Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI, BỆNH TÍCH TRÊN MỘT SỐ CƠ QUAN PHỦ TẠNG VÀ TỈ LỆ NHIỄM GIUN SÁN TRÊN HEO TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.15 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI, BỆNH TÍCH TRÊN MỘT SỐ CƠ QUAN
PHỦ TẠNG VÀ TỈ LỆ NHIỄM GIUN SÁN TRÊN HEO TẠI THÀNH
PHỐ TUY HÒA TỈNH PHÚ YÊN

Họ và tên sinh viên : ĐỖ THỊ BÍCH HƯỜNG
Ngành

: Thú y

Lớp

: TC03TY- Phú Yên

Niên khóa

: 2003 – 2008

Tháng 06/2009


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI, BỆNH TÍCH Ở MỘT SỐ CƠ QUAN
PHỦ TẠNG VÀ TỈ LỆ NHIỄM GIUN SÁN TRÊN HEO TẠI THÀNH PHỐ
TUY HÒA TỈNH PHÚ YÊN

Tác giả


ĐỖ THỊ BÍCH HƯỜNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sĩ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:

GVC. TS. LÊ HỮU KHƯƠNG

Tháng 06/2009
i


Chân thành cảm ơn !
- Quý thầy cô trong bộ môn Bệnh Lý Ký Sinh và xin được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Hữu Khương đã tạo điều kiện và tận tình truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.

- Xin chân thành biết ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm, cùng toàn thể quí
thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM đã tận tình chỉ
bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.

- Xin chân thành cảm ơn Chi cục Thú Y tỉnh Phú Yên, BSTY Trần Văn Quang,
Trạm Thú Y thành phố Tuy Hòa và toàn thể cán bộ công nhân viên Trạm Thú Y thành
phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời
gian thực tập tốt nghiệp.

ii



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: Khảo sát tình hình chăn nuôi, bệnh tích ở một số cơ quan nội tạng và tỉ
lệ nhiễm giun sán trên heo tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên được thực hiện từ ngày
01/11/2008 đến ngày 01/05/2009.
Qua phỏng vấn 90 hộ chăn nuôi ở 3 phường (Phú Lâm, Phú Thạnh và phường
9) của thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên chúng tôi ghi nhận có 800 heo bao gồm 59
nái sinh sản, 8 heo đực giống, 591 heo thịt và 142 heo con theo mẹ.
Đa số các hộ nuôi chưa chủ động về con giống, số hộ mua heo ngoài tỉnh khác
về nuôi khá nhiều (chiếm 47,78%). Về phối giống cho heo có 26 nái được gieo tinh
nhân tạo (44,06%), 24 con phối trực tiếp (40,68%) ngoài ra có 9 con được thực hiện cả
hai phương pháp (15,25%). Tỉ lệ hộ cho heo ăn thức ăn tự trộn là 48,88 % nhiều hơn
cho ăn thức ăn hỗn hợp (35,56%). Số hộ chăn nuôi cho heo ăn rau xanh khá cao
(61,11%), sử dụng chủ yếu nguồn nước giếng cho heo uống (81,11%). Thuốc tẩy kí
sinh trùng cho heo chiếm tỉ lệ 85,56%, cách sử lí phân được người dân chọn nhiều
nhất là bón cây (42,22%) kế đến là thải trực tiếp (38,89%) và sử dụng biogas
(18,87%). Đa số người dân đều thực hiện tốt việc tiêm phòng bằng vacxin cho heo và
dùng thuốc sát trùng chuồng trại (96,66%)
Khảo sát các cơ quan phủ tạng của 100 heo được giết thịt, đã phát hiện 33 heo
có bệnh tích chiếm tỉ lệ 33%. Bệnh tích trên phổi có tỉ lệ cao nhất 21,00% và gan là
12,00 %.
Qua theo dõi 100 heo được giết mổ tại lò mổ thành phố Tuy Hòa (phường Phú
Lâm 26 con, Phú Thạnh 43 con và phường 9 là 31 con), tỉ lệ nhiễm giun sán là 24%.
Đã định danh được loài giun sán thuộc 2 lớp Nematoda và Acanthocephala là: Ascaris
suum (giun đũa) nhiễm 23% và Macracanthorhynchus hirudinaceus (giun đầu gai) có
tỉ lệ nhiễm rất thấp 1%.

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa ......................................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Tóm tắt luận văn .........................................................................................................iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh sách các bảng .................................................................................................... vi
Danh sách các hình ....................................................................................................vii
Chương 1 Mở đầu...................................................................................................... 1
Chương 2 Tổng quan ................................................................................................. 3
2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của thành phố Tuy Hòa ........................................... 3
Hinh 2.1.Bản đồ hành chính thành phố Tuy Hòa.......................................................... 4
2.2. Tình hình chăn nuôi và thú y của thành phố Tuy Hòa ........................................... 5
2.3. Một số giun sán kí sinh thường gặp trên heo ........................................................ 7
2.4. Một số công trình nguyên cứu tình hình nhiễm giun sán trên heo ở các tỉnh phía
Nam........................................................................................................................... 12
Chương 3 Nội dung và phương pháp khảo sát....................................................... 15
Chương 4 Kết quả và thảo luận .............................................................................. 19
4.1. Tình hình chăn nuôi heo ở 3 phường của thành phố Tuy Hòa ............................. 19
4.1.1. Cơ cấu phân bố đàn heo ................................................................................... 19
4.1.2. Nguồn gốc và giống heo.................................................................................. 20
4.1.3. Phương pháp phối giống cho heo .................................................................... 21
4.1.4. Thức ăn cho heo.............................................................................................. 22
4.1.5. Tỉ lệ sử dụng rau xanh của các hộ chăn nuôi ................................................... 23
4.1.6. Nguồn nước uống và nước tắm cho heo .......................................................... 24
4.1.7. Cấu trúc chuồng trại......................................................................................... 24
4.2. Vệ sinh thú y....................................................................................................... 25
4.2.1. Phương pháp tẩy kí sinh trùng cho heo............................................................. 25
4.2.2. Cách sử lí phân ................................................................................................ 26
4.2.3. Tiêm phòng vacxin cho heo ............................................................................. 26
4.2.4. Sát trùng chuồng trại ........................................................................................ 27

iv


4.3. Bệnh tích trên một số cơ quan phủ tạng............................................................... 28
4.3.1. Tỉ lệ xuất hiện bệnh tích ở gan và phổi heo theo địa điểm ............................... 28
4.3.2. Tần suất xuất hiện bệnh tích trên phổi của heo khảo sát ................................... 29
4.3.3. Tần suất xuất hiện các dạng bệnh trên gan heo khảo sát ................................... 32
4.4. Tỉ lệ nhiễm giun sán 100 heo của 3 phường ở thành phố Tuy Hòa ................................. 35
4.4.1. Tỉ lệ nhiễm giun sán theo lớp của 3 phường ............................................................... 36
4.4.2. Tỉ lệ và cường độ nhiễm từng loài giun sán trên heo .................................................. 36
4.4.3. Tỉ lệ nhiễm giun sán theo đối tượng khảo sát ............................................................. 39
Chương 5 Kết luận và đề nghị ........................................................................................... 41
5.1. Kết luận ........................................................................................................................ 41
5.2. Đề nghị ......................................................................................................................... 42
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 43

