Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Pháp luật về đánh giá công chức hành chính ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 185 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ GIANG

PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC
HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT

Hà Nội, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ GIANG

PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC
HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 9 38 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Lương Thanh Cường
TS. Hoàng Thị Ngân


Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ
ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác.

Nghiên cứu sinh

Hoàng Thị Giang


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................. 8

1.1. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................................ 8
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu ....................................................................................... 19
1.3. Những vấn đề đặt ra được tiếp tục nghiên cứu ............................................................ 20
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC
HÀNH CHÍNH .............................................................................................................................. 25


2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung pháp luật về đánh giá công chức hành
chính ......................................................................................................................................... 25
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật đánh giá công chức hành chính .................... 47
2.3. Quy định pháp luật của một số nước về đánh giá công chức hành chính và giá trị
tham khảo cho Việt Nam ....................................................................................................... 52
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH
TRONG CÁC CƠ QUAN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM ............................................................. 61

3.1. Khái quát các quy định của pháp luật về đánh giá công chức hành chính ở Việt
Nam từ năm 1945 đến nay .......................................................................................61
3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đánh giá công chức hành chính trong các cơ quan
hiện nay ................................................................................................................................... 73
3.3. Đánh giá chung pháp luật về đánh giá công chức hành chính Việt Nam hiện nay .. 92
Chương 4 YÊU CẦU, QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH
GIÁ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................... 104

4.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về đánh giá công chức hành chính ..................104
4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về đánh giá công chức hành chính ở Việt Nam
hiện nay ..................................................................................................................108
4.3. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về đánh giá công chức hành
chính .......................................................................................................................111
4.4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đánh giá công chức hành chính ở Việt Nam
hiện nay ..................................................................................................................117
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 153
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BMNN

Bộ máy nhà nước

CBCC

Cán bộ, công chức

CBCCVC

Cán bộ, công chức, viên chức

CC

Công chức

CCHC

Công chức hành chính

CCVC

Công chức công vụ


CCVC

Công chức viên chức

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CQHCNN

Cơ quan hành chính nhà nước

ĐG

Đánh giá

ĐGCBCC

Đánh giá cán bộ, công chức

ĐGCCHC

Đánh giá công chức hành chính

ĐTBD

Đào tạo, bồi dưỡng

HCNN


Hành chính nhà nước

KHCN

Khoa học công nghệ

KQLV

Kết quả làm việc

Nxb

Nhà xuất bản

PL về ĐGCCHC

Pháp luật về đánh giá công chức hành chính

QLHC

Quản lý hành chính

QLNN

Quản lý nhà nước

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật


VTVL

Vị trí việc làm

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Phương pháp so sánh theo mục tiêu ........................................................37
Bảng 2.2. Phương pháp cho điểm, xếp hạng theo tiêu chí .......................................38
Bảng 3.1. Thống kê các nội dung ĐGCC năm 2016 tại tỉnh Quảng Ninh ...............77
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát thực trạng phương pháp đánh giá công chức trong một
số CQHCNN ............................................................................................................87
Bảng 3.3. Kết quả ĐGCC tỉnh Lạng Sơn năm 2016 ............................................................ 89


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả ĐGCC tỉnh Lạng Sơn năm 2016 ............................................90
Sơ đồ 2.1. Các nội dung quản lý công chức .............................................................33
Sơ đồ 2.2. Nội dung pháp luật về đánh giá công chức hành chính ..........................46
Sơ đồ 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật đánh giá công chức hành chính ....52
Sơ đồ 2.4: Mô hình công vụ chức nghiệp ................................................................53
Sơ đồ 2.5. Mô hình công vụ việc làm ......................................................................55
Sơ đồ 3.1. Quy trình đánh giá công chức thông thường của các CQHC theo định kỳ
hàng năm ..................................................................................................................84
Sơ đồ 4.1. Quy trình đánh giá công chức hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
trong các cơ quan hành chính .................................................................................125

Sơ đồ 4.2. Chủ thể và quy trình đánh giá công chức cấp xã, phường ....................127
Sơ đồ 4.3. Kiểm tra văn bản đánh giá công chức ..................................................137


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đội ngũ công chức (CC) có vai trò quan trọng trong quá trình thực thi công
vụ, thực hiện quyền lực nhà nước và trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam. Đội ngũ CC đặt dưới sự lãnh đạo
thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của hệ
thống pháp luật công vụ. Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ CC là một trong
những nội dung cơ bản của công cuộc hoàn thiện bộ máy nhà nước (BMNN), cải
cách nền hành chính nhà nước, nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong
sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, có đủ năng lực, hiệu lực, hiệu quả. Yếu tố quyết
định đến nội dung trên chính là con người – các công chức nhà nước, sở dĩ như vậy
vì công chức là những người thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của nhà nước trong quá trình xây dựng nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện qua hiệu lực quản lý của nhà
nước. Để thực hiện thắng lợi mọi chủ trương của Đảng, đội ngũ công chức nhà
nước phải đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, được tổ chức, quản lý chặt chẽ
thông qua hệ thống pháp luật thống nhất của nhà nước.
Pháp luật về CBCC nói chung, về ĐGCC nói riêng được hình thành và phát
triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam từ năm 1945 đến nay. Qua các giai đoạn lịch sử, pháp luật về ĐGCC đã đạt được
những thành tựu nhất định góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.
Năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng thực hiện đường lối đổi
mới của Đảng. Năm 1991, Đại hội lần thứ VII của Đảng đã đưa ra yêu cầu phải từng
bước đổi mới hệ thống chính trị, trong đó trọng tâm là cải cách hành chính. Theo đó,
công tác cán bộ cũng phải thay đổi nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Là một bộ phận của pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa, pháp luật công
chức có vai trò quan trọng thể hiện trong việc điều chỉnh, định hướng trong hoạt
động quản lý, sử dụng công chức. Đối với các quan hệ pháp luật và hành vi của chủ
thể thì pháp luật điều chỉnh, định hướng trong quản lý, sử dụng công chức của pháp
luật công chức thể hiện ở việc xác định các nguyên tắc quản lý công chức; quy định
quyền và nghĩa vụ công chức; các điều kiện đảm bảo thi hành công vụ....Do vậy,

