Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận cao học nâng cao chất lượng ảnh và chú thích ảnh trên báo hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.72 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Ảnh báo chí xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX. Tuy ra đời muộn hơn so với
các thể loại báo chí khác nhưng nó vẫn khẳng định được vị trí quan trọng của
mình. Hiện nay, nghề làm báo cả thế giới đã đủ khôn ngoan để chọn ảnh,
dùng ảnh như một phương tiện tác động tới bạn đọc. Bức ảnh không những
bổ sung thông tin cho bài viết mà còn góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ cho
trang báo. Đối với báo in, nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là
trong ngành in, ảnh báo chí đã trở thành một phương tiện chuyển tải thông tin
hiệu quả. Sự biến chuyển đó đã mở ra một cuộc cách mạng về ảnh báo chí
trong dòng chảy truyền thông thế giới. Lúc đầu ảnh được sử dụng trên báo chí
như một hình thức tài liệu sống thay cho tranh minh hoạ. Ngày nay, ảnh báo
chí là một thể loại độc lập với đặc trưng thông tin bằng ảnh, được sử dụng
rộng rãi và ổn định trên tất cả các báo in. Trong thời đại phát triển thông tin
đại chúng như ngày nay, độc giả không còn bỏ thời gian đọc từ đầu đến cuối
tờ báo để tiếp nhận thông tin theo cách truyền thống. Con người tìm đến các
phương tiện thông tin đại chúng với mong muốn làm sao để trong một khoảng
thời gian ngắn nhất có thể tiếp nhận được một lượng thông tin nhiều nhất. Vì
vậy, ảnh báo chí được sử dụng như một vũ khí xung kích hàng đầu, nhằm đáp
ứng nhu cầu “xem nhanh, hiểu nhanh” của báo chí hiện đại.
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ảnh báo chí
được sử dụng phong phú về số lượng trên báo in, báo trực tuyến. Theo tâm lý
tiếp nhận thông tin của bạn đọc, trước một bài báo, việc xem ảnh là những
động tác đầu tiên, đó là thông tin thị giác. Chú thích ảnh và ảnh chính là cái
“mở”, kích thích tính tò mò khiến độc giả muốn xem tiếp nội dung sự kiện đó.
Ảnh trong bài báo có làm nổi bật tư tưởng của bài viết, nêu lên một khía cạnh
quan trọng nào đó trong nội dung bài báo, mà đôi khi, không có ngôn từ nào
1



lột tả hết được. Nội dung bài viết sẽ tăng được sự chú ý, hấp dẫn hơn với bạn
đọc nếu có bức ảnh chất lượng, lời chú thích hợp lý đi kèm. Bao giờ ảnh, tít
dẫn và nội dung bài viết cũng có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau để
taọ nên một tác phẩm báo chí hoàn hảo. Xem ảnh, chú thích ảnh, người ta có
thể hiểu được sự kiện trong ảnh có ý nghĩa chính trị, xã hội như thế nào.
Trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, trên báo ta xuất hiện đều
đều những bức ảnh tin nóng hổi nức lòng nhân dân cả nước. Nhiều bức ảnh
tin được công nhận là tác phẩm báo chí xuất sắc, là tác phẩm nghệ thuật trứ
danh như “Hiên ngang trên tư thế tiến công” - Vũ Tạo, “Vào lửa” - Vũ Ba, “O
du kích nhỏ giương cao súng” - Phan Thoan, “Mẹ con ngày gặp lại” - Lâm
Hồng Long… Tuy ảnh chỉ là ghi lại một khoảng khắc trong dòng sự kiện
nhưng đó là sự thật khách quan, là nguyên hình, cho nên có sức thuyết phục
cao, để lại ấn tượng lâu bền trong lòng bạn đọc. Sử dụng ưu thế đó của ảnh và
bổ sung cho nó những gì nó không nói lên được - tức là hết hợp giữa ảnh và
ngôn ngữ, độc giả sẽ được tiếp nhận thông tin hoàn chỉnh, chân thực và sống
động nhất.
Ảnh báo chí có vai trò quan trọng như vậy, nhưng trên thực tế, ở một số
tờ báo, nhất là báo địa phương hiện nay, việc sử dụng ảnh vẫn chưa thực sự
được quan tâm thỏa đáng. Tình trạng sử dụng ảnh kém chất lượng, chú thích
ảnh hời hợt, tùy tiện trong nhiều tờ báo, tạp chí hiện nay cho thấy các cơ quan
báo chí, những người làm báo, đặc biệt là phóng viên ảnh chưa nhận thức
đúng tầm quan trọng và hiệu quả của việc sử dụng ảnh. Với báo Hà Nam, cơ
quan của Đảng bộ tỉnh Hà Nam, thời gian qua đã rất quan tâm, chú trọng nâng
cao chất lượng ảnh trên báo. Báo có một số phóng viên, cộng tác viên có trình
độ chuyên môn cao. Những tác giả này đã đem đến cho tờ báo nhiều bức ảnh
phản ánh sinh động, toàn diện mọi mặt hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trong đó,
có những bức ảnh thực sự đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với độc giả. Tuy nhiên,
cũng còn nhiều bức ảnh chưa thực sự thuyết phục. Nhiều ảnh trùng lặp về góc