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn heo ở 90 hộ được điều tra ....................................................... 19
Bảng 4.2. Nguồn gốc heo qua điều tra 90 hộ tại 3 phường ........................................ 20
Bảng 4.3. Phương thức phối giống............................................................................. 22
Bảng 4.4.Cách sử dụng thức ăn cho heo..................................................................... 23
Bảng 4.5. Tỉ lệ sử dụng rau xanh của các hộ chăn nuôi .............................................. 23
Bảng 4.6. Nguồn nước uống và nguồn nước tắm cho heo .......................................... 24
Bảng 4.7 Phương pháp tẩy kí sinh trùng cho heo ....................................................... 25
Bảng 4.8. Tình hình xử lí chất thải tại các hộ chăn nuôi heo ...................................... 26
Bảng 4.9. Tiêm phòng vacxin cho heo ....................................................................... 27

Bảng 4.10. Sát trùng chuồng trại................................................................................ 27
Bảng 4.11. Tỉ lệ xuất hiện bệnh tích chung ở gan và phổi theo địa điểm ................... 28
Bảng 4.12. Tần suất xuất hiện bệnh tích trên phổi của heo khảo sát ........................... 29
Bảng 4.13. Tần suất xuất hiện các dạng bệnh tích trên gan heo khảo sát .................... 33
Bảng 4.14. Tỉ lệ nhiễm giun sán trên 100 heo ........................................................... 35
Bảng 4.15. Tỉ lệ nhiễm giun sán theo lớp của 100 heo qua mổ khám ......................... 36
Bảng 4.16. Tỉ lệ và cường độ nhiễm từng loài giun sán trên heo ................................ 37
Bảng 4.17. Tỉ lệ nhiễm giun sán theo đối tượng heo khảo sát..................................... 39

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Giống heo thịt ở các hộ ............................................................................. 21
Hình 4.2. Cấu trúc chuồng trại ................................................................................... 25
Hình 4.3. Phổi xẹp một bên lá.................................................................................... 31
Hình 4.4. Phổi nhục hóa............................................................................................. 31
Hình 4.5. Gan sơ hóa ................................................................................................. 34
Hình 4.6. Gan sung huyết .......................................................................................... 34
Hình 4.7. Ascaris suum (giun đũa) ............................................................................. 38
Hình 4.8. Macracanthorhynchus hirudinaceus (giun đầu gai) ................................... 39

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thành phố Tuy Hòa là một trong 9 huyện của tỉnh Phú Yên. Sản xuất nông

nghiệp của thành phố chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, trong đó chăn nuôi heo là một
nghề truyền thống lâu đời của người dân ở đây. Từ việc chăn nuôi nhỏ lẻ, chuồng trại
đơn giản, tận dụng thức ăn sẵn có ở địa phương để chăn nuôi heo thì ngày nay người
dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất
chất lượng quầy thịt tuy nhiên một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất
lượng thịt heo là do bệnh giun sán gây ra. Cho đến nay trên địa bàn thành phố Tuy Hòa
chưa có một đề tài nguyên cứu nào điều tra về tình hình nhiễm giun sán trên heo.
Muốn nâng cao năng suất đàn heo thì người chăn nuôi cần phải quan tâm chú ý
đến các qui trình chăn nuôi, sản xuất con giống tốt, tiêm chủng thích hợp để phòng
tránh các bệnh có thể xảy ra trên heo. Ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển
của đàn heo gây nên những bệnh tích trên phủ tạng và quầy thịt vì hầu hết các tiến
trình duy trì sự sống chống chọi bệnh tật của cơ thể đều có sự tham gia của các cơ
quan này. Trong các bệnh thường gặp, bệnh kí sinh trùng không được chú ý nhiều vì
khi gia súc mắc bệnh thường ở thể mãn tính triệu chứng lâm sàng không rõ ràng,
không gây chết hàng loạt như những bệnh do vi khuẩn hay virus nên bệnh kí sinh
trùng ít được quan tâm. Tác hại của bệnh này làm giảm năng suất, sinh sản và phát dục
của thú, làm tiêu tốn thức ăn, sức đề kháng kém từ đó rất dễ nhiễm trùng bệnh khác.
Có thể nói kí sinh trùng là cánh cửa mở làm cho các bệnh truyền nhiễm tấn công. Mặc
khác nó còn làm giảm phẩm chất thịt và tác hại lớn hơn đó là một số loài giun sán kí
sinh trên heo có thể truyền lây cho người như Ascaris suum, Cysticercus cellulosae,
Fasciolopsis buski…
Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này với sự phân công của bộ môn Bệnh Lý Ký
Sinh, khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Hữu Khương, cùng với sự giúp đỡ của chi cục Thú Y
1


Phú Yên, trạm Thú Y thành phố Tuy Hòa chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo
sát tình hình chăn nuôi, bệnh tích ở một số cơ quan phủ tạng và tỉ lệ nhiễm giun
sán trên heo tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên”

