Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tác động của giáo dục lên tăng trưởng kinh tế của một số nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

LÊ VÂN ANH

TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC LÊN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

LÊ VÂN ANH

TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC LÊN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN

CHUYÊN NGÀNH:

KINH TẾ PHÁT TRIỂN

MÃ SỐ:


60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tác giả với sự
hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Hoàng Bảo. Nội dung, kết
quả nghiên cứu của luận văn này là hoàn toàn trung thực. Tất cả các nguồn tài liệu
tham khảo đã được công bố đầy đủ.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng
Ký tên

Lê Vân Anh

năm


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ........................... 1

1.1. Giới thiệu ...................................................................................................... 1
1.2. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
1.3.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 2
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.5. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3
1.6. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3
1.7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
1.8. Ý nghĩa nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.8.1. Ý nghĩa lý luận ....................................................................................... 4
1.8.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 4
1.9. Kết cấu luận văn............................................................................................ 4
CHƯƠNG 2: .......................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KHÁI NIỆM VỀ GIÁO DỤC VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ ............................................................................................. 6
2.1. Giới thiệu ...................................................................................................... 6
2.2. Các khái niệm ............................................................................................... 6
2.2.1. Giáo dục, vốn con người trong tương quan với tăng trưởng kinh tế ........ 6
2.2.2. Tăng trưởng kinh tế ................................................................................ 8
2.3. Vai trò của giáo dục tới tăng trưởng kinh tế ................................................ 10


2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục ............................................................ 16
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ............................................ 19
2.5.1. Nguồn nhân lực ..................................................................................... 19
2.5.2. Những nguồn lực tự nhiên: ................................................................... 20
2.5.3. Trữ lượng vốn....................................................................................... 20
2.5.4. Phát triển công nghệ ............................................................................. 21
2.5.5. Các yếu tố chính trị và xã hội, thể chế: ................................................. 21

2.6. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ........................................................... 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 35
CHƯƠNG 3: ........................................................................................................ 36
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ TẠI VIỆT NAM ............................................................................................ 36
3.1 Tổng quan về giáo dục tại Việt Nam ............................................................ 36
3.2. Sơ lược hiện trạng giáo dục và tác động của nó vào tăng trưởng kinh tế Việt
Nam giai đoạn 1997-2015 ................................................................................. 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 44
CHƯƠNG 4: ........................................................................................................ 45
KHẢO SÁT, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA
GIÁO DỤC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT
TRIỂN VÀ VIỆT NAM....................................................................................... 45
4.1. Giới thiệu .................................................................................................... 45
4.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị ........................................................................ 45
4.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 46
4.3.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 46
4.3.1.1. Đo lường tăng trưởng kinh tế quốc gia ........................................... 46
4.3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 47
4.3.1.3. Đo lường biến nghiên cứu .............................................................. 50
4.3.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 50
4.3.3. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................ 51
4.2.3.1. Lý do chọn mẫu ............................................................................. 52


4.3.3.2. Quy trình chọn mẫu ........................................................................ 52
4.3.3.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu ........................................................... 53
4.3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................... 53
4.4. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 54
4.4.1. Thống kê mô tả ..................................................................................... 54

4.4.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ......................................................... 54
4.4.1.2. Trữ lượng vốn quốc gia (CAP) .......................................................... 54
4.4.1.3. Tổng lao động khả dụng (LAB) ......................................................... 56
4.4.1.4. Tỉ lệ học tiểu học (EDU1) .................................................................. 57
4.4.1.5. Chi tiêu chính phủ cho giáo dục trên chi tiêu công (EDU2) ............... 58
4.4.1.6. Chi tiêu chính phủ cho giáo dục trên GDP (EDU3) ............................ 60
4.4.1.7. Số lượng nghiên cứu khoa học và công nghệ A.................................. 61
4.4.2. Phân tích tương quan ............................................................................ 62
4.4.3. Phân tích hồi quy .................................................................................. 64
4.4.3.1. Kiểm định tác động cố định ............................................................... 66
4.4.3.1. Kiểm định tác động ngẫu nhiên.......................................................... 67
4.4.3.3. Kiểm định chọn mô hình: Kiểm định Hausman và kiểm định LM test
................................................................................................................... 68
4.4.3.3. Kiểm định tự tương quan và xử lý tự tương quan nếu có ................ 69
4.4.2. Kết luận mô hình .................................................................................. 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 73
CHƯƠNG 5: ........................................................................................................ 74
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ QUỐC GIA ...................................................................... 74
5.1. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 74
5.2. Định hướng tăng trưởng kinh tế năm 2020 .................................................. 74
5.2.1. Định hướng chung ................................................................................ 74
5.2.2. Định hướng cải thiện tăng trưởng kinh tế thông qua hiệu quả giáo dục . 76
5.2.2.1. Đối với giáo dục tiểu học ............................................................... 76
5.2.2.2. Đối với nghiên cứu khoa học.......................................................... 77


5.3. Hạn chế của đề tài ....................................................................................... 78
5.4. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt

