Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tính mùa vụ trong du lịch ở Chùa hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.72 KB, 15 trang )

ĐỀ TÀI:
Phân tích tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch tại
quần thể du lịch chùa Hương.

Giới thiệu chung về chùa Hương:
Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Tây cũ (nay thuộc Hà
Nội), cách trung tâm thành phố khoảng 60 km, một địa danh nổi tiếng ở miền Bắc.
Quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền chùa, hang
động nằm rải rác ở 4 thôn Yến Vĩ, Đục Khê, Hội Xá và Phú Yên. Di tích chùa
Hương mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam. Nơi đây, từ ngàn xưa đã gắn
với câu “Bầu trời cảnh Bụt”. Chùa Hương đang được đề cử là 1 trong Top 10 điểm
du lịch tâm linh thu hút du khách nhất ở Việt Nam. Hành trình thăm quan chùa
Hương gồm 3 tuyến chính: tuyến Hương Tích, Tuyết Sơn và Long Vân. Trong đó
tuyến chính là Hương Tích nơi có chùa Hương Tích trên đỉnh núi.
Lễ hội chùa Hương đã có tự lâu đời. Hăng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán là lễ
hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi
miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây để cầu
mong một năm mới tốt lành. Hội thường được mở vào ngày mùng 6 tháng giêng
hàng năm và kết thúc vào hạ tuần tháng 3 Âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm
tháng riêng đến 18 tháng hai, khi đó hàng triệu phật tử cùng du khách khắp 4
phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở
cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ “mở cửa rừng” hàm chứa ý nghĩa mới –
mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc
đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn …
Ngày nay, bên cạnh phương tiện di chuyển chính là thuyền thì chính quyền
huyện Hương Sơn còn cho xây dựng hệ thống cáp treo hiện đại, nhằm phục vụ cho
mục đích đi lại của du khách thập phương và những du khách nước ngoài.

1



Định nghĩa thời vụ du lịch: “ Thời vụ du lịch được hiểu là những biến động
lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch dưới tác
động của một số nhân tố xác định”
Định nghĩa về quy luật thời vụ trong du lịch: “Lượng du khách không đều
giữa các tháng trong năm mà biến động mạnh theo mùa, sự biến thiên này diễn ra
không hỗn độn và theo một trật tự phổ biến và tương đối ổn định được gọi là quy
luật thời vụ”
Thời vụ du lịch ở một quốc gia hoặc một vùng là một tập hợp của sự tương
tác theo mùa của đại lượng cung và đại lượng cầu trong tiêu dùng du lịch.

1. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Xác định rõ mùa vụ du lịch ở quần thể du lịch chùa Hương với những tháng
nào là tháng đầu mùa, chính vụ, cuối mùa và mùa thấp điểm, lượng khách là bao
nhiêu. Từ đó có phương hướng xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp hơn từ
tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch, khai thác triệt để nguồn thu từ du khách, tận dựng
mùa cao điểm.
Cùng với đó là đưa ra những phương hướng, biện pháp phù hợp, hữu hiệu để
điều chỉnh, khắc phục mùa vụ thấp điểm với lượng khách ít để đảm bảo hoạt động
kinh doanh lâu dài.
2. Phương pháp: nghiên cứu tài liệu.
3. Nội dung.
3.1. Chọn địa điểm: quần thể du lịch chùa Hương – nơi thu hút một lượng
lớn khách du lịch từ mọi miền đất nước và cả khách nước ngoài đặc
biệt vào dịp tết Âm lịch đầu năm. Nơi đây vừa có thể phát triển du
lịch danh lam thắng cảnh với nhiều khung cảnh thiên nhiên sông núi
bao la, vừa có thể phát triển du lịch tín ngưỡng, tâm linh nhằm thỏa
mãn nhu cầu của con người trong quá trình diễn ra các hoạt động du
lịch. Ngoài ra còn có thể đẩy mạnh du lịch lễ hội, ẩm thực, vui chơi
giải trí với các dịch vụ đi kèm.


2


3.2.

Tính mùa vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch tại chùa Hương.