1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Kết quả của đề tài sẽ làm cơ sở cho việc cải thiện môi trường chăn nuôi, vệ sinh,
chăm sóc, nuôi dưỡng nâng cao chất lượng quầy thịt và hạn chế thiệt hại do bệnh giun
sán gây ra.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra tình hình chăn nuôi thú y.
- Xác định bệnh tích ở một số cơ quan phủ tạng, ghi nhận bệnh tích
- Xác định tỉ lệ và cường độ nhiễm từng loài giun sán.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của thành phố Tuy Hòa
Thành phố Tuy Hòa là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của Tỉnh
Phú Yên, có toạ độ địa lí từ 109o 10’ đến 109o 21’05” kinh độ đông và 13o 00’30” đến
13o 11’00” vĩ độ bắc, có vị trí tiếp giáp:
- Phía đông giáp biển Đông
- Phía tây giáp huyện Phú Hòa
- Phía nam giáp huyện Đông Hòa
- Phía bắc giáp huyện Tuy An
Thành phố Tuy Hòa có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua là
huyết mạch giao thông từ Bắc vào Nam. Quốc lộ 25, đường ĐT 645 nối Phú Yên với
các tỉnh Tây Nguyên. Sân bay Tuy Hòa là huyết mạch giao thông liên kết Tuy Hòa với
Thành Phố Hồ Chí Minh bằng đường hàng không.
Tổng diện tích tự nhiên 10.682 ha. Cơ cấu 100 % . Trong đó được chia thành ba
nhóm chính

- Đất nông nghiệp 5.733,35 ha (Cơ cấu 53,67%)
- Đất phi nông nghiệp 3.044,7 ha (Cơ cấu 28,5%)
- Đất chưa sử dụng 1.903,93 ha (Cơ cấu 17,82%)
Phần lớn diện tích đất nông nghiệp của thành phố nằm ở hệ thống thủy nông
Đồng Cam, lại ở vùng trũng thấp, mặt bằng đồng ruộng không đều thường bị khô hạn,
thiếu nước vào mùa nắng, ngập úng vào mùa mưa, mỗi năm có từ hai đến ba trận lụt
nên việc bố trí cây trồng, thời vụ bị hạn chế.

3


Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính TP. Tuy Hòa

4


* Khí hậu - thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có hai mùa rõ rệt:
- Mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8
- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12
- Ẩm độ trung bình 80,7%
- Lượng mưa trung bình / năm 1670 mm
- Tháng mưa cao nhất 9,10,11 số ngày mưa trung bình 126 ngày/ năm
- Số giờ nắng 2721 giờ
- Nhiệt độ trung bình /năm 25oC-27,5oC
- Gió thịnh hành theo hai hướng Đông - Bắc vào mùa đông, Tây - Nam vào
mùa hè.
Do khí hậu thời tiết thay đổi thất thường ảnh hưởng đến việc chăn nuôi gia súc,
gia cầm trên toàn tỉnh, ví dụ trong năm 2006 làm cho đàn bò ở huyện Sông Hinh chết
rét và đói khoảng 432 con, đàn heo ở huyện Phú Hòa bị lở mồm long móng phải tiêu

huỷ 135 con. Tổng đàn gia cầm không ổn định sau đợt dịch cúm gia cầm năm 2006,
2007. Các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng dễ xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm.
* Điều kiện xã hội
Theo số liệu thống kê năm 2007 dân số của thành thố Tuy Hòa là 143.850
người và mật độ cư là 1.347 người/km2. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trong năm 2006 là
1,1%.
2.2. Tình hình chăn nuôi và Thú y
Trong ngành nông nghiệp thì tỷ trọng ngành chăn nuôi còn thấp, chưa trở thành
ngành sản xuất chính. Qui mô chăn nuôi nhỏ, manh mún, chưa hình thành trang trại
lớn. Theo số liệu thống kê của phòng kinh tế thành phố Tuy Hòa, tổng đàn gia súc, gia
cầm của TP. Tuy Hòa qua các năm như sau:
Bảng 2.1. Thống kê đàn gia súc, gia cầm thành phố Tuy Hòa từ 2006 đến 2008
Loại gia súc
(gia cầm )
Trâu

Năm 2006
( con )

Năm 2007
( con )

Năm 2008
( con )

146

150

155




7.650

9.559

10.050



620

1.820

1.950

Heo

14.739

16.760

18.500

Gia cầm

1.465.122

1.841.212


2.560.000

5


Đối với chăn nuôi heo người chăn nuôi sử dụng chủ yếu là giống lai. Đây là kết
quả lai tạo giữa con heo nái địa phương với các heo đực giống ngoại như là Yorkshire,
Landrace, Duroc, nhằm nâng cao năng suất đàn vật nuôi của địa phương.
Mạng lưới thú y của chi cục Thú Y Phú Yên đã được kiện toàn từ trạm Thú Y
thành phố đến các xã phường. Mỗi xã phường đều có một thú y chuyên trách để thực
hiện đầy đủ các nhiệm vụ và chức năng của ngành, góp phần đảm bảo an toàn tình
hình dịch bệnh giúp cho ngành chăn nuôi phát triển. Thường xuyên tổ chức tiêm
phòng định kỳ hai lần trong năm cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn thành phố
(đợt 1: vào tháng 1,2; đợt hai vào tháng 7,8). Trâu, bò được tiêm vacxin tụ huyết trùng
và lở mồm long móng. Heo được tiêm phòng vacxin dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết
trùng, lở mồm long móng. Đối với gia cầm người chăn nuôi tự mua vacxin về tiêm
phòng các bệnh như: Newcastle, đậu gà, Gumboro, tụ huyết trùng gia cầm. Vacxin
Cúm gia cầm nhà nước hỗ trợ tiêm cho đàn gia cầm giống. Khuyến khích người dân
phun thuốc sát trùng chuồng trại thường xuyên theo định kỳ. Nhờ có sự nỗ lực của
mạng lưới thú y cơ sở, các cán bộ Trạm Thú Y, và ý thức của người chăn nuôi nên tình
hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên thành phố Tuy Hòa trong những năm qua
tương đối ổn định. Ngoài công tác tiêm phòng người chăn nuôi cũng ý thức được việc
dùng thuốc để điều trị bệnh, bồi dưỡng và tẩy giun sán cho heo, tuy nhiên việc làm này
còn mang tính tự phát và không thường xuyên.
* Số liệu tiêm phòng năm 2007 của đàn gia súc như sau
Tiêm phòng vacxin lở mồm long móng:
+ Trâu bò

: 6.937 con/7.761 con. Đạt 89,4% tổng đàn


+ Heo giống : 1.427 con/1.427 con. Đạt 100%
+ Dê

: 496 con/516 con . Đạt 96%

+ Heo tiêm vacxin kép (Tụ huyết trùng + Phó thương hàn + Dịch tả): 14.250
con/18.760 con. Đạt 76% tổng đàn.
+ Tiêm phòng vacxin cúm gia cầm:
.Vịt: 111.900 con. Đạt 95% tổng đàn
. Gà: 6.860/6.860 con trong diện tiêm phòng (gà chọi +gà giống). Đạt 100%.
+ Tiêm phòng vacxin dại cho chó: 2.690 con/7.000 con. Đạt 38,43%.

