Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
--------o0o---------

NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRƯƠNG THỊ HỒNG

TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của
cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Trương Thị Hồng.
Các thông tin số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực, tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Cường




MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................ 1
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu............................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2
1.4.1

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2

1.4.2

Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
1.5.1

Phương pháp nghiên cứu định tính ....................................................... 3

1.5.2


Phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................... 3

1.6 Đóng góp mới của luận văn ............................................................................ 3
1.7 Bố cục của luận văn ........................................................................................ 4
2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI......................................................................... 5
2.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn ................................................ 5


2.1.1

Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 5

2.1.2

Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 6

2.2 Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại ............................................... 7

3

2.2.1

Khái niệm năng lực tài chính của ngân hàng thương mại .................... 7

2.2.2


Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính ngân hàng thương mại .......... 8

2.2.3

Các phương pháp đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương

mại

12

2.2.4

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM ......... 15

2.2.5

Sự cần thiết phải nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương

mại

17

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007- 2016 ........................... 19
3.1 Phân tích thực trạng năng lực tài chính của các NHTM ở Việt Nam .......... 19

4


3.1.1

Tiêu chí mức độ an toàn vốn............................................................... 20

3.1.2

Tiêu chí chất lượng tài sản .................................................................. 25

3.1.3

Tiêu chí tỷ lệ chi phí hoạt động .......................................................... 28

3.1.4

Tiêu chí lợi nhuận ............................................................................... 30

3.1.5

Tiêu chí thanh khoản ........................................................................... 34

CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN

CỨU .......................................................................................................................... 38
4.1 Mô hình nghiên cứu...................................................................................... 38
4.2 Thu thập và xử lý dữ liệu.............................................................................. 40
4.3 Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 40
4.3.1
5

Kết quả mô hình hồi quy ..................................................................... 40


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP..................................................... 47


5.1 Kết luận......................................................................................................... 47
5.1.1

Kết quả đạt được của nghiên cứu ........................................................ 47

5.2 Các giải pháp và khuyến nghị ...................................................................... 47
5.2.1

Đối với Ngân hàng thương mại........................................................... 47

5.2.2

Đối với ngân hàng nhà nước và chính phủ ......................................... 49

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BCTC


Báo cáo tài chính

BCTC

Báo cáo tài chính

BĐS

Bất động sản

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NLTC

Năng lực tài chính

SPSS

Phần mềm thống kê

STATA

Phần mềm thống kê


TCTD

Tổ chức tín dụng

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VNĐ

Việt nam đồng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên Bảng
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính
NHTM

Trang

1

Số thứ tự
bảng
Bảng 2.1

2

Bảng 3.1


Danh sách các ngân hàng thương mại trong nghiên cứu

19

3

Bảng 3.2

4

Bảng 3.3

5

Bảng 3.4

6

Bảng 3.5

7

Bảng 3.6

8

Bảng 3.7

9


Bảng 3.8

10

Bảng 3.9

11

Bảng 3.10

12

Bảng 3.11

13

Bảng 3.12

14
15
16
17
18

Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5


TT

Quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam từ
2007-2016
Hệ số an toàn vốn tối thiểu của các NHTM Việt Nam
từ 2007-2016
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của các NHTM
từ 2007-2016
Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam
từ 2007-2016
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các NHTM Việt Nam
từ 2007-2016
Tỷ lệ chi phí hoạt động của các NHTM Việt Nam từ
2007-2016
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các NHTM từ
2007-2016
Tỷ suất sinh lời trên tài sản của các NHTM từ 20072016
Tỷ lệ lãi ròng cận biên của các NHTM từ 2007-2016
Tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi của các NHTM từ 20072016
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản của các NHTM từ 20072016
Bảng hệ số tương quan 10 biến độc lập
Hệ số tương quan 9 biến độc lập
Hệ số VIF
Kiểm định Hettest
Phân tích mô hình hồi quy

14

20
23

24
25
27
28
30
31
33
34
36
41
41
42
43
44


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT

Số thứ tự
biểu đồ

Tên Biểu đồ

Trang

1

Biểu đồ 3.1


Quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam
từ 2007-2016

22

2

Biểu đồ 3.2

Hệ số an toàn vốn tối thiểu của các NHTM Việt
Nam từ 2007-2016

23

3

Biểu đồ 3.3

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của các
NHTM từ 2007-2016

25

4

Biểu đồ 3.4

Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản của các NHTM Việt
Nam từ 2007-2016


