Tải bản đầy đủ (.pdf) (283 trang)

Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính bằng chứng từ các công ty niêm yết việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 283 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ VÂN ANH

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU
QUẢ TÀI CHÍNH: BẰNG CHỨNG TỪ
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ VÂN ANH

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU
QUẢ TÀI CHÍNH: BẰNG CHỨNG TỪ
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM
Ngành: Tài chính - Ngân Hàng
Mã số: 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Viết Tiến

Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2018



BỘ GIÁ DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------

HỒ THỊ VÂN ANH

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH: BẰNG CHỨNG TỪ CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁ DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------

HỒ THỊ VÂN ANH

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH: BẰNG CHỨNG TỪ CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 62.34.02.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Viết tiến


TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

Tên luận án: Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: bằng chứng từ các
công ty niêm yết Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 62340201

Nghiên cứu sinh: Hồ Thị Vân Anh

Khóa: 2013

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn luận án: PGS.TS Hồ Viết Tiến
Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận, những luận điểm mới của luận án
I. Đóng góp về mặt học thuật
Trong tổng quan tài liệu, khung trách nhiệm xã hội rõ ràng đã được phát triển,
cùng với các nguyên tắc và lý thuyết, và các nghiên cứu trước đó đã cho thấy các
kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính.
Nghiên cứu này góp phần đáng kể vào kiến thức trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội
theo những cách sau đây:
Một là, có thể được xem là nghiên cứu tổng thể đầu tiên về việc kiểm tra các

mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, các khía cạnh trách nhiệm xã hội và hiệu quả
tài chính, và rủi ro công ty cho các công ty niêm yết Việt Nam. Các nghiên cứu
trước được thực hiện chủ yếu tập trung vào từng khía cạnh trách nhiệm xã hội cụ
thể, từng ngành công nghiệp cụ thể. Ngược lại, nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của
toàn bộ các công ty niêm yết, không phân biệt loại ngành, không phân biệt quy mô
vốn hóa mà xem xét tổng thể các khía cạnh (phương diện) của trách nhiệm xã hội
và các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và rủi ro công ty
cho các công ty niêm yết Việt Nam.
1


Hai là, nghiên cứu đã phát triển khung nghiên cứu trách nhiệm xã hội cho
các nghiên cứu trách nhiệm xã hội trong bối cảnh Việt Nam là một đóng góp thứ
hai cho kiến thức về trách nhiệm xã hội. Các kết quả của nghiên cứu này cho rằng
các công ty niêm yết Việt Nam đang thực hiện và báo cáo các hoạt động trách
nhiệm xã hội trong báo cáo thường niên của họ. Vì vây, các công ty niêm yết Việt
Nam cần có một khung nghiên cứu trách nhiệm xã hội phù hợp để thực hiện các
hoạt động trách nhiệm xã hội cũng như để xác định được lợi thế của chính công ty
và các bên liên quan của họ.
Ba là, nghiên cứu cũng đã đóng góp về mặt lý thuyết bằng cách phát triển
một chỉ số trách nhiệm xã hội có thể được sử dụng để đo lường mức độ thực hành
trách nhiệm xã hội, và kiểm tra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài
chính và rủi ro công ty cho các công ty niêm yết. Chỉ số này được dựa trên khung
nghiên cứu trách nhiệm xã hội trong nghiên cứu.
Bốn là, như mô tả trong Chương 2, trách nhiệm xã hội được xác định bởi
mối quan hệ với các bên liên quan của nó. Do đó, lý thuyết các bên liên quan cung
cấp nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu này. Theo Freeman (1983) công ty không chỉ
xem xét lợi ích của cổ đông, mà còn nên xem xét đến lợi ích của các bên liên quan
khác. Những lợi ích khác liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội đã được
thảo luận trong Chương 2. Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng

của lý thuyết các bên liên quan đến sự hiểu biết về trách nhiệm xã hội ở các nước
đang phát triển như Việt Nam.
Cuối cùng, mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các mối quan hệ
tổng thể giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và rủi ro công ty. Những
phát hiện của nghiên cứu này là phù hợp với nhiều nghiên cứu trước về mối quan
hệ trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và rủi ro công ty khi sử dụng phương
pháp phân tích nội dung. Vì vậy, nghiên cứu này là một đóng góp trực tiếp cho các
lý thuyết về trách nhiệm xã hội và sự phát triển của nó.
II. Đóng góp về mặt thực tiễn
Một là, nghiên cứu cung cấp thông tin đến các nhà quản lý công ty rằng
tương tác với các bên liên quan sẽ đem lại lợi ích cho họ. Mặc dù hoạt động của các
bên liên quan được dựa trên chi phí, về lâu dài các hoạt động này mang lại lợi ích
2


tài chính cho các cổ đông và do đó các nhà quản lý sẽ được khuyến khích thực hiện
các hoạt động trách nhiệm xã hội trên cơ sở tự nguyện.
Hai là, dự định là chất xúc tác cho các nghiên cứu xa hơn về trách nhiệm xã
hội ở Việt Nam khi sử dụng chỉ số trách nhiệm xã hội. Đây là nghiên cứu đầu tiên
kết hợp các tiêu chí trách nhiệm xã hội giữa hướng dẫn GRI4 với nghiên cứu của
Amran (2015) để phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội cho Việt Nam, sau đó sử dụng
chỉ số này kiểm tra thực nghiệm các mối quan hệ tổng thể giữa trách nhiệm xã hội
và hiệu quả tài chính, và rủi ro công ty cho các công ty niêm yết Việt Nam.
Ba là, góp phần củng cố chất lượng của các nghiên cứu tương lai về trách
nhiệm xã hội và những tác động của nó lên hiệu quả tài chính trong bối cảnh Việt
Nam. Cụ thể, nghiên cứu kỳ vọng góp phần vào sự hiểu biết đúng hơn đối với đặc
điểm công ty bị ảnh hưởng bởi trách nhiệm xã hội. Trong khi những tác động của
trách nhiệm xã hội lên đặc điểm công ty đã được kiểm chứng ở các nước phát triển
và các nước đang phát triển khác, các đặc điểm này có thể là khác trong bối cảnh
Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ tạo ra một cái nhìn rõ hơn về những ảnh hưởng của