Viết đầy đủ

FEM

Fixed effects model

GDP

Gross domestic product

GNP

Gross national product

IQ

Intelligence quotient

OCLD

Orgainization for Economic Co-peration and Development

REM


Random effects model

VIF

Variance inflation factor


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Các biến sử dụng trong mô hình ............................................................. 28
Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây ........................................................ 28
Bảng 3.1 Tỉ lệ chi cho giáo dục ở Việt Nam 1997-2015......................................... 40
Bảng 4.1 Các giả thiết nghiên cứu ......................................................................... 49
Bảng 4.2 Tóm tắt cách đo lường các biến .............................................................. 50
Bảng 4.3 Kết quả thống kê mô tả biến tăng trưởng GDP........................................ 54
Bảng 4.4 Kết quả thống kê mô tả biến vốn quốc gia CAP ...................................... 55
Bảng 4.5 Kết quả thống kê mô tả biến lao động quốc gia LAB .............................. 56
Bảng 4.6 Kết quả thống kê mô tả biến tỉ lệ học tiểu học EDU1.............................. 57
Bảng 4.7 Kết quả thống kê mô tả biến chi tiêu chính phủ cho giáo dục trên chi tiêu
công EDU2............................................................................................................ 59
Bảng 4.8 Kết quả thống kê mô tả biến chi tiêu của chính phủ cho giáo dục trên GDP
EDU3 .................................................................................................................... 60
Bảng 4.9 Kết quả thống kê mô tả biến số lượng nghiên cứu khoa học và công nghệ
A ........................................................................................................................... 61
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất cho
dữ liệu bảng (Pool OLS). ....................................................................................... 66
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy tác động cố định.......................................................... 67
Bảng 4.12 Kết quả hồi quy tác động ngẫu nhiên .................................................... 67
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định Hausman cho bộ dữ liệu .......................................... 69
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định LM test cho bộ dữ liệu ............................................ 69

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định hồi quy tác động ngẫu nhiên ................................... 69
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định xtest cho bộ dữ liệu ................................................. 70
Bảng 4.17 Kết quả kiểm định hồi quy tác động ngẫu nhiên ................................... 70


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1: Biểu đồ tỉ lệ chi cho giáo dục qua các năm ............................................. 41
Hình 3.2: Tăng trưởng kinh tế và chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 1997 2015 ...................................................................................................................... 42
Hình 3.3: Đồ thị số lượng nghiên cứu khoa học công nghệ hàng năm ở Việt Nam
( từ 2000 đến 2013) ............................................................................................... 43
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu tổng quát ............................................................... 46
Hình 4.2: Tóm tắt quy trình nghiên cứu ................................................................. 51
Hình 4.3: Phân tán đồ thể hiện tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và vốn........... 63
Hình 4.4: Phân tán đồ tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và lao động. ............... 65
Hình 4.5: Phân tán đồ thể hiện tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ học tiểu
học. ....................................................................................................................... 58
Hình 4.6: Phân tán đồ thể hiện tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và chi tiêu của
giáo dục trên chi tiêu công ..................................................................................... 59
Hình 4.7: Phân tán đồ thể hiện tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và chi tiêu của
giáo dục trên GDP. ................................................................................................ 60
Hình 4.8: Phân tán đồ thể hiện tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và số lượng
nghiên cứu khoa học công nghệ quốc gia............................................................... 62


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
1.1. Giới thiệu
Trong chương này, luận văn sẽ trình bày tổng quan bài nghiên cứu, bao gồm:

nêu lý do chọn đề tài, đặt ra mục tiêu nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên
cứu để thực hiện mục tiêu đã nêu.
1.2. Lý do chọn đề tài
Tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những mục tiêu cốt yếu của một quốc
gia, và có thể nói mục tiêu ấy phát triển dựa trên bốn yếu tố chính: tài nguyên tự
nhiên, nguồn vốn, trình độ phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực. Trong
đó, nguồn nhân lực đóng vai trò như nguyên khí phát triển của một quốc gia và chịu
tác động chủ yếu từ hệ thống giáo dục của quốc gia đó. Xét tổng quan, tác động
giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế có thể nói là một mối quan hệ hai chiều: Giáo
dục tác động đến sự tăng trưởng kinh tế, quyết định đến sự ổn định và tăng trưởng
của kinh tế; ngược lại, nền kinh tế quốc gia quốc gia và đường hướng phát triển của
nó hình thành nên và yêu cầu một hệ thống giáo dục phù hợp. Trong thời đại cách
mạng khoa học và công nghệ hiện nay, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức. Chất lượng nguồn nhân lực, tri thức con
người phải thông qua giáo dục và đào tạo mới có được. Do vậy, nâng cao dân trí,
đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người Việt Nam trên cơ sở phát triển
giáo dục và đào tạo là động lực của sự phát triển kinh tế tri thức, là vấn đề có ý
nghĩa sống còn trước xu thế toàn cầu hoá.
Vậy cụ thể giáo dục tác động đến tăng trưởng kinh tế như thế nào? Mặc dù các
nhà nghiên cứu từ trước tới nay luôn có một mối quan tâm vô cùng lớn trong mối
quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế, các dẫn chứng từ nghiên cứu tìm
được vẫn còn khá mong manh vì nhiều nguyên nhân khách quan. Có hai chiều tác
động riêng biệt giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế: giáo dục sẽ thúc đẩy sự đổi
mới dẫn đến năng suất cao hơn về góc độ năng suất lao động, đầu tư cho giáo dục
cũng nằm trong chi tiêu công, phát triển trong giáo dục đưa quốc gia phát triển theo
cấp số nhân. Ngược lại một nước phát triển cao hơn cũng sẽ tăng cường chất lượng