26

5

Biểu đồ 3.5

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các NHTM Việt
Nam từ 2007-2016

28

6

Biểu đồ 3.6

Tỷ lệ chi phí hoạt động của các NHTM Việt Nam
từ 2007-2016

29

7

Biểu đồ 3.7

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các
NHTM từ 2007-2016

31

8


Biểu đồ 3.8

Tỷ suất sinh lời trên tài sản của các NHTM từ
2007-2016

32

9

Biểu đồ 3.9

Tỷ lệ lãi ròng cận biên của các NHTM từ 20072016

34

10

Biểu đồ 3.10

Tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi của các NHTM từ
2007-2016

35

11

Biểu đồ 3.11

Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản của các NHTM từ

2007-2016

37


1

1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, nó là hệ
thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, việc giữ
cho các ngân hàng phát triển một cách bền vững có vai trò rất quan trọng đối với nền
kinh tế.
Sau khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam
luôn được coi là một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng
trưởng GDP đạt 8,5% . Tuy nhiên từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 20082009, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã chậm lại khi các thị trường xuất khẩu lớn bị
ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. Kết quả là tăng trưởng GDP năm 2009 chỉ đạt
5,3%. Từ năm 2010, kinh tế đã có xu hướng phục hồi nhưng không ổn định, kinh tế vĩ
mô trở nên bất ổn và ảnh hưởng nặng nền đến hệ thống ngân hàng Việt Nam dẫn đến tỷ
lệ nợ xấu tăng cao, lợi nhuận ngành ngân hàng sụt giảm, các ngân hàng bộc lộ nhiều
yếu kém buộc phải tái cơ cấu theo hướng hợp nhất, sáp nhập.
Với đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn năm 2011-2015 theo
quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính Phủ, Chính phủ đã
thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính và củng cố
năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng, tạo tiền đề xây dựng một số ngân hàng
thương mại có quy mô và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực, nâng
cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam, sẵn sàng
bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế mới.
Trong giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế, các ngân hàng thương mại Việt
Nam đối mặt đối mặt với nhiều thách thức, cạnh tranh khốc liệt. Tự các bản thân ngân

hàng phải liên tục nâng cao năng lực quản lý, chất lượng nhân sự, hiện đại hóa công


2

nghệ và tăng quy mô vốn kinh doanh để có sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo an
toàn trong hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro kinh doanh, nguy cơ phá sản.
Với mục đích khái quát hóa một cách có hệ thống những lý thuyết liên quan đến
năng lực tài chính (NLTC) NHTM , đánh giá thực trạng và xác định các nhân tố có ảnh
hưởng đến NLTC của các NHTM, từ những kết quả có được sau khi phân tích đánh giá
thì các cơ quan chức năng, các nhà quản trị có những cơ sở lý thuyết để thực hiện, cơ cấu
hoàn thiện hệ thống ngân hàng . Vì những lý do nêu trên tác giả chọn đề tài: “Phân tích
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về NLTC của các NHTM, và mô hình phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến NLTC của các NHTM.
 Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân tố đến NLTC
NHTM Việt Nam .
 Đề xuất các giải pháp để cải thiện NLTC của các NHTM Việt Nam .
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
 1) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến NLTC của các NHTM Việt Nam ?
 2) Thực trạng NLTC của NHTM Việt Nam hiện nay như thế nào?
 3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLTC NHTM Việt Nam như thế nào ?
 4) Giải pháp nào để cải thiện NLTC NHTM Việt Nam ?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
 NLTC của các NHTM Việt Nam



