Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Yếu tố ảnh hưởng đến sự tương tác của người dùng facebook tới bài viết tại TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------  ---------------

LÊ QUANG VŨ

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TƯƠNG TÁC
CỦA NGƯỜI DÙNG FACEBOOK TỚI BÀI VIẾT
TẠI TPHCM.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------  ---------------

LÊ QUANG VŨ

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TƯƠNG TÁC
CỦA NGƯỜI DÙNG FACEBOOK TỚI BÀI VIẾT
TẠI TPHCM.

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (hướng ứng dụng)
Mã số : 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


GS.TS Hồ Đức Hùng

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến sự
tương tác của người dùng Facebook tới bài viết tại TPHCM” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai. Tôi đã tự tìm hiểu vấn đề và thực
hiện nghiên cứu dưới sự giám sát của giáo viên hướng dẫn.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình.

Người cam đoan

LÊ QUANG VŨ


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Lí do chọn đề tài nghiên cứu ...............................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................4
4. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................5

6.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................5
6.2. Đám đông khảo sát ........................................................................................6
6.3. Khung thời gian làm nghiên cứu ...................................................................6
6.4. Không gian nghiên cứu .................................................................................6
6.5. Cỡ mẫu ..........................................................................................................6
6.6. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................7
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................7
8. Bố cục đề tài ........................................................................................................8
CHƯƠNG 1: PHẦN CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TƯƠNG
TÁC CỦA NGƯỜI DÙNG FACEBOOK .............................................................10


1.1. Các khái niệm, định nghĩa, cách hiểu khác nhau về sự tương tác tới một bài
viết của người dùng trên mạng xã hội ...................................................................10
1.2. Các chỉ số cần quan tâm trong đo lường sự tương tác một bài viết của người
dùng Facebook .......................................................................................................11
1.3. Các cấp độ tương tác tới một bài viết của người dùng Facebook ..................12
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tương tác của người dùng Facebook tới một bài
viết .........................................................................................................................13
1.4.1. Hình ảnh (Image)......................................................................................13
1.4.2. Thời điểm (Time) .....................................................................................14
1.4.3. Tiêu đề (Heading) .....................................................................................15
1.4.4. Cách trình bày (Present) ...........................................................................15
1.4.5. Nội dung (Content) ...................................................................................16
1.4.6. Âm thanh (Sound) ....................................................................................18
1.4.7. Lời kêu gọi (Action) .................................................................................18
1.4.8. Độ tin cậy (Reliability) .............................................................................19
1.4.9. Yếu tố từ người dùng và nhân khẩu học ..................................................21
1.4.9.1. Tính cách người dùng ........................................................................22
1.4.9.2. Giới tính .............................................................................................23

1.4.9.3. Audience Insights của Facebook .......................................................24
1.5. Lý thuyết về sự cạnh tranh- Xây dựng các cơ sở tạo ra sự tương tác tốt đồng
nghĩa với có một lợi thế trước đối thủ cạnh tranh khi bán hàng online qua
Facebook ................................................................................................................24
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ BỐI CẢNH KINH DOANH ONLINE QUA
FACEBOOK VÀ THỰC TRẠNG TƯƠNG TÁC CỦA NGƯỜI DÙNG. .........26
2.1. Bối cảnh nghiên cứu .......................................................................................26


2.1.1. Bối cảnh sử dụng công nghệ của người Việt- nền tảng của kinh doanh
online ..................................................................................................................26
2.1.2. Facebook - mạng xã hội được ưa chuộng nhất ở Việt Nam .....................27
2.1.3. Kinh doanh trên Facebook đem lại lợi nhuận khủng – Nhà Nước truy
thuế .....................................................................................................................28
2.1.4. Phần chìm của người kinh doanh online qua Facebook ...........................29
2.1.5. Phân tích các nguyên nhân thất bại trong sự tương tác bán hàng ............29
2.1.5.1. Yếu tố hình ảnh ..................................................................................29
2.1.5.2. Yếu tố thời điểm ................................................................................31
2.1.5.3. Yếu tố tiêu đề .....................................................................................32
2.1.5.4. Yếu tố cách trình bày .........................................................................32
2.1.5.5. Yếu tố nội dung ..................................................................................33
2.1.5.6. Yếu tố âm thanh .................................................................................34
2.1.5.7. Yếu tố lời kêu gọi...............................................................................35
2.1.5.8. Yếu tố độ tin cậy ................................................................................35
2.1.5.8. Yếu tố nhân khẩu học ........................................................................37
2.1.6. Sơ lượt về Facebook .................................................................................37
2.1.7. Sơ lược về thành phố Hồ Chí Minh .........................................................38
2.2. Bối cảnh tương tác bằng quảng cáo hiện tại ...................................................39
2.3. Phân tích thực trạng tương tác thực tế của người dùng ..................................42
2.3.1 Mô hình khảo sát thực tế ...........................................................................42

2.3.2. Quy trình thu thập số liệu .........................................................................43
2.3.3. Phân tích thống kê mô tả ..........................................................................44
2.3.3.1. Thống kê mô tả cho các biến nhân khẩu học .....................................44