2


giáo dục quốc gia đó đến một mức độ nhất định; cụ thể như môi trường học tập
nghiêm túc, các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao. Do đó ở góc độ nền tảng
nghiên cứu, có nhiều lý do rất cơ bản cho chúng ta kỳ vọng ở mối quan hệ giữa giáo
dục và tăng trưởng kinh tế. Thứ nhất, về mặt trực giác, ta có thể thấy rằng mức sống
đã tăng lên rất nhiều đối với vài thập kỷ trước do giáo dục tốt hơn. Kể từ khi cuộc
cách mạng công nghiệp và nhiều cải tiến về công nghệ, con người trên khắp thế giới
giờ đây có thể tận hưởng một đường cong U lợi ích cao hơn dựa trên hàng hóa mà
họ tiêu thụ. Dù chỉ với những quan sát thông thường nhất, có một thực tế không thể
phủ nhận đó là có một mối liên hệ giữa tiến bộ khoa học và kiến thức thu được từ
hệ thống giáo dục tốt hơn.
Chúng ta đều biết tầm quan trọng của đầu tư cho giáo dục đối với sự phát triển
của một quốc gia cả về chất và lượng nhưng cụ thể để tối ưu hóa hiệu quả của đầu
tư giáo dục cho tăng trưởng kinh tế, cần phải đầu tư như thế nào thì hiệu quả? Đề tài
"Tác động của giáo dục lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển và Việt
Nam" kế thừa từ các nghiên cứu trước đây, đánh giá vai trò của của giáo dục vào
tăng trưởng một kinh tế, tìm hiểu mối tương quan cụ thể giữa giáo dục và tăng
trưởng kinh tế với trường hợp của Việt Nam. Đề tài này đã được nghiên cứu nhiều ở
các quốc gia phát triển và đang phát triển, tuy nhiên trong tầm hiểu biết của tác giả,
thì đề tài nghiên cứu này ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Thông qua nghiên cứu đề tài
này, tác giả muốn đóng góp một phần những tìm hiểu về hiệu quả trong đầu tư giáo
dục, tìm hiểu mối tương quan giữa đầu tư cho giáo dục và GDP liệu có phải là đồng
biến hay không, nếu đồng biến thì phương thức đầu tư như thế nào và phân bổ ra
sao để đạt hiệu quả tối ưu, tìm hiểu về mối quan hệ giữa công nghệ tác động vào
giáo dục với tăng trưởng kinh tế để đề xuất ra giải pháp và phương hướng đầu tư
hiệu quả chung cho giáo dục hiện nay. Nghiên cứu này cũng có ý nghĩa ở góc độ cá
nhân trong trường hợp áp dụng nghiên cứu này vào phân bổ hiệu quả đầu tư trong
danh mục đầu tư cá nhân để phát triển vốn con người.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung



3

Nghiên cứu tập trung vào mục tiêu chính:
Phân tích và kiểm định các yếu tố giáo dục tác động đến tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam và các nước đang phát triển giai đoạn 1997 – 2015.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Tổng hợp lý thuyết tổng quan về tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Tổng quan các nghiên cứu đã có để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế quốc gia, sau đó xây dựng mô hình nghiên cứu.
Phân tích và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế với dữ
liệu vĩ mô của các quốc gia giai đoạn 1997-2015
Thông qua nghiên cứu thực tiễn để khuyến nghị các giải pháp nhằm năng cao
tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung thông
qua việc phát triển giáo dục.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Với các mục tiêu đã nêu, luận văn đặt ra các câu hỏi cần giải quyết như sau:
Những nhân tố giáo dục nào ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế?
Mức độ tác động của giáo dục đến tăng trưởng kinh tế như thế nào?
1.5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là: mối tương quan giữa giáo dục vào tăng trưởng kinh
tế các nước đang phát triển và Việt Nam.
1.6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này dựa trên nền tảng nghiên cứu đánh giá tác động của đầu tư
giáo dục vào tăng trưởng của các quốc gia điển hình, so sánh phân tích rồi rút ra
kinh nghiệm để ứng dụng phân tích cụ thể với trường hợp Việt Nam, được thực
hiện trong phạm vi với số liệu vĩ mô lấy từ các quốc gia từ năm 1997 đến năm
2015. Để phục vụ mô hình nghiên cứu định lượng, luận văn đã khảo sát cụ thể 16
quốc gia đang phát triển bao gồm Việt Nam trên các chỉ số tương tự. Danh sách các
quốc gia được thực hiện để thu thập dữ liệu được liệt kê ở phần phụ lục 1.