3

 Các nhân tố ảnh hưởng đến NLTC của các NHTM Việt Nam
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian: Phân tích 24 NHTM của Việt Nam
 Về thời gian: Dữ liệu thu thập trong 10 năm giai đoạn 2007-2016, nguồn dữ liệu
từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các ngân hàng và báo cáo của Ngân hàng
Nhà nước.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
 Từ nguồn số liệu thống kê có sẵn, học viên đã thu thập dữ liệu, tính toán các chỉ
số cần thiết để lập bảng biểu, vẽ đồ thị từ đó đưa ra những phân tích, đánh giá phù hợp
với nội dung của đề tài.
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
 Nghiên cứu sử dụng mô hình OLS để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến
NLTC và định lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến NLTC qua các bước sau:
 - Học viên thu thập dữ liệu từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của 24 ngân
hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ 2007-2016
 - Sau khi kiểm định sự phù hợp của mô hình, học viên dụng mô hình Probit để
kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến NLTC và định lượng mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đó đến NLTC
1.6 Đóng góp mới của luận văn
 Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến NLTC của NHTM tạo cơ sở luận cho những
giải pháp cải thiện NLTC NHTM.


4

 Phân tích đánh giá thực trạng NLTC NHTM Việt Nam trong giai đoạn 20072016. Đây là khoảng thời gian bao gồm cả 2 giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài
chính thế giới năm 2008 -2009.

1.7 Bố cục của luận văn
Chương 1: Giới thiệu tổng quát đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về năng lực tài chính của ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt
Nam giai đoạn năm 2007-2016
Chương 4: Mô hình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và giải pháp
Kết luận chương 1
Chương 1 đã giới thiệu tổng quát đề tài nghiên cứu. Sau khi phân tích về sự cần
thiết của nghiên cứu, tác giả đã nêu ra các mục tiêu nghiên cứu, xác định đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương nghiên cứu, sau cùng là nêu lên bố cục của luận văn bao
gồm 05 chương.


5

2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
(1) Nghiên cứu của Christine Brown và Kevin Davis (2008) về sự tác động của
việc quản lý vốn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Australia trong
13 năm từ năm 1991 đến năm 2004. Kết quả nghiên cứu của Christine Brown và
Kevin Davis cho rằng: Tỷ lệ an toàn vốn, tỷ suất sinh lời trên tài sản và quản lý vốn
hiệu quả có tác động cùng chiều với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
(2) Nghiên cứu của Sehrish Gul và các cộng sự (2011) với dữ liệu mẫu là 15
NHTM hàng đầu ở Pakistan trong giai đoạn 2005-2009 để phân tích sự tác động của các

yếu tố bên trong ngân hàng bao gồm các chỉ số: Tổng tài sản; Vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản; Tổng cho vay trên tổng tài sản; Tổng tiền gửi trên tổng tài sản, và các yếu tố bên
ngoài ngân hàng bao gồm: Tổng thu nhập quốc nội; Lạm phát và vốn hóa thị trường có
tác động hay không đến lợi nhuận của ngân hàng thông qua các chỉ số: Lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE); Lợi nhuận trên vốn sử dụng (ROCE); tỷ lệ lợi nhuận biên (NIM)
và Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) . Kết quả nghiên cứu cho rằng 05 chỉ số có tác
động đến các chỉ số lợi nhuận của ngân hàng đó là : Tổng tài sản; Tổng cho vay trên
tổng tài sản; Tổng tiền gửi trên tổng tài sản; Tổng thu nhập quốc nội; Lạm phát và 02 chỉ
số còn lại không có tác động đến lợi nhuận của ngân hàng đó là: Vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản; Vốn hóa thị trường.
(3) Nghiên cứu của Parvesh Kumar Aspan (2014), tác giả đã sử dụng 18 chỉ số
trong mô hình CAMELS để đánh giá và xếp hạng năng lực tài chính của ngân hàng ở Ấn
Độ. Mẫu nghiên cứu là 13 ngân hàng khu vực tư nhân Ấn Độ, dữ liệu nghiên cứu thứ
cấp được thu thập từ báo cáo thường niên của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ trong giai


