Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHẢO SÁT CÁC BỆNH VỀ MẮT TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ CHI CỤC THÚ Y TP.HỒ CHÍ MINH Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.47 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÁC BỆNH VỀ MẮT TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN
XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ CHI CỤC THÚ Y
TP.HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THANH THỤY
Ngành: THÚ Y
Lớp: TC03 TYTP
Niên khóa: 2003 - 2008

Tháng 6/2009


KHẢO SÁT CÁC BỆNH VỀ MẮT TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT
QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ
CHI CỤC THÚ Y TP.HỒ CHÍ MINH

Tác giả

ĐOÀN THANH THỤY

Khóa luận được đệ trình đề đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành
Thú Y

Giáo viên hướng dẫn


PGS.TS LÊ VĂN THỌ
BSTY VŨ KIM CHIẾN

Tháng 6/2009
i


LỜI CẢM TẠ
 Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Cha mẹ, người đã nuôi nấng, dạy dỗ, suốt một đời vì tương lai của con.
 Xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
- PGS.TS Lê Văn Thọ
- BSTY Vũ Kim Chiến
Đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
 Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi
Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi
trong những năm đại học.
Ban lãnh đạo Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị, Chi cục Thú y TP.HCM
cùng toàn thể cô, chú, anh, chị công tác tại Trạm đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi trong thời gian thực tập.
 Xin cảm ơn
Tất cả bạn bè thân yêu đã chia sẽ những khó khăn và nhiệt tình hỗ trợ tôi trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài ”Khảo sát các bệnh về mắt trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại Trạm
Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị, Chi cục Thú y TP.HCM”.
Trong thời gian thực hiện đề tài từ 24/08/2008 đến 24/12/2008 chúng tôi tiến
hành khảo sát 4.610 trường hợp chó bệnh được đem đến khám và điều trị tại Trạm.
Kết quả được ghi nhận như sau:
* Tỷ lệ bệnh về mắt trong thời gian khảo sát là 5,77 % (tương ứng với 266 ca).
* Về giống:
- Tổng số giống chó ngoại là 2.723 con trong đó có 205 con mắc bệnh về mắt
chiếm tỷ lệ 7,53 %.
- Tổng số chó giống nội được khảo sát là 1.887 con trong đó có 61 con mắc bệnh
về mắt, chiếm tỷ lệ là 3,23 %.
* Về giới tính:
- Có 129/2262 chó đực mắc bệnh về mắt, chiếm tỷ lệ 5,7 %.
- Có 137/2348 chó cái mắc bệnh về mắt, chiếm tỷ lệ 5,83 % .
* Về lứa tuổi:
- Có 199/3489 trường hợp chó dưới 5 năm tuổi mắc bệnh mắt, chiếm tỷ lệ 5,7%.
- Có 54/923 trường hợp chó từ 5 đến 10 năm tuổi mắc bệnh mắt, chiếm tỷ lệ
5,85%.
- Có 13/198 trường hợp chó trên 10 năm tuổi mắc bệnh mắt, chiếm tỷ lệ 6,56%.
* Có 6 nhóm bệnh lý về mắt được ghi nhận với tỷ lệ theo thứ tự giảm dần là: viêm
kết mạc (34,59%), viêm giác mạc (34,21%), sa tuyến lệ (15,04%), chấn thương mắt
(11,28%), đục thủy tinh thể (3,76%) và các trường hợp khác (1,12%).
* Kết quả điều trị chung các bệnh về mắt tại Trạm là 78,57%. Trong đó bệnh có
tỷ lệ khỏi cao nhất là sa tuyến lệ (100%) và bệnh đục thủy tinh thể có kết quả điều trị
thấp nhất.

iii


MỤC LỤC

Trang

Trang tựa ........................................................................................................... i
Cảm tạ ............................................................................................................... ii
Tóm tắt .............................................................................................................. iii
Mục lục ............................................................................................................. iv
Danh sách các hình ............................................................................................ vii
Danh sách các bảng ........................................................................................... viii
Danh sách biểu đồ............................................................................................. viii
Chương 1. MỞ ĐẦU....................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................ 1
1.2 Mục đích .......................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu............................................................................................ 2
Chương 2. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
2.1 Cấu tạo cơ thể học của mắt............................................................... 3
2.1.1 Bộ phận bảo vệ mắt ............................................................ 4
2.1.2 Các lớp màng bọc nhãn cầu ................................................ 5
2.1.3 Các môi trường trong suốt của nhãn cầu ............................. 8
2.1.4 Các bộ phận phụ thuộc nhãn cầu......................................... 10
2.2 Các phương pháp chẩn đoán bệnh .................................................... 10
2.2.1 Kiểm tra bằng mắt thường .................................................. 10
2.2.2 Kiểm tra giác mạc bằng thuốc thử Fluoresccin.................... 11
2.2.3 Kiểm tra áp lực mắt ............................................................ 11
2.2.4 Kính soi đáy mắt................................................................. 11
2.3 Các bệnh thường gặp trên mắt chó và phương pháp điều trị ............. 12
2.3.1 Viêm kết mạc (Mắt đỏ)....................................................... 12
2.3.2 Viêm giác- kết mạc khô (Ketatoconjunctivitis sicca) .......... 13
2.3.3 Viêm mí mắt....................................................................... 15
2.3.4 Lông quặm ......................................................................... 16
iv