1.7. Phương pháp nghiên cứu


4

Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy thông qua tiếp cận mô hình tân cổ điển
cụ thể là mô hình Solow-Swan để đánh giá tác động của đầu tư giáo dục vào tăng
trưởng kinh tế. Phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài là phương pháp
nghiên cứu định lượng. Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu vĩ mô của các quốc gia
qua các năm, tác giả loại bỏ những quan sát không đầy đủ thông tin trước khi tiếp
tục xử lý. Sau đó nghiên cứu tiến hành phân tích thống kê mô tả; phân tích tương
quan; phân tích hồi quy theo phương pháp ước lượng hồi quy nhỏ nhất cho dữ liệu
bảng (Pool-OLS), mô hình hồi quy các yếu tố cố định (Fixed Effects Model) và mô
hình hồi quy các yếu tố biến đổi (Random Effects Model) đối với dữ liệu bảng cân
bằng. Sau đó sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn phương pháp phù hợp cho
nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata để phân tích dữ liệu.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để
khái quát lý thuyết về các vấn đề nghiên cứu có liên quan làm cơ sở đề xuất mô
hình tác động của giáo dục đến tăng trưởng kinh tế.
1.8. Ý nghĩa nghiên cứu
1.8.1. Ý nghĩa lý luận
Phân tích và tổng hợp các kết quả của những nghiên cứu trước đây có liên
quan đến mục tiêu nghiên cứu để làm cơ sở đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp ở
Việt Nam và tham khảo cho các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này ở tương lai.
1.8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tổng hợp sơ lược lại các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, đặc biệt chú trọng vào yếu tố giáo dục, nên đầu tư
cho quốc gia chú trọng theo hướng cụ thể nào.
Kết quả nghiên cứu phục vụ cho các nhà quản lý chính sách công, đặc biệt là
các chính sách giáo dục, từ đó có đưa ra các gợi ý chính sách định hướng phù hợp.

1.9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài nghiên cứu này gồm
5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về luận văn


5

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các khái niệm về giáo dục và tăng trưởng kinh tế
Chương 3: Tổng quan về giáo dục và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Chương 4: Khảo sát, kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến giáo
dục và tăng trưởng kinh tế
Chương 5: Kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả giáo dục và
tăng trưởng kinh tế.


6

CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KHÁI NIỆM VỀ GIÁO DỤC VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ
2.1. Giới thiệu
Chương 1 đã giới thiệu sơ lược cơ bản về luận văn. Chương 2 sẽ trình bày cơ
sở lý thuyết và tổng quát một số nghiên cứu trước đây về giáo dục và tăng trưởng
kinh tế ở các nước.
2.2. Các khái niệm
2.2.1. Giáo dục, vốn con người trong tương quan với tăng trưởng kinh tế
Khái niệm giáo dục theo nghĩa chung là quá trình mà thông qua hoạt động
giảng dạy, nghiên cứu hay đào tao đưa kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một
nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giáo dục thường diễn

ra dưới sự hướng dẫn và giảng dạy của người khác nhưng cũng có thể do tự học
dưới nhiều hình thức. Tóm lại, trải nghiệm hay quá trình nào xảy ra mà có ảnh
hưởng đáng kể lên cách mà con người suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có
thể được xem là có tính giáo dục. Trong xã hội, người lớn giáo dục người trẻ những
kiến thức và kỹ năng cần phải thông thạo và cần trao truyền lại cho thế hệ tiếp theo.
Sự phát triển văn hóa, và sự tiến hóa của loài người, phụ thuộc vào lề lối trao truyền
tri thức này. Để đánh giá một hệ thống giáo dục quôc gia hiệu quả cần dựa trên các
tiêu chí như tính truyền giao tri thức hiệu quả , tăng hiệu quả phát triển kinh tế - xã
hội và nâng cao vốn con người và chất lượng sống của con người.
Theo các lý thuyết kinh tế, đầu tư đem lại sự phát triển và tăng trưởng kinh tế
cho quốc gia theo cấp số nhân. Nếu như nguồn vốn tài chính trực tiếp đem lại phát
triển kinh tế tài chính, thì việc đi học ở trường, khóa đào tạo về máy tính, chi tiêu
cho chăm sóc y tế, chi tiêu cho một khoá học đàn hay vẽ,.cũng chính là vốn. Chúng
góp phần cải thiện thu nhập, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, hay trang bị
thêm những thói quen tốt cho cá nhân trong phần lớn cuộc đời con người. Do vậy,
các nhà kinh tế xem chi tiêu cho giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, và v.v… là đầu tư
vào vốn con người. Chúng được gọi là vốn con người vì con người không thể tách


7

rời khỏi kiến thức, kỹ năng, sức khỏe, hay những giá trị khác của bản thân giống
như kiểu tách rời con người khỏi tài sản tài chính và tài sản vật chất của họ.
Vốn con người (Schultz T. W., 1971) là yếu tố xác định chất lượng nguồn lao
động, mà như ta luôn biết, lao động là yếu tố quan trọng cấu thành nên nền kinh tế.
Vì vậy vốn con người là một trong những yếu tố tạo nên tăng trưởng kinh tế, yếu tố
này không có sẵn ở các quốc gia như nguồn vốn vật chất vì vậy chất lượng của hoạt
động giáo dục và đào tạo đóng vai trò then chốt quyết định đến giá trị vốn con
người của quốc gia đó. Khi xã hội càng phát triẻn, vốn con người với đại diện của
nó là tri thức mới, kỹ năng mới, khả năng ứng dụng thay đổi quá trình sản xuất và

