Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

30 đề thi thử THPTQG năm 2018 môn lịch sử THPT quảng xương 1 thanh hóa lần 2 file word có lời giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.25 KB, 18 trang )

TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian
phát đề

Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây không phải là đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam
những năm 1926-1927?
A. Phong trào đấu tranh địi mục tiêu về kinh tế và chính trị
B. Trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc dân chủ.
C. Phong trào đấu tranh đòi mục tiêu về kinh tế là chủ yếu.
D. Phát triển mạnh, khơng bó hẹp trong phạm vi một xưởng, địa phương.
Câu 2: Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền ở Việt Nam khi
A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930
B. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng năm 1941
C. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi năm 1954.
D. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.
Câu 3: Điểm khác biệt về nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) so với Liên Hợp Quốc là
A. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hịa bình.
B. tơn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ.
C. khơng sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau.
D. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Câu 4: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất yếu tố nào thúc đẩy phong trào yêu nước theo
khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?
A. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.
B. Giai cấp tư sản giành được vị thế cao hơn về kinh tế-chính trị
C. Ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tơn Trung Sơn.
D. Chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam


Câu 5: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào
những năm cuối của thế kỉ XIX là do
A. vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân giúp vua đanh Pháp.
B. mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc
C. lực lượng của Pháp đã suy yếu.
Trang 1 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


D. các trào lưu tư tưởng mới tràn vào nước ta.
Câu 6: Sự kiện nào dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới nửa đầu thế kỉ
XX?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất (3/1918).
B. Cách mạng tháng Mười Nga (10/1917).
C. Chiến tranh thế giới thứ hai (8/1945)
D. Hítle lên làm thủ tướng Đức (1/1933).
Câu 7: Giai đoạn khởi nghĩa từng phần ở Việt Nam bắt đầu từ sau sự kiện
A. quân Đồng minh kéo vào nước ta giải giáp quân đội Nhật.
B. Nhật tiến vào Lạng Sơn.
C. Nhật tiến vào Lạng Sơn.
D. Nhật đầu hàng Đồng minh.
Câu 8: Tại đại hội lần I của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đồn đại biểu Bắc Kì đã đề
nghị
A. thành lập chính đảng tư sản.

B. thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên.

C. thành lập Đảng cộng sản.

D. hợp nhất 3 tổ chức công sản.


Câu 9: Việc Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đơng Dương
khơng phản ánh điều gì?
A. Kế hoạch Nava trong q trình thực hiện đã có bước điều chỉnh
B. Sự thất bại bước đầu của kế hoạch Nava.
C. Pháp đánh giá cao vị trí chiến lược quan trọng của Điện Biên Phủ.
D. Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược do Pháp chủ động lựa chọn.
Câu 10: Chính sách nào khơng phải của chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh?
A. Mở lớp dạy chữ quốc ngữ, bài trừ các hủ tục.
B. Xóa bỏ các thứ thuế vơ lí.
C. Ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
D. Tịch thu toàn bộ ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
Câu 11: Phan Châu Trinh xác định điều kiện tiên quyết để giành độc lập là
A. liên minh với Trung Quốc, Nhật Bản.
B. đánh đuổi Pháp.
C. dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến hủ bại.
D. đánh đổ Pháp và phong kiến.
Câu 12: Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Á, Hội nghị Ianta đã quyết định cho
A. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật.
Trang 2 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


B. Liên Xô tham gia chống Nhật khi chiến tranh đang diễn ra ở châu Âu.
C. Liên Xô tham gia chống Nhật khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
D. Liên Xô tham gia chống Nhật trước khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
Câu 13: Tuyên ngôn Độc lập khẳng định trên thực tế nhân dân ta giành chính quyền từ
A. đế quốc, phong kiến.

B. Pháp, Nhật và tay sai.

C. phát xít Nhật.


D. thực dân Pháp.

Câu 14: “Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc
sáng tạo là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo”. Sự sáng tạo đó thể hiện ở
việc Cương lĩnh xác định
A. lực lượng lãnh đạo cách mạng.

