Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

levanbinh- ung dung CNTT co hieu qua trong giang day mon Sinh hoc lop 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.04 KB, 20 trang )

1


2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNTT

công nghệ thông tin

GDĐT

Giáo dục Đào tạo

GV

giáo viên

HS

học sinh

SKKN

sáng kiến kinh nghiệm



SL

số lượng

TH&THCS

tiểu học và trung học cơ sở

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xã hội đang bước vào thời kì của công nghệ thông tin
(CNTT). Tất cả mọi lĩnh vực đều áp dụng CNTT và đã đạt được
những thành tựu vượt bậc. Vì vậy, chiến lược phát triển giáo dục
và đào tạo trong thời kỳ mới đã yêu cầu ngành giáo dục phải áp
dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào
quá trình dạy - học. CNTT chính là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi
mới nội dung, phương pháp giảng dạy, hỗ trợ đổi mới quản lý
giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển giáo dục.
Ứng dụng CNTT trong dạy học giúp giáo viên (GV) nâng
cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng
dạy của mình. Các thầy cô không chỉ bó buộc trong khối lượng
kiến thức hiện có mà còn được tìm hiểu thêm về những chuyên
ngành khác như tin học và học hỏi các kỹ năng sử dụng và thiết
5



kế bài giảng. GV có thể dễ dàng tổ chức được nhiều hoạt động
và phương pháp dạy học hơn từ những nội dung dạy học. Ngoài
ra, ứng dụng CNTT trong dạy học còn giúp GV có thể chia sẻ bài
giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất
lượng giáo án của mình.
Trong bộ môn Sinh học 7 có rất nhiều những vấn đề GV
cần truyền tải đến học sinh (HS), nếu không ứng dụng CNTT thì
sẽ không đạt hiệu quả cao. HS phải được tìm hiểu về thế giới
động vật rất đa dạng và phong phú. Bởi vậy có rất nhiều những
tư liệu, hình ảnh, video bổ ích cần cho các em được nhận biết
trực quan. Nhưng không phải tất cả đều có sẵn trong điều kiện
thực tế của địa phương nơi các em sinh sống. Do đó việc sử
dụng công nghệ thông tin là một trong những giải pháp tuyệt
vời nhất giúp việc giảng dạy bộ môn Sinh học 7 có hiệu quả
Nhưng việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Sinh học
7 tại đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế bởi những khó khăn về cơ sở
vật chất, kĩ năng sử dụng các thiết bị CNTT của GV chưa thành
thạo, HS còn hạn chế nhiều về CNTT dẫn đến hiệu quả đạt được
chưa cao.
Đó chính là những lí do mà đề tài sáng kiến kinh nghiệm
(SKKN)“Ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong giảng
dạy môn Sinh học lớp 7” được chọn và nghiên cứu nhằm nâng
cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Sinh học 7.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Đề tài đưa ra những giải pháp để ứng dụng CNTT có hiệu
quả trong giảng dạy môn Sinh học lớp 7.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Khảo sát thực trạng về việc ứng dụng CNTT trong giảng

dạy bộ môn Sinh học 7
- Đề xuất các giải pháp để ứng dụng CNTT có hiệu quả
trong môn Sinh học 7.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp để phát huy có hiệu quả các bài giảng của
giáo viên và nâng cao khả năng học tập, tiếp nhận kiến thức
6


của học sinh nhờ ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Sinh học
7.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Trường tiểu học và trung học cơ sở
(TH&THCS) A Ngo.
- Thời gian: Nghiên cứu từ 8/2016 đến 4/2018
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
- HS của các lớp 7A, 7B, 7C trường TH&THCS A Ngo năm
2017 – 2018
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài
liệu, phân tích, tổng hợp
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra,
quan sát, thực nghiệm sư phạm, thống kê toán học, tổng kết
kinh nghiệm, trao đổi với đồng nghiệp và HS
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
- Tháng 8/2016 đến tháng 10/2016 nghiên cứu lí luận,
điều tra thực trạng và chuẩn bị các nội dung thực hiện
- Tháng 10/2016 đến tháng 4/2018 tiến hành thực hiện áp
dụng sư phạm, đánh giá kết quả và hoàn thành sáng kiến kinh

