Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Nhu cầu làm thêm của sinh viên thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.72 KB, 22 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Theo báo cáo Phát triển Thế giới năm 2013 Tại các nước đang phát triển thì
việc là trở thành “nền tảng căn bản cho sự phát triển”, việc làm đem lại nhiều lợi
ích to lớn hơn nhiều so với thu nhập đơn thuần, việc làm có vai trò quan tròn trong
quá trình giảm nghèo, giúp các thành phố vận hành và giúp lớp trẻ tránh được bạo
lực, báo cáo mới của Ngân Hàng Thế giới nhận định. Tuy nhiên thực trạng việc
làm ở Việt Nam cho thấy tỉ lệ thất nghiệp còn tương đối cao. Ước tính tới cuối
thàng 12/ 2014, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2.08%.
Như vật so với nhiều nước trên thế giới thì tỉ lệ này còn tương đối cao. Tỷ lệ thất
nghiệp của thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) năm 2014 là 6.3%, cao hơn so với năm
2013, như vậy tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên có xu hướng tăng, khu vực thành thị là
11, 49% cao hơn mức 11.12% của năm trước, khu vực nông thôn là 4.63%, xấp xỉ
năm 2013. Mặc dù việc làm có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế,
tuy nhiên ở nước ta vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa có việc làm, và lại chủ
yếu tập trung ở lớp thanh niên do đây là giai đoạn chu yển giao từ giai đoạn học
sinh sang giai đoạn bắt đầu trưởng thành, ở giai đoạn này thường có những biến
động chính vì thế mà thanh niên chưa tìm được cho mình một công việc ổn đinh
cho nên tỉ lệ thất nghiệp khá cao. Sinh viên cũng nằm tron độ tuổi thanh niên, bên
cạnh việc tham gia học tập và các hoạt động thì sinh viên cũng muốn tìm cho mình
một công việc để có thể tiết kiệm thời gian rảnh rỗi.
Hơn nữa, giá cả các mặt hàng tăng lên khiến đời sống của sinh viên đặc biệt là
sinh viên ở nông thôn trở nên khó khăn hơn. Để vẫn có thể học tập được và duy trì
những thói quen sinh hoạt hằng ngày thì sinh viên đã đi làm thêm để kiếm thêm
thu nhập trang trải cho cuộc sống của mình.s


Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khuyến khích học sinh, sinh viên phải kết hợp giữa


việc học với việc thực hành. Vì vậy ngoài học tập lý thuyết thì ngành nghề nào
cũng cần phải có sự thực hành, ngoài việc được dạy chuyên môn, nghiệp vụ trong
nhà trường thì việc sinh viên tích lũy kinh nghiệm qua thực tiễn trải nghiệm cuộc
sống cũng ngày càng được chú trọng hơn. Hơn nữa, đi làm thêm ít nhiều còn thể
hiện sự tự lập của sinh viên. Ở nhiều nước trên thế giới, sinh viên khi đã vào Đại
học là sống hoàn toàn tự lập, sinh viên ra ở riêng với gia đình và tự lập về mọi mặt,
điều này giúp cho sinh viên dễ thích nghi với cuộc sống hơn. Sinh viên tự lo cho
cuộc sống của bản thân mà không làm phiền đến cha mẹ. Sự tự lập của sinh viên ở
những nước này giúp sinh viên trưởng thành hơn trong cuộc sống, tuy nhiên điều
này chỉ có thể xảy ra phổ biến ở những nước phát triển như Mỹ, Anh… Còn ở Việt
Nam, sinh viên cũng có nhu cầu sống tự lập, cũng muốn đi làm thêm nhưng ròa
cản kinh tế nói chung khiến sinh viên không có điều kiện thực hiện. Không chỉ
sinh viên mà còn rất nhiều người lao động chưa có việc làm. Nhà nước chưa có
nhiều những chính sách hỗ trợ việc làm nói chung đến từng đối tượng.
Hơn nữa, ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì đòi hỏi một
lực lượng lao động phải có thay nghề cao, người sử dụng lao động ngày càng đòi
hỏi lao động có trình độ cao, vì vậy sinh viên muốn có được công việc như ý
muốn của mình với một mức lương phù hợp thì phải đáp ứng được yêu cầu của nhà
tuyển dụng. Nhưng thực tế lại cho thấy, đa số sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm
để đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Vì vậy nhu cầu vẫn chỉ dừng lại ở nhu
cầu mà chưa thể đi vào thực hiện.
Xuất phát từ những lý do trên, nhằm cung cấp dữ liệu cho những nghiên cứu để
bổ sung các chính sách về việc làm, tác giả đã quyết định lực chọn đề tài : “Nhu
cầu làm thêm của sinh viên Thành phố Hà Nội hiện nay”


TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1

Tình hình nghiên cứu việc làm thêm nói chung.