6

đoạn 05 năm từ năm 2008-2012. Dựa vào các chỉ số đã tính toán, tác giả tiến hành xếp
hạng năng lực tài chính của 13 ngân hàng, từ đó phân thành 5 nhóm ngân hàng có năng
lực tài chính từ yếu đến mạnh.
(4) Nghiên cứu của Ali Shingjergji và Marsida Hyseni (2015), tác giả sử dụng dữ
liệu hàng quý, từ quý 1 năm 2007 cho quý 4 năm 2014 với tổng cộng 31 quan sát.
Nghiên cứu phân tích biến phụ thuộc là tỷ lệ an toàn vốn (CAR) có mối quan hệ như thế
nào với các biến độc lập là lợi nhuận trên tài sản (ROA); Lợi nhuận trên VCSH (ROE),
Tỷ lệ nợ xấu (NPL); Quy mô của ngân hàng (Tổng tài sản); Hệ số vốn chủ sở hữu (EM)
và tỷ lệ cho vay với tiền gửi (LTD). Từ kết quả thấy rằng chỉ số lợi nhuận như ROA và
ROE không có bất kỳ ảnh hưởng trên CAR trong khi nợ xấu, LTD và EM có tác động
tiêu cực và đáng kể đối với CAR trong hệ thống ngân hàng Albania. Quy mô ngân hàng
có tác động tích cực đến hệ số CAR, quy mô ngân hàng lớn thì sẽ có hệ số CAR cao hơn.

(5) Nghiên cứu của Tesfatsion Sahlu Desta (2016), tác giả đã thu thập dữ liệu từ
báo cáo tài chính của 30 ngân hàng tốt nhất ở Châu Phi trong giai đoạn năm 2012-2014.
Dựa vào khung an toàn CAMEL, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá và chấm điểm
năng lực tài chính của 30 ngân hàng. Qua nghiên cứu cho thấy hầu hết các ngân hàng
đều đạt chuẩn khi xét về tiêu chí hệ số an toàn vốn và khả năng sinh lời, không đạt chuẩn
khi xét về tiêu chí: Khả năng đảm bảo thanh khoản; chất lượng về tài sản và chất lượng
về quản lý.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
(1) Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008). Tác giả kết hợp phương pháp phân
tích định tính và định lượng với mô hình tobit để xác định các yếu tố có tác động đến kết
quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm
2005. Tiêu chí đánh giá phân tích dựa theo mô hình CAMEL, tuy nhiên nghiên cứu chưa
xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực tài chính của các NHTM


7

Việt Nam.
(2) Nghiên cứu của Phan Thị Hằng Nga (2013), tác giả đã vận dụng lý thuyết
khung an toàn CAMEL kết hợp phân tích định lượng để đánh giá NLTC của 28
NHTM Việt Nam trong thời gian từ năm 2003-2012. Nghiên cứu chỉ ra rằng có 13 nhân
tố tác động đến NLTC của các NHTM Việt Nam, đó là: Quy mô VCSH; Hệ số an toàn
vốn tối thiểu; Đòn bẩy tài chính; Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ; Dư nợ cho vay trên tổng
tài sản; ROE; ROA; Hệ số chi phí hoạt động; NIM; Dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi;
Tỷ lệ thanh khoản.
(3) Nghiên cứu của Lã Thị Lâm (2016), tác giả nghiên cứu dữ liệu của 21 NHTM
cổ phần Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 đến 2014. Với mẫu nghiên cứu 21 ngân hàng ,
tác giả đã chia thành 3 nhóm ngân hàng theo quy mô tài sản và quy mô VCSH, từ đó tác
giả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLTC ngân hàng dựa theo các nhóm tiêu chí
khung an toàn CAMEL. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ sử dụng phương pháp phân tích định

tính.
Qua phần tổng kết các nghiên cứu trong nước và nước ngoài, tác giả đã kế thừa
được những lý luận cơ bản NLTC và chỉ tiêu đánh giá N LT C c ủ a c á c NHTM, có
căn cứ chọn lựa các biến, lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp để phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến NLTC của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 - 2016.
2.2 Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại
2.2.1 Khái niệm năng lực tài chính của ngân hàng thương mại
“ Tài chính là quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của
các chủ thể kinh tế. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với sự vận động độc lập tương đối
của các luồng giá trị dưới hình thái tiền tệ thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ
tiền tệ trong nền kinh tế ” (Nguyễn Văn Tiến, 2008)
Theo Lã Thị Lâm (2016) “ Năng lực tài chính của NHTM là khả năng tạo lập