Hằng năm, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về người Việt Nam lại có văn hóa
truyền thống đi du lịch lễ hội đầu năm, đi du xuân cầu mong một năm mới may
mắn, sức khỏe, hạnh phúc làm ăn phát đạt. Lễ hội chùa Hương là một nét văn hóa,
tâm linh truyền thống của người Việt Nam. Cứ mùa xuân đến, vào ngày mùng 6
tháng giêng, lễ hội chùa Hương lại được tổ chức và kéo dài đến hết ngày 25.3 âm
lịch.
 Đầu mùa: từ 1/1 đến 5/1 Âm lịch, hàng chục thậm chí là hàng trăm nghìn
người đã đổ dồn về nơi đây với những khay đồ lễ để dâng lên Đức Phật.
Chiều mùng 5 Tết, nhiều gia đình mang theo con nhỏ đến ngủ lại để hôm
sau kịp dự lễ khai mạc. Khách phải gửi phương tiện ở ngoài bãi để xe, đi
bộ vào Ban quản lý mua vé tham quan, sau đó đi đò tới đền Trình. Ngay
từ những ngày đầu, khoảng 50% số đò được sử dụng để phục vụ du
khách. Theo thống kê, trong 3 ngày từ mùng 3 đến mùng 5 tết năm 2017
đã có hơn 120 nghìn du khách đến với chùa Hương. Tuy lễ hội chùa
Hương khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch nhưng người dân
ở nhiều khu vực lân cận đã dồn về đây từ rất sớm. Từ đêm ngày mùng 2,
du khách đã kéo đến đây nườm nượp để thăm quan cũng như chuẩn bị đồ
lễ để dâng lên Đức Phật. Trong những ngày này, hoạt động buôn bán đặc
biệt là đồ lễ bái rất phổ biến, đáp ứng nhu cầu của người dân thập
phương. Ngoài ra, các dịch vụ cũng bắt đầu được “bán” như đi đò, chèo
thuyền, dịch vụ ăn uống, các quán nước ven đường cũng xuất hiện rất
nhiều.
 Chính vụ: từ 6/1 đến 18/2 Âm lịch, lượng khách du lịch tăng nhanh bởi

mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này
vốn là ngày mở cửa rừng, của người dân địa phương sau này trở thành
ngày khai hội. Nhiều người dân trong cả nước dồn về đây để cúng bái,
cầu mong một năm mới dồi dào sức khỏe, công việc làm ăn thuận lợi,
may mắn. Tính đến giữa tháng 2 Âm lịch, chùa Hương đã đón tới hơn 1
triệu du khách đến với mảnh đất này.
So với những ngày đầu tháng Giêng, từ khi khai hội, lượng khách du
lịch đến đây tăng đột biến. Mọi người hòa mình vào không khí tưng
bừng đầu năm cũng như tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa
3


của lễ hội như: hội bơi thuyền, leo núi, hát chèo đò, hát văn,… Ngoài ra,
các hoạt động buôn bán trong những ngày này càng nhộn nhịp hơn, ngoài
những đồ lễ bái thì người dân nơi đây cũng tận dụng để cung cấp thêm
những đặc sản của mảnh đất này. Tiêu biểu là món bánh rau sắng, hoặc
các món ăn chế biến từ rau sắng, đây là loại rau chỉ có ở vùng Hương
Sơn này còn những nơi khác không có. Hơn nữa, các dịch vụ đi kèm để
giúp du khách đi lại thuận tiện hơn cũng được sử dụng rất nhiều. Trong
dịp lễ, ban quản lý địa phương đã chuẩn bị tới 5000 đò chờ khách để đáp
ứng nhu cầu di chuyển của khách du lịch. Với số lượng đò này vẫn gần
như không đủ, chính quyền địa phương còn phải chuẩn bị thêm thuyền có
thể chở 7-8 người để tránh trường hợp ùn tắc, thiếu phương tiện di
chuyển cho du khách. Thêm vào đó, nhiều khách du lịch thay vì leo núi
cao thì họ quay sang sử dụng cáp treo lên động chính của chùa để tiết
kiệm thời gian hoặc do sức khỏe hạn chế. Vì vậy mà có hiện tượng hàng
chục nghìn người xếp hàng dài chờ lên cáp treo, các lối lên xuống chật
ních. Ngay ngày đầu khai hội, dòng người chờ được lên cáp treo ứ đọng
kéo dài.
Theo Chị Tâm (26 tuổi) cho biết “chị xuất phát từ 3h sáng tại Hà

Nam. Xếp hàng tại đây từ 10h, chị đứng suốt nửa tiếng ngoài trời nắng
nhưng vẫn chưa thể vào khu vực có mái che để được lên cáp treo”. Phía
bên trong nhà ga, du khách chen lấn để lên cabin. Trung bình một người
xếp hàng chờ hơn 2 tiếng mới có thể đi cáp treo.Một số gia đình có con
nhỏ đành phải bỏ cuộc. Như chị Nhung ở Lạng Sơn đã bán lại vé cho
người khác vì cháu bé mới 2 tuổi không chịu được nắng. Chị đành ngồi ở
nhà ga chờ chồng leo bộ lên động làm lễ.
Không những thế, hành trình đi bộ xuống động Hương Tích kín đặc
người, có những đoạn du khách phải đứng im, không thể di chuyển vì
lượng người quá đông. Vào đến trong động, hàng nghìn người chen chúc
để được vào cúng lễ, vái lễ. Tại lối lên, có những lúc tưởng chừng như
bẹp người. "Muốn xuống không được, lên cũng không xong, quá sợ", chị
Lan, một du khách từ Hà Nội nói.
Với số lượng khách lớn như thế, có thể nói những ngày này là giai
đoạn lượng khách du lịch đến đông nhất trong năm.
 Cuối mùa: từ 19/2 đến cuối tháng 3 Âm lịch, sau ngày 18/2, lượng khách
giảm và đến ngày 25/3 là kết thúc hội.
4


