Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Giải thích pháp luật hình sự những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.42 KB, 165 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ HOÀI NAM

GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ: NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ HOÀI NAM

GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ: NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 9.38.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1.TS. NGUYỄN VĂN HIỂN
2.TS. TRẦN VĂN DŨNG


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi cam đoan Luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và
kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân
thực, cẩn trọng, có trích dẫn nguồn cụ thể trong luận án./.
Hà nội, ngày… tháng 8 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Vũ Hoài Nam


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời trân thành cảm ơn tới hai thày hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Vưn Hiển và TS. Trần Văn Dũng đã tận tình chỉ bảo cho tôi nhiều kiến
thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu trong quá trình hoàn thành luận án này.
Tôi xin lời cảm ơn tới Học viện khoa học xã hội, các thày, cô Khoa luật,
Phòng Quản lý đào tạo, các phòng, ban liên quan, các nhà khoa học và bạn bè, đồng
nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Bộ Tư pháp, tập thể cán bộ, công chức,
viên chức Nhà xuất bản Tư pháp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân đã tạo
điều kiện tốt nhất để tôi tham gia chương trình nghiên cứu sinh tại Học viện khoa
học xã hội cũng như trong suốt quá trình thu thập, tìm kiếm thông tin, tài liệu hoàn
thành luận án này./.
Hà nội, ngày… tháng 8 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Vũ Hoài Nam


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RACẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI THÍCH PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ ........................................................................................................ 7
1.1. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................... 7
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................. 7
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................. 12
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu ...................................................................... 18
1.2.1. Nhận xét tổng quát .......................................................................................... 18
1.2.2. Những ưu điểm, những nội dung nghiên cứu đã sáng tỏ và được luận án kế
thừa, phát triển trong nghiên cứu đề tài .................................................................... 19
1.2.3. Những vấn đề liên quan đến chủ đề luận án nhưng chưa được giải quyết
thấu đáo cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển.............................................................. 20
1.3. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu..................................................... 21
1.3.1 Những vấn đề chung về giải thích pháp luật hình sự trong khoa học pháp lý
hiện nay ..................................................................................................................... 21
1.3.2. Tìm hiểu những đặc trưng của giải thích pháp luật hình sự ở Việt Nam ............ 22
1.3.3. Tìm hiểu thực trạng hoạt động giải thích pháp luật hình sự ở Việt Nam và
một số hệ thống pháp luật chính trên thế giới ........................................................... 22
1.3.4. Kiến nghị các giải pháp về mặt thể chế và tổ chức thực hiện để tăng cường
chất lượng, hiệu quả hoạt động giải thích pháp luật hình sự ở nước ta .................... 23
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI THÍCH PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ ...................................................................................................... 24
2.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa, phân loại ........................................... 24

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm ....................................................................................... 24
2.1.2. Mục đích, ý nghĩa ............................................................................................ 37
2.1.3. Phân loại .......................................................................................................... 40
2.2. Nguyên tắc, phương pháp, chủ thể, phạm vi và đối tượng ................................ 43
2.2.1. Nguyên tắc ...................................................................................................... 43
2.2.2. Phương pháp.................................................................................................... 52


2.2.3. Chủ thể, phạm vi và đối tượng của giải thích pháp luật hình sự..................... 57
2.3. Quy trình và sản phẩm của giải thích pháp luật hình sự .................................... 61
2.3.1. Quy trình ......................................................................................................... 61
2.3.2. Sản phẩm ......................................................................................................... 62
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ................. 64
3.1. Sơ lược về tình hình giải thích không chính thức pháp luật hình sự trên thế
giới và Việt Nam ....................................................................................................... 64
3.2. Thực trạng giải thích chính thức pháp luật hình sự trên thế giới ....................... 66
3.2.1. Thực trạng việc ban hành các quy định về giải thích pháp luật hình sự trên
thế giới ....................................................................................................................... 66
3.2.2. Việc thực hiện các quy định về giải thích pháp luật hình sự .......................... 71
3.2.3. Giải thích pháp luật và pháp luật hình sự ở một số quốc gia cụ thể ............... 79
3.3. Thực trạng giải thích chính thức pháp luật hình sự ở Việt Nam ........................ 97
3.3.1. Việc ban hành các quy định liên quan đến giải thích pháp luật và pháp luật
hình sự ....................................................................................................................... 97
3.3.2. Thực trạng việc tổ chức thực hiện các quy định về giải thích pháp luật hình sự . 104
3.3.3. Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn GTPL hình sự ở Việt Nam ....................... 125
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CHẤT LƢỢNG GIẢI
THÍCH CHÍNH THỨC PHÁP LUẬT HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM .................... 131
4.1. Mục tiêu, yêu cầu của việc xây dựng giải pháp tăng cường chất lượng hoạt
động giải thích chính thức pháp luật hình sự ở Việt Nam ...................................... 131
4.1.1. Mục tiêu ........................................................................................................ 131

4.1.2. Yêu cầu.......................................................................................................... 132
4.2. Các giải pháp cụ thể ......................................................................................... 134
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện thể chế ......................................................................... 134
4.2.2. Giải pháp tổ chức thi hành ............................................................................ 138
4.2.3. Một số giải pháp khác ................................................................................... 145
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 149
DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC
GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BLHS

:

Bộ luật Hình sự

GTPL

:

Giải thích pháp luật

Luật

Luật ban hành văn bản quy phạm

BHVBQPPL


pháp luật

TAND

:

Tòa án nhân dân

TANDTC

:

Tòa án nhân dân tối cao

UBTVQH

:

Ủy ban thường vụ Quốc hội

VKSNDTC

:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN ÁN
Số TT


Tên bảng, biểu, sơ đồ

1

Sơ đồ 1. Quy trình giải thích pháp luật hình sự

2

Sơ đồ 2. Sơ đồ giải thích pháp luật tại Trung Quốc

3

Sơ đồ 3. Sơ đồ tổ chức cơ quan GTPL ở Việt Nam

4

Sơ đồ 4. Sơ đồ quy trình thực hiện GTPL ở Việt Nam

5

Bảng 5. Bảng tổng quan cơ quan lập pháp và GTPL ở Hàn Quốc


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đều đã biết, một trong những đặc tính chung và quan trọng của
pháp luật đó là tính quy phạm phổ biến, bởi vì “pháp luật thực chất là hệ thống các
quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp
dân cư trong xã hội” [34]. Như vậy, pháp luật có giá trị như những khuôn mẫu hành