trách nhiệm xã hội lên hiệu quả tài chính ở Việt Nam.
Cuối cùng, như đã thảo luận ở Chương 2, thực hành trách nhiệm xã hội được
các tổ chức quan tâm trong điều kiện áp lực từ các bên liên quan. Quản lý tốt trách
nhiệm xã hội cung cấp một cơ hội để quản lý rủi ro cho công ty. Tuy nhiên, nghiên
cứu mối quan hệ tổng thể giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và rủi ro
công ty ở Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Tìm hiểu những tác động tích
cực của trách nhiệm xã hội lên hiệu quả tài chính là một nghiên cứu quan trọng đối
với các nước đang phát triển như Việt Nam. Nghiên cứu gần đây của Trang và
Yekini (2014), Trang và cộng sự (2015), Long (2015) sử dụng dữ liệu Việt Nam đã
đề cập những lợi ích trách nhiệm xã hội mang lại: quản lý rủi ro, nâng cao uy tín và
giá trị thương hiệu, quản trị công ty, nâng cao hiệu quả, nâng cao năng suất lao
động và giảm chi phí vốn.
Nghiên cứu sinh

Hồ Thị Vân Anh
3


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
------------------

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ kinh tế “Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài
chính: bằng chứng từ các công ty niêm yết Việt Nam” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Nghiên cứu sinh


Hồ Thị Vân Anh

i


TÓM TẮT
Trách nhiệm xã hội đã trở thành chương trình chiến lược đối với các tổ chức
kinh doanh trong nhiều quốc gia. Thực hành trách nhiệm xã hội đã được phát triển và
công bố trong các báo cáo tài chính qua ba thập kỷ. Nhiều hoạt động trách nhiệm xã hội
ở các nước đang phát triển xuất phát từ khung nghiên cứu và thực hành trách nhiệm xã
hội ở các nước phát triển. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa các nước phát triển
và các nước đang phát triển trong việc thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội. Các
nhà nghiên cứu đã xác định những khác biệt đó là về văn hóa, quan điểm quản lý, địa lý
và hệ thống kinh doanh quốc gia, và kết luận rằng trách nhiệm xã hội ở các nước phát
triển không thể sử dụng được ở các nước đang phát triển. Do đó, các nhà nghiên cứu
đang chuyển sự chú ý của họ sang điều tra trách nhiệm xã hội từ quan điểm của các
nước đang phát triển.
Các tài liệu trách nhiệm xã hội được chia thành hai khu vực: nghiên cứu sự phát
triển của trách nhiệm xã hội (định nghĩa, lý thuyết, các tiêu chuẩn và các khuôn khổ),
và nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội với hiệu quả công ty (mối quan hệ
giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và trách nhiệm xã hội và hiệu quả thị
phần). Tuy nhiên, mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính vẫn là một
kết quả hỗn hợp. Ở các nước đang phát triển vấn đề này đang được nghiên cứu, mặc dù
đã có một số nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở phát triển khái niệm trách nhiệm xã
hội. Vì vậy, mục đích chính của nghiên cứu này là xem xét tổng thể các mối quan hệ
giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính trong một nước đang phát
triển – Việt Nam.
Để kiểm tra mối quan hệ này, bảng câu hỏi về trách nhiệm xã hội được phát triển
để xác định việc thực hành trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết Việt Nam

thông qua việc phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội dựa trên bốn khía cạnh trách nhiệm
xã hội liên quan gồm: môi trường, người lao động, cộng đồng và sản phẩm/khách hàng.
Các khía cạnh trách nhiệm xã hội này sau đó được phân tích và kiểm tra bằng phương
pháp phân tích nội dung.
Đồng thời nghiên cứu cũng xem xét thêm liệu một công ty niêm yết thường
xuyên công bố thông tin về trách nhiệm xã hội có làm giảm rủi ro công ty (sự biến động

ii


giá cổ phiếu) hay không, và xem xét hiệu quả tài chính giữa công ty có công bố trách
nhiệm xã hội và công ty không công bố trách nhiệm xã hội để nhấn mạnh những tác
động tích cực của trách nhiệm xã hội lên hiệu quả tài chính. Dữ liệu mẫu sử dụng trong
nghiên cứu này gồm các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giai
đoạn nghiên cứu được chọn bắt đầu từ năm 2012 đến năm 2016. Lý do chọn năm 2012
là năm bắt đầu khảo sát bởi vì đây là năm mà các công ty niêm yết Việt Nam chính
thức thực hiện công bố trách nhiệm xã hội trong báo cáo thường niên của họ trên cơ sở
tự nguyện theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước và hướng dẫn của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Trách nhiệm xã hội, hiệu quả tài chính
và các đặc điểm cụ thể của công ty được tập hợp từ báo cáo thường niên, báo cáo bền
vững, báo cáo tài chính và websites của Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh (HOSE) và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Các biến xem xét gồm chỉ
số trách nhiệm xã hội, hiệu quả tài chính và rủi ro công ty. Hiệu quả tài chính bao gồm
ROA, TBQ. Các biến kiểm soát gồm quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và ngành. Các
nhóm dữ liệu được kiểm tra bằng các mô hình kinh tế lượng (Pooled OLS, FEM,
REM).
Các phát hiện từ khảo sát các hoạt động trách nhiệm xã hội trong các báo cáo
thường niên cho thấy các công ty niêm yết Việt Nam công bố các thông tin liên quan
đến cộng đồng, môi trường và sản phẩm. Hơn nữa, khi xem xét ở góc độ ngành, kết quả
cho thấy tất cả các ngành đều có xu hướng công bố các hoạt động trách nhiệm xã hội