Trong một xã hội đang hướng đến một nền công nghiệp nói chung thì việc tiết
kiệm tối đa vốn cá nhân đang ngày được phát huy. Không chỉ dừng lại ở thời gian
làm giờ hành chính mà còn tận dụng các khoảng thời gian rảnh rỗi khác để tạo ra
thu nhập cho bản thân.
Theo báo cáo của Công đoàn bộ khao học và công nghệ với tiêu đề: Kéo dài
giờ làm thêm – bước lùi khi sửa luật lao động” cho biết có 95% số lao động khu
vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước cho biết họ có làm
thêm giờ, số giờ làm việc trung bình mỗi ngày 1.5 lần, có doanh nghiệp làm thêm
tới 600h/1 năm, vượt mức quy định tới 3 lần. Chủ yếu lý do khiên người lao động
phải làm thêm giờ là do lương thấp, không đủ chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày.
Chính vì vậy mà người lao động phải làm thêm giờ.
Năm 2010, số liêu do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố cho
thấy, có 56% người lao động Nhật trong độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi cần một dạng thu
nhập khác ngoài mức lương chính để trang trải cho cuộc sống. Có tới gần 90% cho
biết lý do họ chấp nhận đi làm thêm giờ là muốn có thêm thu nhập.
1.2

Tình hình nghiên cứu việc làm thêm.
Đề tài khóa luận “Thực trạng làm thêm của sinh viên trên địa bàn Hà Nội

hiện nay” của Nguyễn Thị Tâm Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã mô phỏng
thực trạng làm thêm của sinh viên và những yếu tố tác động đến viện làm thêm của
sinh viên, từ đó đề tài đề xuất một số khuyến nghị đối với nhà trường và đối với
sinh viên và đối với cả xã hội nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho sinh viên khi đi
làm thêm.


Đề tài khảo sát: “thực trạng làm thêm của sinh viên Đại học Tây Nguyên” của
nhóm sinh viên trường Đại học Tây Nguyên đã chỉ ra rằng có hai lý do chính

khiến sinh viên làm thêm đó để kiếm tiền và để rèn luyện bản thân. Số liệu điều tra
cỉa khảo sát cho thấy có tới 78.4% số sinh viên muốn làm thêm để kiếm tiền tự
trang trải cuộc sống, vừa để rèn luyện bản thân, trong đó thì gia sư là công việc
được nhiều bạn sinh viên chọn nhất. Nghiên cứu cũng chỉ rõ rằng sinh viên tìm
việc chủ yếu thông qua sự giới thiệu của bạn bè (chiếm 44%), thông qua nhà
trường chỉ có 8%.
Đề tài: “Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học
quốc gia Hà Nội: Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Xuân Long chỉ ra rằng có
tới 35.4% sinh viên cho rằng làm thêm là rất cần thiết, có tới 64.2% cho rằng làm
thêm là cần thiết.Đề tài cũng chỉ rõ lý do sinh viên đi làm thêm, lý do chiếm tỉ lệ
cao nhất là để rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ chiếm 33.3%, tiếp theo là lý do
tăng thêm thu nhập chiếm 31.3%. Đồng thời, đề tài cũng chỉ ra công việc mà sinh
viên đang làm nhiều nhất đó là gia sư, công viêc này chiếm tới 65.1%.
Bên cạnh đó đề tài: “Nữ sinh với việc làm thêm” của Trần Thu Hương, trường
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cho thấy nữ sinh đi làm thêm chiếm tới
61.3%, cao hơn hẳn so với nam sinh. Trong đó công việc chủ yếu mà nữ sinh làm
cũng là gia sư. Sinh viên nữ chọn công việc gia sư bởi vì công việc này nhàn hạ,
nhẹ nhàng, ngoài ra sinh viên làm việc này còn có thể chủ động sắp xếp thời gian
cá nhân chp phù hợp.
Tóm lại, sinh viên làm thêm được quan tâm từ nhiều khía cạnh khác nhau,
được nghiên cứu, được quan tâm từ thực trạng cho tới nhu cầu, được xem xét dưới
góc độ giới,… Các nghiên cứu trước chủ yếu nhằm vào thực trạng làm thêm của
sinh viên, cũng đã có nghiên cứu về nhu cầu làm thêm của sinh viên nhưng vẫn


còn chưa khai thác được hết nhu cầu của sinh viên. Trong nghiên cứu này, ngoài
việc tìm hiểu đầy đủ hơn nhu cầu của sinh viên thì tác giả còn tập trung phân tics
những yếu tố tác động đến nhu cầu làm thêm của sinh viên, cụ thể đề tài phân tích
qua kết quả khảo sát được tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ

2.1 Mục đích nghiên cứu.

NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu thực trạng và nhu cầu làm thêm của sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho các nhà tuyển dụng để
phù hợp với nhu cầu của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
2.2

Nhiệm vụ nghiên cứu.
(1) Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, đồng thời khái quát
(2)

một số kết quả có liên quan.
Tìm hiểu thực trạng đi làm thêm của sinh viên Học viện Báo chí và

(3)

Tuyên truyền hiện nay.
Tìm hiểu nhu cầu và những yếu tố ảnh hưởng đến việc đi làm thêm

(4)

của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Đề xuất một số giải pháp cho các nhà tuyển dụng và nhà trường để
phù hợp với nhu cầu của sinh viên.

3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ,
3.1 Đối tượng nghiên cứu


PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU

Nhu cầu làm thêm của sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay.
3.2 Khách thể nghiên cứu:
Sinh viên học viện báo chí và Tuyên truyền tại Hà Nội.
3.3 Phạm vị nghiên cứu
- Không gian: Học viện Báo chí và Tuyên truyền – Hà Nội.
- Thời gian: Từ 2/3 – 10/5/2015.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN
4.1 Giả thuyết nghiên cứu.
- Sinh viên nữ có nhu cầu

CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT
đi làm thêm cao hơn sinh viên nam.


-

Khối ngành có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu làm thêm của sinh viên. Sinh
viên theo khối nghiệp vụ có nhu cầu đi làm thêm cao hơn sinh viên khối

-

lý luận.
Đa số sinh viên mong muốn được đi làm thêm những công việc phù hợp

-

với ngành học mà mình đang theo học.
Điều kiện kinh tế của gia đình có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu làm thêm

của sinh viên. Những sinh viên xuất thân trong gia đình có điều kiện
kinh tế khá giả có nhu cầu đi làm thêm thấp hơn những sinh viên xuất

-

thân trong gia đình có điều kiện kinh tế trung bình trở xuống.
Sinh viên năm thứ tư có khả năng tìm được những công việc phù hợp với
chuyên môn hơn những sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba.

4.2

Khung lý thuyết.

Khung lý thuyết


Môi trường kinh tế - xã hội, chính
sách của Nhà nước về việc làm

Đăc điểm và điệu kiện của SV:
Giới tính, ngành học, năm học,
thu nhập cá nhân, chi tiêu cá
nhân

Hiện trạng làm thêm
của sinh viên
HVBCTT

Nhu cầu đi làm thêm của
sinh viên HVBCTT

+ Loại hình công việc
+ Thời gian làm việc
+ Mức độ, tính chất cv
+ Thu nhập.

Đặc điểm và điều kiện của gia
đình:

+Chính sách đãi ngộ

Nơi ở của gia đình, thành phần
gia đình, thu nhập của gia đình

Vai trò của nhà trường trong
việc kết nối sinh viên với
những nhà tuyển dụng

Biến số:
Biến độc lập: Gồm 2 nhóm biến số chính:


Nhóm 1: Đặc điểm và điều kiện của sinh viên: Giới tính, Ngành học,
năm học, thu nhập cá nhân, chi tiêu cá nhân.
Nhóm 2: Đặc điểm và điều kiện của gia đình: Nơi ở của gia đình, thành
phần gia đình, thu nhập của gia đình.
Biến phụ thuộc: Nhu cầu làm thêm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
● Nhu cầu về loại hình công việc: Công việc lao động chân tay, công việc
lao động trí óc.
● Nhu cầu thời gian làm việc: Thời gian làm việc trung bình 1 tuần, thời

gian làm việc chia theo ngày thường, ngày nghỉ và tất cả các ngày trong
tuần, khung giờ làm việc trong ngày phù hợp.
● Nhu cầu mức độ, tính chất công việc: công việc ổn định hay cồn việc
linh hoạt, tạm thời; công việc yêu thích nhất; yếu tố quan tâm nhận được
khi đi làm thêm.
● Nhu cầu về mức thu nhập: Thu nhập bình quân một tháng nhận được.
● Nhu cầu về chế độ đãi ngộ của các nhà tuyển dụng đối với sinh viên:
những cam kết của nhà tuyển dụng.
Biến trung gian: gồm các biến số chính sau:
● Thực trạng về loại hình công việc: công việc lao đông chân tay hay lao
động trí óc.
●Thực trạng thời gian làm việc: Thời gian làm việc phân theo ngày
thường, hoặc ngày nghỉ.
● Thực trạng mức độ, tính chất công việc: Đang làm bao nhiêu công
việc; đó là những công việc gì; những công việc đó yêu cầu kĩ năng gì;
có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo hay không.
● Thực trạng về mức thu nhập: Thu nhập từ việc đi làm thêm là bao
nhiêu.
Biến can thiệp gồm 3 nhóm biến số chính:





5.