khả năng nó kết hợp với các yếu tố khác sẽ làm tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nếu
theo cấp độ vi mô, tăng lên vốn con người là trung tâm cho sự khác biệt về cấu trúc
tiền lương và phân phối thu nhập của các nhân. Nếu xét ở cấp độ vĩ mô, vốn con
người chính là yếu tố được coi như trung tâm của nền kinh tế. Các nước đang phát
triển và các nước phát triển cũng sẽ có sự khác nhau về vốn con người khi xét ở góc
độ vi mô và cả vĩ mô như đánh giá bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn con người hay
khan hiếm vốn con người. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận trên vốn con người và khan
hiếm vốn con người ở các nước đang phát triển lớn hơn các nước phát triển
(Mincer,1981) .
Giáo dục - đào tạo và chăm sóc y tế là đầu tư quan trọng cho con người, nâng
cao vốn con người. Từ trực quan cũng như nhiều nghiên cứu đã chứng minh giao
dục trung học và đại học ở các nước phát triển như Mỹ, Úc hoặc một số quốc gia
tương tự sẽ góp phần cải thiện thu nhập cá nhân rất đáng kể dù có trừ khi các chi
phí trực tiếp và cả gián tiếp. Tác động này không chỉ ở một thời kỳ mà có tác động
cả từ thế hệ này sang thế hệ khác gián tiếp ví dụ một đứa trẻ có bố mẹ có chỉ số IQ
cao thì khả năng cao là đứa trẻ đó cũng IQ cao như thế. Bằng chứng tương tự tồn tại
trong nhiều năm nay đã xuất hiện ở nhiều quốc gia có sự khác biệt về hệ thống kinh
tế và thể chế chính trị.
Dựa trên các nghiên cứu về giáo dục và vốn con người trước nay có thể tạm
chia tiêu chuẩn để đo lường vốn con người thành 3 phương pháp tiếp cận: (1) Tiếp


8

cận theo đầu ra như tỷ lệ nhập học, thành tựu học tập hoặc số năm đi học trung bình
(2) Tiếp cận theo chi phí dùng để chi trả cho thu thập kiến thức (3) Tiếp cận theo
thu nhập dựa trên quan hệ chặt chẽ với lợi ích của mỗi cá nhân đạt được từ đầu tư
giáo dục và đào tạo (Kwon, Dae-Bong, 2009).
Bài nghiên cứu này sử dụng hai cách tiếp cận là chi tiêu cho giáo dục của quốc
gia và tỉ lệ hoàn thành bậc tiểu học trên người trưởng thành

2.2.2. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế có thể được đo lường bằng GDP - tổng sản phẩm quốc nội
hay GNP - tổng sản phẩm quốc gia hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc
PI - thu nhập bình quân đầu người
Nghiên cứu này sử dụng tổng sản phẩm quốc nội trong phân tích định lượng.
Tổng sản phẩm quốc nội là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ở một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình
quân đầu người trong một thời gian nhất định vì vậy nó thể hiện sự thay đổi về
lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên, khi xét đến tăng trưởng, cũng cần xét đến yếu tố
bất bình đẳng, vì ở một số quốc gia, dù có thể có GDP hay PI cao, nhưng người dân
vẫn nghèo khổ vì mức độ bất bình đẳng quá cao.
Nếu như tăng trưởng kinh tế chỉ xét về lượng thì khái niệm phát triển mang
nội hàm rộng hơn cả về chất (như phúc lợi xã hội, điều kiện sống, tuổi thọ) và
lượng. Phát triển kinh tế đồng thời còn tạo ra những thay đổi về cơ cấu kinh tế như
tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng khu vự công nghiệp dịch vụ. Từ đó nó
như quá trình hoàn thiện nền kinh tế ở nhiều khía cạnh bao gồm kinh tế - xã hội,
môi trường, thể chế chính trị trong một thời gian nhất định, đảm bảo cho quốc gia
tăng GDP đi kèm với tăng mức độ hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống.
Có hai quá trình chính tạo nên sự tăng trưởng kinh tế: quá trình tích luỹ tài sản
(như vốn, lao động, và đất đai) và quá trình đầu tư những tài sản này một cách hiểu
quả hơn. Tiết kiệm và đầu tư là cốt yếu, nhưng tăng trưởng đến từ đẩy mạnh hoạt
động đầu tư. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế


9

như chính trị xã hội bao gồm chính sách chính phủ, sự ổn định chính trị và kinh tế,
trình độ giáo dục và điều kiện y tế, môi trường sống, tài nguyên thiên nhiên.
Mức tăng trưởng tuyệt đối (mức chênh lệch giữa GDP trong hai kỳ cần so

sánh), tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đều
có thể được dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế trong một giai đoạn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô
kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước.
Đo lượng tăng trưởng kinh tế bằng đơn vị phần trăm (%). Nếu biểu diễn bằng công
thức toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%)
Trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô
kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP
(hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP)
thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng
trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
Các mô hình tăng trưởng được đưa ra để giải thích nguồn gốc tăng trưởng. Có
thể kể đến các mô hình nổi tiếng như David Ricardo, Harrod-Domar, Solow và các
mô hình tương tự.
Mô hình David Ricardo với luận điểm cơ bản coi nguồn gốc của tăng trưởng
kinh tế đến từ đất đai sản xuất nông nghiệp. Nhưng đất là nguồn lực có hạn, do đó
người sản xuất phải sử dụng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của
chủ đất thu được ngày càng giảm, dẫn đến chí phí sản xuất nhu yếu phẩm cao, giá
cả hàng hóa nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư
bản công nghiệp giảm. Lợi nhuận là nguồn để đầu tư vậy nên lợi nhuận giảm đồng
nghĩa với đầu tư giảm từ đó giảm tăng trưởng kinh tế. Theo đó, việc đất nông
nghiệp có hạn dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp
và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế, dù đất
nông nghiệp có hạn, mức tăng trưởng các quốc gia vẫn ngày càng tăng nên mô hình
này không giải thích được nguyên do tăng trưởng.