1


pháp luật công chức có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ
CCHC từ Trung ương đến địa phương góp phần thực hiện cải cách hành chính hiện nay.
Trong đội ngũ CC thì lực lượng CCHC đóng vai trò trực tiếp, quan trọng tác
động đến hiệu lực, hiệu quả QLHCNN và đội ngũ này không ngừng lớn mạnh về số
lượng, chất lượng. Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện cải cách chế độ
công chức, công vụ thì pháp luật công chức, công vụ cũng có những bước chuyển
quan trọng, mạnh mẽ, nhất là từ khi ban hành, thực hiện Luật Cán bộ, công chức
(CBCC) năm 2008. Với việc ban hành, thực hiện các quy định mới của Luật CBCC
như: Vị trí việc làm, thi nâng ngạch cạnh tranh, đánh giá, kỷ luật...đã và đang tạo ra
một diện mạo mới cho chế độ công chức, công vụ nước ta. Lịch sử hình thành, phát
triển của pháp luật ĐGCC cho đến nay đã qua các giai đoạn: 1945-1959, 1960-1980,
1980-1992 và từ năm 1992 đến nay; Luật CBCC và các văn bản hướng dẫn đã có tác
động lớn trong quá trình đánh giá CBCC. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong
việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, pháp luật về ĐGCC bên cạnh những thành
tựu đã đạt được trong việc quy định về trình tự, quy trình, thời điểm,... thì còn tồn tại,
hạn chế như: các tiêu chí còn chung chung chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn, còn
đánh giá công chức khép kín, phương pháp đánh giá chưa khoa học; các quy định và
quá trình thực hiện, triển khai pháp luật của CC hiện hành vẫn còn nhiều khiếm
khuyết thể hiện hai phương diện là chất lượng pháp luật và thực hiện pháp luật.
Qua các giai đoạn phát triển khác nhau, pháp luật về công chức luôn được

điều chỉnh, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, xây dựng, phát triển đội ngũ
công chức. Cùng với những đặc điểm chung của pháp luật, pháp luật công chức có
những đặc điểm riêng thể hiện trong các quy định cụ thể, phù hợp với yêu cầu, điều
kiện, thực tế phát triển của mỗi giai đoạn. Những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn trên
đặt ra trước khoa học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính có nhiệm vụ phải tiếp tục
nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về ĐGCCHC,
cung cấp các cơ sở khoa học cho quá trình hoàn thiện đó, góp phần tạo cơ sở pháp
lý đồng bộ, đầy đủ, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, tạo cơ sở cho việc
xây dựng đội ngũ CBCC phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây
dựng, phát triển đất nước. Trên cơ sở kết quả đánh giá CC, người lãnh đạo, quản lý
sẽ có quyết định phù hợp trong việc sử dụng, đãi ngộ, bố trí, ĐTBD, khen thưởng,
kỷ luật…đối với CC.

2


Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp luật về đánh giá
công chức hành chính ở Việt Nam hiện nay” làm luận án Tiến sĩ Luật, đề tài có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là đề xuất một số quan điểm, giải pháp
hoàn thiện pháp luật về ĐGCCHC ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, khảo sát các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan
đến pháp luật ĐGCCHC để xác định hướng triển khai nghiên cứu của luận án.
Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật về ĐGCCHC: khái niệm, mục
đích, ý nghĩa; yêu cầu; PL về đánh giá CCHC; sự cần thiết của PL về ĐGCCHC;

nội dung; phương pháp đánh giá; nguyên tắc; quy trình PL về ĐGCCHC; kinh
nghiệm của một số nước về PL ĐGCCHC; vai trò của điều chỉnh pháp luật về
ĐGCCHC; nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến ĐGCCHC.
Thứ ba, phân tích thực tiễn pháp luật về ĐGCCHC ở Việt Nam: Sự hình
thành và phát triển của pháp luật về ĐGCCHC; thực tiễn áp dụng pháp luật về
ĐGCCHC; về tổ chức thực hiện pháp luật ĐGCCHC; đánh giá pháp luật về
ĐGCCHC.
Thứ tư, xác định yêu cầu đòi hỏi, đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện
pháp luật về ĐGCCHC ở Việt Nam hiện nay
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn của
pháp luật về ĐGCCHC ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận án nghiên cứu pháp luật về ĐGCCHC từ năm 1945 đến nay 2018
Về không gian: Luận án nghiên cứu pháp luật về ĐGCCHC trong các cơ
quan hành chính nhà nước.
Luận án không nghiên cứu pháp luật về ĐHCCHC trong các cơ quan lập
pháp, tư pháp, đơn vị sự nghiệp công lập.

3


Về nội dung:
Thứ nhất, Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật về đánh giá
công chức hành chính.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng pháp luật về đánh giá công chức hành chính
và thực tiễn áp dụng pháp luật về đánh giá công chức hành chính trong các cơ quan
hiện nay ở Việt Nam.
Thứ ba, Luận án nghiên cứu yêu cầu, quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp

luật về đánh giá công chức hành chính ở Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
Triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, các quan điểm
đường lối chủ trương, chính sách của Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức trong đó có đội ngũ công chức hành chính. Từ nội dung và yêu cầu của
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài nghiên cứu các hiện tượng,
nội dung liên quan đến pháp luật về ĐGCCHC đặt trong mối liên hệ phổ biến, trong sự
tác động qua lại, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng của việc quản lý
hành chính nhà nước, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện nội dung Luận án, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể sau:
Phương pháp thu thập thông tin nhằm thu thập thông tin, dữ kiện cấp 2 trên
cơ sở các tài liệu hay các tuyên bố đã được công bố chứ không phải do chính tác giả
trực tiếp thu thập lần đầu. Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ các chương
của luận án và tập trung chủ yếu ở chương tổng quan tình hình nghiên cứu. Phương
pháp này được sử dụng trong việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan tới
đề tài, phân tích những nội dung chính, phương pháp được sử dụng và các kết luận
đã đạt được cũng như những điểm cần tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu
trước đó. Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả đã kế thừa được một số nội
dung cơ bản lý luận về ĐGCC hiện nay và sử dụng cho việc phân tích nội dung của
các chương khác của luận án.