 Mùa thấp điểm: từ tháng 5, tháng 6 trở đi. Từ ngoài tháng 5 cũng là lúc
vãn hội nên chỉ còn lác đác ít du khách thập phương về chiêm bái và lễ
chùa. Mùa trái hội ở đây, với lượng khách ít, du khách có thể đắm mình
vào không gian yên tĩnh, linh thiêng nơi đất Phật. Trái hẳn vào mùa lễ, du
khách đến với chùa Hương thời gian này không còn phải chịu cảnh
thuyền đông đò đông, người người nhà nhà kéo nhau đi, kéo nhau vào
thăm động. Đường từ bến Trò lên núi vắng teo, thỉnh thoảng mới gặp một
đoàn vài người cũng đi thăm thú. Các dịch vụ như đi cáp treo cũng không
còn được sử dụng nhiều nữa. Nếu du khách muốn đi cáp treo lên núi phải
đợi đủ người cho một chuyến mới có thể đi. Hoạt động đò chở vẫn còn

nhưng rất ít, không còn nhộn nhịp như chính vụ. Đường đi vào thăm
động Hương Tích cũng vắng bóng người, du khách đến những dịp này có
thể thưởng ngoạn không khí trong lành, tĩnh lặng nơi đây.Giá cả các dịch
vụ ăn uống, lưu trú cũng giảm so với 3 tháng đầu năm.
3.3.

Nguyên nhân gây ra tính thời vụ trong du lịch tại chùa Hương.

-Thời tiết, khí hậu: những tháng đầu năm ở chùa Hương với thời tiết đẹp,
mát mẻ, thuận lợi cho du khách thập phương đi trẩy hội, lễ phật đầu năm. Thời tiết
không quá nóng cũng không quá lạnh, tạo điều kiện cho khách du lịch vừa đi lễ
bái, vừa tham quan các điểm du lịch xung quanh khác như động Hương Tích, chùa
Thiên Mụ, chùa Thanh Sơn… Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, oi bức, việc đi lại,
di chuyển trên sông ảnh hưởng phần nhiều đến cảm nhận của du khách. Ai cũng
muốn đi chơi vào những ngày thời tiết đẹp, không quá nóng, không quá lạnh và
những ngày đầu năm đáp ứng đầy đủ điều này. Tuy nhiên có những năm dịp Tết
vẫn có hiện tượng nắng nóng, hay mưa phùn nhưng lượng khách đổ về chùa
Hương vẫn không hề giảm. Điều này là do nhu cầu đi lễ, cúng bái của người dân
còn cao, một năm chỉ có một lần đi xin lộc đầu năm, do đó thời tiết chỉ là một
nguyên nhân nhỏ ảnh hưởng tới tính thời vụ trong du lịch.
-Một nguyên nhân quan trọng hơn đó chính là truyền thống xã hội, phong
tục tập quán. Ở miền Bắc nước ta có mùa xuân là mùa lễ hội như lễ hội chùa
Hương, chùa Thầy, Đền Hùng, hội Lim,… Những lễ hội này chiếm tới 74% tổng
số lễ hội trong năm của cả nước. Đi lễ chùa đầu năm là một hoạt động không thể
thiếu của mỗi người dân dịp Tết đến, xuân về. Phong tục này đã trở thành một nét
đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt Nam. Tết là điểm khởi đầu cho
5