2.3.3.2. Thống kê mô tả cho biến độc lập hình ảnh ........................................47
2.3.3.3. Thống kê mô tả cho biến độc lập thời điểm.......................................48
2.3.3.4. Thống kê mô tả cho biến độc lập tiêu đề ...........................................49
2.3.3.5. Thống kê mô tả cho biến độc lập cách trình bày ...............................50
2.3.3.6. Thống kê mô tả cho biến độc lập nội dung ........................................51
2.3.3.7. Thống kê mô tả cho biến độc lập âm thanh .......................................53
2.3.3.8 Thống kê mô tả cho biến độc lập lời kêu gọi ......................................54
2.3.3.9 Thống kê mô tả cho biến độc lập độ tin cậy .......................................55
2.3.3.10 Thống kê mô tả cho biến phụ thuộc sự tương tác .............................56
2.3.4. Kiểm định các hệ số độ tin cậy ................................................................57
2.3.5. Khám phá nhân tố- phân tích EFA ...........................................................60
2.3.6. Ma trận tương quan ..................................................................................62
2.3.7. Phân tích hồi quy ......................................................................................62
2.3.9. Kiểm định sự khác biệt của các nhân tố biến nhân chủng học ................63
2.3.10. Phân tích, đánh giá chung các kết quả khảo sát thực tế người dùng ......64
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ĐỀ XUẤT CHO NGƯỜI
KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH ONLINE QUA
FACEBOOK CÓ THỂ NÂNG CAO SỰ TƯƠNG TÁC TỚI NGƯỜI DÙNG
CỦA MÌNH. .............................................................................................................69
3.1. Kết luận ...........................................................................................................69
3.1.1. Mục tiêu định hướng về mặt hình ảnh để có thể tăng sự tương tác .........70
3.1.2. Mục tiêu định hướng về mặt nội dung để có thể tăng sự tương tác .........72
3.1.3. Mục tiêu định hướng về mặt âm thanh để có thể tăng sự tương tác ........78
3.1.4. Mục tiêu định hướng về mặt độ tin cậy để có thể tăng sự tương tác .......79



3.2. Giải pháp đề xuất chung cho các nhà quản trị để có thể tăng sự tương tác ....81
3.2.1. Giải pháp 1: Về hình ảnh ..........................................................................82
3.2.2. Giải pháp 2: Về nội dung .........................................................................83
3.2.3. Giải pháp 3: Về mặt âm thanh ..................................................................84
3.2.4. Giải pháp 4: Về độ tin cậy ........................................................................84
3.3. Ứng dụng thực tế tăng sự tương tác cho Fanpage KIM MỸ GROUP của công
ty TNHH TMDV Cơ Điện Kim Mỹ. .....................................................................85
KẾT LUẬN ..............................................................................................................89
GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ....................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần tiếng Việt
Phần tiếng Anh
Link Website tiếng Việt
Link Website tiếng Anh
PHỤ LỤC
Các cơ sở hình thành mô hình và thang đo
Phiếu phỏng vấn chuyên gia
Bảng khảo sát (chính thức)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê tần số các nhân tố nhân khẩu học .............................................44
Bảng 2.2: Thống kê mô tả cho biến độc lập hình ảnh [Image] .................................47
Bảng 2.3: Thống kê mô tả cho biến độc lập thời điểm [Time] .................................48
Bảng 2.4: Thống kê mô tả cho biến độc lập tiêu đề [Heading] ................................49
Bảng 2.5: Thống kê mô tả cho biến độc lập cách trình bày [Present] ......................50
Bảng 2.6: Thống kê mô tả cho biến độc lập nội dung [Content] ..............................51
Bảng 2.7: Thống kê mô tả cho biến độc lập âm thanh [Sound] ................................53
Bảng 2.8: Thống kê mô tả cho biến độc lập lời kêu gọi [Action] .............................54

Bảng 2.9: Thống kê mô tả cho biến độc lập độ tin cậy [Reliability] ........................55
Bảng 2.10: Thống kê mô tả cho biến phụ thuộc sự tương tác [Engagement] ...........56
Bảng 2.11: Hệ số độ tin cậy của các biến độc lập và biến phụ thuộc .......................57
Bảng 2.12: Khám phá nhân tố- phân tích EFA cho biến độc lập ..............................60
Bảng 2.13: Khám phá nhân tố- phân tích EFA cho biến phụ thuộc .........................61
Bảng 2.14: Kiểm tra hệ số ma trận tương quan ........................................................62
Bảng 2.15: Phân tích hồi quy ....................................................................................62
Bảng 2.16: Kiểm định One-Way ANOVA ...............................................................63
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mô hình khảo sát .......................................................................................43


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kinh doanh đã trải qua một chu kỳ tiến hóa lâu dài và liên tục từ rất
lâu đời, kể từ thời loài người chúng ta còn kinh doanh từ hình thức trực tiếp như:
trao đổi hàng hóa cho tới bây giờ là thời đại công nghệ thông tin hiện nay, kinh
doanh thông qua hình thức mạng, Internet. Quy mô của nó cũng khác hẳn, từ quy
mô một nhóm, một khu chợ, bây giờ nó đã mở rộng tới tầm cỡ thế giới. Và điều tất
yếu, nguồn lợi sinh ra sẽ lớn hơn bội phần so với các hình thức trước, chưa kể sự
tiết kiệm về nhiều mặt chi phí: quản lý, marketing, nhân sự,… Do vậy, xu thế tất
yếu, luôn luôn và không thể tách rời và cũng là yêu cầu đặt ra của người kinh doanh
thành công ở mọi thời đại là phải xem xét, tìm hiểu và áp dụng hình thức kinh
doanh hiện đại nhất và mới nhất.
Xã hội và công nghệ phát triển đã tạo điện kiện rất lớn tới cho mọi người có
thể tạo ra một cơ hội kiếm tiền từ nó, việc kinh doanh càng lúc càng dễ hơn và có
thể tiếp cận với hầu hết mọi người. Bạn (cá nhân/tổ chức kinh doanh online) chỉ cần
có chút kiến thức về công nghệ và có trong tay một thiết bị kết nối như điện thoại,

laptop là có thể thực hiện việc kinh doanh online dễ dàng. Kinh doanh online đang
là chủ đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế còn nhiều
khó khăn ở Việt Nam. Với lợi thế chi phí thấp, hiệu quả lâu dài, vốn đầu tư thấp...
Kinh doanh online đang mở ra cơ hội bất cứ ai. Và một trong những cách để tiếp
cận và bán hàng trực tuyến dễ dàng và nhanh nhất hiện tại là thông qua các mạng xã
hội – đặc biệt là Facebook – mạng xã hội phổ biến và có lượng người dùng đông
nhất hiện nay. Facebook có hai cơ chế riêng biệt để bạn bắt đầu gây dựng thương
hiệu của mình là: Facebook cá nhân và trang Facebook thương hiệu kinh doanh của
bạn (Fanpage). Mang lại cơ hội cho các nhà kinh doanh cá nhân nói riêng và doanh
nghiệp nói chung.
Tuy là vậy nhưng để thành công rực rỡ với nó thì lại là chuyện khác, nó đòi
hỏi ở bạn nhiều hơn về nhiều mặt và phải có một sự am tường về nó thì mới có thể