4


Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu các văn bản pháp luật, các
đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, sách tham tham khảo, chuyên khảo, tạp chí…

có liên quan đến công chức, CCHC, đánh giá công chức, pháp luật về ĐGCCHC.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này sử dụng phổ biến ở
Chương 3 và 4 của luận án. Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối
tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản
đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính, bản chất của từng yếu tố đó và
từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu
được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là
thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản
chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho
quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu
từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra
được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh
khác nhau của pháp luật về ĐGCCHC, trong khi đó phương pháp tổng hợp được sử
dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và
đánh giá chung về vấn đề pháp luật về ĐGCCHC trong một tổng thể các mối liên hệ
và các khía cạnh khác nhau của pháp luật về ĐGCCHC Việt Nam hiện nay. Phân
tích và tổng hợp cũng được sử dụng để đánh giá thành tựu và hạn chế, bất cập pháp
luật về ĐGCCHC trong những năm qua.
Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu: Trong quá trình nghiên cứu luận án
này, việc so sánh được thực hiện trên cơ sở đối chiếu về đối tượng: So sánh việc quản
lý CC nói chung với quá trình đánh giá CC; giữa lý luận và thực tiễn, giữa quy định
của pháp luật đánh giá CC trước kia với pháp luật đánh giá công chức hiện nay.
Trong luận án, nghiên cứu sinh tiến hành khảo sát thực tiễn CC trong các cơ
quan hành chính, nghe báo cáo tại một số địa phương về việc đánh giá CC và vấn
đề hoàn thiện pháp luật về ĐGCCHC ở Việt Nam hiện nay.
Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin qua các tri giác
nghe, nhìn trực tiếp nhằm thu được thông tin về hành vi của đối tượng nghiên cứu.
Trong thực hiện nghiên cứu này, phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong

quan sát các cơ quan hành chính đánh giá CC hàng năm.

5


Ngoài ra, Luận án còn sử dụng những phương pháp như khảo sát, phân tích
tổng hợp, sử dụng số liệu thống kê của cơ quan quản lý trong việc tìm hiểu, đánh
giá về thực tiễn đánh giá CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Trong quá trình thực hiện luận án, các phương pháp này có thể sử dụng đan
xen và tiếp cận cả theo hướng đa ngành và liên ngành để thuận tiện cho việc phân
tích, đánh giá toàn bộ các vấn đề được đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp so sánh luật học: Pháp luật Việt Nam được so sánh với pháp
luật của một số nước, từ đó rút ra được những đặc điểm của pháp luật nước ngoài,
đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật về
ĐGCCHC ở Việt Nam.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, tổng hợp: Đó là trong quá trình
nghiên cứu, tác giả lập luận từng vấn đề, chỉ ra nội dung chính, vận dụng các biện
pháp nêu giả thuyết, so sánh, đối chiếu các nội dung. Sau đó tác giả rút ra cái chung
từ sự phân tích và tổng hợp được áp dụng cuối mỗi nội dung, kết luận chương.
Quy nạp, diễn dịch: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đi từ cái riêng đến cái
chung, từ những sự vật đơn lẻ cho đến các nguyên lý phổ biến. Bên cạnh đó, tác giả sử
dụng phương pháp diễn dịch trong việc nghiên cứu pháp luật về đánh giá CC nói
chung, CCHC nói riêng. Trên cơ sở số liệu tác giả thu thập của một số CQHCNN như:
Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, Đà
Nẵng, Đồng Tháp, tác giả tổng hợp thành những nhận định, đánh giá.
Phương pháp thống kê mô tả: Thông tin định lượng thu thập được từ các tài
liệu thống kê về pháp luật ĐGCCHC được sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng
dưới dạng bảng biểu, sơ đồ để minh chứng cho các bằng chứng định lượng về các
phân tích hay nhận định về ĐGCCHC Việt Nam. Phương pháp này được sử dụng
nhiều nhất ở phần phân tích thực trạng Chương 3.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp mới về lý luận
Một là, Luận án làm sáng tỏ và sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về pháp
luật đánh giá công chức hành chính. Luận án đưa ra một số khái niệm khoa học,
một số kết luận mang tính khoa học, góp phần hoàn thiện lý luận và là cơ sở để xây
dựng và thực thi pháp luật về ĐGCCHC.
Hai là, Luận án làm rõ nội dung liên quan pháp luật về ĐGCCHC; Nghiên
cứu kinh nghiệm pháp luật về ĐGCCHC của một số nước trên thế giới và giá trị

6


tham khảo cho Việt Nam. Các nhận định, đánh giá của Luận án giúp cho các nhà
nghiên cứu, các nhà quản lý, đặc biệt là các nhà lập chính sách cơ quan nhà nước có
cái nhìn tổng thể, đầy đủ về quy định pháp luật về ĐGCCHC.
5.2. Đóng góp mới về thực tiễn
Một là, Luận án góp phần thay đổi nhận thức và hành động trong quá trình
thực thi công vụ của các nhà lãnh đạo, quản lý, CBCC, người dân trong việc sử
dụng, bố trí, đánh giá cán bộ, công chức.
Hai là, Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐGCCHC ở
Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, đầy đủ, phù hợp
với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, tạo cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ CBCC phẩm
chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Ba là, Luận án là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, có giá trị về lý
luận cũng như thực tiễn là cơ sở để phát triển các nghiên cứu tiếp theo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án là những bổ sung quan trọng vào sự phát
triển của lý luận về thể chế pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vai
trò, giá trị của pháp luật về ĐGCCHC.
Luận án dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập môn công

chức, công vụ trong hệ thống các học viện, làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy
tại các lớp ĐTBD nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ các
cấp và cho CBCC làm nhiệm vụ trong các CQHCNN.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận
án gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Những vấn đề lý luận và pháp luật về đánh giá công chức hành chính.
Chương 3. Thực trạng pháp luật về đánh giá công chức hành chính và thực
tiễn áp dụng pháp luật về đánh giá công chức hành chính trong các cơ quan hiện
nay ở Việt Nam.
Chương 4. Yêu cầu, quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về đánh giá
công chức hành chính ở Việt Nam hiện nay.