2.3.5 Lông mi kép (Distichiasis).................................................. 17
2.3.6 Thể da trong mắt chó (Demoids in the eye of dogs) ............ 17
2.3.7 Sa tuyến lệ (Cherry eye) ..................................................... 18
2.3.8 Loét giác mạc ..................................................................... 19
2.3.9 Sự ăn mòn giác mạc không lành (Indolent corneal erosions)21
2.3.10 Loạn dưỡng giác mạc........................................................ 22
2.3.11 Mắt xanh (Blue eye) ......................................................... 22
2.3.12 Mờ đục thủy tinh thể (Cataract) ........................................ 23
2.3.13 Tăng nhãn áp (Glaucoma)................................................. 25
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT........................... 28
3.1 Nội dung .......................................................................................... 28
3.1.1 Thời gian và địa điểm khảo sát ........................................... 28
3.1.2 Đối tượng khảo sát.............................................................. 28
3.1.3 Dụng cụ và vật liệu khảo sát ............................................... 28
3.1.4 Nội dung nghiên cứu .......................................................... 28
3.1.5 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................. 28
3.2 Phương pháp tiến hành..................................................................... 29
3.2.1 Lập hồ sơ bệnh án............................................................... 29
3.2.2 Khám lâm sàng................................................................... 29
3.2.3 Điều trị bệnh....................................................................... 29
3.2.4 Các công thức tính.............................................................. 29
3.2.5 Xử lý thống kê.................................................................... 30
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 31
4.1 Tỷ lệ bệnh mắt trên chó.................................................................... 31
4.2 Tỷ lệ bệnh mắt trên chó theo giống .................................................. 31
4.3 Tỷ lệ bệnh mắt trên chó theo giới tính .............................................. 33
4.4 Tỷ lệ bệnh mắt trên chó theo lứa tuổi ............................................... 34
4.5 Các nhóm bệnh về mắt và kết quả điều trị ........................................ 34

4.5.1 Viêm kết mạc ..................................................................... 35
4.5.2 Viêm giác mạc.................................................................... 36
4.5.3 Sa tuyến lệ.......................................................................... 37
v


4.5.4 Chấn thương mắt ................................................................ 39
4.5.5 Đục thủy tinh thể ................................................................ 42
4.5.6 Các trường hợp khác........................................................... 42
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 44
5.1 Kết luận............................................................................................ 44
5.2 Đề nghị ............................................................................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 46
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 47

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cấu tạo mắt chó ................................................................................. 3
Hình 2.2 Hốc mắt.............................................................................................. 4
Hình 2.3 Bộ khám ngũ quang ........................................................................... 11
Hình 2.4 Lông quặm trên chó ........................................................................... 16
Hình 2.5 Thể da trong mắt chó.......................................................................... 18
Hình 4.1a Viêm kết mạc trước khi điều trị ........................................................ 36
Hình 4.1b Sau khi điều trị viêm kết mạc ........................................................... 36
Hình 4.2a Viêm (loét) giác mạc trước khi điều trị ............................................. 37
Hình 4.2b Viêm (loét) giác mạc sau khi điều trị ............................................... 37
Hình 4.3a Chó bị sa tuyến lệ ............................................................................. 38

Hình 4.3b Phẫu thuật sa tuyến lệ....................................................................... 38
Hình 4.3c Sau khi phẫu thuật sa tuyến lệ........................................................... 38
Hình 4.4a: Chó bị sa nhãn cầu........................................................................... 39
Hình 4.4b: Phẫu thuật nhét nhãn cầu................................................................. 39
Hình 4.5a Chấn thương nhãn cầu ...................................................................... 40
Hình 4.5b Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu ............................................................... 40
Hình 4.5c Sau khi hậu phẫu cắt bỏ nhãn cầu ..................................................... 40
Hình 4.6a Chó bị rách mí mắt ........................................................................... 41
Hình 4.6b Phẫu thuật may mí mắt ..................................................................... 41
Hình 4.6c Sau khi may mí mắt .......................................................................... 41
Hình 4.7 Đục thủy tinh thể................................................................................ 42
Hình 4.8 Tăng nhãn áp...................................................................................... 43
Hình 4.9 Bứu mí mắt ........................................................................................ 43

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 4.1 Tỷ lệ bệnh mắt trên chó....................................................................... 31

Bảng 4.2 Tỷ lệ bệnh mắt trên chó theo nhóm giống .......................................... 32
Bảng 4.3 Tỷ lệ từng giống chó ngoại mắc bệnh về mắt ..................................... 32
Bảng 4.4 Tỷ lệ bệnh mắt trên chó theo giới tính............................................... 33
Bảng 4.5 Tỷ lệ bệnh mắt trên chó theo lứa tuổi ................................................ 34
Bảng 4.6 Tỷ lệ các nhóm bệnh về mắt và kết quả điều trị.................................. 35

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ từng giống chó ngoại mắc bệnh về mắt ................................. 33


