Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ NGHIỆP VỤ 119 TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.03 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ
GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM HUẤN
LUYỆN CHÓ NGHIỆP VỤ 119 TỈNH BÌNH DƯƠNG

Họ và tên sinh viên: LÊ ĐỨC HẠNH
Ngành: Thú y
Niên khóa: 2004 - 2009

Tháng 9 / 2009


KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN
CHÓ NGHIỆP VỤ 119 TỈNH BÌNH DƯƠNG

Tác giả

LÊ ĐỨC HẠNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ
ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN VĂN PHÁT

Tháng 9 / 2009


i


LỜI CẢM ƠN
Con cám ơn ba mẹ vì những điều tốt đẹp mà ba mẹ luôn dành cho con.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Chăn Nuôi Thú Y, những người đã tận tâm
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quí báu và giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập tại trường. Đặc biệt:
ThS. Nguyễn Văn Phát
TS. Nguyễn Văn Nghĩa
đã dành trọn tấm lòng chỉ dạy, giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài.
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin trân thành cảm ơn công ty TNHH TM VÀ DV SONG HẰNG – TTHL
chó nghiệp vụ 119 tỉnh Bình Dương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực tập.
Sau cùng tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè trong và ngoài lớp Thú y 30,
những người bạn luôn quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học và
thực hiện đề tài.
Một lần nữa xin mọi người nhận nơi tôi lòng cảm ơn chân thành nhất!

Sinh viên
Lê Đức Hạnh

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nội dung đề tài: “Khảo sát một số bệnh thường gặp trên chó và ghi nhận kết quả
điều trị tại trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ 119 tỉnh Bình Dương”.
Thời gian và địa điểm: đề tài được thực hiện từ 01/02/09 đến 31/05/09 tại trung

tâm huấn luyện chó nghiệp vụ 119 tỉnh Bình Dương.
Mục đích: Khảo sát một số bệnh thường gặp trên chó và phương pháp điều trị
bệnh tại trung tâm nhằm nâng cao kĩ năng chẩn đoán, điều trị các bệnh thường gặp
trên chó nghiệp vụ.
Phương pháp khảo sát: Tất cả chó được nuôi dưỡng, chăm sóc tại trung tâm nếu
có bệnh sẽ được khám và điều trị với một hồ sơ bệnh án riêng cho từng cá thể bệnh
theo sự hướng dẫn của Bác sĩ thú y trung tâm. Ghi nhận triệu chứng lâm sàng qua
quan sát, kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng.
Kết quả khảo sát: Tổng ca bệnh: 110 ca, tổng số chó khảo sát 181 con: tỉ lệ bệnh
60,77%.
Trong suốt thời gian khảo sát, chúng tôi ghi nhận được 6 nhóm bệnh như sau:
bệnh ở hệ hô hấp (38,18%), bệnh ở hệ tiêu hóa (32,73%), nhóm bệnh khác (14,55%),
bệnh ở hệ vận động (6,36%), nghi bệnh truyền nhiễm (4,55%), bệnh ở lông da
(3,64%). Trong đó, nhóm bệnh hô hấp và nhóm bệnh tiêu hóa chiếm tỉ lệ lớn, ảnh
hưởng nhiều đến sức khởe và hoạt động chuyên môn của chó.
Bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất là bệnh viêm phổi (32,73%), bệnh tiêu chảy (27,27%), kế
đến là bệnh sốt, bỏ ăn (8,18%), kí sinh trùng đường ruột (5,45%), viêm thanh khí quản
(3,64%), chấn thương (3,64%), bệnh Carré (2,73%), abscess (2,73%), nấm da (2,73%),
thiếu khoáng, chảy máu mũi, bệnh do Parvovirus (1,82%), thấp nhất là bệnh viêm tử
cung, viêm tai, viêm khớp, sảy thai, mộng mắt, bệnh Demodex đều chiếm 0,91%.
Kết quả điều trị chó khỏi bệnh tại trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ 119 là 103
trường hợp so với tổng 110 trường hợp bệnh đạt bình quân 93,64%, trong đó có những
bệnh điều trị khỏi 100% (bệnh ở hệ tiêu hóa, bệnh ở lông – da), thấp nhất là nghi bệnh
Carré 66,67%.