7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu pháp luật về ĐGCC nói chung và ĐGCCHC nói riêngl à chủ đề
mang tính thời sự và thu hút được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước trong
thời gian qua với lý do đây là một trong những yêu cầu cơ bản nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức của các nước trên thế giới. Có thể nói rằng, pháp luật về
đánh giá công chức đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực trong
các cơ quan hành chính nhà nước; liên quan đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, Đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung vào pháp
luật về đánh giá đội ngũ công chức hành chính trong hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước. Do vậy phần nghiên cứu tổng quan chỉ đề cập đến những
nghiên cứu có tính đại diện trong và ngoài nước liên quan tới pháp luật về đánh

giá công chức hành chính.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Pháp luật về công chức có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, định
hướng hoạt động quản lý, sử dụng công chức, quy định về quyền và nghĩa vụ của
công chức, các điều kiện đảm bảo thi hành công vụ. Trong đó, đánh giá công chức
là khâu quan trọng trong công tác quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước,
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức từ trung ương đến địa phương, góp
phần thực hiện thành công nội dung cải cách hành chính nhà nước. Nghiên cứu về
pháp luật đối với công chức nói chung, ĐGCC nói riêng đã được nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu, nhiều công trình khoa học đã được công bố. Trong thời gian qua, ở
trong nước có nhiều công trình đã đề cập đến vấn đề này. Căn cứ vào nội dung
nghiên cứu, có thể chia thành các nhóm sau:
Những nghiên cứu về cơ sở lý luận pháp luật về đánh giá công chức
hành chính.
Đề tài (2006) “Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt
Nam”, tác giả Nguyễn Trọng Điều (Chủ nhiệm), Đề tài khoa học độc lập cấp nhà
nước, mã số ĐTĐL - 2004/25 [22]. Trong giải pháp, nhóm tác giả đề cập đến các
phương pháp chính được sử dụng trên thế giới và phân tích các ưu, nhược điểm của

8


các phương pháp về nâng cao chất lượng công vụ Việt Nam. Trong công trình,
nhóm tác giả đã đưa ra một số tiêu chuẩn, nguyên tắc trong ĐGCC ở Việt Nam. Tuy
nhiên, công trình nêu một cách chung chung và chưa đề cập đến pháp luật về đánh
giá CBCC, chưa đưa ra các tiêu chí đánh giá CC theo chức danh và theo vị trí việc
làm dưới góc độ pháp luật.
Đề tài cấp Bộ (2016), “Hoàn thiện tiêu chí và phương pháp đánh giá công
chức cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính” do Đoàn Nhân Đạo chủ nhiệm
[23]. Kết cấu Đề tài gồm 3 chương, trong đó: Chương 1: “Lý luận chung về tiêu chí

và phương pháp đánh giá công chức cấp xã trong quản lý công chức”, trên cơ sở
xác định khái niệm và vai trò, đặc điểm của công chức cấp xã, nhóm nghiên cứu đã
phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về mục đích, nội dung, hình thức, vai
trò của đánh giá công chức cấp xã; về tiêu chí và phương pháp đánh giá công chức
cấp xã trong quản lý công chức. Chương 2: “Thực trạng tiêu chí và phương pháp
đánh giá công chức cấp xã trong bối cảnh cải cách hành chính ở nước ta hiện nay”,
tập trung phân tích thực trạng tiêu chí và phương pháp đánh giá công chức cấp xã
cũng như tình hình áp dụng tiêu chí và phương pháp đánh giá công chức cấp xã ở
nhiều góc độ; chỉ ra các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. “Giải pháp hoàn thiện
các tiêu chí và phương pháp đánh giá công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu của cải
cách hành chính nhà nước” được thực hiện trong Chương 3, trên cơ sở lý luận và
thực tiễn đánh giá công chức cấp xã hiện nay, Đề tài đã đề xuất các quan điểm và
giải pháp hoàn thiện các tiêu chí và phương pháp đánh giá công chức cấp xã ở nước
ta. Đề tài chỉ tập trung xây dựng các tiêu chí và phương pháp đánh giá cấp xã, còn
việc hoàn thiện PL về ĐGCC thì tác giả chưa đề cập đến.
Luận án tiến sĩ (2010), “Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam
trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế” của Trần Anh Tuấn, Đại học Kinh tế
Quốc dân [69]. Tác giả cho rằng hiện nay đánh giá CC mới chỉ dừng ở việc đánh giá
CC sau một năm công tác, cần chuyển dần đánh giá CC sang đánh giá nguồn nhân
lực công vụ. Tuy nhiên, việc chuyển đó là thế nào thì tác giả lại chưa phân tích cụ thể.
Và các nội dung trên còn chung chung, chưa đi sâu trong việc xây dựng các tiêu chí
ĐGCC theo vị trí việc làm và chức danh cụ thể.
Luận án tiến sĩ (2008), “Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức
ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Lương Thanh Cường. Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại

9


học Quốc gia Hà Nội. Luận án đưa ra khái niệm về chế định PL công vụ, công
chức; các chế định pháp luật về công vụ, công chức ở nước ta từ 1998 đến nay, với