viii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xưa, con người đã biết thuần hóa và lai tạo giống chó rừng thành chó nhà.
Với đặc tính thông minh và trung thành, chúng giúp con người rất nhiều việc như: săn
bắn, chăn gia súc, giữ nhà,….Dần dần loài chó trở thành người bạn thân thiết với con
người trong cuộc sống. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống con
người càng được nâng cao nên việc nuôi chó không chỉ để giúp đỡ trong công việc mà
còn dùng để tiêu khiển, làm thú cảnh,…vì thế có không ít giống chó mới được nhập
vào nước ta những năm gần đây làm phong phú thêm đàn chó.
Tuy nhiên cùng với sự gia tăng đàn chó thì tỷ lệ bệnh xảy ra trên chúng ngày
một nhiều hơn. Và một trong những bệnh hiện nay được quan tâm là những bệnh về
mắt trên chó. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh về mắt, có thể là do chó mắc
những bệnh do vi khuẩn, virus, nấm, bẩm sinh,…. Nhưng phổ biến nhất là do sự bất
cẩn của chủ nuôi làm chó bị chấn thương ở mắt như bị tai nạn giao thông, bị dị vật vào
mắt hoặc cắn nhau…..và hậu quả của những bệnh này khá nghiêm trọng. Nếu thú
không được điều trị sớm và hợp lý thì không những ảnh hưởng đến thị lực của thú mà
trường hợp nặng thú sẽ bị mù hẳn.
Mắt là bộ phận rất quan trọng trên cơ thể của thú cũng như con người, chính vì
thế việc chăm sóc và bảo vệ đôi mắt là rất cần thiết. Nhân y đã có những tiến bộ kỹ
thuật rất cao và được đưa vào ứng dụng trong chẩn đoán cũng như điều trị các bệnh về
nhãn khoa. Mặc dù vậy những nghiên cứu chuyên sâu về mắt trong lĩnh vực thú y ở
nước ta vẫn còn hạn chế, nguồn tài liệu tham khảo cũng không nhiều. Tuy nhiên, trong
thực tế điều trị bệnh trên chó thì các bệnh lý về mắt cũng rất đa dạng và phổ biến.


1


Để có cái nhìn tổng quát hơn về các bệnh trên mắt chó, được sự đồng ý của
khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Trạm
Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị, dưới sự hướng dẫn của PGS. Tiến Sĩ Lê Văn Thọ
và BSTY Vũ Kim Chiến, chúng tôi tiến hành đề tài:
“KHẢO SÁT CÁC BỆNH VỀ MẮT TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT
QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ CHI
CỤC THÚ Y TP.HỒ CHÍ MINH“
1.2 MỤC ĐÍCH
Tìm hiểu các bệnh về mắt thường gặp trên chó được mang đến khám và theo
dõi kết quả điều trị.
1.3 YÊU CẦU
- Ghi nhận tỷ lệ bệnh về mắt trên tổng số chó đến khám theo giống, tuổi, giới tính..
- Ghi nhận tỷ lệ từng loại bệnh về mắt.
- Ghi nhận các triệu chứng lâm sàng của các bệnh về mắt.
- Theo dõi kết quả điều trị các bệnh về mắt.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 CẤU TẠO CƠ THỂ HỌC CỦA MẮT

7

8

9

10
11

1
12
2
3
4
5

13
6

Hình 2.1: Cấu tạo mắt chó
Chú thích:
(1) thần kinh thị giác

(8) tuyến lệ

(2) củng mạc

(9) mống mắt

(3) võng mạc

(10) đồng tử

(4) thể pha lê


(11) thủy dịch

(5) mạch mạc

(12) giác mạc

(6) dây treo

(13) mí mắt thứ ba

(7) thủy tinh thể

3


Mắt là cơ quan thu nhận ánh sáng, nó hoạt động nhờ các bộ phận phụ thuộc
bao quanh có nhiệm vụ hỗ trợ và bảo vệ gồm:
2.1.1 Bộ phận bảo vệ mắt
* Hốc mắt: Có nhiệm vụ chứa và bảo vệ nhãn cầu, là một xoang xương
hình nón nằm ở hai bên sống mũi được giới hạn bởi 6 xương: Xương trán, xương
bướm, xương hàm, xương gò má, xương khẩu cái và xương lệ. Các xương này
được bao bọc bởi màng xương hốc mắt, ở đỉnh hốc mắt, màng xương hòa nhập với
màng cứng bao quanh thị thần kinh ở phía trước, màng xương hốc mắt tiếp nối với
vách hốc mắt và màng xương mặt.
Giữa nhãn cầu và hốc mắt có tổ chức mỡ là mô đệm và nguồn cung cấp
máu chủ yếu cho hốc mắt là động mạch mắt.

Xương gò má
Xương trán


Xương bướm

Xương vòm miệng
Xương lệ
Xương hàm

trên

Hình 2.2: Hốc mắt
* Mi mắt:
- Có nhiệm vụ ngăn bớt ánh sáng, ngoại vật, các sự va chạm vào mắt và dàn
đều nước mắt để tống vật lạ ra ngoài.

4


- Mi mắt là lớp da che phủ nhãn cầu, lớp da mi mỏng, không có lớp mỡ
dưới da. Mi trên rộng và dày hơn mi dưới và chúng cách nhau bởi khe mi. Trên
chó lông mi chỉ hiện diện ở mí trên và giúp ngăn chặn bớt bụi lọt vào mắt.
- Cơ nhắm mắt chính của mi là cơ vòng cung mi. Cơ này co (nhờ tác dụng
của dây thần kinh mặt - dây thần kinh VII) làm cho khe mi hẹp lại, một phần của
cơ vòng cung mi còn đóng vai trò bơm nước mắt.
- Cơ mở mắt gồm cơ nâng mi và cơ sụn trên (cơ Muller):
+ Cơ nâng mi trên chịu trách nhiệm mở mi trên và được chi phối bởi dây
thần kinh vận nhãn (dây thần kinh III).
+ Cơ Muller là cơ trơn, bổ sung hoạt động của cơ nâng mi mắt trên.
- Sụn mi: là tấm mô liên kết đóng vai trò như bộ xương của mi mắt. Những
mô xơ liên kết quanh sụn mi bám vào màng xương hố mắt tạo thành vách ngăn
hốc mắt là giới hạn giữa mi mắt và hốc mắt. Trong sụn mi có các tuyến như:

+ Tuyến Meibomius (tuyến mi - tiết bã nhờn ở dưới kết mạc của mi mắt):
nằm ở bên trong bờ mi, có 20 - 40 tuyến trong mỗi mi mắt, những ống dẫn lưu của
chúng được phân bố dọc khe bên trong mép mi.
+ Tuyến Zeis: là tuyến bã nhờn nối liền với nang lông mi.
Ngoài ra còn có các tuyến khác như: tuyến Moll, tuyến Krause, tuyến
Wolfring nằm trên kết mạc sụn mi.
* Kết mạc:
Nằm sau sụn mi, kết mạc là một lớp niêm mạc trong suốt lót mặt sau mi
mắt và mặt trước nhãn cầu. Ở trong góc mắt, kết mạc hơi dày nhô thành cục lệ và
gấp lại thành một nếp gấp bán nguyệt rất phát triển gọi là mí mắt thứ ba. Mí mắt
thứ ba gồm lớp sụn và mô bạch mạch, đây là màng bảo vệ cơ học phụ cho mắt.
2.1.2 Các lớp màng bọc nhãn cầu
Bao gồm ba lớp từ ngoài vào trong: củng mạc, màng bồ đào, và võng mạc.
* Củng mạc:
Là lớp bên ngoài của nhãn cầu, ít có mạch máu chiếm 4/5 diện tích sau của
nhãn cầu, rất chắc, có màu trắng đục (tròng trắng) và ánh sáng không đi qua được.
5


Còn 1/5 phía trước trong suốt gọi là giác mạc, do đó có thể thấy được mống mắt ở
phía sau (tròng đen). Độ cứng của nhãn cầu là do áp suất của các dịch chứa bên
trong. Củng mạc có nhiệm vụ bảo vệ cho các lớp màng và các môi trường bên
trong.
Bề mặt ngoài của củng mạc có một lớp màng mỏng mô đàn hồi và mạch
máu gọi là thượng bì củng mạc.
Bề mặt trong của củng mạc có một lớp sắc tố nâu nối tiếp củng mạc với
giác mạc. Vùng rìa mắt là chỗ tiếp giáp giữa củng mạc và giác mạc và cũng là chỗ
tận cùng của kết mạc và bao Tenon. Củng mạc do dây thần kinh mi chi phối.
* Màng bồ đào (màng mạch nho): Là lớp lót bên trong củng mạc, là
màng giàu mạch máu gồm ba phần từ trước ra sau: mống mắt, thể mi và hắc mạc.

Mống mắt và thể mi gọi là màng bồ đào trước còn hắc mạc gọi là màng bồ đào
sau. Nhiệm vụ chung của màng bồ đào là nuôi dưỡng nhãn cầu và điều hòa nhãn
áp.
- Mống mắt cấu tạo chủ yếu bởi mô liên kết và cơ trơn, là màng ngăn giữa
tiền phòng và hậu phòng, có lỗ tròn ở giữa gọi là đồng tử. Mống mắt tiếp giáp với
thể thủy tinh phía sau và thủy dịch phía trước, màu sắc mống mắt thay đổi tùy theo
màu sắc của các tế bào sắc tố bên trong. Mống mắt được cấu tạo bởi hai cơ:
+ Cơ co đồng tử: là cơ vòng quanh đồng tử, có tác dụng làm đồng tử giảm
đường kính khi bị kích thích ánh sáng.
+ Cơ giãn đồng tử: có tác dụng làm nở đồng tử khi trong tối.
Nhờ sự co giãn phối hợp giữa cơ co và cơ giãn đồng tử nên mống mắt có tính
chất co giãn theo cường độ ánh sáng, độ nhìn xa - gần, đồng tử thu hẹp hoặc nở rộng
ra.
Mống mắt có nhiều mạch máu và các sợi thần kinh cảm giác, nó có nhiệm
vụ hạn chế các tia sáng quá mạnh từ ngoài vào mắt bằng cách điều chỉnh kích
thước đồng tử và điều tiết lượng ánh sáng, ngăn cản các tia ở vùng rìa không cho
lọt vào vì chúng sẽ làm cho hình ảnh ngoại vật trên võng mạc không rõ.

6


- Thể mi: là một gò hình nhẫn, nối liền với mống mắt ở phía trước liên tục
với hắc mạc ở phía sau. Thể mi gồm hai phần:
+ Phần ụ thể mi: nối liền sau mống mắt và nối tiếp phần phẳng, đầu ụ có
những sợi dây chằng Zinn (dây treo thủy tinh thể), phần này chứa nhiều mạch
máu, được coi là những tuyến tiết ra thủy dịch, cung cấp cho buồng trước của mắt.
+ Phần phẳng: nối liền với ụ thể mi và nối tiếp với võng mạc, phần này
không chứa mạch máu.
- Mạch mạc (hắc mạc): là lớp mô mỏng nối tiếp với thể mi, có nhiều mạch
máu và sắc tố. Nhờ sắc tố, hắc mạc tạo thành buồng tối trong nhãn cầu, tạo điều