một năm mới, người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước

nguyên, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ
lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Đây là phong tục truyền thống của
người Việt mà chùa Hương lại là điểm thu hút khách thập phương lớn nhất vào
mùa lễ hội đầu năm. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản.
Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi
ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Đi hội chùa Hương du khách dễ
có dịp hòa mình vào không khí của hội làng truyền thống. Đây là một trong những
yếu tố thu hút khách du lịch muốn tìm về những giá trị truyền thống của dân tộc.
Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi
thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn. Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa
Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú
vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa
Hương là nghĩ đến con đò – một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ
thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng
mãnh liệt cho người đi hội. Thêm vào đó, người Việt Nam rất “tín” và “tin”, họ
thường đi chùa Hương để xin lộc, mong muốn một năm mới làm ăn thuận lợi, gặp
nhiều may mắn. Nhiều cặp vợ chồng còn lên chùa để xin con xin cái. Người ta cho
rằng chùa Hương rất thiêng, xin gì được nấy, do đó nhiều người dân bất chấp xa
xôi, đông đúc vẫn cố gắng lên đây cầu khấn, mong muốn nguyện vọng của mình
được đáp ứng. Chị Đinh Trang Huyền, du khách ở Điện Biên cho biết: đã được 6
năm chị đi trẩy hội chùa Hương để cầu mong một năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc.
- Các khoảng thời gian nghỉ cố định trong năm của người dân là một yếu tố
quan trọng không kém ảnh hưởng đến lượng khách đổ dồn về chùa Hương vào
những ngày đầu tháng Giêng ( yếu tố xã hội). Thời gian nhàn rỗi là nhân tố ảnh
hưởng đến sự phân bố không đều của nhu cầu du lịch, con người chỉ có thể đi du
lịch vào thời gian nhàn rỗi.
Nói đến thời gian nhàn rỗi, tác động của thời gian nhàn rỗi lên tính thời vụ
trong du lịch phải nói đến 2 đối tượng chính trong xã hội. Thứ nhất: là thời gian
nghỉ phép năm tác động lên thời vụ du lịch, do độ dài của thời hạn phép và thời
gian sử dụng phép. Nếu thời gian phép ngắn thì người ta thường chỉ đi du lịch một

lần trong năm, khi đó họ chọn thời gian chính vụ để đi du lịch với mong muốn
được tận hưởng những ngày nghỉ quý giá, do đó cường độ du lịch sẽ cao vào mùa
6


chính. Thứ hai :là thời gian nghỉ của trường học, điều này làm cho học sinh và cha
mẹ chúng có thời gian đi du lịch cùng nhau.
Như vậy, có thể thấy Tết là dịp duy nhất, hiếm hoi đáp ứng thời gian nhàn
rỗi của người dân. Thời gian nghỉ Tết tương đối dài, thường là 2 tuần đối với học
sinh, sinh viên và 3 – 5 ngày đối với công nhân viên, đây là khoảng thời gian lý
tưởng để đi du lịch, đặc biệt là đi du lịch với cả gia đình. Nếu vào mùa hè thì chỉ
học sinh, sinh viên được nghỉ, bố mẹ vẫn phải đi làm hoặc thời gian nghỉ ngắn chỉ
từ 1 -2 ngày, cơ hội đi du lịch là hạn chế hơn so với dịp Tết. Mỗi năm Tết chỉ có 1
lần, do đó người ta thường chọn thời gian chính vụ để đi lễ Tết với mong muốn
được đi lễ đầu năm với cả gia đình.
-Thu nhập: là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu đi du
lịch bởi để thực hiện được chuyến đi du lịch thì cần phải có một lượng tiền cần
thiết, nên thu nhập của người dân càng cao thì họ có nhu cầu đi du lịch càng nhiều.
Vì vậy ở các nước có nền kinh tế phát triển người ta đi du lịch nhiều hơn, họ có thể
thực hiện nhiều chuyến đi du lịch trong một năm, do đó nhu cầu đi du lịch trong
mùa chính giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch ở thời vụ du lịch chính. Điều
đó cho thấy rõ tác động của thu nhập đến tính thời vụ. Việt Nam vẫn còn là một
nước đang phát triển, thu nhập của người dân chưa cao, việc đáp ứng nhu cầu du
lịch còn hạn chế. Do đó số lần đi du lịch trong năm của họ không nhiều. Tết là dịp
kết thúc năm cũ và khởi đầu một năm mới, trong năm người dân đã không có nhiều
cơ hội cũng như điều kiện để đi du lịch, họ tận dụng dịp Tết để đi với cả gia đình.
Với tâm lý này mà nhiều người từ mọi miền đất nước đều có truyền thống đi lễ
chùa đầu năm. Nhiều gia đình muốn đi xa kết hợp đi chơi đi lễ, do đó chùa Hương
là một địa điểm lý tưởng để lựa chọn.
-Sự quần chúng hóa trong du lịch: do ảnh hưởng của mốt và sự bắt chước

lẫn nhau của du khách. Những người mới tham gia vào dòng khách du lịch thường
không nắm được điều kiện nghỉ ngơi của từng vùng, từng địa phương một cách cụ
thể . Họ lựa chọn thời gian đi nghỉ ngơi dưới tác động của các nhân tố tâm lý và
phụ thuộc vào kinh nghiệm của người khác. Vì vậy, sự quần chúng hóa trong du
lịch làm tăng tính thời vụ vốn có trong du lịch.

4. Đánh giá ảnh hưởng của tính thời vụ.
7


4.1.

Tác động đến người quản lý hoạt động du lịch, kinh doanh du lịch.