vi điều chỉnh các quan hệ xã hội và có tính bắt buộc chung. Tuy nhiên, chính do
tính khái quát hóa đó mà trong rất nhiều trường hợp pháp luật muốn đi vào cuộc
sống chúng cần phải được cụ thể hóa, chi tiết hóa thông qua các hoạt động của các
cơ quan có thẩm quyền như hoạt động hướng dẫn thi hành, quy định chi tiết và
GTPL để các chủ thể trong xã hội nhận thức và thực hiện pháp luật một cách đúng
đắn, chính xác và thống nhất. Cùng với các hoạt động khác, GTPL với tư cách là
hoạt động “làm sáng tỏ tư tưởng, nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đảm
bảo cho sự nhận thức pháp luật được đúng đắn” [34] không chỉ có ý nghĩa giúp các
chủ thể nhận thức, sử dụng các khái niệm, các thuật ngữ trong quá trình xây dựng
và thực hiện pháp luật chính xác, nghiêm minh mà còn có tác dụng tích cực đối với
việc nâng cao ý thức pháp luật, tăng cường pháp chế và bảo vệ trật tự pháp luật.
GTPL do đó là một vấn đề hết sức quan trọng trong luật học cũng như trong
thực tiễn đời sống xã hội của bất kỳ hệ thống pháp luật nào. Dưới góc độ lý luận thì
các vấn đề như: Chủ thể, thẩm quyền GTPL như thế nào sẽ cho chúng ta biết một
phần tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước của một quốc gia; tìm hiểu phạm
vi, đối tượng, sản phẩm GTPL cho ta thấy một phần là quốc gia đó theo hệ thống
pháp luật nào; hay nguyên tắc, phương pháp giải thích chỉ cho chúng ta thấy chính
sách, đường hướng, quan điểm của nhà nước về pháp luật…
Dưới góc độ thực tiễn thì cơ chế GTPL có hiệu quả hay không tác động trực
tiếp đến việc thực thi pháp luật, nó ảnh hưởng đến mức độ và hiệu quả của pháp luật
trong đời sống xã hội cũng như khả năng tiếp cận của người dân tới pháp luật. Sở dĩ
như vậy bởi GTPL chính là hoạt động làm rõ lời văn của quy phạm, ý chí mong muốn
của nhà làm luật trong quy định của pháp luật. Ở đây làm rõ lời văn, ý chí của nhà làm
luật không chỉ trong hoặc/và duy nhất khi còn những quy định không rõ ràng mà theo
chúng tôi cả trong trường hợp pháp luật đã rõ ràng, dễ hiểu vẫn cần giải thích bởi từ các
quy định và thực tiễn luôn có khoảng cách và sự thay đổi liên tục của thực tiễn thường
làm cho cái “rõ ràng, dễ hiểu” của pháp luật chỉ mang tính tương đối.
Là một phần, một thành tố có thể nói là rất quan trọng trong hệ thống pháp
luật quốc gia, Luật hình sự có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh phòng, chống
1



tội phạm, duy trì trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, các quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Do đặc thù tổ chức bộ
máy, truyền thống pháp lý nên có quốc gia có thể có luật này nhưng không có luật
kia, nhưng có thể khẳng định mọi quốc gia, ở hầu hết các chế độ đều ban hành Luật
hình sự để điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự, tội phạm. Vì vậy Luật hình sự
được các quốc gia coi là đạo luật cơ bản và truyền thống, nó xuất hiện rất sớm và
quy định các vấn đề về tội phạm và hình phạt, thể hiện thái độ nghiêm khắc nhất
của nhà nước đối với những người bị coi là tội phạm, hệ quả là người phạm tội sẽ bị
trừng phạt nghiệm khắc, hạn chế các quyền, tài sản, thậm chí bị tước đoạt sinh
mạng. Vì lẽ đó, nhu cầu và các vấn đề liên quan đến GTPL hình sự cũng xuất hiện
và được đề cập khá sớm đồng thời chứa đựng đầy đủ những đặc điểm cơ bản của
GTPL. Tuy nhiên, là lĩnh vực pháp luật khá đặc thù thể hiện ở cả đối tượng, phương
pháp và mục đích điều chỉnh của luật này đó là điều chỉnh lĩnh vực tội phạm và
hình phạt bằng phương pháp mệnh lệnh quyền uy, GTPL hình sự có nhiều nét đặc
trưng riêng mà chúng ta cần tìm hiểu. Việc nghiên cứu một cách toàn diện, có chiều
sâu về GTPL hình sự có ý nghĩa rất quan trọng nó không chỉ góp phần làm rõ các
vấn đề trực tiếp liên quan đến GTPL hình sự mà còn góp phần hoàn thiện GTPL nói
chung cả về mặt thể chế lẫn cơ chế thực hiện hoạt động GTPL trong thực tiễn.
Tuy có ý nghĩa to lớn như vậy, nhưng trong bối cảnh chung của GTPL hiện
nay, việc nghiên cứu cũng như thực tiễn hoạt động GTPL hình sự ở nước ta chưa
được quan tâm đúng mức do nhiều nguyên nhân khác nhau. Về lý luận thì cơ bản
chưa có một nghiên cứu đầy đủ, toàn diện nào về GTPL hình sự. Cách đánh giá về
GTPL hình sự từ nhiều vị trí nghiên cứu rất phân tán, các quan điểm về giải thích
pháp luật ở nước ta đang có nhiều điểm trái ngược, tranh cãi. Về thực tiễn, GTPL
hình sự hiện nay chủ yếu vẫn thông qua hoạt động “quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành”, hoạt động “tổng kết xét xử và hướng dẫn” của TANDTC dưới các hình thức
như ban hành Thông tư, Thông tư liên tịch, Văn bản hướng dẫn, Tổng kết xét xử để
rút kinh nghiệm… Trong khi đó, cơ quan có thẩm quyền giải thích chính thức Hiến

pháp, Luật, Pháp lệnh đó là UBTVQH chỉ mới một lần GTPL hình sự, tuy nhiên nó
vẫn chưa theo đúng nghĩa của GTPL hình sự. Do vậy, kinh nghiệm của chúng ta về
vấn đề này là rất thiếu. Trong khi đó các văn bản pháp luật hiện hành như Hiến
pháp năm 2013 (Điều 104), Luật Tổ chức tòa án năm 2014 (Điều 20) đã quy định
thẩm quyền của Tòa án trong việc “Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo
đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”, điều này đang và sẽ đặt ra cho
chúng ta là cần phải có những nghiên cứu thấu đáo hơn về các vấn đề chủ thể, phạm

2


vi, đối tượng, sản phẩm GTPL hình sự, về án lệ và thẩm quyền của Tòa án trong
GTPL hình sự trong thời gian tới.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Giải thích pháp luật hình sự: Những
vấn đề lý luận và thực tiễn” là một nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Luận án tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản về lý luận GTPL; thực
trạng việc ban hành các quy định về GTPL một số quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều bởi
các hệ thống pháp luật chính trên thế giới; đồng thời tiến hành nghiên cứu một số vấn
đề lý luận và thực tiễn GTPL hình sự ở Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp cơ bản
nhằm tăng cường chất lượng hoạt động GTPL hình sự ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tóm tắt tình hình nghiên cứu về GTPL và pháp luật hình sự ở nước ngoài
và trong nước, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt, rút ra những bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam; xác định các vấn đề mới, những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu của luận án.
- Nghiên cứu những vấn đề chung nhất về lý luận GTPL và pháp luật hình sự
như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, phương pháp, chủ thể, đối tượng, mô
hình… GTPL và pháp luật hình sự.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động GTPL hình sự ở Việt Nam trên hai phương

diện chính là ban hành quy định và tổ chức triển khai các quy định về GTPL hình
sự; tìm hiểu việc ban hành các quy định về GTPL một số quốc gia chịu ảnh hưởng
lớn bởi hệ thống pháp luật chính trên thế giới từ đó rút ra những kinh nghiệm và bài
học Việt Nam.
- Đề xuất các giải cơ bản nhằm tăng cường chất lượng, hiệu quả GTPL hình
sự ở Việt Nam trên các mặt cơ bản như thể chế và tổ chức thực hiện.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản về lý luận về GTPL hình sự;
nghiên cứu hoạt động GTPL hình sự ở Việt Nam trên hai phương diện chính là xây
dựng thể chế và tổ chức thực hiện; hoạt động ban hành các quy định về GTPL hình
sự ở một số quốc gia trên thế giới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cũng như những vấn đề thực tiễn hoạt
động GTPL hình sự thời gian qua như: Mục đích, vai trò, ý nghĩa của GTPL hình
sự; nguyên tắc, phương pháp, chủ thể giải thích; sản phẩm, kết quả, thành tựu,
3