2



ảnh, cứng nhắc, chưa có sự đổi mới, sáng tạo, ảnh chỉ cốt minh họa cho nội
dung bài viết mà chưa có sức nặng truyền thông như năng lực của nó. Chính
vì vậy, nhằm nâng cao chất lượng ảnh trên báo in nói chung, báo Hà Nam nói
riêng, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng ảnh trên báo Hà
Nam (Khảo sát từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014).
`

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thời gian qua, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có những bài

phân tích liên quan đến việc sử dụng ảnh, thực trạng và giải pháp nâng chất
lượng ảnh báo chí. Trên thực tế, đã có một số đề tài khoa học, khóa luận, luận
văn, công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến xu hướng phát triển của báo
chí hiện đại, trong đó có đề cập đến ảnh báo chí, như: “Thể loại phóng sự ảnh
- một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, “Ảnh chủ đạo trên trang nhất của báo in”
- Luận văn thạc sỹ chuyên ngành báo chí – Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn – Đại học Quốc gia Hà Nội; “Ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt
Nam” – Luận văn thạc sỹ chuyên ngành báo chí học – Học viện Báo chí và
Tuyên truyền (2012)… Với những đề tài nghiên cứu này, các tác giả đã hệ
thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ảnh báo chí nói chung. Tác giả đã
chỉ ra được thực trạng sử dụng ảnh báo chí ở Việt Nam nói chung và tại các
tòa soạn báo được khảo sát nói riêng, đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến
nghị nhằm nâng cao chất lượng ảnh báo chí ở Việt Nam, cũng như với các tờ
báo lựa chọn để khảo sát. Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay nguồn tài liệu về
ảnh báo chí vẫn còn khá hạn chế. Trong phòng tư liệu của khoa báo chí
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, thư viện của Học viện Báo chí
và tuyên truyền, số lượng luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên,
học viên về ảnh báo chí cũng chưa nhiều.