nghiệm

NỘI DUNG
------------------

7


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Ứng dụng CNTT là gì?
“Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động
thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh
và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả của các hoạt động này” [2].
1.2. Ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy
học và kiểm tra đánh giá
- Phổ biến, hướng dẫn GV, HS và các nhà trường khai thác
kho bài giảng e-Learning của Bộ GDĐT tại địa chỉ
nhằm đổi mới nội dung, phương
pháp dạy và học. Kho bài giảng e-Learning tập hợp các bài
giảng có tính tương tác cao, hỗ trợ HS tự học, tự ôn tập nâng
cao kiến thức, giúp GV tham khảo đổi mới nội dung phương
pháp dạy học; tiếp tục khuyến khích GV tham gia xây dựng bài
giảng e-learning để đóng góp vào các kho bài giảng của trường,
phòng, sở và Bộ GDĐT [1].
- Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy và học theo
hướng GV chủ động tích hợp CNTT vào từng môn học để nâng
cao hiệu quả bài giảng, sử dụng phần mềm trình chiếu, kết hợp
các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học.
Hạn chế lạm dụng CNTT trong dạy học hoặc ứng dụng một cách

miễn cưỡng [1].
- Tăng cường sử dụng trang “Trường học kết nối” của Bộ
GDĐT phục vụ trao đổi chuyên môn, đổi mới nội dung, phương
pháp dạy học trong nhà trường [1].
- Triển khai giải pháp trường học điện tử, lớp học điện tử
(các giải pháp giáo dục thông minh) ở những nơi có điều kiện
nhằm ứng dụng những công nghệ tiên tiến, đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy - học. Cần có lộ trình triển khai phù hợp, tổ
chức thí điểm để đánh giá, điều chỉnh và hoàn thiện mô hình
sao cho phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, làm cơ sở để triển khai
nhân rộng [1].

8


1.3. Một số hình thức ứng dụng CNTT vào dạy - học cho
HS
1.3.1. Giảng dạy bằng bài giảng điện tử
Giảng dạy bằng bài giảng điện tử theo công nghệ elearning có ưu điểm là tạo hứng thú cho cả thầy và trò trong
buổi học nhờ có sự truyền đạt và tiếp nhận bài giảng thông qua
những hình thức phong phú, đa dạng như hình ảnh, âm thanh
giúp cho HS tiếp nhận bài giảng dễ hiểu hơn. GV được giảm nhẹ
việc thuyết giảng, có điều kiện trao đổi, thảo luận với HS về
những vấn đề nảy sinh. Qua đó, HS được kích thích khám phá tri
thức qua thông tin thu nhận được, có thể nêu câu hỏi với GV,
giúp cho giờ học thêm sinh động. GV không phải soạn bài giảng
nhiều lần mà chỉ cần đầu tư cho lần soạn đầu tiên và cập nhật,
chỉnh sửa cho bài giảng tốt hơn vào những lần sau.
Tuy nhiên, việc dạy và học bằng bài giảng điện tử cũng có
những hạn chế nhất định. Nếu tập trung vào thảo luận các vấn

đề liên quan đến bài học, HS sẽ không có nhiều thời gian cho
việc thực hành, vì vậy đòi hỏi GV phải phân bố thời gian hợp lý.
Trên thực tế, việc dạy - học bằng bài giảng điện tử không thể áp
dụng với tất cả các nội dung của từng bài học, có những tiết dạy
sẽ không thể đạt hiệu quả tối đa nếu thiếu phương pháp dạy
truyền thống, có những tiết học sẽ không giúp HS hiểu và nhớ
lâu nếu không được hỗ trợ bằng hình ảnh, âm thanh, vì vậy GV
cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp giảng dạy bằng
bài giảng điện tử và cách dạy truyền thống để có thể phát huy
tối đa hiệu quả của việc dạy và học.
Muốn có một tiết dạy với bài giảng điện tử theo công nghệ
e-learning có hiệu quả, người thầy giáo phải dành nhiều thời
gian cho việc sưu tầm, chuẩn bị chu đáo về tài liệu, kiến thức để
có được những hình ảnh minh hoạ, âm thanh phục vụ cho bài
giảng. GV phải biết sử dụng thành thạo máy tính và một số
phần mềm hỗ trợ cho việc soạn bài giảng điện tử như
PowerPoint, AutoCad…
1.3.2. Tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin trên mạng
Internet
Ngày nay, cán bộ giảng dạy và HS phải có thói quen và
khả năng tự học để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, tích luỹ kiến thức. Tuy nhiên, người dạy và người học
thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông

9


tin do các thư viên truyền thống chưa đáp ứng đủ nhu cầu học
hỏi, tìm hiểu và nghiên cứu của họ. Vì vậy, Internet và máy vi
tính chính là một phương tiện giúp mỗi người tự học tốt nhất.

GV và HS có thể tìm kiếm, tra cứu tri thức về mọi lĩnh vực
1.3.3. Tham khảo sách điện tử, giáo trình điện tử
Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường
hoạt động tự học, tự nghiên cứu là vấn đề bức thiết đặt ra cho
mỗi nhà giáo và HS. Để tăng cường tính chất nghiên cứu, biến
quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo của HS, người dạy,
với tư cách là người hướng dẫn quá trình cần phải chỉ ra cho HS
cách tìm kiếm, khai thác những nguồn học liệu mở trên mạng
CNTT toàn cầu. Hiện nay, phần lớn các thư viện, nhà xuất bản,
viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trong nước và nước
ngoài đều có trang web riêng. Trên các trang web đó có đăng tải
các công trình nghiên cứu khoa học, các cuốn sách và giáo trình
điện tử. Có thể nói, với sách điện tử và giáo trình trên mạng
Internet, mỗi GV và HS có thể tham khảo hàng trăm, hàng
nghìn cuốn sách và bài giảng khác nhau ở bất cứ thời gian và
không gian nào. Mỗi người có thể tìm cuốn sách và giáo trình
mình cần một nhanh chóng, có thể tham gia diễn đàn và trao
đổi những suy nghĩ của mình về một cuốn sách hay một vấn đề
quan tâm, có thể viết lại ghi nhớ, đánh dấu những thông tin
quan trọng của cuốn sách, có thể chuyển từ trang sách này
sang trang sách khác một cách đơn giản. Một số địa chỉ thông
dụng để GV và HS có thể truy cập tìm sách và giáo trình phục
vụ việc dạy - học là: (trang web của Thư
viện Quốc gia); (mạng thư viện Việt
Nam); (siêu thị sách trực tuyến lớn
nhất Việt Nam); (thư viện trực tuyến
để đọc và dowload hàng ngàn đầu sách miễn phí);
(một trong những thư viện điện tử lớn
nhất thế giới với trên 330.000 đầu sách, 100 ngôn ngữ)
1.3.4. Sử dụng các thiết bị điện tử vào quá trình dạy học

Quá trình dạy - học cho HS cần đẩy mạnh sử dụng các
thiết bị nghe nhìn để tăng hiệu quả tiếp thu, ghi nhớ bài giảng
của HS, giảm bớt việc ghi, đọc, chép của GV và học viên. Các
nghiên cứu giáo dục cho thấy người học chỉ nhớ được 10%
những gì đã đọc, 20% những gì đã nghe và khoảng 50% những
gì họ nghe và thấy. Một số thiết bị nghe thường dùng trong nhà
trường là máy ghi âm (cassette) + băng từ, máy ghi âm kỹ
10


