Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Cải cách kinh tế ở israel từ năm 1985 đến nay và bài học kinh nghiệm đối với việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.84 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THÙY PHƢƠNG

CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ISRAEL TỪ NĂM 1985 ĐẾN NAY
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9 31 01 06

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC

Hà Nội, năm 2018


Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Việt Khôi
2. PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Phản biện 1: GS.TS. Đỗ Đức Bình
Phản biện 2: PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa
Phản biện 3: PGS.TS. Bùi Thị Lý

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội
Vào hồi…….….giờ……phút,


ngày………tháng…….năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia;
- Học viện Khoa học xã hội.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hai mươi năm cuối của thế kỷ XX, nhiều quốc gia đang phát
triển đã tiến hành đổi mới, cải cách kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường
mở cửa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Với quá trình thực hiện
các chính sách phát triển kinh tế đó, nhiều quốc gia đã thành công, chuyển
mình từ nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển trở nên hiện đại, năng động,
có vị thế ngày càng cao trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Trong đó, Israel là
một trường hợp điển hình.
Israel là một quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông, nằm ở ngã ba của châu
Á, châu Phi, châu Âu; có vị trí địa chiến lược mà các đế chế hùng mạnh
trong quá khứ và các nước lớn trên thế giới hiện nay rất quan tâm và có
nhu cầu tiếp cận, gây ảnh hưởng. Năm 1948, khi người Do Thái trên toàn
thế giới tập trung về Israel để thành lập Nhà nước, mong ước lớn nhất là có
đất đai để trồng trọt, tập trung sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu trong
nước. Đến những năm 1970, khi đã đạt những bước phát triển nhất định,
Israel chú trọng cho những lĩnh vực khác như công nghiệp, y tế, giáo
dục..., bắt đầu tiến hành những bước đi ban đầu của một nền kinh tế thị
trường. Đến năm 1985, Israel đẩy mạnh quá trình cải cách nền kinh tế, tiếp
tục phát triển theo hướng kinh tế thị trường nhưng mở cửa và hiện đại hóa
mạnh mẽ. Điểm đặc biệt trong quá trình cải cách kinh tế Israel là không
chỉ phát triển theo xu hướng thị trường thông thường mà chuyển dịch theo

hướng kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo, chú trọng công nghiệp công nghệ
cao, ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ để hiện đại hóa nông
nghiệp, hướng đến các ngành dịch vụ linh hoạt…
Từ khi lập quốc đến nay, chỉ trong vài thập niên, Israel đã trở thành
một nền kinh tế hiện đại và thịnh vượng. Có thể nói rằng Israel đã gây bất
ngờ không chỉ với thế giới mà với chính bản thân người dân nước này khi
thành công trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghệ
cao. Nguyên nhân là bởi ngay từ những ngày đầu lập nước, các nhà lãnh
đạo Israel xác định rằng phải chú trọng công nghệ cao bởi đó chính là yếu
tố áp đảo "kẻ thù" nhanh nhất, hiệu quả nhất. Từ quan điểm chỉ đạo ấy,
Israel vừa chú trọng phát triển mạnh công nghiệp quốc phòng, để giữ gìn
an ninh quốc gia, an toàn lãnh thổ; vừa ứng dụng các thành tựu của công
nghiệp quốc phòng vào các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện
đại. Với những thành công từ cuộc cải cách kinh tế được đẩy mạnh từ năm
1


1985, hiện Israel được coi là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế
giới. Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình cải cách kinh tế Israel
cũng bộc lộ một số hạn chế. Những khiếm khuyết này được chính phủ
Israel khắc phục dần trong những năm kế tiếp.
Sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu “Cải cách kinh tế ở Israel từ
năm 1985 đến nay và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” xuất phát
từ những lý do sau:
Thứ nhất,Israel là một quốc gia khá đặc biệt ở Trung Đông; tuy nhỏ
bé, lại bị thế giới Arab hùng mạnh và thù địch bao vây xung quanh, nhưng
Israel vẫn phát triển mạnh về kinh tế. Chỉ sau một vài thập niên, Israel đã
chuyển đổi thành công “từ một nền kinh tế lạc hậu theo đường lối bán tập
trung để trở thành một siêu cường về công nghệ cao”. Israel không chỉ
phát triển kinh tế thông thường mà phát triển vượt bậc khoa học công nghệ

cao, dựa trên tri thức và đổi mới sáng tạo, cả trong công nghiệp quốc
phòng và công nghiệp dân dụng, nông nghiệp, dịch vụ. Nghiên cứu này
nhằm vào một quốc gia - dân tộc có một số phận đặc biệt, vượt qua được
những thử thách mang tính sống còn, để vươn lên trở thành một nền kinh
tế phát triển năng động. Nhờ vào các chương trình, kế hoạch cải cách kinh
tế từ năm 1985, Israel đã xây dựng cho mình một mô hình phát triển kinh
tế độc đáo, có “thương hiệu” riêng, thể hiện rõ nét tinh thần của thời đại
kinh tế tri thức và cách mạng 4.0. Những thành công này của Israel thực sự
đáng ngưỡng mộ. Do đó, việc tìm hiểu mô hình cải cách kinh tế của Israel
là rất cần thiết. Đặc biệt, luận án không chỉ nghiên cứu cải cách kinh tế
đơn thuần, mà nhấn mạnh vào cải cách kinh tế theo định hướng đổi mới
sáng tạo và khuyến khích khởi nghiệp, giúp cho quốc gia này tạo dựng
“mô hình phát triển kinh tế kiểu Israel” được thế giới đánh giá rất cao.
Thứ hai, Việt Nam tiến hành đổi mới kinh tế vào năm 1986 với các
nội dung như phát triển kinh tế thị trường, cải cách chế độ sở hữu, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, tự do hóa
thương mại, chú trọng thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế, phát triển kinh
tế gắn với công bằng xã hội… Sau gần 30 năm đổi mới và mở cửa, Việt
Nam đã đạt nhiều thành tựu và cũng gặp không ít khó khăn, thách thức.
Vấn đề đặt ra là cần có những cách tiếp cận mới về tư duy phát triển trên
cơ sở chắt lọc những bài học kinh nghiệm của các nước đã và đang trong
quá trình cải cách như Việt Nam. Quá trình cải cách kinh tế ở Israel với
thời điểm thực hiện và những bước đi khá tương đồng với Việt Nam có thể
cung cấp cho Việt Nam những bài học hữu ích. Trong Dự thảo Văn kiện
Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ phương hướng, nhiệm
2


vụ và giải pháp phát triển kinh tế giai đoạn 2016-2020: “…Đổi mới mô
hình tăng trưởng theo hướng phát triển nhanh, bền vững… Kết hợp hiệu

quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu,
tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ…”. Trong đó, “động
lực cũng là điều kiện để đổi mới mô hình tăng trưởng là đẩy mạnh ứng
dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng
suất lao động, thúc đẩy nghiên cứu và triển khai (R&D)…”. Những tham
khảo cho Việt Nam từ cải cách kinh tế ở Israel thiết thực nhất là những
kinh nghiệm về phát triển kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, khoa học công
nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; bởi quan niệm và bước đi theo định
hướng phát triển đó ở Việt Nam chưa rõ ràng, song đây lại là điểm thành
công nổi bật của kinh tế Israel.
Như vậy, việc tìm hiểu quá trình cải cách kinh tế từ năm 1985 đến nay
theo cách thức mà Israel đã thực hiện là cần thiết với những nước đi sau
đang tìm cách đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế như Việt Nam khi nó
có thể đưa ra những chỉ dẫn, gợi ý hữu ích. Đề tài nghiên cứu vì thế không
chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang tính thực tiễn và tính thời sự sâu sắc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu, đánh giá chính sách và quá trình thực thi các chính sách
cải cách kinh tế của Israel từ năm 1985 đến nay, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm tham khảo cho Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện nhiệm vụ sau:
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quá trình cải cách kinh tế ở một quốc
gia, phân tích cơ sở thực tiễn của quá trình cải cách kinh tế ở Israel bắt đầu
từ năm 1985, tiếp cận dưới góc độ kinh tế quốc tế.
2. Khái quát và phân tích rõ quá trình thực hiện các chương trình, kế
hoạch, chính sách cải cách kinh tế của Israel từ năm 1985 đến năm 2016
dựa trên quan điểm đổi mới sáng tạo và khuyến khích tinh thần khởi
nghiệp; đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
3. Rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất chính sách cho Việt Nam trong

quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ, đổi
mới sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án trả lời các câu hỏi sau:

3


1) Những chính sách nổi bật của Israel làm nên thành công trong quá
trình cải cách kinh tế là gì? Phải chăng đó là sự tập trung vào yếu tố đổi
mới sáng tạo?
2)Từ Israel, Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm tham khảo gì để đổi
mới mô hình tăng trưởng?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Là các chính sách cải cách kinh tế, tiến trình thực hiện các chính sách
này, những thành công và hạn chế trong quá trình thực hiện các chính sách
cải cách kinh tế ở Israel.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu giai đoạn từ năm 1985 đến
nay (năm 2016), trong đó:
i) Giai đoạn năm 1985-2000: Đây là thời kỳ cải cách mang tính bước
ngoặt, đánh dấu sự đi lên của nền kinh tế Israel tập trung phát triển các
ngành kinh tế hiện đại, khoa học công nghệ cao, đổi mới sáng tạo.
ii) Từ năm 2000-2016: Là quá trình cải cách tiếp theo của kinh tế Israel
để có cái nhìn tổng quát, cập nhật sự phát triển kinh tế của quốc gia này.
+ Phạm vi không gian: Là Israel và Việt Nam.
+Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các
chương trình, kế hoạch, chính sách cải cách gồm các nội dung cơ bản như:
cải cách thể chế, cải cách chính sách nhập cư và đào tạo nguồn nhân lực,

cải cách chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân tạo nền tảng xây
dựng quốc gia khởi nghiệp, chương trình cải cách toàn diện của Israel
những năm gần đây…
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phƣơng pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận tiếp cận hệ thống và tiếp cận lịch
sử để tìm hiểu và đánh giá vấn đề nghiên cứu.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Về phương pháp tư duy khoa học: Luận án kết hợp cả phương
pháp diễn dịch và phương pháp quy nạp.
+ Về phương pháp thu thập thông tin:
- Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin: Luận án sử dụng: i)
Phương pháp tiếp cận lịch sử và logic; ii) Phương pháp tiếp cận cá biệt và
so sánh; iii) Phương pháp tiếp cận phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luận án sẽ thu thập, thống kê,
tổng hợp, phân tích các nguồn tư liệu, các nghiên cứu đã có, gồm:
4


o Loại và nguồn dữ liệu: Dữ liệu (gồm số liệu, tài liệu) sử dụng trong
luận án là dữ liệu thứ cấp.
o Cách thu thập và phân tích dữ liệu: Được thực hiện theo các bước
sau: Bước 1. Thu thập dữ liệu; Bước 2. Kiểm tra dữ liệu; Bước 3. Phân
tích dữ liệu.
+ Về phương pháp xử lý số liệu: Luận án sử dụng phương pháp xử lý
thông tin định tính, xâu chuỗi thông tin dưới dạng các phân tích, các sơ đồ.
4.3. Hƣớng tiếp cận nghiên cứu
+ Về hình thức: Luận án sẽ tổng hợp, phân tích, đánh giá vấn đề
nghiên cứu; từ đó so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm.
+ Về nguyên tắc: Luận án tiếp cận theo nguyên tắc sau:

- Một là, tận dụng nghiên cứu đã có, bao gồm: i) Các lý thuyết về cải
cách kinh tế; ii) Một số lý thuyết phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo; iii)
Khái quát thực tiễn phát triển kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo trên thế
giới; iv) Những nghiên cứu về quá trình cải cách kinh tế nói chung, cải
cách và phát triển kinh tế ở Israel dựa trên đổi mới sáng tạo, khuyến khích
khởi nghiệp.
- Hai là, tiếp cận theo hướng Quản trị quốc gia, cụ thể: i) Chỉ ra các
quan điểm, chính sách, giải pháp cải cách kinh tế đột phá của Israel theo
định hướng đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp. ii) Làm rõ thành tựu, hạn chế,
nguyên nhân sau khi nghiên cứu trường hợp Israel; rút ra bài học kinh
nghiệm tham khảo cho Việt Nam.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận cơ bản về cải cách kinh tế,
các lý thuyết phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo, luận án góp phần làm rõ
lý luận về cải cách kinh tế trên quan điểm đổi mới sáng tạo và khuyến
khích tinh thần khởi nghiệp.
- Luận án làm rõ quan điểm của Israel về vấn đề cải cách kinh tế, cải
cách kinh tế theo hướng đổi mới sáng tạo và thúc đẩy khởi nghiệp; phân
tích các yếu tố tác động đến cải cách kinh tế ở Israel gồm các nguyên nhân
bên trong và bối cảnh bên ngoài; lý giải tại sao Israel ấn định thời điểm cải
cách bắt đầu từ năm 1985.
- Luận án phân tích quá trình cải cách kinh tế ở Israel từ năm 19852016; chỉ rõ “cải cách nền kinh tế theo định hướng đổi mới sáng tạo và
khởi nghiệp” là đặc thù của quá trình này.
- Luận án đánh giá những thành công, phân tích hạn chế và nguyên
nhân của quá trình cải cách kinh tế mà chính phủ Israel thực hiện từ năm
1985 đến năm 2016.
5


- Từ nghiên cứu về Israel, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm

tham khảo cho Việt Nam; phân tích thực trạng, đánh giá khả năng, đề xuất
các hàm ý chính sách để Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm đó; nhằm
thực hiện tốt mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng phát triển
theo chiều sâu, dựa trên khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo. Ngoài ra
luận án cũng đề cập rõ bài học nên tránh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Đây là công trình nghiên cứu khoa học được thực
hiện nghiêm túc và công phu, được khảo cứu kỹ lưỡng trên cơ sở các tài
liệu gốc có giá trị, có độ tin cậy; nêu bật được một mô hình phát triển kinh
tế độc đáo mang “thương hiệu” riêng Israel, hội tụ các đặc trưng của thời
đại kinh tế tri thức và cách mạng 4.0 nhờ vào những cải cách kinh tế bắt
đầu được thực hiện từ năm 1985. Những thành công của cuộc cải cách
kinh tế Israel xứng đáng được thế giới trân trọng.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu này phân tích sâu sắc các chương
trình, kế hoạch, chính sách cải cách kinh tế của Israel từ năm 1985 đến
nay. Trên cơ sở các luận cứ khoa học, rút ra kinh nghiệm tham khảo, đề
xuất các giải pháp áp dụng các bài học kinh nghiệm đó cho Việt Nam. Kết
quả nghiên cứu này góp phần nâng cao hiểu biết cho bạn đọc có nhu cầu
tìm hiểu về quốc gia Do Thái Israel, làm tư liệu giảng dạy và học tập ở
trường đại học và viện nghiên cứu, cung cấp cứ liệu khoa học cho cơ quan
hoạch định chính sách của nhà nước Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài trang bìa, lời cam đoan, mục lục, danh mục các chữ viết tắt,
danh mục các bảng, danh mục các hình, mở đầu, kết luận, danh mục công
trình công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục… nội dung
chính của luận án được chia làm bốn chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của cải cách kinh tế ở Israel.
Chƣơng 3: Quá trình cải cách kinh tế ở Israel giai đoạn 1985-2016.
Chƣơng 4: Đánh giá kết quả quá trình cải cách kinh tế ở Israel và bài

học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những công trình nghiên cứu quan điểm lý luận về cải cách kinh tế
1.1.1. Nghiên cứu quan điểm lý luận về cải cách kinh tế
- Các công trình nghiên cứu về cải cách kinh tế nói chung;
6