2

sinh lời và gắn kết kinh doanh với nó cho chi tiêu cuộc sống hằng ngày được. Có
nhiều người đã và đang kinh doanh online qua Facebook nhưng cũng chỉ ở mức
nghiệp dư, có mức thu nhập thấp chỉ đủ duy trì qua ngày, trong khi đó, lại có những
người cũng kinh doanh online qua Facebook, nhưng họ chuyên nghiệp và thu nhập
lên tới hàng 8, 9, 10 con số một tháng hoặc thậm chí còn hơn thế. Nếu bạn đang có
ý định vươn tầm như những người chuyên nghiệp đó, bài luận văn này sẽ rất hữu
ích.
2. Lí do chọn đề tài nghiên cứu
Để thành công rực rỡ trong việc kinh doanh nói chung và mảng kinh doanh
online nói riêng và từ mảng online nói chung sang chỉ kinh doanh trên một kênh
online facebook nói riêng là cả một sự khác biệt lớn, nó chuyên sâu hơn và đặc thù
hơn rất nhiều. Tuy vậy, trong kinh doanh vẫn có những quy luật, khái niệm cốt lõi,
bất biến mà bắt buộc chúng ta phải tuân theo để thành công dù ở hình thức nào đi
chằng nữa. Kinh doanh online trên Facebook cũng vậy, cũng phải hội đủ các yếu tố

cần thiết của nó như: 1.Hàng hóa hay dịch vụ kinh doanh phải có giá trị trao đổi;
2.Phải có sự tương tác giữa người mua và người bán; 3.Phải có người mua và người
bán và hai bên phải có khả năng thanh toán, giao dịch và trao đổi…
Trong nội dung của bài viết này, tác giả muốn tập trung vào nội dung của phần
“2.Phải có sự tương tác của người mua và người bán” là chính. Bởi theo ý kiến
riêng của tác giả cho rằng, Facebook đã là một nơi tập trung rất nhiều người dùng
(hơn 1/3 dân số Việt Nam), do đó sẽ có rất nhiều người sẽ là người mua tiềm năng
và họ cũng thõa mãn điều kiện tài chính, nên về mặt yếu tố 3 đã được chính
Facebook thõa mãn. Về mặt giá trị hàng hóa hay dịch vụ, để kinh doanh thành công
và lâu dài, tạo được thương hiệu, giữ được mối quan hệ bền chặt với khách hàng
hay giảm thiểu các chi phí marketing, thì chắn chắn sản phẩm hay dịch vụ của bạn
cần phải đạt chất lượng, đáp ứng được giá trị, đó là điều đương nhiên. Do đó, để
kinh doanh thành công trên Facebook, tương tác rất quan trọng và đây cũng là rắc
rối của nhiều người kinh doanh trên Facebook đã và đang gặp phải; đó là tìm kiếm,


3

kết nối với khách hàng mới, xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt và thường xuyên với
khách hàng cũ. Đó có thể là những người: có tiềm năng mua, những người đang có
nhu cầu mua, những người đã được đáp ứng nhu cầu nhưng chưa thõa mãn hay
thậm chí cả những người không có nhu cầu mua sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Nếu chúng ta tương tác tốt và duy trì sự tương tác này lâu dài với họ sẽ giúp họ luôn
nhớ tới thương hiệu của chúng ta và khi họ có nhu cầu, họ sẽ tìm chúng ta đầu tiên.
Để tương tác trên Facebook, chúng ta phải dùng tới các dạng bài viết, do đó để
tạo tương tác tốt chính là làm cho bài viết đó tương tác tốt. Đó cũng chính là vấn đề
mấu chốt của đa phần những người kinh doanh online trên Facebook hiện tại gặp
phải, họ có sản phẩm tốt, nguồn lực tốt, nhưng họ thiếu hay không biết cách tiếp
cận, tương tác tới khách hàng như thế nào và bằng cách nào là hiệu quả nhất. Cũng
cùng một sản phẩm nhưng người khác bán được còn họ đăng lên lại chẳng có ai để

ý tới. Họ, những người kinh doanh phải thuê các cá nhân, tổ chức tiếp thị, quảng
cáo marketing với chi phí cao, đắt đỏ nhưng họ lại không hiểu biết gì về nó, hoặc
mơ hồ về những cá nhân, đơn vị đó đang làm gì cho mình; điều này vô tình gây ra
những vấn đề tiềm tàng và rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai như vấn đề chi phí cao,
gian lận, bảo mật khách hàng hay cạnh tranh không lành mạnh, vấn đề quản lý liên
quan,…
Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với những người kinh doanh cá nhân, không
có đủ nguồn lực để thuê ngoài, hay những người kinh doanh không chuyên, tay trái
nhằm kiếm thêm thu nhập, họ không có hay thiếu kiến thức và phải tự làm tất cả,
vừa kinh doanh vừa marketing vừa nghiên cứu dữ liệu,… Đối với những người
không thích lĩnh vực này, bài luận này cũng mang tính cung cấp thêm một chút kiến
thức, giới thiệu thêm một cái nhìn cho mọi người về một trong những hình thức
kinh doanh hiện đại, xu thế kinh doanh mới, giúp họ chỉ ra các điểm khác biệt với
kinh doanh truyền thống. Đối với các nhà quảng cáo, marketing trên Facebook, kết
quả của bài luận sẽ đem tới một sự đo lường tốt hơn trong việc thiết lập các chiến
dịch của họ, giảm thiểu chi phí và vận dùng các lời khuyên để tập trung nguồn lực