8

nguồn vốn và sử dụng vốn để đáp ứng tối đa nhu cầu trong quá trình hoạt động kinh
doanh của NHTM nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra của NHTM ”.
Ngân hàng thương mại bản chất là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh liên quan
đến lĩnh vực tiền tệ, nghiệp vụ chủ yếu là huy động và cho vay, là cầu nối trung gian
trong việc phân phối nguồn vốn trong nền kinh tế, do đó năng lực tài chính NHTM có
thể hiểu là khả năng tạo lập nguồn vốn và khả năng sử dụng vốn phát sinh trong quá
trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Năng lực tài chính của NHTM là một tiêu chính rất quan trọng khi đánh giá xếp
hạng ngân hàng, nếu như một ngân hàng có năng lực tài chính tốt sẽ hoạt động kinh
doanh một cách bền vững và có sức cạnh tranh trên thị trường.
2.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính ngân hàng thương mại
Dựa trên các chỉ số đánh giá NLTC theo khung an toàn CAMEL . Các tiêu chí
đánh giá NLTC của NHTM bao gồm:
2.2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu

Vốn của NHTM : Vốn của ngân hàng là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng.
Nó bao gồm vốn tự có và vốn coi như tự có ( Nguyễn Văn Tiến, 2008). Quy mô VCSH
càng lớn thì khả năng tài chính ngân hàng càng tốt.
Chỉ số tiếp theo dùng để đánh giá năng lực tài chính của NHTM đó là hệ số an
toàn vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR), là một thước đo độ an toàn vốn của ngân
hàng, thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và
tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống. Theo BASEL II và thông tư
13/2010/TTNHNN, hệ số an toàn vốn được xác định như sau:


9

Tỷ lệ vốn
tối thiểu CAR

=

Tổng vốn (vốn cấp1 và vốn cấp 2)
RWA rủi ro tín dụng + (K rủi ro hoạt động * 12,5) +
(K rủi ro thị trường * 12,5)

Trong đó:
 Vốn cấp 1 là VCSH chỉ bao gồm: Vốn điều lệ, các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ,
lợi nhuận giữ lại, thu nhập của các công ty trực thuộc.
 Vốn cấp 2 là vốn tự có bổ sung tăng thêm trong quá trình hoạt động nhằm mở rộng
hoạt động kinh doanh hay là để đảm bảo an toàn cho các hoạt động của ngân hàng trong
quá trình kinh doanh.
 RWA rủi ro tín dụng = Tài sản x Hệ số rủi ro
 K: Vốn yêu cầu tối thiểu đối với từng loại rủi ro
2.2.2.2 Nhóm tiêu chí về quy mô và chất lượng tài sản

Tài sản Có (Asset) là các tài sản được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu của
ngân hàng và các khoản nợ phải trả (tài sản Nợ). Tài sản Có phản ánh quá trình sử
dụng vốn vào các mục đích đảm bảo an toàn và tìm kiếm lợi nhuận. Một NHTM được
đánh giá có năng lực tài chính tốt nếu có tốc độ tăng trưởng tài sản Có ổn định, chất
lượng tài sản cao. Các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá quy mô và chất lượng tài sản
Có :
 Quy mô và tốc độ tăng trưởng tài sản Có
Một NHTM có quy mô tổng tài sản lớn và tốc độ tăng trưởng tài sản ổn định,
phù hợp với yêu cầu đảm bảo an toàn của ngân hàng được coi là yếu tố tích cực với năng
lực tài chính của NHTM.
 Tổng dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ.


10

Cho vay là khoản mục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản cũng như
đóng góp chính về lợi nhuận cho ngân hàng, vì vậy nếu một ngân hàng có quy mô dư
nợ cho vay lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ góp phần tăng quy mô thu nhập cho
ngân hàng. Nhưng cho vay là hoạt động có rủi ro cao nên các NHTM cần duy trì
quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng dư nợ hợp lý đồng thời phải nâng cao chất lượng
cho vay để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
 Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng tài sản.
Nếu một NHTM có tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản càng cao thì mức độ rủi ro
càng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến NLTC của ngân hàng, do vậy các NHTM không
nên quá tập trung vào cho vay mà nên đa dạng hóa danh mục tài sản Có.
 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay.
Nếu một NHTM có tỷ lệ nợ xấu càng cao, mức độ rủi ro của ngân hàng càng lớn
và do vậy sẽ gây tổn thất về tài sản, giảm khả năng sinh lời, ảnh hưởng xấu đến NLTC
của một NHTM.
2.2.2.3 Nhóm tiêu chí về khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ giữa lợi nhuận với
tổng tài sản (ROA); Tỷ lệ giữa lợi nhuận với VCSH (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
ròng (NIM)...
 Tỷ lệ giữa lợi nhuận với tổng tài sản (Return on Assets- ROA)
Lợi nhuận sau thuế
ROA (%)