khuyết điểm trong hoạt động giải GTPL hình sự và các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động này.
Tuy nhiên, do pháp luật hình sự là bộ phận cấu thành quan trong trong pháp
luật của mỗi quốc gia, vì thế khi nghiên cứu về GTPL hình sự không thể tách rời
hoàn toàn và phải đặt trong mối quan hệ với GTPL nói chung. Do vậy, trong quá
trình nghiên cứu, tác giả cũng sẽ đi vào phân tích một số vấn đề cơ bản của GTPL
trong mối tương quan với GTPL hình sự.
- Pháp luật hình sự đề cập trong luận án này được hiểu là các quy phạm cụ
thể được quy định trong Bộ luật Hình sự mà không hiểu là pháp luật hình sự nói
chung, hay nói cách khác không phải là pháp luật hình sự theo nghĩa rộng (bao gồm

cả chính sách hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự…).
3.2.2. Về thời gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động GTPL hình sự
từ năm 1945 (sau cách mạng tháng 8/1945) đến nay. Các nhận định, đánh giá từ các
nguồn tài liệu trước đó chủ yếu mang tính tham khảo và bổ sung cho những nhận định
trong luận án.
3.2.3. Về phạm vi lãnh thổ: Luận án đi vào nghiên cứu hoạt động GTPL hình
sự ở Việt Nam trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đồng thời tiến hành nghiên
cứu những vấn đề cơ bản về lý luận, thực trạng việc ban hành các quy định về
GTPL một số quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều bởi các hệ thống pháp luật chính trên
thế giới đó là: Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ,
Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa, Pháp luật Hồi giáo.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin thông
qua việc vận dụng các quy luật, phạm trù cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chính Minh về vấn đề nhà nước và pháp luật; quán triệt đầy
đủ, sáng tạo các quan điểm của Đảng về xây dựng pháp luật và cải cách tư pháp
trong nhà nước pháp quyền. Đồng thời luận án cũng sử dụng tổng hợp các phương
pháp luận chính trị và phương pháp luận chuyên môn để nghiên cứu GTPL hình sự
ở Việt Nam (lý luận về pháp luật, pháp luật hình sự, lý luận về GTPL…)
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận án, tùy yêu cầu, mục đích chính của từng vấn
đề, từng phần, chương, mục,… chúng tôi dự kiến sẽ kết hợp sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
4.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dựng để
tập hợp và hệ thống hóa những vấn đề về lý luận GTPL và pháp luật hình sự ở các
4


hệ thống pháp luật trên thế giới và Việt Nam. Phương pháp này được sử dụng chủ

yếu trong chương 2 của luận án.
4.2.2. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh số liệu: Phương pháp này sử
dụng để điều tra, khảo sát, thu thập, thống kê thực tiễn hoạt động GTPL và pháp luật
hình sự của các cơ quan chức năng trong thời gian qua. Trên cơ sở đó so sánh từng
giai đoạn, thời điểm, lĩnh vực địa bàn để rút ra những kết luận phục vụ cho việc
hoàn thiện luận án. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và 3
của Luận án.
4.2.3. Phương pháp tổng kết thực tiễn: Phương pháp này sử dụng để nghiên
cứu kết quả tổng kết thực tiễn hoạt động GTPL hình sự thời gian qua ở một số quốc
gia trên thế giới và ở Việt Nam. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong
chương 3 của Luận án
4.2.4. Phương pháp lịch sử: Phương pháp được sử dụng nhằm tái hiện toàn
bộ lịch sử hoạt động GTPL và pháp luật hình sự theo diễn trình thời gian, qua đó
thấy được diễn biến của hoạt động này qua từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể và toàn
cảnh bức tranh giải thích pháp luật hiện nay. Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu trong chương 2 và 3 của Luận án
4.2.5. Phương pháp logic: Là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu các
hiện tượng mang tính bản chất, phổ biến, lặp lại… trong hoạt động GTPL, từ đó
nắm lấy các quy luật và su hướng vận động, phát triển của hoạt động giải thích pháp
luật hình sự. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 của Luận án.
4.2.6. Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng để tham khảo ý kiến của các
chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực khoa học hình sự nói chung và lĩnh vực GTPL hình
sự nói riêng. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 4 của Luận án.
4.2.7. Phương pháp xã hội học pháp luật: Được sử dụng nhằm nhận diện các
đặc điểm và bước tiến trong nhận thức xã hội về GTPL và pháp luật hình sự.
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1, 3 và 4 của Luận án.
5. Đóng góp mới của Luận án
Từ những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ trong Luận án,
chúng tôi thấy nếu hoàn thành theo đúng mục đích đã đề ra, Luận án sẽ có đóng góp
trên một số mặt cơ bản sau:

5.1. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần chứng minh luận điểm đó là GTPL hình
sự là một dạng đặc thù của GTPL với chủ thể, quy trình, nguyên tắc, phương
pháp… chứa đựng những nét đặc trưng riêng bởi chịu tác động, ảnh hưởng và chi
phối của những đặc điểm của luật hình sự với tư cách là một ngành luật riêng.

5


5.2. Luận án cũng góp phần làm rõ mối tương quan giữa GTPL hình sự với
GTPL nói chung để chỉ ra những điểm chung cũng như những nét đặc trưng của
GTPL hình sự trên các phương diện cơ bản như chủ thể, thẩm quyền, đối tượng,
phương pháp, nguyên tắc và sản phẩm của giải thích.
5.3. Chứng minh hoạt động xét xử các vụ án hình sự của Tòa án các cấp và
việc ban hành các văn bản hướng dẫn pháp luật hình sự của TANDTC ở Việt Nam
đều có chứa đựng yếu tố GTPL hình sự. Do đó việc trao thẩm quyền GTPL hình sự
cho Tòa án là hoàn toàn phù hợp.
5.4. Luận án sẽ đề xuất một loạt các giải pháp mới cả về thể chế lẫn tổ chức
thực hiện nhằm tăng cường chất lượng hoạt động GTPL hình sự.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
6.1. Về mặt lý luận
Thông qua việc luận giải và làm rõ các vấn đề cơ bản về GTPL và GTPL
hình sự như khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, phương pháp... Luận án đưa ra những
cơ sở để chứng minh GTPL hình sự là một loại hình riêng của GTPL, đồng thời qua
đó góp phần từng bước hình thành lý luận về GTPL nói chung, GTPL hình sự nói
riêng ở Việt Nam trên nền tảng lý luận chung về GTPL hiện nay trên thế giới.
6.2. Về thực tiễn
Từ việc phân tích đánh giá thực trạng về GTPL ở Việt Nam và thế giới, Luận
án cung cấp cái nhìn toàn diện về thực trạng GTPL hình sự hiện nay. Từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp cả về thể chế lẫn tổ chức thi hành
nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động GTPL hình sự ở nước ta.