4

vào các nhân tố chủ chốt, đem tới một góc nhìn tổng quan dưới góc độ nghiên cứu
chuyên sâu, sẽ giúp họ thực hiện tương tác tốt hơn với mọi người.
Do đó, đề tài nghiên cứu “Yếu tố ảnh hưởng đến sự tương tác của người
dùng Facebook tới bài viết tại TPHCM” được tác giả thực hiện để góp phần khắc
phục các vấn đề trên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, thu thập và tóm tắt lý thuyết nghiên cứu liên quan đến các yếu tố
ảnh hưởng đến sự tương tác của người dùng Facebook tới bài viết từ nhiều nguồn
trên thế giới, từ các bài viết cá nhân, tạp chí cho đến các công trình nghiên cứu khoa
học (chủ yếu là ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt).

Thứ hai, từ các nghiên cứu trên, tác giả tiến hành xem xét, phân tích, tổng hợp
kết hợp với các phương pháp khảo sát định tính để lập ra mô hình đề xuất cho các
yếu tố ảnh hưởng tới sự tương tác của người dùng Facebook tới bài viết, cũng như
xây dựng thang đo cho mô hình này. Sau đó, tiếp tục kiểm tra mô hình và các thang
đo bằng khảo sát định lượng một lần nữa, trước khi đưa ra bảng khảo sát chính thức
từ mô hình và thang đo đã được kiểm tra từ kết quả phần mềm SPSS. Mục tiêu của
các bước này là đưa ra một mô hình và các thang đo để tạo cơ sở cho việc thực hiện
phân tích, xác định được đúng các nhân tố thực tế thực sự ảnh hưởng đến sự tương
tác của người dùng Facebook tại địa bàn TPHCM, cũng như đo lường mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố tới sự tương tác.
Thứ ba, phân tích thực trạng tình hình kinh doanh online qua Facebook, những
mặt thành công và những mặt thất bại, tìm hiểu nguyên nhân tại sao có sự khác biệt
như vậy.
Cuối cùng, đề xuất các kiến nghị, hàm ý quản trị để nâng cao sự tương của
người dùng tới các bài viết của mình, trên cơ sở đó nhằm giúp cải thiện hoạt động
kinh doanh, bán hàng trên mạng xã hội Facebook đạt được hiệu quả hơn.


5

4. Câu hỏi nghiên cứu
Xác định những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tương tác của người dùng
Facebook tới một bài viết trên mạng xã hội Facebook tại TPHCM?
Phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng cũng như xu hướng ảnh hưởng của
những nhân tố đó lên sự tương tác của người dùng tới bài viết trên mạng xã hội
Facebook ra sao?
Các kiến nghị, hàm ý quản trị đề xuất gì để có thể nâng cao sự tương tác của
người dùng tới một bài viết trên mạng xã hội Facebook?
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo tính khoa học trong nghiên cứu, tác giả tiến hành:

Nghiên cứu định tính: sử dụng các phương pháp truyền thống như thống kê,
tổng hợp, so sánh, phân tích và tổng hợp để đánh giá thực trạng tương tác của người
dùng Facebook tới bài viết tại TPHCM.
Nghiên cứu định lượng: sử dụng kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn sử
dụng bảng câu hỏi đóng dựa trên quan điểm, ý kiến đánh giá của người dùng
Facebook tại TPHCM. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần
mềm SPSS 19.
Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 19. Thang đo sau
khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích
nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy sẽ được sử dụng để
kiểm định mô hình nghiên cứu giả định.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự tương tác của người dùng Facebook tới bài viết tại TPHCM.


6

6.2. Đám đông khảo sát
Đề tài tập trung nghiên cứu ở khu vực TPHCM nên đám đông nghiên cứu
cũng sẽ chọn những người thõa mãn vị trí tại TPHCM. Họ có thể là những người đã
hoặc đang sinh sống, cư trú, làm việc hay du lịch tại TPHCM, và trong thời gian đó,
họ có sử dụng Facebook.
6.3. Khung thời gian làm nghiên cứu
Đề tài tổng hợp các nguồn cơ sở lý thuyết từ trước cho đến năm 2017, sau đó
phân tích và hoàn thành cho tới ngày 15/09/2017.
6.4. Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
6.5. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu thích hợp từ 30 đến 500 phần tử, cỡ mẫu tối thiểu là 30 cho mỗi nhóm

khi mẫu gồm nhiều nhóm. Trong nghiên cứu đa biến, cỡ mẫu nên gấp vài lần số
lượng biến nghiên cứu. Cỡ mẫu nhỏ từ 10 đến 20 thích hợp cho nghiên cứu thực
nghiệm đơn giản được kiểm soát chặt chẽ. (Roscoe, 1975)
Dựa theo nghiên cứu của Hair et al. (1998) về tham khảo cho kích thước mẫu
dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Theo
Hair và cộng sự (2010) để sử dụng EFA kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn
nên là 100, cố gắng tối đa hóa tỉ lệ quan sát trên mỗi biến đo lường là 5:1, có nghĩa
là cứ 1 biến đo lường thì cần tối thiểu là 5 quan sát nhưng tỉ lệ 10:1 thì tốt hơn.
Theo Stevens (2002) và Habing (2003), một nhân tố được gọi là tin cậy nếu
nhân tố này có từ 3 biến đo lường trở lên. Đối với phân tích hồi quy đa biến, theo
nghiên cứu của Tabachnick và Fidell (1996), cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính
theo công thức là 50+8*m (m là số biến độc lập). Cũng theo nghiên cứu của Green
(1991) đối với mô hình hồi quy, cỡ mẫu nên lớn hơn hay bằng 50+8*p (p là các
biến độc lập) cho kiểm nghiệm tương quan bội và n>104+p đối với kiểm nghiệm
các biến độc lập riêng lẻ.