liên quan đến người lao động và cộng đồng nhiều hơn là các khía cạnh trách nhiệm xã
hội khác.
Kết quả từ phân tích thực nghiệm cho thấy có mối tương quan dương có ý nghĩa
thống kê giữa trách nhiệm xã hội và các khía cạnh trách nhiệm xã hội với hiệu quả tài
chính (không và có yếu tố độ trễ); giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty nhưng mối
quan hệ này lại không thể hiện rõ ràng trong bối cảnh Việt Nam; và hiệu quả tài chính
của công ty niêm yết có công bố trách nhiệm xã hội tốt hơn công ty niêm yết không
công bố trách nhiệm xã hội.

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 01
1.1. Giới thiệu ............................................................................................................ 01
1.2. Bối cảnh .............................................................................................................. 03
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 07
1.4. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 07
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 08
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 08
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 08
1.6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 08
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu ....................................................................................... 09
1.8. Bố cục của nghiên cứu ........................................................................................ 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 13
2.1. Giới thiệu ............................................................................................................ 13
2.2. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR)............................................................. 14
2.2.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) .......................................................... 14
2.2.1.1. Định nghĩa..................................................................................................... 14

2.2.1.2. Các cách tiếp cận trách nhiệm xã hội ............................................................. 15
2.2.2. Đo lường trách nhiệm xã hội (CSR) ................................................................. 18
2.2.3. Tại sao phải đầu tư cho trách nhiệm xã hội (CSR)? .......................................... 20
2.2.3.1. Áp lực từ người lao động............................................................................... 20
2.2.3.2. Áp lực từ người tiêu dùng/khách hàng ........................................................... 22
2.2.3.3. Áp lực từ cộng đồng ...................................................................................... 23
2.2.3.4. Áp lực từ môi trường ..................................................................................... 23
2.2.4. Lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR)................................................ 23
2.3. Hiệu quả tài chính công ty (CFP) ........................................................................ 25
2.3.1. Định nghĩa hiệu quả tài chính (CFP) ................................................................ 25
2.3.2. Đo lường hiệu quả tài chính (CFP) ................................................................... 25
2.4. Các quan điểm lý thuyết về trách nhiệm xã hội (CSR) ........................................ 27
2.4.1. Lý thuyết cổ đông (Shareholder Theory) .......................................................... 27

iv


2.4.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory) ................................................................... 27
2.4.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) .............................................. 28
2.4.4. Lý thuyết tính chính đáng (Legitimacy theory) ................................................. 30
2.5. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả
tài chính ...................................................................................................................... 32
2.5.1. Mối quan hệ thực nghiệm giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở các
nước phát triển............................................................................................................ 33
2.5.2. Mối quan hệ thực nghiệm giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở các
nước đang phát triển ................................................................................................... 36
2.5.3. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở Việt Nam ............ 38
2.6. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty......................................... 40
2.6.1. Khái niệm rủi ro công ty ................................................................................... 40
2.6.2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty ........ 40

2.7. Xác định khoảng trống nghiên cứu ...................................................................... 42
2.8. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 44
2.8.1. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ............................... 44
2.8.2. Mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ......... 45
2.8.2.1. Mối quan hệ giữa trách nhiệm với môi trường và hiệu quả tài chính .............. 45
2.8.2.2. Mối quan hệ giữa trách nhiệm với người lao động và hiệu quả tài chính ........ 47
2.8.2.3. Mối quan hệ giữa trách nhiệm với cộng đồng và hiệu quả tài chính ............... 49
2.8.2.4. Mối quan hệ giữa trách nhiệm với sản phẩm và hiệu quả tài chính ................. 51
2.8.3. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty...................................... 53
2.8.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ ngược chiều giữa trách nhiệm xã
hội và rủi ro công ty.................................................................................................... 53
2.8.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ cùng chiều giữa trách nhiệm xã
hội và rủi ro công ty.................................................................................................... 55
2.8.4. Xem xét hiệu quả tài chính giữa các công ty niêm yết có công bố trách nhiệm xã
hội với các công ty niêm yết khác không công bố trách nhiệm xã hội ......................... 56
Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................... 57
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 60
3.1. Giới thiệu ............................................................................................................. 60

v


3.2. Khung nghiên cứu ............................................................................................... 60
3.3. Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu ....................................................... 61
3.4. Trách nhiệm xã hội (CSR)................................................................................... 64
3.4.1. Bước một – Lựa chọn chủ đề cho các khía cạnh trách nhiệm xã hội ................. 67
3.4.1.1. Phân tích nội dung......................................................................................... 68
3.4.1.2. Quy trình phân tích nội dung ......................................................................... 69
3.4.1.3. Lựa chọn chủ đề/câu hỏi phân tích nội dung .................................................. 69
3.4.2. Bước hai – Xây dựng bảng câu hỏi cho chỉ số trách nhiệm xã hội (CSR) ......... 70