10

Các mô hình tăng trưởng Tân cổ điển tiêu biểu cho rằng tăng trưởng kinh tế

dựa vào sự tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp trong đó lao động
(Labor) là yếu tố chính, còn yếu tố còn lại là tăng năng suất do đầu tư và khoa học
kỹ thuật lên nền kinh tế.
Mô hình Harrod-Domar lại cho rằng lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản
xuất tăng lên là nguồn gốc tăng trưởng kinh tế.
Quan điểm của Robert Solow (1956) xây dựng mô hình với luận điểm cơ bản
là sự khác biệt trong tăng trưởng kinh tế ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, tăng
yếu tố sản xuất sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Trong dài hạn, nếu tăng yếu tố sản
xuất không dẫn đến tăng trưởng thì điều này đồng nghĩa với nền kinh tế đang dạt
trạng thái dừng.
Tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn(K) và lao động (L) sẽ
có mức tăng trưởng khác nhau, đây là luận điểm chính giải thích nguồn gốc tăng
trưởng của các Mô hình Tân cổ điển.
2.3. Vai trò của giáo dục tới tăng trưởng kinh tế
Các nghiên cứu trước đây về nghiên cứu vai trò của giáo dục vào kinh tế chủ
yếu theo hai hướng chính độc lập nhau như sau: (i) ước lượng về tỉ lệ lợi ích của
giáo dục đem lại, đo lường bằng tiền trên cơ sở nền tảng kinh tế lao động vi mô, và
(ii) nghiên cứu tăng trưởng kinh tế vĩ mô các quốc gia hay các vùng/tỉnh với tăng
trưởng GDP xét ở trong nghiên cứu vốn con người (Trần Thọ Đạt, 2011).
Theo hướng nghiên cứu thứ nhất, các kết quả nghiên cứu cho thấy thành tích
của giáo dục là một biến số quan trọng để xác định thu nhập vi mô. Như trường hợp
của Singapore, giáo dục là một nhân tố quan trọng ở nước này khi quốc gia bắt đầu
quá trình tăng trưởng là trung tâm lao động có mức lương thấp nhưng sau đó mức
lương tăng lên cùng với việc mở rộng của giáo dục (Permani, R., 2009). Trường
hợp của Malaysia, giáo dục cũng là một nhân tố quan trọng quyết định thu nhập,
ngoài hai biến số là dân tộc và giới tính (Milanovic, 2006). Với Taiwan, lợi ích của
giáo dục đem lại cho quốc gia đối với những người lao động có bằng cao đẳng trở
lên đã tăng lên kể từ năm 1980 (Lin và Orazem, 2004).



11

Theo hướng nghiên cứu thứ hai là các mô hình khởi nguồn từ các lý thuyết
tăng trưởng nội sinh và sự kết hợp của nó với các đặc điểm của mô hình Tân cổ
điển, đi kèm với mở rộng các vấn đề xã hội như thể ché, chính sách chính phủ và
đặc biệt là tích luỹ vốn con người. Việc đo lường hiệu ứng tăng trưởng vốn con
người về cơ bản có nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên các
là cơ sở để các nhà nghiên cứu tin rằng nó mang lại nhiều đóng góp giá trị. Temple
(2001) khẳng định vốn con người có tương quan dương cho tăng trưởng trong nền
kinh tế và mức tác động của nó như thế nào cũng rất đáng quan tâm. Theo ông, với
bộ số liệu tốt hơn và các phương pháp phức tạp, chính xác hơn thì các kết quả ước
lượng về tăng trưởng vốn con người và tăng trưởng kinh tế sẽ được nghiên cứu sâu
và chính xác hơn. Điều này cũng phần nào đem lại hi vọng rằng những nghiên cứu
tăng trưởng vĩ mô trong tương lai có thể đo lường được kết quả thu được về lợi suất
xã hội mà giáo dục mang lại.
Để có tăng trưởng kinh tế phải có các nhân tố tất yếu: nhân tố tự nhiên, nhân
tố con người, các yếu tố vật chất do con người tạo ra (công nghệ, vốn). Trong bối
cảnh cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới đã và
đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, nguồn lực con người và vai trò của trí tuệ trở
thành trung tâm của sự phát triển. Nhân tố con người theo đó cần kết hợp với các
nhân tố tất yếu khác để quá trình sản xuất lao động ngày càng hiệu quả.
Xét ở góc độ kinh tế, con người là được xem là nguồn lực lượng lao động cơ
bản của xã hội, ở quá khứ hiện tại và tương lai. Nguồn lực này cần được chú trọng
cả về mặt chất và lượng. Mặt chất ở đây bao gồm thể chất và tinh thần, trí tuệ và sức
khoẻ, khả năng và phẩm chất con người. Lao động cùng với vốn và công nghệ là
đầu vào trực tiếp của quá trình sản xuất. Nếu người lao động có trình độ khoa học
công nghệ và kỹ năng cao thì tất yếu năng suất lao động sẽ cao hơn. Con người là
chủ thể chính, điều khiển, khai thác, sử dụng và phối hợp với các yếu tố sản xuất
khác. Vì vậy, điều kiện tiên quyết đối với phát triển một nền kinh tế tiên tiến đó là
người lao động cần được trang bị đầy đủ về mặt kỹ năng và kiến thức, trình độ ứng