3. Mục đích, nhiệm vụ
3.1. Mục đích

3


Dựa trên kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá chất lượng, những mặt
được và chưa được trong việc sử dụng ảnh trên báo Hà Nam, từ đó, đưa ra
một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng ảnh trên báo Hà Nam
nói riêng và với tất cả các tòa soạn báo ở Việt Nam nói chung hiện nay. Qua
đó, góp phần nâng cao hơn nữa uy tín, chất lượng của tờ báo.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu nêu trên, tác giả xác định cần tập trung giải quyết
các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa của ảnh báo chí hiện nay.
- Khảo sát thực trạng sử dụng ảnh trên báo Hà Nam, xác định nguyên
nhân của thành công và hạn chế.
- Tiến hành thống kê, phân tích, đánh giá, rút ra kết luận và đề xuất giải
pháp sau quá trình khảo sát nhằm nâng cao chất lượng ảnh trên tờ báo.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Khảo sát, phân tích việc sử dụng ảnh trên báo Hà Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Báo Hà Nam, thời gian trong 1 năm, từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Vì sao lại đặt vấn đề nâng cao chất lượng ảnh trên báo Hà Nam?
- Đặc điểm, thực trạng sử dụng ảnh, những giải pháp mà báo Hà Nam
đã thực hiện để cải thiện, nâng cao chất lượng ảnh thời gian qua?
- Làm thế nào để nâng cao chất lượng ảnh?

5.2. Giả thuyết nghiên cứu
4


- Ảnh báo chí từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu, có những
đóng góp quan trọng cho việc cung cấp thông tin một cách toàn diện, sống
động trên báo. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ai cũng muốn có được
nguồn tin trong thời gian nhanh nhất, sinh động nhất. Có những bài báo, ảnh
đã phác họa được rõ nội dung, ý tưởng bài viết mà không cần đọc quá nhiều
chữ. Chắc chắn rằng, một số báo sẽ không thể không có một bức ảnh nào.
Nếu chỉ có chữ không, nó sẽ trở thành một cuốn sách khổ lớn chứ không còn
là một tờ báo. Đặc biệt, trong sự cạnh tranh với phát thanh, truyền hình, báo
trực tuyến, báo in ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều ảnh. Sử dụng ảnh
trên mặt báo cũng chính là một ưu thế mà báo in cần khai thác. Bởi, khác với
truyền hình, độc giả báo in còn có thể xem lại hình ảnh đó nhiều lần. Hình
ảnh tĩnh giàu giá trị biểu cảm kết hợp với chú thích cùng ngôn ngữ bài viết
của báo in sẽ đọng lại rất lâu trong tâm trí độc giả. Theo đó, vai trò của ảnh
báo chí vì thế càng trở nên quan trọng trên báo in hiện đại. Với hình ảnh chân
thực, sinh động làm trụ cột, lời chú thích bổ sung những yếu tố tin tức cần
thiết, ảnh báo chí làm vừa lòng bạn đọc cả về 2 mặt: lượng thông tin đầy đủ
và cảm xúc thẩm mỹ đậm đà. Xu hướng làm báo hiện đại cũng đặt ra vấn đề:
những tiêu chuẩn nào làm nên một tờ báo đẹp. Một tờ báo đẹp khi nó đảm bảo
tính thông tin và tính thẩm mỹ, trong đó, tính thông tin là tính trội. Trên cơ sở
đảm bảo hai yếu tố này, mỗi tờ báo rất cần phải nỗ lực tạo lập cho mình một
bản sắc riêng trong cả nội dung và hình thức của tờ báo.
- Ở báo Hà Nam, thời gian qua, ảnh đã được quan tâm chú trọng. Báo
có đội ngũ phóng viên ảnh riêng, ảnh được sử dụng ngày càng nhiều trên mặt
báo, trong hầu hết các bài viết. Đặc biệt, trong số cuối tuần, ảnh được ưu tiên
sử dụng nhiều, ảnh trang nhất có cỡ lớn (chiếm ½ trang báo). Ngoài ảnh đi
kèm bài viết, trên số báo cuối tuần còn có chuyên mục: Cuộc sống qua ảnh,