Khi hoàn thành luận án cũng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các chủ thể
xây dựng, áp dụng pháp luật cũng như phục vụ đắc lực trong việc nghiên cứu, giảng
dạy trong các cơ sở đào tạo ở Việt Nam.
7. Cơ cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án
được kết cấu gồm 04 Chương với các mục, tiểu mục.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp
tục nghiên cứu về giải thích pháp luật hình sự
Chương 2. Những vấn đề lý luận cơ bản về giải thích pháp luật hình sự
Chương 3. Thực trạng giải thích pháp luật hình sự
Chương 4. Một số giải pháp tăng cường chất lượng giải thích chính thức
pháp luật hình sự ở Việt Nam

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nhiều nước trên thế giới, GTPL trong đó có GTPL hình sự được nghiên
cứu từ khá sớm, tập hợp thành một hệ thống lý thuyết về hoạt động pháp lý này. Có
thể liệt kê các công trình nghiên cứu tiêu biểu theo từng vấn đề như sau:
1.1.1.1. Nghiên cứu về lý thuyết chung của GTPL
- Lý thuyết về giải thích pháp luật (The Theory of Legal Interpretation) của
Oliver Wendell Holmes, 1899.
- Lý thuyết giải thích pháp luật (Theories of statutory Interpretation - chepter
8) của Philip P. Frickey, 1992.
- Lý thuyết và thực tiễn trong việc giải thích luật (Theory and reality in

Statutory interpretation) của Harold P. Southerland, 2002.
- Giải thích pháp luật trên thế giới: Từ cái đặc thù đến cái chung
(Interpretation of law in the Global World: From particularism to a Universal
Approach), Joanna Jemielniak & Przemyslaw Miklaszewicz).
Trong những công trình này, các tác giả đã đề cập đến GTPL là một thực tế
khách quan, thực tế này do rất nhiều nguyên nhân đưa đến, trong đó nổi bật phải kể
đến đặc tính của ngôn ngữ, của văn bản, và bản thân tác phong lập pháp của các nhà
làm luật. Lý thuyết của GTPL nói chung đều hướng tới sự giải thích đối với những
văn bản pháp luật, những vấn đề không rõ ràng, có vướng mắc trong quá trình áp
dụng pháp luật trong thực tiễn. Để làm rõ lý thuyết của giải thích đạo luật, các tác
giả tập trung phân tích, nghiên cứu thực tiễn áp dụng những học thuyết khác nhau
trong thực tế, trên cơ sở phân tích các trường hợp, các ví dụ giải thích đạo luật điển
hình như luật hình sự. Từ đó chỉ ra tính ứng dụng, tính năng động của GTPL nói
chung, giải thích đạo luật nói riêng đối với luật pháp và sự áp dụng các sản phẩm
giải thích. Các tác giả đưa đến một kết luận khái quát về lý thuyết GTPL, đó là
GTPL phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên khái niệm, quan điểm về GTPL ở mỗi không
gian, thời gian, địa điểm là không giống nhau, tuy nhiên, ở góc độ bản chất nhất, lý
thuyết chính thống về GTPL không khác nhau nhiều.
Đặc biệt, trong cuốn “Giải thích pháp luật trên thế giới”: Từ cái đặc thù đến
cái chung, tác giả đã từ những phân tích khá sâu lý thuyết về GTPL ở châu Âu,
Hồng Kông và một số khu vực khác đã đi vào phân tích khá sâu sắc (phần III,

7


European criminal law) về lý thuyết và thực tiễn GTPL luật hình sự ở châu Âu,
trong đó đặc biệt chú ý các phương pháp và nguyên tắc đặc thù trong GTPL hình
sự. Có thể nói đây là một nghiên cứu khá cơ bản về GTPL và pháp luật hình sự.
1.1.1.2. Nghiên cứu về nguyên tắc GTPL
- Trên các nguyên tắc của giải thích pháp luật (On the Principles of Legal

Interpretation) của F.V. Hawkins, 1860.
- Hoạt động chiến lược trong việc giải thích pháp luật (Strategizing Strategic
Behavior in Legal Interpretation) của Duncan Kennedy, 1995.
- Giải thích luật: Những nguyên tắc cơ bản và các khuynh hướng hiện nay
(Statutory interpretation: General principles and recent trends) của Yule Kim, 2008.
Những công trình này đã nghiên cứu về các nguyên tắc trong hoạt động GTPL.
Nguyên tắc GTPL phải vừa đảm bảo lý thuyết chung, phải vừa phù hợp quan điểm, tập
quán, truyền thống pháp luật của mỗi quốc gia. Những nguyên tắc được đề cập mang
tính phổ biến có thể kể đến như: nguyên tắc giải thích theo nghĩa đen, nguyên tắc mục
đích luận, nguyên tắc ý chí của lập pháp… Các tác giả cũng đưa ra những minh họa cụ
thể trong thực tế để thấy sự hiện thực hóa các nguyên tắc này, ở những thời điểm và
trên các hệ thống pháp luật khác nhau. Và trên thực tế thì việc tuân thủ các nguyên tắc
này là khác nhau ở từng hệ thống, từng thời điểm, từng quốc gia và đặc biệt là ở mỗi
dạng, mỗi loại hình GTPL.
1.1.1.3. Nghiên cứu về mục đích của GTPL
- Mục đích của giải thích trong luật (Purposive Interpretation in law) của
Aharon Barak, 2005.
- Ý định và sự giải thích, 2009 (Intention and interpretation) của Daniel
Austin, 2009.
- Tư tưởng của giải thích pháp luật (The Ideology of Legal Interpretation)
của Jason J Czarnezki, 2009.
- Giải thích pháp luật: Định nghĩa của định nghĩa (Statutory interpretation:
the meaning of meaning), Melbourne School of Accounting and Law, RMIT
University, 2009
Mỗi tác giả trong các tác phẩm kể trên có cách tiếp cận cụ thể từng vấn đề
gắn với mục đích của GTPL, các công trình của họ đã làm nên một bức tranh khá
sinh động khi luận giải về mục đích của GTPL. Các tác giả cho rằng, để xác định
mục đích của GTPL, người ta phải xác định những nội dung liên quan như mục đích
chủ quan và khách quan của đối tượng cần giải thích. Trong đó phân tích một cách
toàn diện hơn cả là cuốn Mục đích của giải thích trong luật của Aharon Barak