6


* Số liệu tiêm phòng năm 2008 của đàn gia súc như sau
Tiêm phòng vacxin lở mồm long móng cho:
+ Trâu bò

: 5.256/5.781 con. Đạt 91% tổng đàn

+ Heo giống : 1.410 con/1.410 con . Đạt 100% số heo trong diện tiêm
+ Dê

: 190 con/230 con. Đạt 82,6%

+ Heo tiêm vacxin kép (Tụ huyết trùng + Phó thương hàn + dịch tả) tiêm được
15.000 con/18.500 con. Đạt 81,08% tổng đàn. Vacxin tai xanh tiêm được 420 con (chủ
yếu là heo nái và đực giống).

+ Vacxin cúm gia cầm:
.Vịt: 62.600 con/60.000 con. Đạt 95,84%. Gà 9.900 con chủ yếu là gà chọi
+ Tiêm phòng dại cho chó 3.100 con/6800 con. Đạt 45,59%.
Thành phố Tuy Hòa đã xây dựng một lò giết mổ gia súc tập trung và việc giết
mổ gia súc để kinh doanh đều thực hiện tại lò mổ và có sự giám sát của nhân viên Thú
y nên góp phần làm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và nâng cao vệ sinh an toàn
thực phẩm. Heo được giết mổ tại các lò mổ chủ yếu là heo được nuôi tại địa phương,
rất ít nhập từ nơi khác đến nên việc kiểm dịch và kiểm soát giết mổ cũng thuận lợi.
2.3. Một số giun sán thường kí sinh trên heo
2.3.1. Lớp sán lá (Trematoda)
Fasciolopsis buski (Sán lá ruột)
Fasciolopsis buski thường kí sinh ở ruột non đôi khi thấy ở ruột già và bao tử,
sán có màu đỏ dày, kích thước 20-75 cm, rộng 8-20 mm, dày 0,2-5,0 mm. Giác bụng
và giác bám gần nhau, giác bụng lớn hơn giác miệng. Buồng trứng phân làm ba thùy,
mỗi thùy hai nhánh nằm gần tuyến Mehlis ở giữa thân và trên tinh hoàn. Túi sinh dục
hình ống thông với bên ngoài qua lỗ sinh dục ở phía trước giác bụng. Hai tinh hoàn
phân nhiều nhánh hình cành cây nằm nửa sau thân, tuyến noãn hoàn gồm những hạt
nhỏ, xếp dày đặc hai bên thân sán.Theo Đặng văn Ngữ (1940), sán lấy ở nhiều heo
khác nhau có kích thước khác nhau trái lại ở cùng một heo thì hầu như sán trưởng
thành có cùng một kích thước.
Trứng có màu vàng chanh ở giữa phình to, hai đầu thon nhỏ, đầu có một nắp
trứng màu vàng, bên trong chứa đầy tế bào phôi, kích thước từ 0,125-0,147 x 0,0630,084 mm.
7


Chu kỳ phát triển gián tiếp, có sự tham gia của kí chủ trung gian là những ốc
nước ngọt Planorbis, Gryraulus sinensis, Segmentina…Sán trưởng thành đẻ trứng
trong ruột non heo, trứng theo phân ra ngoài gặp môi trường nước ở nhiệt độ 27-320C
sau 14-15 ngày phát triển thành miracidium chui ra khỏi trứng. Miracidium có thể
sống ở ngoài môi trường từ 6-8 giờ, sau đó xâm nhập vào ốc để biến thành sporocyst.

Sau 9-10 ngày hình thành redia ở trong gan, tụy của ốc, sau đó cercaria chui ra khỏi ốc
sau 1-3 giờ rụng đuôi và tạo kén metacercaria, khi heo ăn phải kén này sau 84-96
ngày sẽ phát triển thành sán trưởng thành ở ruột non (Phạm văn Khuê, 1966).
Echinostoma malayanum (Sán lá ruột)
Cơ thể dài 5,0-11,0 mm, rộng nhất 0,082-1,008 mm. Gai cutin bao phủ phần
trước cơ thể. Viền cổ hình tròn, đường kính 0,335-0,44 mm có 24-26 móc, mỗi bên
thùy bụng có 4 móc, kích thước móc gần bằng nhau 0,047-0,064 x 0,008-0,013 mm.
Giác miệng tròn, đường kính 0,126-0,378 mm. Trước hầu dài 0,105-0,168 mm. Hầu
hình bầu dục, kích thước 0,147-0,210 x 0,126-0,189 mm. Thực quản dài 0,105mm,
tinh hoàn hình bầu dục, lỗ sinh dục đỗ ra mép trước giác bụng. Tuyến noãn hoàng bao
gồm các bao noãn lớn, bắt đầu từ phía sau giác bụng kéo dài tới mút cuối cơ thể.
Buồng trứng tròn, tử cung chiếm phần lớn cơ thể, chứa đầy trứng. Trứng hình bầu dục
kích thước 0,074-0,105 x 0,042-0,063 mm.
Chu kì phát triển có sự tham gia của ốc nước ngọt. Vật chủ trung gian thứ nhất
là ốc Lymnaea luteola, vật chủ trung gian là ốc Lymnaea luteola, Indoplanorbis
exustus và cá Barbus stigma Trứng ra ngoài sẽ phát triển thành miracidium xâm nhập
vào ốc Lymnaea luteola, sau 6 tuần sẽ hình thành cercaria và tiếp tục xâm nhập vào ốc
Lymnaea, Indoplanorbis exustus và ốc bươu Fila sau ba tháng. Khi heo ăn phải vật
chủ trung gian thứ hai sau ba đến bốn tuần sẽ trưởng thành ở ruột non.
2.3.2. Lớp sán dây (Cestoda)
Cysticercus tenuicollis (ấu sán chó)
Sán dây trưởng thành thường không kí sinh ở heo. Chỉ có ấu trùng sán dây được
tìm thấy trên heo.
Kén Cysticercus tenuicollis là dạng ấu trùng của sán dây Taenia hydatigena. Ấu
trùng này ký sinh ở màng ruột, màng treo dạ dày, mặt gan của động vật nuôi, động vật
gậm nhấm, động vật hoang dại và cả người. Ấu trùng to bằng quả chanh, hột gà, quả
8


cam… có dạng ấu trùng Cysticercus. Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non chó, sán dài