Du lịch qua ảnh (thường gồm 3-5 ảnh) phản ánh hết sức sinh động cuộc sống
đời thường. Xác định ảnh có vai trò quan trọng, góp phần quyết định chất
lượng tờ báo, những năm gần đây, báo Hà Nam đã chú trọng công tác bồi
5


dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ảnh báo chí cho đội ngũ
phóng viên, nhất là phóng viên ảnh. Tuy nhiên, ảnh sử dụng trên báo vẫn còn
những hạn chế. Nhiều ảnh chưa có sự đổi mới, sáng tạo, chưa hấp dẫn bạn
đọc. Ảnh chưa có sức nặng truyền thông như năng lực của nó.
- Để nâng cao chất lượng ảnh, chú thích ảnh trên báo Hà Nam nói riêng
và ở tất cả các cơ quan báo chí khác nói chung cần có nhiều biện pháp:
+Quan trọng nhất là lãnh đạo các cơ quan báo chí phải nhận thức được vai trò
của ảnh, từ đó có những biện pháp thay đổi, đào tạo đội ngũ phóng viên.
Đồng thời phát triển mạnh hệ thống cộng tác viên với những chế độ đãi ngộ
tốt, nâng cao hơn nữa chất lượng các chuyên mục. Các biên tập viên, thư ký
toà soạn phải được trang bị kiến thức về ảnh. Các phóng viên viết cũng phải
có kiến thức về ảnh.
+ Nâng cao tình độ nghiệp vụ của người làm layout vì rất nhiều lỗi xuất
phát từ việc trình bày ảnh trên trang báo (vị trí ảnh, kích thước ảnh, vị trí chú
thích ảnh…
+Nâng cao chất lượng chất lượng chú thích ảnh mà trước hết là mỗi
phóng viên và biên tập viên phải nhận thức được tầm quan trọng của chú
thích ảnh đối với giá trị của bức ảnh và bài báo.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở lý luận báo chí Mác-xít, lý luận về báo chí hiện
đại, cùng các công trình nghiên cứu, cơ sở lý luận về thể loại báo chí, ảnh báo
chí, các tài liệu tham khảo về ảnh, quan điểm của các cơ quan báo chí cũng

như hệ thống lí luận hiện nay về việc sử dụng ảnh trên báo.
6.2. Phương pháp nghiên cứu:
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung
6


 Phương pháp phân tích - tổng hợp
 Phương pháp diễn dịch, quy nạp
6.2.2. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin
 Đọc và nghiên cứu các tài liệu
 Phỏng vấn sâu một số chuyên gia, phóng viên ảnh.
 Thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra nhận xét ưu điểm và
nhược điểm việc sử dụng ảnh trên báo.
7. Điểm mới về khoa học
- Về mặt lí luận: Đề tài thực hiện thành công sẽ góp phần bổ sung thêm
phần lý luận về việc sử dụng ảnh hiện nay cho các cơ quan báo chí, giúp nâng
cao nhận thức của những người làm báo, nhất là với cơ quan báo in về vai trò
của ảnh trong xu thế cạnh tranh với loại hình truyền hình, báo trực tuyến hiện
nay. Là tài liệu tham khảo về mặt lý luận tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về
báo chí – truyền thông, nhất là nghiên cứu về việc sử dụng ảnh trên báo chí.
- Về mặt thực tiễn: Từ việc phân tích thực trạng sử dụng ảnh hiện nay ở
báo Hà Nam, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị, đề xuất
giúp báo Hà Nam nói riêng, các cơ quan báo chí nói chung ở Việt Nam có
những sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng ảnh. Đồng thời
là tài liệu tham khảo cho các tòa soạn báo, phóng viên, nhất là phóng viên
ảnh, beien tập viên ảnh.
Đề tài nghiên cứu khoa học này sau khi hoàn thành sẽ có ý nghĩa rất lớn
kể cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn trong hoạt động báo chí ở các cơ quan
báo chí hiện nay, nhất là báo in nhằm nâng cao chất lượng, sức hấp dẫn, uy tín
của tờ báo