- Nghiên cứu về cải cách kinh tế ở một số quốc gia và nền kinh tế.
1.1.2. Nghiên cứu về cải cách kinh tế theo tinh thần đổi mới sáng tạo
1.2. Những nghiên cứu về thực tiễn cải cách kinh tế Israel
Nghiên cứu tổng quát và những giai đoạn phát triển chính của nền
kinh tế Israel;
Nghiên cứu quá trình cải cách kinh tế Israel sau khi ấn định thời điểm
cải cách năm 1985;
Nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế Israel theo quan điểm kinh tế
tri thức, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo;
Nghiên cứu cập nhật tình hình phát triển kinh tế Israel từ năm 2003
đến nay.
1.3. Những nghiên cứu liên quan đến kinh nghiệm cải cách kinh tế ở
Israel ứng dụng vào Việt Nam
Những công trình nghiên cứu như vậy rất hiếm tại Việt Nam.
1.4. Đánh giá khoảng trống các công trình nghiên cứu đã công bố và
hƣớng nghiên cứu của luận án
1. Từ những nghiên cứu về cải cách kinh tế: Các nghiên cứu về cải
cách kinh tế đã bao quát những nội dung lớn: cơ sở lý luận phục vụ nghiên
cứu về cải cách kinh tế; các nghiên cứu thực tiễn về cải cách kinh tế. Tuy
nhiên, nghiên cứu về nội dung cải cách kinh tế theo tinh thần đổi mới sáng
tạo và khuyến khích khởi nghiệp là chưa có.
2. Qua khảo sát các công trình nghiên cứu về cải cách kinh tế Israel

và cải cách kinh tế theo tinh thần đổi mới sáng tạo và thúc đẩy khởi nghiệp
của Israel: Luận án đánh giá rằng ở Việt Nam không nhiều các công trình
về nội dung này, hầu hết là những nghiên cứu mang tính chất giới thiệu
tổng quan, sơ lược, hoặc nghiên cứu về một nội dung cụ thể nào đó của
kinh tế Israel… Ở nước ngoài, nghiên cứu tổng quát về kinh tế Israel rất đa
dạng. Tuy nhiên, do yêu cầu và mục đích khác nhau, những công trình
nghiên cứu hầu hết dừng lại ở việc đề cập các chính sách cải cách kinh tế
đơn lẻ, chưa hệ thống, gián đoạn về thời gian, thiếu đánh giá tổng quát và
toàn diện. Chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về cải cách
kinh tế, cải cách kinh tế theo tinh thần đổi mới sáng tạo của Israel.
3. Những nghiên cứu về kinh nghiệm cải cách kinh tế ở Israel ứng
dụng vào Việt Nam: Có thể khẳng định rằng đến nay chưa có công trình
nghiên cứu có quy mô nào viết về kinh nghiệm cải cách kinh tế của Israel
để áp dụng vào thực tế Việt Nam.
4. Đánh giá chung: Căn cứ vào tình hình nghiên cứu nêu trên, có thể
thấy việc lựa chọn nghiên cứu “Quá trình cải cách kinh tế ở Israel từ năm
7


1985 đến nay và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” thực sự cần thiết.
Chủ đề này cần được tiến hành nghiên cứu theo một trật tự thời gian thống
nhất, tổng thể và toàn diện. Tuy nhiên, không giống các công trình nghiên
cứu về cải cách kinh tế tập trung phân tích về sự chuyển biến trong hệ
thống kinh tế, luận án chú trọng vào phạm vi nhỏ hơn của cải cách kinh tế,
chỉ tập trung nghiên cứu sâu về quá trình cải cách kinh tế trên quan điểm
đổi mới sáng tạo và thúc đẩy khởi nghiệp của Israel. Với cách tiếp cận
như vậy, các vấn đề nghiên cứu mà luận án đề ra thực sự mới và chưa từng
được thực hiện. Theo đó, luận án sẽ giải quyết các nội dung chính sau:
Một là: Tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích các lý thuyết về cải cách
kinh tế, một số lý thuyết phát triển đề cao vai trò của đổi mới sáng tạo; lý

giải về ảnh hưởng của các lý thuyết kinh tế này đến quan điểm cải cách
kinh tế của Israel.
Hai là: Nghiên cứu cơ sở thực tiễn thúc đẩy nhà nước Israel phải tiến
hành cải cách kinh tế: gồm sự cần thiết, quan điểm, mục tiêu, giải pháp cải
cách trong điều kiện cụ thể của Israel.
Ba là: Phân tích các nội dung của cải cách kinh tế của Israel gồm các
chương trình, kế hoạch, chính sách cải cách lớn từ năm 1985 đến năm
2016 theo tinh thần đổi mới sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp.
Bốn là: Đánh giá cải cách kinh tế ở Israel từ năm 1985 đến nay.
Nghiên cứu cụ thể những thành công mà các nội dung cải cách kinh tế
mang lại, đưa Israel từ một đất nước nông nghiệp (mà điều kiện tự nhiên
bất lợi cho nông nghiệp) trở thành một một nền kinh tế tri thức, đi đầu thế
giới về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ cao. Bên cạnh đó trình
bày rõ những hạn chế, phân tích nguyên nhân hạn chế.
Năm là: Từ nghiên cứu Israel, rút ra những bài học kinh nghiệm tham
khảo cho Việt Nam; phân tích thực trạng, đánh giá khả năng, đề xuất các
hàm ý chính sách để Việt Nam có thể học tập các kinh nghiệm đó trong
quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên phát triển kinh tế tri thức,
chú trọng đổi mới sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp. Ngoài ra cũng phân
tích rõ những bài học nên tránh.
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CẢI CÁCH
KINH TẾ Ở ISRAEL
2.1. Cơ sở lý luận về cải cách kinh tế

8


2.1.1. Các khái niệm
-) Khái niệm đổi mới và đổi mới chính sách kinh tế; -) Khái niệm cải
cách và cải cách kinh tế; -) Khái niệm đổi mới sáng tạo; -) Khái niệm kinh

tế tri thức.
2.1.2. Các lý thuyết về cải cách kinh tế
Lý thuyết về cải cách, chuyển đổi kinh tế, ý tưởng về sự cần thiết của
quá trình chuyển đổi đầu tiên được Karl Marx và Fredric Engles đưa ra
trong cuốn Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Quan điểm này sau đó đã
được một số học giả phát triển, cụ thể là V.I. Lenin (năm 1919) và là
Bukharin. Cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, nhiều nước xã hội
chủ nghĩa tiến hành chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh
tế thị trường, các nhà kinh tế học của Phương Tây và các nước có nền kinh
tế chuyển đổi đã nghiên cứu lý thuyết kinh tế học chuyển đổi.
+ Chủ nghĩa Cấu trúc;
+ Lý thuyết về Sự phụ thuộc;
+ Lý thuyết Tự do mới;
+ Đồng thuận Washington;
+ Lý thuyết phát triển hiện đại.
2.1.3. Một số lý thuyết phát triển đề cao vai trò của đổi mới sáng tạo
+ Các Lý thuyết kinh tế mới: Lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế cho
thấy, chỉ có đổi mới sáng tạo mới là động lực không có trần giới hạn, giúp
các nước đạt tốc độ tăng trưởng bứt phá.
+ Nghiên cứu của Kenichi Ohno: Phân tích bốn giai đoạn công
nghiệp hóa, có thể thấy muốn có bước chuyển từ giai đoạn 3 sang giai
đoạn 4, cần có yếu tố đổi mới sáng tạo.
Những quan điểm lý thuyết về cải cách kinh tế trên đã giúp các quốc
gia đang phát triển xem xét điều kiện đặc thù của nước mình mà lựa chọn
các chương trình cải cách hợp lý nhất. Đây chính là cơ sở lý luận quan
trọng cho quan điểm cho cải cách kinh tế ở Israel.
2.2. Cơ sở thực tiễn của quá trình cải cách kinh tế ở Israel
2.2.1. Nguyên nhân trong nƣớc thúc đẩy Israel cải cách kinh tế
2.2.1.1.Các giai đoạn phát triển nền kinh tế Israel từ năm 1985-2016
Gồm: -) Những năm đầu lập nước (Năm 1948-1973); -) Giai