7

Theo nghiên cứu của Worthington & Whittaker (2006) cho thấy cỡ mẫu tối
thiểu áp dụng được trong các nghiên cứu thực hành là từ 150-200. Theo Comrey và
Lee (1992): n=50 là rất xấu; n=100 là xấu; n=200 là được; n=300 là tốt; n=500 là
rất tốt; n=1000 hay hơn là tuyệt. Theo Tabacknik và Fidell (2007), n=300 là thích
hợp.
Dựa trên các cơ sở này, bài luận văn đề xuất có cỡ mẫu ≥ 300 người để đảm
bảo độ an toàn cao cho việc xử lý số liệu, và vừa đảm bảo được yêu cầu.
6.6. Phương pháp chọn mẫu
Nhằm mục đích thu thập mẫu đúng đối tượng, nhanh chóng và đỡ tốn kém chi
phí cho nên bài luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp thuận tiện và phương pháp
phát triển mầm.

Chọn mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà
nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện. Nghĩa là nhà
nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận được (Nguyễn
Đình Thọ, 2011).
Chọn mẫu theo mầm: Chọn ngẫu nhiên những người phỏng vấn ban đầu,
những người tiếp theo được chọn dựa trên sự giới thiệu của người trước.Sử dụng
thích hợp khi tổng thể ít, khó nhận ra các đối tượng cần thu thập thông tin (Nguyễn
Đình Thọ, 2011).
Hình thức khảo sát thông qua khảo sát online gửi link tới những người dùng
Facebook thông qua mạng lưới Facebook.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài cung cấp thêm một số kiến thức kinh doanh cho những người có áp
dụng hình thức kinh doanh online trên Facebook thông qua việc đưa ra các định
hướng nhân tố quan trọng chủ chốt quyết định cần tập trung, nhờ đó giúp họ kinh
doanh một cách dễ dàng hơn, bán hàng hiệu quả hơn, góp phần chuyển đổi hình


8

thức kinh doanh và tạo điều kiện mọi người có thể tiếp cận phương pháp kinh doanh
online nói chung và trên Facebook nói riêng.
Thực hiện đo lường, phân tích, tổng hợp kết quả theo chuẩn phương pháp
nghiên cứu khoa học giúp đánh giá những yếu tố tác động tích cực, tiêu cực đến sự
tương tác của người dùng trên Facebook mà họ đang thực hiện, giúp người kinh
doanh trên Facebook biết được cần tập trung vào các nhân tố nào, nên khắc phục
những nhược điểm gì để có hiệu quả và hiệu suất cao, mang lại lợi nhuận và phục
vụ cộng đồng người dùng, người mua tốt hơn.
Từ kết quả bài nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế của bản thân, đưa ra những
kiến nghị, hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự tương tác của người dùng trên
Facebook tới một bài viết nói riêng và kinh doanh một cách có hiệu quả trên

Facebook nói chung. Đưa ra thêm những hướng nghiên cứu mới và cũng tạo một cơ
sở cho những người làm nghiên cứu kinh doanh trên Facebook ở giai đoạn sau.
8. Bố cục đề tài
Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TƯƠNG TÁC
CỦA NGƯỜI DÙNG FACEBOOK.
Mục tiêu: Thu thập, tổng hợp và trình bày các lý thuyết nghiên cứu xoay
quanh sự tương tác để làm rõ và tạo cơ sở lý thuyết nền giải thích cho Chương 2 và
Chương 3.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ BỐI CẢNH KINH DOANH ONLINE QUA
FACEBOOK VÀ THỰC TRẠNG TƯƠNG TÁC CỦA NGƯỜI DÙNG.
Mục tiêu: Tìm hiểu bối cảnh thực tế đang diễn ra và tiến hành phân tích tình
hình tương tác thực tế của người dùng trên cơ sở lý thuyết của Chương 1.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ĐỀ XUẤT CHO NGƯỜI
KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH ONLINE QUA


9

FACEBOOK CÓ THỂ NÂNG CAO SỰ TƯƠNG TÁC TỚI NGƯỜI DÙNG CỦA
MÌNH.
Mục tiêu: Dựa vào các kết quả phân tích ở Chương 2 và các cơ sơ lý thuyết ở
Chương 1, tác giả tiến hành đưa ra các mục tiêu định hướng và các hàm ý quản trị
đề xuất cho từng vấn đề được tìm ra, cũng như các vấn đề liên quan khác có ảnh
hưởng tới sự tương tác của người dùng tại TPHCM, nhằm khắc phục hoặc cải thiện
các vấn đề đó đang xảy ra ở hiện tại.
Ngoài ra còn có các phần khác như: Mục lục; Danh mục các bảng; Danh mục
các hình vẽ, đồ thị; Phần mở đầu; Phần kết luận; Phần giới hạn nghiên cứu và phần
phụ lục.



