Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Đặc điểm dân cư, dân tộc huyện trạm tấu, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÒ VĂN THỦY

ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, DÂN TỘC
HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thái Nguyên, 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÒ VĂN THỦY

ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, DÂN TỘC
HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Địa lý học
Mã số: 8.31.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Dương Quỳnh Phương

Thái nguyên, 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Sản phẩm nghiên cứu là quá trình tích lũy tri thức, nghiên cứu khoa học, không
sao chép từ bất cứ nguồn tài liệu nào. Những trích dẫn tài liệu có nguồn gốc cụ
thể, rõ ràng từ các tài liệu, tạp chí, công trình đã nghiên cứu, đã công bố hoặc
đã được xuất bản. Thành tựu, những đóng góp Luận văn xuất phát từ những cơ
sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn trong quá trình học tập.
Học viên

Lò Văn Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, dưới sự chỉ bảo, dạy dỗ tận tình
của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình, Luận văn của tôi đã
được hoàn thành.
Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học, tôi xin
được trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo và Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, cán bộ
giảng viên khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp
đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập và nghiên cứu tại nhà trường.
Đảng ủy, UBND huyện, các phòng ban chức năng huyện Trạm Tấu
Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu và các bạn bè đồng nghiệp trường
PTDT Nội Trú THCS và bà con các dân tộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái nơi
tôi đến thu thập số liệu nghiên cứu để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
PGS.TS Dương Quỳnh Phương - Phó chủ nhiệm khoa Địa lí - Giảng
viên trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên, người đã nhiệt tình chỉ
bảo, hướng dẫn từ khi hình thành ý tưởng, lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương,

nghiên cứu tài liệu liên quan và hoàn thành Luận văn này.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, nhất là những người
thân trong gia đình đã khích lệ động viên tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, khảo cứu để tôi hoàn thành Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 04/2018
Học viên
Lò Văn Thủy

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU, HÌNH VẼ................................................................vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 5
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 6
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 6
6. Dự kiến đóng góp của luận văn .....................................................................
10
7. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 10
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẶC ĐIỂM
DÂN CƯ, DÂN TỘC ....................................................................................... 11

1.1. Cơ sở lí luận................................................................................................ 11
1.1.1. Những vấn đề chung về dân cư ............................................................... 11
1.1.2. Những vấn đề chung về dân tộc .............................................................. 20
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................ 22
1.2.1. Đặc điểm dân cư, dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ .............. 22
1.2.2. Khái quát về đặc điểm dân cư, dân tộc của tỉnh Yên Bái........................ 26
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 28
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, DÂN TỘC
CỦA HUYỆN TRẠM TẤU TỈNH YÊN BÁI ............................................... 29
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm dân cư, dân tộc huyện Trạm
Tấu tỉnh Yên Bái................................................................................................ 29
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ............................................................... 29
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.......................................... 31
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 35
2.2. Đặc điểm dân cư của huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái .................................
38
iii


2.2.1. Quy mô dân số ......................................................................................... 38
2.2.2. Gia tăng dân số ........................................................................................ 39
2.2.3. Cơ cấu dân số........................................................................................... 41
2.2.4. Phân bố dân cư......................................................................................... 45
2.2.5. Đô thị hóa - xây dựng nông thôn mới ..................................................... 47
2.3. Đặc điểm dân tộc ........................................................................................ 50
2.3.1. Thành Phần dân tộc ................................................................................. 50
2.3.2. Bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Trạm Tấu ........................................ 53
2.4. Đánh giá chung về đặc điểm dân cư, dân tộc trong mối quan hệ với
sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Trạm Tấu............................................ 66
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH

DÂN SỐ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ VÀ
GÌN GIỮ, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC Ở
HUYỆN TRẠM TẤU ...................................................................................... 69
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng .......................................................... 69
3.1.1. Quan điểm................................................................................................ 69
3.1.2. Mục tiêu phát triển................................................................................... 70
3.1.3. Định hướng phát triển dân số đến năm 2020 .......................................... 71
3.2. Một số giải pháp nhằm ổn định dân số, nâng cao chất lượng cuộc
sống dân cư của huyện Trạm Tấu...................................................................... 72
3.2.1. Thực hiện tốt chính sách DS - KHHGĐ để giảm gia tăng dân số,
tiến tới ổn định quy mô dân số .......................................................................... 72
3.2.2. Đào tạo nâng cao chất lựơng nguồn nhân lực .........................................
74
3.2.3. Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản cho người dân................................ 76
3.3. Một số giải pháp về gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.......
76
3.3.1. Nguyên tắc của bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ..........
76
3.3.2. Một số giải pháp ...................................................................................... 77
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 82
KẾT LUẬN....................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 84
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 88
iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CLCS
CNH – HĐH

DS

Chữ viết đầy đủ
Chất lượng cuộc sống
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Dân số

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KT - XH

Kinh tế xã hội

KHKT

Khoa học kĩ thuật

PGS. TS

Phó giáo sư Tiến sĩ

UBND

Ủy ban nhân dân

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

TS
STT

Tiến sĩ
Số thứ tự

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Quy mô và tỷ lệ dân số vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, giai
đoạn 2009 - 2016 ............................................................................. 23
Bảng 1.2. Dân số thành thị vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và cả nước
giai đoạn 2012 - 2016 ...................................................................... 24
Bảng 1.3. Quy mô dân số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2016......................... 26
Bảng 2.1. Gia tăng dân số huyện Trạm Tấu giai đoạn 2012 - 2016.................. 39
Bảng 2.2. Tỷ suất di cư trong giai đoạn 2012 - 2016 ........................................ 41
Bảng 2.3. Bảng cơ cấu dân số theo giới của huyện Trạm Tấu từ 2012 - 2016.....
42
Bảng 2.4. Bảng Cơ cấu dân số chia theo nhóm tuổi.......................................... 42
Bảng 2.5: Dân số nam nữ trung bình của huyện Trạm Tấu qua các năm ......... 43

Bảng 2.6: Phân bố dân cư các xã huyện Trạm Tấu năm 2016 .......................... 45

vi


DANH MỤC CÁC BIỂU, HÌNH VẼ

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Trạm Tấu ................................................. 30
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển dân số huyện Trạm Tấu
giai đoạn 2012 - 2016 ........................................................................ 39
Hình 2.3: Biểu đồ tháp dân số huyện Trạm Tấu năm 2016 .............................. 43
Hình 2.4. Bản đồ phân bố dân cư ...................................................................... 46
Hình 2.5. Cơ cấu thành phần dân tộc ở Trạm Tấu năm 2016 ........................... 51
Hình 2.6. Bản đồ phân bố dân tộc huyện Trạm Tấu ......................................... 52

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam với 54 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc mang
bản sắc văn hóa riêng đã tạo nên bức tranh văn hóa đa màu sắc trong thể thống
nhất của nền văn hóa Việt. Thấy được tầm quan trọng về việc bảo tồn và phát
huy nền văn hóa mang bản sắc dân tộc trong Đại hội XII của Đảng, Đảng ta đã
nêu lên định hướng về văn hóa với nội hàm toàn diện và sâu sắc: “Các cấp, các
ngành phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc tầm quan trọng của văn hóa, con người;
phải thực hiện có kết quả mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt
Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần
dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; xây dựng văn hóa thực sự trở thành
nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội; xây dựng con người Việt Nam phát

triển toàn diện”.
Với quy mô dân số đông, nhiều dân tộc cùng chung sống, điều này đã tạo
ra những thuận lợi đối với sự phát triển của đất nước ta như: nguồn lao động
dồi dào và thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn. Cộng đồng các dân tộc mang
những bản sắc văn hóa hài hòa với tự nhiên, xã hội. Chính sự đa dạng và phong
phú của các dân tộc đã làm động lực và đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển.
Bên cạnh những thuận lợi trên, Việt Nam còn có những khó khăn như: quy mô
dân số đông, phân bố dân cư chưa hợp lý, mức sống giữa các vùng còn chênh
lệch lớn, sinh đẻ không có kế hoạch dẫn đến tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
Nhất là ở các khu vực miền núi, nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, nhiều
hủ tục còn tồn tại, đời sống kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu, vấn đề giải quyết
việc làm, phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều trở ngại. Tình trạng này có thể
thấy rõ ở các huyện miền núi vùng cao, vùng sâu, vùng xa mà Trạm Tấu huyện vùng cao tỉnh Yên Bái là một ví dụ điển hình.
Trạm Tấu là huyện thuộc Chương trình 30a của Chính phủ. Đây là địa
bàn cư trú của 6 dân tộc anh em. Trong đó dân tộc Mông 24.464 người chiếm
78,4% dân số; Thái 3.749 người chiếm 12,0% dân số; Kinh 2.293 người chiếm