B. mâu thuẫn cơ bản trong xã hội.

C. đoàn kết quốc tế

D. lực lượng cách mạng.

Câu 15: Mục tiêu của Việt Nam Quốc dân Đảng là
A. đánh đuổi Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.
B. đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền
C. đánh đuổi Pháp và phong kiến tay sai làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.
D. độc lập dân tộc với người cày có ruộng.
Câu 16: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước
thực dân hùng mạnh …” đó là nhận định của chủ tịch Hồ Chí Minh về thắng lợi của
A. kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
B. cách mạng tháng Tám (1945).
C. kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
D. chiến dịch Hồ Chí Minh. (1975)
Câu 17: Biến đổi quan trọng của Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. sự thất bại của Quốc dân Đảng.
B. cuộc nội chiến giữa hai miền Triều Tiên.
C. sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
D. nội chiến giữa hai Đảng ở Trung Quốc

Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xơ đã nhanh chóng
chuyển sang
A. thế phịng thủ, ra sức lơi kéo các nước đồng minh về phía mình.
B. thế liên minh, hợp tác phân chia thế giới.
C. thế đối đầu, đẩy mạnh chiến tranh mở rộng lãnh thổ.
D. thế đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh.
Câu 19: Xu thế tồn cầu hóa là hệ quả của
Trang 3 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


A. sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
B. sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế.
C. cục diện Chiến tranh lạnh.
D. cục diện Chiến tranh lạnh.
Câu 20: Cuộc bãi công của công nhân Ba Son chứng tỏ
A. khuynh hướng vơ sản đã hồn tồn thắng thế trong phong trào dân tộc dân chủ.
B. bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam.
C. công nhân Việt Nam đã hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác.
D. công nhân Việt Nam đấu tranh lẻ tẻ, tự phát.
Câu 21: Trong Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), điều khoản nào chúng tỏ Đảng và Chính phủ ta
bước đầu giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành các quyền dân tộc cơ bản?
A. Pháp cơng nhận Việt Nam có nghị viện riêng, quân đội riêng.
B. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
C. Pháp cộng nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
D. Pháp công nhận Việt Nam có chính phủ, qn đội, nghị viên riêng.
Câu 22: Để tạo cơ sở pháp lí cho chính quyền cách mạng, Chính phủ lâm thời tiến hành
A. Tổng tuyển cử.
B. ban hành Hiến pháp mới.
C. đấu tranh ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt.
D. ra sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng.

Câu 23: Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật với Mĩ là
A. đều liên minh chặt chẽ với Mĩ nhưng Nhật cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
B. Nhật liên minh với cả Mĩ và Liên Xơ cịn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ.
C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ còn Nhật tìm cách thốt dần ảnh hưởng của Mĩ.
D. Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ còn nhiều nước Tây Âu tìm cách thốt khỏi ảnh hưởng của
Mĩ.
Câu 24: Biểu hiện chứng tỏ “chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới…” là
A. ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta.
B. tháng 10/1947 quân Pháp tấn công lên Việt Bắc.
C. Pháp – Trung Hoa Dân quốc ký hiệp ước Hoa - Pháp.
D. quân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ (23/9/1945).
Câu 25: Kế hoạch nào của Pháp đã đưa cuộc chiến tranh Đông Dương lên quy mô lớn, làm
cho cuộc kháng chiến của ta trở nên phức tạp, khó khăn?
A. Nava.

B. Đơ Lat Đơ Tatxinhi. C. Rơve.

D. Bô lae.

Trang 4 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Câu 26: Yếu tố nào làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới
thứ hai là
A. thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
B. cục diện Chiến tranh lạnh.
C. trật tự hai cực Ianta được xác lập.
D. chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
Câu 27: Chiến dịch biên giới thu - đông năm 1950 đã mở ra
A. bước tiến mới của cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp.
C. bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Pháp
Câu 28: Tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. cách mạng vô sản.
B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. cách mạng tư sản.
Câu 29: Đầu thế kỉ XX nước ta đã xuất hiện những lực lượng xã hội mới là do
A. sự bùng nổ phịng trào Cần Vương.
B. tác động của chương trình khai thác thuộc địa của Pháp.
C. ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng mới.
D. hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 30: Phong trào quần chúng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới mẻ ở nước ta và rất
hiếm có ở một nước thuộc địa là phong trào
A. 1936 – 1939

B. 1939 - 1945.

C. Đông Dương đại hội.

D. 1930 - 1931.

Câu 31: Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát
xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của
chủ nghĩa đế quốc?
A. Cách mạng tháng Tám.