thuật số; các thiết bị nhìn như máy đèn chiếu (slide projector) +
phim dương bản, máy phóng hình (overhead projector) + phim
(film) A4, máy chiếu vật thể (visual projector) + phim A4 hoặc
vật thể, máy chiếu phim dương bản 35mm (hành động) + phim
nhựa; các phương tiện nghe nhìn như máy chiếu phim video,
băng từ + Ti vi (television), đầu đĩa VCD, DVD + các loại CD
room + Ti vi, máy chiếu đa chức năng (multimedia projector)…
HS được học tập thường xuyên trong môi trường có các thiết bị
điện tử sẽ luôn tăng hứng thú học tập, phát huy khả năng tư
duy sáng tạo. Phương pháp dạy và học có sự tham gia nhiều
hơn của HS bằng thảo luận nhóm, nêu ý kiến sẽ phát huy nhiều
hơn tính chủ động trong tiếp nhận kiến thức. Cùng một thời
lượng như nhau, nhưng số lượng kiến thức và kỹ năng HS thu
nhận lại nhiều hơn, cụ thể, sinh động, sâu sắc hơn. Số lượng bài
tập thực hành của HS cũng được rèn luyện nhiều hơn. Từ đó, kỹ
năng tự học, tự nghiên cứu sẽ phát huy có hiệu quả cao hơn.
1.3.5. Gửi, nhận văn bản bằng thư điện tử
Thư điện tử hay e mail (electronic mail) là một hệ thống
chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính. Một e mail có thể
được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được

chuyển qua các mạng máy tính, đặc biệt là mạng Internet. Nó
có thể chuyển mẫu thông tin (bằng chữ, hình ảnh, âm thanh,
phim) từ một máy chủ tới một hay rất nhiều máy nhận trong
cùng một thời điểm. Điều này rất cần thiết trong việc trao đổi,
liên lạc giữa cán bộ giảng dạy và HS. Hiện nay, Bộ GDĐT đã xây
dựng hệ thống e mail có tên miền @moet.edu.vn trên nền gmail
để cung cấp cho các đơn vị, cơ sở giáo dục trong cả nước sử
dụng thống nhất. Hệ thống e mail @moet.edu.vn được sử dụng
trên nền gmail có khá nhiều ưu điểm, có thể gửi e mail cho một
nhóm đối tượng người sử dụng, như gửi e mail cho toàn thể HS
của lớp, của khoa… Với hệ thống e mail này, GV có thể cung
cấp cho HS những tài liệu mình có bằng cách gửi qua e mail.
Ngược lại, HS nếu tìm được những tài liệu có giá trị thì cũng có
thể chuyển cho thầy, cô giáo của mình. Mỗi khi HS làm tiểu
luận, viết bài báo… thì có thể gửi qua e mail để GV góp ý, sửa
chữa trực tiếp trên máy tính. Một ưu điểm nữa là HS có thể viết
thư điện tử xin phép các nhà khoa học, các nhà giáo để
download các bài báo, các cuốn sách phục vụ cho việc học tập
của bản thân.

11


1.4. Một số lợi ích khi ứng dụng CNTT vào dạy học.
- Ứng dụng CNTT giúp cho GV có thể khai thác hết tất cả
các vấn đề theo nhiều hình thức khác nhau trong cùng một nội
dung. GV có thể dễ dàng truyền tải các nội dung đến HS và HS
cũng dễ nắm bắt hơn.
- Ứng dụng CNTT vào dạy học đã làm cho giờ học trở nên
cực kỳ hấp dẫn và hứng thú hơn rất nhiều, phát huy được tối đa

tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của các em.
- Ứng dụng CNTT trong soạn giảng nâng cao hiệu quả
giảng dạy nhờ sự hỗ trợ của hình ảnh, âm thanh làm cho giờ
dạy sinh động hơn.
1.5. Một số lưu ý khi ứng dụng CNTT vào dạy học
+ Không nên lạm dụng CNTT, ứng dụng CNTT không có
nghĩa là chúng ta không cần sử dụng bảng, phấn. Phần trình
chiếu chỉ là phương tiện hỗ trợ GV trong quá trình giảng dạy,
phần ghi bảng của thầy mới là kiến thức cơ bản trọng tâm giúp
HS hệ thống hóa kiến thức.
+ Cần bố cục trình diễn hợp lí về cỡ chữ, màu nền, màu
chữ. Thông thường nên dùng nền sáng và chữ màu tối
+ Không nên lạm dụng các hiệu ứng hiển thị điều này gây
mất tập trung cho HS vào nội dung bài học
+ Không nên diễn giải quá nhanh, khi lựa chọn hình ảnh
đưa ra phải phù hợp với nội dung của bài.
+ Phải kết hợp hài hòa giữa lời nói và hình ảnh trình chiếu,
kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác thí nghiệm, hướng dẫn HS
quan sát tranh, mẫu vật, phân chia nhóm
+ Việc soạn giáo án, lựa chọn phương tiện dạy học, tổ
chức dạy học phải mang một phong cách riêng, tuyệt nhiên
không có giáo án khuôn mẫu mà phải phụ thuộc vào từng kiểu
bài để thiết kế cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

