Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH TRÊN HỆ THỐNG TIÊU HÓA Ở CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.35 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

*******

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH TRÊN HỆ THỐNG TIÊU HÓA
Ở CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Họ và tên sinh viên: LÂM NGỌC TUẤN
Ngành: Bác Sĩ Thú Y
Lớp: TC03TYCT
Niên khóa: 2003-2008

Tháng 06/2009


KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH TRÊN HỆ THỐNG TIÊU HÓA Ở CHÓ TẠI BỆNH
XÁ THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Tác giả

LÂM NGỌC TUẤN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sĩ
Ngành Bác Sĩ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s NGUYỄN VĂN PHÁT


Th.s NGUYỄN VĂN BIỆN

Tháng 06/2009
i


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn
- Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Ban Giám hiệu Trường Đại Học Cần Thơ.
- Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi – Thú Y và tất cả quí thầy cô đã truyền đạt, giúp
đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập.
- Thầy Nguyễn Văn Phát, Thầy Nguyễn Văn Biện và các anh chị trong Bệnh Xá
đã tận tình chỉ dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
- Cám ơn tất cả các bạn trong và ngoài lớp Thú Y đã góp ý, động viên tôi, giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.

Sinh viên thực hiện
LÂM NGỌC TUẤN

ii


TÓM TẮT

Đề tài: “Khảo sát một số bệnh trên hệ thống tiêu hóa ở chó tại Bệnh xá Thú
y Trường Đại học Cần Thơ - Thành Phố Cần Thơ”.
- Thời gian khảo sát từ 13/10/2008 đến 31/01/2009 tại Bệnh xá Thú y. Đối tượng
khảo sát là tất cả chó bệnh đem đến khám và điều trị tại Bệnh xá.

- Chúng tôi tiến hành khảo sát 622 chó mang đến khám và điều trị tại Bệnh xá, có
415 chó bệnh trên hệ thống tiêu hóa, chiếm tỷ lệ 66,72%.
- Có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh theo giống, lứa tuổi và giới tính của chó: chó nội
(58,72%) chiếm tỷ lệ thấp hơn chó ngoại (74,07%), chó có độ tuổi từ 2 – <6 tháng chiếm
tỷ lệ bệnh cao nhất (70,17%) và chó có độ tuổi từ 6 – 12 tháng chiếm tỷ lệ bệnh thấp nhất
(55,71%); chó đực (64,20%) chiếm tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn chó cái (69,72%).
- Nhóm nghi bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất (44,56%), thấp nhất là nhóm
bệnh ngoại khoa (0,48%) và nhóm nghi bệnh giun sán (24,34%), và nhóm nghi bệnh nội
khoa chiếm tỷ lệ (30,60%).
- Trong 151 ca nghi bệnh Parvovirus, chúng tôi tiến hành mổ xem bệnh tích trên
3 chó thì ghi nhận được có sự không đồng nhất của lách, ruột bị hư hại.
- Trong 23 ca nghi bệnh Carré, chúng tôi tiến hành mổ khám bệnh tích trên 2 chó
thì thấy rằng đa phần bệnh tích tập trung vào các cơ quan phổi, ruột.
- Hiệu quả điều trị đạt 71,08%, trong đó cao nhất là hiệu quả điều trị bệnh ngoại
khoa và bệnh nội khoa xấp xĩ gần (100%), thấp nhất là nghi bệnh truyền nhiễm
(48,65%), và bệnh do giun sán là (82,18%).

iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ................................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................................................ii
TÓM TẮT ......................................................................................................................................iii
MỤC LỤC......................................................................................................................................iv
Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
U

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................... 1

1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU ........................................................................................................ 1
U

1.2.1 Mục đích: ............................................................................................................................... 1
1.2.2 Yêu cầu:.................................................................................................................................. 2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................................ 3
2.1. CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA CHÓ................................................................................... 3
2.1.1. Thân nhiệt.............................................................................................................................. 3
2.1.2. Nhịp thở................................................................................................................................. 3
2.1.3. Nhịp tim................................................................................................................................. 3
2.1.4. Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai................................................................. 3
2.1.5. Chu kỳ lên giống................................................................................................................... 3
2.1.6. Số con trong một lứa và tuổi cai sữa .................................................................................... 3
2.2. Sự mọc răng ở chó non ............................................................................................................ 3
2.3. Các phương pháp chẩn đoán trên chó ..................................................................................... 4
2.3.1. Đăng kí và hỏi bệnh .............................................................................................................. 4
2.3.2. Chẩn đoán lâm sàng.............................................................................................................. 4
2.3.2.1. Khám chung....................................................................................................................... 4
2.3.2.2. Khám hệ tiêu hóa ............................................................................................................... 4
2.3.3. Chẩn đoán cận lâm sàng ....................................................................................................... 5
2.3.4. Các chẩn đoán khác .............................................................................................................. 5
2.4. Các liệu pháp điều trị ............................................................................................................... 5
2.5. Phòng bệnh............................................................................................................................... 5
2.5.2. Biện pháp tiêm chủng ........................................................................................................... 6
2.6. Một vài triệu chứng bệnh đường tiêu hóa ............................................................................... 6
2.6.1. Nôn mửa................................................................................................................................ 6
iv


2.6.2. Tiêu chảy............................................................................................................................... 6

