Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO VÀ SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI ĐƯỢC NUÔI TẠI HỘ CÁ THỂ Ở VÀI XÃ THUỘC HUYỆN XUYÊN MỘC,TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.98 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO VÀ SỨC
SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI
ĐƯỢC NUÔI TẠI HỘ CÁ THỂ Ở VÀI XÃ THUỘC
HUYỆN XUYÊN MỘC,TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Sinh viên thực hiện
Ngành
Khóa
Lớp

: Huỳnh Thị Mỹ Phương
: Thú Y
: 2003-2008
: TC03TYTP

Tháng 06/2009


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO VÀ SỨC SINH SẢN CỦA
MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI ĐƯỢC NUÔI TẠI HỘ CÁ THỂ Ở
VÀI XÃ THUỘC HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Tác giả

HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG



Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ
ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN VĂN CHÍNH

Tháng 6/2009


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập ở trường, các Thầy Cô Trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy truyền đạt
kiến thức, kinh nghiệm q báu về nghề nghiệp cuộc sống giúp em hoàn thành
khóa học ngành Thú Y. Em xin chân thành cám ơn đến q thầy cô.
Trân trọng cám ơn thầy TS Trần Văn Chính đã nhiệt tình quan tâm hướng
dẫn trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cám ơn toàn thể cán bộ UBND huyện Xuyên Mộc, UBND 3 xã Phước Tân,
xã Bông Trang, xã Bưng Riềng và toàn thễ bà con nông dân ở 3 xã Phước Tân, xã
Bông Trang, xã Bưng Riềng thuộc huyện Xuyên Mộc đã tạo điều kiện cho tôi thực
hiện đựơc nội dung đề tài.
Cám ơn toàn thể cán bộ công nhân viên Trạm Thú Y, Trạm Khuyến Nông
huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Ròa Vũng Tàu đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập.
Cám ơn tập thể các bạn lớp TC03TY thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ
động viên tôi trong suốt quá trình học.

Huỳnh Thò Mỹ Phương

i



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ ngày 20/6 – 28/9/2008 tại 3 xã Phước Tân, xã Bông
Trang, xã Bưng Riềng thuộc huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Ròa Vũng Tàu.
Nội dung của đề tài là khảo sát tình hình chăn nuôi và sức sinh sản của một
số nhóm giống heo được nuôi tại 107 hộ cá thể và 434 heo nái sinh sản thuộc 3
nhóm giống.
Kết quả khảo sát cho thấy: nhóm heo lai có nhiều máu giống (LY/YL) là
200 con kế đến là nhóm heo lai có nhiều máu giống(DY/YD) là 150 con và nhóm
heo lai có nhiều máu giống (PD/DP) là 84 con
- Thành phần hộ cá thể nuôi heo chủ yếu là nông dân chiếm 70,1%
- Heo thòt được nuôi nhiều nhất chiếm 58,66%
- Số hộ có số năm nuôi heo trên 6 năm chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 75,7%
- Số hộ sử dụng cám hỗn hợp có trộn thêm thức ăn khác chiếm 54,21%
- Phần lớn hộ cá thể sử dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo cho heo sinh
sản chiếm 68,22%
- Đa số hộ cá thể thích được tập huấn về kỷ thuật chăn nuôi heo chiếm
99,07%.
- Đàn heo nái của các nhóm giống có ngoại hình thể chất khá đồng đều.
- Các chỉ tiêu về sinh sản có khuynh hướng tốt nhất ở nhóm heo giống heo
lai( LY/YL) và thấp nhất nhóm heo giống heo lai (PD/DP).
.

ii


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực tập : Huỳnh Thò Mỹ Phương
Tên luận văn: “khảo sát tình hình chăn nuôi heo và sức sinh sản của một số

nhóm giống heo nái được nuôi tại hộ cá thể ở vài xã thuộc huyện Xuyên Mộc, Tỉnh
Bà Ròa Vũng Tàu”
Đã hoàn thành theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến đóng
góp nhận xét của hội đồng chấm thi tốt nghiệp của khoa ngày..............................