12


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG
DẠY BỘ MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG TH&THCS A NGO
2.1. Đặc điểm tình hình đơn vị

2.1.1. Thuận lợi
GV đã được tiếp cận về CNTT. Có kĩ năng khai thác và sử
dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ soạn giảng trong bộ môn
Nhà trường có các thiết bị hỗ trợ CNTT giúp GV có thể thực
hiện tốt các tiết học giảng dạy bằng ứng dụng CNTT.
GV có máy tính, laptop được kết nối internet có thể dễ
dàng tiếp cận và soạn giảng bằng CNTT.
2.1.2. Khó khăn
Trường chưa có phòng học chức năng được trang bị dành
riêng cho ứng dựng CNTT để phục vụ cho việc giảng dạy, trình
chiếu. GV phải tự chuẩn bị và di chuyển các thiết bị cồng kềnh
giữa các điểm trường khi thực hiện giảng dạy có ứng dụng CNTT
Trường có đến 5 điểm trường khác nhau trên địa bàn nên
việc thực hiện ứng dụng CNTT giữa các tiết học của GV gặp rất
nhiều khó khăn
HS còn nhiều khó khăn và khả năng tiếp cận CNTT còn hạn
chế. Các em thiếu các thiết bị CNTT để làm quen và sử dụng
thành thạo.
GV chưa xây dựng hoặc đang xây dựng kho tài liệu cá
nhân phục vụ cho việc giảng dạy CNTT, khi thực hiện thì mới lên
internet tìm kiếm tài liệu cần thiết. Vì vậy GV không thể chủ
động trong trong hoạt động soạn giảng ứng dụng CNTT.
2.2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong giảng dạy Sinh học
7
* Sau khi sử dụng phương pháp điều tra các HS lớp 7 với 3
câu hỏi đã thống kê được một số kết quả sau:
- Câu hỏi 1: GV có thường xuyên ứng dụng CNTT trong các
tiết dạy môn Sinh học 7 không?
10% chọn “Thường xuyên”, 71% chọn “Thỉnh thoảng”,
19% chọn “Rất ít” và 0% chọn “ Không”.

- Câu hỏi 2: Em có yêu thích các tiết học Sinh học 7 được
giáo viên sử dụng CNTT không?

13


95% chọn “Rất thích”, 5% chọn “Thích”, 0% chọn “Không
thích”
- Câu hỏi 3: Khi học các tiết học Sinh học 7 được GV dạy
bằng CNTT em có dễ hiểu bài hơn không?
75% chọn “Dễ hiểu bài”, 17% chọn “Bình thường” và 8%
chọn “Không”
* Sử dụng phương pháp trò chuyện, trao đổi trực tiếp riêng
lẻ với 15 HS về câu hỏi “ Điều gì làm em hứng thú với các tiết
học Sinh học 7 được giảng dạy bằng CNTT?”. Kết quả, tất cả các
em điều bị hấp dẫn với hình ảnh, video sống động của các loài
động vật, nhiều loài động vật các em chưa bao giờ được nhìn
thấy bằng mắt thường, nhờ có các tiết học này mà các em được
tìm hiểu nhiều hơn về thế giới động vật xung quanh.
* Trao đổi với GV bộ môn Sinh học khác trong nhà trường
về thực trạng ứng dụng CNTT trong giảng dạy Sinh học 7 đã
nhận thấy một số tồn tại sau:
- GV chưa có kho tài liệu đầy đủ về bộ mon Sinh học 7
phục vụ cho việc soạn giảng bằng ứng dụng CNTT nên còn bị
động trong soạn giảng
- GV còn hạn chế trong việc sử dụng và soạn giảng bằng
các phần mềm hỗ trợ dạy học
- Việc chuẩn bị các thiết bị cho tiết dạy có ứng dụng CNTT
rất mất thời gian và khó khăn khi phải di chuyển máy chiếu,
màn hình chiếu, loa, laptop,.. giữa các tiết và các điểm trường