Môi trường kinh tế - xã hội
Chính sách của nhà nước về việc làm
Vai trò của nhà trường kết nối sinh viên với các nhà tuyển dụng


CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.
(1) Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền có mong muốn đi làm thêm
(2)

hay không?
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền mong muốn làm thêm
những công việc như thế nào? (thời gian, mức độ, tính chất công việc,

(3)

loại hình công việc?)
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu đi làm thêm của sinh viên Học

viện Báo chí và Tuyên truyền?
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp luận.
Đề tài sử dụng ba lý thuyết xã hội học: Lý thuyết về Nhu cầu, lý thuyết Hành
động xã hội, Lý thuyết Vốn xã hội để tiếp cần và định hướng cho đề tài nghiên
cứu.
6.2

Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Đề tài sử dụng mô hình nghiên cứu xã hội học: định tính – định lượng, trong
đó phương pháp định lượng (Sử dụng bảng hỏi Anket) được sử dụng là phương
pháp nghiên cứu chính, phương pháp nghiên cứu định tính (Phương pháp phỏng
vấn sâu, phương pháp phân tích tài liệu) là phương pháp bổ sung cho phương pháp
định lượng.
6.2.1


Phương pháp nghiên cứu định tính.
- Phương pháp phân tích tài liệu
● Mục đích: nhằm tìm hiểu khái quát những vấn đề liên quan đến việc
làm thêm của sinh viên, đồng thời phát hiện vấn đề mới mà những nhà
nghiên cứu trước đó chưa đề cập tới hoặc là đã đề cập tới nhưng chưa
sâu.


● Cách thực hiện: Người nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin tại các
trung tâm thư viện như Thư viện Quốc gia, Thư viện Học viện Báo chí
và Tuyên truyền. Đồng thời sử dụng một số kết quả trên các báo, tạp chí
giấy và điện tử.
- Phương pháp Phỏng vấn sâu.
● Mục đích: Nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng, nhu cầu, các yếu tổ
ảnh hưởng đến việc làm thêm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, đồng thời phương pháp này cũng cung cấp thông tin về các chính
sách đãi ngộ của nhà tuyển dụng đối với sinh viên để phù hợp với nhu
cầu của sinh viên.
● Cách thực hiện. Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu đối với
10 sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, phương pháp
chọn mẫu đối với 10 trường hợp này là sử dụng phương pháp chọn mẫu
6.2.2

trong nghiên cứu định tính đó là phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Mục đích: Nhằm thu thập thông tin và thực trạng và nhu cầu đi làm thêm
-

của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cách thực hiện: Nghiên cứu định lượng được tiến hành gồm 2 giai đoạn


sau.
● Giai đoạn 1: Chọn khoa để tiến hành nghiên cứu.
Trên cơ sở phân trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền thành hai khối là
khối lý luận và khối nghiệp vụ, đề tài tiếp tục lập danh sách chọn mẫu bằng
cách rút thăm ngẫu nhiên 2 khoa trong tổng số các khoa thuộc khối lý luận
và 2 khoa trong tổng số các khoa thuộc khối nghiệp vụ, kết quả cụ thể như
sau:
♣ Khối nghiệp vụ: Khoa xã hội học và khoa Báo chí.
♣ Khối lý luận: Khoa Triết và Khoa Tư Tưởng Hồ Chí Minh.
● Giai đoạn 2: Chọn sinh viên để tiến hành nghiên cứu.
Do nhân lực, thời gian có giới hạn cho nên nghiên cứu được tiến hành trên
200 mẫu chia đều cho các khoa, mỗi khoa nghiên cứu 50 ngẫu nhiên hệ
thống 50 sinh viên.