10

CHƯƠNG 1: PHẦN CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TƯƠNG
TÁC CỦA NGƯỜI DÙNG FACEBOOK
1.1. Các khái niệm, định nghĩa, cách hiểu khác nhau về sự tương tác tới một
bài viết của người dùng trên mạng xã hội
Để xác định được các yếu tố then chốt dẫn đến sự tương tác của người dùng,
đầu tiên chúng ta phải xem xét khái niệm của nó. Theo Higgins (2006) định nghĩa
tương tác (being engaged) chính là phải tham gia, bị chiếm hữu và phải quan tâm,
thích thú đến cái gì đó. Hwang and Thorn (1999) sử dụng "tương tác (engagement)"
như một thuật ngữ chung để chỉ cả sự tham gia của người sử dụng lẫn sự tham gia
vào một hệ thống thông tin. Có rất nhiều nghiên cứu xoay quanh các khía cạnh về
tương tác như Van Doorn et al. (2010) đã đưa ra 5 khía cạnh tham gia tương tác của
khách hàng là: giá trị, phương thức hay hình thức, phạm vi, bản chất sự tác động
của tương tác và mục đích của khách hàng. Mollen và Wilson (2010) coi việc tương
tác trực tuyến là một cam kết về nhận thức và cảm xúc trong mối quan hệ tích cực
với thương hiệu đang được trang web cá nhân hoá. Brodie et al. (2013) cho thấy sự
tương tác là một trạng thái tâm lý phụ thuộc vào bối cảnh, được đặc trưng bởi các
mức cường độ biến động khác nhau, bao gồm cả các khía cạnh như nhận thức, tình
cảm và hành vi của người dùng. Lại có một quan điểm khác của Calder và
Malthouse (2008) xây dựng trên khái niệm hóa của Higgins (2006) về thuật ngữ, họ
nhấn mạnh rằng sự tương tác là một trạng thái liên quan tương đồng và có sự liên
kết giữa người sử dụng và đối tượng tham gia (ví dụ như các phương tiện truyền
thông media) và họ tin rằng sự tương tác là một động lực thúc đẩy để làm cho một
cái gì đó xảy ra, trong khi hành vi thực tế của người dùng mới là kết quả của sự
tương tác, không phải tương tác chính bản thân nó tạo ra.
Nhưng trong nội dung bài luận văn này, chúng ta sẽ lấy khái niệm định nghĩa
về tương tác riêng theo Facebook làm trọng tâm. Theo Facebook, khi nói tới các
thông số bài đăng thì Engagement (tương tác) dùng ám chỉ người đã thực hiện click

vào bất kì vị trí nào trên bài đăng. Đó là thể là thích, bình luận hay chia sẻ, số người


11

xem video hay click vào Link hoặc hình ảnh. Nó cũng bao gồm số người click vào
tên của người bình luận, thích một bình luận, click vào tên của trang và thậm chí là
đưa ra phản hồi tiêu cực bằng cách báo cáo (Report), ẩn bài đăng.
1.2. Các chỉ số cần quan tâm trong đo lường sự tương tác một bài viết của
người dùng Facebook
Engaged Users – người dùng tương tác là những người đã click vào nội dung
của bạn. Trong khi mức tiếp cận (Reach) cho biết có bao nhiêu người nhìn được bài
đăng của bạn thì Engagement cho biết số người thực sự tương tác với nội dung đó
(Mai Nguyên, 2016). Hai chỉ số số người tiếp cận và tương tác chính là 2 nhân tố
chủ chốt để bán được hàng trên Facebook.
Người dùng tương tác với bài viết cao, chứng tỏ họ có nhu cầu với bài viết hay
nói đơn giản là sản phẩm bạn đăng bán, tỉ lệ tương tác cao sẽ giúp bạn bán được
hàng, bài viết cũng đạt điểm cao hơn trên hệ thống Facebook giúp bài viết dễ dàng
lan truyền hơn, cũng như tạo được mối quan hệ với người dùng mua hàng và tiềm
năng mua hàng. Số người tiếp cận là số người bài viết được hiển thị tới. Số người
tiếp cận càng lớn thì tỉ lệ bài viết được tiếp cận với người mua hàng thực sự cũng
tăng lên. Hai chỉ số này càng cao càng tốt.
Tương tác được đo lường ở 2 dạng: tương tác tuyệt đối (Absolute
Engagement) – con số thô và tỉ lệ tương tác (Engagement Rate) – con số phần trăm.
Tương tác tuyệt đối chính bằng Engaged User - số lượng người tương tác, chia làm
2 loại: Tương tác chủ động (Active Engagement) và tương tác bị động (Passive
Engagement). Tương tác chủ động thể hiện mức độ chia sẻ nội dung, thông qua
thích, bình luận, chia sẻ, các hành động này có thể được người khác trong danh sách
bạn bè hay những người theo dõi bạn,… có thể thấy, được tiếp cận, hay tìm thấy, do
đó nó có tính lan truyền. Tương tác bị động thể hiện mức độ tiêu thụ nội dung của

bài viết, có thể thông qua các hình thức như: click vào các liên kết, xem hình ảnh,
đọc bài, nghe âm thanh, xem video, truy cập vào tên trang, xem bình luận, thậm chí
là báo cáo bài đăng. Kết hợp với nhân tố các con số thô (Absolute Engagement) là


12

nhân tố tỉ lệ tương tác (Engagement Rate), được tính bằng cách lấy số lượng người
tương tác chia cho số lượng người tiếp cận bài đăng, thường dùng để kết hợp so
sánh hiệu quả tương tác của từng bài đăng (Jeremy, 2013). Hai chỉ số này càng cao
càng tốt.
1.3. Các cấp độ tương tác tới một bài viết của người dùng Facebook
Facebook sẽ hiển thị các tin khác nhau dựa trên hành vi của người dùng. Mức
độ tăng dần theo thứ tự hành vi thích, bình luận, và chia sẻ. Một lượt bình luận sẽ
tương đương với mức độ của 7 lượt thích và một lượt chia sẻ sẽ tương đương với 2
lượt bình luận, tức là 14 lượt thích. Do đó để Facebook ưu tiên hiển thị bài post của
bạn thì bài post của bạn phải đạt mức tương tác càng cao càng tốt (Antonio, 2013).
Các hành vi trên mạng xã hội được chia làm 3 cấp độ, đó là: tiêu thụ
(consuming), góp phần (contributing), và tạo ra (creating). Hành vi tiêu thụ ở cấp độ
cam kết thấp nhất gồm chỉ đọc hoặc xem. Hành vi góp phần ở cấp độ cam kết cao
hơn gồm các hành vi tương tác như thích, bình luận. Mức độ cao nhất là tạo ra gồm
các hành vi như chia sẻ hoặc xuất bản, công khai nội dung (Muntinga et al., 2011).
Theo nghiên cứu của Piolat et al. (2005) cũng có sự tương đồng và chỉ ra thêm rằng:
cấp độ càng cao thì mức độ nhận thức về bài viết đó càng lớn, tức là mọi người sử
dụng nhiều nỗ lực nhận thức hơn khi tạo ra (creating) ví như viết, hơn khi tiêu thụ
(consuming) ví như đọc một thông điệp. Nghiên cứu của van Dijck (2013) ví rằng:
Mỗi một người dùng xã hội sử dụng mạng xã hội như một cách để tự trình bày bản
thân mình. Ví dụ như một người chia sẻ một thông tin gì đó lên trang cá nhân của
mình trên Facebook thì hiển nhiên họ biết thông tin đó sẽ sẵn có để hiển thị với tất
cả bạn bè của họ, họ muốn bạn bè họ cũng nhìn thấy, mục đích có thể là có thể họ