=

x 100
Tổng tài sản

Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) đo lường hiệu quả của việc sử dụng tài sản
để tạo ra lợi nhuận. Tỷ lệ ROA cao thì thể hiện ngân hàng đang hoạt động hiệu quả,


11

nhưng nếu ROA quá cao có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro vì là do lợi nhuận cao đi kèm với rủi
ro cao.
 Tỷ lệ giữa lợi nhuận với VCSH (Return on Equity- ROE).
Lợi nhuận sau thuế
ROE (%)

=

x 100
Vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ này càng cao sẽ thể hiện việc sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả .

 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng (NIM)
Tổng thu nhập từ lãi – Tổng chi phí từ lãi
NIM (%)

=

x 100
Tổng tài sản

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng (NIM) thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận từ việc
cho vay của NHTM
2.2.2.4 Nhóm tiêu chí về khả năng thanh khoản
Đảm bảo khả năng thanh khoản là tiêu chí rất quan trọng trong hoạt động kinh
doanh NHTM. Việc đánh giá khả năng thanh khoản có thể dựa trên các chỉ tiêu.
 Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động
Tỷ lệ này thường được sử dụng thể hiện mối quan hệ giữa cho vay so với tiền
gửi (Loan to Deposit Ratio - LDR)
Tổng dư nợ cho vay
LDR

=
Tổng tiền gửi


12

Tỷ lệ LDR cao hoặc đang có chiều hướng gia tăng thì thanh khoản ngân hàng có
chiều hướng giảm đi, từ đó ngân hàng có xu hướng thắt chặt chính sách cho vay và đầu
tư để đảm bảo tỷ lệ thanh khoản an toàn. Mặc dù có một số hạn chế nhất định khi
đánh giá thanh khoản của ngân hàng, nhưng LDR vẫn được coi là chỉ tiêu cơ bản

nhất để đánh giá khả năng thanh khoản của NHTM. Bởi cho vay là khoản mục tài sản
có có tính thanh khoản thấp của NHTM.
 Chỉ số trạng thái tiền mặt.
Chỉ số trạng thái
tiền mặt

Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD khác
=
Tổng tài sản có

Tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác là hạng mục tính thanh khoản
cao nhất, đáp ứng nhu cầu chi trả tức thì của ngân hàng. Nếu chỉ số trạng thái tiền
mặt càng cao thì trạng thái thanh khoản của NHTM càng lớn.
2.2.3

Các phương pháp đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương mại

2.2.3.1 Chuẩn mực đánh giá năng lực tài chính của Moody’s.
Moody’s là một tổ chức xếp hạng độc lập. Việc đánh giá NLTC ngân hàng được
xem xét trên một số tiêu chí:
 Quy mô VCSH: Theo nghiên cứu của tổ chức này, một ngân hàng nên phải có
mức VCSH tối thiểu để tạo bức đệm chống đỡ rủi ro. Khuyến cáo với mức VCSH của
một ngân hàng nên đạt mức khá của một ngân hàng trong khu vực là 1 tỷ USD.
 Chỉ tiêu thanh khoản: Chỉ tiêu này được xác định giữa các tài sản có thời hạn
dưới một năm so với tổng tài sản. Tỷ lệ này nên ở mức ngưỡng tối thiểu là 30%.
 Quy mô, chất lượng tài sản và nguồn vốn: Tốc độ tăng trưởng bình quân nên duy
trì là: Tài sản là 25%; Nguồn vốn là 23%; Tín dụng 15%; Đầu tư 31%; CAR 12%; Nợ