1


7,4% dân số; Tày 381 người chiếm 1,2% dân số, Khơ mú 265 người chiếm
0,8% dân số; Mường 71 người chiếm 0,2% dân số. Trong thời gian qua, huyện
Trạm Tấu đã thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình nên cùng với
xu hướng chung của cả nước, tỉ lệ sinh của huyện đã giảm xuống. Tuy nhiên,
trong cộng đồng các dân tộc thiểu số mức sinh vẫn còn cao so với mức sinh
trung bình của cả nước, tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên còn rất nhiều, thậm chí là 5
đến 6 con. Đây là một trong những trở ngại rất lớn đối với một huyện vùng cao
có nền kinh tế thấp, nghèo của cả nước.
Việc nghiên cứu đặc điểm dân cư, dân tộc để đánh giá những mặt mạnh,
những mặt hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm ổn định, phát

triển kinh tế - xã hội đi đôi với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
là rất cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
“Đặc điểm dân cư, dân tộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, vấn đề dân cư và dân tộc từ lâu đã thu hút nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu. Cách đây 200 năm giáo sư người Anh Thomas
Malthus lần đầu tiên đã đề cập đến vấn đề này một cách rõ ràng và có hệ thống
trong quyển “Bàn về nguyên tắc dân số” trong lúc dân số chưa đến 1 tỷ người.
Ông đưa ra nhiều quan điểm về mối quan hệ giữa gia tăng và sinh tồn. Điều
này được thể hiện qua bài luận “Luận về nguyên tắc dân số như nó tác động
đến việc cải thiện xã hội”. Ông cho rằng, dân số sẽ đạt được sự cân bằng thông
qua tác động hủy diệt của chiến tranh, nạn đói và bệnh tật. Đối lập với tư tưởng
của Malthus là quan điểm của Karl Max và Engels. Hai ông có lí giải nguyên
nhân mất cân bằng giữa gia tăng dân số và sinh tồn là do nền kinh tế kém phát
triển và từ đó rút ra việc phát triển hệ thống sản xuất tốt hơn.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh của
dân cư, dân tộc thế giới. Ví dụ như công trình nghiên cứu của Sharma R.C,
Population, Resources, Environment anhd quality of life, Dhanpat Rai  Sons


Delhi 1988. Leu, V, T, Dzao people living in Ba Vi national park with forest
garden modle, 2002...
Dân số thế giới tăng nhanh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Vì
thế, khi dân số thế giới đạt mốc 5 tỉ người (năm 1987) Ủy ban dân số của Liên
Hợp Quốc đã lấy ngày 11 tháng 7 hàng năm là ngày dân số thế giới. Theo bản
báo cáo năm 2006 của Ủy ban dân số Liên Hợp Quốc, dân số thế giới sẽ đạt
mức 9,2 tỉ người vào năm 2050, cao hơn ước tính 9,1 tỉ của năm 2004. Xu
hướng tăng dân số diễn ra rất khác nhau giữa các nước. Vì vậy cho đến nay,
vấn đề dân cư vẫn đang tiếp tục nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều

nhà khoa học và nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới.
2.2. Ở Việt Nam
Trong thời đại ngày nay khi nền kinh tế càng phát triển, các quốc gia trên
thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng trở
thành trung tâm của sự chú ý. Những năm gần đây văn kiện Đại hội Đảng Việt
Nam đã nhiều lần khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa trong việc bồi
dưỡng và phát triển nhân tố con người, đồng thời đặt mục tiêu xây dựng một
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Để góp phần thực hiện
mục tiêu đó có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa đã được tiến hành như
“Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam: cái nhìn hệ thống loại hình” và “Cơ sở
văn hóa Việt Nam” do GS Trần Quốc Vượng chủ biên. Đây được xem như
những công trình nghiên cứu rất quan trọng và mang tính định hướng cho
nghiên cứu về văn hóa của mỗi dân tộc cho nên ở mỗi dân tộc khác nhau sẽ có
những nét văn hóa khác nhau. Chính vì thế, hiện nay đã có nhiều công trình
nghiên cứu về văn hóa của các dân tộc khác nhau trên những địa bàn khác nhau
đặc biệt khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên nơi có nhiều đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống. Những nhà dân tộc học hàng đầu như: Nguyễn Văn
Huyên, Bế Viết Đằng, Đặng Nghiêm Vạn, Lã Văn Lô,… đã dày công nghiên
cứu một cách toàn diện về nhiều dân tộc thiểu số ở nước ta.


Những công trình nghiên cứu về vấn đề dân số và dân tộc tiêu biểu khác
như: Đào Huy Khuê, Một số vấn đề về dân cư, dân số người Lô Lô ở Việt Nam.
Trịnh Thị Quang, Chính sách di dân lao động và phân bố dân cư miền núi Việt
Nam. Dân cư, dân số Tây Nguyên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, Lê Duy Đại, Dân cư, nguồn lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế vùng duyên Hải Nam Trung Bộ, LATS Địa lý. Hoàng Văn Chức, Phân
tích đặc điểm phân bố dân cư và xác định mạng lưới điểm dân cư trung tâm ở
nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, LATS Địa lí. Phạm Viết Hồng. Thân Thị Kim
Chung - Luận văn thạc sĩ: “Phân tích thực trạng mức sống dân cư tỉnh Bình

Định”. Có nhiều công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và các vấn đề
xã hội như: GS.TS Tống Văn Đường, Dân số và phát triển”, NXB Hà Nội
2004. Nguyễn Đình Cử “Dân số và phát triển” do NXB Ủy ban quốc gia dân
số xuất bản, năm 2002. Có nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc. Ví dụ như
Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trong nhiều năm
qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc. Phan Huy Lê “Quá trình
hình thành và phát triển các dân tộc Việt Nam” (1982). Sổ tay các dân tộc Việt
Nam của các tác giả (1983). Đặng Nghiêm Vạn, “Cộng đồng quốc gia các dân
tộc Việt Nam” (2003). Các công trình nghiên cứu này cho thấy những nét khái
quát nhất về nguồn gốc lịch sử, quá trình tộc người, nhóm ngôn ngữ, đặc điểm
kinh tế văn hóa của tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam…
2.3. Ở Yên Bái
Trong nhiều năm qua cũng có một số công trình nghiên cứu về dân cư,
dân tộc ở Yên Bái, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như:
Cuốn sách “Tỉnh Yên Bái một thế kỷ (1900 - 2000)” do Tỉnh ủy, Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã thể hiện khá rõ nét và toàn
diện về con người và lịch sử Yên Bái biên soạn dưới dạng thông sử đã thể hiện
khá rõ nét về lịch sử và con người Yên Bái. Trong đó đã giới thiệu đặc điểm
dân cư, dân tộc tỉnh Yên Bái.


“Kiến thức bản địa của dân tộc Dao trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp của tính Yên Bái” (Luận văn thạc sĩ - Dương Thị Thanh Vân). Luận văn
tập trung vào nghiên cứu những kiến thức bản địa của dân tộc Dao trong trồng
trọt, chăn nuôi, trồng, bảo vệ rừng và sử dụng các cây dược liệu quý hiếm.
“Phát triển kinh tế huyện Mù Căng Chải tỉnh Yên Bái” (Luận văn thạc sĩ
- Nguyễn Thị Hoa). Nội dung chính của luận văn tập trung vào nghiên cứu tiềm
năng và thực trạng phát triển kinh tế của huyện, trong đó có phân tích đến một
số nét điển hình của dân tộc Mông trong việc ứng phó với tự nhiên để phát triển
kinh tế.