(nguyên là chủ tịch Tòa tối cao Israel) xuất bản năm 2005. Aharon Barak đã tập
8


trung vào ba vấn đề: sự thống nhất của lý thuyết giải thích, mục đích của giải thích
và nội dung giải thích trong luật. Về mục đích của giải thích, ông lập luận rằng
trong văn bản pháp luật có mục đích chủ quan (ý định của tác giả), mục đích khách
quan (mục đích phù hợp của tác giả với mục đích của hệ thống), và mục đích cuối cùng
là tổng thể của hai mục đích thành phần đó. Ông nhấn mạnh việc xác định mục đích
chủ quan và khách quan ở mỗi loại văn bản như di chúc, hợp đồng, hiến pháp, đạo luật
là khác nhau. Với di chúc và hợp đồng, vai trò của mục đích chủ quan sẽ luôn thắng
thế. Với đạo luật, vai trò của mục đích chủ quan và khách quan sẽ thay đổi trong các
loại đạo luật khác nhau. Ví dụ như luật hình sự khác với luật dân sự.
Trong tác phẩm “Giải thích pháp luật: Định nghĩa của định nghĩa”, các tác
giả đã đề cập đến việc giải thích có mục đích các quy định pháp lý được thiết kế để
điều chỉnh phù hợp với các quyền dân sự và quyền con người. Với cách tiếp cận
này, các cơ quan lập pháp ở Úc đã theo đuổi nguyên tắc xuyên suốt của thông luật
là ủng hộ việc giải thích và thể hiện pháp luật theo cách duy trì các nguyên tắc của
thông luật truyền thống, trong đó nguyên tắc cơ bản là giải thích pháp luật theo
nguồn gốc của ý nghĩa của từ trong bối cảnh pháp lý mà những từ ngữ đó và đặt
trong bối cảnh luật điều chỉnh.
1.1.1.4. Nghiên cứu về phương pháp GTPL
- Giải thích tương lai của pháp luật hình sự (Riviving saucier: Prospective
interpretation of criminal law) của Ted Sampsell Jones, 2007.
- Giải thích pháp luật và phép loại suy trong luật hình sự (Interpretation and
Analogy in criminal law) của Wolfgang Naucke, năm 1986.
- Giải thích luật hình sự theo nghĩa hẹp (Narrow interpretation of the roles of
criminal law), của các tác giả Alireza Sakarbigi, Yoseph Niazi và Amir Ahmadi, 2006.
Các công trình này đã phân tích phương pháp GTPL như là một trong những
yếu tố góp phần quyết định chất lượng hoạt động GTPL. Phương pháp GTPL thể

hiện cách thức tiến hành, thể hiện quyền lực, quyền hạn của chủ thể có thẩm quyền,
đồng thời cũng thể hiện đặc điểm chính trị, văn hóa và truyền thống GTPL của một
quốc gia. Trong rất nhiều các phương pháp giải thích như: phương pháp giải thích
ngôn ngữ, văn phạm, phương pháp giải thích chính trị - lịch sử, phương pháp giải
thích logic, phương pháp tiếp cận lịch sử,… có tác giả nghiêng về lựa chọn phương
pháp này, có tác giả nghiên về phương pháp kia khi phân tích nhưng nhìn chung đều
khuyến nghị nên kết hợp hài hòa các phương pháp thì việc GTPL mới mang lại hiệu
quả cao nhất.
Trong tác phẩm “Giải thích luật hình sự theo nghĩa hẹp”, các tác giả Alireza
Sakarbigi, Yoseph Niazi và Amir Ahmadi đã đi vào phân tích các phương pháp
9


GTPL, so sánh những ưu, khuyết điểm của các phương pháp và đi đến nhận định là
trong GTPL hình sự thì phương pháp giải thích theo nghĩa hẹp là phù hợp hơn cả. Từ
đó các tác giả đi sâu phân tích phương pháp giải thích này. Xuất phát từ nguyên tắc
“luật hình sự không quy định thì không có tội” và “nguyên tắc suy đoán có lợi cho bị
can, bị cáo” các tác giả cho rằng giải thích theo nghĩa hẹp sẽ đáp ứng tốt nhất các
nguyên tắc trên.
1.1.1.5. Nghiên cứu về đối tượng, thẩm quyền GTPL
- “Thẩm quyền giải thích pháp luật và diễn giải trong tố tụng hình sự” (The
right to interpretaton and translation in Criminal proceedings).
- Chú giải văn bản cổ trong luật hình sự (An introduction to Hermeneutics in
criminal law) của Arezoo Panahi và Mahdi Sheidaiean, 2015.
- “Quy định về tội phạm số” (A critical Look at the Regulation of
Cybercrime), của Mohamed Chawki, Lyon University, France.
- Thẩm quyền giải thích pháp luật và diễn giải trong tố tụng hình sự (The
right to interpretation and translation in criminal proceeding) của Evert-Jan Van de
Vlis, năm 2010.
- Xét xử các tội phạm công nghệ máy tính (Prosecuting Computer Crimes)

của H. Marshall Jarrett, (Published by Office of Legal Education Executive Office
for United States Attorneys).
- Giải thích pháp luật hình sự - ngày tháng và số liệu (Interpreting Criminal Date and Statistics), của tác giả Rachel BoBa.
Trong tác phẩm “Thẩm quyền giải thích pháp luật và diễn giải trong tố tụng
hình sự”, tác giả Evert-Jan van der Vlis cho rằng có nhiều lý do khác nhau như
nghề nghiệp, học vấn, ngôn ngữ, độ tuổi… dẫn đến chúng ta có thể có những cách
hiểu khác nhau về một điều khoản trong pháp luật hình sự. Vậy trong tố tụng hình
sự thì ai có quyền GTPL hoặc dịch nghĩa một điều khoản pháp luật? Tác giả cho
rằng không ai khác chính là người thẩm phán xét xử vụ án đó.
Hay trong tác phẩm "Xét xử các tội phạm công nghệ máy tính”, tác giả H.
Marshall Jarrett đã bàn về việc truy tố các hành vi tội phạm công nghệ máy tính
(hay còn gọi là tội phạm mạng), theo đó giải thích các quy định pháp luật hình sự
của pháp luật Hoa Kỳ về khái niệm, đặc điểm của cách hành vi tội phạm mạng;
cách tiếp cận xử lý, truy tố đối với các hành vi tội phạm mạng và việc quy định các
chế tài tương ứng với tính chất nguy hiểm của các hành vi tội phạm này.
Trong tác phẩm “Giải thích pháp luật hình sự - ngày tháng và số liệu”, tác
giả cho rằng, một trong những vấn đề rất hay gặp và cần có sự giải thích trong pháp
luật hình sự đó là ngày tháng và các con số. Ví dụ một tháng là 30 ngày hay 31 ngày
10


hay “số lượng lớn” là bao nhiêu… Điều này luôn đặt ra khi giải quyết một vụ án
hình sự và trách nhiệm giải thích thuộc về Tòa án mà cụ thể là Thẩm phán giải
quyết vụ việc.
Cuốn sách “Quy định về tội phạm số”, của Mohamed Chawki đề cập đến các
quy định pháp luật về tội phạm số, theo đó các nhà lập pháp tiếp cận pháp luật về
vấn đề này dưới góc nhìn lên án. Theo đó, vấn đề cơ bản nhất của việc quy định và
xử lý loại tội phạm này là phải có sự chung tay của nhiều quốc gia, do đây có thể
coi là loại tội phạm không biên giới, tội phạm ảo và từ đó cần có các biện pháp,
cách thức điều tra và xử lý phù hợp với tính chất đặc biệt và hậu quả nguy hiểm của