8. Kết cấu nghiên cứu

7


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Lý luận chung về ảnh báo chí
Chương 2. Khảo sát việc sử dụng ảnh trên báo Hà Nam
Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ảnh trên báo Hà Nam
9. Tài liệu tham khảo
1. An Ba, Cuộc tranh luận bất ngờ xung quanh ảnh báo chí, Tạp chí
Người làm báo, số 5/1999, Nxb QĐND
2. Nguyễn Mạnh Hà, Thể loại phóng sự ảnh- một số vấn đề lí luận và
thực tiễn, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành báo chí – Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn – Đại học QGHN
3. Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Nxb
Lý luận Chính trị, Hà Nội
4. Brian Horton (2003), Ảnh báo chí, Nxb TTHN
5. Đinh Hường, Dương Xuân Sơn, Trần Quang (2004), Cơ sở lí luận
báo chí truyền thông, Nxb QGHN
6. Bùi Đình Khôi, Phóng sự ảnh qua ý kiến một số nhà báo và nghệ sĩ
nhiếp ảnh, Tạp chí Người làm báo, số 11/2000, Nxb QĐND
7. Bùi Đình Khôi, Lại nói về ảnh báo chí, Tạp chí Người làm báo, số
3/2001, Nxb QĐND
8. Chu Chí Thành, Liệu có tờ báo nào chạy kịp với truyền hình, Tạp chí
Người làm báo, số 2/2003, Nxb QĐND
9. Đinh Quang Thành, Suy nghĩ về ảnh báo chí, Tạp chí Người làm
báo, số 5/1999, Nxb QĐND


8


10. Mai Thi Thu Thuỷ, Đôi điều về chú thích ảnh, Tạp chí Người làm
báo, số 6/2003, Nxb QĐND
15.www.vietnamjournalism.com
16.www.poynter.com
17.www.enterworldpressphoto.com
18.www.vnphoto.net

PHẦN II: NHẬN XÉT VỀ ĐỀ TÀI “MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ
PHÁT THANH TRÊN MẠNG INTERNET”.
9


(Khảo sát Báo điện tử VOVNews – Đài Tiếng nói Việt Nam, từ tháng 1 đến
tháng 7 năm 2004) - Mã số 60 32 01 của tác giả Vũ Thị Hạnh

Trước hết nhận thấy, đề tài nghiên cứu này là đề tài cơ bản, tên đề tài
tác giả đặt là chính xác: Chỉ gồm có 1 mệnh đề, và tên đề tài trả lời được 3
câu hỏi cơ bản là: Nghiên cứu cái gì (ngôn ngữ phát thanh), Ở đâu (trên mạng
internet – cụ thể là khảo sát Báo điện tử VOVNews – Đài Tiếng nói Việt
Nam), Khi nào (từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2004).
Thứ hai, về phần mở đầu của luận văn này, về cơ bản đã gồm khá đầy
đủ các nội dung, chỉ thiếu phần: Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
Về các phần còn lại mà tác giả luận văn này đã phân tích , tôi có một vài nhận
xét như sau:
1. Về tính cấp thiết của đề tài
Tác giả luận văn này đã đề cập đến một vấn đề khá mới, rất có ý nghĩa,
nhất là trong cuộc sống hiện đại với sự bùng nổ của công nghệ thông tin như

hiện nay. Thấy được vai trò, tầm quan trọng của báo chí intenet, phát thanh
internet trong thời đại ngày nay. Với guồng quay của công việc, con người
ngày càng ít thời gian hơn và mong muốn có được nguồn tin đầy đủ, bao quát
trong thời gian nhanh nhất. Không chỉ dừng lại ở việc đọc chữ viết và xem
hình ảnh tĩnh lên internet như những năm trước đây, con người cần tiếp nhận
thông tin với cả hình ảnh, âm thanh sinh động. Trong khi trên thế giới, hệ
thống các đài phát thanh trên interrnet đã phát triển khá mạnh mẽ thì ở Việt
Nam, việc VOVNews tiên phong đưa âm thanh lên trang của mình là một
thành công lớn, bước đầu đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của công
chúng. Đặc biệt, hiện chúng ta còn có khoảng 5 triệu kiều bào đang sinh sống,
công tác, học tập ở hơn 100 đất nước trên thế giới, theo đó, việc đưa ngôn ngữ
âm thanh lên internet có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu thông tin
cho bà con xa Tổ quốc, góp phần quan trọng vào việc gìn giữ sự trong sáng
10