dụng công nghệ và các nhân tố khác


12

Mặt khác, con người cũng là đối tượng khai thác các năng lực như thể chất
tinh thần trí tuệ, đóng góp vào tiến trình phát triển xã hội. Theo đó ta thấy mối quan
hệ hai chiều ở đây, con người vừa là chủ thể vừa là khách thể. Sự kết hợp của vốn
con người với vốn vật chất và công nghệ hiện đại là động lực của tăng trưởng kinh
tế.
Cuối cùng lại thì mục đích của tăng trưởng kinh tế thông qua mang lại sự thịnh
vượng về vật chất, cuối cùng là để đáp ứng và nâng cao nhu cầu sống của con
người. Theo đó con người không chỉ là nguồn lực, là động lực mà còn là mục đích
sâu xa của quá trình phát triển kinh tế. Việc đầu tư và sử dụng nguồn lực này hiệu
quả mang lại hiệu quả kinh tế quốc gia cao hơn và tiết kiệm việc sử dụng các tài
nguyên hữu hạn khác. Theo lịch sử phát triển và kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên
thế giới, ta thấy rằng phát triển nguồn lao động, đầu tư vào vốn con người mang lại
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định ví dụ như trường hợp của Singapore,
Finland, Nhật Bản và một số quốc gia khác. Mặt khác, hiệu ứng lan toả từ hiệu quả
giáo dục cũng sẽ mang lại sự công bằng xã hội và trao nhiều cơ hội hưởng thụ lợi
ích phát triển trong quốc gia.
Từ lịch sử phát triển chúng ta có thể thấy một quy luật: sự thịnh vượng và tiến
bộ của một qốc gia không bao giờ tách lời khỏi sự tiến bộ và thành công trong giáo
dục của quốc gia đó. Quốc gia nào coi nhẹ hoạt động giáo dục hay đầu tư cho vốn
con người, thậm chí coi trọng nhưng không đúng hướng hoặc không hiệu quả, hoặc
không đủ tri thức và khả năng để giáo dục hiệu quả thì việc nảy sinh các vấn đề xã
hội và sự thụt lùi về tăng trưởng kinh tế, đời sống xã hội là điều không tránh khỏi.
Kinh nghiệm rút ra ở đây là cần có đủ cả điều kiện về chất và lượng cho đầu tư
giáo dục. Tập trung và đầu tư đủ mạnh đủ nhiều, nhưng quan trọng hơn là cần đầu
tư đúng thì sẽ hướng đến sự tiến bộ trên con đường phát triển. Trái lại, nếu thiếu sự

đầu tư tức là về mặt lượng, hoặc nếu đầu tư sai hướng tức là về mặt chất thì việc
chậm phát triển hoặc thụt lùi là điều hiển nhiên.
Ví dụ điển hình cho nhận định này là trường hợp của Nhật Bản, đất nước
phương Đông có nhiều nét tương đồng về văn hoá và giáo dục với Việt Nam. Quốc


13

gia này vốn là một nước nghèo về tài nguyên, lại chịu ảnh hưởng thiên tai thường
xuyên và nhất là bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh nhưng từng vươn lên làm cường
quốc thứ hai thế giới. Thậm chí hiện này dù có thể không phải là quốc gia có GDP
cao nhưng chất lượng cuộc sống của Nhật Bản vẫn luôn ở mức cao so với thế giới
và là cường quốc về kinh tế và công nghệ. Một trong những nguyên do khiến nước
Nhật có sự phát triển thần kỳ đó chính là giáo dục. Giáo dục là cơ sở nền tảng và
động lực to lớn của phát triển xã hội ở Nhật. Học hỏi bí quyết từ Âu Mỹ và kế thừa
ảnh hưởng Nho giáo phương Đông, không làm mất đi bản sắc riêng lại nhận thức
được tác động của một nềnn giáo dục hiệu quả, đào tạo được những con người có
trình độ sáng tạo sẽ đem lại sức mạnh lớn thế nào cho quốc gia.
Giáo dục tác động trực tiếp tới kinh tế xã hội. Cụ thể:
Giáo dục tác động đến việc xoá đói giảm nghèo và sự công bằng xã hội:
Nguồn thu nhập của người nghèo chủ yếu dựa vào sức lao động và thu nhập của họ
thấp do lao động kém hiểu quả cùng với việc bị phân biệt đối xử trong xã hội. Giáo
dục đem lại giá trị lớn cho người lao động thông qua việc trao các cơ hội, các mối
quan hệ, mở rộng kiến thức và nâng cao kỹ năng cho người lao động để từ đó có thể
kiếm được thu nhập cao hơn.
Tác động tích cực của giáo dục đến đời sống con người, giảm tỉ lệ đói nghèo,
nâng cao chất lượng nguồn lao động và tăng cơ hội mình đẳng cho người lao động.
Tuy nhiên ngược lại thì sự đói nghèo và bất bình đẳng xã hội cũng chính là rào cản
cho tăng trưởng giáo dục. Vậy nên rất cần thiết để phát triển giáo dục đi kèm với
các hành động cải thiện đời sống lao động của người nghèo để họ tham gia quá trình

giáo dục hiệu quả, từ đó lại có tác động tích cực tới kinh tế xã hội quốc gia.
Giáo dục tác động tích cực đến đời sống con người bao gồm cả tình trạng sức
khoẻ. Việc có hiểu biết khoa học sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống và phòng ngừa
bệnh tật, từ đó gia tăng tuổi thọ, đặc biệt với phụ nữ. Theo nghiên cứu của
Worldbank cho thấy trình độ học vấn của phụ nữa và số con trong gia đình tỉ lệ
nghịch với nhau. Phụ nữ càng có trình độ thì càng sinh ít con, nhằm đảm bảo chất
lượng cuộc sống.