kiện cho hình của vật hiện rõ trên võng mạc.
Hắc mạc có nhiệm vụ nuôi dưỡng phần ngoài võng mạc.
* Võng mạc:
Là màng lót trong nhất của nhãn cầu do các sợi thần kinh thị giác tỏa ra bọc
lấy toàn bộ mặt trong của mạch mạc. Về cấu tạo mô học, võng mạc gồm 10 lớp tế
bào nhưng quan trọng nhất là các tế bào thị giác. Hệ thống mạch máu trong võng
mạc rất phong phú, nằm trước các tế bào thị giác nhưng rất khó quan sát ở trạng
thái bình thường. Võng mạc tiêu thụ oxy nhiều nhất trên một đơn vị cân nặng so
với bất kỳ mô nào trên cơ thể nên có hai hệ thống tuần hoàn: 1/3 phía ngoài được
cung cấp bởi tuần hoàn mạch mạc, 2/3 phía trong nhận dinh dưỡng từ tuần hoàn
võng mạc. Cấu tạo từ trong ra ngoài, võng mạc gồm:
- Tế bào võng mạc: là loại biểu mô sắc tố, tế bào phát ra những mõm bào
tương trùm lên tế bào nhận cảm ánh sáng. Nó có vai trò tiếp nhận kích thích và
dinh dưỡng đối với tế bào nhận cảm.
- Tế bào nhận cảm ánh sáng: gồm hai loại tế bào hình que và hình nón. Tế
bào que chứa Rhodopsin giúp thú nhìn được trong bóng tối. Tế bào nón chứa
Iodosin giúp thú nhìn sự vật trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
- Tế bào lưỡng cực thứ I: kích thích ánh sáng từ tế bào que và nón sẽ truyền
đến sợi gai của tế bào này sau đó theo sợi trục của tế bào đến các tế bào hạch ở
dưới.
7


- Tế bào hạch: kích thích sẽ được truyền tiếp đến những tế bào đa cực gọi là
tế bào hạch. Những tế bào này sẽ tạo ra hạch thần kinh thị giác. Có hai dạng: hạch
lớn tham gia hình thành cảm giác thấy, hạch nhỏ giữ vai trò giao cảm liên lạc với
các trung khu ở hành tủy. Những hạch này còn tiết ra dịch chảy về thủy tinh dịch.
- Sau lớp hạch là lớp sợi thần kinh được tạo bởi nhánh trục của những tế bào
hạch để tạo ra thần kinh thị giác. Các sợi thần kinh thị giác đi qua lỗ thị giác, giao thoa
với thị thần kinh bên kia rồi truyền cảm giác vào thùy chẩm là cơ quan thị giác trung

ương.
Ngoài những tế bào thần kinh trên, võng mạc còn có mô thần kinh đệm,
chứa những tế bào thần kinh đệm xếp thành cột hướng từ trong ra ngoài.
Tuy nhiên không phải tất cả các vùng của võng mạc đều có cấu tạo giống
nhau vì hình ảnh thường chỉ tập trung ở đáy nhãn cầu. Ở vùng này cảm giác và thị
giác rõ hơn và được gọi là điểm vàng, tập trung nhiều tế bào nhận ánh sáng. Một
vùng khác của võng mạc là điểm mù, không chứa tế bào nhận ánh sáng mà chỉ là
nơi tập trung các sợi trục của tế bào hạch để tạo thành dây thần kinh thị giác.
2.1.3 Các môi trường trong suốt của nhãn cầu
Bao gồm: giác mạc, thủy dịch, thủy tinh thể và thể pha lê.
* Giác mạc:
Chiếm 1/5 phần trước của vỏ ngoài nhãn cầu, trong suốt, có độ cong và hơi
lồi ra phía trước như mặt kính đồng hồ. Mặt trước giác mạc lồi, mặt sau lõm và
mặt trước nhỏ hơn mặt sau.
Mặt trước giác mạc được bao phủ bởi 5 đến 6 lớp tế bào biểu mô, có tác
dụng kháng lại sự nhiễm trùng hơn những lớp sâu của giác mạc. Mặt sau giác mạc
cũng được bao phủ một lớp tế bào nội mô, có chức năng làm thoát lượng nước
thừa từ giác mạc, nên khi bị tổn hại lớp này thì giác mạc sẽ bị phù và đục.
Giác mạc không có mạch máu và bạch mạch, có cấu tạo gồm 5 lớp từ ngoài
vào trong: Lớp biểu mô, màng Bowman, nhu mô, màng Descemet và nội mô.
- Lớp biểu mô: chiếm khoảng 10% bề dày giác mạc, là biểu mô lát kép
không hóa keratin tạo thành, có nhiệm vụ bảo vệ giác mạc chống nhiễm trùng.
8


Nếu có vết loét thì các tế bào biểu mô lân cận sẽ di chuyển đến và phát triển nhanh
chóng để lấp lại chỗ khuyết. Biểu mô nhận oxy trực tiếp từ không khí để khử nước
và tham gia quá trình chuyển hóa năng lượng xảy ra trong nhu mô.
- Màng Bowman: có các sợi collagen xếp lộn xộn đi vào nhu mô phía
trước. Lớp Bowman dính vào nhu mô bởi các sợi collagen.

- Nhu mô: chiếm 90% bề dày giác mạc, gồm các lớp collagen nằm sát nhau.
Collagen chiếm 71% toàn bộ trọng lượng khô giác mạc. Nhu mô khi bị tổn thương
sẽ để lại sẹo.
- Màng Descemet: là lớp màng đàn hồi, rất dai và có khả năng tái sinh, hình
thành một màng mới nếu có sự viêm loét.
- Nội mô: Là lớp tế bào hình lục giác dẹp lót ở mặt trong giác mạc, phân
cách với tiền phòng, có vai trò quan trọng trong việc làm khô nước và nuôi dưỡng
giác mạc, đồng thời giữ cho giác mạc được trong suốt.
* Thủy dịch:
Là chất lỏng trong suốt do thể mi tiết ra, có cấu tạo giống như dịch não tủy,
chứa trong khoảng cách giữa mặt sau giác mạc và mặt trước thủy tinh thể, bị ngăn
thành hai khoang bởi mống mắt, gọi là tiền phòng và hậu phòng.
Tiền phòng được giới hạn phía trước bởi giác mạc và rìa giác mạc, giới hạn
phía sau bởi mống mắt. Chỗ thoát thủy dịch từ tiền phòng ra ngoài nhãn cầu qua
góc mống mắt- giác mạc hay là góc tiền phòng.
Hậu phòng được giới hạn phía trước là mặt sau mống mắt và phía sau bởi
thủy tinh thể.
Tiền phòng và hậu phòng thông thương nhau qua lỗ đồng tử. Thủy dịch sau
khi được tiết ra từ thể mi được dẫn lưu từ hậu phòng ra tiền phòng qua lỗ đồng tử
và thoát ra ngoài nhãn cầu qua góc tiền phòng trong hệ thống ống dẫn lưu nhỏ là
ống Schlemm nằm trên củng mạc.
Thủy dịch có nhiệm vụ nuôi dưỡng các tổ chức vi mạch của nhãn cầu như
giác mạc, thủy tinh thể. Và thủy dịch còn đóng vai trò quan trọng trong điều hòa
nhãn áp do thể mi tiết ra.
9