của tiếng Việt, giúp cộng động người Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện tiếp
xúc với ngôn ngữ của dân tộc ở dạng lời nói. m thanhiều người Do còn khá
mới mẻ nên việc đưa âm thanh lên internet của VOVNews còn nhiều vấn đề
cần nghiên cứu, đánh giá. Việc tìm ra những quy luật sử dụng ngôn ngữ của
các phương tiện phát thanh trên internet là cần thiết. Với những ưu điểm và
hạn chế còn tồn tại, việc tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết
nhằm đánh giá tổng quan nhất thực trạng phát triển của ngôn ngữ phát thanh
trên mạng internet của VOVNews nói riêng và của các đài phát thanh các
tỉnh, thành phố nói chung. Từ đó, giúp cho những người sản xuất chương
trình có sự lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với loại hình nhằm nâng cao
hiệu quả của chương trình.
2. Về tổng quan tình hình nghiên cứu
Tác giả luận văn đã dẫn ra được một số tên cuốn sách trên thế giới và
các công trình, đề tài nghiên cứu trước đó của các tác giả trong nước về loại

hình báo chí internet. Tuy nhiên, kết luận của tác giả rằng, “Một số vấn đề
ngôn ngữ phát thanh trên mạng internet là một đề tài hoàn toàn mới” là chưa
chính xác. Thực ra, vấn đề này đã ít nhiều được các tác giả trong và ngoài
nước nghiên cứu hay đã có đề cập đến trong những công trình nghiên cứu về
báo chí internet, chỉ có điều là có thể các tác giả này chưa đi sâu tìm hiểu
riêng về vấn đề ngôn ngữ mà thôi.
3. Về mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tác giả luận văn này đã chỉ ra được cụ thể mục đích đạt đến của đề tài
nghiên cứu, phù hợp với tên đề tài nghiên cứu, đó là: Làm sáng tỏ bản chất
ngôn ngữ của phát thanh trên internet, lợi thế của nó khi so sánh với phát
thanh trên sóng điện từ. Tác giả cũng chỉ ra mục đích của việc khảo sát thực
trạng sử dụng ngôn ngữ trong các tác phẩm phát thanh trên Internet tại
VOVNews để tìm ra mặt được và chưa được để có cách nhìn nhận, tiếp cận
khoa học hơn khi sản xuất một tác phẩm phát thanh trên Internet.
11


Để đạt được mục đích, tác giả luận văn cũng đưa ra những nhiệm vụ
cần làm: Đó là, tìm hiểu vấn đề chung nhất về ngữ âm tiếng Việt và khảo sát
thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong các tác phẩm phát thanh trên internet, cụ
thể là tại VOVNews. Tuy nhiên, trong nhiệm vụ này, tác giải chưa nêu ra
được cụ thể rằng, sau quá trình khảo sát thực trạng, còn cần thực hiện nhiệm
vụ khá quan trọng là phân tích, đánh giá, so sánh… để rút ra kết luận, nguyên
nhân mặt thành công và hạn chế.
4. Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trước hết, về hình thức: tác giả chưa trình bày rõ ràng, phân biệt được
đâu là đối tượng và đâu là phạm vi nghiên cứu:
-Về đối tượng: Tác giả luận văn này đưa ra một loạt tên các website có
âm thanh trong nước và những trang đã đưa tiết mục âm thanh lên mạng… là
không cần thiết. Sau đó, tác giả đã chỉ ra đối tượng nghiên cứu của đề tài này