iii


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa…………………………………………………………………………… .....i
Lời cảm ơn ………………………………………………………………………… ....ii
Tóm tắt …………………………………………………………………………… .....iii
Mục lục ……………………………………………………………………………. ...iv
Danh sách các từ viết tắt ...........................................................................................vii
Danh sách các bảng…………………………………………………... .....................viii
Danh sách các hình…………………………………………………...........................ix
Chương 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH .........................................................................................................2
1.3. YÊU CẦU ...........................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN .........................................................................................3
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ NGHIỆP VỤ 119 ..........3
2.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................3
2.1.2. Chức năng. ......................................................................................................3
2.1.2.1. Huấn luyện chó nghiệp vụ.......................................................................3
2.1.2.2. Cho thuê chó nghiệp vụ...........................................................................4
2.1.2.3. Cung cấp và mua bán các giống chó........................................................4
2.1.2.4. Chăm sóc thú cưng..................................................................................5
2.1.3. Hoạt động chuyên môn của trại .......................................................................5
2.1.3.1. Kiểu chuồng trại......................................................................................5
2.1.3.2. Nguồn nước ............................................................................................6
2.1.3.3. Nguồn thực phẩm....................................................................................7
2.1.3.4. Vệ sinh và sát trùng chuồng trại ..............................................................7
2.2. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TRÊN CHÓ....................................................7
2.3. BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ ..................... 10
2.3.1. Bệnh truyền nhiễm ........................................................................................ 10
2.3.1.1. Bệnh Carré............................................................................................ 10
iv



2.3.1.2. Bệnh do Parvovirus............................................................................... 12
2.3.2. Bệnh ở hệ hô hấp........................................................................................... 15
2.3.2.1. Viêm thanh quản................................................................................... 15
2.3.2.2. Viêm phổi ............................................................................................. 15
2.3.2.3. Chảy máu mũi....................................................................................... 16
2.3.3. Bệnh ở hệ tiêu hóa......................................................................................... 17
2.3.4. Bệnh ở hệ niệu dục........................................................................................ 18
2.3.5. Bệnh ở hệ vận động....................................................................................... 19
2.3.5.1. Bệnh còi xương..................................................................................... 19
2.3.5.2. Chấn thương ......................................................................................... 20
2.3.6. Bệnh ở tai – mắt ............................................................................................ 21
2.3.7. Bệnh ở lông – da ........................................................................................... 22
2.4 Phương pháp tiến hành khảo sát.......................................................................... 23
2.4.1. Chẩn đoán lâm sàng ...................................................................................... 23
2.4.2. Một số nguyên tắc và phương thức điều trị.................................................... 24
2.4.3. Phân loại bệnh và điều trị .............................................................................. 25
2.4.4. Ghi nhận kết quả ........................................................................................... 25
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT.................................. 26
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ............................................................................. 26
3.2. ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT................................................................................... 26
3.3. NỘI DUNG ....................................................................................................... 26
3.4. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH KHẢO SÁT ..................................................... 26
3.4.1. Lập bệnh án (phụ lục 2)................................................................................. 26
3.4.2. Các chỉ tiêu khảo sát...................................................................................... 26
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU................................................................... 27
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 28
4.1. TỈ LỆ BỆNH...................................................................................................... 28
4.2. PHÂN LOẠI BỆNH .......................................................................................... 30
4.2.1. Nghi bệnh truyền nhiễm ................................................................................ 30

4.2.1.1. Nghi bệnh Carré.................................................................................... 31
4.2.1.2. Nghi bệnh do Parvovirus ...................................................................... 32
4.2.2. Bệnh ở hệ hô hấp........................................................................................... 34
v


4.2.2.1. Viêm thanh khí quản ............................................................................. 34
4.2.2.2. Viêm phổi ............................................................................................. 35
4.2.2.3. Chảy máu mũi....................................................................................... 37
4.2.3. Bệnh ở hệ tiêu hóa......................................................................................... 38
4.2.3.1. Tiêu chảy .............................................................................................. 38
4.2.3.2. Kí sinh trùng đường ruột ....................................................................... 40
4.2.4. Bệnh ở hệ vận động....................................................................................... 41
4.2.5.1. Chấn thương do cắn nhau và nghiệp vụ................................................. 41
4.2.5.2. Bệnh do thiếu khoáng ........................................................................... 42
4.2.5.3. Viêm khớp ............................................................................................ 43
4.2.5. Bệnh ở lông – da ........................................................................................... 44
4.2.5.1. Demodex............................................................................................... 44
4.2.5.2. Nấm da ................................................................................................. 46
4.2.6. Nhóm bệnh khác ........................................................................................... 47
4.2.6.1. Abscess................................................................................................. 47
4.2.6.2. Sốt, bỏ ăn không rõ nguyên nhân .......................................................... 48
4.2.6.3. Mộng mắt.............................................................................................. 49
4.2.6.4. Viêm tai ................................................................................................ 49
4.2.6.5. Viêm tử cung ........................................................................................ 50
4.2.6.5. Sẩy thai ................................................................................................. 51
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................... 52
5.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 52
5.2. ĐỀ NGHỊ........................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 53

