Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Các nhân tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh và hành vi khởi sự kinh doanh trường hợp các cá nhân khởi nghiệp tại TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

LÊ MINH TRƯỜNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH
DOANH VÀ HÀNH VI KHỞI SỰ KINH DOANH – TRƯỜNG
HỢP CÁC CÁ NHÂN KHỞI NGHIỆP TẠI TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

LÊ MINH TRƯỜNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH
DOANH VÀ HÀNH VI KHỞI SỰ KINH DOANH – TRƯỜNG
HỢP CÁC CÁ NHÂN KHỞI NGHIỆP TẠI TP.HCM

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh ( Hướng nghiên cứu)
Mã số

: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM XUÂN LAN



Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “ Các yếu tố tác động đến ý định khởi
sự kinh doanh và hành vi khởi sự kinh doanh- trường hợp các cá nhân khởi
nghiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh” là kết quả của quá trình nghiên cứu thực sự
và nghiêm túc từ những kiến thức có được trong quá trình học tập tại Trường Đại
Học Kinh Tế TP.HCM. Kết quả thu thập số liệu được thực hiện trên địa bàn
TPHCM sau đó được thực hiện nghiên cứu từng bước để hoàn chỉnh viết báo cáo
dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy PGS.TS Phạm Xuân Lan.
Nội dung nghiên cứu có tham khảo và sử dụng những thông tin từ các tài liệu
trong và ngoài nước, các tài liệu tham khảo được liệt kê đầy đủ trong phần danh
mục tài liệu tham khảo.Trong quá trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế, kính mong
quý Thầy/Cô và các bạn đọc bỏ qua cho những thiếu sót và xin chân thành nhận
những góp ý để bài nghiên cứu hoàn chỉnh hơn.

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2017
Tác giả

Lê Minh Trường


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài .................................................................................. 4
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 6
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 6
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 6
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................. 6
1.6. Kết cấu luận văn .................................................................................................. 7
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................ 9
2.1. Cơ sở lý thuyết về khởi sự kinh doanh và ý định khởi sự kinh doanh ................ 9
2.1.1. Khái niệm khởi sự kinh doanh ..................................................................... 9
2.1.2. Khái niệm ý định khởi sự kinh doanh ........................................................ 11
2.2. Các nhân tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh ....................................... 13
2.2.1. Mô hình hành vi hoạch định ....................................................................... 13
2.2.2. Các nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh ........................................... 15


2.2.3. Các thành phần tác động lên ý định khởi sự kinh doanh ........................... 20
2.3. Ý định khởi sự kinh doanh và hành vi khởi sự kinh doanh............................... 26
2.3.1. Khái niệm hành vi khởi sự kinh doanh ...................................................... 26
2.3.2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý định khởi sự kinh doanh và hành vi
khởi sự kinh doanh....................................................................................................... 27
2.4. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề xuất .................................................. 30
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ............................................................................................... 31
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 32
3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 32

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 33
3.2.1. Nghiên cứu định tính sơ bộ ........................................................................ 33
3.2.1. Nghiên cứu chính thức định lƣợng ............................................................. 38
3.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu .............................................................................. 39
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 41
4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu ................................................................................ 41
4.2. Kiểm định mô hình nghiên cứu ......................................................................... 43
4.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo ( hệ số Cronbach Alpha ) .......................... 43
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................... 49
4.2.3. Phân tích tƣơng quan các biến trong mô hình nghiên cứu ......................... 59
4.2.4 Phân tích hồi quy ......................................................................................... 60
(Nguồn kết quả nghiên cứu) ..................................................................................... 70
4.3. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ............................................................................... 71
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ........................................................................ 73
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 73
5.2 Hàm ý cho cấp quản lý hoạch định chính sách Thành Phố .................................... 75
5.2.1 Hàm ý về yếu thái độ với khởi sự kinh doanh ............................................ 76


5.2.2 Hàm ý về yếu tố chấp nhận rủi ro đối với khởi sự kinh doanh ................... 76
5.2.3 Hàm ý cho yếu tố ý kiến xung quanh đối với khởi sự kinh doanh.............. 78
5.2.4 Hàm ý về yếu tố nhu cầu thành tựu ............................................................. 79
5.2.5 Hàm ý về yếu tố cảm nhận về kiểm soát hành vi ........................................ 80
5.2.6 Hàm ý về hành vi khởi sự kinh doanh......................................................... 80
5.3 Hạn chế nghiên cứu ............................................................................................ 81
5.4. Gợi mở cho hƣớng nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng kết các nghiên cứu có liên quan trƣớc đây từ một số tác giả ....29
Bảng 3.1 Thang đo khái niệm Thái độ ...............................................................34
Bảng 3.2 Thang đo khái niệm Kiểm soát hành vi ..............................................35
Bảng 3.3 Thang đo khái niệm Ý kiến ngƣời xung quanh ..................................35
Bảng 3.4 Thang đo khái niệm chấp nhận rủi ro .................................................36
Bảng 3.5 Thang đo khái niệm nhu cầu thành tựu ..............................................36
Bảng 3.6 Thang đo khái niệm ý định khởi sự kinh doanh .................................37
Bảng 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................42
Bảng 4.2 Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach Alpha.......................................44
Bảng 4.3 Tóm tắt kết quả EFA cho các biến độc lập .........................................51
Bảng 4.4 Kết quả bảng ma trận xoay nhân tố phân tích EFA lần 1 ...................52
Bảng 4. 5 Ma trận xoay nhân tố phân tích EFA lần cuối ...................................55
Bảng 4.6 Các thông số phân tích EFA khái niệm ý định khởi sự kinh doanh ...57
Bảng 4.7 Ma trận nhân tố phân tích EFA cho biến ý định khởi sự kinh doanh .57
Bảng 4.8 Các thông số phân tích EFA cho biến hành vi khởi sự kinh doanh ...58
Bảng 4.9 Ma trận xoay nhân tố phân tích EFA biến hành vi khởi sự kinh doanh
...................................................................................................................................58
Bảng 4.10 Hệ số tƣơng quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu .............60
Bảng 4.11 Model Summary mô hình 1 ..............................................................62
Bảng 4.12 ANOVA mô hình 1 ...........................................................................62
Bảng 4.13 Hệ số hồi quy mô hình 1 ...................................................................62
Bảng 4.14 Model Summary mô hình 2 ..............................................................68
Bảng 4.15 ANOVA mô hình 2 ...........................................................................68
Bảng 4.16 Hệ số Coefficients mô hình hồi quy 2 ..............................................69
Bảng 4.17 Tóm tắt các hệ số mô hình tổng thể ..................................................70