2.6.3. Táo bón.................................................................................................................................. 7
2.7. Một số bệnh trên hệ thống tiêu hóa trên chó và biện pháp phòng trị ..................................... 7
2.7.1. Bệnh truyền nhiễm................................................................................................................ 7
2.7.1.1 Bệnh Carré ( Canine Distemper )..................................................................................... 7
2.7.1.2 Bệnh do Parvovirus ..........................................................................................................11
2.7.1.3 Bệnh do Leptospira...........................................................................................................14
2.7.2 Bệnh do giun sán..................................................................................................................17
2.7.2.1 Bệnh do Giun móc............................................................................................................17
2.7.2.2 Bệnh do Giun đũa .............................................................................................................19
2.7.3 Bệnh Viêm Dạ Dày - Ruột ..................................................................................................20
2.8. LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG TRÊN
HỆ THỐNG TIÊU HÓA Ở CHÓ ................................................................................................23
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ....................................................24
3.1 NỘI DUNG.............................................................................................................................24
3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH............................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Thời gian và địa điểm khảo sát............................................................................................24
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................................24
3.2.3 Dụng cụ khảo sát..................................................................................................................24
3.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..............................................................................................24
3.3.1 Lập bệnh án theo dõi............................................................................................................24
3.2.2 Chẩn đoán lâm sàng.............................................................................................................25
3.3.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm...............................................................................................25
3.4 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI..................................................................................................25
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THỐNG KÊ ...............................................................................26
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................................27
4.1 Tỷ lệ chó mắc bệnh trên hệ tiêu hóa:......................................................................................27
4.2 Kết quả khảo sát một số yếu tố liên quan đối với bệnh tiêu hóa ở chó .................................28
4.2.1 So sánh tỷ lệ chó bệnh theo nhóm giống.............................................................................28
4.2.2 So sánh tỷ lệ chó bệnh tiêu hóa theo tuổi............................................................................29
4.2.3 So sánh tỷ lệ chó bệnh tiêu hóa theo giới tính.....................................................................30

4.2.4 Kết quả khảo sát biến động tỷ lệ bệnh tiêu hóa theo mỗi tháng trong thời gian khảo sát .30
4.3 Phân loại nhóm bệnh có biểu hiện xáo trộn tiêu hóa .............................................................31
v


4.3.1 Bệnh do giun sán đường tiêu hóa ........................................................................................33
4.3.1.1 Triệu chứng .......................................................................................................................33
4.3.1.2 Chẩn đoán .........................................................................................................................33
4.3.1.3 Điều trị...............................................................................................................................34
4.3.1.4 Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa .....................................................................34
4.3.2 Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trong đợt khảo sát.................................................35
4.3.2.1 Bệnh do Parvovirus ..........................................................................................................36
4.3.2.2 Bệnh Carré........................................................................................................................38
4.3.2.3 Bệnh do Leptospira..........................................................................................................41
4.3.2.4 Viêm gan truyền nhiễm ....................................................................................................43
4.3.3 Một số bệnh nội khoa thường gặp trong thời gian khảo sát ...............................................44
4.3.3.1 Rối loạn tiêu hóa ...............................................................................................................44
4.3.3.2 Táo bón..............................................................................................................................46
4.3.3.3 Viêm miệng.......................................................................................................................48
4.3.4 Bệnh ngoại khoa ..................................................................................................................49
4.4 Hiệu quả điều trị chung...........................................................................................................50
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................52
5.1 Kết luận ...................................................................................................................................52
5.2 Tồn tại......................................................................................................................................52
5.3 Đề nghị ....................................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................54
PHỤ LỤC......................................................................................................................................56

vi



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng xáo trộn tiêu hóa. .................................................27
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ chó bệnh đường tiêu hóa theo giống .............................................28
Bảng 4.3. So sánh tỷ lệ chó bệnh tiêu hóa theo tuổi. ............................................................29
Bảng 4.4. So sánh tỷ lệ chó bệnh tiêu hóa theo giới tính. ....................................................30
Bảng 4.5. So sánh tỷ lệ bệnh tiêu hóa khảo sát theo từng tháng.........................................31
Bảng 4.6. So sánh tỷ lệ các nhóm nghi bệnh có biểu hiện xáo trộn tiêu hóa....................32
Bảng 4.7. So sánh tỷ lệ chó nhiễm giun ký sinh đường tiêu hóa........................................33
Bảng 4.8. So sánh tỷ lệ các bệnh nghi trong nhóm bệnh truyền nhiễm ............................35
Bảng 4.9. So sánh tỷ lệ nghi bệnh trong nhóm bệnh nội khoa............................................44
Bảng 4.10. Hiệu quả điều trị các nhóm bệnh có triệu chứng trên hệ thống tiêu hóa.......50
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Hình thái virus Carré trên chó .................................................................................. 7
Hình 2.2. Hình thái Parvovirus trên chó dưới kính hiển vi điện tử....................................11
Hình 2.3. Hình thái Leptospira trên chó. ................................................................................14
Hình 4.1. Chó đi phân lỏng có máu tanh trong bệnh do Parvovirus. ................................36
Hình 4.2. Gan sưng và túi mật căng trong bệnh do Parvovirus..........................................37
Hình 4.3. Niêm mạc dạ dày có nhiều điểm xuất huyết ..............................................................37
Hình 4.4. Lách có dạng không đồng nhất ...................................................................................37
Hình 4.5. Gan xuất huyết điểm . .............................................................................................39
Hình 4.6. Phổi bị nhục hóa và xuất huyết. ..................................................................................39
Hình 4.7. Thành ruột có những nốt loét sâu, màu nâu sẫm. ................................................39
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó........................................ 12
Sơ đồ 2.2. Cách lây lan trong bệnh do Leptospira ..................................................... 15
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng xáo trộn tiêu hóa ................................... 26
Biểu đồ 4.2. So sánh tỷ lệ chó bệnh theo giống ......................................................... 27
Biểu đồ 4.3. So sánh tỷ lệ chó bệnh tiêu hóa theo tuổi. ............................................. 28
Biểu đồ 4.4. So sánh tỷ lệ chó mắc bệnh tiêu hóa theo giới tính ............................... 29