là: VOVNews, nơi tác giả công tác…, như vậy là chưa chính xác. Đối tượng
nghiên cứu của đề tài này phải là: vấn đề ngôn ngữ phát thanh trên
VOVNews, chứ không phải chỉ là VOVNews như tác giả đưa ra.
-Về phạm vi nghiên cứu: Tác giả đã chỉ ra đúng phạm vi không gian
(Khảo sát Báo điện tử VOVNews – Đài Tiếng nói Việt Nam) và phạm vi thời
gian (từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2004).
5. Về cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nhìn chung, tác giả luận văn đã chỉ ra chính xác cơ sở lý luận là: Dựa
trên các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về công tác báo chí, Lý
luận Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận về báo chí cách mạng Việt
Nam…
Về phương pháp nghiên cứu, tác giả chỉ ra còn sơ sài. Một số phương
pháp cần thiết khác như: thống kê, phỏng vấn chuyên gia… tác giả đã không
sử dụng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả luận văn.
12


6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Về cách trình bày, tác giả không phân biệt và chỉ ra cụ thể đâu là về ý
nghĩa lý luận, đâu là ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên, trong nội dung trình bày,
tác gỉa cũng đã nêu ra được ý nghĩa lý luận là: Đóng góp bước đầu về lý luận
ngôn ngữ phát thanh trên Internet. Đề tài góp một phần vào hệ thống lý luận
báo chí Internet ở việt Nam – một loại hình truyền thông còn khá mới mẻ.
Về ý nghĩa thực tiễn, tác giả đã chỉ ra chính xác, đó là: Nghiên cứu này
sẽ góp phần đưa ra những tiêu chí cụ thể cho việc sản xuất các chương trình
phát thanh trên Internet trong thời gian tới, cụ thể là VOVnews. Đồng thời, có
thể làm liệu tham khảo cho các chương trình đào tạo về sản xuất các chương
trình phát thanh trên internet và là tài liệu hữu ích cho chính tác giả trong quá
trình công tác tại VOVNews trong thời gian tới.
7. Về kết cấu luận văn

Với đề tài này, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phần nội dung tác giả luận văn đã làm 3 chương tương đối hợp lý, phù
hợp với tên đề tài nêu ra, đúng với mục đích nghiên cứu của tác giả.
8. Về danh mục tài liệu tham khảo
Tác giả đã đưa ra tương đối đầy đủ những tài liệu cần thiết phục vụ
quá trình nghiên cứu của mình.
- Cách trình bày theo cột dọc, chính xác theo vần A, B, C…
- Thứ tự trình bày theo hàng ngang đúng nguyên tắc: tên tác giả (năm xuất
bản), tên công trình, tên sách, nơi xuất bản.

MỤC LỤC

PHẦN I: NÊU 1 ĐỀ TÀI VÀ LUẬN CHỨNG ĐỀ TÀI THEO MẪU............1
1. Lý do chọn đề tài:..........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài....................................................3
13


3. Mục đích, nhiệm vụ.......................................................................................4
3.1. Mục đích.....................................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ.....................................................................................................4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu:...................................................................................4
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...............................................4
5.1. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................4
5.2. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................5
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu....................................................6
6.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................6
6.2. Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................7

7. Điểm mới về khoa học..................................................................................7
8. Kết cấu nghiên cứu........................................................................................8
9. Tài liệu tham khảo.........................................................................................8
PHẦN II: NHẬN XÉT VỀ ĐỀ TÀI “MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ PHÁT
THANH TRÊN MẠNG INTERNET”............................................................10
1. Về tính cấp thiết của đề tài..........................................................................10
2. Về tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................11
3. Về mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................11
4. Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................12
5. Về cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.............................................12
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài........................................................................13
7. Về kết cấu luận văn.....................................................................................13
8. Về danh mục tài liệu tham khảo..................................................................13

14



×