đoạn“Thập niên mất mát”(Năm 1973-1985); -) Giai đoạn thực hiện
Chương trình Ổn định hóa Kinh tế (ESP-1985 Economic Stabilization
Program) (Từ tháng 11/1985-8/1987); -) Giai đoạn Hậu Ổn định hóa Kinh
tế (Post-Stabilization) (Từ tháng 9/1987-12/1989); -) Giai đoạn nhập cư
(Immigration Period) (Tháng 1/1990-4/1996); -) Giai đoạn phát triển hạn
9


chế (Period of Restraint) hoặc giai đoạn chững lại (Tháng 5/1996-7/1999);
-) Giai đoạn bùng nổ công nghệ (The Hi-tech Boom) (Từ tháng 8/19999/2000); -) Giai đoạn Đại khủng hoảng (Great Crisis) (Tháng 10/20008/2003); -) Giai đoạn Tăng trưởng và hồi phục (Growth and Recovery)
(Tháng 9/2003-5/2008); -) Giai đoạn Tháng 6/2008-2015 (Tăng trưởng
không ổn định);
2.2.1.2. Israel ấn định thời điểm tiến hành cải cách kinh tế năm 1985
Lý do khiến chính phủ Israel tiến hành cải cách kinh tế năm 1985 là
do đến thời điểm này, các công cụ điều hành nền kinh tế cũ không hiệu
quả, dẫn đến thực trạng kinh tế Israel đứng trên bờ cuộc khủng hoảng trầm
trọng. Thể hiện rõ ở GDP tăng trưởng chậm chạp, nợ nước ngoài thực tế
đến 80% GDP, tỷ lệ lạm phát hàng năm gần 400%. Nguyên nhân cơ bản
khiến kinh tế Israel lâm vào khủng hoảng trong những năm 1980, đỉnh
điểm là năm 1985 bởi chính phủ thất bại trong quản lý kinh tế vĩ mô, như
sau: i)Thâm hụt ngân sách tăng nhanh; ii)Nợ chính phủ tăng vọt; iii)Kinh
tế Israel suy thoái mạnh;
2.2.2. Một số mô hình cải cách kinh tế và bối cảnh quốc tế tác động
đến cải cách kinh tế ở Israel
2.2.2.1. Những mô hình cải cách kinh tế tiêu biểu trên thế giới giai đoạn
trước và trong những năm 1980
- Cải cách kinh tế Trung Quốc; - Chuyển đổi kinh tế ở Liên bang Nga;
- Chuyển đổi kinh tế ở các nước Đông Âu.
Những mô hình nêu trên là những minh chứng rõ nét cho sự tất yếu và
các nội dung cơ bản của quá trình cải cách ở một số nền kinh tế. Điều này

cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tư duy kinh tế và cách thức lựa
chọn đường lối cải cách kinh tế của Israel.
2.2.2.2. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
lan rộng
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia
không thể đạt tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế mạnh mẽ nếu
thiếu sự liên kết kinh tế quốc tế.
2.2.2.3. Xu hướng phát triển khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, đổi
mới sáng tạo của các quốc gia trên thế giới
Xu thế phát triển của khoa học công nghệ đưa nền kinh tế thế giới tiếp
tục chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức.
2.3. Nội hàm của cải cách kinh tế ở Israel

10


2.3.1. Quan điểm cải cách của chính phủ Israel nhằm ứng phó các
cuộc khủng hoảng kinh tế
Từ năm 1948 đến năm 2016, có hai giai đoạn kinh tế Israel khủng
hoảng nặng nề, đó là: Giai đoạn “Thập niên mất mát” và Giai đoạn “Đại
khủng hoảng” (Great Crisis). Để đối phó hai cuộc khủng hoảng, Israel đã
thực hiện:
1) Cải cách kinh tế năm 1985 là Chương trình Ổn định hóa Kinh tế
năm 1985, ESP-1985 (Economic Stabilization Program 1985). Chương
trình đã tạo đà cho bùng nổ kinh tế Israel giai đoạn 1990-2000 - phát triển
kinh tế dựa trên khoa học công nghệ cao, đổi mới sáng tạo.
2) Cải cách kinh tế năm 2003 là Kế hoạch Hồi phục Kinh tế năm
2003, ERP-2003 (Economic Recovery Plan 2003). Kế hoạch này tạo điều
kiện cho kinh tế tư nhân, phát triển các ngành kinh tế phi công nghệ tiêu
biểu là ngành dịch vụ tài chính, đưa kinh tế Israel trở thành nền kinh tế thị

trường thực sự để hội nhập vào thế giới toàn cầu hóa.
2.3.2. Quan điểm về cải cách kinh tế theo hƣớng đổi mới sáng tạo và
thúc đẩy khởi nghiệp của Israel
Israel là nước nhỏ về diện tích và dân số, không thể phát triển các
ngành công nghiệp lớn và cần thị trường tiêu dùng lớn. Nhưng quy mô nhỏ
lại tạo cơ hội để tối ưu hóa chất lượng, muốn tăng chất lượng cần sự sáng
tạo. Do vậy, Israel rất quan tâm đến những start-ups, coi đó là những
doanh nghiệp có khả năng thay đổi cục diện ngành công nghiệp toàn cầu.
2.3.3. Những điều kiện để Israel cải cách kinh tế
Một nền kinh tế muốn cải cách kinh tế cần hội tụ các điều kiện, trước
hết là các nguồn lực gồm nhân lực, đất đai và tài nguyên thiên nhiên, tài
chính, khoa học công nghệ; thứ hai là các nguồn lực phi vật thể; thứ ba là
sự ổn định chính trị và đồng thuận của toàn xã hội. Đây là những điều kiện
để thúc đẩy quá trình cải cách
Soi chiếu vào trường hợp Israel, có thể thấy điều kiện để cải cách của
Nhà nước Do Thái gồm: Nội dung thứ nhất: Về nguồn nhân lực; Về tài
nguyên thiên nhiên; Về nguốn vốn phục vụ phát triển kinh tế; Về khoa học
công nghệ. Nội dung thứ hai: Nguồn lực phi vật thể ở Israel được đánh
giá cao. Đó là tố chất Do Thái thông minh, tinh thần dân tộc quật cường.
Nội dung thứ ba: Điều quan trọng nhất với người Israel là đảm bảo an
ninh quốc gia trước sự đe dọa của các quốc gia Arab láng giềng. Cải cách
kinh tế năm 1985 cũng nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội Israel.
Israel cải cách kinh tế theo hướng chú trọng khoa học công nghệ bởi
những thuận lợi gồm: Tính cách đặc trưng của dân tộc; Nguồn nhân lực
11


chất lượng; Hỗ trợ hiệu quả của chính phủ; Quá trình toàn cầu hóa tạo
nhiều thuận lợi. Ngoài ra còn rất nhiều bất lợi như: Không có tài nguyên
thiên nhiên; An ninh quốc gia luôn bị đe dọa; Thị trường nội địa nhỏ bé…

Với đa số bất lợi và phần nhỏ thuận lợi, định hướng nêu trên là con đường
đúng đắn nhất.
2.3.4. Những nội dung của cải cách kinh tế ở Israel trên quan điểm đổi
mới sáng tạo và thúc đẩy khởi nghiệp
2.3.4.1. Nội hàm lý luận
Cơ sở lý luận quan trọng góp phần vào việc hoạch định đường lối và
quan điểm cho cải cách kinh tế ở Israel gồm Chủ nghĩa Cấu trúc, Lý thuyết
về Sự phụ thuộc. Song những quan điểm tiếp nối gồm Lý thuyết Tự do
mới, Đồng thuận Washington và Lý thuyết Phát triển hiện đại được Israel
nghiên cứu áp dụng. Dựa trên quan điểm cải cách của chính phủ Israel
nhằm ứng phó các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra năm 1985 và năm
2003, theo quan điểm cải cách kinh tế theo hướng đổi mới sáng tạo và
thúc đẩy khởi nghiệp, Israel đã xây dựng lộ trình cải cách cho mình từ năm
1985. Khi cải cách năm 1985 bước đầu hoàn thành, chính phủ xác định, để
kinh tế phát triển bền vững cần cải tiến công nghệ, tăng năng suất, mà
muốn cải tiến công nghệ, nhất thiết phải đổi mới sáng tạo. Một số lý thuyết
phát triển đề cao vai trò của đổi mới sáng tạo cũng là những gợi ý hữu ích
để tiếp tục định hướng phát triển nền kinh tế.
Để phát triển Hệ thống Đổi mới sáng tạo, tiến tới Hệ Sinh thái khởi
nghiệp, cần ba nhân tố: 1) Nhà nước và các cơ quan hỗ trợ của nhà nước;
2) Viện nghiên cứu và trường đại học; 3) Các doanh nghiệp.
2.3.4.2. Nội hàm thực tiễn
Những yếu tố thực tiễn có ảnh hưởng lớn đến quá trình cải cách kinh
tế ở Israel bao gồm yếu tố chủ quan và nhân tố khách quan. Yếu tố chủ
quan đó là những nguyên nhân trong nước thúc đẩy Israel phải cải cách
kinh tế; các điều kiện thực tế để tiến hành cải cách (gồm cả thuận lợi và
bất lợi). Ngoài ra, những yếu tố khách quan là những mô hình cải cách
trên thế giới, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; xu hướng phát
triển khoa học công nghệ, kinh tế tri thức và đổi mới sáng tạo là những nội
hàm thực tiễn bổ sung cho nhu cầu phải cải cách kinh tế ở Israel.