Biểu đồ 4.5. So sánh tỷ lệ chó mắc bệnh tiêu hóa theo từng tháng............................ 30
Biểu đồ 4.6. So sánh tỷ lệ các nhóm nghi bệnh có biểu hiện xáo trộn tiêu hóa......... 31
vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chó là loại vật nuôi lâu đời và gần gũi trong cuộc sống. Nuôi chó để giữ nhà,
kinh doanh, săn bắt, làm cảnh, xiếc… thậm chí chó còn làm bạn thân với trẻ em, người
già cô đơn. Sự phát triển kinh tế, đời sống khá giả dẫn đến nhiều gia đình có nhu cầu
nuôi chó ngày càng tăng. Song nguy cơ dẫn đến dịch bệnh phát sinh ngày càng nhiều
làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do nước ta nằm ở nhiệt đới gió mùa, ẩm độ
cao, cùng với tập quán chăn nuôi còn nhiều hạn chế, vệ sinh kém đã tạo nhiều thuận lợi
cho vi sinh vật, ký sinh vật có nhiều cơ hội phát sinh và phát triển gây bệnh về hô hấp,
tiêu hóa…
Bệnh trên hệ tiêu hóa ở chó chiếm tỉ lệ cao nhất, 59% ở Hà Nội (theo Ngô
Huyền Thúy, 1994) và 44 – 45% ở TPHCM (theo Huỳnh Tấn Phát, 2001). Với những
biểu hiện bất thường như : bỏ ăn, ói mửa, tiêu chảy (đôi khi có máu) hoặc táo bón, còi
cọc, suy nhược cơ thể, viêm loét niêm mạc miệng…hay bệnh do các virus gây nên như
Carré, Parvovirus,…do vi trùng (E.coli, Leptospira,…) hoặc do giun sán gây nên.
Những bệnh này luôn kìm hãm sự tăng trưởng, phát triển và gây tỷ lệ tử vong cao ở
chó, và có thể phát triển thành dịch rất nguy hiểm.
Xuất phát từ những vấn đề trên, cùng với mong muốn bảo vệ đàn chó và đảm
bảo sức khỏe cộng đồng, được sự giúp đỡ của Bộ môn Thú y - Khoa Nông nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "KHẢO SÁT MỘT
SỐ BỆNH TRÊN HỆ THỐNG TIÊU HÓA Ở CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ".
1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích:
Khảo sát một số bệnh tiêu hóa thường xảy ra trên chó và ghi nhận kết quả

điều trị tại bệnh xá Thú y – Trường Đại Học Cần Thơ.Từ đó đưa ra phương pháp phòng
trị bệnh hiệu quả nhất.
1


1.2.2 Yêu cầu:
1 Đánh giá tỷ lệ chó nhiễm bệnh và phân loại theo từng nhóm bệnh trên hệ
thống tiêu hóa.
2 Ghi nhận triệu chứng lâm sàng trên tất cả chó bệnh tiêu hóa.
3 Theo dõi một số yếu tố có liên quan đến bệnh (tuổi, giống, phái tính…).
4 Xét nghiệm phân để kiểm tra giun sán trên đường ruột ở chó.
5 Ghi nhận bệnh tích đại thể, vi thể trên một số chó mắc bệnh đường tiêu hóa,
khi có điều kiện.
6 Theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị tại bệnh xá.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA CHÓ
2.1.1. Thân nhiệt
- Chó lớn : 38,50C - 39,50C.
- Chó con trong 2 tuần đầu: 35,60C - 36,50C.
2.1.2. Nhịp thở
- Chó trưởng thành: 10 - 40 lần/phút.
- Chó con: 15 - 35 lần/phút.
2.1.3. Nhịp tim
- Chó trưởng thành: 60 - 160 lần/phút.
- Chó con: 200 - 220 lần/phút.

2.1.4. Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai
- Chó đực: 7 - 10 tháng tuổi.
- Chó cái: 9 - 10 tháng tuổi. Thời gian mang thai kéo dài 58 - 63 ngày.
2.1.5. Chu kỳ lên giống
- Chó thường lên giống 2 lần trong năm, mỗi lần khoảng 21 ngày.
- Thời gian động dục trung bình là 12 - 20 ngày.
- Giai đoạn phối thích hợp là ngày thứ 9 - 13 kể từ ngày có biểu hiện lên
giống đầu tiên.
2.1.6. Số con trong một lứa và tuổi cai sữa
- Tùy theo giống lớn hay nhỏ, thông thường là 3 - 15 con/lứa.
- Chó mẹ độ tuổi 2 - 3,5 năm tuổi, có số đẻ ra và nuôi sống con tốt nhất.
- Tuổi cai sữa : 8 - 9 tuần tuổi.
2.2. Sự mọc răng ở chó non
- Chó mới sinh, chưa mở mắt, chưa có răng, đôi khi thấy vài răng cửa.
- Từ tuần thứ 2 - 3 các răng cửa, răng nanh hàm trên mọc.
- Đến tuần thứ 4, tất cả các răng sữa mọc hết.
3


- Đến 2 tháng tuổi, các răng cửa bắt đầu mòn.
- Từ 2,5 tháng tuổi, răng giữa hàm dưới mòn.
- Từ 3 - 3,5 tháng, răng kề hàm dưới mòn bằng.
- Tháng thứ 4, các răng ngoài hàm dưới mòn bằng. Trong thời kỳ này các
răng khác cũng mọc hết.
- Đến tháng thứ 5 - 6, các răng sữa đều rụng và thay thế dần bằng răng vĩnh
viễn.
- Tháng thứ 7, tất cả các răng vĩnh viễn đều mọc cao bằng nhau.
2.3. Các phương pháp chẩn đoán trên chó
2.3.1. Đăng kí và hỏi bệnh
Ghi lại tên chủ, tên thú, địa chỉ, giống, phái tính, trọng lượng, độ tuổi,…để