Giáo viên hướng dẫn

TS Trần Văn Chính

iii


MỤC LỤC
Trang tựa

Trang

Lời cảm ơn...............................................................................................................i
Tóm tắt ................................................................................................................. ii
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn .................................................................... iii
Mục lục .................................................................................................................iv
Danh sách các bảng ............................................................................................ vii
Danh sách các biểu đồ...........................................................................................ix
Danh sách các chữ viết tắt.....................................................................................x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ...........................................................................2
1.2.1. Mục đích .......................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu .........................................................................................................2
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN.................................................................................... 3

2.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN XUYÊN MỘC TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU .....3
2.1.1. Vò trí đòa lí hành chính .................................................................................3
2.1.2. Tài nguyên đất .............................................................................................3
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................3
2.1.3.1. Dân số........................................................................................................3
2.1.3.2. Sản xuất nông lâm nghiệp ........................................................................3
2.1.3.3. Tình hình tổ chức hoạt động của trạm thú y huyện Xuyên Mộc ..............4
2.2 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NÁI .........5
2.2.1. Giống dòng ..................................................................................................5
2.2.2. Tuổi phối giống lần đầu .............................................................................5
2.2.3. Lứa đẻ..........................................................................................................6
2.2.4. Khí hậu thời tiết ..........................................................................................6
iv


2.2.5. Bệnh tật .......................................................................................................6
2.2.6. Chăm sóc quản lí ..........................................................................................7
2.2.7. Dinh dưỡng ..................................................................................................7
CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .......................... 8
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ....................................................8
3.1.1. Thời gian ......................................................................................................8
3.1.2. Đòa điểm ......................................................................................................8
3.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................................................8
3.3. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ........................................................................8
3.3.1. Tình hình chăn nuôi heo của nông hộ .........................................................8
3.3.2. Trên đàn heo nái khảo sát ...........................................................................9
3.4. XỬ LÍ SỐ LIỆU KHẢO SÁT ......................................................................10
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................11
4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA NÔNG HỘ .............................................11
4.1.1. Cơ cấu đàn heo nuôi ..................................................................................11

4.1.2. Thành phần hộ cá thể nuôi heo ................................................................12
4.1.3. Số năm kinh nghiệm nuôi heo ..................................................................13
4.1.4. Thức ăn chăn nuôi heo .............................................................................14
4.1.5. Nguồn nước chăn nuôi heo ......................................................................14
4.1.6. Cấu trúc chuồng trại .................................................................................15
4.1.7. Phương pháp phối giống cho heo nái ........................................................16
4.1.8. Thu nhập từ chăn nuôi heo ........................................................................17
4.1.9. Sở thích nuôi các loại heo .........................................................................18
4.1.10. Sở thích nuôi các giống heo nái...............................................................18
4.1.11. Mong muốn được tập huấn về chăn nuôi heo .........................................19
4.1.12. Kiến nghò liên quan đến chăn nuôi heo....................................................20
4.2. KHẢO SÁT TRÊN ĐÀN HEO NÁI ............................................................21
v


4.2.1. Điểm ngoại hình thể chất ..........................................................................22
4.2.2. Tuổi phối giống lần đầu ............................................................................25
4.2.3. Tuổi đẻ lứa đầu...........................................................................................26
4.2.4. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ......................................................................28
4.2.5. Số lứa đẻ của nái trên năm........................................................................29
4.2.6. Số heo con đẻ ra trên ổ ................................................................................... 31
4.2.7. Số heo con còn sống ...................................................................................... 33
4.2.8. Số heo con còn sống đến cai sữa ................................................................... 36
4.2.9. Thời gian phối giống lại ................................................................................ 39
4.2.10. Tuổi cai sữa heo con .................................................................................... 42
4.2.11. Ước lượng trọng lượng heo con cai sữa ....................................................45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................. 49

vi



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn heo ...................................................................................11
Bảng 4.2. Thành phần hộ cá thể nuôi heo ..........................................................12
Bảng 4.3. Số năm kinh nghiệm nuôi heo ............................................................13
Bảng 4.4. Sử dụng thức ăn chăn nuôi của nông hộ ............................................14
Bảng 4.5. Sử dụng nguồn nước cho chăn nuôi heo ............................................15
Bảng 4.6. Cấu trúc chuông trại...........................................................................16
Bảng 4.7. Phương pháp phối giống cho heo nái sinh sản .................................16
Bảng 4.8. Thu nhập từ chăn nuôi heo.................................................................17
Bảng 4.9. Sở thích nuôi các loại heo ..................................................................18
Bảng 4.10. Sở thích nuôi các giống heo nái ........................................................19
Bảng 4.11. Mong muốn được tập huấn chăn nuôi heo........................................20
Bảng 4.12. Các yêu cầu giải quyêt liên quan đến chăn nuôi heo .....................21
Bảng 4.13a. Điểm ngoại hình thể chất của heo nai theo nhóm giống ...............23
Bảng 4.13b. Điểm ngoại hình thể chất của heo nai theo lứa đẻ ........................24
Bảng 4.14. Tuổi phối giống lần đầu ...................................................................25
Bảng 4.15. Tuổi đẻ lứa đầu ...............................................................................26
Bảng 4.16. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ...........................................................28
Bảng 4.17. Số lứa đẻ của nái trên năm ............................................................29
Bảng 4.18a. Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống .....................................31
Bảng 4.18b. Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ ..............................................32
Bảng 4.19a. Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống..............................34
Bảng 4.19b. Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ .......................................35
Bảng 4.20a. Số heo con còn sống đến cai sữa theo nhóm giống ........................37
Bảng 4.20b. Số heo con còn sống đến cai sữa theo lứa đẻ ................................38
Bảng 4.21a. Thời gian phối giống lại sau cai sữa theo nhóm giống ..................39
Bảng 4.21b. Thời gian phối giống lại sau cai sữa theo lứa đẻ ............................41
vii