2.3.4.3. Nội dung của cải cách kinh tế ở Israel trên quan điểm đổi mới
sáng tạo và thúc đẩy khởi nghiệp
Qua nội hàm lý luận và thực tiễn phân tích ở trên, có thể thấy Israel
không đặt ra các chiến lược cải cách lớn mà các chương trình, kế hoạch,
12


chính sách cải cách kinh tế từ năm 1985 đều xuất phát từ các vấn đề cấp
bách đặt ra đối với sự phát triển.
Từ cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn ở trên, dựa vào các quan điểm và
mục tiêu về cải cách kinh tế trên định hướng đổi mới sáng tạo và khởi
nghiệp, chính phủ Israel xác định thực hiện các nội dung về cải cách kinh
tế như sau: 1) Cải cách thể chế từ năm 1985 và các điều chỉnh kế tiếp. 2)
Cải cách chính sách nhập cư và đào tạo nguồn nhân lực từ năm 1990. 3)
Cải cách chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân - tạo nền tảng
Quốc gia khởi nghiệp từ năm 1991. 4) Chương trình cải cách toàn diện
năm 2003 và các điều chỉnh tiếp theo.
CHƢƠNG 3: QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ISRAEL
GIAI ĐOẠN 1985-2016
3.1. Cải cách thể chế từ năm 1985 và các điều chỉnh kế tiếp
3.1.1. Chƣơng trình Ổn định hóa Kinh tế năm 1985 (ESP-1985)
Israel thực hiện Chương trình Ổn định hóa Kinh tế năm 1985 (ESP1985) với các chính sách: 1) Ổn định hóa kinh tế và giảm lạm phát; 2)
Nâng cao hiệu quả đầu tư công, tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước; 3)
Thúc đẩy thương mại và đầu tư, tăng cường hội nhập; 4) Israel nhận được
khoản hỗ trợ một lần từ Mỹ là 1,5 tỷ USD trong 2 năm.
Các kết quả đạt được khi thực hiện ESP-1985: 1) Thứ nhất: Giảm lạm
phát. 2) Thứ hai: Giảm thâm hụt tài khoản hiện tại.
3.1.2. Cải cách thể chế kinh tế
3.1.2.1. Thể chế chính thức
Israel ban hành Luật Khuyến khích Nghiên cứu và Phát triển trong

Công nghiệp năm 1985; Ban hành Pháp lệnh Công ty năm 1983
(Companies Ordinance - New Version 1983), sau sửa thành Luật Công ty
năm 1999 (The Companies Law 1999); Pháp lệnh Bảo hộ phá sản năm
1980 (The Bankruptcy Ordinance 1980), sau sửa thành Luật Phá sản năm
1996; Xây dựng hệ thống Quyền Sở hữu trí tuệ hoàn chỉnh; Ban hành
Luật Truyền thông (Communication Law) năm 1982; Luật Bình đẳng
dung lượng (Net Neutrality Law) điều chỉnh hoạt động bình đẳng của nhà
cung cấp dịch vụ internet và di động.
3.1.2.2. Thể chế phi chính thức
Một vài nội dung có thể được ghi nhận là thể chế phi chính thức của
Israel gồm các quy tắc ứng xử, đặc điểm văn hóa khác biệt… liên tục được
nuôi dưỡng, bồi đắp qua các thế hệ nối tiếp nhau: Một là: Người Israel xác
13


định rõ áp lực với quốc gia như tài nguyên hạn chế, an ninh bị đe dọa,
người Do Thái bị kỳ thị... Từ đó họ đặt ra quy tắc phải biết chấp nhận, từ
đó khao khát thay đổi những hạn chế ấy; Hai là: Dân tộc Do Thái “đam mê
tạo ra giá trị mới” chứ không đơn thuần là lợi nhuận; Ba là: Người Israel
có xu hướng kinh doanh theo văn hóa Do Thái và hệ thống sinh thái doanh
nghiệp tại đây. Bốn là: Văn hóa của người Do Thái mâu thuẫn cao: thượng
tôn pháp luật nhưng khuyến khích tranh luận; táo tợn song lại khoan dung.
3.1.3. Hoàn thiện hệ thống các cơ quan nhà nƣớc hỗ trợ đổi mới sáng
tạo và khởi nghiệp
Israel xây dựng đồng bộ hệ thống các cơ quan nhà nước chuyên quản
lý, giám sát, hỗ trợ khoa học công nghệ, đảm bảo sự thống nhất nhưng
phân cấp rõ ràng, gọn nhẹ nhưng chuyên nghiệp:
Giữa Nghị viện và chính phủ: Nghị viện Knesset đứng đầu, dưới là
Hội đồng Chính sách Khoa học Công nghệ.
Trong chính phủ: - Đứng đầu là thủ tướng chính phủ; - Thứ hai là Hội

đồng Bộ trưởng về Khoa học và Công nghệ; - Thứ ba, hai cơ quan chuyên
trách về khoa học - công nghệ - đổi mới STI toàn quốc (science technology - innovation) là Văn phòng Các nhà khoa học hàng đầu OCS
và Hội đồng Quốc gia về Nghiên cứu và Phát triển; - Thứ tư, các bộ đều
phân tách rõ đơn vị Quản lý kế hoạch và đơn vị Thực hiện kế hoạch.
Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong Hệ Sinh thái khởi nghiệp:
Với phương châm “hỗ trợ nhưng không can thiệp”, chính phủ xây dựng cơ
chế, chính sách, hành lang pháp lý thuận lợi… làm nền tảng cho doanh
nghiệp sáng tạo, tự chủ theo ý tưởng của mình.
3.1.4. Cải cách nhằm tăng cƣờng khoa học công nghệ, đổi mới sáng
tạo trong nông nghiệp
Thứ nhất: Tăng đầu tư cho khoa học công nghệ phục vụ nông
nghiệp: Chính phủ định hướng đầu tư lớn cho R&D về công nghệ thông
tin, phần mềm, bán dẫn, y học, công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh…,
ngành nông nghiệp Israel sẽ gián tiếp được hưởng lợi từ các dự án đó.
Thứ hai: Tăng kinh phí đầu tư cho các cơ quan nghiên cứu nông
nghiệp: Chủ trương phát triển các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu, cơ
quan R&D phục vụ nông nghiệp.
Thứ ba: Tăng cường liên kết giữa các đối tượng chính của nền
nông nghiệp: Chính phủ phối hợp năm nhà: Nhà nước - Nhà khoa học Nhà doanh nghiệp - Nhà tư vấn - Nhà nông.
Thứ tư: Tăng cường khoa học công nghệ trong các mô hình hợp tác
xã nông nghiệp đặc trưng Israel: Nhờ chính sách xây dựng các mô hình
14


sản xuất nông nghiệp đặc trưng, tiêu biểu là các kibbutz nông nghiệp, đã
hỗ trợ hiệu quả cho phát triển công nghệ nông nghiệp.
3.2. Cải cách chính sách nhập cƣ và đào tạo nguồn nhân lực từ năm
1990
3.2.1. Chính sách đối với ngƣời Do Thái nhập cƣ
Từ những thuận lợi: Chính phủ xác định cứ ba người Nga nhập cư lại

có một nhà khoa học hoặc kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật giỏi tay nghề.
Chính phủ hướng nguồn lực này vào khoa học công nghệ cao.
Từ những khó khăn: Chính phủ xây dựng Vườn ươm công nghệ hoặc
Lò ấp công nghệ (Technology Incubators) (đây là một trong bốn dự án
trọng điểm của Chương trình Magnet do OCS quản lý).
3.2.2. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực nội địa chất lƣợng cao
Thứ nhất: Phát triển nguồn nhân lực cho hai lĩnh vực trọng điểm là
nông nghiệp và quốc phòng: Chính phủ xây dựng chính sách phát triển
nguồn nhân lực nội địa chất lượng cao cho nông nghiệp và quân sự.
Thứ hai: Tăng cường các chương trình cải cách giáo dục: Sau cải
cách, chính phủ tăng dần chi tiêu cho giáo dục.
Thứ ba: Chính sách hoàn chỉnh các cấp học, nhấn mạnh nội dung
khoa học và công nghệ: Trong hệ thống giáo dục bậc thấp (từ mẫu giáo
đến trung học phổ thông), chính phủ tập trung: i) Chủ trương khác biệt
hóa trong phương pháp giáo dục ngay từ nhỏ; ii) Nâng cao khả năng ngoại
ngữ; iii) Coi trọng tính thực tế và phổ cập sớm khoa học trong học tập;
Trong hệ thống giáo dục bậc cao gồm cao đẳng và đại học, các định
hướng như sau: i) Tối đa hóa hiệu quả thời gian trong quân đội; ii) Ưu tiên
tuyển dụng các thanh niên tốt nghiệp các đơn vị quân đội danh tiếng; iii)
Tăng cường khả năng tiếp cận, gắn khoa học công nghệ với khoa học quân
sự; iv) Xây dựng nền giáo dục đề cao dân chủ và phản biện.
3.2.3. Chính sách xây dựng hệ thống các trung tâm nghiên cứu, học
viện, trƣờng đại học
Thứ nhất: Chính phủ chủ trương xây dựng một hệ thống giáo dục
đại học và cao học mang tầm thế giới: Quá trình cải cách hướng đến mục
tiêu đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiện Israel có 63 cơ sở giáo dục đại học
gồm: 8 học viện và đại học nghiên cứu, 35 trường đại học; 20 trường cao
đẳng. Đến năm 2016, có sáu đại học nghiên cứu và học viện của Israel
nằm trong Top 100 đại học hàng đầu thế giới.
Thứ hai: Chính phủ chú trọng gắn kết nghiên cứu hàn lâm và khả