13


xấu dưới 2% tổng dư nợ; ROA lớn hơn hoặc bằng 1%; ROE trong khoảng từ 12% đến
15%; Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản có nhỏ hơn hoặc bằng 60%.
2.2.3.2 Đánh giá năng lực tài chính NHTM theo khung an toàn CAMEL
Phương pháp phân tích CAMEL được coi là một phương pháp chuẩn được công
nhận rộng rãi trên thế giới đối với việc phân tích tài chính trong ngành ngân hàng. Đây là
một công cụ rất hữu ích trong việc đưa ra các dự đoán liệu ngân hàng có lành mạnh hay
không và nó cho phép các nhà phân tích tài chính xác định giá trị của ngân hàng với mức
độ tin cậy nhất. Khung an toàn CAMEL gồm 5 tiêu chí sau:
(1) Capital Adequacy (C- Vốn của bản thân ngân hàng): Thể hiện số vốn tự có
để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi
ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp
tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.
(2) Asset Quality (A - Chất lượng tài sản Có) Là tiêu chí đánh giá khả năng sinh
lời , năng lực quản lý trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nếu NHTM có chất lượng
tài sản thấp sẽ có khả năng gây ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
(3) Management (M – Năng lực quản lý): Tiêu chí này thể hiện năng lực quản lý,
chất lượng nhân sự của NHTM. Các chỉ tiêu đánh giá thường được sử dụng là chỉ số chi
phí hoạt động, sự tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh.
(4) Earnings (E – Khả năng sinh lời): Được đánh giá qua các chỉ số ROA, ROE.
Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự hiệu quả của NHTM về việc sử dụng vốn, tài sản
trong hoạt động kinh doanh.
(5) Liquidity (L - Khả năng thanh khoản): Đây là tiêu chí rất quan trọng, đánh
giá khả năng đảm bảo chi trả của NHTM trước những rủi ro thanh khoản của thị trường.


14

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính NHTM
CAMEL


Capital
Adequacy
(Vốn của
bản thân
ngân hàng)

Asset
Quality
(Chất lượng
tài sản)

Management
(Quản lý)

Chỉ Tiêu

Cách xác định

Tiêu chuẩn

CAR

(Vốn cấp 1+ Vốn cấp 2)/
Tổng tài sản đã tính hệ số rủi
ro

≥ 8%

Tỷ lệ VCSH trên

tổng tài sản

VCSH/Tổng tài sản

≥ 4-6%

Vốn chủ sở hữu

Tổng VCSH

≥ 22.0000 tỷ
đồng

Tỷ lệ nợ xấu trên
tổng dư nợ

Nợ xấu/Tổng dư nợ

≤1%

Nợ xấu/Vốn chủ sở hữu

≤1%

Dư nợ/Tổng tài sản

< 60%

Tổng chi phí hoạt động/Tổng
thu nhập


≤70%

Tỷ lệ nợ xấu trên
vốn chủ sở hữu
Dư nợ trên tổng tài
sản
Tỷ lệ chi phí hoạt
động trên tổng thu
nhập
NIM

Earnings
(Lợi nhuận)

ROA
ROE

Liquidity
(Thanh
khoản)

Tỷ lệ tiền gửi trên
tổng tài sản
Tỷ lệ cho vay trên
tổng tiền gửi

(Tổng thu nhập từ lãi- chi phí
từ lãi)/Tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài

sản

> 4.5%
≥ 1%

Lợi nhuận sau thuế/VCSH

≥ 15%

Tổng tiền gửi/Tổng tài sản

≥ 75%

Tổng dư nợ /Tổng tiền gửi

≤80%

Nguồn: The camel rating system in banking supervision, Uyen Dang ( 2011)


15

2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM
2.2.4.1 Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
 Môi trường chính trị - xã hội.
Môi trường chính trị - xã hội trong nước và quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đến
năng lực tài chính của ngân hàng. Tình hình chính trị xã hội ổn định, tạo tâm lý yên tâm
cho người dân gửi tiền, giúp ngân hàng thu hút các luồng vốn đầu tư trong nước và quốc
tế, giúp cho các các nhân doanh nghiệp yên tâm đầu tư trung và dài hạn, mở rộng quy
mô hoạt động. Ngược lại nếu môi trường chính trị - xã hội không ổn định ảnh hưởng đến