PHỤ LỤC................................................................................................................. 55

vi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BSTY

: Bác sĩ thú y

CTV

: Cộng tác viên

ELISA

: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

MAT

: Microscopic Agglutination Test

SCB

: Số ca bệnh

TC

: Tổng ca


TLCB

: Tỉ lệ chó bệnh

TNHH TM – DV : Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ
Tp.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TSC

: Tổng số chó

TTHL

: Trung tâm huấn luyện.

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Số lượng và tỉ lệ chó mắc bệnh theo nhóm bệnh, tuổi, giống, giới tính ..... 28
Bảng 4.2: Tỉ lệ các trường hợp bệnh theo tuổi........................................................... 29
Bảng 4.3: Tỉ lệ các trường hợp bệnh theo giống, giới tính......................................... 29
Bảng 4.4: Tỉ lệ chó bệnh và khỏi bệnh trên nhóm nghi bệnh truyền nhiễm ............... 30
Bảng 4.5: Tỉ lệ chó bệnh và khỏi bệnh trên hệ hô hấp ............................................... 34
Bảng 4.6: Tỉ lệ bệnh viêm phổi theo tuổi, giống, giới tính......................................... 35
Bảng 4.7: Tỉ lệ chó bệnh và khỏi bệnh trên hệ tiêu hóa ............................................. 38
Bảng 4.8: Tỉ lệ bệnh tiêu chảy theo tuổi, giống, giới tính .......................................... 38

Bảng 4.9: Tỉ lệ chó bệnh và khỏi bệnh trên hệ vận động ........................................... 41
Bảng 4.10: Tỉ lệ chó bệnh và khỏi bệnh trên nhóm bệnh lông da .............................. 44
Bảng 4.11: Tỉ lệ chó bệnh và khỏi bệnh trên nhóm bệnh khác................................... 47

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Một vài hình ảnh huấn luyện chó tại trung tâm............................................4
Hình 2.2: Một số giống chó tại trung tâm....................................................................4
Hình 2.3: Chuồng sắt ..................................................................................................5
Hình 2.4: Chuồng xi măng..........................................................................................5
Hình 2.5: Khu nuôi chó huấn luyện.............................................................................5
Hình 2.6: Khu nuôi chó con ........................................................................................6
Hình 2.7: Khu nuôi chó đẻ..........................................................................................6
Hình 2.8: Khu huấn luyện chó ....................................................................................6
Hình 4.1: Phân chó nghi bệnh Carré ......................................................................... 31
Hình 4.2: Nghi Carré thể hô hấp ............................................................................... 31
Hình 4.3: Chó tiêu chảy trong nghi bệnh do Parvovirus............................................ 33
Hình 4.4: Chó chảy dịch mũi đục xanh trong bệnh viêm phổi ................................... 36
Hình 4.5: Chó tiêu chảy phân màu vàng.................................................................... 39
Hình 4.6: Chó bị chấn thương do cắn nhau ............................................................... 41
Hình 4.7: Chó không đi được do thiếu khoáng .......................................................... 43
Hình 4.8: Chó bị viêm khớp ở chân sau .................................................................... 44
Hình 4.9: Chó bị Demodex........................................................................................ 45
Hình 4.10: Chó bị nấm da đang trong giai đoạn khỏi bệnh........................................ 46
Hình 4.11: Chó bị abscess ở trên vùng cổ ................................................................. 47
Hình 4.12: Chó bị mộng mắt..................................................................................... 49

Hình 4.13: Chó bị viêm tử cung đang trong giai đoạn khỏi bệnh............................... 50