* Thủy tinh thể:
Là thấu kính trong suốt có tính đàn hồi, hai mặt lồi, mặt sau lồi hơn mặt
trước, nằm sau mống mắt và đồng tử.

Thủy tinh thể của chó tương đối lớn, đường kính 10-12 mm và dày 7-8 mm.
Thủy tinh thể được treo vào ụ thể mi bằng các dây chằng Zinn, tạo tác động bởi cơ
thể mi. Khi mắt điều tiết để nhìn rõ vật lạ ờ xa hay ở gần, thủy tinh thể sẽ thay đổi
hình dạng như tăng độ cong hoặc giảm độ cong do sự co giãn của thể mi.
Cấu tạo thủy tinh thể gồm: lớp bao, lớp vỏ bên ngoài và hạt nhân bên trong. Thú
càng già, thủy tinh thể giảm tính đàn hồi, trở nên cứng hơn và khó thay đổi hình dạng.
Thủy tinh thể không có mạch máu và dây thần kinh, nó được nuôi dưỡng
bằng sự thẩm thấu của thủy dịch và nó có nhiệm vụ làm hội tụ ánh sáng trên võng
mạc.
* Thể pha lê:
Chiếm 4/5 thể tích nhãn cầu, không có mạch máu, là một chất dịch dạng
keo giống lòng trắng trứng, và được bao bọc bởi một lớp màng Hyaloid, nằm phần
sau nhãn cầu, tiếp giáp với mặt sau bao thủy tinh thể, dây chằng Zinn, thể mi và
võng mạc.
Thể pha lê nếu mất đi sẽ không tái tạo lại được.
Thể pha lê có nhiệm vụ dẫn truyền ánh sáng sau khi hội tụ ở thủy tinh thể vào
đến võng mạc. Ngoài ra, nó còn làm nhiệm vụ dinh dưỡng của thủy tinh thể và võng
mạc.

10


2.1.4 Các bộ phận phụ thuộc nhãn cầu
* Tuyến lệ:
Mỗi mắt có chứa tuyến lệ chính phía trên mắt và hai tuyến lệ phụ ở mí mắt
thứ ba, có nhiệm vụ tiết ra nước mắt, và nước mắt có chứa muối nên có tính sát
khuẩn nhẹ.
- Sự tiết nước mắt: Bề mặt của nhãn cầu được giữ ẩm và bóng láng nhờ
nước mắt được tiết ra bởi tuyến lệ cùng với những ống tuyến tiết chất nhờn của
những tổ chức tiết khác và những tế bào của kết mạc và mi mắt.

- Sự hình thành lớp phim nước mắt trước giác mạc (từ tuyến lệ chính và
tuyến lệ phụ) tạo nên lớp dịch giác mạc bao gồm 3 lớp: lớp mỡ bên trong, lớp
nước mắt ở giữa và lớp nhầy ở ngoài để làm giảm bớt sự bốc hơi của lớp nước bên
dưới.
* Các cơ vận nhãn:
Gồm 6 cơ:
- 4 cơ thẳng: đi ra từ đỉnh hốc mắt đến phía trước của nhãn cầu giúp đưa
mắt lên trên, xuống dưới, vào trong và ra ngoài.
- 2 cơ chéo: cơ chéo trên đưa mắt xuống dưới và ra ngoài, cơ chéo dưới đưa
mắt lên trên và vào trong.
- Bao cơ: tất cả các cơ đều có bao cơ bọc bên ngoài gần những điểm bám củng
mạc của các cơ, và bao cơ nối tiếp với bao Tenon (bao cơ bọc đoạn củng mạc của nhãn
cầu).
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH
2.2.1 Kiểm tra bằng mắt thường
Việc kiểm tra được thực hiện trong một phòng đủ ánh sáng nhưng có thể
được làm tối đi dễ dàng khi cần thiết. Đối với những giống chó nhỏ thì chủ nuôi
giữ trên bàn kiểm tra, cố định đầu và hướng về nguồn sáng giúp cho sự quan sát
thuận lợi, đối với những giống chó có tầm vóc lớn thì có thể để chúng ngồi trên
sàn nhà kiểm tra. Sử dụng dụng cụ khám mắt để dễ dàng quan sát và có sự so sánh

11


ở cả hai mắt. Quan sát từng bộ phận, từ ngoài vào trong: mí mắt, kết mạc, nhãn
cầu, giác mạc, mống mắt, đồng tử.
Sờ nắn quanh hốc mắt, mi trên - dưới sẽ giúp ước lượng được cảm giác ở
vùng thể mi và nhận thức được các khối u, các ổ viêm bên trong và xung quanh hố
mắt.


