cách cấu trúc này đã dẫn tới việc phân chia các bộ phận khác của văn hóa
thành hai dạng: vật chất và tinh thần như: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa
phi vật thể...Đây cũng là cách cấu trúc cơ sở để từ đó người ta tìm ra những cách
cấu trúc mới về văn hóa. Song chính sự đơn giản lại là nhược điểm của cách cấu
trúc này bởi đôi khi với một hiện tượng văn hóa, người ta khó lòng có thể phân chia
rạch ròi cái nào là giá trị vật chất, cái nào là giá trị tinh thần và ngược lại.
Cũng giống như khái niệm văn hóa, hiện có rất nhiều những định nghĩa khác
nhau về di sản văn hóa. Nhà nghiên cứu Lưu Trần Tiêu cho rằng: Di sản văn hóa là
toàn bộ những sản phẩm vật chất (hay còn gọi là vật thể) và tinh thần (hay còn gọi
là phi vật thể), có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, do con người sáng tạo và tiếp
nhận trong điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội của mình, được lưu truyền từ
bthế hệ này sang thế hệ khác [31, tr.2].
Năm 2001, Việt Nam ban hành Luật Di sản văn hóa (sửa đổi năm 2009) trong
đó khẳng định: Di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt

14


×