3.4.3. Bước ba – Tính toán chỉ số trách nhiệm xã hội (CSR) ...................................... 71
3.4.3.1. Quy trình ....................................................................................................... 71
3.4.3.2. Phương pháp không trọng số ......................................................................... 72
3.4.4. Bước bốn – Chấm điểm chéo chỉ số trách nhiệm xã hội (CSR) tổng, chỉ số trách
nhiệm xã hội (CSR) thành phần ................................................................................. 72
3.5. Hiệu quả tài chính (CFP) và các biến kiểm soát .................................................. 73
3.5.1. Hiệu quả tài chính (CFP) .................................................................................. 73
3.5.1.1. Tỷ số lợi nhuận/tài sản (ROA) ....................................................................... 74
3.5.1.2. Tobin’q (TBQ) .............................................................................................. 75
3.5.2. Các biến kiểm soát ........................................................................................... 76
3.5.2.1. Quy mô công ty (Size)................................................................................... 77
3.5.2.2. Đòn bẩy tài chính (Leverage) ........................................................................ 78
3.5.2.3. Ngành (Industry) ........................................................................................... 79
3.6. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty ........................................ 81
3.6.1. Rủi ro công ty (FR) .......................................................................................... 81
3.6.2. Trách nhiệm xã hội (CSR)................................................................................ 81
3.7. Xem xét hiệu quả tài chính giữa các công ty niêm yết có công bố trách nhiệm xã
hội và các công ty niêm yết không công bố trách nhiệm xã hội .................................. 82
3.7.1. Phương pháp .................................................................................................... 82
3.7.2. Biến đo lường................................................................................................... 82
3.8. Phương pháp hồi quy .......................................................................................... 83
3.8.1. Mô hình hồi quy cho phân tích ......................................................................... 84
3.8.2. Các kiểm tra kỹ thuật ....................................................................................... 85

vi


3.9. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 86
Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................... 89
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN .............................. 91

4.1. Giới thiệu ............................................................................................................. 91
4.2. Thống kê mô tả .................................................................................................... 91
4.3. Phân tích tương quan ........................................................................................... 93
4.4. Phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và các khía cạnh trách nhiệm xã hội
với hiệu quả tài chính ................................................................................................. 95
4.4.1. Trường hợp 1: Không xem xét yếu tố độ trễ vào mô hình hồi quy..................... 95
4.4.1.1. Kiểm tra đa cộng tuyến .................................................................................. 95
4.4.1.2. Kiểm tra phương sai thay đổi ......................................................................... 96
4.4.1.3. Phân tích hồi quy đa biến ............................................................................... 97
4.4.1.3.1. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ......................... 97
4.4.1.3.2. Mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ... 99
4.4.2. Trường hợp 2: Có xem xét yếu tố độ trễ (t-1) vào mô hình hồi quy ..................101
4.4.2.1. Kiểm tra đa cộng tuyến .................................................................................101
4.4.2.2. Kiểm tra phương sai thay đổi ........................................................................102
4.4.2.3. Phân tích hồi quy đa biến ..............................................................................103
4.4.2.3.1. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ........................103
4.4.2.3.2. Mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ..104
4.5. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty........................................107
4.6. Xem xét hiệu quả tài chính giữa các công ty niêm yết có công bố trách nhiệm xã
hội và các công ty niêm yết không công bố trách nhiệm xã hội ..................................108
4.7. Thảo luận các kết quả đạt được ...........................................................................110
4.7.1. Thảo luận về việc phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội (CSR) ..........................110
4.7.2. Thảo luận các kết quả chính của nghiên cứu ....................................................112
4.7.2.1. Việc thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) .....................................................113
4.7.2.2. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính (câu hỏi 1) .........114
4.7.2.3. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty (câu hỏi 2) ................117
4.7.2.4. Xem xét hiệu quả tài chính giữa các công ty niêm yết có công bố trách nhiệm
xã hội và các công ty niêm yết không công bố trách nhiệm xã hội (câu hỏi 3) ...........117

vii



4.7.2.5. Những ảnh hưởng của các đặc điểm công ty lên thực hành trách nhiệm xã hội
của các công ty niêm yết ......................................................................................... ..117
Tóm tắt chương 4 .................................................................................................... ..118
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .................................................................................... ..121
5.1. Giới thiệu ......................................................................................................... ..121
5.2. Hàm ý chính sách ............................................................................................. ..121
5.3. Đóng góp của Luận án ..................................................................................... ..127
5.3.1. Đóng góp về mặt học thuật ............................................................................ ..127
5.3.2. Những đóng góp thực tiễn ............................................................................. ..128
5.4. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... ..129
5.5. Các nghiên cứu tương lai.................................................................................. ..131
5.6. Kết luận ........................................................................................................... ..132
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... ..134
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ........................... ..165
PHỤ LỤC .............................................................................................................. ..167
Phụ lục 1a: Danh mục và các lĩnh vực trong hướng dẫn GRI4 ................................ ..167
Phụ lục 1b: Các tiêu chí trách nhiệm xã hội được lựa chọn từ hướng dẫn GRI4 kết hợp
với các tiêu chí trách nhiệm xã hội trong nghiên cứu của Amran (2015) ................. ..168
Phụ lục 1c: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát các tiêu chí trách nhiệm xã hội............ ..169
Phụ lục 1d: Bảng câu hỏi các tiêu chí trách nhiệm xã hội thành phần ...................... ..170
Phụ lục 1e: Bảng tổng hợp kết quả chấm điểm các tiêu chí trách nhiệm xã hội của hai
nhóm hỗ trợ độc lập cho nghiên cứu ....................................................................... ..172
Phụ lục 2a: Tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu
quả tài chính ........................................................................................................... ..185
Phụ lục 2b: Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và
hiệu quả tài chính .................................................................................................... ..186
Phụ lục 3: Danh sách các công ty niêm yết có công bố trách nhiệm xã hội và các công
ty niêm yết không công bố trách nhiệm xã hội ........................................................ ..211

Phụ lục 4: Tóm tắt mô tả và đo lường các biến sử dụng cho nghiên cứu.................. ..221
Phụ lục 5: Kết quả chạy hồi quy trên Stata .............................................................. ..222

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCBV

Báo cáo bền vững

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên

CFP

Hiệu quả tài chính công ty (Corporate financial performance)