Phương pháp xử lý số liệu

6.2.3

Để xử lý kết quả khảo sát, để tài đã sử dụng các phần mềm thống kê chuyên ngành
sau:
Phần mềm SPSS 13.0 để xử lý dữ liệu định lượng
Phần mềm NVIVO 7.0 để xử lý dữ liệu định tính.
MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
Với 200 phiếu anket đạt tiêu chuẩn sử dụng phân tích định lượng, cơ cấu
7.

mẫu cụ thể như sau:
Phân bố mẫu điều tra

Giới tính
Nam
Nữ
Tổng
Ngành học
Khối lý luận
Khối nghiệp vụ
Tổng
Tuổi sinh viên Năm nhất

Nơi ở hiện tại

Năm hai
Năm ba
Năm tư
Tổng
Kí túc xá HVBCTT
Thuê trọ
Ở với gia đình, người
thân
Nơi ở khác
Tổng

Số lượng
62
138
200
100
100
200

52

%
32
68
100
50
50
100
26

58
47
43
200
38
118
40

29
23.5
21.5
100
19
59
20

4
200


2
100

8. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
8.1 Ý nghĩa lý luận.
- Góp phần bổ sung tài liệu cho những nghiên cứu về thực trạng

và nhu

cầu làm thêm của sinh viên. Từ đó khóa luận tạo cơ sở và nguồn dữ liệu
cho những nghiên cứu tiếp theo.


-

Đề tài cung cấp những luận giải khoa học cho việc đánh giá về nhu cầu
loại hình công việc, mức độ, tính chất công việc, chính sách đãi ngộ đối

8.2
-

với sinh viên.
Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu cung cấp dữ liệu phong phú và đa dạng khi nghiên

-

cứu về việc làm thêm của sinh viên.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài làm sáng tỏ thực trang, nhu cầu, nguyên
nhân đi làm thêm của sinh viên. Qua đó để xuất một số khuyến nghị đối

với nhà trường, các nhà tuyển dụng để giúp sinh viên kết hợp cân đối

9.

giữa việc học và làm thêm một cách hiệu quả nhất.
KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN.
Kết cấu của Đề tài bao gồm các phần sau:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương II. Thực trạng làm thêm của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
Chương III: Nhu cầu làm thêm của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
Chương IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm thêm của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1

THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM
1.1.1 Nhu cầu.
Theo từ điển xã hội học oxford: “nhu cầu” là cái gì đó được coi là cần thiết,

đặc biệt khi nó được coi là thiết yếu cho sự tồn tại của mỗi con người, một tổ chức
hay bất cứ thứ gì khác. Khái niệm này được sử dụng rộng rãi trong các khoa học xã


hội, với sự chú ý đặc biệt dành cho cái gọi là những nhu cầu con người. Nhu cầu
thường đối lập với muốn, nhu cầu nói đến những thứ cần thiết, còn muốn thì nói

đến những thứ người ta ao ước có. Vì khái niệm này tự nó giả định rằng nhu cầu
cần phải được thỏa mãn nên nó thường được dẫn ra trong những phát biểu hùng
hồn tạo các cuộc tranh luận về chính trị và chính sách đặc biệt là để hậu thuẫn cho
những tuyên bố về sự cần thiết phải hành động hay can thiệp.
Tuy nhiên , không có gì ngạc nhiên là người ta tranh cãi gay gắt về việc xác
định nhu cầu cơ bản để tồn tại như những nhu cầu sinh lý và vật chất về ăn, ngủ và
ở.
-

Theo từ điển xã hôi học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên: mọi hành vi của
con người đều do sự thúc đẩy của những nhu cầu nào đó. Nhu cầu thể
hiện sự lệ thuộc của một cơ thể sống vào môi trường bên ngoài, thể hiện
thành những ứng xử tìm kiếm khi cơ thể thiếu những điều kiện để tồn tại
và phát triển. Từ đầu thế kỉ này, small (Mỹ) đã thấy những hoạt động tâm
lý của các cá nhân bắt nguồn từ những nhu cầu của nó (về của cải, quyền

-

lực, về sự tán thành của người khác…)
Thỏa mãn được nhu cầu, con người cảm thấy thích thú và hài lòng.
Không thỏa mãn được con người bị hẫng hụt và có thể đi tới những hành
vi chống lại những trở ngại (có thật hay giả định) trong việc tìm kiếm sự
thỏa mãn nhu cầu. Không ít nhà tư tưởng cho rằng một xã hội hạnh phúc

-

chỉ có thể đạt tới khi nhu cầu của con người được thỏa mãn.
Về đại thể, người ta chia những nhu cầu của con người thành hai loại cơ
bản: nhu cầu sinh học, nhu cầu văn hóa (cũng được gọi là nhu cầu vật
chất và nhu cầu tinh thần). thật ra ở con người rất khó phân biệt hai loại