nên GV chưa thực hiện được nhiều các tiết dạy có CNTT. Vì vậy
mà hiệu quả đạt được chưa cao.
- Vì chưa xây dựng tốt ngân hàng tài liệu phục vụ giảng
dạy CNTT nên GV cũng chưa thực hiện tốt việc trao đổi với các
GV cùng bộ môn khác để được chia sẻ tài liệu, góp ý, học hỏi
kinh nghiệm. GV chủ yếu là trao đổi giáo án qua mail.

14


CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
3.1. Các giải pháp
3.1.1. Xây dựng ngân hàng tài liệu về CNTT môn Sinh
học 7
- Ngân hàng tài liệu do bản thân tự thiết kế, sưu tầm và
biên soạn phục vụ cho việc giảng dạy bằng ứng dụng CNTT.
- Ngân hàng tài liệu bao gồm các file sau:
+ Hình ảnh: Bao gồm danh mục các hình ảnh theo SGK và
các hình ảnh về các loài động vật chụp được, sưu tầm được. Các
hình ảnh cần chính xác, rõ nét, thể hiện rõ các đặc điểm cần
cho HS quan sát tốt đặc biệt là các hình ảnh về giải phẩu.
+ Bài giảng powerpoint: Mỗi tiết học được soạn bằng một
bài giảng riêng biệt, ghi rõ tiết, tên bài giảng và sắp xếp theo
trình tự cụ thể. Bài giảng được soạn rõ ràng đúng nội dung kiến
thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng, phù hợp với HS của trường
và thể hiện rõ các kênh chữ, kênh hình, các hoạt động.
+ Video: Đây là kênh thông tin gây hứng thú tốt đối với HS
và chứa nhiều thông tin bổ ích. Bao gồm hai nhóm video chính
là nhóm video về giới thiệu thế giới động vật và nhóm video
mang tính giáo dục HS về bảo vệ các loài động vật.

+ Bài giảng Elearning: Bước đầu tập trung xây dựng và
soạn giảng từ năm học 2017 – 2018. Các bải giảng được soạn
và thuyết trình nhằm mục đích giúp HS có thể tự học ở nhà
thông qua internet.
+ Giáo án CNTT: Đi kèm với bài giảng là các bài giáo án
CNTT thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hoạt
động dạy - học cụ thể của GV và HS.
+ Bộ câu hỏi phát triển năng lực theo từng chủ đề; bộ đề
kiểm tra và đề thi theo đúng phân phối chương trình.

15


- Ngân hàng tài liệu đã được xây dựng, lưu và chia sẻ được
trong tài khoản cá nhân giữa các thiết bị CNTT (máy tính, điện
thoại di động, máy tính bảng,..) trên internet trên các địa chỉ tin
cậy được cấp phép và cấp một dung lượng lớn để lưu tài liệu
như Drive của google, OneDrive của Microsoft, icloud của Apple,

3.1.2. Rèn kĩ năng sử dụng các phầm mềm hỗ trợ soạn
giảng trong môn Sinh học
- Tập trung học tập và rèn luyện, thực hành soạn giảng
trên các phần mềm hỗ trợ như:
+ Phần mềm soạn giáo án điện tử PowerPoint
+ Phần mềm soạn giáo án Elearning của Trí Việt
- Tạo các câu hỏi kiểm tra đánh giá, làm video hay các thí
nghiệm ảo, đồng hồ đếm thời gian với một số phần mềm như:
Phần mềm Violet, Video maker, Flash,…
- Bản thân GV phải luôn tích cực học hỏi và rèn luyện kĩ
năng thực hành soạn giảng, bỏ thời gian để đầu tư vào các bài