-Với cư dân sở tại, đến chính quyền địa phương: khi cầu du lịch tập trung
quá lớn, gây nên sự mất cân đối, mất ổn định đối với các phương tiện giao thông
đại chúng, đối với mạng lưới phục vụ xã hội (giao thông công chính, điện, nước,
mạng lưới thương nghiệp...), làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày
của người dân địa phương. Khi nhu cầu muốn tham quan, cúng lễ, người dân dồn
về chùa Hương quá nhiều sẽ gây cản trở giao thông với sự xuất hiện của rất nhiều
xe khách, các phương tiện cá nhân, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân
địa phương. Hơn nữa, du lịch ở chùa Hương càng phát triển kéo theo lượng rác thải
thải ra môi trường lớn, những người phải gánh chịu chính là những người sống ở
nơi đây. Nếu chính quyền địa phương, cơ quan quản lý không có những biện pháp
kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường, là mầm mống gây bệnh và không ai khác,
chính là những cư dân sở tại sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc của việc này. Tuy nhiên,
cũng phải nói đến lợi ích của người dân địa phương có được khi lượng du khách
dồn về đây, nó sẽ tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho con người, cải thiện cuộc
sống của dân bản địa nơi đây.
Tuy nhiên, khi cầu du lịch giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì

những người làm hợp đồng theo thời vụ sẽ không còn việc, ngoài ra ngay cả những
nhân viên cố định ngoài thời vụ cũng có thu nhập thấp hơn. Sự thay đổi này ảnh
hưởng không nhỏ đến họ. Nếu không tìm được một công việc bù đắp vào khoảng
thời gian này, tỉ lệ người thất nghiệp sẽ tăng lên, thu nhập thấp, việc duy trì hoạt
động kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
-Đối với chính quyền địa phương, khi cầu du lịch tập trung quá lớn sẽ gây ra
không ít những sự mất thăng bằng cho việc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội.
Ở mức độ nhất định, tính thời vụ gây ra những khó khăn cho việc quản lý nhà nước
đối với hoạt động du lịch (ở cấp trung ương và địa phương). Du lịch càng phát
triển, các tệ nạn xã hội trộm cắp, móc túi, cướp bóc… càng có khả năng xảy ra.
Hơn nữa, vào chính vụ, lượng du khách tập trung về chùa Hương nhiều, càng tạo
điều kiện cho những tệ nạn ấy phát triển. Với số lượng khách lên tới hàng chục
nghìn người một ngày, việc quản lý, giám sát của chính quyền địa phương sẽ gặp
rất nhiều khó khăn. Trật tự an ninh, an toàn xã hội không được đảm bảo, ảnh
hưởng đến chất lượng của điểm du lịch

8


Khi cầu du lịch giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì những khoản
thu nhập từ thuế và lệ phí do du lịch đem lại cho du lịch củng giảm
-Các tác động bất lợi đến nhà kinh doanh du lịch: Các bất lợi khi cầu du lịch
tăng tới mức vượt quá khả năng cung cấp của các cơ sở kinh doanh du lịch nhiều
lần (độ căng thẳng của độ tập trung cầu du lịch):
Đối với chất lượng phục vụ du lịch: số lượng khách tăng cao sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng phục vụ du lịch. Ngay từ việc sử dụng cáp treo, có những du
khách phải chờ đến 2 giờ đồng hồ để được lên cáp treo để lên chùa chính. Nó làm
giảm chất lượng phục vụ và gây ấn tượng không tốt trong lòng du khách. Vì vậy,
việc giữ khách là rất khó, hiệu quả kinh doanh sẽ không được lâu dài. Hay việc lưu
trú của khách sẽ mất tính tiện nghi khi việc tập trung quá nhiều khách du lịch với

nhu cầu tăng cao như vậy.
Đối với việc tổ chức và sử dụng nhân lực: với lượng khách lên đến hàng
triệu người trong vòng 3 tháng cao điểm chính vụ thì nguồn nhân lực là không đủ
để đáp ứng nhu cầu của du khách. Việc tổ chức, sắp xếp nhân viên gặp nhiều khó
khăn, làm sao để phù hợp nhất và không gây ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ.
Đối với việc tổ chức các hoạt động cung ứng, các ngành kinh tế và dịch vụ
có liên quan, dịch vụ công cộng: lượng khách du lịch quá lớn dẫn đến lượng rác
thải quá tải, việc dọn dẹp, thu gom nhất là trong những ngày cao điểm gặp rất
nhiều trở ngại. Các khu vệ sinh đáp ứng nhu cầu của du khách nếu không chú ý
dọn dẹp sẽ gây mất vệ sinh, ô nhiễm.
Đối với tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật: trong quá trình lên lễ
chùa, do quá đông, nhiều khách du lịch còn đã có những hành động leo trèo trên
những vách đá, cây cối, những công trình trong chùa. Điều này không những gây
mất mỹ quan, hình ảnh mà còn làm hư tổn, phá hoại các tài nguyên du lịch nơi đây.
Việc xả rác bừa bãi cũng sẽ làm cho cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nơi
đây không còn được tự nhiên, nguyên sơ như vẻ đẹp ban đầu.
Các tác động bất lợi gây ra khi cầu du lịch giảm xuống và giảm xuống tới
mức bằng không:
Tác động tới chất lượng phục vụ: do lượng khách giảm, chất lượng phục vụ
thời gian này cũng được đảm bảo hơn, có thể đáp ứng các nhu cầu của du khách.
9