hai nội dung chính là: các quy định về công vụ và các quy định về công chức (có sự
so sánh nhất định với các nội dung của chế định từ năm 1945 đến 1998); mối quan
hệ chế định pháp luật về công vụ, công chức với một số chế định pháp luật khác;
các tiêu chí đánh giá chế định pháp luật về công vụ, công chức.
Luận án tiến sĩ (2011), “Hoàn thiện pháp luật công chức, công vụ đáp ứng
yêu cầu cải cách hành chính nhà nước”, tác giả Tạ Ngọc Hải, Luận án Tiến sĩ Luật
học [34]. Luận án đã đưa ra được khái niệm pháp luật công chức, công vụ theo
hướng tiếp cận tổng hợp; các tiêu chí làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng pháp
luật công chức, công vụ trên các mặt như: chất lượng, kết quả thực hiện pháp luật;
xác định các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật công chức,
công vụ. Luận án đã đánh giá chung về mức độ hoàn thiện pháp luật công chức,
công vụ hiện nay, các mức đánh giá đó được quy định trong các văn bản như: Hiến
pháp, Luật CBCC, các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật.
Tuy nhiên, pháp luật về ĐGCCHC tác giả chưa nghiên cứu sâu trong công trình.
Luận án tiến sĩ (2010), “Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức
hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”, tác giả Nguyễn Quốc Sửu, Luận án Tiến sĩ Luật học [67]. Luận án có những
nội dung liên quan như: quan niệm, đặc trưng, tiêu chuẩn, vai trò, chức năng, nhiệm
vụ của công chức hành chính. Tuy nhiên, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Luận án
là những vấn đề lý luận - thực tiễn về giáo dục pháp luật đối với đội ngũ CBCC, do
vậy, cũng không bàn sâu đến pháp luật ĐGCCHC.
Luận án Tiến sĩ (2016), “Hoàn thiện tiêu chí và phương pháp đánh giá công
chức cấp xã ở tỉnh Quảng Bình trong điều kiện hiện nay”, tác giả Đoàn Nhân Đạo
[24]. Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà
Nội. Luận án đã làm rõ được những vấn đề lý luận cũng như đánh giá được thực
trạng của đối tượng, khách thể trên địa bàn nghiên cứu chọn mẫu chỉ ra được những
ưu nhược điểm, những thách thức trong tiêu chí và phương pháp đánh giá công
chức cấp xã. Đồng thời Luận án cũng chỉ ra được yêu cầu và sự cần thiết xây dựng
tiêu chí và phương pháp mới trong đánh giá công chức cấp xã của địa phương cũng
như cả nước hiện nay. Tuy nhiên, Luận án chỉ dừng lại ở việc xây dựng tiêu chí và


10


các phương pháp ĐGCC cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, hoàn thiện hệ thống
pháp luật quy định chung thì tác giả chưa đề cập.
Luận án Tiến sĩ (2008), “Hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính
quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”,
tác giả Mã Minh Sản, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [65].
Trong Luận án, tác giả đã trình bày các tiêu chí hoàn thiện pháp luật đối với
CBCCCX, đó là: tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, trình độ kỹ thuật pháp
lý. Các tiêu chí này áp dụng chung cho PL đối với CBCCCCX, tác giả chưa đề cập
đến tiêu chí PL về ĐGCCHC. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn tài liệu tác giả tham
khảo, kế thừa trong LA của mình.
Cuốn sách (1998), “Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
hiện nay”, do Tô Tử Hạ biên soạn, Nxb Chính trị quốc gia [26]. Trong công trình, tác
giả đã đưa ra một số nguyên tắc khi tiến hành đánh giá CBCC. Theo đó, công trình đề
cao tính, tính khách quan, tính công khai, dân chủ trong việc đánh giá. Các tiêu chí, nội
dung đánh giá CBCC được chú trọng là: lòng trung thành, kết quả, hiệu suất công tác;
uy tín, sự tín nhiệm, tinh thần kỷ luật nghề nghiệp... Việc xây dựng các nguyên tắc, tiêu
chí cụ thể cho từng chức danh trong ĐGCC thì công trình chưa nêu được.
Cuốn sách (2004), “Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách một số nước trên
thế giới” được tập thể tác giả Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu
Huyền, Nxb Chính trị quốc gia [55]. Ở đây, các tác giả tập trung giới thiệu về hệ thống,
cơ cấu công chức; bộ máy quản lý công chức; kinh nghiệm cải cách công vụ của một
số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Pháp, Anh, Đức, Mỹ, Liên Bang Nga.
Tuy nhiên, công trình chưa đi sâu vào việc so sánh, phân tích hệ thống công vụ nhìn từ
góc độ pháp lý, cũng chưa giới thiệu cụ thể về sự điều chỉnh của pháp luật đối với công
vụ, công chức của các nước, trong đó có đánh giá CBCC.
Cuốn sách (2009), “Tìm hiểu hành chính công Hoa Kỳ - lý thuyết và thực

tiễn” do tác giả Nguyễn Hữu Hải (chủ biên), Nxb Chính trị - Hành chính. Tác giả
đã đề cập tới những hạn chế của việc quản lý công chức chỉ chú trọng vào quá trình,
thủ tục có tiêu chuẩn thực thi rõ ràng, định lượng theo kết quả đầu ra để đánh giá và
đo lường được hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức. Tuy nhiên, công trình
chưa đề cập đến xây dựng quy chế, nguyên tắc, tổ chức chỉ đạo, khiếu nại trong việc
xây dựng pháp luật đánh giá CC.

11


Bài viết Nguyễn Thu Huyền (2006), “Kinh nghiệm đánh giá công chức của
một số nước trên thế giới”, Tạp chí Quản lý nhà nước số 12/2006. Tác giả đưa ra
một số kinh nghiệm trong ĐGCC ở một số nước: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Tác
giả đã đưa ra các nguyên tắc, nội dung, phương pháp ĐGCCHC. Vận dụng kinh
nghiệm ĐGCC của các nước vào Việt Nam như: Hoàn thiện hệ thống quan điểm,
tiêu chí; căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ; ban hành các quy chế, quy định
tiêu chuẩn năng lực của cá nhân người lãnh đạo, quản lý trong việc đánh giá cán bộ;
bài viết của tác giả Phạm Hồng Thái (2006), “Bàn về việc hoàn thiện thể chế công
vụ và xây dựng khung của Luật công vụ Việt Nam”, Tạp chí Quản lý nhà nước số
08/2006. Trong bài viết, tác giả đã đưa ra những quan điểm khoa học về Luật Công
vụ, quản lý, thanh tra công vụ. Tác giả cũng đã đề cập đến bất cập của nền công vụ
Việt nam và đề xuất phương hướng hoàn thiện; bài viết của tác giả Nguyễn Minh
Phương“Quá trình hình thành và phát triển của đội ngũ công chức và thể chế quản
lý công chức ở nước ta từ năm 1945 đến nay”, Tạp chí Tổ chức nhà nước số
8/2004. Tác giả đã giới thiệu các hình thức đánh giá cơ bản đối với công chức, phân
tích thực trạng ĐGCC hiện nay ở nước ta, chỉ ra những bất cập khiến kết quả đánh
giá chưa đảm bảo sự tin cậy để hỗ trợ cho công tác quản lý công chức. Bài viết của
Đào Thị Thanh Thủy (2010), “Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức”, Tạp
chí Tổ chức nhà nước tháng 12/2010, đề cập đến các tiêu chí định lượng được sử
dụng trong ĐGCC như chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, tính chuyên nghiệp, đạo