tiện cho việc theo dõi, chẩn đoán và điều trị.
Hỏi về nguồn gốc, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, triệu chứng, thuốc đã
sử dụng điều trị, hiệu quả điều trị, để có hướng chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị
thích hợp.
2.3.2. Chẩn đoán lâm sàng
2.3.2.1. Khám chung
Đo thân nhiệt, kiểm tra thể trạng, niêm mạc, lông da, mắt, tai, hệ cơ
xương, hệ niệu dục, hệ tim mạch, hệ hô hấp và các phản xạ thần kinh để biết thêm về
sức khỏe của thú.
2.3.2.2. Khám hệ tiêu hóa
- Khám miệng: răng, lưỡi, lợi, mùi ở miệng, các rối loạn về nhai, nuốt.
- Quan sát, sờ nắn để xem các phản ứng của thú, xem xét thú có bị đầy hơi,
ăn không tiêu hay táo bón không.
- Quan sát, sờ nắn vùng thực quản để xem thú có phản ứng đau hay tắc
thực quản không.
- Kiểm tra màu sắc, tính chất đặc lỏng, mùi phân cũng như tính chất khác
của chất nôn.

4


2.3.3. Chẩn đoán cận lâm sàng
- Kiểm tra lý tính, hóa tính: máu, nước tiểu, dịch vị, dịch thấm xuất…
- Kiểm tra bằng kính hiển vi: hình thái và số lượng huyết cầu, thành phần
hữu hình và chất chứa ở dạ dày – ruột, ký sinh trùng, vi trùng…
2.3.4. Các chẩn đoán khác
X-quang, siêu âm, sử dụng các loại kính, đèn soi để kiểm tra sự co giãn đồng tử
trong các ca ngộ độc hay dùng để khám miệng, trực tràng, âm đạo…
Tuy nhiên, không phải bất cứ chó bệnh nào cũng phải khám hết các nội dung
trên, tùy theo ca bệnh mà khám kỹ cơ quan nào xét thấy cần thiết và có liên hệ với nhau

hoặc có những ca cần kết hợp giữa các phương pháp khám thông thường với xét
nghiệm ở phòng thí nghiệm.
2.4. Các liệu pháp điều trị
2.4.1. Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh: Loại điều trị này thường thu được
những kết quả cao nhất, bởi vì nó giúp cơ thể tiêu diệt, loại bỏ được tận gốc tác nhân
gây ra bệnh. Ví dụ: dùng kháng sinh điều trị cho gia súc bị viêm ruột do nhiễm khuẩn.
2.4.2. Điều trị theo cơ chế sinh bệnh: Đây là loại điều trị nhằm ngăn chặn quá
trình tiến triển của bệnh. Ví dụ: dùng thuốc lợi tiểu trong điều trị viêm thận để tăng
cường giải độc và chống phù.
2.4.3. Điều trị theo triệu chứng: Loại điều trị này thường dùng trong thú y hiện
nay, bởi vì đối tượng bệnh của chúng ta không biết nói và đa dạng, thêm vào đó là do
chúng ta còn rất hạn chế các phương tiện chẩn đoán nên việc chẩn đoán đúng bệnh
ngay từ đầu là rất khó và lúc đầu chúng ta phải điều trị theo triệu chứng bệnh. Ví dụ: gia
súc bị sốt cao thì trong khi tìm nguyên nhân bệnh ta phải dùng thuốc giảm sốt.
2.4.4. Điều trị theo liệu pháp hỗ trợ: Tạo môi trường sống thích hợp, điều tiết ăn
uống hợp lý, vật lý trị liệu…
2.5. Phòng bệnh
2.5.1. Biện pháp vệ sinh
- Quét dọn chuồng nuôi sạch sẽ và định kỳ sát trùng chuồng nuôi.
- Giữ vệ sinh cho thú bằng cách tắm và rửa sạch khay đựng thức ăn nước
uống.
5


2.5.2. Biện pháp tiêm chủng
Dùng vắc xin (Tetradog, Hexadog, Recombitek,...) cho những thú có sức
khỏe tốt, không nhiễm bệnh và trưởng thành về hệ thống miễn dịch.
2.6. Một vài triệu chứng bệnh đường tiêu hóa
Hệ thống tiêu hóa bắt đầu từ miệng và các bộ phận liên hệ như môi, răng
lưỡi và tuyến nước bọt, kế đến là thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng sau

cùng là hậu môn. Các phần phụ thì có màng bụng, gan, tụy, hạch hạnh nhân, các hạch
lâm ba ở màng ruột.
Chức năng của hệ tiêu hóa là hấp thu, nghiền, tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Đây là con đường chó phải tiếp cận với những chất từ bên ngoài đưa vào, mà thức ăn
thì rất đa dạng, phức tạp, trong khi chó có nguồn gốc là loài ăn thịt sống và săn mồi, có
khi ăn xác chết, nội tạng súc vật, cá, xương cứng (bén, nhọn). Những thức ăn kém vệ
sinh và bất thường này dễ mang theo mầm bệnh vào cơ thể chó qua đường tiêu hóa.
Các triệu chứng thường xuất hiện trên bệnh đường tiêu hóa như: sốt, bỏ
ăn, lừ đừ, tiêu chảy hay đi phân khó khăn, ói và mất nước, suy nhược và một số triệu
chứng phụ khác.
2.6.1. Nôn mửa
- Nôn mửa là một phản ứng có tính bảo vệ cơ thể, làm cho những chất có
hại đi vào dạ dày được thải ra ngoài. Tuy nhiên, trong vài trường hợp là hiện tượng
bệnh lý.
- Nếu nôn một lần, thú vẫn ăn bình thường và sau đó không nôn nữa là do
ăn quá nhiều.
- Nôn nhiều lần là do những nguyên nhân: tổn thương não, các bệnh
truyền nhiễm, viêm tuyến tụy, có vật lạ trong cơ thể, sự tắc nghẽn ruột, cảm nắng, ngộ
độc, viêm amygdale và giun.
- Lúc ăn mà nôn mửa thường do tác nhân gây viêm dạ dày hoặc do độ toan
trong dạ dày cao.
2.6.2. Tiêu chảy
Tiêu chảy là đi tiêu nhanh, nhiều lần và trong phân có nước. Tiêu chảy
bình thường là một phản ứng có lợi cho cơ thể tống nhanh chất độc ra ngoài nhưng nếu
tiêu chảy quá mức, cơ thể mất nước quá nhiều sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
6