năng thương mại hóa sản phẩm trong các học viện và đại học nghiên
15


cứu: Chính phủ quy định tất cả phát minh do trường thực hiện sẽ được giữ
lại trường.
Thứ ba: Chính phủ thực hiện chính sách “Một nguồn tiền - Hai
mục đích”: Chính phủ ưu tiên đầu tư kinh phí R&D để tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao phục vụ nghiên cứu hơn là chi tiêu cho các dự án R&D để
ra kết quả trực tiếp ứng dụng cho đời sống.
3.3. Cải cách chính sách phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân - tạo nền
tảng Quốc gia khởi nghiệp từ năm 1991
3.3.1. Chính sách xây dựng Quỹ đầu tƣ mạo hiểm đầu tiên - Chƣơng
trình Yozma
Trước năm 1985: Thị trường vốn của Israel độc quyền do chính phủ
tham gia quá sâu.
Sau cải cách 1985 đến năm 1991: Giai đoạn này, doanh nghiệp tư
nhân muốn vay vốn chỉ có thể tìm đến Quỹ Hỗ trợ Nhà nƣớc từ hai
nguồn: 1) Thứ nhất là Quỹ hỗ trợ do OCS cung cấp; 2) Thứ hai là Quỹ
Đầu tư Nghiên cứu và Phát triển Công nghiệp Israel - Hoa Kỳ BIRD.
Năm 1991: Trước những bất cập về thiếu vốn phát triển khoa học
công nghệ, đổi mới sáng tạo, Bộ Tài chính Israel thành lập Chương trình
Yozma (tiếng Hebrew là sáng kiến), chính thức ra đời Quỹ Đầu tƣ mạo
hiểm. Chủ trương này thu được kết quả tốt trong huy động vốn cho khoa
học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đầu những năm 2000: Năm 2003, chính phủ Israel ấn định Kế hoạch
Hồi phục Kinh tế ERP-2003. Những chính sách trong ERP-2003 đều nhằm
thu hút mọi nguồn đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo,
trong đó nhấn mạnh nguồn Quỹ Tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng.
3.3.2. Chính sách khuyến khích khu vực kinh tế tƣ nhân

Thứ nhất: Chính phủ thực hiện chính sách “giải điều tiết” sự can
thiệp của nhà nước vào nền kinh tế - tạo không gian để doanh nghiệp tư
nhân phát triển.Các chương trình cải cách lớn gồm ESP-1985 và ERP2003 đều đặt doanh nghiệp tư nhân lên vị trí tiên phong.
Thứ hai: Chính phủ xây dựng một mạng lưới dày đặc các chương
trình hỗ trợ cho R&D trong các học viện và đại học nghiên cứu. Các
chương trình hỗ trợ dành cho R&D bao trùm các start-up, doanh nghiệp
vừa và nhỏ, doanh nghiệp đã khởi nghiệp thành công.
Thứ ba: Chính phủ quyết định mức độ ưu tiên hỗ trợ kinh phí trên
cơ sở cân nhắc khả năng thương mại hóa của từng dự án R&D. Chính
phủ đánh giá cao và tập trung ngân sách cho các chương trình R&D có khả
năng thương mại hóa cao, dễ ứng dụng thực tế, gần với nhu cầu thị trường.
16


3.3.3. Chính sách gắn kết giữa Nhà nƣớc với các doanh nghiệp tƣ
nhân đƣợc đầu tƣ mạo hiểm
Để tăng kết nối giữa nhà nước với tư nhân, chính phủ chủ trương:
Thứ nhất: Nhà nước - Tư nhân - Liên kết tạo nguồn vốn và ban
hành các chính sách khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi
nghiệp;
Thứ hai: Nhà nước - Tư nhân - Trường đại học kết hợp chặt chẽ với
nhau;
Thứ ba: Nhà nước - Tư nhân liên kết mật thiết để đăng ký sáng chế
và thương mại hóa sản phẩm
3.4. Chƣơng trình cải cách toàn diện năm 2003 và các điều chỉnh tiếp
theo
3.4.1. Kế hoạch Phục hồi Kinh tế năm 2003 (ERP-2003)
Mục tiêu chính của ERP-2003 gồm: Chính phủ chủ trương giảm quy
mô và đẩy nhanh quá trình tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước; thúc đẩy
các doanh nghiệp tư nhân phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp có ứng

dụng khoa học công nghệ cao.
Thực hiện ESP-2003, chính phủ Israel tập trung vào các chính sách
sau: Thứ nhất: Ổn định kinh tế vĩ mô và giảm lạm phát; Thứ hai: Tự do
hóa thương mại; Thứ ba: Cải cách thị trường vốn nhằm mục tiêu tăng
cường thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế; Thứ tư: Xây dựng và phát triển
ngành dịch vụ tài chính.
Kết quả đạt được sau khi thực hiện cải cách ERP-2003 rất khả
quan: Điểm nổi bật nhất của ERP-2003 là cải cách thị trường vốn và thị
trường dịch vụ tài chính.
3.4.2. Điều chỉnh các chính sách cải cách kinh tế tiếp theo cho đến nay
3.4.2.1. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và chính sách ứng
phó của Israel
Nền kinh tế Israel chao đảo do khủng hoảng tài chính năm 2008:
Cuộc khủng hoảng này không ảnh hưởng đến thị trường tài chính ngân
hàng của Israel mà chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực tín dụng phi ngân hàng.
Đối sách của chính phủ với khủng hoảng tài chính năm 2008:
Phản ứng của chính phủ Israel đối với đợt suy thoái này không mạnh, hầu
hết hướng vào khu vực tài chính.
Israel dễ dàng vượt qua cuộc suy thoái toàn cầu do ba yếu tố: -) Thứ
nhất: Có định hướng rõ ràng về tăng trưởng kinh tế; -) Thứ hai: Có chính
sách tài khóa và tiền tệ chặt chẽ; -) Thứ ba: Có chính sách duy trì kiểm
soát.
17


3.4.2.2. Các chính sách điều chỉnh tiếp theo của chính phủ Israel
Giai đoạn này, nền kinh tế Israel tiếp tục phát triển ngành công
nghiệp công nghệ cao, tiếp đó là ngành dịch vụ tài chính và các ngành
khác của kinh tế tri thức gồm dịch vụ y tế, giáo dục, phương tiện truyền
thông. Chính phủ chủ trương tiếp tục hoàn thiện Hệ sinh thái Đổi mới

sáng tạo; Chính sách đối với các Nhà đầu tư thiên thần năm 2011, Chính
sách Visa đổi mới sáng tạo năm 2015 và sau đó là Visa chuyên gia…để
hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH KINH
TẾ Ở ISRAEL VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
4.1. Những thành công của cải cách kinh tế Israel
4.1.1. Ổn định và tăng trƣởng kinh tế vĩ mô
ESP-1985 thành công tạo cơ hội để Israel tiếp tục hoàn thiện thể chế,
mở đường cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp
khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; Những năm sau cải
cách, kinh tế Israel ổn định và tăng trưởng tốt; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
nhanh chóng từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ;Quan hệ kinh tế
quốc tế của Israel được tăng cường.
4.1.2. Nguồn nhân lực đƣợc đào tạo rất tốt đã tạo sức bật mạnh mẽ
cho ngành khoa học công nghệ
Thứ nhất: Môi trường quân đội là nơi đào tạo chủ yếu nguồn nhân
lực chất lượng cao cho nền kinh tế Israel.
Thứ hai: Dân Do Thái nhập cư đã xây dựng và bồi đắp văn hóa
“không lùi bước” và tinh thần kinh doanh sôi sục.
Thứ ba: Israel phát triển bền vững nguồn nhân lực cả nhập cư và
nội địa.
4.1.3. Thành công trong việc cải cách chính sách phát triển doanh
nghiệp tƣ nhân và xây dựng thƣơng hiệu Quốc gia khởi nghiệp
Thứ nhất: Nguồn vốn đầu tư trong nước dồi dào phục vụ phát triển
khoa học công nghệ tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tiếp
cận.
Thứ hai: Dòng vốn đầu tư mạo hiểm đổ vào đất nước rất mạnh.
Thứ ba: Israel trở thành trung tâm Đổi mới sáng tạo toàn cầu, trung
tâm Công nghệ và dịch vụ của thế giới.
Thứ tư: Hình thành và phát triển ngành dịch vụ tài chính, một

ngành mới nhưng rất tiềm năng.
Thứ năm: Hệ sinh thái khởi nghiệp của Israel nổi tiếng chỉ sau Mỹ.
18