đức công vụ…; Đào Thị Thanh Thủy (2011), “Đổi mới công tác đánh giá công
chức trong các cơ quan hành chính nhà nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước tháng
7/2011, tác giả đã đề xuất đổi mới công tác đánh giá gắn với kết quả thực thi dựa
trên các chỉ số mang tính định lượng.
Những nghiên cứu về thực trạng pháp luật đánh giá công chức hành chính.
Đề tài “Đổi mới phương pháp đánh giá công chức trong các cơ quan hành
chính nhà nước”, Đề tài khoa học cấp Bộ, do Hà Quang Ngọc (Chủ nhiệm) [49].
Đề tài nghiên cứu về công tác đánh giá công chức nhưng chỉ tập trung vào vấn đề sử
dụng phương pháp như thế nào để ĐGCC một cách công bằng, khách quan, có được
kết quả đánh giá đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý công chức ở Việt Nam
trong thời gian tới theo quan điểm của Luật CBCC. Công trình xác định đánh giá là
một khâu trọng yếu trong quy trình quản lý nguồn nhân lực của tổ chức. Đồng thời

12


giới thiệu một số phương pháp đánh giá cơ bản như cho điểm, đồ thị, sự kiện, báo
cáo, bình bầu, phỏng vấn… và nêu bật lên ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp
đánh giá trong tổ chức. Công trình đã nêu kinh nghiệm sử dụng các phương pháp
đánh giá ở một số quốc gia trên thế giới và rút ra những đặc điểm chung trong công
tác đánh giá của các nước, các khó khăn thường gặp phải và yêu cầu đặt ra để đánh
giá hiệu quả. Công trình, tập trung vào phân tích thực tiễn công tác đánh giá hiện nay
ở các cơ quan hành chính nhà nước và rút ra những đánh giá, nhận xét về ưu nhược
điểm của công tác này.
Đề tài (2010), “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ sở đánh giá tổ chức
định kỳ đối với các cơ quan hành chính nhà nước” do Vũ Văn Thái (Chủ nhiệm) và
nhóm tác giả Vụ Tổ chức biên chế - Bộ Nội vụ hoàn thành, đề tài khoa học cấp cơ sở
[75]. Đề tài nghiên cứu, đề xuất cơ chế, tiêu chí, phương pháp đánh giá tổ chức định
kỳ đối với cơ quan hành chính nhằm nâng cao chất lượng của tổ chức và hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của mỗi CQHCNN và của toàn bộ hệ thống tổ chức hành chính

nhà nước. Tuy nhiên, việc đánh giá CBCC thì chưa được đề cập sâu trong công trình.
Luận án Tiến sĩ (2015), “Đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ”,
tác giả Đào Thị Thanh Thủy, Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện
Hành chính Quốc gia, Hà Nội [77]. Luận án nghiên cứu lý thuyết về đánh giá công
chức theo kết quả thực thi công vụ; kinh nghiệm đánh giá công chức theo kết quả
thực thi công vụ của một số quốc gia; nghiên cứu thực tiễn công tác đánh giá công
chức trong các CQHCNN hiện nay để phân tích làm rõ những ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đổi mới tiêu chí, phương pháp đánh giá gắn với
kết quả thực thi công vụ. Luận án đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm áp dụng
ĐGCC theo kết quả thực thi công vụ ở Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, tác
giả đi sâu nghiên cứu thực trạng và khảo sát công tác đánh giá đối với công chức ở
Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện, tác giả chưa nghiên cứu những quy định pháp
luật về lĩnh vực này.
Luận án tiến sĩ (2008), “Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức
ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Lương Thanh Cường. Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Trong Chương 2 tác giả đã nghiên cứu thực trạng chế định
công vụ, công chức; những quy định về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đánh giá, bổ
nhiệm CBCC; đào tạo, bồi dưỡng, quyền và nghĩa vụ của CBCC, khen thưởng, kỷ

13


luật CBCC…Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu nghiên cứu thực trạng pháp luật và áp
dụng pháp luật về ĐGCCHC.
Luận án Phó tiến sĩ (1997), “Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về công chức
nhà nước trong bộ máy hành chính quốc gia ở nước ta”, tác giả Nguyễn Văn Tâm,
Luận án Phó tiến sĩ khoa học luật học [71]. Tác giả luận án cũng đã trình bày một
cách có hệ thống thực trạng cơ chế điều chỉnh về pháp luật công vụ của CCHC, từ
đó rút ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của cơ chế điều
chỉnh pháp luật về CCHC. Tác giả đã đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm

nâng cao chất lượng đội ngũ công chức (trang 132-151), nhưng chưa nhấn mạnh
được góc độ pháp lý của sự cần thiết phải điều chỉnh chuyên biệt đối với công vụ do
công chức đảm nhiệm, cũng như đổi mới cơ sở pháp lý cho hoạt động công vụ
(trang 151-164). Nội dung pháp luật về ĐGCC chưa được đề cập đến trong Luận án.
Cuốn sách (2004), “Công vụ, công chức”, tác giả Phạm Hồng Thái, Nxb Tư
pháp, Hà Nội [73]. Tác giả đã đi sâu vào làm rõ và phân tích, đánh giá các quy định
pháp luật về công vụ, công chức ở nước ta, bao gồm các nội dung tuyển dụng, tập sự,
sử dụng và quản lý, quyền và nghĩa vụ, điều động, kiêm nhiệm, thăng giáng chức, khen
thưởng, kỷ luật, ĐTBD, chế độ hưu trí và chế độ thôi việc. Tuy nhiên, công trình chưa
đề cập đến các cơ sở khoa học nhằm xây dựng các tiêu chuẩn, nguyên tắc khi ĐGCC.
Bài viết của Phạm Tất Thắng (2010),“Những đổi mới trong quy chế đánh giá
cán bộ, công chức”, Tạp chí QLNN số 8/2010 giới thiệu các quy định pháp lý về
ĐGCC theo Luật CBCC và các văn bản triển khai; Tác giả Hạ Thu Quyên
(2010),“Về vấn đề đánh giá thực thi trong công vụ”, Tạp chí Tổ chức nhà nước
tháng 5/2010, tác giả phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành
về ĐGCC, chỉ ra những hạn chế tạo cơ sở để đổi mới công tác này; Bài viết của
Lại Đức Vượng (2014), “Đánh giá cán bộ, công chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước
số 12/2014. Tác giả đã đề cập đến nguyên tắc, căn cứ đánh giá, phân loại cán bộ,
công chức; phương pháp, nội dung đánh giá CBCC; trình tự, thủ tục và tiêu chí
đánh giá CBCC. Tuy nhiên, tác giả bài viết chưa đề cập đến việc đánh giá CBCC
đứng trên góc độ luật học.
Những nghiên cứu giải pháp về pháp luật đánh giá công chức hành chính.
Đề tài (2002),“Hoàn thiện phương pháp đánh giá cán bộ, công chức hàng
năm”, do Nguyễn Ngọc Hiến (Chủ nhiệm), Đề tài khoa học cấp Bộ. Tác giả đã giới