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ bao đời ở Phương Đông, chó là một trong 12 con giáp được con người biết đến
với sự gần gũi và thân thiện. Con người xem chó như những người bạn, những thành
viên không thể thiếu trong cuộc sống gia đình. Có thể nói rằng, lịch sử của con người
gắn bó mật thiết với lịch sử của con chó – người bạn, người giúp đỡ đáng tin cậy.
Chó nghiệp vụ được nuôi ở khắp các quốc gia trên thế giới như: Anh, Pháp, Nga,
Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Canada… Ở Việt Nam phong trào nuôi dạy chó đã và đang
phát triển, một số cơ sở nuôi dạy chó như Bộ Công An, Bộ Tư Lệnh, Bộ Quốc Phòng,
Hải Quan…đang phát triển đàn chó nghiệp vụ hướng mạnh về số lượng và chất lượng
để đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội. Mặc dù vậy, phong trào nuôi dạy chó ở
Việt Nam so với các nước khác vẫn còn rất non kém.
Trong hoạt động nghiệp vụ, chó thường xuyên tiếp xúc với bụi, đất cát, thời tiết
thay đổi… làm cho sức khỏe chó bị ảnh hưởng nên chó thường mắc một số bệnh như
viêm da, viêm phổi, bỏ ăn, tiêu chảy…. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của
khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn Nội Dược, dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Văn
Phát, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát một số bệnh thường gặp trên chó và ghi
nhận kết quả điều trị tại trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ 119 tỉnh Bình Dương”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH
Khảo sát một số bệnh thường gặp trên chó và phương pháp điều trị tại trung tâm

nhằm nâng cao kĩ năng chẩn đoán, điều trị các bệnh thường gặp trên chó nghiệp vụ.
1.3. YÊU CẦU
Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó được nuôi dưỡng và huấn luyện tại trung
tâm huấn luyện chó nghiệp vụ 119
Ghi nhận triệu chứng lâm sàng của các ca bệnh, phân loại nhóm bệnh
Xác định số lượng và tỉ lệ bệnh
Ghi nhận phương pháp và kết quả điều trị.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ NGHIỆP VỤ 119
2.1.1. Vị trí địa lý
Địa chỉ
Văn phòng đại diện: 11B/35 Khu phố Thống Nhất, Thị trấn Dĩ An, Huyện Dĩ An,
Tỉnh Bình Dương.
Đặc điểm địa lý và xã hội
TTHL chó nghiệp vụ 119 gồm có 5 trại nuôi chó, trong đó có 2 trại chính:1 trại
nằm trong tiểu đoàn cảnh vệ Quân Đoàn 4 thuộc khu công nghiệp Sóng Thần, một trại
dọc quốc lộ 13 cách cầu Ông Bố 500 mét hướng đi Bến Cát – Bình Dương và 3 trại
còn lại nằm ở Củ Chi, Tân Uyên, Bến Cát. Trung tâm giáp ranh giữa các tỉnh: Đồng
Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm nằm gần các khu công nghiệp, khu đông dân cư, các nhà máy xí nghiệp,
giao thông thuận tiện.
Trung tâm được thành lập năm 1998, được nhiều người gửi chó huấn luyện, nhiều
nhà máy, công ty thuê chó để bảo vệ tài sản, số lượng chó tại trung tâm bình quân
khoảng 250 – 320 con đang được nuôi dưỡng và huấn luyện.
2.1.2. Chức năng

2.1.2.1. Huấn luyện chó nghiệp vụ
Huấn luyện chó nghiệp vụ bảo vệ, vệ sĩ chuyên nghiệp.
Huấn luyện chó cho các gia đình, công ty xí nghiệp.
Huấn luyện chó để phục vụ nghệ thuật.

3


Hình 2.1:Một vài hình ảnh huấn luyện chó tại trung tâm
2.1.2.2. Cho thuê chó nghiệp vụ
Cho thuê chó nghiệp vụ phục vụ trong công tác bảo vệ, vệ sĩ.
Tuần tra bảo vệ các công ty, xí nghiệp, bến cảng, các công trình xây dựng, phục
vụ trong công tác bảo vệ rừng, bảo vệ các nông trường cao su, nông trại chăn nuôi.
2.1.2.3. Cung cấp và mua bán các giống chó

Giống German Shepherd

Giống Rottweiller

Giống Phú Quốc

Giống Great Dane

Hình 2.2: Một số giống chó tại trung tâm
4


Mua bán trao đổi các loại chó thuần chủng.
Bán chó nghiệp vụ đã được huấn luyện theo đơn đặt hàng.
2.1.2.4. Chăm sóc chó cưng