B. Chiến dịch Điện Biên Phủ.


C. Kháng chiến chống Mĩ.

D. Kháng chiến chống Pháp.

Câu 32: Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành
và bảo vệ độc lập vì
A. quân phiệt Nhật Bản xâm lược trở lại.
B. thực dân Mĩ và Hà Lan xâm lược trở lại.
Trang 5 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


C. thực dân Âu-Mĩ quay lại xâm lược.
D. thực dân Pháp xâm lược trở lại.
Câu 33: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941
nêu khẩu hiệu
A. tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc.
B. “Phá kho thóc giải quyết nạn đói”.
C. đánh đổ phong kiến chia ruộng đất cho dân cày.
D. giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng cơng, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
Câu 34: Sự kiện nào làm thay đổi tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Liên Xô tham chiến (6/1941)
B. Mĩ tuyên chiến với Nhật.
C. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập (1/1942).
D. Phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh.
Câu 35: Yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới
vào đầu thập niên 70 (thế kỉ XX) là
A. cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.
B. cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ.
C. xu thế hịa hỗn Đơng - Tây.
D. xu thế tồn cầu hóa.

Câu 36: Chủ nghĩa tư bản khơng cịn là hệ thống duy nhất trên thế giới từ khi
A. cách mạng tháng Mười Nga thành cơng, chính quyền Xơ viết được thành lập.
B. Nga đánh bại cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc.
C. chủ nghĩa pát xít lên nắm quyền và phát động chiến tranh thế giới.
D. Mỹ, Anh, Liên Xơ thành lập khối Đồng minh chống phát xít.
Câu 37: Nét độc đáo của tình hình chính trị ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917

A. thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
B. xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại.
C. chính quyền phong kiến Nga hồng bị lật đổ
D. liên quân 14 nước đế quốc can thiệp vũ trang vào nước Nga.
Câu 38: Đặc điểm nào không thuộc khởi nghĩa Hương Khê
A. Lãnh đạo là các thủ lĩnh nông dân.
B. Lôi cuốn được nhân dân tham gia đông đảo.
C. Thời gian khỏi nghĩa kéo dài nhất.
Trang 6 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


D. Địa bàn rộng lớn, tổ chức quy củ.
Câu 39: Văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận đầy đủ quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là
A. Tạm ước Việt - Pháp.

B. Hiệp định Giơnevơ.

C. Tuyên ngôn Độc lập.

D. Hiệp định Sơ bộ.

Câu 40: Điều kiện quyết định để ba nước Việt Nam, Lào, Inđônêxia giành được độc lập năm
1945 là

A. được các nước Đồng minh giúp đỡ.
B. lực lượng cách mạng đã được chuẩn bị lâu dài, kĩ lưỡng.
C. phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh khơng điều kiện.
D. quân Đồng minh chưa kịp vào giải giáp phát xít Nhật.
Đáp án
1-C
11-C
21-C
31-A

2-D
12-C
22-A
32-C

3-C
13-C
23-D
33-D

4-C
14-D
24-A
34-A

5-B
15-B
25-B
35-A


6-C
16-C
26-A
36-A

7-C
17-C
27-C
37-B

8-C
18-D
28-C
38-A

9-D
19-D
29-B
39-B

10-D
20-B
30-A
40-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Cách giải:
Phong trào cơng nhân giai đoạn 1919 – 1930 chia thành hai giai đoạn chính:

- Từ năm1919 – 1925: chủ yếu đấu tranh địi quyền lợi về kinh tế. Từ tháng 8-1925, với cuộc
bãi công của công nhân Ba Son, phong trào công nhân bắt đầu chuyển sang đấu tranh tự giác.
- Từ năm 1926 – 1930: phong trào cơng nhân đấu tranh địi quyền lợi chính trị, dân chuyển
sang đấu tranh tự giác hoàn toàn đánh dấu bằng sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam được thành
lập (đầu năm 1930).
=> Nhận định phong trào công nhân từ năm 1926 – 1927 đấu tranh địi mục tiêu kinh tế là
chủ yếu là khơng chính xác.
Câu 2: Đáp án D
Phương pháp: Sgk12 trang 120
Cách giải:
Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm
quyền, chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
Câu 3: Đáp án C
Trang 7 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Phương pháp: so sánh
Cách giải:
Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc và tổ chức ASEAN bao gồm:
LIÊN HỢP QUỐC:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tơn trọng tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
- Không can thiệp vào nội bộ các nước.
- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
- Chung sống hịa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung
Quốc
ASEAN:
- Tôn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ.
- Khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

- Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hịa bình.
- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
=> Dựa vào bảng trên ta thấy, điểm khác nhau trong nguyên tắc hoạt đông của ASEAN đối
với Liên hợp quốc là: Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với nhau.
Câu 4: Đáp án C
Phương pháp: Sgk11 trang 140, suy luận
Cách giải:
Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều tân thư, tân
báo của Trung Hoa cổ động đã được du nhập vào Việt Nam. Các sĩ phu yếu nước thức thời đã
tiếp nhận nó một cách nồng nhiệt. Đặc biệt là tư tưởng của chủ nghĩa Tam dân của Tơn Trung
Sơn. Thêm vào đó, những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ngày
càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.
Câu 5: Đáp án B
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
- Đáp án A: Vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương nhưng nếu mâu thuẫn nhân dân ta với thực
dân Pháp khơng gay gắt thì kho có thể thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh mạnh mẽ như vậy.
- Đáp án B: mâu thuẫn nhân dân với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc do ảnh hưởng của quá
trình xâm lược của thực dân Pháp và những chính sách mà Pháp thực hiện trong q trình

Trang 8 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


xâm lược. Chỉ cần có một nhân tố nhỏ tác động cũng làm phong trào đấu tranh của nhân dân
bùng nổ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
- Đáp án C: lực lượng quân Pháp luôn đông đảo và mạnh hơn qn ta, đi kèm với đó là vũ
khí hiện đại.
- Đáp án D: trào lưu tư tưởng mới tràn vào nước ta bắt đầu từ đầu thế kỉ XX
Câu 6: Đáp án C
Phương pháp: Sgk 11 trang 101

Cách giải:
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế
giới. Sự thay đổi này được thể hiện trong nội dung Hội nghị Ianta thuộc kiến thức lớp 12, dẫn
đến sự hình thành trật tự thế giới mới đó là trật tự hai cực Ianta.
Câu 7: Đáp án C
Phương pháp: Sgk12 trang 112
Cách giải:
Hội nghị của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945) sau khi Nhật đảo chính Pháp đã
nêu rõ: “phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng
khởi nghĩa”. Cao trào kháng Nhật cứu nước này chính là cuộc khởi nghĩa từng phần diễn ra
từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945.
=> Giai đoạn khởi nghĩa từng phần ở Việt Nam bắt đầu sau khi Nhật đảo chính Pháp.
Câu 8: Đáp án C
Phương pháp: Sgk12 trang 87
Cách giải:
Từ ngày 1 đến ngày 9-5-1929, Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên, đồn đại biểu Bắc Kì đã đặt ngay vấn đề phải thành lập ngay đảng cộng sản để thay thế
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 9: Đáp án D
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Cách giải:
- Đáp án A: ban đầu Nava chủ trương tập trung quân ở Đồng bằng Bắc Bộ, tuy nhiên do hệ
quả của các cuộc tiến công chiến lược của ta trong Đông – xuân 1953 -1954 Pháp đã buộc
phải phân tán lực lượng thành 5 năm tập trung quân khác nhau. Sau đó, do thấy bộ đội chủ
lực của ta tập trung đông ở Điện Biên Phủ nên Nav đã quyết định xây dựng Điện Biên Phủ
thành điểm quyết chiến chiến lược với ta.
=> Kế hoạch Nava đã có sự điều chỉnh so với ban đầu.
Trang 9 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải



- Đáp án B: như đáp án, kế hoạch Nava đã có sự điều chỉnh so với ban đầu đã chứng tỏ sự
thất bại ban đầu của kế hoạch này. (Dethithpt.com)
- Đáp án C: Pháp cho rằng Điện Biên Phủ là nơi có vị trí chiến lược quan trọng để xây dựng
thành tập đồn cứ điểm mạnh nhất Đơng Dương. Nava cho rằng: Việt Minh không thể mở
đường lên Điện Biên Phủ bằng sức lao động thủ công nên không thể đưa pháo vào trận địa và
vận chuyển cơ giới qua vùng Tây Bắc hiểm trở, nếu có thì cũng là rất ít. Cũng vì thế, vấn đề
lương thực là một vấn đề nan giải đối với một lực lượng chiến đấu lên đến hàng chục vạn
người. Việt Minh cũng khơng thể chịu nổi thời tiết, khí hậu khắc nghiệt ở Tây Bắc. Là những
người miền xuôi, họ sẽ đau ốm, mệt mỏi khơng thể duy trì được sức chiến đấu liên tục. Mùa
mưa tới vận tải khó, đời sống chiến hào sẽ thiếu thốn, sẽ xảy ra nạn dịch lúc đó khơng đánh
cũng thua. Bộ đội chủ lực Việt Nam không thể nào tiếp cận được các trung tâm đề kháng của
Tập đồn cứ điểm mà khơng bị thương vong và không thể nào đánh liên tục cả ngày lẫn đêm
kéo dài hằng tháng trời.
- Đáp án D: mặc dù chủ động xây dựng cứ điểm Điện Biên Phủ những nơi đây trở thành
điểm quyết chiến chiến lược không phải do Pháp lựa chọn mà do Việt Nam lựa chọn. Bằng
chứng là đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua kế hoạch tác chiến của
bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 10: Đáp án D
Phương pháp: sgk 12 trang 93, 94, loại trừ
Cách giải:
Những chính sách của Xơ viết Nghệ Tĩnh bao gồm:
- Chính trị: quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án
nhân dân thành lập.
- Kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đị, thuế
muối, xóa nợ cho người nghèo. Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường. Lập các tổ chức sản
xuất để nông dân giúp đỡ nhau
- Văn hóa, xã hội: xóa bỏ tệ nạn mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp; trật tự trị an giữ
vững, biết đoàn kết giúp đỡ nhau.
Câu 11: Đáp án C
Phương pháp: sgk 11 trang 142

Cách giải: (Dethithpt.com)

Trang 10 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biên pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân
quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện
tiên quyết để giành độc lập.
Câu 12: Đáp án C
Phương pháp: sgk 12 trang 5
Cách giải: Một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta là: Thống nhất mục
tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để
nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian hai đến ba tháng sau khi đánh bại phát xít
Đức, Liên Xơ sẽ tham gia chống Nhật ở châu Á.
Câu 13: Đáp án C
Phương pháp: liên hệ
Cách giải: Trong nội dung của Tuyên ngôn độc lập có ghi:
“Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải
thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành
chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần
100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ
mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”.
=> Như vậy về thực chất nhân dân ta giành chính quyền từ phát xít Nhật.
Câu 14: Đáp án D
Phương pháp: phân tích đánh giá
Cách giải:
Một trong những điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên là
xác định lực lượng cách mạng. Ngồi cơng nhân và nơng dân cịn có tiểu tư sản và trí thức,

cịn phú nơng, trung tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập họ. Xác định lực lượng
như vậy đã nhìn vào điểm mạnh của từng giai cấp, đáp ứng được yêu cầu đoàn kết tất cả các
giai cấp và tầng lớp cùng đấu tranh cho mục tiêu chung.
Câu 15: Đáp án B
Phương pháp: sgk 12 trang 85
Cách giải: Chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng chi thành bốn thời kì.
Trong đó, thời kì cuối cùng là bất hợp tác với Pháp và triều đình nhà Nguyễn; cổ động bãi
công, đánh đổ giặc Pháp, đánh đổ ngơi vua, thiết lập dân quyền. Đó cũng là mục tiêu hoạt
động của tổ chức này.
Trang 11 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Câu 16: Đáp án C
Phương pháp: liên hệ
Cách giải:
Nhờ sự đoàn kết chặt chẽ và anh dũng hy sinh của toàn quân và dân ta, chúng ta đã đại thắng
ở Điện Biên Phủ vào mùa hè năm 1954… Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ
yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân
Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hịa bình, dân chủ và xã hội chủ
nghĩa trên thế giới.
(Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 10, tr.11-12)
Câu nói trên của chủ tịch Hồ Chí Minh nói về chiến thắng Điện Biên Phủ sau đó kết hợp với
thắng lợi trong cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao (Hiệp định Giơnevơ năm 1954), Pháp
đã buộc phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương, đánh
dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. (1945 – 1954). Tựu chung lại, cuộc kháng
chiến chống Pháp thắng lợi đã đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc một nước thuộc địa
nhỏ yếu như Việt Nam đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh như Pháp.
Câu 17: Đáp án C
Phương pháp: suy luận
Cách giải:

Biến đổi quan trọng của Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là biến đổi có ý nghĩa
đối với cả khu vực. Các đáp án A, B, D đều là những diễn biến của riêng Trung Quốc và
Triều Tiên sau năm 1945. Đáp án C: sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
(1949) đã thể hiện một nước lớn ở Đông Bắc Á đã giành độc lập sau chiến tranh thế giới thứ
hai, kết thúc cuộc nội chiến của Đảng Cộng sản với Quốc Dân đảng có sự giúp đỡ của Mĩ.
Đây là sự kiện quan trọng đối với các nước Đông Bắc Á khi Trung Quốc bước vào thời kì
xây dựng đất nước và đạt được nhiều thành tựu.
Câu 18: Đáp án D
Phương pháp: sgk 12 trang 58
Cách giải:
Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xơ và Mĩ
nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh.
Câu 19: Đáp án D
Phương pháp: sgk 12 trang 69
Cách giải:

Trang 12 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế
kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thé giới đã diễn ra xu thế tồn cầu hóa.
Câu 20: Đáp án B
Phương pháp: sgk 12 trang 81
Cách giải:
Tháng 8-1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn đã bãi công, không chịu sửa chữa
chiếm hạm Misơlê của Pháp trước khi chiếm hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào
đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Sự kiện này đã đánh dấu bước tiến mới của phong trào
công nhân Việt Nam.
Câu 21: Đáp án C
Phương pháp: sgk 12 trang 128, suy luận

Cách giải:
Trong nội dung đầu tiên của Hiệp định Sơ bộ có ghi: “Chính phủ Pháp cơng nhận nước Việt
Nam Dân Chủ cộng hịa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội
riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối liên hiệp
Pháp. (Dethithpt.com)
Trong khi đó, các quyền dân tộc cơ bản bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam.
=> Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do chứng tỏ Đảng và Chính phủ ta bước đầu
giành thắng lợi trong cơng cuộc đấu tranh giành quyền dân tộc cơ bản.
Câu 22: Đáp án A
Phương pháp: sgk 12 trang 122, suy luận
Cách giải:
Để tạo cơ sở pháp lí cho chính quyền cách mạng, Chính phủ lâm thời đã tiến hành tổng tuyển
cử trong cả nước.
Ngày 06/01/1946, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu bầu Quốc hội và đã bầu ra 333
đại biểu.
Câu 23: Đáp án D
Phương pháp: so sánh
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản và các nước Tây Âu đều chịu thiệt hại năng nề và
đều nhận được viện trợ từ Mĩ. Đối với Tây Âu, Mĩ viện trợ cho các nước này theo kế hoach

Trang 13 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Macsan. Đối với Nhật Bản là thực hiện các cải cách về hiến pháp, các cải cách dân chủ về lao
động.
Ở giai đoan đầu Nhật Bản và Tây Âu đều liên minh chặt chẽ với Mĩ. Tuy nhiên, đến giai đoạn
sau nhất là từ năm 1991 đến năm 2000, chính sách đối với Mĩ của Nhật Bản và Tây Âu lại
khác nhau:

- Nhật Bản vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ (Sgk trang 57). Tháng 4 – 1996, Mĩ và
Nhật Bản ra tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.
- Tây Âu: (Sgk trang 50) Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ, Pháp và Đức đã trở thành những
đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
=> Như vậy, điểm khác nhau trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Tây Âu là:
Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ còn nhiều nước Tây Âu tìm cách thốt khỏi
ảnh hưởng của Mĩ.
Câu 24: Đáp án A
Phương pháp: phân tích đánh giá
Cách giải:
Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới được thể hiện ở những điểm sau:
- Sự nhân nhượng của ta: kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946)
nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi để có thời gian tập trung xây dựng và củng cố lực lượng
cho cuộc đấu tranh lâu dài sắp tới.
- Thực dân Pháp càng lẫn tới, mặc dù kí Hiệp định sơ bộ và Tạm ước với Việt Nam nhưng
thực dân Pháp đã có những hành động khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn, gây ra vụ thảm
sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, Yên Linh. Đỉnh điểm của sự lấn tới này là ngày 18/12/1946,
Pháp gửi tối hậu thư cho ta yêu cầu ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân
Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội.
Đây đồng thời là hành động khiến đảng ta phải ngay lập tức ra họp và quyết định phát động
cả nước kháng chiến và ngày 18 và 19-12-1946.
Câu 25: Đáp án B
Phương pháp: sgk 12 trang 140
Cách giải:
Kế hoạch Đờ lát Đờ Tatxinhi đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương lên
quy mô lớn, làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhất là ở vùng sau lưng địch trở nên
khó khăn, phức tạp.
Câu 26: Đáp án A
Phương pháp: sgk 12 trang 72
Trang 14 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải



Cách giải:
Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở
các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài từ
nhiều thế kỉ đã bị sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử đó đã đưa tới sự ra đời của
hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc.
Câu 27: Đáp án C
Phương pháp: sgk 12 trang 138
Cách giải:
Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai
thông; quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước
phát triển mới của cuộc kháng chiến.
Câu 28: Đáp án C
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Cách giải:
Theo Số tay kiến thức lịch sử của Phan Ngọc Liên (tr. 41) thì định nghĩa : « Cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân là cuộc cách mạng mang tính chất nhân dân sâu sắc, nhằm đánh đổ thực
dân phong kiến, xây dựng chế độ cộng hòa dân chủ rồi chuyển sang cách mạng xã hội chủ
nghĩa ».
VD: cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945; kháng chiến chống mỹ giải phóng miền nam
thống nhất đát nước. Tồn dân khơng phân biệt tầng lớp, giai cấp, là cơng dân Việt Nam đều
có quyền và nghĩa vụ đánh đuổi đế quốc dành độc lập
- Dân chủ nhân dân là sau khi dành được độc lập dân tộc thì quyền lợi, nghĩa vụ của mọi
cơng dân khơng phân biệt chí thức, cơng nhân, nơng dân đều có quyền bình đẳng như nhau;
Thực hiện nghĩa vụ công dân và pháp luật của nhà nước như nhau, được hưởng phúc lợi xã
hội như nhau.
Câu 29: Đáp án B
Phương pháp: suy luận
Cách giải:

Đầu thế kỉ XX diễn ra hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp:
- Cuộc khai thác thuộc địa lần 1 (1897 – 1914): bên cạnh hai giai cấp cũ là địa chủ và nông
dân đã xuất hiện giai cấp công nhân và tầng lớp tư sản, tiểu tư sản.
- Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 (1919 – 1929): tầng lớp tư sản và tiểu tư sản phát triển
thành giai cấp => Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 hồn chỉnh 5 giai
cấp: cơng nhân, nơng dân, địa chủ, tư sản và tiểu tư sản.
Trang 15 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


=> Những giai cấp và tầng lớp hình thành trong hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp đầu thế kỉ XX còn được gọi là những lực lượng xã hội mới.
Câu 30: Đáp án A
Phương pháp: sgk 12 trang 100, suy luận
Cách giải:
Phong trào 1936 – 1939 do quy định bởi hoàn cảnh thế giới và trong nước có nhiều thay đổi,
thuận lợi cho đấu tranh dân chủ nên hình thức đấu tranh của nhân dân ta mới mẻ hơn: kết hợp
giữa cơng khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. Đây là hình thức đấu tranh rất hiếm có ở
một nước thuộc địa như Việt Nam.
Câu 31: Đáp án A
Phương pháp: sgk 12 trang 120
Cách giải:
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát
xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa
của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa
đấu tranh tự giải phóng...
Câu 32: Đáp án C
Phương pháp: sgk 12 trang 26, suy luận
Cách giải:
Năm 1945, nhân cơ hội Nhật Bản đầu hàng đồng minh nhiều quốc gia Đông Nam Á đã nổi
dậy đấu tranh, một nước giành được độc lập, một số khác giải phóng được phần lớn lãnh thổ.