2.6.3. Táo bón
Táo bón là tình trạng không đi ngoài được, phân ở lâu trong ruột già hơn

bình thường. Khối phân trở nên cứng, khô tạo thành một nguồn kích thích tác động lên
thần kinh (tức bụng, khó chịu, mệt mỏi, giận dữ) cản trở đường tiêu hóa.
Chứng táo bón gây nên do rối loạn về phản xạ thần kinh làm cho nhu
động ruột bị trở ngại, chất chứa và phân tích lại trong đường ruột gây đau bụng.
Táo bón lâu ngày sẽ gây tắc ruột, làm cho tuần hoàn ở đoạn ruột bị trở
ngại dễ gây viêm, hoại tử và tê liệt vách ruột, có khi còn gây viêm phúc mạc, rách ruột.
Những chất độc từ nơi tắc vào máu gây nên nhiễm độc.
2.7. Một số bệnh trên hệ thống tiêu hóa trên chó và biện pháp phòng trị
2.7.1. Bệnh truyền nhiễm
2.7.1.1 Bệnh Carré ( Canine Distemper )
* Đặc điểm bệnh Carré
- Là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae, giống Mobillivirus
gây ra. Bệnh gây chết với tỉ lệ cao trên một số loài ăn thịt, đặc biệt là loài chó.
- Trên lâm sàng, bệnh biểu hiện ra những triệu chứng vô cùng đa dạng thể hiện
ở nội quan con vật, bệnh có tác động đa hướng nhưng tiêu hóa là nặng nhất và rõ nhất.
Bệnh rất nguy hiểm, vì nếu tiến triển thì phần lớn là gây chết.
- Đặc trưng của bệnh là sốt 2 thì, viêm mũi cấp tính, viêm ruột, viêm phổi, nổi
những nốt mụn mủ ở vùng da ít lông và cuối cùng thường có triệu chứng thần kinh.
* Căn bệnh học

Hình 2.1. Hình thái virus Carré trên chó

* Dịch tể học
- Loài thú mắc bệnh: Chó là loài mắc bệnh nhiều nhất. Trong tự nhiên, bệnh
thường xảy ra ở chó 2 - 6 tháng tuổi là loại chó cảm thụ nhất. Chó đang bú mẹ thường
ít mắc bệnh nếu chó mẹ có miễn dịch, vì chó mẹ có thể truyền miễn dịch thụ động cho
7


chó con qua sữa đầu cho tới hơn 1 tháng, có khi tới 3 tháng.

- Chất chứa căn bệnh: nguồn bệnh chính là những chó mắc bệnh, chúng bài
virus qua dịch tiết ở mắt, mũi, nước bọt, nước tiểu và phân. Bệnh phẩm dùng trong
chẩn đoán là lách, hạch lâm ba, não và tủy xương.
- Trên chó mắc bệnh, có thể tiếp tục bài thải virus trong vòng 90 ngày (Nguyễn
Như Pho, 2003).
- Đường xâm nhập và cách lây lan: virus xâm nhập trực tiếp qua khí dung, gián
tiếp qua thức ăn, nước uống, cũng có thể qua da. Trong thí nghiệm: tiêm, uống, bôi
niêm mạc mũi đều gây được bệnh. Cần chú ý sự truyền bệnh qua nhau thai (Trần
Thanh Phong, 1996).
* Sinh bệnh học
- Sau khi xâm nhập, virus sẽ nhân lên đầu tiên trong những đại thực bào và
những tế bào bạch huyết của đường hô hấp và những hạch bạch huyết.
- Sau 6 - 7 ngày sau khi cảm nhiễm, virus vào máu và lan rộng đến tất cả các cơ
quan sinh bạch huyết (lách, hạch bạch huyết, tủy xương) rồi đến những cơ quan khác
và những tế bào biểu mô.
- Nếu kháng thể trung hòa được tổng hợp trong 10 ngày sau khi cảm nhiễm, biểu
hiện lâm sàng sẽ không còn rõ ràng và virus sẽ ít phân tán trong cơ thể thú.
- Nếu không có kháng thể, virus sẽ tấn công đến tất cả các cơ quan, nhất là não,
tạo biểu hiện lâm sàng và chết.
- Khi virus tấn công, nếu sức đề kháng của cơ thể giảm sẽ tạo điều kiện cho
những vi khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa tấn công.
* Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh từ 3 - 8 ngày. Có thể xuất hiện các triệu chứng:
+ Viêm kết mạc mắt .
+ Viêm xoang mũi lúc đầu trong như huyết thanh sau đó chuyển từ từ sang đục
và xanh (Lâm Hồng Tú, 2001).
- Thể cấp tính: trãi qua hai đợt sốt gọi là sốt 2 thì, lúc đầu sốt cao sau đó sốt
giảm, vài ngày sau lại xuất hiện sốt cao.
- Viêm đường hô hấp từ mũi đến phế nang với các biểu hiện như hắt hơi, ho,
chảy mũi đục đôi khi có máu, chó khó thở.