Nhận nuôi thú cưng khi chủ vắng nhà hoặc chủ nuôi không có điều kiện chăm sóc.
Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng nếu thú cưng bệnh, trung tâm sẽ tiến
hành điều trị.
2.1.3. Hoạt động chuyên môn của trại
2.1.3.1. Kiểu chuồng trại

Hình 2.3: Chuồng sắt

Hình 2.4: Chuồng xi măng

Hình 2.5: Khu nuôi chó huấn luyện

5


Hình 2.6: Khu nuôi chó con

Hình 2.7: Khu nuôi chó đẻ

Hình 2.8: Khu huấn luyện chó
2.1.3.2. Nguồn nước
Tại TTHL chó nghiệp vụ 119 nguồn nước cung cấp cho chó chủ yếu là khai
thác nước ngầm ở độ sâu 55 mét. Nước sau khi khai thác được xử lý qua hệ thống máy
lọc rồi sử dụng cho chó uống.

6


2.1.3.3. Nguồn thực phẩm
Từ động vật: lấy từ thịt heo, thịt bò, thịt gia cầm, cá, các loại trứng, sữa…

Từ thực vật: đậu tương, đậu xanh, khoai lang, khoai tây, cà rốt, bí ngô, rau
muống, bắp cải nhằm bổ sung đạm thực vật, tinh bột, chất xơ, các loại vitamin và
khoáng chất.
Cho chó ăn thực phẩm của Classic nhập từ Thái Lan.
Khẩu phần ăn: hằng ngày cho chó ăn đúng giờ, không cho ăn thực phẩm dư
thừa. Mỗi giống chó và mỗi lứa tuổi cần cho ăn thức ăn phù hợp để đảm bảo sức khỏe
cho chó.
2.1.3.4. Vệ sinh và sát trùng chuồng trại
Vệ sinh: mỗi dãy chuồng cần có những vật dụng như: chổi, xẻng, vòi nước.
Những vật dụng này dùng để vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, chuồng chó cần phải được cọ
rửa bằng xà bông, sau mỗi buổi sáng phải định kỳ tẩy uế sát trùng (1 tuần/lần) để tránh
lưu trữ mầm bệnh, thông cống rãnh thoát nước theo định kỳ.
Sát trùng: việc sát trùng là rất quan trọng trong công tác chăm sóc và nuôi
dưỡng, phòng bệnh trên chó nghiệp vụ, nếu làm công tác này không tốt sẽ dẫn đến
những tổn thất to lớn. Do vậy cần phải có biện pháp sát trùng chuồng trại đồng loạt
triệt để nhằm giúp cho môi trường sạch sẽ giảm bớt vi sinh vật có hại. Nhờ đó sức
khoẻ đàn chó tốt hơn, chó mắc ít bệnh, giảm lượng thuốc trong việc điều trị.
Thuốc sát trùng chuồng trại như: TH4, vôi bột…dùng để quét toàn bộ tường.
Các dụng cụ phục vụ cho thú y trước và sau khi sử dụng phải sát trùng, thay
kim tiêm khi tiêm cho từng cá thể.
2.2. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TRÊN CHÓ
Thân nhiệt: Theo Dick Lane và ctv (2007), thân nhiệt chó như sau:
- Chó trưởng thành: 37,3 – 38,7 0C.
- Chó con có nhiệt độ biến thiên từ 35,6 – 36,10C.
Theo Trần Thị Dân – Dương Nguyên Khang (2006), chó có các chỉ tiêu sinh lý sau:
Nhịp thở
- Chó trưởng thành: 10 – 30 lần/ phút.
- Chó con: 15 - 35 lần/ phút.
- Chó thường thở thể ngực.
7