muốn khẳng định giá trị của họ, chia sẻ điều họ đồng ý, hay có thể muốn nói cho
mọi người biết họ có tính cách như vậy,… thông tin đó chính là một phần nào đó
gợi lên họ, hay đơn giản họ muốn được nhận diện như vậy. Do đó họ phải bỏ ra
nhiều nỗ lực hơn để xem xét kỹ thông tin đó, do đó các cá nhân rất coi trọng và cẩn
thận trong việc dư luận đánh giá về bản thân mình (Rui and Stefanone, 2013), các


13

thông tin tự trình bày trực tuyến phải thống nhất với thông tin tự trình bày thực tế
của mỗi các các nhân, tức là họ muốn hình ảnh online của họ cũng giống như hình
ảnh thực tế của mình ngoài đời (DeAndrea and Walther, 2011).
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tương tác của người dùng Facebook tới một
bài viết
Các yếu tố sau đây được tác giả sưu tầm, tìm kiếm, tìm hiểu, đọc, khảo sát,
phân tích và tổng hợp lại từ rất nhiều nguồn trên thế giới và Việt Nam với điều kiện
chỉ cần có liên quan tới hay là có ảnh hưởng, có tác động tới sự tương tác của người
dùng Facebook tới bài viết đều được thu thập, sau đó chúng được phần thành nhóm
và được đặt tên thành các yếu tố sau đây.
1.4.1. Hình ảnh (Image)
Theo Wikipedia định nghĩa: một bức hình, tấm ảnh, hay hình ảnh là thứ ghi
lại hay thể hiện/tái tạo được cảm nhận thị giác, tương tự với cảm nhận thị giác từ
vật thể có thật, do đó mô tả được những vật thể đó. Hình ảnh có thể có hai chiều,
như thể hiên trên tranh vẽ trên mặt phẳng, hoặc ba chiều, như thể hiện trên tác phẩm
điêu khắc hoặc hologram. Hình ảnh có thể được ghi lại bằng thiết bị quang học –
như máy ảnh, gương, thấu kính, kính viễn vọng, kính hiển vi do con người tạo ra,
hoặc bởi các cơ chế tự nhiên, như mắt người hay mặt nước…Hình ảnh chuyển động
có thể là phim, video, hoạt hình…
Bài viết có hình ảnh sẽ tăng trung bình 53% lượng thích và 104% lượng bình
luận tương tác trên Facebook (Rebecca, 2017). Theo nghiên cứu của Bransford và

Johnson (1972) và nghiên cứu của Carney và Levin (2002) cho rằng: Nên có những
hình ảnh minh chứng, thực tế để tăng độ tin cậy của nội dung. Một bức ảnh không
chỉ giúp người chia sẻ thông tin truyền tải các thông điệp khó diễn đạt bằng lời nói
hay chữ viết cũng như dễ lưu giữ thông tin hơn, mà còn gây sự ảnh hưởng kéo dài
thời gian tương tác hơn và có thể làm méo mó, thay đổi hay có một sự tác động
không nhỏ tới sự đánh giá và nhìn nhận thông tin của người dùng. Do đó hình ảnh


14

đóng vai trò như là một minh chứng (nếu là hình ảnh từ thực tế thì càng tốt) để tăng
độ tin cậy của nội dung (Fenn et al., 2013).
Đối với bán hàng, với một bài viết nếu có hình ảnh liên quan đến với nội
dung thì trung bình sẽ có tổng số lượt xem nhiều hơn so với bài viết không có hình
ảnh là 94%. Có 60% người sử dụng tìm kiếm trực tuyến có xu hướng thích những
thông tin có cả hình ảnh. Gần 70% khách hàng sẽ quyết định mua hàng khi thấy
những hình ảnh sản phẩm. Thay vì phải đọc một bài viết dài hàng nghìn từ thì người
dùng thích xem một hình ảnh thông tin đồ họa (infographic) tổng hợp khiến họ cảm
thấy dễ nhớ hơn. Hình ảnh giúp chinh phục người đọc hơn, nhất là những hình ảnh
hướng đến mục tiêu và đối tượng cụ thể. Quan trọng hơn cả, hình ảnh là con đường
nhanh nhất để tạo dựng niềm tin với khách hàng. Hình ảnh chất lượng cao sẽ giúp
người dùng có cách nhìn trực quan về sản phẩm, dịch vụ cùng với đó mức độ quan
tâm của khách hàng cũng tăng lên. Đăng hình ảnh về cách khách hàng sử dụng sản
phẩm hoặc dịch vụ của mình lên trên fanpage, hay những phản hồi (feedback) cảm
nhận của họ về sản phẩm còn giúp tạo dựng niềm tin và uy tín tới các khách hàng
khác, đây cũng là một cách marketing quảng bá miễn phí cho thương hiệu của mình
đến khách hàng khác.
1.4.2. Thời điểm (Time)
Theo Wikipedia, thời điểm là một “điểm mốc” trong một khoảng thời gian nào
đấy. Thời điểm không có độ dài, nghĩa là nó chỉ được dùng để chỉ “một điểm” để

làm “mốc” trong thời gian.
Thời điểm đăng vô cùng quan trọng, không ai cập nhật tường của bạn hay
kiểm tra tin đăng khi họ đang ngủ hay đang bận, đang làm việc. Sẽ là tốt hơn nếu
bài đăng nằm ở trong khoảng thời gian mọi người hoàn thành công việc hay nghỉ
giữa giờ hay đang trong thời gian rảnh rỗi,… đấy là những thời điểm mọi người có
nhiều khả năng kiểm tra cập nhật trên các tài khoản mạng xã hội của họ. Thời điểm
đăng bài tốt nhất là lúc trưa và một chút sau 7 giờ tối và ngày tốt nhất để đăng là thứ
7. Tần suất bài đăng là khoảng 2 ngày 1 bài (Jason, 2011).