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB .............................................................. 13
Hình 2.2 Mô hình các nhân tố cá nhân tác động đến ý định khởi sự kinh doanh ........ 16
Hình 2.3 Các nhân tố cá nhân và ngữ cảnh ảnh hƣởng đến ý định khởi sự kinh doanh
............................................................................................................................................. 17
Hình 2.4 Mô hình các nhân tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh dựa trên lý
thuyết hành vi có kế hoạch TPB ......................................................................................... 18
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Tarek (2016 ) ......................................................... 19
Hình 2.6 Mô hình các nhân tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh và dẫn tới hành
vi khởi sự kinh doanh thực sự .............................................................................................. 19
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 30
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 33
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện phân phối chuẩn của phần dƣ mô hình 1 ........................... 63
Hình 4.2 Thể hiện phân phối chuẩn của phần dƣ mô hình 2........................................ 68
Hình 4.3 Kết quả hồi quy tổng thể đƣợc tóm tắt ......................................................... 71


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KMO

: Hệ số Kaiser – Myer – Olkin

EFA

: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

VIF

: Hệ số nhân tố phóng đại phƣơng sai

NCTT


: Khái niệm nhu cầu thành tựu

YD

: Khái niệm ý định khởi sự kinh doanh



: Khái niệm thái độ đối với khởi sự kinh doanh

KSHV

: Khái niệm cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi

YK

: Khái niệm ý kiến ngƣời xung quanh

CNRR

: Khái niệm khuynh hƣớng chấp nhận rủi ro

NCTT

: Khái niệm nhu cầu thành tựu

HVKS

: Khái niệm hành vi khởi sự kinh doanh


TP.HCM

: Thành Phố Hồ Chí Minh

HSIF

: Quỹ đầu tƣ khởi nghiệp và sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

SPSS

: Statistical Package for the Social Sciences


TÓM TẮT
Xuất phát từ thực tiễn khởi nghiệp mạnh mẽ của giới trẻ trong thời gian gần
đây và Quốc Gia đã có những chính sách hổ trợ phát triển khởi nghiệp mạnh mẽ,
kết hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài và cơ sở lý
thuyết phù hợp để có đƣợc mô hình nghiên cứu chính thức của luận văn.
Bài nghiên cứu kế thừa các nghiên cứu trƣớc có liên quan đồng thời bổ sung
vào mô hình nghiên cứu một cấp biến nghiên cứu, mô hình nghiên cứu xác định
đƣợc 5 thành phần tác động lên ý định khởi sự kinh doanh là : thái độ đối với khởi
sự kinh doanh, ý kiến người xung quanh, khuynh hướng chấp nhận rủi ro, nhu cầu
về thành tựu, cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi , từ ý định khởi sự kinh doanh
sẽ tác động lên hành vi khởi sự kinh doanh đây là điểm mới của đề tài so với các
nghiên cứu trƣớc, mẫu khảo sát đƣợc thu thập với số lƣợng phù hợp (tại Thành Phố
Hồ Chí Minh) để dùng các kỹ thuật phân tích định lƣợng nhƣ cronbach alpha, EFA,
tƣơng quan, hồi quy nhằm lƣợng hóa mức độ tác động của các yếu tố đến ý định
khởi sự kinh doanh và hành vi khởi sự kinh doanh, đồng thời kiểm định các giả
thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy 5 giả thuyết nghiên cứu đều đƣợc chấp nhận từ

dữ liệu có đƣợc của nghiên cứu , trong đó nhu cầu thành tựu và thái độ đối với khởi
sự kinh doanh là 2 yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định khởi sự kinh doanh (hệ số
Beta lần lƣợt là 0.297 và 0.2 ) đồng thời ý định khởi sự kinh doanh tác động rất
mạnh đến hành vi khởi sự kinh doanh ( hệ số beta 0.787 ),trên cơ sở các kết quả
nghiên cứu đề ra đƣợc các giải pháp thích hợp nhằm giúp cho các nhà hoạch định
chính sách của Thành Phố có đƣợc cơ sở để ra các quyết định hổ trợ chính sách
phát triển khởi nghiệp của địa bàn đƣợc tốt hơn