5-7 mm, đầu có 26-44 móc xếp thành hai hàng, đốt già tử cung phân 7-10 nhánh mỗi
bên. Trứng hoặc đốt sán Taenia hydatigena từ phân chó thải ra ngoài, heo có cơ hội
tiếp xúc hoặc ăn phải trứng hay đốt sán này, vào ruột nó được giải phóng rồi xâm nhập
vào mạch máu và hệ bạch huyết tới các cơ quan hình thành nang Cysticercus
tenuicollis.
Cysticercus tenuicollis gây viêm gan, viêm màng treo ruột, viêm phổi. Heo bị
nhiễm sẽ bị kém ăn, tăng thân nhiệt, tăng nhịp tim, hô hấp tăng, giảm khả năng tăng
trọng từ 20-60 %.
Cysticercus cellulosae (gạo heo)
Cysticercus cellulusae có hình bầu dục giống hạt gạo dài 6-15 mm, rộng 3-5
mm. Ngoài cùng là lớp màng mỏng bên trong là lớp dịch trong suốt, trong đó có một
chấm trắng đó là đầu sán. Đầu sán có bốn giác bám, đỉnh đầu có 22-32 móc, mắt
thường không thể nhìn thấy được.
Người là vật chủ duy nhất chứa sán dây. Đốt sán rụng theo phân ra ngoài nếu
heo, chó, thỏ... ăn phải đốt sán hoặc trứng sán trong thức ăn, nước uống vào trong ruột
oncosphere được giải phóng xâm nhập vào ruột vào máu theo vòng tuần hoàn, hệ lâm
ba đến các cơ quan, sau 20 ngày xuất hiện đầu, sau 40-45 ngày hình thành dạng
Cysticercus cellulosae ở cơ tim, cơ hoành cách mô, cơ liên sườn, cơ thăn, cơ màng
bụng tạo thành gạo. Trong quá trình di hành nhiều phôi trùng bị phá hủy, sau 2-4 tháng
từ khi vật chủ trung gian ăn phải trứng sẽ thành Cysticercus cellulosae hoàn chỉnh ở
trong cơ.
2.3.3. Lớp giun tròn (Nematoda)
Ascaris suum (Giun đũa)
Ascaris suum có màu trắng ngà, hai đầu hơi nhọn, con đực nhỏ hơn con cái và
đuôi thường cong về mặt bụng. Đầu có ba môi trên rìa môi có một hàm răng cưa. Con
đực dài 12-25 cm có hai gai giao hợp dài bằng nhau 1,2 -2 mm không có túi giao phối.
Con cái dài 30-35 cm, đuôi thẳng. Trứng có màu bầu dục hơi tròn kích thước 0,0560,087 x 0,046-0,067mm, vỏ gồm bốn lớp màu vàng sậm hay vàng cánh gián. Lớp
ngoài cùng có cấu tạo bằng lipoprotein và albumin, bên trong trứng có chứa tế bào
phôi.
9



Chu kỳ phát triển trực tiếp không qua ký chủ trung gian, trứng theo phân ra
ngoài gặp oxigen, độ ẩm, nhiệt độ thích hợp sẽ hình thành ấu trùng gây nhiễm ở trong
trứng. Khi heo ăn phải trứng này vào đến ruột non dưới tác dụng của men tiêu hóa, ấu
trùng được giải phóng ra khỏi lớp vỏ, theo mạch máu di hành về tĩnh mạch cửa vào
gan sau đó di hành lên tim theo động mạch phổi lên phổi vào phế nang rồi theo phế
quản lên xoang miệng và lại được nuốt vào ruột sau 54-62 ngày chúng phát triển thành
giun trưởng thành (Trịnh văn Thịnh và Phạm văn Khuê, 1982).
Trong giai đoạn di hành, ấu trùng gây viêm phổi, xuất huyết. Dạng trưởng
thành kí sinh ở ruột làm loét niêm mạc ruột, số lượng nhiều gây có tắc ruột hoặc thủng
ruột. Các sản phẩm của quá trình trao đổi chất gây còi cọc, chậm lớn, gây tắc ruột và
thủng ruột. Ascaris suum sử dụng nhiều Ca2+ làm cho gia súc co giật, mềm xương. Khi
di hành lên ống mật sẽ gây vỡ ống mật.
Bệnh tích: Phổi viêm có nhiều larvae. Niêm mạc ruột non viêm loét có nhiều
dịch nhầy, ruột giãn rộng và sưng to, gan, phổi viêm xơ hóa thành những vệt dài.
Trichocephalus suis (Giun tóc)
Trichocephalus suis thường kí sinh ở ruột già, manh tràng của heo. Cơ thể chia
làm hai phần rõ rệt. Phần đầu thất nhĩ hình sợi tóc, cắm sâu vào màng nhầy ruột. Phần
đuôi lớn hơn treo lơ lửng trong lòng ruột. Thực quản có hình chuỗi hạt. Giun đực có
dài 20-80 mm, đuôi thường cong lại, có bao giai giao phối với nhiều gai nhỏ phủ ở
trên, có một gai giao hợp dài . Giun cái dài 35-70 mm, đuôi không cong. Âm hộ nhô ra
dạng hình trụ hơi cong ở đoạn dưới thực quản 1/3 phía thân sau. Hậu môn ở cuối thân.
Trứng có hình elip, lớp vỏ dày màu vàng sậm hoặc màu hơi đen. Bên trong có
chứa tế bào phôi màu vàng, hai đầu trứng có nắp sáng không bắt màu hình dùi trống,
kích thước của trứng 0,027-0,040 mm x 0,052-0,08 mm.
Chu kì phát triển của giun là chu kì phát triển trực tiếp không có sự tham gia
của kí chủ trung gian. Trứng theo phân ra ngoài gặp các điều kiện thuận lợi qua 25-28
ngày phát triển thành trứng có chứa ấu trùng gây nhiễm, khi gia súc ăn phải trứng gây
nhiễm vào ruột, ấu trùng được giải phóng chui vào lớp nhung mao ruột. Ở đây ấu trùng

lột xác rồi quay trở xuống ruột phát triển thành trưởng thành. Thời gian phát triển
thành trưởng thành tùy theo loài. Trichocephalus suis ở heo là 30 ngày (Phạm văn
Khuê,1982) giun sống trong cơ thể heo là 114 ngày.
10