-

nhu cầu đó.
Mỗi người có nhu cầu riêng, đồng thời toàn xã hội còn có nhu cầu chung.
Nhu cầu xã hội không chỉ là tổng của những nhu cầu cá nhân mà còn bao


gồm những nhu cầu để duy trì và phát triển xã hội với tư cách tổng thể.
Sự kết hợp giữa nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội đặt ra những vấn đề
khó khăn, có khi gay gắt, nhất là trong tình trạng năng suất lao động, sản
phấm xã hội trình trình độ lao động còn thấp kém. Không thẻ hi sinh nhu
cầu cá nhân cho nhu cầu xã hội, hoặc ngược lại. Vì như vậy cả hai loại
nhu cầu đều không được đáp ứng đến mức cần thiết.
1.1.2 Việc làm
- Dưới góc độ xã hội học thì việc làm là sự biểu thị thực tế các thành viên
có khả năng lao động một mình hay liên kết với thành viên khác của một
xã hội tiến hành một loại lao động xã hội có ích bằng cách đó thỏa mãn
những nhu cầu của mình và đáp ứng nhu cầu nhất định của xã hội. Lao
động xã hội có ích để xác định thế nào là việc làm, thế nào là nghề
nghiệp. Vì hiện nay có việc làm ở quốc gia này bị cấm hoặc chưa được
công nhận hoặc thừa nhận thì thì ở quốc gia khác lại coi đó là một nghề
và có đăng kí sổ lao động. và để có việc làm ổn định con người phải sử
dụng công cụ lao động, người lao động phải có khả năng thực tế. Điều
này đảm bảo cho sản phẩm của người lao động tạo ra trong quá trình làm
-

việc đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Có thể thấy, người có việc làm là người làm việc gì đó được trả tiền công,
lợi nhuận, hay được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia

vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu
nhập (Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung về cơ sở giải quyết việc

-

làm ở Việt Nam, nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội, 1997).
Dựa vào khái niệm việc làm và người có việc làm PTS Nguyễn Hữu
Dũng và PTS Trần Hữu Trung còn chia việc làm thành việc làm chính và

-

việc làm phụ.
Việc làm chính: là những công việc mà người thực hiện dành nhiều thời
gian hơn so với công việc khác.


-

Việc làm phụ: là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian sau
việc làm chính.

Mang tính khái quát hơn, tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa về
người có việc làm là: người đang làm một việc gì đó được trả tiền công hoặc
những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tìm lợi ích hay thay thế
thu nhập gia đình. Tuy nhiên cũng cần xem xét người lao động có việc làm thường
xuyên hay không thường xuyên để từ đó đánh giá thu nhập.
1.1.3

Việc làm thêm


Trong thời đại nền kinh tế thị trường như ngày nay thì việc tận dụng triệt để
tài sản của cá nhân bao gồm công sức, kinh nghiệm, tri thức và cả thời gian… là
điều rất cần thiết. Hơn nữa sinh viên ngoài thời gian học trên các giảng đường ra
thì sinh viên được coi là nhóm có nhiều thời gian rảnh rỗi nhất. Chính vì vậy, việc
sinh viên tận dụng thời gian rảnh rỗi của mình để tham gia các hoạt động khác trở
nên phổ biến.
Hơn nữa sự gia tăng của giá cả khiến cho đời sống của một bộ phận sinh
viên mà chủ yếu là sinh viên đến từ nông thôn trở nên khó khăn hơn, để bù đắp vào
đó thì sinh viên đã chọn cho mình những công việc làm ngoài giờ học để có thêm
thu nhập trang trải cho cuộc sống cũng như tích lũy kinh nghiệm cho cá nhân.
“Việc làm thêm” cũng thường có ở những thành phố lớn, những nhà tuyển
dụng thường tuyển nhân viên dưới nhiều hình thức khác nhau từ tính chất công
việc, đặc điểm công việc, nơi làm việc hay cả thời gian làm việc… Những người
ứng tuyển vào đó hoàn toàn có quyền chọn cho bản thân những công việc phù hợp
với một mức lương phù hợp. Như vây, “việc làm thêm” là một định nghĩa mô tả
một công việc không chính thức, không thường xuyên bên cạnh một công việc ổn
định khác, đối với sinh viên thì công việc chính thức là tham gia học tập, công việc


không chính thức là đi làm thêm, đi thực tập hoặc tham gia các hoạt động xã hội
khác.
1.1.4