Bảng 4.22a. Tuổi cai sữa heo con theo nhóm giống ...........................................42
Bảng 4.22b. Tuổi cai sữa heo con theo lứa đẻ ....................................................44
Bảng 4.23a. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống .............45
Bảng 4.23b. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ ......................47

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Điểm ngoại hình thể chất theo nhóm giống .......................................23
Biểu đồ 2: Điểm ngoại hình thể chất theo lứa đẻ ................................................24
Biểu đồ 3: Tuổi phối giống lần đầu .....................................................................25
Biểu đồ 4: Tuổi đẻ lứa đầu...................................................................................27
Biểu đồ 5: Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ .................................................................28
Biểu đồ 6: Số lứa đẻ của nái trên năm.................................................................30
Biểu đồ 7: Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống .........................................31
Biểu đồ 8: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ....................................................36
Biểu đồ 9: Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ..................................34
Biểu đồ 10: Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ..........................................36
Biểu đồ 11: Số heo con sơ sinh còn sống đến cai sữa theo nhóm giống .............37
Biểu đồ 12: Số heo con sơ sinh còn sống đến cai sữa theo lứa đẻ ......................38
Biểu đồ 13: Thời gian phối giống lại sau cai sữa theo nhóm giống.....................40
Biểu đồ 14: Thời gian phối giống lại sau cai sữa theo lứa đẻ ..............................41
Biểu đồ 15: Tuổi cai sữa heo con theo nhóm giống.............................................43
Biểu đồ 16: Tuổi cai sữa heo con theo lứa đẻ......................................................44
Biểu đồ 17: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống................46
Biểu đồ 18: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ .........................47

ix



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
NG:

Nhóm giống

TSTK: Tham số thống kê
SD:

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

CV:

Hệ số biến dò (Coefficient of Variance)

X: :

Trung bình

LY/YL: Heo lai có nhiều nhóm máu giống heo Landrace và Yorkshire
DY/YD: Heo lai có nhiều nhóm máu giống heo Duroc và Yorkshire
PD/DP: Heo lai có nhiều nhóm máu giống heo Pietrain và Duroc

x


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Xuyên Mộc nằm dọc theo quốc lộ 55 của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách thị

xã Bà Rịa 31km về phía Đông. Là huyện có diện tích lớn nhất so với các huyện khác
trong tỉnh với diện tích là 64,218ha. Trong đó diện tích đất nông lâm nghiệp chiếm
80,7%, diện tích đất tốt chiếm 61,5% rất thuận lợi cho việc mở rộng phát triển chăn
nuôi trồng trọt.
Dân số toàn huyện là 128.000 người chủ yếu sống bằng nghề nông trồng các
loại cây nông sản bên cạnh chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi heo đã và đang chiếm ưu
thế trong sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê phòng kinh tế huyện Xuyên Mộc năm
2008 tổng số heo nuôi của huyện là 32.000 con.
Tuy nhiên phần lớn các hộ còn chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát, chủ yếu tận dụng thời
gian rãnh và phụ phẩm sẳn có, việc áp dụng khoa học kỷ thuật trong chăn nuôi còn
nhiều hạn chế đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của chăn nuôi.
Tiến hành cuộc khảo sát tình hình chăn nuôi heo của hộ cá thể, sức sinh sản của
heo nái thuộc một số nhóm giống heo nái đang được nuôi dùng làm cơ sở khoa học
phục vụ cho việc định hướng phát triển chăn nuôi heo của địa phương ngày càng tốt
hơn là điều cần thiết.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên được sự hướng dẫn của TS Trần Văn Chính thuộc
Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, sự đồng ý giúp đỡ của Trạm Thú Y, Trạm Khuyến
Nông, UBND huyện và toàn thể bà con chăn nuôi ở 3 xã Phước Tân, xã Bông Trang,
xã Bưng Riềng huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài:
“Khảo sát tình hình chăn nuôi heo và sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái
được nuôi tại hộ cá thể ở vài xã thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”

1



1.2.

MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu về tình hình chăn nuôi heo của ho cá thể và một số chỉ tiêu sản xuất
của đàn heo nái được nuôi để cung cấp thông tin khoa học cần thiết nhằm phục vụ cho
việc định hướng phát triển chăn nuôi heo cho địa phương.
1.2.2. Yêu cầu
Nắm được tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn điều tra.
Nắm được một số chỉ tiêu về tình hình chăn nuôi heo của nông hộ
Theo dõi và so sánh một số chỉ tiêu về ngoại hình thể chất, khả năng sinh sản
của một số nhóm giống heo nái được nuôi tại nông hộ trong thời gian thực tập.

2


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN XUYÊN MỘC,TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
2.1.1. Vị trí địa lý hành chính
Xuyên Mộc là một huyện của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách trung tâm thị xã Bà
Rịa 31km về phía Đông, phía Bắc giáp với huyện Xuân Iộc tỉnh Đồng Nai, phía Nam
giáp với biển Đông, phía Tây giáp với huyện Châu Đức và huyện Đất Đỏ, phía Đông
giáp với huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Tòan huyện Xuyên Mộc có 13 đơn vị hành chính: 12 xã và 1 thị trấn.Thị trấn
Phước Bửu là trung tâm văn hóa chính trị xã hội của huyện.
2.1.2. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện 64,218ha, trong đó
- Đất nông nghiệp chiếm 5,21%
- Đất lâm nghiệp chiếm 22,979%

- Đất thổ cư chiếm 18%
- Đất ao hồ và đất chưa sử dụng chiếm 1,3%
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.3.1. Dân số
Tổng dân số của huyện là 128.000 người
Mức độ tăng dân số trung bình của huyện là 1,6%/1năm
Mật độ dân số khoảng 199 người /1km2
2.1.3.2. Sản xuất nông lâm nghiệp
*Trồng trọt
Đất trồng cây lâm nghiệp: 14.757ha
Đất trồng cây dài ngày: tiêu là 1310ha, caphê là 2583ha, điều là 1815ha, cao su
là 9180ha.
Đất trồng cây ngắn ngày: bắp là 3658ha, mì là 4727ha, rau là 1,01ha..
Mặt nước nuôi trồng thủy sản: 550ha
*Chăn nuôi
Theo số liệu thống kê của phòng kinh tế huyện Xuyên Mộc 2008
3


Bò: 7000 con
Heo: 32.000 con
Gia cầm: 240.000 con
Ngoài ra huyện Xuyên Mộc còn có thế mạnh về du lịch sinh thái với bờ biển dài
31km độ dốc thoải, bãi biển Hồ Tràm, Hồ Cốc tiếp giáp rừng nguyên sinh quốc gia,
nước trong ấm áp quanh năm.Bên cạnh đó suối nước nóng Bình Châu có nguồn chất
khoáng tự nhiên gắn liền với thiên nhiên hoang dã được nhiều khách trong và ngoài
nước về chữa bệnh nghĩ dưỡng.
2.1.3.3. Tình hình tổ chức hoạt động của trạm thú y huyện Xuyên Mộc
Trạm thú y huyện Xuyên Mộc tọa lạc trên quốc lộ 55, thôn Phước Lộc thị trấn
Phước Bửu.

Trạm thú y huyện gồm 5 thành viên đều tốt nghiệp đại học
Chức năng của trạm gồm: phòng chống dịch bệnh, tiêm ngừa, kiểm soát giết
mổ, quản lí các cửa hàng thuốc thú y trên địa bàn.
Theo số liệu thống kê năm 2008 trạm đã phòng được các bệnh sau:
Dịch tả heo: 94,82% - đàn heo
Tụ huyết trùng: 90,47% - gia súc
Phó thương hàn: 91,2% - gia súc
Lỡ mồm long móng: 88% - gia súc
Cúm gia cầm: 90% - gia cầm
Kiểm soát giết mổ: toàn huyện có 4 lò mổ tập trung. Trung bình giết mổ 10125
con heo/1 năm.
Công tác quản lí cửa hàng thuốc thú y: có 18 cửa hàng thuốc thú y bày bán trên
địa bàn huyện. Toàn bộ các loại thuốc có trong danh mục do cục Thú Y phát hành.
2.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI
2.2.1. Giống dòng
Theo Morrow (1986), khả năng sinh sản của nái thuộc một số nhóm giống được
đánh giá từ tốt đến xấu theo thứ tự như sau: Yorkshire, Landrac, Duroc, những heo nái