loại tội phạm này gây ra. Tính đặc thù của loại tội phạm này là chúng luôn thay đổi
và xuất hiện nhiều hình thức phạm tội mới. Vậy để xử lý loại tội phạm này chúng ta
cần thiết phải giải thích hành vi đó có phải là tội phạm hay không.
1.1.1.6. Nghiên cứu về vai trò của Tòa án trong GTPL
- Giải thích pháp luật ở Yemen (Legal Interpretation in Yemen), của
Brinkley Messick, 1986.
- Giải thích pháp luật tại tòa án tư pháp Châu Âu (Legal Interpretation at
the European Court of Justice) của Nial Fennelly, 1997.
- Một vấn đề của sự giải thích: Tòa án liên bang và pháp luật (A matter of
interpretation: Federal courts and the law) của Antonin Scalia, 1998.
Các tác phẩm này đề đều đề cập đến vai trò đặc biệt quan trọng của tòa án trong
GTPL. Theo các tác gải thì, nói GTPL là nói đến vai trò, thực tiễn GTPL của tòa án,
thẩm phán, thể hiện rõ nhất ở những ảnh hưởng của tòa án đối với lập pháp, hành pháp,
các phương pháp giải thích mà tòa án sử dụng để thực hiện công việc GTPL của họ. Cơ
quan tư pháp - tòa án ở nhiều nơi được xem như là chủ thể hiển nhiên thực hiện công
việc GTPL, điều này xuất phát từ bản thân vai trò, vị trí của tòa án.
Antoni Scalia trong tác phẩm Một vấn đề của giải thích pháp luật - Tòa án
liên bang và luật pháp, đã phân tích vấn đề GTPL dưới góc độ cái nhìn của một
thẩm phán, trên cơ sở tham chiếu đến GTPL của toà án Liên bang Mỹ và tập hợp
nhiều ý kiến phản hồi của nhiều chuyên gia về các nội dung trong tác phẩm này.
Từ một số nghiên cứu về vấn đề GTPL của một số tác giả trên thế giới, tác
giả luận án đưa ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, Có thể nói nghiên cứu về GTPL được tiến hành khá sớm trong
khoa học pháp lý thế giới, nhất là tại các quốc gia coi trọng nguồn pháp luật án lệ.
Các nghiên cứu khá đa dạng xét dưới cả khía cạnh đối tượng, phạm vi, cách tiếp cận
vấn đề. Nhìn chung, khi nghiên cứu về GTPL, các học giả nước ngoài đã lý giải khá
toàn diện và chuyên sâu các vấn đề sau: Tính khách quan của GTPL, GTPL khi áp
11



dụng pháp luật, vai trò GTPL của tòa án, các biện pháp kỹ thuật giải thích ngôn ngữ
văn bản, lý thuyết giải thích hiến pháp, luật…
Thứ hai, Các công trình nghiên cứu đều thể hiện một quan điểm: nhiệm vụ
GTPL là một nhiệm vụ quan trọng do đòi hỏi khách quan, nên phải có một nỗ lực
về trí tuệ đối với công tác này. Tuy nhiên, trên thế giới cũng chưa có nhiều công
trình nghiên cứu riêng, mang tính chuyên sâu về GTPL hình sự, do vậy quá trình
nghiên cứu tài liệu tác giả sẽ phải chắt lọc những nghiên cứu về GTPL hình sự trong
các nghiên cứu chung.
Thứ ba, Các nghiên cứu đã làm rõ được một số vấn đề cơ bản về GTPL như:
Nguyên tắc, phương pháp, khái niệm, đặc điểm…, tuy nhiên bên cạnh đó cón nhiều
vấn đề còn bỏ ngỏ hay mới bước đầu được đề cập như: Quy trình, phạm vi, đối
tượng, sản phẩm… của GTPL; đồng thời bên cạnh các vấn đề đã được nghiên cứu
từ sớm nhưng vẫn chưa có sự thống nhất cao.
Thứ tư, Có một số nghiên cứu đã đề cập đến GTPL hình sự nhưng lại mới
tập trung vào một số vấn đề cụ thể của GTPL hình sự như phương pháp giải thích,
đối tượng giải thích (số liệu, ngày tháng,…) làm cho các nghiên cứu về GTPL hình
sự còn “rời rạc”, chưa mang tính hệ thống.
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về GTPL hình sự còn rất mới. Phần lớn việc
nghiên cứu GTPL hình sự được lồng ghép vào nghiên cứu GTPL nói chung hay lý
luận chung về pháp luật và khoa học luật hình sự. Tuy vậy, ngay cả những nghiên
cứu như vậy về GTPL nói chung ở nước ta thời gian qua cũng là không nhiều. Theo
trình tự thời gian, có một số nghiên cứu tiêu biểu có liên quan trực tiếp đến GTPL
và pháp luật hình sự sau đây:
1.1.2.1. Nghiên cứu lý thuyết chung về giải thích pháp luật
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp
lệnh của UBTVQH, Nguyễn Văn Thuận, Mã số 94-98-106/ĐT, Hà Nội, 1999.
Đây là một trong những công trình gần như sớm nhất ở Việt Nam nghiên cứu
về GTPL. Công trình này đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc giải thích
Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh của UBTVQH. Về cơ sở lý luận, theo tác giả thì

UBTVQH thực hiện công việc GTPL là hợp lý hơn cả, ở các quốc gia khác, tòa án
thực hiện việc GTPL thực chất cũng tương đương với việc làm luật. Về cơ sở thực
tiễn, tác giả cho rằng có hai yêu cầu chính mà UBTVQH phải thực hiện quyền hạn
GTPL đó là: 1) Do các văn bản pháp luật của Việt Nam còn nhiều chỗ thiếu rõ ràng,
hoặc quá khái quát, 2) Do quá trình áp dụng pháp luật ở nước ta còn nhiều hạn chế.
Tác giả đã đưa ra ba phương án, mô hình khác nhau về việc thực hiện thẩm quyền
12


giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, diễn giải chi tiết về chủ thể đề nghị, về quy trình
giải thích, về chủ thể được giao trực tiếp thực hiện các công việc, và diễn giải về mô
hình giải thích Hiến pháp… Trong nghiên cứu này tác giả cũng không đề cập nhiều
về giải thích pháp luật hình sự, tuy nhiên những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu sẽ
giúp ích rất nhiều khi vận dụng và nghiên cứu GTPL hình sự hiện nay.
- Bàn về giải thích pháp luật, của tác giả Đỗ Văn Chỉnh (đăng trong Kỷ yếu
Hội thảo Quốc tế tại Hà Nội, tháng 2 - 2008) Hà Nội, 2009. Bài viết đề cập đến một
số vấn đề cơ bản của GTPL như: khái niệm, sự cần thiết, chủ thể, vai trò của Tòa án
trong giải thích pháp luật… trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp. Đáng
lưu ý trong bài viết tác giả có sử dụng một số các tội phạm cụ thể để làm ví dụ cho
các lập luận của mình. Chẳng hạn như khi lập luận để lý giải cho khái niệm GTPL
hình sự, tác giả ví dụ: “Các tội phạm về tham nhũng quy định trong BLHS năm
1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định rõ ràng đối với người lợi dụng chức
vụ, người lạm dụng chức vụ mới là chủ thể của tội tham ô tài sản (điều 278), là chủ
thể của tội lợi dung chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 281) và là
chủ thể của một số tội phạm khác. Nhưng như thế nào là người có chức vụ - chủ thể
của tội phạm về tham nhũng này, thì không phải bất cứ ai khi đọc đến các điều luật
trong chương tội phạm về chức vụ đều hiểu thống nhất với nhau về người có chức
vụ. Nếu không có Điều 277 của BLHS giải thích thế nào là người có chức vụ thì
nhận thức sẽ không thống nhất giữa cơ quan tiến hành tố tụng hình sự với bị can bị
cáo và giữa người tiến hành tố tụng tại phiên tòa với người bào chữa…” Có thể nói,