Việc sử dụng các dịch vụ cũng không còn bị chặt chém, nói thách giá nữa. Đặc biệt
hiện tượng cò kéo khách còn rất ít.
Tác động tới hiệu quả kinh tế trong kinh doanh. Việc suy giảm một lượng
lớn khách như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh.
Tác động đến việc tổ chức và sử dụng nhân lực. lao động không được sử
dụng hết công suất gây lãng phí lớn, nguồn lao động trong cơ sở du lịch không
được sử dụng hết dễ gây sự chuyển dịch việc làm. Như những người lái đò, nếu

qua thời gian chính vụ, đến mùa trái vụ, không có thu nhập, khả năng họ đổi nghề
hoặc di chuyển đến vùng khác để kiếm nghề mới là rất cao. Sự chuyển dịch việc
làm ấy sẽ gây hao hụt, thiếu thốn nhân viên vào mùa vụ sau. Điều này sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh sau này. Mối quan tâm của nhân viên
trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ bị hạn chế.
Đối với tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật: Do cơ sở vật chất chỉ
được sử dụng ít trong năm nên tỷ trọng chi phí cố định trong giá thành của sản
phẩm, hang hóa dịch vụ du lịch tăng lên, ảnh hưởng đến chính sách giảm giá thành
để tạo lợi thế cạnh tranh
4.2.

Các tác động bất lợi đến khách du lịch

Khi cầu du lịch tập trung lớn hạn chế khả năng tìm chổ nghỉ ngơi thích hợp
với thời gian tự chọn theo ý muốn của du khách. Việc tìm khách sạn, nhà nghỉ phù
hợp sẽ gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, khi nhu cầu tăng cao, giá phòng sẽ tăng theo,
chi phí mà du khách bỏ ra sẽ cao hơn so với bình thường. Đến với chùa Hương với
mong muốn cầu an, cầu may mắn, nếu bỏ ra một khoản tiền quá cao cho chi phí
lưu trú sẽ ảnh hưởng đến tâm lý du khách. Hơn nữa, việc bỏ ra một khoản chi phí
như vậy mà dịch vụ, chất lượng phục vụ không tốt sẽ ảnh hưởng đến tính tiện nghi
khi nghỉ ngơi, lưu trú của khách.
Ngoài ra, vào mùa du lịch chính thường xảy ra tình trạng tập trung nhiều
khách du lịch trên phương tiện giao thông, đặc biệt là quá trình di chuyển trên đò
và cáp treo. Thông thường một đò có thể chở từ 5 – 6 khách, tuy nhiên với số
lượng khách dồn dập vào lúc cao điểm thì việc nhồi nhét khách không còn xa lạ
nữa. Việc này sẽ tạo sự không thoải mái trong quá trình di chuyển của khách du
lịch. Chưa kể đến việc đảm bảo an toàn khi di chuyển trên sông không được chú
10



trọng, rất dễ xảy ra các trường hợp đáng tiếc. Và hiện tượng hàng nghìn khách
đứng chờ hàng dài để được lên cáp treo sẽ gây khó chịu cho du khách, giảm chất
lượng của chuyến đi. Điều đó làm giảm tiện nghi khi đi lại, dẫn đến việc giảm chất
lượng phục vụ khách du lịch.
Thêm vào đó, vẫn còn hiện tượng vòi vĩnh, xin thêm tiền bồi dưỡng của
khách và tình trạng lái đò bám đuổi, mời chào khách trên đường giao thông vào
thời điểm cuối hội. Bất cập về quản lý thu tiền và mức phí thiếu thống nhất về
trông giữ ô-tô, xe máy của các công ty và của khách du lịch.