1

CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Tình hình thực tiễn về khởi sự kinh doanh, việc khởi sự kinh doanh đã góp
phần tạo ra sự tăng trƣởng kinh tế của nền kinh tế, kết quả là tạo ra các tổ chức kinh
doanh vừa hoặc nhỏ đã thu hút hơn 90% lao động mới vào làm việc, bên cạnh đó
trong những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp đang rất phát triển mạnh mẽ ở
Việt Nam, phong trào khởi nghiệp đƣợc giới trẻ tri thức rất quan tâm nhất là các bạn
sinh viên hoặc cựu học viên đã tốt nghiệp từ các trƣờng Đại học, Cao đẳng. Năm
2016 đƣợc nƣớc ta chọn làm năm quốc gia khởi nghiệp, nhằm khuyến khích sự phát
triển kinh tế đất nƣớc gắn liền với việc phát triển doanh nghiệp, thời gian qua đất
nƣớc đã có những chính sách khuyến khích phát triển khởi nghiệp và đƣợc sự quan
tâm của xã hội (Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2016 tính đến hết
ngày 20 tháng 12 trên cả nước đạt kỷ lục cao chưa từng có là 110.100 đơn vị, tăng
16,2% so với năm 2015 theo số liệu thống kê từ Cơ sở Dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư).
Việc khởi sự kinh doanh (khởi nghiệp) thƣờng có thể xảy ra với bất kỳ sinh
viên, học viên thuộc khối ngành nào. Thành Phố Hồ Chí Minh là trung tâm hoạt
động kinh tế của nƣớc ta (theo sở kế hoạch đầu tƣ TPHCM, năm 2016 ƣớc lƣợng có
393.669 doanh nghiệp đang hoạt động khu vực TPHCM) đồng thời cũng là nơi

chứa đựng nhiều tri thức mới mẻ và là nơi có nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt
động cũng nhƣ hoạt động khởi nghiệp đƣợc nảy nở từ Thành Phố Hồ Chí Minh là
nhiều nhất (đến hết năm 2016, TP.HCM sẽ có khoảng 36.000 DN mới đƣợc cấp
phép thành lập với số vốn đăng ký là 292.610 tỷ đồng, tăng 12,7% về số lƣợng và
tăng 41,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trƣớc (theo Sở Kế Hoạch Đầu Tƣ
TPHCM), hằng năm hoạt động khởi nghiệp cứ diễn ra liên tục và phát triển nhanh
chóng, tỷ lệ khởi nghiệp thành công là rất thấp (25% doanh nghiệp mới không tồn
tại quá 1 năm, xác suất này chỉ còn 10% doanh nghiệp sau khi qua 5 năm và chỉ có


2

6% trong năm thứ 10 ,theo Khởi Nghiệp Trẻ) bên cạnh đó TP.HCM đã bố trí gói
đầu tƣ 1.000 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ khởi nghiệp bao gồm cả những hộ kinh
doanh cá thể và đề ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ hỗ trợ cho 2.000 dự án khởi nghiệp
và tính đến 2016 đã có khoảng 200 dự án đầu tiên đăng ký đƣợc hỗ trợ (theo số liệu
Sở Kế Hoạch Đầu Tư TPHCM) ngoài ra TPHCM có Quỹ đầu tư khởi nghiệp và
sáng tạo TP. Hồ Chí Minh (HSIF) đƣợc hình thành với mong muốn giúp cho các
doanh nghiệp khởi nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói
chung phát triển đƣợc dự án khởi nghiệp sáng tạo của mình, đóng góp chung vào sự
phát triển cho TP. Hồ Chí Minh. Với mục tiêu trở thành Thành phố khởi nghiệp cho
giới trẻ từ nguồn vốn đƣợc hình thành từ các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ, cá nhân
góp vốn, vấn đề hiện tại giới quản lý cũng rất quan tâm về việc khuyến khích các cá
nhân phát triển khởi sự kinh doanh, nhằm hiểu rõ hơn về động lực và các đặc điểm
để một cá nhân có thể khởi sự kinh doanh để từ đó khuyến khích ngày càng có
nhiều những cá nhân tham gia khởi nghiệp, góp phần vào công cuộc phát triển
kinh tế , bên cạnh khuyến khích những “Doanh Nhân tƣơng lai “ luôn hào hứng với
các kế hoạch cũng nhƣ ý định khởi sự kinh doanh đồng thời giúp các cá nhân hiểu
rõ về tiềm năng khởi sự kinh doanh của mình, với lý do đó bài nghiên cứu này đƣợc
thực hiện.