Giun cắm sâu vào niêm mạc ruột gây loét to bằng hạt đậu xanh. Khi nhiễm
nặng manh tràng ruột già bị xuất huyết màu hồng đỏ hoặc hồng sậm, heo bị nhiễm nhẹ
triệu chứng không rõ, khi nhiễm nặng con vật gầy, thiếu máu, phân có lẫn máu, tiêu
chảy. Độc tố tiết ra làm cho nhung mao và các tế bào biểu mô bị hư hỏng nặng.
Oesophagostomum spp. (Giun kết hạt)
Oesophagostomum dentatum: Giun dài 7 – 14 mm, miệng có vỏ xung quanh bằng
chitine. Túi miệng nông, vành phóng xạ ngoài gồm 10 cánh. Gai cổ ở 2 bên chỗ phình
của thực quản. Con đực dài 7 – 10 mm, hai spicule dài bằng nhau 0,90 – 0,94 mm. Túi
đuôi phát triển mạnh, con cái dài 8 – 14 mm. Âm hộ nằm gần hậu môn. Hậu môn cách
mút đuôi 0,225 – 0,265 mm. Trứng hình bầu dục gồm hai lớp vỏ, hai đầu hơi tù màu
xám nhạt, bên trong có từ 8 – 16 tế bào phôi.
Oesophagostomum longycaudum: Con đực dài 7,8 – 9,6 mm, spicule dài 0,815
– 0,915 mm, bánh lái có dạng xẻng, các sườn nâng đỡ túi đuôi phát triển kém. Con cái
dài 8 – 11 mm, túi đuôi rất dài và thon nhọn. Hậu môn nằm cách mút đuôi 0,453 –
0,543 mm, âm hộ cách đuôi 0,906 – 0,951 mm. Trứng gần giống của
Oesophagostumum dentatum.
Oesophagostomum brevicaudatum: Cơ thể dài từ 7 – 14 mm, cánh đầu nhỏ, có
phần mở rộng thực quản về phía trước. Con đực có spicule dài 1,05 – 1,23 mm, con cái
lỗ sinh dục hơi lồi cách mút đuôi 0,186 – 0,225 mm, đuôi dài 0,081 – 0,120 mm.
Tất cả các loài này đều vòng đời phát triển trực tiếp, không cần có sự tham gia
của kí chủ trung gian. Trứng theo phân ra ngoài tùy theo nhiệt độ cao hay thấp mà
trứng phát triển nhanh hay chậm. Nếu ở nhiệt độ 25 – 30 0 C sau 10 – 16 giờ phát triển
thành trứng có chứa ấu trùng (L1). Ấu trùng chui ra khỏi trứng qua hai lần lột xác sau
5 – 8 ngày để trở thành ấu trùng gây nhiễm và có sức đề kháng tương đối mạnh với

nhiệt độ cao, ẩm độ thấp và các chất hóa học so với ấu trùng chưa thấy nhiễm. Khi gia
súc ăn phải ấu trùng gây nhiễm sau hai ngày đã xuất hiện những u hạt ở manh tràng và
ruột già. Ấu trùng lột xác trong u kén này sau 8 – 10 ngày sau đó trở lại xoang ruột lột
xác lần nữa và phát triển thành con trưởng thành. Thời gian hoàn thành chu kỳ phát
triển dài ngắn khác nhau tùy từng loài.
2.3.4.Lớp giun đầu gai (Acanthocephala)
Macracanthorhynchus hirudinaceus
11


Đầu có vòi, cơ thể phân đốt giả. Trên vòi có 5- 6 hàng móc, kích thước móc
0,16 mm. Con đực dài 7-15 cm, hình trụ tròn túi, đuôi hơi tròn, cơ quan sinh dục
chiếm 2/3 khoang thể. Con cái khoảng 30-68 cm có nhiều bọc trứng, trứng hình bầu
dục hay oval dài 0,080-0,100 mm rộng 0,051-0,056 mm bên trong có chứa ấu trùng
Acanthor có móc ở đầu. Lớp vỏ thứ hai dày màu nâu thẫm.
Phát triển gián tiếp có sự tham gia của vật chủ trung gian là những côn trùng
cánh cứng như bọ dừa Melolontha malolotha, M. hippocastani, M. vulgaris, Cetonia
aurata, Liocola brevitarsis, Gymnopleurus vupsus…
Vật chủ trung gian ăn phải trứng ấu trùng được giải phóng di chuyển về ruột
phát triển thành ấu trùng gây nhiễm. Ấu trùng của Marcracanthorhynchus có thể phát
triển được trong larvae và nymph của vật chủ trung gian. Thời gian phát triển trong vật
chủ trung gian kéo dài từ 2-13 tháng. Khi heo ăn phải vật chủ trung gian, ấu trùng về
ruột non phát triển thành trưởng thành sau 70-110 ngày. Giun có thể sống trong ruột
non heo từ 15-23 tháng.
2.4. Một số công trình nghiên cứu tình nhiễm giun sán trên heo ở các tỉnh phía
Nam
Các công trình nghiên cứu về giun sán kí sinh trên heo ở các tỉnh phía Nam
được tổng kết bởi tác giả.
Lương Văn Huấn (1994) đã mổ khám toàn diện theo tuổi 196 heo ở 3 tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Long An, Kiên Giang) và mổ khám không toàn

diện 5044 heo ở 5 tỉnh phía Nam (Phú Khánh, Tây Ninh, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh
và Minh Hải). Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm giun sán trên heo là 87,8% gồm 3 lớp là
giun tròn 93,6%, sán dây 36,6%, sán lá 31,1%. Nhiễm ghép từ 1 - 2 loài là 43,6%,
nhiễm ghép từ 3 - 4 loài 32,5%, nhiễm từ 5 - 6 loài 15,1% và nhiễm trên 6 loài là
3,2%. Thành phần giun sán kí sinh trên heo gồm 19 loài: 1 loài sán lá, 2 loài sán dây
và 16 loài giun tròn. Tỉ lệ nhiễm ở các loài như sau: Ascaris suum 64,3%, Taenia
hydatigena (larvae) 32,5%, T. solium 1,0%, Gnathostoma hispidium 3,6%,
Metastrongylus elongatus 12,2%, M. salmi 13, %, Oesophagostomum dentate 28,6%,
Oesophagostomum longycaudum 31,6%, Trichocephalus suis 2,6%. Tác giả cho biết
không thấy nhiễm Fasciolopsis buski và Macracanthorhynchus hirudinaceus, hai loài
Ascaris suum và Trichocephalus suis nhiễm cao ở nhóm 3-4 tháng tuổi sau đó giảm
12