CSP

Hiệu quả xã hội công ty (Corporate social performance)

CSR

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate social responsibility)


CSR_com

Trách nhiệm với cộng đồng (CSR community)

CSR_empl

Trách nhiệm với người lao động (CSR employee)

CSR_env

Trách nhiệm với môi trường (CSR environment)

CSR_prod

Trách nhiệm với sản phẩm (CSR product)

CTNY

Công ty niêm yết

DJSI

Dow Jones index

ĐLC

Độ lệch chuẩn

EBITDA

EVA

Thu nhập trước thuế và khấu hao
Giá trị kinh tế tăng thêm (Economic Value Added)

FR

Rủi ro công ty (Firm Risk)

GRI

Báo cáo hướng dẫn toàn cầu (Global Reporting Initiative)

HĐQG

Hội đồng quốc gia

HNX

Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

INDUST

Ngành công nghiệp (Industry)

KEJI


Viện công bằng kinh tế Hàn Quốc (Korea economic justice institute)

KLD

Kinder, Lydenberg, and Domini’s (KLD’s) Stats database

LEV

Đòn bẩy tài chính (Leverage)

MVA

Giá trị thị trường tăng thêm (Market Value Added)

NPM

Hệ số biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin)

OCSR

Đài quan sát TNXH (Observatory on Corporate Social Responsibility)

OLS

Ordinary least squares

ROA

Suất sinh lợi trên tài sản (return on assets)


ix


ROE

Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (return on equity)

ROI

Suất sinh lợi trên vốn đầu tư (return on investment)

ROS

Suất sinh lợi trên doanh thu (return on sales)

RRHT
RRKHT

Rủi ro hệ thống
Rủi ro không hệ thống

RRKT

Rủi ro kế toán

RRTC

Rủi ro rài chính


SIZE

Quy mô công ty

SSL

Suất sinh lợi

TBQ

Tobin’q

TRI

The Toxics Release Inventory

TTCK
UBCKNN

Thị trường chứng khoán
Ủy ban chứng khoán nhà nước

VCCI

Phòng thương mai và công nghiệp Việt Nam

VCSH

Vốn chủ sở hữu


VHTT

Vốn hóa thị trường

ΔCSR

Sự biến động CSR qua từng năm

x


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Mức độ quan tâm của các bên liên quan đối với trách nhiệm xã hội .........…16
Bảng 2.2. Cách tiếp cận chuỗi giá trị .......................................................................…17
Bảng 3.1. Mẫu các công ty phân theo ngành có công bố trách nhiệm xã hội ............…62
Bảng 3.2. Mẫu các công ty phân theo ngành không công bố trách nhiệm xã hội ......…64
Bảng 4.1: Thống kê mô tả........................................................................................…92
Bảng 4.2: Phân tích tương quan giữa các biến trong nghiên cứu ..............................…94
Bảng 4.3: Kiểm tra đa cộng tuyến bằng việc sử dụng VIF .......................................…95
Bảng 4.4: Kiểm định phương sai thay đổi ................................................................…96
Bảng 4.5: Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ......................…99
Bảng 4.6: Mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính..101
Bảng 4.7: Kiểm tra đa cộng tuyến bằng việc sử dụng VIF .........................................102
Bảng 4.8: Kiểm định phương sai thay đổi ..................................................................102
Bảng 4.9: Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội có xét yếu tố độ trễ và hiệu quả tài
chính..........................................................................................................................103
Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội có xét yếu tố độ trễ và
hiệu quả tài chính ......................................................................................................105
Bảng 4.11: Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty ............................107

Bảng 4.12a: Thống kê nhóm của hiệu quả tài chính ...................................................110
Bảng 4.12b: Bartlett's test for equal variances............................................................110
Bảng 4.13a: Không xem xét yếu tố độ trễ trong mô hình hồi quy. ..............................115
Bảng 4.13b: Có xem xét yếu tố độ trễ trong mô hình hồi quy.. ..................................115

xi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Mô hình “kim tự tháp” của CSR ................................................................. 15
Hình 2.2. Các đối tượng tác động của CSR ................................................................ 16
Hình 3.1. Khung nghiên cứu ...................................................................................... 61
Hình 4.1. Sự biến động chỉ số trách nhiệm xã hội trung bình của các công ty niêm yết
qua 5 năm (2012-2016) .............................................................................................. 92

xii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu
Trong nhận thức của phần lớn các nhà đầu tư thì hiệu quả công ty thường gắn
liền với giá cổ phiếu. Mục đích chính của quản trị là để tối đa hóa sự giàu có của công
ty (Sujoko, 2007), hiệu quả/giá trị công ty được phản ánh vào giá cổ phiếu đó là ổn
định hay tăng trưởng. Nếu giá cổ phiếu cao sẽ làm cho hiệu quả công ty cao và tác
động đến lòng tin của thị trường đối với hiệu quả công ty ở hiện tại, cũng như triển
vọng đối với công ty trong tương lai, rất quan trọng trong các giao dịch đầu tư. Tuy
nhiên, để đạt được hiệu quả công ty cao thì các nhà quản lý có thể thực hiện theo
nhiều cách khác nhau. Một là, tác động vào các chỉ số tài chính của công ty để cải
thiện lợi nhuận, vì lợi nhuận tăng có thể dẫn đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng

khoán tăng. Hai là, các nhà quản lý công bố rộng rãi về việc thực hiện tốt trách nhiệm
xã hội (Corporate social responsibility – CSR) để nâng cao hình ảnh và làm tăng
doanh số bán hàng của công ty. Ba là, các nhà quản lý thực hiện tốt quản trị công ty,
vì quá trình quản trị công ty tốt hơn có thể làm tăng hiệu quả công ty. Bốn là, các công
ty lớn có xu hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vững chắc hơn nên nó được dự kiến
là sẽ làm gia tăng hiệu quả công ty. Cho nên, những công ty có báo cáo các thông tin
về trách nhiệm xã hội tốt, quản trị công ty tốt, và quy mô lớn được kỳ vọng sẽ có
những ảnh hưởng tốt đối vối việc cải thiện hiệu quả công ty. Như vậy, có nhiều khía
cạnh khác nhau để đạt được hiệu quả công ty cao và trách nhiệm xã hội là một trong
những khía cạnh được các nhà quản lý sử dụng để làm tăng hiệu quả công ty. Nhưng
trách nhiệm xã hội (CSR) là gì? Trách nhiệm xã hội có tác động như thế nào lên hiệu
quả công ty (hiệu quả tài chính)? Đó là hướng nghiên cứu chính của nghiên cứu này.
Thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội” đã xuất hiện trong lý thuyết Quản trị và Kế
toán trong khoảng 45 năm (Wood, 2010). Trong những năm gần đây không chỉ các tổ
chức kinh tế mà cả xã hội ngày càng gia tăng mối quan tâm của họ đối với trách
nhiệm xã hội (Adams và Frost 2006; Gulyas 2009; Young và Thyil 2009). Theo
truyền thống, các công ty phải tập trung các chiến lược của họ cho hoạt động kinh
doanh và lợi nhuận (ví dụ như sự khác biệt, sự đa dạng, tập trung và toàn cầu hóa
v.v…). Tuy nhiên, gần đây nhu cầu mở rộng các hoạt động của tổ chức vào các hoạt
động xã hội đã trở nên cấp thiết và đóng vai trò quan trọng trong tư duy chiến lược

1


của tổ chức. Các học giả cho rằng những hoạt động như vậy chính là các hoạt động
trách nhiệm xã hội (Carroll 1979; Margolis và Walsh 2001). Cụ thể hơn, trách nhiệm
xã hội là việc công ty/doanh nghiệp sẽ tự nguyện tích hợp các vấn đề về xã hội và môi
trường vào hoạt động kinh doanh của họ và tương tác với các bên liên quan (Djalil,
2003). Hay hiểu rộng hơn, khái niệm này hàm ý rằng trách nhiệm xã hội trở thành một
phần không thể thiếu trong chiến lược đầu tư, chiến lược kinh doanh cốt lõi, công cụ

quản lý, cũng như các hoạt động của tổ chức - nghĩa là trách nhiệm không phải là chi
phí mà là một sự đầu tư đối với tổ chức kinh doanh (Kusuma Dilaga, 2010). Trách
nhiệm xã hội là sự khẳng định rằng tổ chức không chỉ hoạt động vì lợi ích của các cổ
đông, mà còn vì lợi ích của các bên liên quan khác cụ thể là người lao động, cộng
đồng địa phương, chính phủ, tổ chức phi chính phủ (NGOs), người tiêu dùng và môi
trường.
Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã được truyền bá vào
nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia đầu tư nước ngoài. Các công
ty này thường đưa ra các chương trình khuyến cáo ứng xử về văn hoá kinh doanh đem
áp dụng vào các địa bàn đầu tư. Ví dụ như “Chương trình tôi yêu Việt Nam” của công
ty Honda - Vietnam; “Chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân” cho các trẻ em của
công ty Unilever; “Chương trình đào tạo tin học Topic 64” của Microsoft, Qualcomm
và HP; “Chương trình hỗ trợ dị tật tim bẩm sinh” và “Chương trình ủng hộ nạn nhân
vụ sập cầu Cần Thơ” của Vinacapitat, Samsung; “Chương trình khôi phục thị lực cho
trẻ em nghèo” của Western Union;… Kết quả, những năm qua đã có một số tổ chức
kinh tế chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội và nhờ đó mà thương hiệu của họ càng
được xã hội biết đến (Mai Linh, Tân Tạo, Duy Lợi, Ngân hàng Á Châu - ACB,
Sacombank, Kinh Đô,…).
Như vậy, khái niệm trách nhiệm xã hội không hề mới; đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội cũng như nhiều công ty nước ngoài từ lâu đã
thực hiện trách nhiệm xã hội một cách nghiêm túc và bài bản. Tuy nhiên, việc thực
hiện trách nhiệm xã hội phụ thuộc vào điều kiện phát triển của mỗi quốc gia, nhất là
các nước phát triển phương Tây như Hoa Kỳ (USA) và Vương quốc Anh (UK)
(Chambers và cộng sự, 2003). Các điều kiện cụ thể đã được thảo luận bởi nhiều nhà
nghiên cứu và họ đã xác định là có khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước
đang phát triển (Chambers và cộng sự, 2003; Matten và Moon 2004; Chapple và