4.2. Những hạn chế của cải cách kinh tế Israel và nguyên nhân
4.2.1. Những hạn chế trong phát triển kinh tế
Mặc dù đạt nhiều thành tựu song kinh tế Israel còn tồn tại không ít hạn
chế. Đó là thâm hụt tài chính cao; lạm phát gần đây là mức âm; tăng giá
của đồng nội tệ… Ngoài ra là tình trạng bảo hộ thị trường; tình trạng độc
quyền; mức lương thấp và giá cao; chi phí cuộc sống đắt đỏ...
4.2.2. Hạn chế về nguồn nhân lực
Gồm: -) Thiếu hụt lao động trẻ và có kinh nghiệm; -) Vấn đề chảy máu
chất xám; -) Chi phí đầu tư cho giáo dục còn thấp và chưa hiệu quả; -) Tỷ
lệ tham gia lao động trong xã hội Israel khác biệt; -) Bất bình đẳng thu
nhập gia tăng; -) Dân số già cũng đe dọa sự phát triển kinh tế.
4.2.3. Hạn chế trong việc đẩy mạnh thƣơng hiệu Quốc gia khởi nghiệp
Israel
Gồm: -) Israel khác biệt với các thị trường mục tiêu; -) Số lượng tỷ lệ
nghịch với chất lượng các công ty khởi nghiệp; -) Khó khăn trong việc
thương mại hóa công nghệ ra nước ngoài; -) Israel không có khả năng
phát triển thị trường nội địa; -) Cạnh tranh giữa Israel với quốc gia công
nghệ khác; -) Xung đột với các quốc gia Arab vẫn tiếp tục.
4.3. Triển vọng và cơ hội cho sự phát triển kinh tế Israel những năm
tiếp theo
Một là: Israel tiếp tục tiến vào các lĩnh vực khoa học công nghệ mới
mang tính đột phá;
Hai là: Israel chủ trương thâm nhập sâu vào các thị trường mới nổi;
Ba là: Chính phủ tăng cường đầu tư giáo dục cho các doanh nhân
mới;

Bốn là: Diễn biến tốt của tiến trình hòa bình Trung Đông sẽ tạo điều
kiện tốt cho Israel.
4.4. Những bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể tham khảo từ cải
cách kinh tế Israel
4.4.1. Bốn bài học kinh nghiệm rút ra từ cải cách kinh tế Israel
Thứ nhất: Bài học về vai trò nhà nước kiến tạo phát triển trong
định hướng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khuyến khích khởi
nghiệp.
Thứ hai: Bài học liên kết giữa các chủ thể để đổi mới sáng tạo trong
nông nghiệp.
Thứ ba: Bài học về phát triển nguồn nhân lực.
Thứ tư: Bài học về việc xây dựng và phát triển các nguồn quỹ cho
khoa học và công nghệ, nhấn mạnh vào quỹ đầu tư mạo hiểm.
19


4.4.2. Thực trạng Việt Nam và khả năng có thể học tập bốn bài học
kinh nghiệm của Israel
Với bài học thứ nhất: Về vai trò nhà nước kiến tạo phát triển.
Với bài học thứ hai: Về liên kết giữa các chủ thể để đổi mới sáng
tạo trong nông nghiệp.
Với bài học thứ ba: Về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Với bài học thứ tư: Về việc xây dựng và phát triển các nguồn quỹ
cho khoa học và công nghệ.
4.3.3. Hàm ý chính sách cho Việt Nam để học tập bốn bài học kinh
nghiệm từ Israel
Thứ nhất: Bài học về vai trò nhà nước kiến tạo phát triển trong
định hướng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khuyến khích khởi
nghiệp: 1. Chính phủ không nên “xây dựng” mà chỉ “hỗ trợ” hệ sinh thái
đổi mới sáng tạo, phục vụ sự phát triển của các ngành khoa học công nghệ.

2. Chính phủ hỗ trợ hoàn thiện mạng lưới hệ sinh thái đổi mới sáng tạo để
tiếp nhận những tri thức toàn cầu.
Thứ hai: Bài học về liên kết giữa các chủ thể để đổi mới sáng tạo
trong nông nghiệp: 1. Chính phủ tăng cường đầu tư cho R&D của các chủ
thể trong nông nghiệp; 2. Chính phủ hỗ trợ để thực tế hóa các công trình
nghiên cứu.
Thứ ba: Bài học về phát triển nguồn nhân lực: 1. Xây dựng hệ thống
giáo dục và đào tạo chất lượng cao; 2. Xây dựng nền giáo dục đề cao dân
chủ và phản biện; 3. Cần phát huy sức mạnh của khối viện nghiên cứu,
trường đại học.
Thứ tư: Bài học về việc xây dựng và phát triển các nguồn quỹ cho
khoa học và công nghệ, nhấn mạnh vào quỹ đầu tư mạo hiểm: 1. Chính
phủ tạo cơ chế chính sách, hành lang pháp lý cũng như nguồn “vốn mồi”
cho doanh nghiệp; 2. Hoàn thiện Thông tư hướng dẫn hoạt động của quỹ
đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam; 3. Có thể tham khảo mô hình thu hút vốn
đầu tư cho khởi nghiệp từ sản giao dịch chứng khoán.
4.5. Những bài học cần tránh
Thứ nhất: Cơ cấu thị trường lao động Israel mất cân đối giữa công
nghiệp công nghệ cao và các ngành công nghiệp truyền thống;
Thứ hai: Sự phát triển quá thiên lệch về ngành công nghiệp công
nghệ cao khiến cho nền kinh tế Israel chông chênh;
Thứ ba: Phát triển công nghiệp công nghệ cao đã gia tăng bất bình
đẳng xã hội giữa các nhóm dân cư ở Israel.
20


KẾT LUẬN
1. Cải cách kinh tế là xu hướng tất yếu diễn ra ở Israel vào giữa
những năm 1980, cụ thể là năm 1985. Quá trình cải cách kinh tế ở Israel
là sự phối hợp nhuần nhuyễn của quan điểm lý luận và cơ sở thực tiễn của