dần ở lứa tuổi cao hơn, Cysticercus cellulosae bắt đầu nhiễm từ 5-7 tháng tuổi và tăng
dần theo tuổi, các loài còn lại đều nhiễm tăng nhiễm dần theo tuổi.
Mai thị Thu Thủy (1997) bằng mổ khám đã tổng kết được 3 lớp với 13 loài giun
sán kí sinh ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long cho thấy tỉ lệ nhiễm lớp giun tròn rất cao
100%, kế đến là lớp sán lá nhiễm 1,76% và lớp sán dây là 0,58%. Các loài mà tác giả
này tìm được: Ascaris suum, Ascarops dentata, Ascarops strongylina, Metrastrongylus
salmi, Oesophagostomum dentatum, O.longycaudum, Physocephalus sexalatus,
Railletstrogylus

samoentus,

Oesophagostomum

brevicaudatum,

Echinostoma


malayanum, Cysticercus tenuicollis và Trichocephalus suis.
Theo Nguyễn Hữu Phương (2005), qua mổ khám 120 heo thịt ở lò mổ tập trung
huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã định danh được 3 loài giun sán thuộc 2 lớp Cestoda
và Nematoda với tỉ lệ 34,16% bao gồm Cysticercus tenuicollis (0,83%), Ascaris suum
(34,16%) và Trichocephalus suis (1,66%).
Trần Quí Xuyên (2006) phỏng vấn 150 hộ chăn nuôi heo ở 3 xã (Tân Hạnh, Lộc
Hòa và Thạnh Quới) của huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long và theo dõi 100 heo thịt
được giết mổ đã ghi nhận: có 1823 con heo trong đó gồm 168 heo nái sinh sản, 33 heo
hậu bị. 1104 heo thịt và 518 heo con. Đa số các hộ này tự gây giống và mua heo trong
tỉnh để nuôi. Số nái được gieo tinh nhân tạo rất nhiều (chiếm 92,6%). Số hộ chăn nuôi
cho heo ăn thức ăn tự trộn chiếm 57,33%, thức ăn công nghiệp 14,67%, kết hợp với cả
hai dạng 28,00%. Số heo thải phân trực tiếp ra sông, rạch khá nhiều (61,33%). Qua
theo dõi 100 heo được giết thịt có 12 heo bị bệnh tích trên cơ quan phủ tạng chiếm
12%. Trong đó bệnh tích trên phổi chiếm tỉ lệ cao 7%, trên tim thấp nhất 1%. Tổng số
có 14 heo nhiễm giun chủ yếu là Ascaris suum.
Tạ Đức Dung (2006) đã phỏng vấn 102 hộ chăn nuôi ở huyện Lâm Hà tỉnh Lâm
Đồng có 2196 heo được ghi nhận, gồm 258 heo nái sinh sản, 4 heo nái hậu bị, 154 heo
thịt và 387 heo con theo mẹ. Đa số các hộ chăn nuôi tự gây giống và mua heo từ trong
tỉnh về nuôi. Tỉ lệ gieo tinh nhân tạo cho heo nái chiếm 85,27%. Số hộ sử dụng thức
ăn công nghiệp chiếm 64,71%, thức ăn tự trộn chiếm 9,8%, kết hợp cả hai dạng chiếm
25,49%. Sử dụng nước giếng chưa xử lí để chăn nuôi heo là 99,02%. Cách xử lí phân
chưa được chú trọng, số hộ dùng phân heo chưa xử lí để bón trực tiếp cho cây còn khá
cao 92,16%. Tỉ lệ tiêm phòng các bệnh: Dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng đạt tỉ
13


lệ cao 82,35%, còn bệnh lở mồm long móng chỉ đạt 0,98%. Qua theo dõi 100 heo được
giết thịt có 11 heo thể hiện bệnh tích ở các cơ quan phủ tạng và quầy thịt chiếm 11%.
Bệnh tích trên phổi chiếm 1%. Có 31 heo nhiễm giun trên tổng số 100 heo khảo sát

(chiếm 31%), và loài giun được định danh là Ascaris suum.
Nguyễn Thị Hoàng Linh (2008) qua phỏng vấn 130 hộ chăn nuôi ở huyện Vũng
Liêm, tỉnh Vĩnh Long có 1831 con heo, gồm 1199 heo thịt, 259 heo nái và 355 heo
con. Người dân nuôi chủ yếu là heo thịt không nhân giống mua heo trong tỉnh hoặc
ngoài tỉnh về nuôi. Gieo tinh nhân tạo chiếm tỉ lệ khá cao (61,31%), sử dụng thức ăn
tự trộn là chính (65,38%) đồng thời cho ăn thêm rau xanh, việc tẩy giun đã được người
đân quan tâm, chất thải thường được người dân nuôi cá (61,54%). Qua theo dõi 185
heo có 96 heo xuất hiện bệnh tích (51,89%). Bệnh tích trên phổi chiếm cao nhất
(41,08%), lách 18,38% và gan 10,27%. Có 43 heo có nhiễm giun sán chiếm 23,24% .
Trong đó bao gồm 2 lớp Trematoda (2,16%) và Nematoda (21,08%). Bốn loài giun
sán được định danh đó là: Ascaris suum (18,38%) Trichocephalus suis (10,81%)
Fasciolopsis buski (1,08%) và Echinostoma malayanum (1,08%).
Đặng Thị Minh Tâm (2008) phỏng vấn 150 hộ và mổ khám toàn diện 160 heo
thịt tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long có 1643 heo ở 150 hộ, gồm có 2 đực giống, 153
nái 1163 heo thịt và 325 heo con theo mẹ. Kiểu chuồng có nền tráng bằng xi măng,
vách xây, mái tôn chiếm tỉ lệ 76%, nguồn nước sử dụng là nước giếng chiếm 89,33%.
Phương thức cho ăn ướt chiếm đến 90,67%, đa số các hộ có sát trùng chuồng trại, số
hộ thực hiện việc tẩy giun sán chiếm 69,33%. Tỉ lệ xuất hiện bệnh tích chung là 88,75
%, ở gan là 10,63%, phổi là 71,25%, lách chiếm 38,75%. Tỉ lệ nhiễm giun sán của
huyện Trà Ôn là 28,13%, tỉ lệ nhiễm ghép các loài như sau: từ 1 đến 2 loài 71,11%, từ
3 đến 4 loài 22,22% và trên 4 loài là 6,67%. Heo thịt có tỉ lệ nhiễm cao hơn heo nái
(heo thịt 30,08% và heo nái 18,52%). Năm loài giun sán trên heo thuộc lớp Nematoda
với tỉ lệ nhiễm như sau: Ascaris suum 18,13%, Trichocephalus suis 13,75%,
Oesophagostomum dentatum 11,25%, Oesophagostomum longycaudum 7,50% và
Oesophagostomum brevicaudatum 6,25%.