Nhìn chung cho đến nay chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về đặc
điểm dân cư, dân tộc ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đặc biệt dưới góc độ Địa
lí học. Chính vì vậy tác giả nhận thấy hướng nghiên cứu của đề tài là mới và
cần thiết.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là vận dụng những vấn đề lí luận; phân tích, đánh giá
những vấn đề thực tiễn về đặc điểm dân cư, dân tộc ở huyện Trạm Tấu, tỉnh
Yên Bái, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định cuộc sống dân
cư, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hướng tới mục tiêu phát triển
bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của đặc điểm dân
cư dân tộc.
- Phân tích đặc điểm dân cư, dân tộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của vấn đề dân cư, dân tộc ở
huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.


- Nghiên cứu định hướng và định hướng một số giải pháp nhằm ổn định
dân số và giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu các khía cạnh về đặc điểm dân cư và các khía
cạnh liên quan đến dân tộc (tập quán sản xuất, tập quán sinh hoạt, hình thức cư
trú của các dân tộc: Mông, Thái, Kinh, Tày, Khơ Mú, Mường.
Về không gian: Địa bàn toàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
Về thời gian nghiên cứu: Sử dụng số liệu thống kê và số liệu điều tra
trong khoảng thời gian 5 năm, từ 2012 - 2016.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu

5.1.1. Quan điểm hệ thống
Tính hệ thống làm đề tài trở nên lô gic, thông suốt và sâu sắc trong đề tài
này việc nghiên cứu đặc điểm dân cư - dân tộc của huyện Trạm Tấu liên quan
đến vấn đề quan trọng nhất là những biến động dân số trong quá trình sinh, tử,
chuyển cư, hôn nhân cận huyết thống và vấn nạn tảo hôn đồng thời vấn đề giữ
gìn bản sắc văn hóa và cấu trúc cộng đồng của đồng bào các dân tộc huyện
Trạm Tấu và chịu tác động của các nhân tố tự nhiên, KT - XH, chính sách, lịch
sử khai thác lãnh thổ.
Vì vậy cần phải nghiên cứu các mối quan hệ qua lại, các tác động ảnh
hưởng giữa các yếu tố để đánh giá chính xác vấn đề nghiên cứu.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Việc nghiên cứu các vấn đề dân cư, dân tộc của huyện Trạm Tấu không
thể tách rời vấn đề dân cư, dân tộc của các của các huyện xung quanh của tỉnh
Yên Bái. Nghiên cứu đặc điểm dân cư, dân tộc của huyện trên cơ sở xem xét
tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, KT - XH, chính sách dân số, dân
tộc với các nhân tố này.


5.1.3. Quan điểm lịch sử
Mỗi một hiện tượng địa lí KT - XH đều tồn tại trong một thời gian nhất
định. Nói cách khác các hiện tượng này có quá trình phát sinh, phát triển và suy
vong. Trong quá trình nghiên cứu khi xem xét hay đánh giá cần đứng trên quan
điểm lịch sử. Biến động về dân cư, bản sắc văn hóa dân tộc cũng vậy đều diễn
ra trong điều kiện địa lí nhất định và trong thời gian nhất định với xu hướng từ
quá khứ, hiện tại tới tương lai đều có mối quan hệ nhân quả và diễn ra trong
chu trình khép kín. Việc quán triệt quan điểm lịch sử yêu cầu không chỉ nghiên
cứu các nhân tố trình tự liên tục về không gian mà còn vạch ra xu hướng phát
triển dân cư trong lịch sử và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cấu trúc cộng
đồng dân tộc. Khi nghiên cứu cần tính đến những nét tiêu biểu do đặc điểm của
từng giai đoạn lịch sử gây nên.

5.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Nghiên cứu vấn đề dân cư, dân tộc phải dựa trên quan điểm sinh thái và
phát triển bền vững. Con người được coi là chủ thể trong hoạt động sản xuất và
đời sống. Vì thế vấn đề dân cư và bản sắc văn hóa các dân tộc cũng có những
tác động nhất định đến tự nhiên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và ngược lại.
Đồng thời bảo vệ và tái tạo TNTN, chống gây ô nhiễm môi trường, kết
hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống của con người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Đây là phương pháp thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau có chọn lọc
để đảm bảo tính khách quan và chính xác của thông tin. Cụ thể bằng văn bản và
dữ liệu không gian (bản đồ) từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo tổng kết
hàng năm, các văn kiện, văn bản chính thức, niên giám thống kê và có sự thống
nhất về thời gian.