14

Khi nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa phát triển nguồn nhân lực và
đầu tư vào vốn vật chất, có sự thống nhất trong các lý thuyết về tăng trưởng và quản
điểm cho rằng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ sử dụng hiệu quả máy móc
thiết bị, nghĩa là có tác động gián tiếp tới khả năng sinh lợi ích của máy móc thiết
bị; ngược lại, vốn và vật chất cũng tác động ngược lại để đầu tư vào giáo dục với
tác động dương.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cũng chịu ảnh hưởng
sự quá trình phát triển nguồn nhân lực và vốn con người. Nguồn nhân lực và phát
triển vốn con người được coi như nhân tố quyết định của quá trình sản xuất phát
triển kinh tế đời sống xã hội. Mối quan hệ này là mối quan hệ hai chiều, chất lượng
nhân lực cao thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu tích cực theo hướng hiện đại
hoá. Ngược lại khi cơ cấu kinh tế càng hiện đại tiến bộ lại càng thúc đẩy và đòi hỏi
khả năng thích ứng của nguồn nhân lực với cơ cấu đó trên nhiều khía cạnh.
Để có sự phát triển vĩ mô bền vững như vậy, cần nâng cao vốn con người
thông qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để rồi từ đó nâng cao chất lượng
nhân lực. Trong quá trình xây dựng, cần chú trong việc giảm khoảng cách giàu
nghèo ở cấp độ quốc gia, tức là giảm khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa khu
vực nông thôn và thành thị thông qua việc nâng cao mức độ ứng dụng công nghệ
vào đời sống.

Do đó, phát triển nguồn nhân lực là sự gia tăng và nâng cao cả về mặt lượng
và mặt chất một cách toàn diện, tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và cơ cấu lao động theo hướng hiện đại và hiệu quả nhất, từ đó dẫn đến tăng
trưởng kinh tế toàn diện.
Ở góc độ cá nhân, giáo dục mang lại trình độ nhất định việc làm và thu nhập
cho mỗi cá nhân. Người có học vấn cao, kiến thức rộng và giàu kỹ năng thì có cơ
hội tìm kiếm việc lao cao hơn, tỉ lệ thất nghiệp của họ thấp hơn. Theo như nghiên
cứu cứu của Krueger và Lindahl, khi trình độ học vấn cao hơn 1% thì thu nhập
trung bình một năm của cá nhân tăng từ 5 đến 15%. Nghiên cứu của Becker cũng có


15

kết quả giống như vậy, tuy nhiên ông đề cập và nhấn mạnh thêm ảnh hưởng của
giới tính và chủng tộc vào mức thu nhập trung bình.
Theo lý thuyết vốn nhân lực của T.W. Schultz (1961) thì hoạt động giáo dục –
đào tạo đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân thông qua
nâng cao kỹ năng và khả năng sản xuất của người lao động.
Kết quả nghiên cứu của Worldbank về mối liên hệ giữa phát triển giáo dục và
đào tạo với tăng trưởng kinh tế và mức tăng thu nhập bình quân đầu người của quốc
gia với bộ dữ liệu gồm 113 nước co thấy giáo dục phổ thông đóng vai trò quan
trọng tới tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân. Ví dụ như Uganda, quốc gia
này có trình độ giáo dục tiểu học kéo dài trong 7 lớp, nếu công nhân của nông trại
có trình độ lớp 4 thì sản lượng nông trại tăng 7% so với nông trại không có ai đi
học, mức này sẽ là 13% so với trước nếu nâng lên trình độ là lớp 7 - hoàn thành bậc
tiểu học.
Tác động này cũng được mình chứng lên hàng loạt các nghiên cứu khác
nghiên cứu trên số năm đi học như trường hợp Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan.
Cụ thể với trường hợp các nước này thì cứ mỗi năm đi học sẽ làm tăng sản lượng
các nông trại lần lượt là 2%, 5% và 3%. Hơn thế nữa, các nghiên cứu cũng chỉ ra

vai trò của hiệu ứng lan toả giữa những người lao động, khi họ tăng năng suất chính
họ bằng hoạt động giáo dục, thì cũng tạo hiệu ứng lan truyền tích cực trong cộng
động xung quanh.
Các nghiên cứu khác của Worldbank về tăng trưởng kinh tế nhờ tích luỹ vốn
con người cũng đã khẳng định tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo vào nâng cao
chất lượng cũng như năng suất lao động từ đó dẫn tới tăng trưởng kinh tế. Phát triển
nguồn nhân lực được coi là trung tâm của sự phát triển đó và là nhân tố cơ bản làm
gia tăng hiệu quả sản xuất, từ đó tăng thu nhập cho người lao động.
Bên cạnh đó, ta cũng thấy tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực
đến công bằng xã hội. Khoảng cách về chất lượng cuộc sống dân cư giữa thành thị
và nông thôn rất xa, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cao, đặc biệt là vùng
sâu vùng xa và đồng bào miền núi do năng suất lao động thấp, hiệu quả lao động


×