8


- Biểu hiện xáo trộn tiêu hóa: đi phân lỏng, tanh, có máu màu cà phê nhạt (chứa
ít máu), có lẫn niêm mạc bong ra.
- Da vùng bụng xuất hiện những nốt mụn mủ (nốt sài).
- Triệu chứng thần kinh: đi xiêu vẹo, mất định hướng, co giật, chảy nước bọt,
hôn mê rồi chết.
- Thể bán cấp tính: Những biểu hiện hô hấp, tiêu hóa có thể thầm lặng kéo dài từ
2-3 tuần trước khi có những biểu hiện triệu chứng thần kinh, thường xuất hiện trên chó
có biểu hiện sừng hóa gan bàn chân (Trần Thanh Phong, 1996).
- Những biểu hiện thần kinh bao gồm: co giật nhóm cơ vùng chân, mặt, ngực và
đau cơ. Liệt nhất là ở phần chân sau, chó mất thăng bằng, co giật, chảy nước bọt, hôn
mê ngắn thời gian sau rồi chết.
- Một con chó có thể có tất cả các triệu chứng trên hoặc một vài trong số đó. Quá
trình bệnh có thể ngắn 10 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Sự
hồi phục thường xảy ra rất chậm (Clarence M.Fraser và các cộng sự, 1991).
* Bệnh tích
- Xác chết thường gầy, mắt trũng sâu, niêm mạc mũi, miệng viêm cata đỏ mọng,
sưng dầy lên và có nhiều chất nhớt, lỏng hay hơi đặc.
- Phổi viêm nặng, có khi có mủ, có khi viêm cả thùy, nhưng thường xuất hiện
thành từng điểm bằng hạt đỗ, hạt ngô màu sẫm hay đỏ, phế nang, phế quản có nhiều bọt
màu hồng. Nếu bệnh kéo dài thì phổi có thể bị nhục hóa, gan hóa.
- Niêm mạc ruột, dạ dày có nhiều điểm xuất huyết, có khi bị bào mỏng, trong
ruột chứa đầy máu màu cà phê. Thành ruột có những nốt loét sâu màu nâu sẫm.
- Lách sưng xuất huyết, có khi xuất huyết thành vệt, có khi thành những điểm
bằng hạt đỗ, hạt ngô.
- Hạch lâm ba phổi và hạch lâm ba màng treo ruột sưng, có khi xuất huyết phù
rất to.
- Tim nhão, lớp mỡ vành tim đôi khi bị xuất huyết (Phạm Sỹ Lăng, 2005).

* Chẩn đoán
- Dựa trên những triệu chứng lâm sàng, cần phân biệt với những bệnh sau: bệnh
viêm gan truyền nhiễm, bệnh do Leptospira, bệnh do Parvovirus...
- Chẩn đoán phòng thí nhgiệm: dùng test ELISA để chẩn đoán nhanh bệnh
9


Carré ( test “Anigen”), kiểm tra chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu (kiểm tra công thức bạch
cầu, số lượng hồng cầu, bạch cầu,...).
* Điều trị
- Điều trị nhằm giới hạn các bệnh phụ nhiễm đồng thời cung cấp chất điện giải,
kiểm soát những biểu hiện thần kinh.
- Truyền dịch: cung cấp nước và chất điện giải.
+ Lactate Ringer.
+ Glucose 5%.
- Kháng sinh chống viêm nhiễm trùng:
+ Baytril 2,5%: 1 ml/5kg thể trọng.
+ Dexamethazole : 2 mg/con.
- Cầm ói, chống tiêu chảy:
+ Atropin: 0,022 mg/kg thể trọng.
+ Primperan: 0,5 mg/kg thể trọng.
- Cầm máu chống xuất huyết:
+ Vitamin K.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột:
+ Phophalugel, Smecta: 1 gói/20kg thể trọng.
- Trợ sức, bồi dưỡng:
+ Vitamin C 30mg/con ngày 2-3 lần.
+ B-Complex.
+ Hematopan B12.
- Giảm ho, long đờm:

+ Bromhexin: 1 ml/10kg thể trọng.
- Hạ sốt:
+ Ketofen 10%: 0,5-1 ml/con.
- Không có điều trị nào là đặc hiệu hoặc thành công theo dạng có sẵn. Sự chăm
sóc tốt và đúng cách là cần thiết, tuy vậy sự hồi phục xảy ra rất chậm.
* Phòng bệnh
Theo Nguyễn Như Pho (2003), có đưa ra phương pháp phòng bệnh như
sau:
10


- Cách ly chó khỏe với chó bệnh.
- Sử dụng Homoserum (liều sử dụng 5 ml/kg thể trọng) phòng cho những chó có
nguy cơ mắc bệnh cao.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh khi chó đang trong tình trạng sức khỏe tốt.
2.7.1.2 Bệnh do Parvovirus
* Đặc điểm
Đây là một loại bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, gây chết hàng loạt ở chó con.
Ở chó lớn bệnh thường không gây tác hại nhiều. Đặc điểm bệnh là chó tiêu chảy
nghiêm trọng, gây xuất huyết và hoại tử đường ruột chủ yếu ở tá tràng, không tràng, có
khi ở manh tràng hoặc viêm cơ tim (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Thiện, 2002).
* Căn bệnh học
Họ Parvoviridae
Giống Parvovirus:
+ Type 2 gây bệnh ở chó.
+ Type 1 không gây bệnh.
Hình 2.2. Hình thái Parvovirus trên chó dưới kính hiển vi điện tử.
* Dịch tể học
- Nguồn virus:
+ Thú bệnh và phân là nguồn virus căn bản nhất.

+ Mầm bệnh được thải ra theo phân sẽ tồn tại nhiều năm ở môi trường nên lây
lan phương tiện, dụng cụ, giầy dép nhiễm mầm bệnh là rất quan trọng.
- Loài nhạy cảm: chỉ lây nhiễm họ chó (chó nhà, chó sói....)
- Đường xâm nhập: phổ biến qua đường miệng, thức ăn, nước uống...
- Tính cảm thụ: bệnh thường biểu hiện trên chó con 6 tuần – 6 tháng tuổi.
- Cách lây lan:
+ Trực tiếp: từ chó nhiễm sang chó khác.
+ Gián tiếp: tiếp xúc với môi trường vấy nhiễm phân thú bệnh.