5.2.2. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành trao đổi thông tin, tham
khảo ý kiến trong lĩnh vực địa lí: Dân cư, dân tộc học, lịch sử, văn hóa, xã hội.
Sử dụng phương pháp này giúp ta đưa ra được các kết luận, các kiến nghị, các
quyết định và các phương án phát triển kinh tế, ổn định dân cư ở huyện Trạm
Tấu một cách đúng đắn.


5.2.3. Phương pháp thực địa
Trong quá trình làm luận văn, tác giả trực tiếp đi thực tế quan sát, khảo
sát ở một số thôn, bản, xã thuộc huyện Trạm Tấu để kiểm tra lại mức độ chính
xác của các số liệu đã được thu thập, bổ sung thêm kiến thức cho vấn đề cần
nghiên cứu. Từ đó đối chiếu lại một số nhận định kịp thời, điều chỉnh hướng

nghiên cứu khi cần thiết.
5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ và sử dụng công nghệ GIS
Biểu đồ: Là phương pháp được sử dụng để phản ánh quy mô, cơ cấu,
hiện trạng và sự biến động kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và theo lãnh
thổ.
Bản đồ: Phản ánh sự phân bố không gian, các mối liên hệ của các đối
tượng địa lý kinh tế theo lãnh thổ.
Sử dụng công nghệ GIS: Để số hóa và vẽ các bản đồ, biểu đồ một cách
chính xác mang tính khoa học cao.
Trong luận văn tác giả đã sử dụng phương pháp này để vẽ các biểu đồ và
bản đồ của huyện Trạm Tấu. Cụ thể: Bản đồ hành chính huyện Trạm Tấu; bản
đồ phân bố dân cư huyện Trạm Tấu; Bản đồ phân bố các dân tộc huyện Trạm
Tấu.
5.2.5. Phương pháp dự báo
Sử dụng phương pháp dự báo ta căn cứ vào số liệu thu thập, xử lí số liệu
trong quá khứ và hiện tại từ đó xác định được xu thế vận động của dân cư, dân
tộc ở huyện Trạm Tấu trong vòng 5 năm. Từ đó thấy được sự biến động và xu
thế phát triển của quy mô dân số, mức sinh, tử, cơ cấu dân số, phân bố dân cư,
đô thị của cộng đồng các dân tộc ở huyện Trạm Tấu trong giai đoạn 2012 2016 sử dụng phương pháp dự báo quy mô dân số đến năm 2020.
5.2.6. Phương pháp thống kê toán học
Từ những số liệu đã thu thập tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán
học để sử lí số liệu quy mô dân số, tỉ lệ sinh, tử, mật độ dân số từ đó thấy được


vai trò của dân cư, dân tộc các huyện Trạm Tấu với các huyện lân cận trong
tỉnh.


6. Những đóng góp của luận văn
Nghiên cứu tổng quan về huyện Trạm Tấu trên các mặt: Vị trí địa lí, điều

kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,… từ đó thấy được sự ảnh hưởng của
các nhân tố tự nhiên và KT - XH tới đặc điểm dân cư, dân tộc huyện Trạm Tấu.
Phân tích được đặc điểm dân cư của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái trong
giai đoạn 2012 - 2016.
Phân tích được đặc điểm dân tộc, đặc biệt là phân tích được những nét
văn hóa truyền thống của các dân tộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
Đánh giá được mặt mạnh, mặt tồn tại trong vấn đề dân cư, dân tộc huyện
Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
Đề xuất được một số giải pháp trên các phương diện: phát triển dân cư
phù hợp với phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và gìn giữ, phát
huy bản sắc văn hoá các dân tộc ở vùng cao Trạm Tấu.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về đặc điểm dân cư, dân tộc
Chương 2: Thực trạng đặc điểm dân cư, dân tộc của huyện Trạm Tấu,
tỉnh Yên Bái
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp ổn định dân số và gìn giữ,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, DÂN TỘC
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Những vấn đề chung về dân cư
1.1.1.1. Dân số và quy mô dân số
* Dân số: “Dân số là một tập hợp người sống trên một lãnh thổ được đặc
trưng bởi quy mô, cơ cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính
chất của sự phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ” [4].
Dân số liên tục thay đổi và tăng không ngừng trong những năm qua. Do