tâm lý các cá nhân tổ chức gửi tiền, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các cá nhân
doanh nghiệp dẫn đến chất lượng tín dụng và nguồn huy động vốn của ngân hàng gặp
nhiều khó khăn.
 Môi trường pháp lý.
Một nền kinh tế phát triển ổn định bền vững yêu cầu phải có một hệ thống pháp
luật chặt chẽ, phù hợp với tình hình thực tế. Mọi hoạt động của NHTM hình thành nên
các mối quan hệ kinh tế khác nhau và hoạt động theo quy định của pháp luật, do đó các
quy định của pháp luật không phù hợp sẽ gây ra rủi ro cho các chủ thể kinh tế, ảnh
hưởng đến NLTC của NHTM.
 Môi trường kinh tế vĩ mô.
Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ
giá hối đoái, lãi suất vay, sự phát triển của hệ thống tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến
năng lực tài chính của ngân hàng. Môi trường kinh tế ổn định tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhân, doanh nghiệp trong đó có ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, tạo các
cơ hội đầu tư mới, gia tăng lợi nhuận. Ngược lại, môi trường kinh tế bất ổn như suy


16

thoái kinh tế, lạm phát và thất nghiệp tăng cao thì các cá nhân doanh nghiệp làm ăn sẽ
khó khăn, khả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng cũng bị giảm sút, điều này sẽ ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng.
 Chính sách kinh tế của Nhà nước.
Các định hướng chính sách phát triển của Nhà nước trong từng giai đoạn có ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường kinh tế vĩ mô, qua đó có ảnh hưởng rất lớn đến năng
lực tài chính của ngân hàng. Hoạt động của NHTM bị ràng buộc bởi những quy định
của Nhà nước như là quy định về mức vốn pháp định, quy định về tỷ lệ an toàn vốn,
yêu cầu về minh bạch thông tin…đối với các NHTM. Với những quy định này, NHTM
phải tuân thủ chấp hành có những định hướng phát triển hợp lý.
2.2.4.2 Nhóm nhân tố thuộc về NHTM

 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chiến lược kinh doanh của ngân hàng là những định hướng, chính sách hoạt động
mà ban lãnh đạo đã vạch ra và đặt mục tiêu kỳ vọng. Vì vậy các ngân hàng cần phải có
những biện pháp cục thể nâng cao năng lực tài chính ngân hàng đế tuân thủ theo chiến
lược kinh doanh và phấn đấu đạt được những kết quả kỳ vọng.
 Yếu tố rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính có ảnh hưởng đến năng lực tài chính trong hoạt động kinh doanh
của NHTM. Nếu nợ xấu có xu hướng tăng lên thì bắt buộc các NHTM phải tăng khoản
trích lập dự phòng rủi ro.
 Yếu tố năng lực quản trị
Năng lực quản trị, điều hành sẽ tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của
các NHTM. Năng lực quản trị điều hành tốt sẽ làm giảm chi phí hoạt động , nâng cao
hiệu quả sử dụng các nguồn lực để có thể tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng.


17

 Yếu tố ứng dụng khoa học công nghệ
Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, để tồn tại vững chắc ngân
hàng cần phải trang bị công nghệ mới gồm trang thiết bị tiên tiến và chất lượng nhân sự.
Ứng dụng công nghệ trong việc sáng tạo ra những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại
để phục vụ nhu cầu xã hội càng phát triển .
2.2.5 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại
NHTM có NLTC mạnh là ngân hàng có được sự tồn tại và phát triển an toàn, bền
vững, không xảy ra những đổ vỡ hay phá sản trước những tác động về điều kiện về
kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước và trên thế giới. Việc nâng cao NLTC của các
NHTM rất quan trọng và cần thiết, cụ thể là:
 Nâng cao NLTC gia tăng năng lực cạnh tranh của NHTM: Nâng cao NLTC giúp
các NHTM tồn tại và phát triển bền vững trước áp cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Ngân hàng có năng lực tài chính mạnh có khả năng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng,

đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh
tranh.
 Nâng cao năng lực tài chính góp phần tối đa hóa lợi nhuận: Nâng cao năng lực tài
chính giúp các NHTM thực hiện đa năng hóa hoạt động để tìm kiếm lợi nhuận như là
tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh như chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh
vàng… góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
 Nâng cao năng lực tài chính nhằm tăng cường khả năng chống chọi lại các rủi
ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM. Vốn của ngân hàng lớn sẽ giúp cho
ngân hàng có đủ năng lực tài chính kinh doanh đa năng trên thị trường.
 Nâng cao NLTC đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của NHTM:
Hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM có thể tiếp


×