11


* Sinh bệnh học
Qua đường miệng

Virus vào máu

Tủy xương

Hạch bạch huyết và lách

Hoại tử những tế bào sinh lymphô

Ruột

Hoại tử biểu mô ruột

Giảm thiểu tế bào lymphô

Viêm ruột/tiêu chảy


Khỏi bệnh

Chết

Sơ đồ 2.1 Sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó
(Trần Thanh Phong, 1996)
* Triệu chứng và bệnh tích:
Theo Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Thiện, 2003 thì: bệnh tiêu chảy do Parvovirus
rất đa dạng có thể chia thành 3 dạng dưới đây:
+ Dạng đường ruột: xảy ra ở mọi lứa tuổi trên chó nhưng thường thấy nhất 6
tuần đến 1 năm tuổi.
Da khô, thiếu máu nặng hay trung bình, chó ủ rủ, bỏ ăn, có sốt (bắt đầu từ ngày
chó mệt đến lúc tiêu chảy nặng).
Tiêu chảy, mùi tanh, những ngày sau đó tiêu chảy có máu. Thông thường phân
có màu hồng, thậm chí máu tươi, tùy vào vị trí tổn thương ở ruột. Giai đoạn tiếp theo
phân có lẫn niêm mạc ruột hoặc pha ít keo nhầy, rất tanh. Chó gầy sút nhanh, bỏ ăn
hoàn toàn. Tổn thương chủ yếu ở tá tràng, rất ít khi có ở dạ dày. Khi mổ ruột ta thấy:
12


ruột bị xuất huyết nặng, có khi thành vệt dài, thường niêm mạc ruột bị bong ra, chỗ ít
tổn thương thường có các sợi fribrin mỏng, hạch lâm ba ruột bị viêm nặng.
=> Bệnh không kéo dài hoặc chết nhanh hoặc khỏi nhanh.
+ Dạng tim: xảy ra ở chó 4 - 8 tuần tuổi.
- Chết đột ngột.
- Suy tim.
- Biểu hiện chính là chó thiếu máu nặng, niêm mạc nhợt nhạt hay thâm tím rồi
chết.
Khi mổ khám ta thấy:

- Gan sưng, túi mật sưng.
- Tim nhợt nhạt, nhão, lớp mỡ vành tim có xuất huyết.
- Các biểu hiện ở ruột không rõ ràng.
+ Dạng kết hợp tim - ruột.
- Xảy ra ở chó 6 - 16 tuần tuổi.
- Tiêu chảy nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu.
- Chết nhanh: chỉ sau 24 giờ nhiễm bệnh chó chết.
* Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng cần chú ý một số điểm sau:
Viêm ruột rất lây, thường có xuất huyết trên chó tuổi từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi,
phát triển cấp tính đi kèm với sốt ( không cao) giảm bạch cầu và kết thúc bằng cái chết
trong 3 ngày đầu hay khỏi bệnh sau 5 ngày mắc bệnh.
- Chẩn đoán phân biệt với:
+ Viêm ruột do Coronavirus: cũng lây nhưng thường rất chậm và rất nhẹ (hiếm
khi chết).
+ Viêm ruột do virus Carré: thường đi kèm các triệu chứng.
• Sốt cao trong nhiều ngày (40 - 410C).
• Phân có màu cà phê (hiếm khi có màu đỏ tươi).
• Có dấu hiệu thần kinh và sài ở da.
• Xảy ra nhiều ở chó becgiê hay lai becgiê.
* Điều trị
Việc điều trị chỉ nhằm giới hạn các bệnh do phụ nhiễm đồng thời cung cấp chất
13


điện giải
- Biện pháp ăn kiêng: ăn cháo hay cho uống sữa.
- Bù đắp sự mất nước: truyền dịch.
+ Glucose 5%.
+ Lactate ringer.

- Dùng kháng sinh phổ rộng để phòng phụ nhiễm:
• Gentamycine 2 mg/kg thể trọng.
- Chống nôn mữa để chó không bị kiệt sức:
- Dùng atropin sulphate 0,022 mg/kg thể trọng.
- Chống chảy máu:
• Dùng vitamin K.
- Trợ sức, trợ lực:
• Dùng Vitamin C hoặc B- complex.
* Phòng bệnh
Không có phương pháp nào đặc trị. Trong thực tế, việc phòng bệnh bằng vệ sinh
chăm sóc và biện pháp chủng ngừa là một kết quả hữu hiệu nhất. Tốt nhất là dùng vắc
xin để phòng bệnh, bắt đầu 6 hoặc 7 tuần tuổi.
2.7.1.3 Bệnh do Leptospira
* Đặc điểm
Đây là bệnh truyền nhiễm chung của nhiều loài gia súc và có thể truyền sang
người, bệnh do xoắn khuẩn Leptospira interrogans gây ra.
Trong thể cấp tính, sốt cao và thất thường (40 - 410C), có thể chảy máu mũi,
khát nước, phù thũng ở mặt. Nước tiểu đặc, có albumin. Táo bón, nôn mữa (Hồ Thị
Việt Thu, 2002).
* Căn bệnh học
Bộ Spirochaetales
Họ Leptospiraceae
Giống Leptospira
Loài Leptospira interrogans
Hình 2.3. Hình thái Leptospira trên chó.
14