Sinh viên.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm sinh viên, đứng ở mỗi khía cạnh
khác nhau thì các nhà nghiên cứu lại có những khái niệm khác nhau về sinh viên.
Theo từ điển Tiếng Việt thì sinh viên (sinh viên Việt Nam) là công dân Việt
Nam đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp chuyên
nghiệp. ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề chuẩn bị cho

công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp mà họ
đạt được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy,
tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học. Họ là một nhóm dân số khá lớn
với các đặc điểm được xác định rõ vai trò, vị trí của hệ thống tái sản xuất và phát
triển xã hội.
Đối với các nhà nghiên cứu xã hội học, sinh viên có những đặc điểm sau:
Có đặc điểm riêng trong sự phân tầng và khả năng di động xã hội cao. Do
tính chất hoạt động nghề nghiệp trong tương lai, họ là những người có nhiều cơ hội
thuận lợi hơn để chiếm những địa vị cao trong xã hội nhất là trong nền kinh tế tri
thức.
-

Là nhóm có khả năng thích ứng cao, tiếp thu nhanh các giá trị mới.
Là nhóm xã hội đặc thù về lứa tuổi mà ở lứa tuổi này quá trình xã hội hóa
diễn ra mạnh mẽ so với nhóm thiếu nhi, tiếp thu nhanh các giá trị mới.
1.1.5 Việc làm thêm sinh viên

Đặc điểm của sinh viên cho thấy sinh viên là nhóm có khả năng thích ứng,
nhanh nhạy, luôn năng động trong nhiều hoạt động như việc tham gia các hoạt


động do trường, địa phương, các tổ chức khác tổ chức… ngoài ra sinh viên còn
tham gia các hoạt động tạo thu nhập cho chính bản thân mình. Việc sinh viên ngoài
giờ lên lớp còn tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập cho cá nhân thì đó được gọi
là việc làm thêm của sinh viên. Khái niệm “việc làm thêm của sinh viên” trong
nghiên cứu này được hiểu là sinh viên ngoài giờ học trên lớp còn tranh thủ làm
những công việc khác để tạo ra thu nhập.
1.2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

1.2.1 Lý thuyết nhu cầu
Lý thuyết nhu cầu của nhà tâm lý học Maslow (1908 – 1970) là lý thuyết đạt

tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung.
Nhu cầu là đòi hỏi thường xuyên của mỗi cá nhân, là trạng thái thấy thiếu thốn ở
trong con người. Các nhu cầu của con người một mặt được tạo ra do những đòi hỏi
bên trong cơ thể , mặt khác được tạo ra từ trong những điều kiện nhất định của xã
hội. Theo lý thuyết này, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang
bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ cơ bản của nó đối với sự
tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực
thể xã hội.


SINH
TÔN

AN
TOÀN
HỘI
TRỌNG
LÝTRỌNG
TÔN
AN
SINH

XÃ TOÀN
HỘI

Cấu trúc của Tháp nhu cầu gồm có 5 tầng, trong đó những nhu cầu của con
người được liệt kê theo hình kim tự tháp. Những nhu cầu cơ bản phía đáy phải

được thỏa mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ
nảy sinh và mong muốn được thỏa mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu
cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ.
5 tầng của thang nhu cầu của Maslow như sau:
Tầng thứ nhất: các nhu cầu về căn bản nhất thuộc về “thể lý”: thức ăn,
nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi…
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn: cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân
thể, an toàn việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc: muốn
được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân
hữu tin cậy.


Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến: cần có cảm giác được tôn
trọng, kính mến, được tin tưởng.
Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân: muốn được sáng tạo, được
thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận
là thành đạt.
Trong cuộc sống, mỗi người đều có những nhu cầu khác nhau không ai
giống ai, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng vậy, mỗi sinh viên cũng
có những nhu cầu khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng người,
tuy nhiên nhu cầu nào cũng đều rất quan trọng và cần được đáp ứng. Khi nhu cầu
thấp đã đạt được thì lại có nhu cầu cao hơn. Mỗi sinh viên luôn tồn tại những nhu
cầu khác nhau, đối với một số sinh viên có thể nhu cầu là được đáp ứng các yêu
cầu ở tầng tháp nhu cầu sinh lý, nhưng cũng có những sinh viên thì nhu cầu lại
chính là sự tự thể hiện. Nhưng dù ở tầng nhu cầu nào đi nữa thì chỉ khi nhu cầu
được đáp ứng con người mới cảm thấy hài lòng. Như vậy, đối với việc sinh viên
làm thêm, đối với một số người thì đó là nhu cầu sinh lý, nhưng đối với một số
sinh viên khác thì việc đi làm thêm lại là sự tự thể hiện bản thân, sinh viên muốn
được công nhận họ là những người tự lập, họ mong muốn được cho rằng bản thân