Hình 2.3: Bộ khám ngũ quan
2.2.2 Kiểm tra giác mạc bằng thuốc thử Fluorescein
Sử dụng giấy thấm thuốc thử Fluorescein vô trùng thì thích hợp hơn thuốc
nhỏ trong việc xác định vết loét hoặc vết trầy trên giác mạc. Do lớp biểu mô tại đó
không còn nên giác mạc sẽ được nhuộm xanh. Ngoài ra, giấy thử Fluorescein này
còn rất hữu ích trong việc chứng minh sự hiện diện của bệnh Keratoconjunctivitis
sicca (viêm giác - kết mạc khô) bằng việc đổi từ màu hồng thành màu đỏ tươi.
2.2.3 Kiểm tra áp lực mắt
Trong điều kiện sinh lý bình thường, áp lực mắt của chó biến thiên từ 15-25
mmHg. Đối với những giống chó nhạy cảm thì có thể tăng đến 30 mmHg khi có
sự hưng phấn nhưng sẽ trở lại trạng thái ban đầu rất nhanh trừ trường hợp có bệnh.

12


Dùng hai ngón tay trỏ ấn vào hai mi mắt trên vùng củng mạc, khi mắt đã
đóng kín thì có thể cảm nhận được áp lực nội nhãn. Nếu một mắt có nhãn áp cao
hơn bình thường khi sờ nắn sẽ có cảm giác bên đó căng hơn.
2.2.4 Kính soi đáy mắt
- Trực tiếp: giúp thu nhận hình ảnh rõ nét từ tận sâu trong mắt đã được
phóng đại khoảng 14 lần. Khoảng cách từ mắt người khám đến mắt thú là 2,5cm,
đồng thời mắt người và thú phải ở cùng một phía khi kiểm tra. Phương pháp này
hơi khó thực hiện do sự cử động của thú và đòi hỏi kinh nghiệm của bác sĩ.
- Gián tiếp: bằng cách đặt một thấu kính lõm ngay phía trước kính soi đáy
mắt chuẩn và với khoảng cách 37cm ta sẽ thu được một hình ảnh đảo ngược và
được phóng to gấp 4 lần. Cách quan sát này sẽ tạo ra một khoảng cách xa hơn và ít
nguy hiểm hơn. Hình ảnh đáy mắt quan sát được sẽ nhỏ hơn nhưng rõ và sáng
hơn. Khi có sự mờ đục giác mạc, sự xơ cứng hay xuất huyết trong pha lê thể thì sẽ
nhận được một phản xạ ở đáy mắt và quan sát thấy được bằng phương pháp gián
tiếp trong khi đó rất khó nhận thấy nếu dùng kính soi trực tiếp. Vùng võng mạc

quan sát được sẽ rộng lớn nhất là ở phần trung tâm với gai thị, mạch bạch huyết và
điểm vàng.
Phương pháp trực tiếp thích hợp khi nghiên cứu những chi tiết cực nhỏ và
phần trước của mắt, còn phương pháp gián tiếp sẽ cho hình ảnh sáng hơn, nổi rõ
hơn của đáy mắt.
2.3 CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN MẮT CHÓ VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐIỀU TRỊ
2.3.1 Viêm kết mạc (mắt đỏ)
Là sự viêm hoặc nhiễm trùng của màng kết. Kết mạc có thể bị kích ứng bởi
phấn hoa, cỏ,… hoặc do vi rút, vi khuẩn, nấm.
* Triệu chứng :
Triệu chứng của bệnh viêm kết mạc có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên
nhân. gây bệnh. Mắt bị đỏ do vừa bị kích ứng vừa bị nhiễm trùng. Đó là nguyên
nhân gây phù hoặc tích tụ nhiều chất lỏng, đồng thời cũng làm gia tăng kích thước
13


và số lượng mạch máu trong mô. Một trong hai nguyên nhân trên dẫn đến mắt có
mủ.
Nguyên nhân nhiễm trùng thường là do vi khuẩn, nấm,…và tạo ra một lớp
mủ vàng dày đặc hoặc mủ xanh. Khi nhắm mắt mí mắt bị dính lại với nhau do sự
tích tụ của tế bào bạch cầu được phóng thích để chống lại sự nhiễm trùng. Viêm
kết mạc thường gây đau, là nguyên nhân làm cho thú cào hay cọ sát mắt vào ghế,
thảm,….
* Tiên lượng:
Viêm kết mạc không đe dọa đến cuộc sống, tuy nhiên, trong trường hợp
nhiễm trùng, vi sinh vật lan rộng và ảnh hưởng đến những cấu trúc khác của mắt
làm cho thị lực bị suy yếu. Thêm vào đó, sự nhiễm trùng do dị vật có thể là
nguyên nhân gây loét giác mạc. Viêm kết mạc có thể là một triệu chứng của nhiều
bệnh nguy hiểm khác như bệnh Carre. Một vài trường hợp viêm kết mạc bị nhiễm

trùng có thể truyền lây qua những cá thể khác cùng bầy, tuy nhiên nếu viêm do bị
kích ứng thì bệnh sẽ không lây lan và không ảnh hưởng đến những cá thể khác.
* Điều trị :
Thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ thường được sử dụng trong việc điều trị.
Thuốc nhỏ mắt dễ hòa tan nên được cung cấp mỗi giờ, trong khi đó thuốc mỡ có
tác dụng kéo dài hơn thường được sử dụng 2-3 lần /ngày.
Nếu nguyên nhân do dị ứng thì nên sử dụng những loại thuốc có chứa chất
kháng viêm, như hydrocortisone.
Nếu nguyên nhân là nhiễm trùng thì sử dụng thuốc kháng khuẩn hoặc kháng nấm.
Trong một vài trường hợp có thể kết hợp thêm kháng sinh dạng uống để
điều trị cục bộ.
Tuy nhiên trường hợp viêm dẫn đến loét giác mạc thì không được sử dụng
thuốc có chứa corticoid vì chất này cản trở sự lành vết thương và làm vết loét trở
nên xấu hơn.
Hầu hết bệnh viêm kết mạc đáp ứng tốt với thuốc nên sẽ bình phục hoàn
toàn từ 1-2 tuần.
14