2



Moon 2005; Visser 2008). Các nhà nghiên cứu như Edmondson và Carroll (1999),
Burton và cộng sự (2000) và Khan (2005), cho rằng trách nhiệm xã hội bị ảnh hưởng
bởi các mô hình văn hóa và phong tục truyền thống khác nhau nên có thể khó áp dụng
ở các nước đang phát triển.
Mặt khác, có một số lượng lớn các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội được thực
hiện khi sử dụng các khía cạnh trách nhiệm xã hội khác nhau, các quốc gia khác nhau
và thị trường khác nhau (Guthrie và Parker, 1989; Deegan và Gordon, 1996;
Mathews, 1997; O’Dwyer, 2001; Deegan và cộng sự, 2002; Murphy và Abeysekera,
2008; Clarklon và cộng sự, 2011). Cũng như một số lượng lớn nghiên cứu khác tiến
hành điều tra mối quan hệ thực nghiệm giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính
công ty (Corporate financial performance – CFP) (Griffin và Mahon, 1997;
McWilliam và Siegel, 2000; Chen và Wang, 2011). Tuy nhiên, kết quả của các nghiên
cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính thường
mâu thuẫn và hỗn hợp. Cụ thể, một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan dương
giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính (Waddock và Graves, 1997; Van de
velde và cộng sự, 2005; Petrer và Mullen, 2009; Choi và cộng sự, 2010; Kwanbo,
2011; Michelon, 2011; Oeyono và cộng sự, 2011; Stephanus và cộng sự, 2014; Sarah
và cộng sự, 2015; Yusuf và Maryam, 2015; Strouhal và cộng sự, 2015; Amran, 2015;
Wan và Muhammad, 2016); trong khi một số nghiên cứu khác phát hiện ra mối tương
quan âm (Mittal và cộng sự, 2008; Crisostomo và cộng sự, 2100); hay cũng có một số
nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ nào giữa trách nhiệm xã hội và hiệu
quả tài chính (Preston và O’Bannon, 1997; McWilliam và Siegel, 2000; Moneva và
Ortas; 2008; Kimbro và Melendy, 2010).
Phần còn lại được phân bổ như sau: mục 1.2, bối cảnh; mục 1.3, câu hỏi nghiên
cứu; mục 1.4, mục tiêu nghiên cứu; mục 1.5, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; mục
1.6, phương pháp nghiên cứu; mục 1.7, ý nghĩa của nghiên cứu; mục 1.8, bố cục của
nghiên cứu.
1.2. Bối cảnh
Vào cuối những năm 1980, trách nhiệm xã hội đã thu hút được sự chú ý trên
toàn thế giới và một số học giả đã xác định rằng các công ty có trách nhiệm xã hội

được hưởng một số lợi ích. Những lợi ích đó bao gồm các yếu tố như lợi nhuận - việc
đạt được một lợi thế cạnh tranh (Smith 1994; Porter và Kramer, 2002); tạo ra một hình

3


ảnh tích cực về công ty (Smith và Stodghill, 1994); thu hút và giữ chân những nhân
viên giỏi nhất (Turban và Greening, 1997); và nâng cao lòng trung thành của khách
hàng (Brown và Dacin, 1997). Tuy nhiên, một số học giả đã thừa nhận rằng các sáng
kiến trách nhiệm xã hội có thể tạo ra chi phí bổ sung (Agarwal, 2008; Sharma và
Talwar, 2005) và các công ty có thể gặp một số bất lợi về kinh tế từ việc thực hiện
trách nhiệm xã hội (Ullmann, 1985; Turban và Greening, 1997).
Sang thế kỷ 21, tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội ở các nước đang phát
triển bắt đầu được thảo luận bởi nhiều học giả. Một nghiên cứu về các công ty Châu Á
(Belal, 2001) lập luận, các nước đang phát triển đã quan tâm đến các mối nguy hiểm
tiềm năng do đầu tư nước ngoài mang lại, phát triển công nghiệp cho thấy những tác
động xấu đến môi trường và tệ nạn xã hội. Trong nghiên cứu của Rais và
Goedegebuure (2009), Chappel và Moon (2003) về các nước đang phát triển đã nhấn
mạnh, toàn cầu hóa đã khuyến khích trách nhiệm xã hội ở các nước đang phát triển
nói chung và cấu trúc lại hệ thống doanh nghiệp quốc gia, chính trị, tài chính, giáo dục
và văn hóa trách nhiệm xã hội trong các công ty đa quốc gia nói riêng. Hơn nữa, các
nước đang phát triển thường có các vấn đề về xã hội và môi trường như quyền con
người, ô nhiễm môi trường và các vấn đề lao động. Tuy nhiên, người dân ở các nước
đang phát triển cho rằng các công ty đa quốc gia (MNCs) có thể giải quyết những vấn
đề này khi tham gia vào các sáng kiến trách nhiệm xã hội theo sự phát triển bền vững
và hợp tác với xã hội (Ite, 2004). Các tổ chức kinh doanh luôn suy nghĩ làm thế nào để
tăng hiệu quả tài chính của họ. Nếu họ tham gia vào các hoạt động trách nhiệm xã hội,
họ có thể giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường (Henderson, 2001). Bởi vì những
vấn đề trên thường phổ biến cho các nước đang phát triển, các nhà nghiên cứu cũng đề
xuất những biện pháp để khắc phục những vấn đề chung này bằng việc thực hiện trách

nhiệm xã hội. Tất nhiên, những vấn đề nêu trên có liên quan trực tiếp đến Việt Nam,
một quốc gia đang phát triển. Vì vậy, nghiên cứu này trước hết sẽ xác định việc thực
hành trách nhiệm xã hội và xác định lợi ích của trách nhiệm xã hội thông qua kiểm tra
các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của các công ty niêm
yết Việt Nam.
Đồng thời các nhà nghiên cứu tại các nước đang phát triển hiện nay cũng đang
bắt đầu xem xét các khái niệm trách nhiệm xã hội ở mức độ sâu hơn. Đặc biệt quan
tâm liệu việc thực hiện trách nhiệm xã hội đạt đến mức độ nào (Dober và Halme,