15

1.4.3. Tiêu đề (Heading)
Trong kiến thức về SEO (tối ưu công cụ tìm kiếm), khái niệm tiêu đề được
hiểu là một phần nội dung, đoạn trích ngắn miêu tả ngắn gọn và chính xác nhất nội
dung bên trong của một bài viết giúp người đọc hiểu được bài viết này đang nói
đến, nhấn mạnh về vấn đề gì hay nội dung nó đang bao hàm, đề cập.
Bài viết có độ dài tiêu đề 40 kí tự sẽ nhận được hơn 86% tương tác so với bài
viết dài hơn (Kevan, 2014).
Tiêu đề chứa con số có khả năng tăng tương tác 36%, và nên viết theo chữ
thường như 1 câu (sentence case) là tốt nhất, và không nên phóng đại, nên trình bày
một cách tinh tế và thuyết phục chiếm đa phần tương tác nhất với 75% tương tác
(Nathan, 2013). Tiêu đề có các con số lẻ có tỉ lệ tương tác cao hơn 20% so với số
chẵn. Tiêu đề có các dấu “:” hay “–“ nhằm giải thích thêm cho tiêu đề tăng tương
tác lên 9% so với không có, và các tiêu đề kết thúc bằng dấu “?” hoặc dấu “!!!”
nhận được hơn 50% tỉ lệ tương tác (Kelly, 2011).
1.4.4. Cách trình bày (Present)
Theo thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), trình bày là một cuộc giao
tiếp có tính thuyết phục dựa trên các mục đích nhằm làm thay đổi thái độ của người
đọc (đối với dạng viết), người nghe (đối với dạng âm thanh, video). Chúng ta với tư

cách là những người trình bày, đều luôn mong muốn người đọc, người nghe thay
đổi thái độ. Thái độ ở đây không chỉ là những gì có thể quan sát được mà còn là
những cái không nhìn thấy được như: tình cảm, xúc cảm, ý kiến, quan điểm, hành
vi, ...
Phần nội dung chính hay thông điệp, bạn nên để trong phần link, hình ảnh
hay video, nó sẽ mang lại hiệu quả gấp 5 lần bình thường, tương tự với thông tin
dạng câu hỏi cũng mạng lại hiệu quả tương tác cao (Break Field Vietnam Co., Ltd.,
2017). Theo Facebook đề xuất, tỉ lệ chữ trong một hình đại diện cho bài viết nên
không được quá 20% diện tích sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Khi bạn kết hợp chúng lại


16

với nhau sẽ cho ra hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là những bài đăng dạng video sẽ cho
nhiều lượt tương tác chia sẻ nhất (Susan, 2017).
Nếu là dạng bài link có nội dung dẫn ra bên ngoài Facebook, mọi người sẽ
tương tác nhiều hơn các các bài link có tiêu đề dài và độ dài nội dung bên ngoài nên
từ 1000 đến 3000 từ (Susan, 2017).
Trung bình một người sẽ bỏ ra 2 phút 54 giây để xem 1 video upload từ
Youtube và 74% bài đăng được đọc dưới 3 phút, 94% bài đăng đọc dưới 6 phút, độ
dài chữ thường là 1600 từ và nên để cỡ chữ lớn, có ít chữ trên 1 dòng sẽ làm cho
người đọc tập trung hơn và dễ dàng sang dòng tiếp theo. Theo thống kê trung bình
trên các trang web, người dùng chỉ đọc khoảng 28% nội dung bài đăng, trên thực tế
thì chỉ còn 20% (Jakob, 2008).
Câu ngắn sẽ tăng nội dung dễ đọc lên 58% (John, 1999) và cũng trong
nghiên cứu này, những bài đăng có văn bản được quét dễ dàng (scannable) cũng sẽ
thúc đẩy khả năng đọc lên 47%, ví dụ khi bạn chia sẻ link, sẽ có 1 đoạn nhỏ đầu bài
giới thiệu ngắn gọn về chủ đề hay diễn giải thêm cho tiêu đề để người dùng có thể
quét, sẽ tăng khả năng đọc của người dùng, kích thích họ đọc và tương tác với bài
viết hơn.

Link liên kết ở dạng ngắn tăng 2,5 lần khả năng thu hút nhấp chuột của người
dùng (MarketingSherpa, 2007) và link liên kết là tên miền tin cậy chứa URL mô tả
cũng sẽ tăng 25% tương tác (Samuel et al., 2012).
1.4.5. Nội dung (Content)
Theo Wikipedia, nội dung là một phạm trù triết học trong phép biện chứng
duy vật, nội dung là những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
Nội dung trình bày và nội dung nhận thức được có tính hữu ích, thực tế, có
cảm xúc sẽ nhận được sự tương tác nhiều hơn, khuyến khích tương tác nhiều hơn,
chia sẻ nhiều hơn, tạo ra một hiệu ứng lan truyền rộng lớn, đem tới hiệu quả cao. Về
mặt cảm xúc, mọi người có xu hướng bỏ qua các tin xấu, tiêu cực hơn các các tin


×