cuộc cải cách. Về cơ sở lý luận, quan điểm lý luận của Israel dựa trên cơ sở
đúc kết kinh nghiệm từ các lý thuyết cải cách kinh tế, một số lý thuyết phát
triển dựa vào đổi mới sáng tạo, ảnh hưởng của các lý thuyết kinh tế đó để
Israel lựa chọn con đường cải cách cho riêng mình. Về cơ sở thực tiễn có
hai nội dung chính: Thứ nhất: Cơ sở thực tiễn bên trong, là cuộc khủng
hoảng kinh tế ở Israel diễn ra vào năm 1985. Thứ hai: Cơ sở thực tiễn bên
ngoài, cải cách kinh tế diễn ra khi bối cảnh quốc tế đang có những thay đổi
lớn, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế lan rộng, xu hướng phát
triển khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo đang mạnh mẽ,
cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang chi phối toàn thế giới. Bản thân chính
phủ Israel cũng đã có những quan điểm về việc phải phát triển khoa học
công nghệ từ khi nhà nước Do Thái còn chưa thành lập, quan điểm này
càng được thôi thúc sau khi quốc gia khai sinh, dựa trên những điều kiện
có lợi và bất lợi. Chính phủ Israel xác định không thể không phát triển
khoa học công nghệ và phát triển theo một mô hình riêng, mang đặc trưng
Do Thái. Nếu nhân tố thứ nhất thúc đẩy Israel phải ngay lập tức tiến hành
ổn định hóa nền kinh tế thì nhân tố thứ hai định hướng cho nền kinh tế
Israel, không chỉ ổn định hóa mà phải tiến hành cải cách kinh tế nhằm mục
tiêu phát triển theo hướng hiện đại hóa, công nghệ cao. Hay nói cách khác,
nếu nhân tố thứ nhất quyết định thời điểm chuyển đổi, thì nhân tố thứ hai
chỉ ra những định hướng phát triển mới cho Israel. Như vậy, nhân tố thứ
hai - định hướng phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo có vai
trò quan trọng hơn, bởi nó chỉ ra con đường để nền kinh tế Israel tiếp tục
tiến bước; còn nhân tố thứ nhất chỉ quyết định về thời điểm chuyển đổi là
năm 1985 mà thôi. Nếu không có nhân tố thứ nhất, quá trình chuyển đổi
kinh tế Israel có thể diễn ra sớm hoặc muộn hơn; song nếu thiếu nhân tố
thứ hai, tức là không có định hướng phát triển, kinh tế Israel sẽ không thể
đạt được vị thế cao trên phạm vi quốc tế cũng như Israel sẽ không thể đạt
vị trí nổi trội trên bản đồ khoa học công nghệ toàn thế giới như hiện nay.
2. Cải cách kinh tế Israel được thực hiện theo đúng quan điểm mà

chính phủ đề ra, gồm các nội dung lớn như: Cải cách thể chế từ năm
1985 và các điều chỉnh sau đó; Cải cách chính sách nhập cư và đào tạo
nguồn nhân lực từ năm 1990; Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư
21


nhân - tạo nền tảng Quốc gia khởi nghiệp từ năm 1991; Chương trình cải
cách toàn diện năm 2003 và các điều chỉnh tiếp theo. Nổi bật trong chính
sách Cải cách thể chế năm 1985 trước hết là ổn định hóa nền kinh tế sau
khủng hoảng, sau đó là xây dựng hệ thống thể chế chính thức gồm hệ
thống pháp chế, cơ chế, chính sách, cơ chế quản lý khuyến khích khoa học
công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, củng cố thể chế phi chính
thức là nền tảng văn hóa và tinh thần táo bạo giúp sản sinh sự sáng tạo và
khởi nghiệp. Chính sách cải cách trong nông nghiệp thành công nhất ở hai
điểm: Một là, chính phủ tăng cường nguồn lực cho Trung tâm Nghiên cứu
Nông nghiệp ARO. Trung tâm này chính là đơn vị hậu thuẫn cho các thành
công vang dội về nông nghiệp của Israel trên trường quốc tế. Hai là, tăng
cường liên kết giữa năm nhà: Nhà nước chỉ đạo chung và bốn nhân tố chịu
sự chi phối của Nhà nước gồm Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà tư
vấn - Nhà nông. Dưới sự điều hành của nhà nước, mối giao kết giữa các
viện nghiên cứu - ngành công nghệ nông nghiệp - mạng lưới dịch vụ nông thôn càng gắn bó. Sự gắn kết chặt chẽ giữa năm nhà đã tạo một kênh
hoạt động thông suốt trong điều hành, nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất
nông nghiệp, tìm hiểu thị trường, tiêu thụ nông sản theo hướng công nghệ
cao và đổi mới sáng tạo. Từ đó lĩnh vực yếu thế vì không có tài nguyên lại
trở thành lĩnh vực có thế mạnh. Điểm nổi bật trong chính sách đối với
nguồn nhân lực Israel đó là quy định nhập cư cởi mở, chào đón dòng nhân
lực chất lượng cao là những người Do Thái tài giỏi trên khắp thế giới về
với quốc gia. Ngoài ra đó là việc chú trọng xây dựng một hệ thống giáo
dục chất lượng cao mang đẳng cấp thế giới, việc ứng dụng các công nghệ
tối tân vào các đơn vị quân đội để tạo hiệu ứng kết nối giữa quân sự và dân

sự cũng là những chính sách thành công trong phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao của Israel. Tiêu biểu của chính sách phát triển kinh tế tư
nhân là chính phủ hỗ trợ tài chính cho đổi mới sáng tạo. Chính phủ Israel
có đủ ba loại hình hỗ trợ tài chính là quỹ hỗ trợ Nhà nước, quỹ đầu tư mạo
hiểm, quỹ tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng. Trong ba loại hình trên,
chính phủ chủ trương giảm dần nguồn quỹ nhà nước (nguồn tài chính hỗ
trợ), quỹ tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng (nguồn tài chính tín dụng),
tăng cường quỹ đầu tư mạo hiểm (nguồn tài chính rủi ro cao). Việc chú
trọng gắn kết giữa nhà nước với tư nhân, giữa các viện nghiên cứu với tư
nhân là cơ sở để chuyển giao các nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực
tiễn và thương mại hóa sản phẩm. Chính sách nổi bật của ERP-2003
không chỉ giúp kinh tế Israel vượt qua khủng hoảng mà còn nhằm tiếp tục
củng cố cho kinh tế tư nhân, phát triển các ngành kinh tế phi công nghệ
22


tiêu biểu là ngành dịch vụ tài chính, đưa kinh tế Israel hội nhập vào một
thế giới toàn cầu hóa.
3. Công cuộc cải cách kinh tế của Israel gặt hái được nhiều thành
công nhưng cũng còn tồn tại không ít hạn chế. Thành công nổi bật của
cải cách thể chế năm 1985 không chỉ đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng
hoảng mà còn đánh dấu một bước ngoặt mới, được coi là sự khởi đầu cho
một nhà nước Israel năng động, chuyển từ mô hình quản lý kinh tế lấy nhà
nước làm trung tâm sang mô hình kinh tế thị trường chính thống hiện đại
có sự điều tiết của nhà nước. Thành công tiêu biểu của chính sách phát
triển nguồn nhân lực là tạo sự chuyển giao linh hoạt giữa những người
lính, những chuyên gia giỏi từ quân sự sang các ngành công nghiệp dân sự.
Nguồn nhân lực đã phục vụ trong quân đội Israel được cập nhật các công
nghệ tối tân nhất, được đào tạo tư duy đa nhiệm nên sẽ rất linh hoạt trong
mọi nhiệm vụ được giao sau này. Ngoài ra, hệ thống đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng cao của Israel đã gây dựng được tên tuổi ngang tầm thế
giới. Thành công lớn nhất của cải cách chính sách phát triển doanh
nghiệp tư nhân và xây dựng thương hiệu Quốc gia khởi nghiệp là đã mở
đường cho việc hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm. Trong đó, vai trò quan
trọng của chính phủ thể hiện như một chất xúc tác, như người dẫn dắt và
định hướng, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi đổ vốn vào các công ty
công nghệ Israel. Tất cả các chương trình, kế hoạch, chính sách cải cách đã
thực hiện từ năm 1985 đã đưa Israel chuyển mình thành công từ một nền
kinh tế lạc hậu theo đường lối bán tập trung để trở thành một siêu cường
công nghệ cao chỉ trong vài thập kỷ. Song bên cạnh đó nền kinh tế cũng
còn nhiều hạn chế. Bên cạnh những hạn chế về kinh tế vĩ mô, là những tồn
tại trong hai lĩnh vực thế mạnh của Israel là nguồn nhân lực và ngành công
nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, với những thế mạnh và triển vọng khả
quan của nền kinh tế, Israel sẽ nỗ lực để cải thiện những hạn chế này, đưa
nền kinh tế tiếp tục đi lên.
4. Đối với Việt Nam, cải cách kinh tế ở Israel mang lại nhiều kinh
nghiệm tham khảo có giá trị. Chúng ta có thể học tập ở Israel kinh nghiệm
về vai trò nhà nước kiến tạo phát triển, trong đó chính phủ không nên “can
thiệp” mà chỉ nên “hỗ trợ” hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phục vụ sự phát
triển của các ngành khoa học công nghệ. Thông qua cơ chế chính sách,
hành lang pháp lý thuận lợi, ổn định về luật pháp để hệ sinh thái khởi
nghiệp phát triển mạnh mẽ. Có thể học tập kinh nghiệm về liên kết giữa
các chủ thể để đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp tập trung vào việc gắn
kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân, những nhà tư vấn dưới sự
23


×