mình là những người thành đạt, không nương tựa vào ai.
1.2.2 Lý thuyết hành động xã hội.
Lý thuyết xã hội học về hành động xã hội có nguồn gốc từ nhiều nhà nghiên
cứu khác nhau, Weber là một trong những nhà nghiên cứu có công đầu xây dựng lý
thuyết xã hội học về hành động xã hội. Quan niệm của Weber cho thấy hành động
xã hội là đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Ông đã chỉ ra sự khác nhau giữa
hành động xã hội và và những hành vi và những hoạt động khác của con người.
Hành động xã hội được ông tổng quát định nghĩa là hành động được chủ thể gắn


cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người
khác, và vì vậy được định hướng tới người khác trong đường lối và quá trình của
nó. Theo Weber, ông phân loại thành 4 loại hành động sau đây:
Hành động duy lý – công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc,
tính toán, lực chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiểu quả nhất.
Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành
động (mục đích tự thân). Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào những
mục đích phi lý nhưng lạ được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý.
Hành động cảm tính: là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình
cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ
giữa công cụ phương tiện và mục đích hành động.
Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen,
nghi lễ, phong tục, tập quán truyền lại từ đời này qua đời khác.
Xã hội học nghiên cứu hành động xã hội thực chất là tập trung vào nghiên
cứu loại hành động duy lý – công cụ. Weber lập luận rằng: đặc trưng quan trọng
nhất của xã hội học hiện đại là hành động xã hội của con người ngày càng trở nên
duy lý, hợp lý với tính toán chi ly, tỉ mỉ, chính xác về mối quan hệ giữa công
cụ/phương tiện và mục đích/kết quả.
Do vậy việc sinh viên quyết định có đi làm thêm hay không và làm những
công việc như thế nào đều được tính toán chi li, cẩn thận. Tuy nhiên việc sinh viên

quyết định chọn công việc như thế nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
và đều được tính toán, lựa chọn phương pháp để đạt được năng suất, chất lượng, và
hiệu quả cao nhất có thể.
1.2.3 Lý thuyết vốn xã hội


Lý thuyết vốn xã hội xuất hiện chủ yếu vào những năm 90. Đây là một khái
niệm mới và có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về vốn xã hội nhưng tựu trung
lại các quan điểm đều quy vốn xã hội về các mạng lưới xã hội và đều cho rằng
giống như vốn con người, tuy thuộc về vốn vật chất nhưng vốn xã hội cũng có khả
năng sinh lợi.
Trong cuộc sống, để duy trì và tồn tại thì không một ai mà sống độc lập, tách
biệt hoàn toàn với xã hội, mỗi người đều tham gia vào những mạng lưới xã hội
nhất định, có người tham gia nhiều, có người tham gia ít, có người có mạng lưới xã
hội dày đặc nhưng cũng có người tham gia vào những mạng lưới xã hội lỏng lẻo.
Đó có thể là các mạng lưới không chính thức như họ hàng, gia đình, bạn bè,
người thân,.. hoặc có thể là các mạng lưới chính thức như các tổ chức dân sự chính
thức, các hiệp hội, các nhóm nghề nghiệp… Trong quá trình cá nhân tham gia vào
các nhóm xã hội sẽ giúp cá nhân khai thác và sử dụng được thông tin, ý tưởng,
nguồn lực và và sự hợp tác từ các thành viên khác trong mạng lưới. Vốn xã hội có
thể được hiểu như là nguồn lực được tăng lên khi các cá nhân tham gia vào các
mạng lưới xã hội.
Đối với sinh viên trong vấn đề tìm kiếm việc làm, vốn xã hội chính là việc
sinh viên tận dụng các mối quan hệ, mạng lưới của mình để tìm cho mình những
công việc phù hợp với bản thân, vai trò của vốn xã hội trong việc sinh viên làm
thêm được thể hiện ở việc gắn kết hay kết nối giữa những người đang tìm việc với
những người đang nắm giữ nguồn lực. Do nắm giữ quyền lực mà một số cá nhân
có khả năng chi phối nhất định đối với những người khác. Trong trường hợp này,
nhà trường có vai trò nhất định kết nối giữa nhà tuyển dụng với sinh viên để sinh
viên tìm được những công việc phù hợp với khả năng và trình độ của mình, bù lại



các nhà tuyển dụng dựa vào mạng lưới liên kết với nhà trường mà tìm được cho
mình những lao động phù hợp.



×