2.3.2 Viêm giác - kết mạc khô (Ketatoconjunctivitis sicca)
Viêm giác - kết mạc khô hoặc bệnh khô mắt là những từ đồng nghĩa để chỉ
một căn bệnh mắt do thiếu nước mắt. Viêm giác- kết mạc khô là một bệnh đe dọa
đến thị lực mà thường được chẩn đoán lầm là viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc do dị
ứng hoặc được cho là nguyên nhân của loét giác mạc.
Viêm giác- kết mạc khô có thể cấp tính hoặc mãn tính, thoáng qua hoặc kéo
dài, xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt. Thông thường viêm giác- kết mạc khô là
một bệnh lý về mắt do viêm và thoái hóa mà đòi hỏi phải điều trị lâu dài.
* Nguyên nhân:
Nguyên nhân của bệnh viêm giác- kết mạc khô gồm:
- Nhiễm virus: viêm giác- kết mạc khô do virus Carré có thể xảy ra đồng

thời với các triệu chứng toàn thân khác của bệnh hoặc xảy ra nhiều tuần sau khi
chó hết triệu chứng của bệnh Carré.
- Bất thường bẩm sinh: giảm sản hay bất sản tuyến lệ. Viêm giác- kết mạc
khô do bẩm sinh thường xảy ra ở một bên mắt và hay gặp ở các giống chó như
Pug Trung quốc, Bulldog Anh, chó Terrier,…..
- Viêm do tổn thương: chấn thương, nhiễm trùng tai, tổn thương não có thể
dẫn đến viêm giác - kết mạc khô xuất phát từ mô thần kinh.
- Độc tính của thuốc: điều trị bằng atropin toàn thân hoặc cục bộ và các
hình thức gây mê có thể dẫn đến viêm giác - kết mạc khô thoáng qua. Atropin gây
khô mắt có thể kéo dài đến 5 tuần (Hollingsworth et al., 1992),….
* Triệu chứng lâm sàng :
Triệu chứng của viêm giác - kết mạc khô phụ thuộc nhiều vào mức độ và
thời gian của sự thiếu hụt nước mắt và đi kèm với hình dạng mi mắt. Triệu chứng
lâm sàng có thể cấp tính hoặc mãn tính, ở một bên hoặc cả hai bên, và khi ở cả hai
bên thì tính không đối xứng có thể thấy rõ.
Triệu chứng thường thấy nhất của viêm giác - kết mạc khô trên chó là:
- Có một lớp màng nhầy, dày bám chặt hoặc một màng nhầy mủ bao phủ
bên ngoài giác mạc mắt, gấp vào bên trong kết mạc và các mô quanh mắt.
15


- Co thắt cơ mi.
- Giác mạc và kết mạc thiếu sự phân tiết nước mắt sẽ trở nên mờ đục, khô
và bất thường. Kết mạc bị viêm có thể sung huyết, giác mạc có thể phù, loét.
- Loét giác mạc với viêm giác - kết mạc khô thường gặp trong các trường
hợp cấp tính hoặc giai đoạn đầu của bệnh và làm cho sự phân bố nước mắt không
đầy đủ.
- Với viêm giác - kết mạc khô mãn tính, giác mạc bình thường trong suốt
chuyển thành mờ đục, dày lên, để lại sẹo, hóa xơ. Những tình trạng này làm thay
đổi chỉ số khúc xạ giác mạc và có thể gây mù mắt.

* Liệu pháp điều trị :
Mục đích của điều trị viêm giác - kết mạc khô bao gồm phục hồi độ ẩm ướt
cho mô mắt và điều trị các tình trạng kế phát như là viêm kết mạc do vi khuẩn,
loét giác mạc và viêm giác mạc.
Những thuốc kích thích nước mắt và các loại nước mắt nhân tạo là điểm
chính để điều trị viêm giác- kết mạc khô, gồm dạng nước pha loãng như
cyclosporine (Optimmune, Schering - Plough; Sandimmune. Sandoz).
Viêm giác - kết mạc khô ở mức độ nặng thì sử dụng cyclosporine ở dạng
thuốc mỡ (Optimmune, Schering - Plough) dùng điều trị mỗi ngày để kích thích sự
tiết nước mắt ở mức bình thường.
- Cyclosporine cũng cải thiện bệnh lý ở giác mạc, làm giảm tiết nước mắt.
Sự phân bố mạch và sự nhiễm sắc tố có thể bị giảm chậm lại. Khôi phục lại sự
trong suốt của giác mạc và sự gia tăng tầm nhìn. Cyclosporine dùng điều trị cục bộ
cũng thành công ở chó bị viêm bề mặt giác mạc mãn tính.
- Corticosteroid thỉnh thoảng được sử dụng một cách thận trọng để làm
giảm viêm và sưng kết mạc nhưng nó có thể làm chậm sự tiết nước mắt hoặc ức
chế sự phân bố mạch bề mặt giác mạc và tạo sẹo. Corticosteroids không nên dùng
nếu có vết loét trên giác mạc.

16


×