4


lai sẽ có khả năng đậu thai tốt hơn và số heo con đẻ ra trên mỗi lứa nhiều hơn so với
giống nái thuần.
Theo Dziuk (1977), tuổi thành thục của nái hậu bị chủ yếu dựa trên cơ sở di
truyền.Tính mắn đẻ của heo nái phần lớn do di truyền.
Theo Whittenmore (1993), kết quả sinh sản của heo nái phụ thuộc phần lớn vào
kiểu di truyền.
2.2.2. Tuổi phối giống lần đầu
Ở heo nái hậu bị việc trì hoãn phối giống lần đầu qua một hay hai chu kỳ động
dục sẽ làm tăng số heo con đẻ ra trên lứa. Theo Dourmad (2005), nái hậu bị được phối

giống lúc 200-240 ngày tuổi với trọng lượng 135-140 kg và độ dày mỡ lưng 15-16 mm
sẽ cho năng suất cao trong thời gian khai thác.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), phần lớn heo nái động dục từ
5-8 tháng tuổi, nêu đã động dục 1-2 tuần trước khi đạt đến trọng lượng phối giống
(110-120 kg) thì số heo con đẻ ra ở mỗi lứa sẽ cao.
2.2.3. Lứa đẻ
Nhìn chung, heo nái đẻ càng nhiều lứa thì tỉ lệ đậu thai của các lứa sau càng
giảm. Tuy nhiên thực tế vẫn có một số heo nái còn cho năng suất cao sau những lứa đẻ
thứ 6-7.
2.2.4. Khí hậu và thời tiết
Mùa và thời gian chiếu sáng trong ngày cũng làm cho nái hậu bị thành thục sớm
hay muộn, những heo nái hậu bị sinh ra trong mùa đông, mùa xuân thì thời gian động
dục lần đầu chậm hơn những heo nái hậu bị sinh ra trong những mùa khác trong năm.
Heo nái bị stress, nhiệt độ trong thời gian phối giống … cũng có thể làm giảm tỉ
lệ đậu thai. Nhiệt độ và ẩm độ cao trong thời gian từ 16 ngày đầu hay 102-110 ngày
cuối của thai kỳ đều làm giảm số heo con đẻ ra trên ổ (Võ Văn Ninh, 2002)
Độ thông thoáng, kiểu chuồng cũng ảnh hưởng lớn đến sức sinh sản của heo nái.
Nếu chuồng trại thoáng mát sạch sẽ sẽ làm tăng năng suất của nái sinh sản lên từ 1030% (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997)

5


2.2.5. Bệnh tật
Có nhiều nguyên nhân làm gỉam sức sinh sản của heo nái và sức sống của heo
con, có thể do nhiễm trùng bầu vú, viêm tử cung heo nái, giảm sản xuất sữa hoặc mất
hẳn sữa, loạn khuẩn đường ruột ở heo con do các vi sinh vật cơ hội có mặt sẵn trong
chuồng.
Bất kì một dị tật nào trên bộ phận sinh dục của heo nái, chẳng hạn như dị tật
buồng trứng, tử cung hay bộ phận sinh dục bị viêm nhiễm trước hoặc trong lúc phối
giống cũng là nguyên nhân làm giảm tỉ lệ đậu thai (Nguyễn Văn Thành, 2000)

2.2.6. Chăm sóc quản lí
Chăm sóc quản lí ảnh hưởng đến sức sản xuất của heo nái. Nếu nuôi với mật độ
cao, vệ sinh chuồng trại kém, sử dụng phương pháp điều trị không hiệu quả… là một
trong những yếu tố làm giảm năng suất sinh sản của heo nái.
Theo Whittermore (1993), nếu một trại nuôi có tỉ lệ heo con hao hụt từ lúc sơ
sinh đến cai sữa từ 8-12% là trại có trình độ quản lí tốt.
2.2.7 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục, thức ăn thiếu protêin,
vitamin hay thức ăn bị mốc thì phôi ngừng phát triển (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị
Dân).
Vitamin A làm tăng khả năng nuôi phôi của tử cung giúp phôi và bào thai phát
triển bình thường, ngăn ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Nếu thiếu vitamin A heo có thể
bị sảy thai, sau khi sinh dễ bị hội chứng MMA. Số heo con sơ sinh còn sống giảm do
nhiều thai bị khô, heo con sinh ra yếu.
Vitamin E rất cần cho hoạt động của cơ quan sinh dục heo nái.nếu thiếu vitamin
E thì mất khả năng sinh đẻ bình thường, lớp niêm mạc tử cung bị sơ hóa, quá trình phát
triển trứng bị rối loạn dẫn đến tỉ lệ đậu thai kém, bào thai dễ bị chết, dễ sảy thai.
Cho heo nái ăn đầy đủ trong 4-10 ngày của chu kì động dục trước khi phối
giống sẻ đạt rụng trứng tối đa. Nhưng nếu tiếp tục cho ăn mức năng lượng cao vào đầu
giai đoạn mang thai sẽ làm tăng tỉ lệ chết phôi và giảm số heo con đẻ ra trên ổ.
(Mục2.3 có tham khảo tư liệu của Võ Thị Tuyết, 1996)
6


CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
3.1.1 Thời gian
Đề tài được tiến hành từ ngày 20/6/2008 đến ngày28/9/2008
3.1.2 Địa điểm
Tại một số hộ cá thể chăn nuôi heo ở các xã Phước Tân, xã Bông Trang, xã

Bưng Riềng thuộc huyện Xuyên Mộc tỉnh, Bà Rịa Vũng Tàu.
3.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
Chọn ngẫu nhiên3 xã và một số hộ c thể chăn nuôi heo trong mỗi xã (khoảng
10%).
Quan sát kết hợp với điều tra phỏng vấn các hộ cá thể có chăn nuôi heo theo
phiếu điều tra và tình hình chăn nuôi heo (phụ lục 1).
Quan sát phê xét đánh giá cá thể heo nái về ngoại hình thể chất kết hợp với điều
tra phỏng vấn hộ cá thể về một số chỉ tiêu liên quan đến sức sinh sản của heo nái qua
phiếu điều tra về cá thể heo nái (phụ lục 2).
3.3. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT
3.3.1. Tình hình chăn nuôi heo của hộ cá thể
1) Cơ cấu đàn heo nuôi
2) Thành phần hộ cá thể nuôi heo
3) Số năm kinh nghiệm nuôi heo
4) Thức ăn nuôi heo
5) Nguồn nước nuôi heo
6) Chuồng trại nuôi heo
7) Phương pháp phối giống cho đàn heo
8) Thu nhập từ chăn nuôi heo
9) Sở thích nuôi các loại heo
10) Sở thích nuôi các giống heo
11) Sở thích tập huấn về chăn nuôi heo
12) Một số yêu cầu liên quan đến chăn nuôi heo
7


Các chỉ tiêu trên được ghi nhận trên từng hộ cá thể, tổng kết và tính tỉ lệ cho
từng xã và chung cho từng xã
3.3.2. Trên đàn heo nái khảo sát
1) Điểm ngoại hình thể chất: là phê xét cho điểm ngoại hình thể chất đàn heo

nái dựa trên tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN -3667-89).
2) Tuổi phối giống lần đầu: la số ngày tính từ khi heo nái được sinh ra nuôi đến
khi phối giống lần đầu tiên.
3) Tuổi đẻ lứa đầu: là số ngày tính từ khi heo nái được sinh ra nuôi đến khi heo
nái này đẻ lứa đầu tiên.
4) Khoảng cách giữa hai lứa đẻ: là số ngày được tính từ ngày đẻ lứa trước đến
ngày đẻ lứa kế tiếp.
5) Số lứa đẻ của nái trên năm: được tính bằng 365 ngày/ khoảng cách giữa hai
lứa đẻ.
6) Số heo con đẻ ra trên ổ: là số heo con sinh ra sau khi heo mẹ đẻ xong con
cuối cùng bao gồm tất cả heo sống chết , thai khô.
7) Số heo con sơ sinh còn sống: là số heo con đẻ ra trên ổ trừ đi những con
chết.
8) Số heo con còn sống đến cai sữa: là số heo con còn sống đến cai sữa.
9) Số heo con cai sữa của nái trên năm: được tính bằng số heo con còn sống đến
cai sữa x số lứa đẻ của nái trên năm.
10) Thời gian phối giống lại sau cai sữa: là thời gian tính từ khi nái tách con
đến khi lên giống được phối lại.
11) Tuổi cai sữa heo con: là số ngày thực tế lúc heo con được tách khỏi mẹ.
12) Trọng lượng heo con cai sữa: do không có điều kiện cụ thể cân từng heo
con khi cai sữa, chúng tôi chỉ phỏng vấn hộ cá thể qua sự ước lượng trọng lượng bình
quân mỗi heo con khi tách mẹ.
3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU KHẢO SÁT
Số liệu được thu thập và xử lý tính toán bằng phần mềm Excel 2003 và Minitab
12.21 for Windows.
8


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO Ở HỘ CÁ THỂ

4.1.1. Cơ cấu đàn heo nuôi
Qua khảo sát thực tế ở 107 hộ cá thể trên địa bàn 3 xã thuộc huyện Xuyên Mộc.
Nhìn chung đàn heo nuôi rất phong phú đa dạng về tuổi, có hộ vừa nuôi heo nái vừa
nuôi heo con theo mẹ và heo đực giống, có hộ chỉ nuôi heo thịt hoặc chỉ nuôi heo nái.
Kết quả được trình bày qua bảng 4.1
Bảng 4.1: Cơ cấu đàn heo nuôi được điều tra
Xã Phước Tân