vậy các nước trên thế giới thường dựa vào DS để đánh giá tình hình DS từ đó
đưa ra các biện pháp cụ thể về DS của quốc gia mình.
* Quy mô dân số: “Quy mô dân số được hiểu là số lượng người sống trên
một lãnh thổ (xã, huyện, tỉnh, quốc gia, vùng…) tại một thời điểm xác định.
Thông tin về quy mô dân số thời điểm được sử dụng để tính tốc độ tăng hay
giảm dân số theo thời gian” [34].
Dân số trung bình năm được tính theo công thức:

P=
Trong đó:

p 0 + p1
2

P: Dân số trung bình năm (population)
P0: Dân số đầu năm
P1: Dân số cuối năm

Trong trường hợp không đủ số liệu để tính toán, người ta cũng có thể lấy
số dân vào thời điểm giữa năm (1/7) làm dân số trung bình của năm đó.
1.1.1.2. Gia tăng tự nhiên (Rate of Nataral Increase- RNI)
Dân số của một lãnh thổ tăng hay giảm trước hết là kết quả của mối
tương quan giữa số sinh và số tử. Sự biến động này gọi là gia tăng dân số tự
nhiên. Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến tình hình biến
động dân số và được coi là động lực phát triển dân số.


* Tỷ suất sinh thô: được sử dụng rất rộng rãi trong dân số học. Đó là tỷ
suất giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời
gian ấy với đơn vị tính (‰) [13].

Tỷ suất sinh thô được tính theo công thức:

CBR =
Trong đó:

B
x 1000
P

CBR: Tỷ suất sinh thô
B: Số trẻ em sinh ra trong năm
P: Dân số trung bình năm

* Tỷ suất tử thô: trong dân số học có nhiều loại tỷ suất tử vong. Phổ
biến nhất là tỷ suất tử vong được tính bằng tỷ số giữu số người chết trong năm
so với dân số trung bình ở thời điểm đó, đơn vị tính (‰) [13].
Tỷ suất tử thô được tính theo công thức:

CDR =
Trong đó:

D
P

x 1000

CDR: Tỷ suất tử thô
D: Số người chết trong năm
P: Dân số trung bình năm


* Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỷ
suất sinh thô và tỷ suất tử thô trong một thời gian xác định, trên một lãnh thổ
nhất định. Công thức tính (Đơn vị: %) [36].

RNI =
Trong đó:

CBR - CDR
10

RNI: Tỷ suất gia tăng tự nhiên
CBR: Tỷ suất sinh thô
CDR: Tỷ suất tử thô

Tỷ suất gia tăng tự nhiên còn có thể xác định bằng hiệu số giữa sinh và
số tử trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm, đơn vị tính bằng phần
trăm (%) công thức tính như sau:


RNI =

Trong đó:

B −D
P

x100

RNI: Tỷ suất gia tăng tự nhiên
B: Số trẻ em sinh ra trong năm còn sống

D: Số người chết trong năm
P : Dân số trung bình ở cùng thời điểm

1.1.1.3. Gia tăng cơ học
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, gia tăng cơ học là sự di chuyển của
dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác nhằm tạo nên
một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định, có 2 bộ phận cấu
thành của một quá trình di dân là xuất cư và nhập cư [38].
- Tỷ suất nhập cư (Immigration Rate - IR) là tương quan giữa người nhập
cư đến một lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm, đơn
vị tính (%0) cách tính: [37].

Trong đó:

IR: Tỷ suất nhập cư
I : Số người nhập cư đến vùng trong năm
P : Dân số trung bình của vùng trong năm

- Tỷ suất xuất cư (Emigration Rate - ER) là tương quan giữa số người
xuất cư khỏi một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời
điểm, đơn vị tính bằng (%0) cách tính [36].