Thông qua quá trình tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, cũng đã
có một số nghiên cứu thực hiện về ý định khởi sự kinh doanh (khởi nghiệp). Các
nghiên cứu trong nƣớc phần lớn tập trung vào ý định khởi sự kinh doanh dựa vào
các đặc điểm cá nhân và yếu tố ngữ cảnh, có thể kế đến một số nghiên cứu nhƣ Bùi
Thị Thanh Chi & Hoàng Thị Phƣơng Thảo (2013) Nghiên cứu về Ý định khởi
nghiệp của nữ học viên MBA tại TP. Hồ Chí Minh , Nguyễn Thị Thu Thủy (2014)
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên
Đại Học Quốc Gia Hà Nội , Lý Thục Hiền (2010) Nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ
năng chính trị với xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên chính quy ngành
quản trị kinh doanh. Tại nƣớc ngoài các nghiên cứu hầu nhƣ cũng tập trung vào các
đặc điểm cá nhân tác động đến ý định khởi sự kinh doanh nhƣ Kamal Và cộng sự


3

(2007) nghiên cứu các đặc điểm cá nhân “nhu cầu thành tựu, khả năng tự kiểm soát
hành vi, sáng tạo, chấp nhận rủi ro, tự tin” ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh
doanh , Donatus (2009) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh
doanh “nhu cầu thành tựu, khả năng kiểm soát hành vi, hỗ trợ từ môi trường “ , các
nghiên cứu liên quan thƣờng chỉ dừng lại nghiên cứu ở mức độ ý định khởi sự kinh
doanh, chƣa tập trung vào nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định khởi sự kinh
doanh để dẫn đến hành vi khởi sự kinh doanh thực sự. Trên nền tảng nghiên cứu
các nhân tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh và dẫn đến hành vi khởi sự kinh
doanh và dựa vào các nghiên cứu có kế thừa mô hình hành vi hoạch định của
Krugger (2000) để nghiên cứu về khởi sự kinh doanh nhƣ Lee và cộng sự (2012)
nghiên cứu thái độ với hành vi khởi sự kinh doanh, ý kiến xung quanh và khả năng
kiểm soát hành vi tác động đến ý định khởi sự kinh doanh hay Richard và cộng sự
(2014) xem xét hành vi khởi sự kinh doanh là một hành vi có kế hoạch được dẫn dắt
từ ý định khởi sự kinh doanh và các yếu tố tác động đến ý khởi sự kinh doanh. Tại
Việt Nam các nghiên cứu nói về hành vi khởi sự kinh doanh còn rất ít đặc biệt là

nghiên cứu kế thừa mô hình hành vi hoạch định để nghiên cứu về hành vi khởi sự
kinh doanh, với lý do đó luận văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Khởi Sự
Kinh Doanh Và Hành Vi Khởi Sự Kinh Doanh- Trường Hợp Các Cá Nhân Khởi
Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu
các nhân tố có tác động đến hành vi khởi sự kinh doanh thông qua ý định khởi sự
kinh doanh. Luận văn góp phần làm tài liệu tham khảo cho giới quản lý nhằm
khuyến khích phong trào khởi nghiệp của quốc gia trong công cuộc phát triển kinh
tế, hơn nữa các nhà quản lý có thể hiểu rõ hơn về các nhân tố tác động đến hành vi
khởi sự kinh doanh và ý định khởi sự kinh doanh để có những biện pháp chính sách
thích hợp nhằm thúc đẩy phomg trào khởi nghiệp trên địa bàn thành phố nói riêng
và đất nƣớc nói chung, bên cạnh đó cũng gợi ý cho các cá nhân quan tâm về khởi sự
kinh doanh hiểu biết hơn về những nhân tố tác động đến hành vi khởi sự kinh doanh
từ đó có những quyết định liên quan đến vấn đề khởi sự kinh doanh của bản thân
mình.


4

1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu


Xác định các yếu tố tác động đến Ý định khởi sự kinh doanh từ đó dẫn
đến Hành vi khởi sự kinh doanh của các cá nhân khởi nghiệp trên địa bàn
Thành Phố Hồ Chí Minh.



Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến Ý định khởi sự
kinh doanh dẫn đến Hành vi khởi sự kinh doanh của các cá nhân khởi

nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.



Từ kết quả nghiên cứu nhằm góp phần làm tài liệu tham khảo cho cấp
quản lý hoạch định chính sách Thành Phố để khuyến khích phong trào
khởi nghiệp quốc gia, bên cạnh đó cũng giúp cho cấp quản lý hoạch định
chính sách Thành Phố nắm bắt đƣợc những nhân tố có tác động đến ý
định khởi sự kinh doanh để dẫn đến việc khởi nghiệp của các cá nhân và
có những giải pháp hỗ trợ nhằm có thể phát triển tinh thần khởi nghiệp
của địa bàn. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần cho các cá nhân quan
tâm nhằm xác định đƣợc những yếu tố có thể dẫn đến hành vi khởi sự
kinh doanh để từ đó xem xét hành vi khởi sự kinh doanh của cá nhân là
một hành vi có kế hoạch và có sự chuẩn bị thích hợp từ trƣớc.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu


Yếu tố nào ảnh hƣởng đến ý định khởi sự kinh doanh và hành vi khởi
sự kinh doanh ?



Tầm quan trọng của từng yếu tố đối với ý định khởi sự kinh doanh,
hành vi khởi sự kinh doanh nhƣ thế nào ?



Các nhà quản lý cần phải làm gì để kích thích phong trào khởi nghiệp
kinh doanh tại TPHCM cũng nhƣ Việt Nam ?