Bông Trang

Bưng Riềng

Tổng cho loại
heo

352
28,73
694
56,65
30
2,45
136
11,10
9
0,73
4
0,33
1225
100


364
18,32
1078
63,90
68
4,03
162
9,60
12
0,71
3
0,17
1687
100

1109
26,83
2425
58,66
128
3,10
434
10,50
27
0,65
11
0,27
4134
100


Loại heo
Heo con theo mẹ
Heo thịt
Heo cái hậu bị
Heo cái sinh sản
Heo đực giống
Heo đực hậu bị
Tổng cho từng


n(con)
(%)
n(con)
(%)
n(con)
(%)
n(con)
(%)
n(con)
(%)
n(con)
(%)
n(con)
(%)

393
32,16
653
53,43
30

2,45
136
11,13
6
0,49
4
0,33
1222
100

Chúng tôi nhận thấy các hộ cá thể của 3 xã đều nuôi heo thịt chiếm tỉ lệ cao nhất
là 58,66%, kế đến là heo con theo mẹ chiếm tỉ lệ 26,83%, heo nái sinh sản là chiếm tỉ
lệ 10,5%, heo nái hậu bị chiếm tỉ lệ 3,10%, heo đực giống chiếm tỉ lệ 0,65% và thấp
nhất là đực hậu bị chiếm tỉ lệ thấp nhất là 0,27%. Như vậy, đa phần các hộ cá thể chăn
nuôi thịt vì giá heo trên thị trường trong tháng 6/2008 cao từ 36.000-40.000/1kg heo
hơi. Hơn nữa heo thịt dễ nuôi và quay vòng vốn nhanh hơn các loại heo khác.

9


4.1.2. Thành phần hộ cá thể nuôi heo
Thành phần hộ cá thể nuôi heo trên địa bàn khảo sát khá phong phú gồm có:
nông dân, công nhân viên, tiểu thương, tiểu thủ công nghiệp, làm dịch vụ tự do. Kết
quả được trình bày qua bảng 4.2
Bảng 4.2: Thành phần hộ cá thể nuôi heo

Thành phần
Nông dân
Cán bộ
công nhân

viên
Tiểu thương
Dịch vụ tự
do
Tiểu thủ
công nghiệp
Tổng cho
từng địa
phương

Phước Tân

Bông Trang

Bưng Riềng

Tổng cho từng
thành phần

n(hộ)
(%)
n(hộ)

27
57,45
6

25
78,12
2


23
82,14
2

75
70,1
10

(%)

12,76

6,25

7,14

9,35

n(hộ)
(%)
n(hộ)
(%)
n(hộ)
(%)
n(hộ)

8
17,02
4

8,51
2
4,26
47

3
9,37
2
6,25
0
0
32

2
7,14
1
3,57
0
0
28

13
12,15
7
6,54
2
1,87
107

(%)


100

100

100

100

Qua kết quả khảo sát 107 hộ cá thể chăn nuôi heo. Nông dân là đối tượng chăn
nuôi heo chủ yếu chiếm 70,01% trên tổng số hộ điều tra trung bình mỗi hộ nuôi từ 1020 con,có một số hộ ở xã Bưng Riềng nuôi 150 -200 con. Sau nông dân là tiểu thương
chiếm 12,15% kế đến là cán bộ công nhân viên chiếm 9,35%, dịch vụ tự do chiếm
6,54%, ít nhất là tiểu thủ công nghiệp chiếm 1,87%
Như vậy ngoài thành phần hộ cá thể nuôi heo là nông dân thì hầu hết các thành
phần hộ khác đều tận dụng thời gian rãnh, phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn dư thừa…,
để chăn nuôi heo nên thành phần hộ cá thể chăn nuôi heo trên địa bàn chúng tôi khảo
sát khá phong phú.

10


4.1.3. Số năm kinh nghiệm nuôi heo
Tổng số đàn heo nuôi nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó số năm
kinh nghiệm nuôi heo đối với hộ cá thể là yếu yố quan trọng vì có kinh nghiệm họ sẽ
mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi. Kết quả được trình bày qua bảng 4.3
Bảng 4.3: Số năm kinh nghiệm nuôi heo


Phước Tân


Bông Trang

Bưng Riềng

Tổng theo số
năm

n(hộ)
(%)
n(hộ)
(%)
n(hộ)
(%)
n(hộ)

2
4,26
10
21,28
35
74,47
47

2
6,25
5
15,63
25
78,13
32


3
10,71
4
14,29
21
75
28

7
6,54
19
17,57
81
75,7
107

(%)

100

100

100

100

Số năm
0 đến 3
năm

4 đến 6
năm
Trên 6
năm
Tổng cho
từng địa
phương

Kết quả khảo sát cho thấy số hộ chăn nuôi heo từ 0-3 năm là: 6,54% và cao nhất
là số hộ nuôi trên 6 năm chiếm tỉ lệ 75,7% và hộ nuôi 4-6 năm chiếm
17,57%
Điều này cho thấy chăn nuôi heo là nghề có từ lâu đời trong sản xuất nông
nghiệp của người dân ở đây.
4.1.4. Thức ăn chăn nuôi heo
Kết quả về tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi heo được trình by qua
bảng 4.4