14


thiệu các phương pháp đánh giá thường được sử dụng như bỏ phiếu kín, đánh giá
theo kết quả thực thi công vụ; những khó khăn, yếu kém, hạn chế của cách đánh giá

trong các CQNN. Đề tài đã đề xuất phương hướng hoàn thiện phương pháp đánh giá
cán bộ, công chức trong đó tập trung vào xây dựng tiêu chí đo lường, hoàn thiện các
phương pháp đánh giá, quy trình đánh giá. Tuy nhiên, tác giả đứng trên khía cạnh
hành chính công về ĐGCCHC, còn dưới góc độ luật học thì tác giả chưa đề cập đến.
Đề tài (2011), “Mô hình quản lý thực thi công vụ theo định hướng kết quả:
Lý luận và thực tiễn”, do tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải (Chủ nhiệm), Đề tài khoa
học cấp cơ sở. Nhóm tác giả lý giải sự cần thiết áp dụng mô hình quản lý thực thi
công vụ theo định hướng kết quả ở Việt Nam và một số giải pháp để áp dụng mô
hình. Trong đó, làm rõ lợi ích đối với khu vực công khi áp dụng mô hình, cơ sở
thực tiễn cho việc thực hiện và những điều kiện để có thể áp dụng. Đồng thời, kiến
nghị các giải pháp thực hiện: các giải pháp vĩ mô (nâng cao nhận thức, cải cách thể
chế, phân quyền, hoàn thiện hệ thống thông tin, chính sách tiền lương…) và các giải
pháp vi mô liên quan đến xây dựng văn bản, phân tích công việc, hoàn thiện hệ
thống đánh giá thực thi, đào tạo kỹ năng cho nhà quản lý…Công trình chưa nêu
được pháp luật và hoàn thiện pháp luật đối với việc đánh giá CBCC.
Luận án tiến sĩ (2008), “Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công
chức ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Lương Thanh Cường. Luận án Tiến sĩ Luật
học, Đại học Quốc gia Hà Nội [15]. Luận án đề xuất phương hướng và các giải
pháp nhằm góp phần hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức như:
nhận thức, thể chế hóa các nguyên tắc của hoạt động công vụ; ban hành các QPPL
điều chỉnh chuyên biệt phù hợp với tính chất hoạt động của các nhóm đối tượng
“cán bộ”, “công chức”, “viên chức” kết hợp với mô hình “chức nghiệp” và mô
hình “việc làm”; ban hành các quy định, trong đó quy định rõ, cụ thể trách nhiệm
trong công vụ, trách nhiệm giải trình; Tổ chức tiến hành pháp điển hóa chế định
PL về công vụ, công chức, tiến hành xây dựng, ban hành Luật công vụ, quy chế
đào tạo công vụ. Tuy nhiên, luận án chỉ nghiên cứu trong phạm vi, tính chất của
một chế định pháp luật về công vụ, công chức; phạm vi nghiên cứu về thời gian
chủ yếu từ năm 1998 đến 2008; luận án chưa đi sâu vào pháp luật ĐGCC như quy
trình, tiêu chí, nguyên tắc…Đây là tài liệu giúp tác giả nhiều trong quá trình
nghiên cứu, hoàn thiện luận án.


15


Luận án Tiến sĩ (2009), “Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về công vụ
của công chức hành chính ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Duy Phương, Luận án
Tiến sĩ Luật học [57]. Tác giả đã đưa ra các giải pháp kiến nghị đổi mới và hoàn
thiện pháp luật về công chức nhà nước. Trong đó là hoàn thiện hệ thống VB pháp
luật đối với CBCC trong CQNN, tổ chức kinh tế. Tác giả kiến nghị hình thức văn
bản luật, phạm vi, đối tượng và những nội dung cơ bản của điều chỉnh pháp luật về
công chức. Tác giả đề cập hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, ĐTBD,
công chức thôi việc, công chức về hưu, vấn đề khen thưởng, kỷ luật, thanh tra công
chức, tuy nhiên, việc đề xuất hoàn thiện pháp luật về ĐGCCHC chưa được tác giả
đề cập trong công trình.
Cuốn sách (2009), Tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức cấp cơ sở, tác giả Nguyễn Thế Vịnh, Định Ngọc Giang [85]. Nhóm tác
giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đối với CBCC cấp cơ sở. Các
giải pháp như tiền lương, áp dụng trả lương theo vị trí việc làm, đánh giá công chức
làm căn cứ để khen thưởng, kỷ luật CBCC.
Ngoài ra, pháp luật về ĐGCC còn đề cập đến trong một số Luận văn có liên
quan như: Nguyễn Thị Kim Oanh (2005), “Pháp luật về công chức Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước và Pháp luật. Công trình đã đề cập đến nội dung chế
định pháp luật về công chức Việt Nam: tuyển dụng; ĐTBD công chức; quyền và
nghĩa vụ công chức; sử dụng công chức qua các giai đoạn: trước khi có Pháp lệnh
CBCC năm 1998; giai đoạn 1975 -1986; giai đoạn 1986 - 1997; pháp luật về công
chức từ khi có Pháp lệnh CBCC năm 1998 đến năm 2005. Nhưng, tác giả đã không
đề cập đến các quy định, các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về ĐGCC Việt Nam;
Nguyễn Thị Thanh (2006), “Hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã ở
nước ta hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ

Chí Minh, Viện Nhà nước và Pháp luật. Tác giả đã đề cập đến tiêu chuẩn CBCC
cấp xã; quản lý; sử dụng; chế độ đãi ngộ; khen thưởng, kỷ luật CBCC cấp xã và trình
tự xây dựng và hình thức các văn bản pháp luật điều chỉnh về CBCC cấp xã. Tuy
nhiên, công trình chưa đề cập đến xu hướng điều chỉnh pháp luật về ĐGCC cấp xã
nói riêng, CCHC nói chung.