5

1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nghiên cứu định lƣợng và nghiên cứu định tính kết hợp trong
quá trình nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính
Thực hiện thảo luận nhóm với các cá nhân đã từng khởi sự kinh
doanh, cùng các thành viên có hiểu biết liên quan đến lĩnh vực của vấn đề
nghiên cứu (khởi sự kinh doanh), nhằm hiệu chỉnh thang đo của bài nghiên
cứu phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát để
tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lƣợng,
bên cạnh đó xem xét cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến ý định khởi
sự kinh doanh và hành vi khởi sự kinh doanh nhằm điều chỉnh mô hình
nghiên cứu phù hợp.
Nghiên cứu định lượng
Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính để có đƣợc bảng hỏi hoàn chỉnh tiến
hành thu thập dữ liệu và sau đó sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu
nghiên cứu định lƣợng thu thập đƣợc.
Thực hiện phân tích kiểm tra độ tin cậy thang đo thông qua kiểm tra hệ số
Cronbach Alphacủa các khái niệm nghiên cứu, từ đó phân tích nhân tố khám phá
EFA nhằm loại bỏ các biến quan sát không phù hợp khỏi thang đo, sau khi phân
tích nhân tố khám phá xem các biến quan sát có hội tụ đúng vào nhân tố hay khái
niệm mà nó đo lƣờng hay không để từ đó có đƣợc những biến quan sát đã thực sự
đo lƣờng tốt cho các khái niệm cần đo lƣờng, sau đó sẽ dùng kỹ thuật gom biến
nhằm đƣa vào đánh giá, lƣợng hóa mức độ tác động thông qua phương pháp hồi
quy tuyến tính để kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu và lƣợng giá
đƣợc mức độ tác động của các yếu tố đến ý định khởi sự kinh doanh cũng nhƣ sự
tác động của ý định khởi sự kinh doanh đến hành vi khởi sự kinh doanh của các cá

nhân khởi nghiệp, chi tiết đƣợc trình bày trong chƣơng 3 (phƣơng pháp nghiên cứu)


6

Thông qua kết quả nghiên cứu (kiểm định các giả thuyết, lượng hóa mức độ
tác động) sẽ đề xuất các gợi ý nhằm giúp giới quản lý có thể khuyến khích hành vi
khởi sự kinh doanh của các cá nhân để thúc đẩy và phát triển tinh thần khởi nghiệp
quốc gia.

1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
 Các yếu tố tác động đến ý định khởi sự kinh doannh và hành vi khởi sự
kinh doanh.
 Ý định khởi sự kinh doanh , hành vi khởi sự kinh doanh.
 Đối tƣợng khảo sát : các cá nhân khởi nghiệp với quy mô kinh doanh vừa

và nhỏ (bao gồm các cá nhân đã và đang khởi nghiệp) tại Thành Phố Hồ
Chí Minh, với số lƣợng mẫu nghiên cứu định lƣợng phù hợp để đảm bảo
sử dụng các kỹ thuật phân tích định lƣợng.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi không gian : bài nghiên cứu đƣợc thực hiện trên địa bàn

Thành Phố Hồ Chí Minh.


Phạm vi thời gian : Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện từ 15/05/2017-


05/10/2017.

1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
Bài nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định khởi sự kinh
doanh của các cá nhân trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh từ đây lƣợng giá đƣợc
mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến ý định khởi sự kinh doanh để dẫn đến hành vi
khởi sự kinh doanh (khởi nghiệp), thông qua mô hình nghiên cứu và kiểm định các
giả thuyết nghiên cứu có thể đƣa ra đƣợc cơ sở khoa học cho việc khuyến khích
phong trào khởi nghiệp và khuyến khích các cá nhân tham gia khởi nghiệp ngày
càng phát triển hơn, cũng nhƣ cá nhân có ý định khởi sự kinh doanh có thể gia tăng
hành vi khởi sự kinh doanh.


7

Bài nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho cấp quản lý hoạch định chính sách
Thành Phố nhằm khuyến khích phong trào khởi nghiệp của quốc gia, hƣởng ứng
năm 2016 là năm quốc gia khởi nghiệp thông qua mức độ tác động của các yếu tố
đến ý định và hành vi khởi sự kinh doanh đƣợc đo lƣờng để từ đó giới quản lý có
chính sách thích hợp nhằm khuyến khích phong trào khởi nghiệp của các cá nhân
khởi nghiệp trên địa bàn.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, cung cấp những cơ sở nghiên cứu cho các bài
nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực khởi sự kinh doanh trong tƣơng lai.
Góp phần vào cơ sở lý thuyết cho những nghiên cứu có liên quan đến khởi
sự kinh doanh và hành vi khởi sự kinh doanh trong tƣơng lai, thông qua mô hình và
kết quả nghiên cứu mở ra hƣớng nghiên cứu về khởi sự kinh doanh dựa vào lý
thuyết hành vi hoạch định, xem khởi sự kinh doanh là một hành vi có kế hoạch và
đƣợc dẫn dắt từ ý định khởi sự kinh doanh.


1.6. Kết cấu luận văn


CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU
Giới thiệu một cách khái quát tổng quan về luận văn, các vấn đề chính của

luận văn tập trung vào.


CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trình bày cơ sở lý thuyết về các khái niệm nghiên cứu, các nhân tố ảnh

hƣởng đến ý định khởi sự kinh doanh cũng nhƣ hành vi khởi sự kinh doanh, trình
bày các nghiên cứu liên quan nhằm đi đến mô hình nghiên cứu chính của bài nghiên
cứu, làm cơ sở cho các giả thuyết cần kiểm định.


CHƢƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trình bày phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng cho luận văn này, bao gồm

quy trình nghiên cứu, cách thức chọn mẫu, số lƣợng mẫu điều chỉnh để có đƣợc


8

thang đo và cách thức tiến hành nghiên cứu chính để có thể có đƣợc kết quả nghiên
cứu.


CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trình bày kết quả nghiên cứ, thống kê mẫu nghiên cứu, kiểm định độ tin cậy

thang đo, phân tích nhân tố khám phá để đi đến kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
và lƣợng giá tầm quan trọng của các yếu tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh
và hành vi khởi sự kinh doanh để từ đó làm cơ sở cho các hàm ý và kết luận ở
chƣơng 5 của bài nghiên cứu.


CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
Thông qua kết quả nghiên cứu đề xuất các hàm ý và kết luận, rút ra những

hạn chế cũng nhƣ gợi hƣớng cho các nghiên cứu tiếp theo.


9

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chƣơng 2 này trình bày cơ sở lý thuyết cho các khái niệm nghiên cứu có liên
quan đến mô hình nghiên cứu, trình bày các cơ sở lý thuyết về khởi sự kinh doanh,
ý định khởi sự kinh doanh, hành vi khởi sự kinh doanh và các yếu tố tác động đến ý
định khởi sự kinh doanh và hành vi khởi sự kinh doanh, thông qua tổng kết các
nghiên cứu có liên quan để có thể đƣa ra mô hình nghiên cứu đề xuất chính và các
giả thuyết nghiên cứu của luận văn, bên cạnh đó dựa vào cơ sở lý thuyết để có thể
tiến hành nghiên cứu định tính nhằm có đƣợc mô hình nghiên cứu và thang đo
chính thức phục vụ cho công tác khảo sát và nghiên cứu định lƣợng.

2.1. Cơ sở lý thuyết về khởi sự kinh doanh và ý định khởi sự
kinh doanh
2.1.1. Khái niệm khởi sự kinh doanh
Có rất nhiều tác giả đƣa ra nhiều khái niệm về khởi sự kinh doanh, chúng ta

có thể xem xét một số khái niệm về khởi sự kinh doanh đƣợc nghiên cứu trƣớc đây
nhƣ sau.
Theo Shapero & Shokol (1982) Khởi sự kinh doanh là một sự kiện bị tác
động bởi những thay đổi trong đời sống của con ngƣời , quyết định một cá nhân
thành lập một doanh nghiệp (hành động khởi sự kinh doanh) phụ thuộc vào những
thay đổi quan trọng trong cuộc sống của cá nhân đó và thái độ của cá nhân đối với
việc khởi sự kinh doanh hay bị thúc đẩy từ ý định khởi sự kinh doanh.
Acs & Laszlo

(2007) cho rằng Khởi sự kinh doanh là quá trình bắt đầu

một doanh nghiệp mới, một doanh nghiệp mới là doanh nghiệp có biên chế trên số 0
trong bất kỳ năm nào và không tồn tại trong năm trƣớc, việc tạo ra doanh nghiệp
mới là thƣớc đo quan trọng trong việc khởi sự kinh doanh, khi bắt đầu một doanh
nghiệp mới là một trong những cách chủ yếu để doanh nhân đƣa những ý tƣởng mới
ra thị trƣờng, nói cách khác khởi sự kinh doanh có thể đại diện cho việc thƣơng mại
hóa các ý tƣởng.


10

Low & MacMillian (1988) cho rằng, khởi sự kinh doanh là việc tạo ra một
doanh nghiệp mới với tất cả các nhu cầu và sự thực hiện của nó. Những doanh
nghiệp mới này ngày càng tăng trong nền kinh tế cạnh tranh và toàn cầu hóa, là một
bộ phận không thể tách rời của sự tinh vi về kinh doanh, sự đổi mới và tính doanh
nghiệp đóng góp vào khả năng cạnh tranh của quốc gia.
Theo Iversen và cộng sự (2005) khởi sự kinh doanh là quá trình bằng cách
con ngƣời sẽ mang những đổi mới (hàng hóa, dịch vụ, quy trình…) đến với ngƣời
tiêu dùng, quá trình này mang tính năng động theo đó các doanh nhân mang những
đổi mới cho thị trƣờng thay thế các doanh nghiệp (hoặc sản phẩm, quy trình ) không

còn cạnh tranh, đồng thời gây áp lực lên các công ty hiện có, các hoạt động kinh
doanh mang sự đổi mới cho thị trƣờng và dẫn đến sự biến đổi về kinh tế.
Theo Ngoc Khuong & Huu An (2016) , Khởi sự kinh doanh là quá trình tạo
ra liên doanh mới hoặc tổ chức mới thông qua quá trình đó một vài giá trị sẽ đƣợc
tạo ra từ không có gì bằng cách đóng góp thời gian, nổ lực làm việc, tiền và chấp
nhận rủi ro để đạt đƣợc phần thƣởng thực sự (ví dụ nhƣ sự hài lòng hoặc tự chủ cá
nhân) và những phần thƣởng bên ngoài (ví dụ nhƣ các phần thƣởng liên quan đến
tiền).
Có rất nhiều khái niệm nói về khởi sự kinh doanh của các tác giả khác nhau
nhƣng nhìn chung các khái niệm có điểm chung khi nói về khởi sự kinh doanh, các
tác giả đều cho rằng khởi sự kinh doanh là việc bắt đầu một doanh nghiệp mới hay
một tổ chức kinh doanh mới với các nổ lực và mong muốn nhằm mục đích đƣa các
ý tƣởng của ngƣời khởi sự kinh doanh vào thị trƣờng để có thể tìm kiếm lợi nhuận
thông qua tổ chức mới hay doanh nghiệp mới của mình.
Bài nghiên cứu này sử dụng khái niệm khởi sự kinh doanh theo quan điểm
cho rằng khởi sự kinh doanh là một quá trình mà cá nhân tạo ra một công việc kinh
doanh để có thể đƣa những ý tƣởng của mình tiếp cận với thị trƣờng nhằm mục đích
tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc kinh doanh.