11


Bảng 4.4: Sử dụng thức ăn trong chăn nuôi

Loại thức ăn
Chỉ dùng cám
hỗn hợp mua
Cám hỗn hợp có
trộn thứ khác
Tổng cho từng
địa phương


Phước Tân

Bông
Trang

Bưng
Riềng

Tổng các loại
thức ăn

19
40,43
28
59,57
47
100

10
31,25
22
68,75
32
100

20
71,43
8
28,57
28

100

49
45,79
58
54,21
107
100

n(hộ)
(%)
n(hộ)
(%)
n(hộ)
(%)

Qua kết quả khảo sát số cá thể chăn nuôi heo sử dụng cám hỗn hợp trộn với thức
ăn khác chiếm tỉ lệ cao là 54,21% và số hộ chỉ dùng cám hỗn hợp mua mà không trộn
với thức ăn khác chiếm tỉ lệ 45,79%
Như vậy có thể nhận xét là các nông hộ chịu đầu tư vào nuôi heo đồng thời đã
hiểu biết về vấn đề dinh dưỡng trong thức ăn nuôi heo để đạt năng suất và hiệu quả
kinh tế cao.
4.1.5. Nguồn nước chăn nuôi heo
Trên địa bàn điều tra đã xây dựng hệ thống nước máy nhưng đa số các hộ sử
dụng nguồn nước giếng khoan là chính, chỉ có vài hộ ở xã Phước Tân sử dụng nước
máy trong chăn nuôi heo. Kết quả khảo sát tình hình sử dụng nguồn nước được trình
bày qua bảng 4.5
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng nguồn nước chăn nuôi heo

Nguồn nước

Giếng khoan
Nứơc máy
Tổng cho từng
địa phương

n(hộ)

Phước Tân

Bông Trang

Bưng Riềng

Tổng cho từng
nguồn nước

43

32

28

103

91,48

100

100


96,26

4

0

0

4

8,51

0

0

3,74

n(hộ)

47

32

28

107

(%)


100

100

100

100

(%)
n(hộ)
(%)

12


Kết quả trên cho thấy số hộ dùng nước giếng khoan là chủ yếu chiếm 96,26%.
Số còn lại 3,74% là sử dụng nước máy. Cả hai nguồn nước nhìn chung đảm bảo vệ sinh
an toàn khi dùng cho đàn heo. Tuy nhiên vẫn còn khó khăn ở một vài hộ do mùa nắng
kéo dài dẫn đến thiếu nước không đủ sử dụng trong chăn nuôi.
4.1.6. Cấu trúc chuồng trại chăn nuôi heo
Cấu trúc chuồng trại của các hộ cá thể chăn nuôi heo đều được đảm bảo chắc
chắn nuôi được trong thời gian dài. Kết quả được trình bày qua bảng 4.6
Qua kết quả khảo sát trên 107 hộ cá thể chăn nuôi về cấu trúc chuồng nuôi
chúng tôi nhận thấy hầu hết các hộ đều đầu tư xây dựng chuồng trại 100% mái lợp
bằng 2 loại tôn: Tôn thiếc và tôn Fibroximăng. Đối với vách, chủ yếu là ximăng chiếm
63,55%. Nền chuồng lót gạch tàu chiếm tỷ lệ cao nhất 53,27%, nền xi măng chiếm
45,79%. Thấp nhất là nền đất chiếm 0,93%. Điều này chứng tỏ người chăn nuôi heo có
ý định chăn nuôi heo lâu dài nên làm chuồng heo khá kiên cố.
Bảng 4.6: Cấu trúc chuồng trại chăn nuôi heo


Nguồn nước
- Mái
- Tôn Fibro
- Tôn thiếc
- Vách
- Xi măng
- Khung sắt
- Ván
- Nền
- Gạch tàu
- Xi măng
- Đất

Phước Tân

n(hộ)
47
21
26
47
44
0
3
47
24
22
1

(%)
100

44,68
55,32
100
93,61
0
6,39
100
51,1
46,8
2,12

Bông Trang

n(hộ)

(%)

32
9
23
32
15
17
0
32
17
15
0

100

28,13
71,87
100
46,88
53,12
0
100
53,13
46,87
0

13

Bưng Riềng

n(hộ)
28
14
14
28
9
19
0
28
16
12
0

(%)
100

50
50
100
32,14
67,84
0
100
51,14
42,86
0

Tổng số
n(hộ)
107
44
63
107
68
36
3
107
57
49
1

(%)
100
41,12
58,88
100

63,55
33,64
2,80
100
53,27
45,79
0,93


×