soạn có hiệu quả và chất lượng, biết cách làm phong phú hơn
các nội dung dạy học khi sử dụng một cách có sáng tạo, thẫm
mĩ trong thiết kế hoạt động và hiệu ứng
3.1.3. Thay thế các thiết bị hỗ trợ CNTT cồng kềnh bằng
các thiết bị đơn giản
Trường TH&THCS A Ngo có đến 3 điểm trường THCS, mỗi
điểm trường cách nhau từ 4 đến 8 km nên việc vận chuyển các
thiết bị cho việc dạy học giữa các điểm trường gặp nhiều khó
khăn cho GV. Trong khi đó chưa có các phòng học chức năng
được trang bị cố định các phương tiện hỗ trợ. Vì vậy để thực
hiện các bài giảng có sử dụng CNTT thì GV phải trực tiếp vận
chuyển các thiết bị đến các khu vực.
Từ khó khăn đó SKKN đã tập trung tìm giải pháp nhằm vào
việc giảm nhẹ các thiết bị hỗ trợ CNTT và thay thế chúng bằng
các đồ dùng đơn giản hơn nhưng vẫn đạt hiệu quả. SKKN đưa ra
giải pháp khắc phục như dùng giấy A0 hay tấm vải trắng thay
cho màn hình chiếu. Giấy hay vải có thể gấp lại gọn nhẹ sau khi
dùng và dễ dàng trong vận chuyển nhưng vẫn đạt hiệu quả tốt
như màn hình chiếu rất cồng kềnh và nặng. Khi sử dụng chỉ việc
dùng nam châm gắn giấy hay vải lên bảng. Giải pháp này cũng
được nhiều GV trong trường ủng hộ và sử dụng có hiệu quả.

16


3.1.4. Trao đổi, góp ý, thảo luận và chia sẽ với GV cùng
chuyên môn Sinh học khác
- Tiến hành đăng kí dự giờ các tiết dạy CNTT của các GV
Sinh học trong cụm trường như trường trung học cơ sở A Bung,
trường TH&THCS A Vao để cùng rút kinh nghiệm và bài học cho

bản thân.
- Trao đổi các bài giảng của mình lên trang trường học kết
nối của Bộ GDĐT để cùng nhau chia sẻ, đóng góp ý kiến và thảo
luận.
- Các bài giảng có hiệu quả được chia sẻ lên trang tài liệu
công khai để tất cả các GV đều có thể tải về làm tư liệu cho bản
thân. Bên cạnh đó phải luôn luôn tìm kiếm các tài liệu hay, bổ
ích bổ sung cho kho tài liệu giảng dạy của mình.
3.2. Kết quả thực hiện
Sau khi thực hiện các giải pháp mà đề tài đã nêu tại trường
TH&THCS A Ngo và qua những kết quả giảng dạy thực tế môn
Sinh học 7 đề tài đã đạt được nhiều kết quả tích cực
- Xây dựng được một kho tài liệu phong phú phục vụ tốt
cho việc giảng dạy ứng dụng CNTT trong môn Sinh học 7
- GV ngày càng sử dụng thành thạo và linh hoạt các phần
mềm hỗ trợ soạn giảng và cũng như các thiết bị CNTT trong nhà
trường
- Việc thay thế màn hình chiếu bằng giấy A0 hoặc tấm vải
trắng đính lên bảng được GV trong nhà trường đánh giá cao và
sử dụng rộng rãi. Chúng đã khắc phục được khó khăn khi di
chuyển màn hình chiếu rất nặng và cồng kềnh giữa các tiết học
và các điểm trường lẻ khác nhau.
- Áp dụng CNTT vào thiết kế các bài giảng và phục vụ
trong các tiết dạy học giúp GV dễ dàng hơn rất nhiều khi đổi
mới các phương pháp dạy học.
- Các tiết học được các em yêu thích và rất chờ đón, gây
hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động do GV tổ chức.
- Trong năm học 2017 - 2018 đã lập kế hoạch, đăng kí và
thực hiện được nhiều tiết CNTT trong bộ môn Sinh học 7 và đạt
được kết quả mong đợi khi các em HS có sự tiến bộ rõ rệt hơn

trong học tập. Từ chỗ nhiều em không thích học môn Sinh nay
đã trở thành những HS rất ham mê với môn học, các em hào