11

2.1.2. Khái niệm ý định khởi sự kinh doanh
2.1.2.1. Khái niệm ý định
Khi nói về ý định ta có thể xem xét một số khái niệm về ý định của các tác
giả có liên quan trong những nghiên cứu trƣớc đây.
Assagioli (1973) cho rằng ý định đƣợc hiểu nhƣ là sự sẵn lòng của cá nhân
hoặc có kế hoạch tham gia vào một hành vi cụ thể, ý định đƣợc dùng để dự đoán
cho một hành vi trong tƣơng lai.
Theo Ajzen (1991) ý định đƣợc hiểu là trạng thái của tâm trí nó hƣớng sự

chú ý của cá nhân, những kinh nghiệm, hành động hƣớng đến những việc cụ thể tức
là mục tiêu hay cách thức đạt đƣợc một điều gì đó, nó nhƣ là một yếu tố tâm lý độc
lập hoạt động thông qua sự quan tâm, chú ý của cá nhân, giữ những ý tƣởng dự định
và sự ƣng thuận ban đầu về hành vi dự định.
Krueger và cộng sự (2000) thì cho rằng những ý định đƣợc cho là điều quan
trọng để hiểu rõ những hành vi mà một cá nhân sẽ thực hiện, có thể sẽ có sự khác
biệt giữa hành vi dự định và hành vi thực tế, tuy nhiên nó đƣợc xác định là một
trong những xu hƣớng của hành động để hƣớng tới một cái gì đó theo một cách nhất
định và nó là dự báo nhất quán của hành vi thực tế.
Thông qua các khái niệm khác nhau về ý định, ta có thể thấy rằng các tác
giả đƣa ra khái niệm ý định đều cho rằng : ý định là một dấu hiệu cho hành vi, ý
định sẽ giúp định hình hành vi xảy ra trong tƣơng lai và là một trạng thái tâm lý sẽ
hƣớng hành vi đến những gì đƣợc xem là ý định hay dự định từ trƣớc.

2.1.2.2. Khái niệm ý định khởi sự kinh doanh
Có rất nhiều tác giả đƣa ra các khái niệm liên quan đến ý định khởi sự kinh
doanh, một số khái niệm về ý định khởi sự kinh doanh tiêu biểu mà bài nghiên cứu
tham khảo.


12

Theo Krugger & BraZeal (1994) ý định khởi sự kinh doanh đƣợc định nghĩa
là việc cam kết để tạo ra một doanh nghiệp mới và chúng đóng vai trò là chìa khóa
an toàn cho hành vi kinh doanh sau này.
Shapero & Shokol (1982) thì cho rằng ý định khởi sự kinh doanh là việc tạo
ra một công việc kinh doanh mới hoặc tạo ra những giá trị mới trong công việc kinh
doanh hiện tại , ý định khởi sự kinh doanh đóng vai trò nhƣ một mối liên kết giữa
doanh nhân (ngƣời sáng lập) với tƣ cách là một cá nhân với bối cảnh mà công việc
kinh doanh đƣợc tạo ra.

Theo Birds (1988) ý định khởi sự kinh doanh đề cập đến các cá nhân mà
trạng thái của suy nghĩ hƣớng đến việc tạo ra công việc kinh doanh mới, phát triển
một nhận thức kinh doanh mới hoặc tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp hiện tại,
đây là yếu tố quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho công việc kinh doanh mới
đƣợc tạo ra và có tác động đáng kể đến sự thành công cũng nhƣ tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp.
Theo Dell (2008) định nghĩa ý định khởi sự kinh doanh là sự sẵn lòng của
các cá nhân để thực hiện hành vi kinh doanh, tham gia vào các hoạt động kinh
doanh, tự làm chủ hoặc thành lập một tổ chức kinh doanh mới, nó thƣờng gắn liền
với tham vọng, những động lực bên trong và cảm giác tự làm chủ của một cá nhân.
Có nhiều khái niệm về ý định khởi sự kinh doanh, nghiên cứu của luận văn
sử dụng khái niệm cho rằng ý định khởi sự kinh doanh là sự sẵn sàng để thực hiện
hành vi kinh doanh thông qua việc làm chủ hành vi kinh doanh hoặc thành lập tổ
chức kinh doanh của riêng mình đồng nghĩa với việc sẽ khởi sự kinh doanh (khởi
nghiệp) trong tƣơng lai nếu nắm bắt đƣợc các cơ hội và nguồn lực cần thiết.


13

2.2. Các nhân tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh
2.2.1. Mô hình hành vi hoạch định
Lý thuyết hành vi có kế hoạch cho rằng hành vi của con ngƣời là kết quả
của dự định thực hiện hành vi và khả năng kiểm soát của họ. Lý thuyết TPB này
đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về hệ thống thông tin và
marketing trƣớc khi đƣợc các nhà nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khởi sự
kinh doanh.