- Sau khi vào cơ thể, xoắn khuẩn vào máu gây sốt, sau đó vào gan, thận, tử cung
( gia súc mang thai ). Trong máu một số mầm bệnh có độc tố phá vỡ hồng cầu gây hiện

tượng thiếu máu, vàng da và trong nước tiểu có huyết sắc tố. Ngoài ra, mầm bệnh còn
gây xuất huyết, thủy thũng, cuối thời kỳ mầm bệnh vào gan, gây viêm gan, vào thận
gây viêm thận. Độc tố của xoắn khuẩn có thể gây viêm màng não.
- Theo Trần Thanh Phong (1996), cách sinh bệnh biến đổi tùy theo chủng và
tình trạng chó nhiễm.
* Dịch tể học
- Loài vật mắc bệnh: chó mọi lứa tuổi và trên chó đực thường mẫn cảm hơn.
- Chất chứa căn bệnh: máu, dịch não tủy, nước tiểu, gan, thận...
- Đường xâm nhập: qua niêm mạc, tiêu hóa hay qua vết thương ở da.
- Cách lây Lan:
GẶM NHẤM

GIA SÚC

(CHUỘT)
Leptospira

Nước tiểu

ĐẤT NƯỚC NHIỄM
LEPTOSPIRA

BỆNH

BỆNH

NGHỀ

NGHỀ


NGHIỆP

CON NGƯỜI

NGHIỆP

Sơ đồ 2.2. Cách lây lan trong bệnh do Leptospira
(Trần Thanh Phong, 1996)
* Triệu chứng
Chó bệnh thường xuất hiện ở ba thể: thể quá cấp, thể cấp tính, thể mãn tính.
- Thể quá cấp tính: thường ít gặp.
15


+ Bệnh phát ra đột ngột: chó sốt cao 40,5 – 410C, bỏ ăn, mệt mỏi, thích nằm,
mắt lờ đờ, hai chân sau yếu, có khi sung huyết kết mạc.
+ Sau đó nhiệt độ giảm xuống (37 – 380C) chó ủ rũ, khó thở, khát nước nôn
mữa.
+ Đặc biệt niêm mạc và da vàng xẫm, nước tiểu vàng.
+ Tiếp theo có thể chảy máu mũi và nôn ra máu, chó gầy rất nhanh, thân nhiệt hạ
dưới mức bình thường (36 – 36,50C) chó khó thở rồi chết trong thời gian 3 – 5 ngày.
- Thể cấp tính:
+ Chó bệnh sốt cao (40,5 – 41,50C), mệt mỏi, ít ăn hoặc bỏ ăn.
+ Lúc đầu táo bón, phân có màu vàng, sau có một số con tiêu chảy.
+ Niêm mạc, da vàng xẫm, nước tiểu vàng hoặc nâu vì có nhiều huyết cầu, có
khi lẫn máu.
+ Mí mắt, môi má có hiện tượng phù thũng và hoại tử da.
+ Chó bệnh gầy nhanh và thiếu máu.
- Thể mãn tính:
+ Qua thời kỳ cấp tính, các triệu chứng bớt dần và chó chuyển sang thời kỳ mãn

tính. Chó gầy yếu, rụng lông, thiếu máu, đôi khi phù thũng ở mặt, yếm và ngực.
+ Nước tiểu vàng, tiêu chảy dai dẳng.
+ Chó cái hay bị sảy thai.
* Chẩn đoán
- Dựa trên triệu chứng lâm sàng.
- Cần chẩn đoán phân biệt trong trường hợp ói mửa và tiêu chảy có lẫn máu với
bệnh do Parvovirus, bệnh Carré,…
- Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
+ Lấy nước tiểu đem ly tâm, lấy cặn và xem dưới kính hiển vi tụ quang nền đen
tìm vi khuẩn.
+ Phản ứng huyết thanh học: ELISA (Enzyme Linked Immuno sorbent Assay),
ngưng kết trên phiến kính, miễn dịch hùynh quang… để chẩn đoán bệnh Leptospira.

16


* Điều trị
- Dùng một trong các loại kháng sinh đặc hiệu có tác dụng với xoắn khuẩn
Leptospira sau đây:
+ Erythromycin: tiêm bắp liều 20 – 25 mg/kg thể trọng, chia 2 – 3 lần trong
ngày.
+ Tylosin: tiêm bắp, liều 20 – 30 mg/kg thể trọng, chia 2 – 3 lần trong ngày.
+ Trợ sức bằng vitamin C và nhóm B.
+ Chống mất nước bằng cách truyền dịch: Lactate ringer, Glucose 5%.
* Phòng bệnh
- Cách ly thú bệnh với thú khỏe mạnh.
- Diệt tất cả các loài gậm nhấm (đặc biệt là chuột) vì chúng là vật mang trùng.
- Phòng bệnh bằng vắc xin: Tetradog, Hexadog, Leptodog,…
2.7.2 Bệnh do giun sán
2.7.2.1 Bệnh do Giun móc

* Đặc điểm
Theo Phạm Ngọc Thạch, 2006
- Bệnh giun móc là một trong những bệnh về giun tròn gây thiệt hại nhiều nhất
cho chó.
- Chó nhiễm bệnh giun móc biểu hiện các triệu chứng lâm sàng đặc trưng: thiếu
máu, viêm ruột cấp và mãn tính có kèm theo chảy máu ruột.
- Đặc biệt chó non từ 2 - 4 tháng tuổi. Khi mắc bệnh thì chó chết với tỷ lệ cao
(50 – 80%).
Bệnh giun móc xảy ra quanh năm ở chó, nhưng thường gặp bệnh nhiều nhất vào
cuối mùa xuân và mùa thu ở nước ta, là thời gian có mưa nhiều, ẩm ướt, thời tiết ấm áp.
* Nguyên nhân
- Ancylostoma caninum là một trong những giun tròn có sức gây bệnh mạnh do
hai yếu tố cơ bản: tác dụng cơ học và ảnh hưởng của độc tố.
- Khi bám vào ruột để hút máu, giun móc còn tiết ra một chất kháng đông, làm
cho hiện tượng chảy máu kéo dài và trầm trọng hơn.

17


×