16


Một số bài viết như: Chu Xuân Khánh, Đào Thị Thanh Thủy (2011), “Đổi mới
công tác đánh giá công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước”, Tạp chí Tổ
chức nhà nước số 07/2011. Theo tác giả đánh giá nguồn nhân lực trong cơ quan hành
chính nhà nước có thể thực hiện trên các nội dung: Đánh giá hiệu quả làm việc; đánh
giá năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức; đánh giá tiềm năng;
đánh giá động cơ làm việc; Nguyễn Thị Hồng Hải (2012), “Đánh giá thực thi công vụ
nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước”, Tạp chí Tổ
chức nhà nước số 12/2012. Bài viết giới thiệu hai cấp độ đánh giá (tổ chức và cá nhân
công chức) và các chỉ số đánh giá ở các cấp độ khác nhau. Từ đó, nêu lên một số vấn
đề cần đặt ra khi thực hiện công tác đánh giá.
Đến nay cũng đã có không ít bài báo được đăng trên tạp chí về đánh giá CC.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu chuyên
sâu về pháp luật quản lý CC nói chung, pháp luật về đánh giá CCHC nói riêng. Việc
tiếp tục nghiên cứu PL về ĐGCCHC nhằm hoàn thiện hệ thống PL Việt Nam đối
với công chức hiện nay là rất cần thiết. Các nghiên cứu trên đã cung cấp cơ sở lý
luận và thực tiễn để tác giả tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về đánh giá
CCHC ở Việt Nam hiện nay.
Như vậy, pháp luật về ĐGCC đang là vấn đề được quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu, nhà quản lý, đặc biệt trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền
hiện nay. Mặc dù vậy, cho đến nay những công trình nghiên cứu về pháp luật
ĐGCC tuy đã được nghiên cứu nhưng nhìn chung vẫn hạn chế về số lượng và quy

mô của công trình, chưa có công trình nào đi sâu đánh giá, phân tích và đưa ra các
giải pháp về hoàn thiện pháp luật ĐGCC hành chính hiện nay.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Tháng 5/2000 hai học giả của trường Đại học tổng hợp Hannover (CHLB Đức)
là Ridder, Hans- Gerd và Hoon, Christina đã công bố công trình “Strategisches
Personalmanagement in offentlichen Verwaltungen” (tạm dịch là “Chiến lược quản lý
cá nhân trong offentlichen Verwaltungen”) nhằm nhấn mạnh chiến lược quản lý nhân
sự trong nền hành chính công của một thế giới trong xu thế toàn cầu hóa, những vướng
mắc gặp phải của nhà nước khi giải quyết mâu thuẫn trong việc thu hút nguồn lực có
chất lượng cao giữa khu vực công và khu vực tư.

17


U.S.Department of the Interior (2004),“Performance Appraisal Handbook” (
tạm dịch là “sổ tay thẩm định hiệu suất”). Đây là một sổ tay hướng dẫn của Bộ Nội
vụ Hoa Kỳ cho các nhà quản lý, người giám sát và các nhân viên. Tác giả cuốn sách
cho đánh giá tổ chức, cá nhân làm việc cũng quan trọng như quản lý các nguồn lực
tài chính và đầu vào. Cuốn sách mô tả kinh nghiệm của một số tổ chức, cá nhân
thông qua quy hoạch nhân sự và thiết lập những quy chuẩn trong việc đánh giá định
kỳ công chức. Công trình là cẩm nang cung cấp các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá tổ
chức, cá nhân, người đánh giá, các yếu tố trong đánh giá. Tài liệu cung cấp kinh
nghiệm để cải thiện hoạt động của tổ chức và cá nhân thông qua công tác quy hoạch
và thiết lập những kỳ vọng, liên tục giám sát hiệu suất, thực hiện phát triển, định kỳ
đánh giá hiệu suất và khen thưởng tổ chức, cá nhân. Công trình đề cập đến việc
đánh giá tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực tư nhân. Tuy nhiên, đây là tài liệu tham
khảo trong việc xây dựng các quy định, tiêu chuẩn khi đánh giá công chức trong
lĩnh vực công [77, tr. 18].
State Personnel Manual of North Carolina (2007), “Performance
Management System”, (tạm dịch là Sổ tay nhân viên nhà nước) của Bắc Carolina

(2007), "Hệ thống quản lý hiệu suất", công trình đã đề cập đến hệ thống quản lý
thực thi công vụ, trong đó đặc biệt chú ý đến đánh giá nhân viên nhà nước theo hết
quả thực thi công việc. Đây là căn cứ nhằm xếp hạng công chức trên cơ sở công
trạng và thành tích. Công trình đề cập đến việc sử dụng các thông tin về kết quả
đánh giá trong công tác quản lý công chức [77, tr. 19].
Dick Grote (2002), “The Performance appraisal question and answer book,
a survival guide for manager”, (tạm dịch là “Câu hỏi thẩm định hiệu suất và câu trả
lời, một hướng dẫn sinh tồn cho người quản lý”). Cuốn sách đã nghiên cứu đánh giá
dưới góc độ một quy trình quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát
và đánh giá kết quả. Các yêu cầu pháp lý cần đảm bảo cho một hệ thống đánh giá
thực hiện. Đồng thời, tác giả đề cập đến nhiều nội dung như cách thức xác định trách
nhiệm công việc cá nhân, cách thức xác định một phương pháp để đánh giá cá nhân,
cách thức lựa chọn đúng các mục tiêu. Tác giả đã đề cập đến mô hình SMAR (Cụ
thể: dễ hiểu; đo lường được; vừa sức, thực tế, có thời hạn). Cuốn sách đã đề cập đến
cách thức đánh giá, quy trình đánh giá và đưa ra một số mẫu thông dụng khi đánh giá
công chức [77, tr. 19].

18


×