Nhịp tim
- Chó trưởng thành: 70 – 120 lần/ phút.
- Chó con: 200 – 220 lần/ phút.
- Nhịp tim có thể thay đổi (lúc vận động, trường hợp bệnh lý).
Chó thành thục về thể chất và thành thục về sinh dục ở lứa tuổi
- Chó đực: 7 – 10 tháng.
- Chó cái: 8 – 12 tháng.
- Thời gian mang thai: 57 – 63 ngày.
Ngoài ra sự trưởng thành sinh dục thường xuất hiện muộn ở những giống chó lớn
và xuất hiện sớm những giống chó nhỏ. Ở chó thường gặp hiện tượng mang thai giả.
Chu kì lên giống
Ở chó hoạt động rụng trứng có chu kì là 180 ngày nên mỗi năm chó có hai chu kì
lên giống.
Thời gian động dục trung bình là 12 – 20 ngày. Thời kì phối giống thích hợp là từ
ngày 9 – 13 kể từ khi chó có biểu hiện đầu tiên. Khi phối giống thì nên phối 2 lần cách
nhau 1 ngày để đảm bảo sự thụ tinh chắc chắn.
Trên chó thường có hiện tượng hành kinh giả.
Số con trong một lứa và tuổi cai sữa
Ở chó số con đẻ ra tùy thuộc vào giống chó lớn hay chó nhỏ, thông thường chó
đẻ từ 3 – 15 con/lứa. Thường chó mẹ có sữa trước khi đẻ 4 – 5 ngày.
Chó mẹ ở độ tuổi từ 2 – 3,5 năm tuổi thường cho số con đẻ ra và nuôi sống tốt
nhất.
Tuổi cai sữa trên chó cũng tùy thuộc vào giống chó, thường tuổi cai sữa tốt nhất
là 8 – 9 tuần tuổi.
Chó con từ 2 – 2,5 tuần tuổi thì mở mắt, mở tai và mọc răng, thường đến tháng
thứ 5 thì chó thay răng.
Xem răng đoán tuổi trên chó
Theo Phan Quang Bá (2004), để biết tuổi của chó chúng ta phải quan sát bộ răng, quan

sát độ mòn của răng. Bộ răng trưởng thành có 42 cái bao gồm 12 răng cửa, 4 răng nanh, 16
răng hàm trước và 10 răng hàm. Trong đó, răng cửa dùng để đoán tuổi của chó:

8


- Răng cửa của mỗi hàm có 2 răng giữa, 2 răng kề và 2 răng ngoài.
- Răng sữa thường khá nhỏ, vành răng chia làm 3 thùy khá tách biệt.
- Răng vĩnh viễn có vành răng gồm 3 thùy liền nhau thành hình hoa huệ.
Sự mọc răng sữa
- Chó con vừa sinh ra chưa mọc răng.
- 21 ngày tuổi: mọc răng nanh, 25 ngày tuổi: mọc răng góc, 28 ngày tuổi: mọc
răng giữa, 30 ngày : mọc răng cặp.
- Các răng cửa mòn rất nhanh, theo thứ tự từ trong ra ngoài. Các răng mòn có mặt
nhai bằng phẳng (thay vì có dạng hình nón như ban đầu).
- Răng cặp mòn lúc 45 ngày tuổi.
- Răng giữa mòn lúc 3 tháng tuổi.
- Răng cặp mòn lúc 4 tháng tuổi.
Sự thay răng
- Sự thay răng có thứ tự từ trong ra ngoài.
- Răng cặp: thay lúc 4 tháng tuổi.
- Răng giữa: 4,5 tháng và răng góc: 5 tháng.
- Sau 7 tháng tuổi, tất cả các răng của 2 hàm được thay thế bằng răng trưởng
thành.
Sự mòn răng
- Một năm tuổi, các răng cửa hầu như chưa mòn.
- 15 tháng tuổi, các răng cặp hàm dưới bắt đầu mòn.
- 18 tháng tuổi, các răng cặp hàm dưới mòn phẳng, các răng giữa hàm dưới bắt
đầu mòn.
- 2,5 – 3 năm tuổi, răng giữa hàm dưới mòn phẳng, các răng cặp hàm trên bắt đầu

mòn.
- 3,5 – 4 năm tuổi, các răng cặp hàm trên mòn phẳng, tất cả các răng trở nên
vàng.
- 4 – 5 năm tuổi, các răng giữa hàm trên mòn phẳng.
- Sau 5 năm tuổi, các răng cửa rất thưa và ngắn.