thông qua các ví dụ cụ thể, bài viết đã cho chúng ta hiểu thêm những vấn đề hết sức
cơ bản về GTPL hình sự.
- Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ, của Phạm Thị
Duyên Thảo, năm 2012. Trong luận văn, tác giả tập trung vào một số vấn đề chính
như: lý luận về GTPL; hoạt động GTPL chính thức của UBTVQH; thành tựu, hạn
chế của thực tiễn GTPL ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Đặc biệt, tác
giả đã đưa ra và phân tích một số mô hình GTPL cụ thể, trong đó nhấn mạnh việc
trao cho Tòa án thẩm quyền GTPL.
1.1.2.2. Nghiên cứu về nguyên tắc, phương pháp giải thích pháp luật
- Giải thích Hiến pháp, Luật và Pháp lệnh: Tìm mục đích đích thực của văn
bản quy phạm pháp luật và ý chí của các nhà lập pháp, của GS.TS. Lê Hồng Hạnh,
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9/2008. Bài viết đề cập đến hai nội dung
cơ bản, 1) Tính chất của hoạt động GTPL “phức tạp, đòi hỏi lao động trí tuệ không
kém so với việc soạn thảo pháp luật”, nó “không đơn thuần là việc giải thích ngôn
ngữ mà là việc xác định tính quy phạm (hay cách thức xử sự) mà một quy định pháp
13


luật muốn chuyển tải. Giải thích một văn bản pháp luật là giải thích cách thức xử
sự. Chính vì vậy, cơ quan hay người GTPL phải tìm cách xử lý mâu thuẫn, xử lý sự
mơ hồ trong quy định pháp luật và cần giải thích chứ không phải chứng minh các
nghĩa khác nhau của nó”. Bài viết cũng đề cập đến yếu tố có tầm quan trọng đặc
biệt của GTPL là “mục đích về giá trị quy phạm (giá trị về xử sự)”, đề cập đến vai
trò hiển nhiên của thẩm phán đối với GTPL, tuy nhiên, để phát huy được sức mạnh
của thẩm phán trong việc GTPL thì cần phải có sự thừa nhận về mặt pháp lý. 2) Đặc
trưng của giải thích hiến pháp là “có thể dẫn tới phủ nhận mong muốn của nhà lập
pháp”, “một trong những điểm khác biệt giữa giải thích Hiến pháp và giải thích luật
là: giải thích luật nhằm mục đích áp dụng vào một tình huống cụ thể trong khi giải
thích Hiến pháp là để tuyên bố một luật nào đó hay một phần của đạo luật không
phù hợp với Hiến pháp; giải thích luật là để hiện thực hóa ý chí của cơ quan lập

pháp nhưng giải thích Hiến pháp có thể dẫn tới việc phủ nhận mong muốn của nhà
lập pháp thể hiện trong những luật bị bác bỏ hoặc bị thay đổi” và “mục đích của giải
thích Hiến pháp là “xác định mục đích thực của quy định cần giải thích nhằm loại
bỏ các mục đích mà những người giải thích khác muốn áp đặt cho nó”…
- Đổi mới căn bản về nhận thức cũng như tổ chức thực hiện giải thích Hiến pháp,
luật và pháp lệnh hiện nay ở nước ta, của GS-TS Trần Ngọc Đường, đăng trên tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số tháng 3 năm 2008. Trong bài viết, tác giả nhận định, đánh giá sự
cần thiết của hoạt động giải thích Hiến pháp, Luật, pháp lệnh, thực trạng hoạt động này
trong thời gian qua và nhu cầu của việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh thời gian tới
và nêu bật sự cần thiết phải đổi mới về nhận thức và tổ chức hoạt động này.
- Xây dựng và chuẩn hóa các thuật ngữ luật hình sự phục vụ việc sửa đổi cơ
bản, toàn diện BLHS Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Chủ nhiệm đề tài GS.TS
Nguyễn Ngọc Hòa (Bảo vệ năm 2014). Trong nghiên cứu, các tác giả đã tổng hợp và
đề xuất: Xây dựng hệ thống các thuật ngữ trong Phần chung BLHS (trên cơ sở sửa
đổi các thuật ngữ đang được sử dụng và bổ sung một số thuật ngữ cần thiết) đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu đối với thuật ngữ. Xây dựng hệ thống các định nghĩa khái
niệm trong Phần chung BLHS (trên cơ sở sửa đổi các định nghĩa đang được sử dụng
và bổ sung các định nghĩa cần thiết nhưng chưa có) đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối
với định nghĩa khái niệm. Như vậy, các tác giả đã có cách tiếp cận cách thức giải
thích pháp luật theo hướng những vấn đề gì có thể giải thích được ngay thì nên quy
định và làm rõ luôn trong BLHS để thuận tiện cho việc áp dụng sau này, tránh phải
hướng dẫn, giải thích lại.
- Bình luận khoa học BLHS năm 2015 (phần chung) của GS.TS Nguyễn
Ngọc Hòa, do NXB Tư pháp xuất bản năm 2017. Trong tác phẩm này, tác giả đã
14


đưa ra nhiều giải thích về các thuật ngữ trong phần chung của BLHS theo ý kiến cá
nhân. Ví dụ như khi bình luận về khoản 1 Điều 5 của BLHS về hiệu lực theo
“không gian”, tác giả đã cho rằng “lãnh thổ” ở đây bao gồm “vùng đất, vùng nước,

vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền...”, nghĩa là lãnh thổ quốc gia chỉ là lãnh thổ
tự nhiên không bao gồm lãnh thổ “mở rộng” thường được dùng để chỉ tàu thuyền
hay tàu bay của một quốc gia khi ở ngoài lãnh thổ quốc gia [26].
1.1.2.3. Nghiên cứu về chủ thể, thẩm quyền, đối tượng giải thích pháp luật
- Thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc giải thích Hiến pháp, Luật,
Pháp lệnh, của Hoàng Văn Tú đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Pháp luật số 5/2002. Trong
các bài viết này, tác giả tập trung phân tích, đánh giá về cơ sở pháp lý, chức năng,
nhiệm vụ của UBTVQH trong hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và nhận
định về vai trò và khả năng của chủ thể này trong việc giải quyết nhu cầu về giải thích
pháp luật trong thực tế. Bài viết cũng đề cập đến sự thiếu hụt của cơ sở pháp lý đối với
GTPL, cụ thể như về quy trình, thủ tục của giải thích, về cơ chế chịu trách nhiệm trong
các công đoạn của GTPL. Bài viết còn đề cập đến việc nên mở rộng thẩm quyền GTPL
ở Việt Nam cho Toà án, bởi nếu xét một cách khoa học thì UBTVQH chỉ nên là chủ
thể giải thích Pháp lệnh, là loại văn bản do UBTVQH ban hành. Qua nghiên cứu của
mình tác giả đưa ra một số kiến nghị liên quan đến chủ thể có thẩm quyền đề nghị, chủ
thể giải thích, hình thức và giá trị pháp lý, quy trình, thủ tục tiến hành giải thích…
- Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng
Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ, tác
giả Đỗ Tiến Dũng (năm 2006). Trong luận văn, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận
của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; thực trạng của hoạt động giải
thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; một số giải pháp hoàn thiện hoạt động giải thích
Hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước
ta hiện nay. Tuy nhiên, Luận văn cũng không đề cập nhiều đến GTPL hình sự.
- Giải thích pháp luật - Cách nhìn từ hành pháp, của TS Phạm Tuấn Khải,
đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 4 năm 2008. Trong bài viết, tác giả
tập trung một số vấn đề như: 1) Thực trạng hoạt động GTPL của chủ thể hành pháp,
tác giả cho rằng đại đa số các văn bản pháp luật do chủ thể hành pháp ban hành đều
có GTPL và nó dưới nhiều hình thức như dưới dạng quy phạm, diễn giải các văn bản
theo thẩm quyền, dưới dạng viện dẫn các quy phạm chuyển tiếp…2) Và hiệu quả của
hoạt động GTPL thời gian qua đã góp phần khắc phục những chồng chéo, không

thống nhất, tuy nhiên hiệu quả chưa cao.
- Thực tiễn GTPL và hướng dẫn áp dụng pháp luật ở Việt Nam và các vấn đề
nảy sinh, của tác giả Phan Thông Anh (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế tại Hà Nội, tháng 215