5. Đề xuất giải pháp tận dụng mùa cao điểm, khắc phục mùa thấp
điểm.
5.1. Tận dụng mùa cao điểm:
-Bố trí người quan lý, cơ quan quản lý ở nhiều địa điểm để nắm bắt tình hình
cũng như giải quyết những sự cố xảy ra đột ngột như chen lấn, xô đẩy, đánh nhau,
… có thể xảy ra trong lễ hội để đảm bảo công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội.
-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân tham gia Lễ hội cũng được
đẩy mạnh. Văn hóa ứng xử phải văn minh, lịch sự, “vui lòng khách đến vừa lòng
khách đi”. Tất cả các loại hàng hóa tại Lễ hội phải có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo
an toàn thực phẩm, tạo sự tin tưởng cho du khách. Đặc biệt là những đặc sản bán
trực tiếp cho khách phải đảm bảo vệ sinh.
-Về công tác ứng xử thì với những người chèo đò, ngoài việc chào mời cũng
phải nói rõ về vấn đề giá cả. Tinh thần phục vụ niềm nở, thân thiện. Những người
bán hàng phải đảm bảo sự văn minh, lịch sự, có niêm yết bảng giá rõ ràng. Hạn chế
hiện tượng cò kéo khách gây mất đi hình ảnh đẹp nơi đất Phật.
-Phát triển thêm nhiều loại dịch vụ bổ trợ ngoài ăn uống, lưu trú cho du
khách như chụp ảnh dạo, hướng dẫn viên tại điểm, ca múa nhạc,.. để có thêm
những nguồn thu khác.

5.2.


Khắc phục mùa thấp điểm:

11


-Đa dạng hóa sản phẩm: nhiều doanh nghiệp sẽ tận dụng cơ hội mùa thấp
điểm như là một thời điểm lý tưởng để cung cấp các trải nghiệm đang dạng khác
nhau tới khách hàng để doanh nghiệp có thể hoạt động ổn định cả năm. Tại chùa
Hương, ngoài phát triển du lịch lễ hội vào đầu năm, chính quyền địa phương, cơ
quan quản lý có thể đầu tư, phát triển du lịch tham quan nghỉ dưỡng, tận dụng vẻ
đẹp thiên nhiên hùng vĩ, danh lam thắng cảnh. Ví dụ như vào khoảng cuối tháng
10, hoa súng nở rộ vào mùa thu trên dòng suối yến. Để ngao du khu di tích chùa
Hương thì lịch trình đi đò là một lựa chọn hoàn hảo. Mùa này nước suối Yến cũng
khá trong, có thể nhìn xuyên xuống đáy, thi thoảng nhìn rõ cả cá đang bơi lội xung
quanh những đám rong rêu. Mùa vắng khách, ít có cảnh chèo kéo du khách, hàng
quán được dỡ bớt nên quang cảnh thanh bình, yên tĩnh. Có thể tận dụng những vẻ
đẹp nhẹ nhàng, hoang sơ này để phát triển du lịch trái mùa ở chùa Hương, thu hút
nhiều khách du lịch trẻ thích khám phá đặc biệt là những nhiếp ảnh gia muốn săn
những bức ảnh đẹp.
-Xây dựng, hình thành thời vụ du lịch thứ 2 trong năm ngoài du lịch lễ hội.
Muốn vậy cần phải xác định được: thứ nhất, tính hấp dẫn của các tài nguyên
du lịch khi đưa vào phát triển thành thời vụ du lịch thứ 2 trong năm. Thứ hai phải
xác định được nguồn khách tiềm năng theo số lượng và cơ cấu. Thứ ba, xác định
được nguồn vốn đầu tư cần thiết để xây dựng thêm trang thiết bị nhằm thỏa mãn
nhu cầu cho du khách quanh năm.
Cơ quan quản lý có thể lên những chương trình du lịch thăm quan hang
động, đền chùa như đền Trình, chùa Thiên Mụ, động Hương Tích… Động Hương
tích - điểm quan trọng nhất của chùa Hương được dân gian ví như hàm của một
con rồng, rộng lớn, thênh thang, hun hút. Không gian bên trong động có một sự đối
xứng hoàn hảo. Cũng giống như nhiều hang động khác ở Việt Nam, động Hương

Tích cũng có vô vàn thạch nhũ, măng đá với nhiều hình thù độc đáo. Với vẻ đẹp
như vậy, nếu không có phương án đầu tư thu hút khách du lịch đến với những địa
điểm này thì thật là lãng phí. Ngoài ra có thể tham quan các động như động Hương
Đài là một ví dụ. Trong động Hương Đài có rất nhiều nhũ đá đẹp. Đường lên động
Hương Đài khá quanh co, thuyền phải đi sâu vào trong các hẻm núi, theo những lối
mòn, leo qua khoảng hơn trăm bậc đá thì tới cửa động. Từ đây có thể phóng tầm
mắt bao quát cả một vùng thắng cảnh Hương Sơn trùng điệp núi non. Trên vách
núi, những gốc mơ cổ thụ bám chặt vào đá, khung cảnh nơi này hoang sơ khác hẳn
12