14


Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Thời gian thực hiện
Từ tháng 11/2008 đến tháng 5/2009
3.2. Địa điểm thực hiện và đối tượng nghiên cứu
- Điều tra tình hình chăn nuôi tại 3 phường: Phú Lâm, Phú Thạnh và phường 9
ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Số hộ điều tra là 90 hộ với 800 heo.
- Xác định tỉ lệ nhiễm giun sán và khảo sát một số bệnh tích trên quầy thịt tại lò
giết mổ gia súc thành phố Tuy Hòa, số lượng heo khảo sát là 100 con.
- Định danh ký sinh trùng tại Bộ môn Bệnh Lý Ký Sinh Trùng, Khoa Chăn
Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
3.3. Nội dung
Nội dung 1: Khảo sát tình hình chăn nuôi heo tại 3 phường của thành phố Tuy Hòa.
Chỉ tiêu theo dõi:
* Tình hình chăn nuôi
- Cơ cấu đàn
- Nguồn gốc heo và giống heo
- Cách phối giống
- Thức ăn, nước uống cho heo
- Sử dụng rau xanh
- Nguồn nước uống và tắm cho heo
- Chuồng trại
* Thú Y
- Xử lý phân
- Sử dụng thuốc ký sinh trùng cho heo
- Sát trùng chuồng trại
- Phòng bệnh bằng vacxin

15



Nội dung 2: Khảo sát bệnh tích trên quầy thịt và một số cơ quan nội tạng trên heo tại
lò mổ gia súc TP. Tuy Hòa.
Chỉ tiêu theo dõi:
- Biểu hiện bệnh tích trên quầy thịt
- Biểu hiện ở phủ tạng: gan, phổi
Nội dung 3: Khảo sát tình hình nhiễm giun sán trên heo bằng phương pháp mổ khám
Chỉ tiêu theo dõi:
- Định danh các loài giun sán
- Tỉ lệ nhiễm từng loài giun sán và cường độ nhiễm theo địa điểm
3.4. Dụng cụ và hóa chất
- Dụng cụ: kéo, kẹp, dao mổ, lọ đựng mẫu, rây lọc, khay, thố, sô, lame, lamel,
kính hiểm vi, đĩa petri.
- Hóa chất: Formol 10%, NaCl tinh khiết, nước cất, cồn 700, dung dịch Bargallo
(8,5 NaCl + 30 ml formol 38% + 970ml nước cất ).
3.5. Phương pháp khảo sát
3.5.1 Điều tra tình hình chăn nuôi
- Chọn được 90 hộ có nuôi heo ở 3 phường: Phú Lâm, Phú Thạnh và Phường 9 ,
sao cho phản ánh khách quan nhất về tình hình chăn nuôi ở mỗi phường.
- Điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp từng hộ nông dân bằng phiếu điều tra
nông hộ.
3.5.2. Ghi nhận bệnh tích
Chọn 100 heo có nguồn gốc ở thành phố Tuy Hòa được giết mổ ở lò mổ sau đó
quan sát quầy thịt bằng mắt thường.
- Biểu hiện bệnh tích trên quầy thịt
- Biểu hiện các cơ quan phủ tạng: Gan (gan có bị xuất huyết hay tụ huyết hay
các điểm hoại tử…), các bệnh tích trên phổi.
3.5.3. Khảo sát tình hình nhiễm giun sán
- Cơ quan tiêu hoá: Tách riêng từng bộ phận của cơ quan tiêu hóa cho vào xô và
quan sát mặt ngoài.
+ Dạ dày: Cắt dọc đường cong lớn để lộn dạ dày ra, chất chứa lắng gạn để tìm

và thu lượm giun sán. Sau đó quan sát niêm mạc xem giun có bám vào hay không.
16


+ Ruột non và ruột già: Dùng tay vuốt lấy chất chứa trong ruột, sau đó cho nước
vào trong ruột và vuốt hai hoặc ba lần để lấy hết chất chứa. Cho tất cả vào trong xô và
làm phương pháp lắng gạn để tìm kí sinh vật.
- Cơ quan hô hấp: Quan sát rìa phổi, nhất là thùy hoành cách mô. Nếu có giun
sán sẽ có những đốm trắng, khi sờ vào cảm giác hơi gồ lên và đốm trắng có hình tam
giác. Khi có dấu hiệu đó thì dùng kéo cắt dọc theo khí quản cho đến hai đáy để tìm
giun phổi. Giun tìm được cho vào dung dịch formol 10% để bảo quản.
- Hệ cơ và mô liên kết: Quan sát tổ chức dưới da, nếu có những khối tụ hạt, có
thể cắt ra để kiểm tra ấu trùng và một số giun chỉ bên trong.
- Các cơ quan khác:
+ Gan: Bóc bỏ túi mật cho vào đĩa petri để tìm sán lá. Quan sát mặt gan để tìm
ấu trùng sán dây.
+ Thận: Quan sát bên bên ngoài bao thận, ống tiểu và và dùng dao bổ đôi thận
khi nghi ngờ có giun kí sinh bên trong.
Màng treo ruột: Quan sát để tìm ấu trùng sán chó.
Trên quầy thịt cắt một vài nhát dao vào cơ đùi, cơ hoành, cơ nhai để tìm gạo
(Cysticercus cellulosae).
- Giun sán thu được đựng vào từng lọ khác nhau, mỗi lọ đều có nhãn kèm theo
Nhãn có mẫu như sau:
1. Địa điểm mổ khám
2. Lứa tuổi
3. Cơ quan kí sinh
4. Số lượng…, loài…
5. Ngày…Tháng…năm…
- Định danh phân loài
+ Phân loài dựa vào một số đặc điểm: Cấu tạo phần miệng, đuôi, gai giao hợp,

thực quản, lỗ sinh dục, chiều dài từ lỗ hậu môn đến lỗ sinh dục.
+ Đối với giun tròn: Ngâm trong dung dịch lactophenol để làm trong giun, sau
1-6 giờ (tùy giun lớn hay nhỏ), sau đó đưa giun lên kính hiểm vi để xem.

17


×