2008). Theo tác giả, có rất nhiều bất cập khi áp dụng các quy định của pháp luật
trong xét xử các vụ án hình sự hiện nay. Ví dụ như khi áp dụng tình tiết “Giết người
với tính chất côn đồ” được quy định tại điểm n khoản 1 điều 93 BLHS năm 1999 thì
không có bất kỳ một văn bản nào hướng dẫn về tình tiết côn đồ. Hay việc khi tòa án
cấp dưới xét xử bị cáo một tội danh khác mà trước đây bị cáo này đã bị tòa án cấp
trên xét xử hình phạt chung thân thì việc tổng hợp hình phạt sẽ được thực hiện như
thế nào cho đúng với điều 51 BLHS năm 1999 để không vi phạm điều 170 Bộ luật
tố tụng hình sự về giới hạn xét xử…
1.1.2.4. Nghiên cứu về vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật
- Vai trò giải thích pháp luật của Toà án, Võ Trí Hảo đăng trên Tạp chí
Khoa học pháp lý, số 3/2003. Bài viết tập trung vào một số nội dung cơ bản: 1)
Khái quát về GTPL: tác giả đã phân tích lý do, mục đích, phương pháp của GTPL.
Mục đích của GTPL là tìm hiểu ẩn ý của nhà làm luật hay tìm ra cách hiểu của một
người có lý trí bình thường trong hoàn cảnh thông thường; 2) Một số nét về thực
trạng GTPL ở Việt Nam: tác giả phân tích khái quát về GTPL của cơ quan lập pháp,
cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Tác giả cho rằng, UBTVQH giải thích pháp
luật chưa tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn và nhu cầu trong thực tế, và “Việc
GTPL nhiều nhất ở Việt Nam không phải bởi Tòa án hay cơ quan lập pháp mà là
các cơ quan hành pháp”, và “việc dồn gánh nặng giải thích luật, pháp lệnh lên
Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ dẫn đến người Việt Nam sống trong “xã
hội của Nghị định và Thông tư”, còn đối với tòa án, “Dù Hiến pháp và Luật có ghi
nhận hay không thì một logic tự nhiên, trong lịch sử tư pháp của Việt Nam, Tòa án
luôn có vai trò lớn trong việc GTPL qua các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán và
các công văn của TANDTC”. 3) Vai trò của tòa án trong việc GTPL: tác giả dựa
trên đặc điểm và ưu thế vốn có của tòa án, từ đó, đưa ra lập luận “cần trao cho Tòa

án nhiều quyền hơn trong GTPL”, cần có các công tác bổ trợ như: công bố án lệ,
vấn đề hiệu lực hồi tố, pháp điển hóa tiền lệ án…
- Giải thích pháp luật của Tòa án trong hoạt động xét xử hình sự và dân sự,
Luận văn cử nhân, của Đỗ Thị Thu Nha, năm 2009. Luận văn tập trung phân tích
một số vấn đề liên quan đến GTPL hình sự và dân sự của tòa án trong hoạt động xét
xử. Nội dung của Luận văn đã bước đầu đề cập đến vấn đề GTPL hình sự thể hiện qua
hoạt động áp dụng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của Thẩm phán trong quá trình
xét xử vụ án và ra bản án. Đồng thời tác giả Luận văn cũng cho rằng thông qua công
tác tổng kết thực tiễn xét xử, TANDTC cũng đã thực hiện hoạt động GTPL.
- Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, của Phạm Thị Thanh Bình,
Luận văn Thạc sỹ Luật học năm 2014. Trong luận văn tác giả trình bày tương đối đầy
16


đủ các vấn đề về lý luận liên quan đến GTPL như khái niệm, hình thức, phương pháp
GTPL … Đồng thời tác giả cũng đã thực trạng hoạt động GTPL hiện nay của một số
cơ quan nhà nước và chỉ ra sự cần thiết phải trao cho Tòa án thẩm quyền GTPL,
trong đó có GTPL hình sự theo vụ việc.
- Ngoài ra, mặc dù không phải là công trình nghiên cứu theo đúng nghĩa nhưng
có thể xem hai tập tài liệu mà TANDTC cho phát hành gần đây đó là: Quyết định giám
đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC về hình sự, năm 2007 - 2009 và Quyết
định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC, năm 2010 - 2012
cũng về hình sự có giá trị tham khảo rất lớn. Tài liệu này là kết quả tập hợp tương đối
đầy đủ các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của TANDTC về các vụ án có kháng
nghị. Khi ban hành các quyết định trên, Hội đồng thẩm phán đã đưa ra rất nhiều các
luận giải, GTPL trong từng vụ án cụ thể. Có thể khẳng định các tài liệu này cho ta cái
nhìn khá đầy đủ về thực trạng hoạt động GTPL của Tòa án hiện nay.
- Đề án “Phát triển án lệ của Tòa án nhân dân Tối cao” ban hành kèm theo
Quyết định số 74/QĐ-TANNTC ngày 31/10/2012 của Tòa án nhân dân Tối cao cũng
có thể xem là một nghiên cứu khá toàn diện của TANDTC về vấn đề án lệ. Trong Đề

án này đã đưa ra khái niệm thế nào là án lệ, các khái niệm tương đồng; án lệ và thực
tiễn áp dụng án lệ một số nước trên thế giới; quan điểm và định hướng phát triển án lệ
ở nước ta; đề án cũng xác định Hội đồng Thẩm phán TANDTC thực hiện chức năng
hướng dẫn áp dụng thống nhất thông qua cách giải thích, lập luận đường lối cách
thức áp dụng pháp luật trong những vụ án cụ thể và TANDTC ban hành các
“Tuyển tập án lệ” (các án lệ của Hội đồng Thẩm phán TANDTC; các Quyết định
giám đốc thẩm của Toà chuyên trách TANDTC được Hội đồng Thẩm phán TNDTC
thông qua, trở thành án lệ và đưa vào “Tuyển tập án lệ”).
- Cuốn sách “Giới thiệu những nội dung mới của BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017” do TS Lê Tiến Châu làm chủ biên do NXB Tư pháp xuất bản năm
2017, trong mục 5 phần A, tác giả trình bày về những điều chỉnh về kỹ thuật lập pháp
trong BLHS năm 2015, có một điểm đáng lưu ý đó là trong Bộ luật ban hành lần này
đã theo hướng cụ thể hóa tối đa các dấu hiệu định tội, định khung mang tính chất trìu
tượng, định tính trong cấu thành tội phạm của hầu hết tội phạm trên cơ sở ra soát các
văn bản hướng dẫn thi hành BLHS hiện hành, lựa chọn những nội dung hướng dẫn về
các tình tiết này đã được thực tiễn kiểm nghiệm, khẳng định là phù hợp nhằm tăng
tính minh bạch, rõ ràng của BLHS, qua đó hạn chế tối đa việc phải giai thích, hướng
dẫn sau khi bộ luật được ban hành. Đây là một điểm đáng chú ý, một định hướng cần
được phát huy mà tác giả luận án cũng đề xuất trong phần giải pháp.

17


×