với hai bên bờ suối Yến. Nghỉ ngơi ăn trưa, du khách có thể tiếp tục rong ruổi đi
Tuyết Sơn - Bảo Đài. Đây cũng là một trong những điểm di tích ít người đi. Đến
với thắng cảnh này, du khách chắc chắn sẽ sững sờ trước vẻ đẹp của ngôi chùa cổ
nằm sâu trong các dãy núi điệp trùng.
Như vậy, có thể xây dựng thêm những chương trình du lịch khác, mang nét
đặc trưng của khu du lịch chùa Hương nhưng không làm mất đi vẻ độc đáo, hấp
dẫn, thu hút khách du lịch.
-Đồng thời, trong thời gian của mùa thấp điểm, phải tích cực nâng cao chất
lượng các dịch vụ và sản phẩm du lịch.
Sau 3 tháng chính vụ với lượng khách đông đảo như vậy, việc cảnh quan tự
nhiên, cơ sở vật chất – hạ tầng bị ảnh hưởng là không thể tránh khỏi. Vì vậy, trong
thời gian lượng khách không nhiều, cơ quan, địa phương phải đẩy mạnh củng cố
cơ sở vật chất kĩ thuật đảm bảo đáp ứng nhu cầu du khách vào mùa sau. Hoàn thiện
cơ sở hạ tầng, xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng chen lấn, không có khu vực nghỉ ngơi
cho du khách, nhiều khách du lịch phải nằm, ngồi chờ ở vách đá để đến lượt xuống
núi. Như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh khu du lịch, đặc biệt là nơi linh
thiêng đến thế.
Thay vì những quán nước dừng chân ven đường, những quán ăn bình dân
không đảm bảo vệ sinh, chính quyền địa phương có thể đầu tư xây dựng nhiều

điểm dừng chân với đồ ăn thức uống đa dạng, đảm bảo mỹ quan khi khách du lịch
đến đây.
-Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường để xác định số lượng và thành phần của
luồng du khách triển vọng ngoài mùa du lịch chính.
Cơ quan quản lý cần nỗ lực khai thác thị trường, tăng cường tìm kiếm nguồn khách
du lịch, nghiên cứu thị trường nhằm xác định thị trường mục tiêu cần quan tâm
đến:
 Tập trung thu hút khách công vụ đến điểm du lịch bởi loại khách này
không phụ thuộc vào thời vụ du lịch và có khả năng thanh toán cao.
 Tập trung thu hút nhóm khách là khách du lịch tiềm năng công nhân viên
chức bởi họ không có thời gian rỗi trong mùa vụ chính, việc thu hút
nhóm khách này sẽ cải thiện lượng khách đến vào thời gian trái vụ.
13


 Nhóm khách hưu trí cao tuổi không bị ràng buộc về thời gian, thường hay
lưu trú dài ngày và đặc biệt là rất thích đi chùa và những nơi linh thiêng.
Việc thu hút khách hưu trí, khách cao tuổi sẽ cực kì thuận lợi để tăng
doanh thu trong các dịp lễ tết.

- Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh chùa Hương cùng với các danh lam thắng
cảnh trong khu du lịch.
Cần tổ chức các hoạt động quảng bá tại các thị trường nước ngoài và trong
nước với những chương trình du lịch hấp dẫn, những địa danh độc đáo, thu hút
bằng những hình ảnh, video đầu tư kĩ lưỡng.
Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, internet phổ biến toàn cầu, việc
quảng bá hình ảnh, nét đẹp văn hóa truyền thống với những lễ hội, trò chơi cổ
truyền là cực kì dễ dàng. Đặc biệt công nghệ quay phim, chụp ảnh ngày càng hiện
đại, đẹp mắt, cần phải tận dụng điều này, đầu tư quảng bá, quảng cáo cho nhiều
người biết tới hơn nữa để có thể phát triển du lịch quanh năm tại chùa Hương – nơi

không chỉ phát triển du lịch lễ hội.
-Nhà nước, cụ thể là chính quyền địa phương, cơ quan quản lý cần có những
chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ngoài thời
điểm chính vụ như:
 Miễn giảm thuế, lệ phí trong khoảng thời gian trái vụ.
 Có biện pháp hỗ trợ đời sống cho những người dân bị ảnh hưởng bởi hoạt
động kinh doanh bị giảm sút, đình trệ như tổ chức nghề phụ hay phụ cấp
cho họ
 Lợi dụng thời điểm ngoài chính vụ để tổ chức các lớp học đào tạo, nâng
cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên
- Người lao động cần chủ động đối mặt với thời vụ du lịch, không để nó gây
ra bất lợi hoặc tối thiểu phải hạn chế ảnh hưởng của thời gian trái mùa vụ.
- Du khách cần lựa chọn đúng đắn thời điểm đi du lịch: nếu không phải do
nhu cầu muốn đi lễ đầu năm thì du khách có thể sắp xếp tránh 3 tháng chính vụ, đi

14


vào những thời điểm lượng khách ít để tận hưởng tốt nhất dịch vụ cũng như chất
lượng các sản phẩm du lịch tại khu du lịch chùa Hương.

15



×