Trong đó:

ER: Tỷ suất xuất cư
O: Số người xuất cư khỏi vùng trong năm
P : Dân số trung bình của vùng trong năm

- Tỷ suất chuyển cư thực (Net Migration Rate - NMR) còn được tính là
hiệu số giữa tỷ suất nhập cư và tỷ suất xuất cư (Đơn vị: %) [34].



MNR=
Trong đó:

IR - OR
10

NMR: Tỷ suất chuyển cư thực
IR: Tỷ suất nhập cư
OR: Tỷ suất xuất cư

Tỷ suất gia tăng cơ học còn được tính là tương quan giữa số người nhập
cư và số người xuất cư trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm,
đơn vị tính bằng phần trăm (%) cách tính [13].

NMR=

I −= O

x100
P

Trong đó:

NMR: Tỷ suất gia tăng cơ học
I: Số người nhập cư đến vùng trong năm
O: Số người xuất cư khỏi vùng trong năm
P : Dân số trung bình năm


1.1.1.4. Tốc độ gia tăng dân số
Tốc độ gia tăng dân số (r) là một số tương đối biểu thị nhịp độ tăng giảm
quy mô dân số trong một khoảng thời gian xác định thường là một năm. Công
thức tính [4].
r=
Trong đó:

p1 − p 0
× 100
p0

r là tốc độ gia tăng dân số
P1 là số lượng dân số ở cuối kì (cuối năm)
P0 là số dân ở đầu kì (đầu năm)

1.1.1.5. Cơ cấu dân số
“Cơ cấu dân số là một khái niệm dùng để chỉ tập hợp những bộ phận hợp
thành dân số của một lãnh thổ (nhóm nước, từng nước, từng vùng…) được
phân chia dựa trên những tiêu chuẩn nhất định” [34].
* Cơ cấu dân số theo tuổi: “Đây là việc phân chia tổng dân số của một
lãnh thổ thành những nhóm dân số có tuổi hoặc khoảng tuổi khác nhau tại một
thời điểm nào đó” [13].


* Cơ cấu DS theo nhóm tuổi: Là các nhóm người được sắp xếp theo
những độ tuổi nhất định, thường chia ra 5 tuổi làm một nhóm nhỏ.
- Cơ cấu tuổi là khoảng cách không đều nhau thông thường người ta chia
DS thành 3 nhóm tuổi lớn:
+ Dưới độ tuổi lao động từ 0 - 14 tuổi
+ Trong độ tuổi lao động từ 15 - 59 tuổi

+ Trên độ tuổi lao động > 60 tuổi
Trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động cơ cấu tuổi này có sự
thay đổi theo thời gian và khác biệt giữa các khu vực và quốc gia bởi ảnh
hưởng của các gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. Nếu một nước mà có tỷ lệ
sinh cao, diễn ra trong thời gian dài thuộc cơ cấu trẻ. Ngược lại nếu tỷ lệ sinh
thấp trong nhiều năm thuộc cơ cấu dân số già.
* Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn: “Là việc chia tổng dân số
của một lãnh thổ thành dân cư sinh sống ở thành thị và dân cư sinh sống ở nông
thôn thì ta được cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn” [6].
* Cơ cấu theo lao động: “cơ cấu dân số theo lao động có liên quan đến
nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế” [34].
* Cơ cấu theo giới tính: “Toàn bộ DS nếu được phân chia thành DS nam
hay DS nữ sẽ hình thành nên cơ cấu DS theo giới tính, chỉ tiêu để đo lường cơ
cấu DS theo giới tính là tỷ số giới tính (sex ration) là tỷ số giữa DS nam và DS
nữ trong cùng tổng thể dân tại một thời điểm nhất định” [9].
Có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau để phân chia cơ cấu dân số, tùy vào
mục đích nghiên cứu mà người ta phân chia dân số theo một tiêu chuẩn nhất
định. Việc nghiên cứu cơ cấu dân số có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phân
tích, đánh giá và điều chỉnh quá trình dân số theo hướng có lợi cho quá trình
phát triển KT - XH lâu dài và ổn định.


×