4


2009), các khái niệm phổ biến của phương Tây về trách nhiệm xã hội có thể thực hiện
được ở các nước đang phát triển (Jamali, 2007), và liệu trách nhiệm xã hội có mang
đến lợi ích kinh doanh cao (Dutta và Durgamohan, 2008). Mặc dù các bên liên quan
khác nhau đã buộc các tổ chức ở các nước đang phát triển thực hiện trách nhiệm xã
hội, nhưng có vẻ như rất nhiều tổ chức kinh doanh không có đủ kiến thức để hiện thực
hóa trách nhiệm xã hội (Fernando, 2007). Hơn nữa, không có quy tắc nào về trách
nhiệm xã hội được chấp nhận ở các nước đang phát triển để thực thi yêu cầu các bên
liên quan (Chambers và cộng sự, 2003; Blowfield, 2004; Chapple và Moon, 2005;
Thorpe và Prakash-Mani, 2006; Visser, 2008). Các học giả khác lại cho rằng sự thiếu
hiểu biết về các lợi ích của trách nhiệm xã hội đã cản trở việc thực hiện trách nhiệm
xã hội (Fernando, 2007; Agarwal, 2008). Do đó, các bên liên quan và các tổ chức có ít
thông tin về khả năng áp dụng các khía cạnh trách nhiệm xã hội ở các nước đang phát
triển. Hơn nữa, các thông tin đến từ các tổ chức quốc tế như UN Global Compact và
Global Reporting Initiative (GRI) đã hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều kế hoạch thực
hiện trách nhiệm xã hội.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu
quả tài chính là quan trọng bởi vì nếu nó được phát hiện là có mối quan hệ cùng chiều,
thì điều này sẽ hỗ trợ cho các tranh luận “win – win”. Quả nhiên, các tài liệu đã cho

thấy các kết quả trái ngược nhau bởi vì nhiều nghiên cứu bị mắc phải lỗi mô hình
thông số sai lệch và/hoặc dữ liệu hạn chế (Elsayed và Paton, 2005). Elsayed và Paton
(2005) đã xác định một khoảng trống lớn trong các tài liệu - rất ít nghiên cứu có kiểm
soát đối với công ty không đồng nhất hoặc xem xét hiệu ứng động trong mối quan hệ
giữa hiệu quả môi trường – xã hội và hiệu quả tài chính".
Việt Nam là một đất nước có lịch sử lâu dài với niên đại hơn 4000 năm. Phần
đông người dân theo đạo Phật và họ tin rằng họ có trách nhiệm lẫn nhau và điều này là
rất quan trọng trong sự phát triển cuộc sống của họ. Trách nhiệm này sau đó được mở
rộng đến kinh doanh. Do đó, thuật ngữ "Trách nhiệm xã hội" không phải là mới đối
với người dân Việt Nam nói chung và các tổ chức nói riêng. Tuy nhiên, khái niệm
trách nhiệm xã hội (CSR) là mới đối với các tổ chức kinh doanh, các nhà đầu tư, với
người tiêu dùng và toàn xã hội nói chung. Nhất là, sau khi Việt Nam trở thành thành
viên thứ 150 của WTO vào năm 2007, việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với các tổ
chức kinh doanh trở nên đặc biệt quan trọng. Nhưng việc thực hiện trách nhiệm xã hội

5


ở Việt Nam lại còn tương đối khó khăn. Điều này do nguyên nhân bởi chính bản thân
các tổ chức cũng chưa có hiểu biết đúng đắn về trách nhiệm xã hội (CSR).
Ngoài ra, nếu xem xét tổng thể các tổ chức kinh tế thì Việt Nam có hơn 90%
doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009
của Chính phủ) nên sự am hiểu và đầu tư cho việc thực hành trách nhiệm xã hội còn
rất nhiều khoảng trống. Mặt khác, cách hiểu phổ biến của phần lớn các tổ chức kinh tế
là đồng nhất giữa thực hiện trách nhiệm xã hội với làm từ thiện hay thực hiện trách
nhiệm xã hội là không bắt buộc, khi nào có điều kiện thì làm. Thậm chí có nhiều nhà
quản lý trong các tổ chức còn coi trách nhiệm xã hội là hoạt động PR, khuếch trương
tên tuổi của mình nhằm che dấu hiệu quả kinh tế thực tế. Điều đó đi ngược hoàn toàn
với tinh thần của trách nhiệm xã hội. Đồng thời, việc thiếu nguồn nhân lực, tài chính
và kỹ thuật của các tổ chức kinh doanh cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các phát

kiến trách nhiệm xã hội.
Mặc dù vậy, một số tổ chức kinh doanh tại Việt Nam đã thực hiện một loạt các
hoạt động trách nhiệm xã hội và nhiều báo cáo sáng kiến trách nhiệm xã hội của họ
được công bố trên các websites công ty, báo cáo bền vững và các báo cáo thường
niên. Bởi vì, các tổ chức đều nhận thức và quan tâm đến sự ảnh hưởng trong các hoạt
động của họ đối với môi trường, cộng đồng, người lao động và các bên liên quan
khác. Cũng như rất nhiều các tổ chức Việt Nam đã nhận thấy được những lợi ích tích
cực liên quan đến các hoạt động trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, các tổ chức vẫn phải
đối mặt với những thách thức to lớn trong việc thực hành các hoạt động trách nhiệm
xã hội và mức độ hiểu biết về trách nhiệm xã hội vẫn còn rất thấp. Do đó, các nghiên
cứu tập trung vào việc xác định các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả
tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam là một nhiệm vụ khó khăn, bởi vì không
có bằng chứng bắt buộc cho dù trách nhiệm xã hội đã được thực hiện ở Việt Nam.
Dựa vào những lập luận trên trong các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội ở Việt
Nam, đã cho tác giả thấy được sự cần thiết mở rộng các nghiên cứu trước đây về trách
nhiệm xã hội, về mối quan hệ một chiều của trách nhiệm xã hội cũng như các phương
diện trách nhiệm xã hội lên hiệu quả tài chính đối với các công ty niêm yết trên thị
trường vốn Việt Nam. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn chủ đề về “Trách nhiệm xã
hội và hiệu quả tài chính: bằng chứng từ các công ty niêm yết Việt Nam” làm đối
tượng nghiên cứu chính cho nghiên cứu này.

6


×