17


hứng tham gia mọi tiết học, bài học và vì thế hiệu quả giờ giảng
không ngừng được nâng lên.
+ Đánh giá kết quả HS trước khi thực hiện đề tài thông qua
kết qủa kiểm tra
Lớp

Số HS

Giỏi

Trung
bình

Khá

SL

%

SL

%

SL


%

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

7A

29

2

6.
8

10

34.
6

15


51.
8

2

6.
8

0

0

7B

20

1

5

5

25

12

60

2


10

0

0

7C

20

0

0

6

30

12

60

2

10

0

0


Cộn
g

69

3

4.
3

21

30
.4

37

53
.6

6

8.
7

0

0


+ Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài qua việc đánh
giá kết quả học tập của HS
Lớp

Số HS

Giỏi

Trung
bình

Khá

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

7A

29

5

17.
2

13

44.
8

10

34.
5

1

3.
5


0

0

7B

20

2

10

7

35

10

50

1

5

0

0

7C


20

1

5

7

35

11

55

1

5

0

0

Cộn
g

69

8


11
.6

27

39
.2

31

44
.9

3

4.
3

0

0

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Về lí luận: SKKN đã đi sâu tìm hiểu về những phương pháp
để ứng dụng CNTT vào giảng dạy, về những lợi ích cũng như
những lưu ý khi ứng dụng CNTT vào dạy học để đạt hiệu quả
cao.
Về thực tiễn: SKKN đã tiến hành khảo sát thực trạng về
ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Sinh học và đưa ra bốn


18


giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy
môn Sinh học 7 cụ thể là:
+ Xây dựng ngân hàng tài liệu về CNTT môn Sinh học 7
+ Rèn kĩ năng sử dụng các phầm mềm hỗ trợ soạn giảng
trong môn Sinh học
+ Thay thế các thiết bị hỗ trợ CNTT cồng kềnh bằng các
thiết bị đơn giản
+ Trao đổi, góp ý, thảo luận và chia sẽ với GV cùng chuyên
môn Sinh học khác
Sau khi tiến hành áp dụng và triển khai vào thực tiễn các
giải pháp trên đã mang lại hiệu quả rõ rệt và đạt được mục tiêu
đề tài đặt ra là ứng dụng CNTT có hiệu quả trong giảng dạy môn
Sinh học 7.
Tin rằng, SKKN không chỉ mang lại hiệu quả tại đơn vị mà
còn có thể áp dụng có hiệu quả tại các đơn vị THCS khác và các
bộ môn khác.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với phòng giáo dục và đào tạo
- Tập huấn cho GV cách sử dụng các phần mềm về hỗ trợ
soạn giảng
- Tổ chức các cuộc thi về bài giảng CNTT để GV tham gia
trau dồi kĩ năng và được khen thưởng, động viên, ghi nhận.
2.2. Đối với nhà trường, chuyên môn
- Cần thiết phải có một phòng học được trang bị đầy đủ
các thiết bị CNTT để GV chủ động hơn trong việc giảng dạy có
ứng dụng CNTT

- Khuyến khích GV soạn giảng bằng CNTT trong các tiết
học.
- Tạo điều kiện để đưa môn Tin học vào giảng dạy cho HS

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ CNTT năm học 2017 – 2018, Số 4116/BGDĐT-CNTT
ngày 08 tháng 09 năm 2017, Hà Nội.
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (2006), Luật Công nghệ thông tin, Số 67/2006/QH11 ngày
29 tháng 6 năm 2006, Hà Nội.
3. Trần Quý Thắng và Phạm Thanh Hiền (2008), Một số vấn
đề đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học Trung học cơ sở,
Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Quang Vinh tổng chủ biên cùng nhóm tác giả
(2013), Sách giáo khoa Sinh học 7, Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.

20



×