Tuy nhiên, ngay sau đó thực dân Âu – Mĩ đã quay trở lại xâm lược, nhiều nước Đông Nam Á
lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu 33: Đáp án D
Phương pháp: sgk trang108
Cách giải:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 nêu khẩu
hiệu: giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng cơng, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
Câu 34: Đáp án A
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Cách giải: (Dethithpt.com)
*Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai:

Trang 16 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


- Trong giai đoạn đầu là chiến tranh để quốc, xâm lược, phi nghĩa. Sự bành trướng của phát
xít Đức ở châu Âu đã chà đạp lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, đã đẩy
hàng triệu người dân vơ tội vào sự chết chóc...
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn
tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước với ý đồ gây chiến tranh để phân
chia lại thế giới.
- Việc Liên Xô tham chiến (6/1941) và sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít làm cho
tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống chủ
nghĩa phát xít, bảo vệ hịa bình nhân loại.
Câu 35: Đáp án A
Phương pháp: phân tích, đánh giá
Cách giải:
Cuộc khủng hoảng năng lược năm 1973 là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến kinh tế của các
nước trên thế giới vào đầu thập niên 70 của thế kỉ XX.
- Đối với Mĩ: do tác động bởi cuộc khủng hoảng, kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng

và suy thối kéo dài đến năm 1982.
- Đối với Tây Âu: nhiều nước tư bản Tây Âu lâm vào tình trạng suy thối, khủng hoảng, phát
triển không ổn định, kéo dài tới đầu thập kỉ 90.
- Đối với Nhật Bản: kinh tế Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn.
Câu 36: Đáp án A
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Sau khi cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, chính quyền Xơ Viết được thành lập là chính
quyền vơ sản đầu tiên trên thế giới. Chủ nghĩa tư bản từ đâu khơng cịn là hệ thống duy nhất
trên thế giới mà có sự tồn tại song song giữa chế độ tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Câu 37: Đáp án B
Phương pháp: sgk 11 trang 50, suy luận
Cách giải:
Cách mạng tháng Hai thắng lợi nhưng một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn
ra ở nước Nga. Đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời
và Xơ viết đại biểu cơng nhân, nơng dân và binh lính. Đây là nét độc đáo của tình hình chính
trị nước Nga sau Cách mạng tháng Tám năm 1917.
Câu 38: Đáp án A
Phương pháp: suy luận
Trang 17 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải


Cách giải:
Đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê bao gồm:
+ Đây là cuộc khởi ngĩa có quy mơ lớn, địa bàn rộng.
+ Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là các văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh.
+ Thời gian tồn tại 10 năm
+ Tính chất ác liệt chống Pháp và chính quyền phong kiến bù nhìn, tính chất cuộc khởi nghĩa
có sự thay đổi: đó là sự xung đột giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và chính quyền
phong kiến tay sai, tức nội dung dân tộc của cuộc khởi nghĩa đã thể hiện rõ, chứ khơng cịn là

xung đột giữa đế quốc và phong kiến.
Lãnh đạo là các thủ lĩnh nông dân là đặc điểm của phong trào nông dân Yên Thế.
Câu 39: Đáp án B
Phương pháp: sgk 12 trang 155
Cách giải:
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí đầu tiên ghi nhận các quyền
dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc tham dự hội
nghị cam kết tôn trọng.
Câu 40: Đáp án B
Phương pháp: phân tích đánh giá
Cách giải:
Năm 1945, Nhật Bản đầu hành đồng minh khơng điều kiện những chỉ có ba nước Việt Nam,
Lào và Inđônêxia giành được độc lập. Nhân tố quan trọng nhất quyết định đó là lực lượng
cách mạng đã được chuẩn bị lâu dài, kĩ lượng. Ví dụ như Việt Nam, q trình chuẩn bị đó kéo
dài từ năm 1930, đặc biệt được đẩy mạnh từ năm 1939 đến năm 1945. Nếu như có điều kiện
khách quan thuận lợi nhưng khơng có sự chuẩn bị kĩ lưỡng thì khó có thể tiến hành khởi
nghĩa giành thắng lợi.

Trang 18 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải



×