Hình 2.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB
(Nguồn: Ajzen, 1991)
Dự định thực hiện hành vi chịu tác động của 3 yếu tố

 Thái độ của cá nhân đối với hành vi : thể hiện mức độ đánh giá tiêu cực
hoặc tích cực của cá nhân về việc khởi sự kinh doanh. Đó không chỉ đơn


14

giản là cảm giác của cá nhân mà bao hàm cả việc cân nhắc đánh giá giá trị
của hành vi (khởi sự kinh doanh) nó có khả năng đem lại lợi nhuận, có nhiều
ƣu điểm hơn hay không . Thái độ còn đƣợc hiểu nhƣ là việc đánh giá thẩm
định những thuận lợi hay khó khăn đối với hành vi, nhận thức của cá nhân về
việc thực hiện các hành vi.
 Ý kiến người xung quanh : khái niệm này đo lƣờng các áp lực của xã hội
mà một cá nhân tự cảm nhận đƣợc về việc tiến hành hoặc không tiến hành
các hành vi (khởi sự kinh doanh). Cụ thể, nó là dự cảm của một cá nhân về
việc những ngƣời xung quanh có ủng hộ quyết định hành vi của mình hay
không, thể hiện sự ủng hộ, quan tâm, phản đối của những ngƣời xung quanh
đối với hành vi sẽ thực hiện.
 Cảm nhận về khả năng kiểm soát hành vi : đƣợc định nghĩa là quan niệm
của cá nhân về độ khó hoặc dễ trong việc hoàn thành các hành vi (tôi thấy là
tôi có khả năng làm và đủ nguồn lực để làm một việc nào đó không), tuy
nhiên, cảm nhận về khả năng kiểm soát hành vi khác với khái niệm cảm nhận
về tự tin khởi sự kinh doanh ở chỗ cảm nhận về khả năng kiểm soát hành vi
không chỉ đơn thuần là dự cảm về việc có thể thực hiện đƣợc hành vi mà còn
là cảm nhận về việc có khả năng kiểm soát hành vi (khởi sự kinh doanh).
Dựa vào mô hình hành vi hoạch định, ta có thể thấy rằng hành vi đƣợc
dẫn dắt từ ý định từ trƣớc chứ nó không xảy ra ngẫu nhiên và ý định về hành
vi sẽ định hƣớng cho hành vi trong tƣơng lai trên cơ sở cho rằng việc khởi sự
kinh doanh là một hành vi đƣợc hình thành từ các yếu tố nhƣ thái độ đối với
việc khởi sự kinh doanh, cảm nhận về tính khả thi của hành vi khởi sự kinh
doanh, cảm nhận về ý kiến xung quanh đối với việc khởi sự kinh doanh để từ

đó hình thành ý định và dẫn đến hành vi khởi sự kinh doanh.


15

2.2.2. Các nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh
Tình hình trong và ngoài nƣớc có rất nhiều nghiên cứu nói về ý định khởi sự
kinh doanh. Các dòng nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh trên thế giới tạm
thời có thể chia thành 2 dòng nghiên cứu chính : dòng nghiên cứu về các đặc điểm
cá nhân, ngữ cảnh và dòng nghiên cứu dựa vào lý thuyết hành vi hoạch định.
Nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân, ngữ cảnh nghĩa là các cá nhân có ý
định khởi sự kinh doanh thì phải hội tụ một số đặc điểm sau và không dựa trên nền
tảng của mô hình dự đinh khởi sự kinh doanh của Ajzen hay krueger, shapero và
Sokol. Theo Abir và cộng sự (2014) các dòng nghiên cứu về đặc điểm cá nhân và
ngữ cảnh cho thấy có 4 nhóm yếu tố chính tác động đến ý định khởi sự kinh doanh
của cá nhân gồm : nhóm nhân tố đặc điểm cá nhân (sự tự tin, chấp nhận rủi ro, nhu
cầu thành tựu, sáng tạo), các nhân tố có liên quan đến bối cảnh (văn hóa, xã hội,
kinh tế, chính trị…), các nhân tố liên quan đến động lực các nhân (mong muốn thu
nhập cao, mong muốn được an toàn hơn, mong muốn địa vị xã hội), các nhân tố
nhân khẩu học (tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, kinh nghiệm kinh doanh) 4 nhóm
nhân tố này sẽ tác động đến ý định khởi sự kinh doanh của một cá nhân, tiêu biểu
trong dòng nghiên cứu về đặc điểm cá nhân và ngữ cảnh :
 Nghiên cứu của Kamal và cộng sự (2007) về các tính cách cá nhân (một số
đặc điểm tâm lý) ảnh hƣởng đến ý định khởi sự kinh doanh cho rằng ý định
khởi sự kinh doanh của các cá nhân bị ảnh hƣởng mạnh bởi các đặc tính cá
nhân nhƣ : nhu cầu thành tựu, khả năng tự kiểm soát hành vi, sáng tạo, chấp
nhận rủi ro, tự tin, chấp nhận sự mơ hồ kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu
tố nhu cầu thành tựu, khả năng tự kiểm soát hành vi, chấp nhận rủi ro, sáng
tạo, tác động đến ý định khởi sự kinh doanh của một cá nhân, nghiên cứu
này với quan điểm cho rằng các cá nhân có những đặc điểm đƣợc liệt kê thì

sẽ có ý định khởi sự kinh doanh mạnh hơn các cá nhân không hội tụ những
đặc điểm này.


×