9


2.3. BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ
2.3.1. Bệnh truyền nhiễm
2.3.1.1. Bệnh Carré
Nguyên nhân
Theo Trần Thanh Phong (1996), bệnh Carré là một bệnh truyền nhiễm do virus
thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbilivirus gây ra với đặc điểm là gây tỉ lệ chết
cao trên chó non với các biểu hiện sốt, viêm phổi, viêm ruột, nổi mụn mủ ở vùng da
mỏng, sừng hóa gan bàn chân và có triệu chứng thần kinh ở giai đoạn cuối.
Nguồn chứa căn bệnh: nước bọt, phân, dịch tiết mũi, nước mắt,…
Đường xâm nhập và cách lây lan: trực tiếp qua đường hô hấp dưới dạng những
bọt khí dung, qua thức ăn, nước uống, có thể truyền qua nhau thai.
Triệu chứng
Biểu hiện lâm sàng thay đổi tùy thuộc vào tuổi chó mắc bệnh, giống chó, tình
trạng sức khỏe, độc lực virus, chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng.
Thời gian nung bệnh kéo dài 3 – 8 ngày với những triệu chứng viêm kết mạc
mắt, viêm xoang mũi chảy nhiều dịch lỏng lúc đầu, sau đặc dần rồi có mủ. Xét nghiệm
máu lúc này thấy bạch cầu giảm.
Thể cấp tính: chó có biểu hiện sốt 2 pha, sốt cao, số lượng bạch cầu giảm, chó
có biểu hiện xáo trộn hô hấp: thở khò khè, âm rale ướt, khóe mũi có lẫn cả máu cùng
với biểu hiện viêm phổi.
Một số biểu hiện xáo trộn tiêu hóa: đi phân lỏng, tanh, có màu sôcôla, có thể lẫn

máu hoặc lẫn niêm mạc ruột bị bong tróc.
Biểu hiện viêm não: co giật, bại liệt.
Da: nổi mụn mủ ở những vùng da mỏng.
Thể bán cấp tính: biểu hiện hô hấp và tiêu hóa có thể thầm lặng, kéo dài 2 – 3
tuần trước khi xuất hiện những biểu hiện thần kinh, thường xuất hiện trên những chó
có triệu chứng sừng hóa gan bàn chân.
Bệnh tích
- Bệnh tích đại thể: không điển hình
Có thể thấy sừng hóa ở mõm và gan bàn chân, teo hung tuyến thấy khi khám tử.

10


Tùy theo mức độ phụ nhiễm vi trùng có thể thấy viêm phế quản, phổi, viêm
ruột, mụn mủ ở da.
- Bệnh tích vi thể
Mô bạch huyết bị hoại tử.
Thể vùi trong tế bào chất bắt màu eosinophile ở bàng quang, bồn thận, tế bào
biểu mô đường hô hấp, ruột, não.
Ở não là viêm não tủy không mủ, thoái hóa nơron, tăng sinh tế bào thần kinh
đệm, bị hủy myeline.
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn do triệu chứng luôn biến đổi, nhưng có
những triệu chứng chủ yếu sau:
- Chảy nhiều dịch tiết ở mắt và mũi (93% trường hợp).
- Xáo trộn hô hấp cùng với ho, thở khó (81% trường hợp).
- Xáo trộn tiêu hóa, ói, tiêu chảy (74% trường hợp).
- Sốt 2 pha, số lượng bạch cầu giảm, mụn mủ ở phần da non.
- Sừng hóa ở mõm và gan bàn chân (24% trường hợp).
- Xáo trộn thần kinh (45% trường hợp).

- Bệnh kéo dài trên 3 tuần.
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh do Parvovirus: gây viêm dạ dày – ruột xuất huyết, viêm cơ tim (chó non),
tỉ lệ chết cao trên chó non.
Bệnh do Leptospira: viêm dạ dày – ruột chảy máu, viêm loét miệng và thường
xuất huyết ở chó trưởng thành, vàng da và niêm mạc.
Bệnh viêm gan truyền nhiễm: gan sưng to dễ vỡ, đục giác mạc.
Bệnh viêm ruột do Coronavirus: chó có những biểu hiện viêm dạ dày – ruột
nhưng ở mức độ thấp hơn, phân màu xanh, bệnh phát triển chậm và tỉ lệ chết rất thấp.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm việc chẩn đoán nhờ vào kỹ thuật miễn dịch huỳnh
quang trực tiếp với kháng nguyên chuyên biệt từ máu, tế bào thần kinh. Phân lập virus
rất hiếm, còn chẩn đoán bằng huyết thanh học cho kết quả không cao. Hiện nay trên
thị thường đã có test kiểm tra nhanh virus Carré (CDV Ag).
11


Điều trị
Việc điều trị chỉ nhằm giới hạn sự phát triển của vi trùng phụ nhiễm, cung cấp
chất điện giải và kiểm soát những biểu hiện thần kinh. Bao gồm:
Kháng sinh: kanamycin, ampicillin,..
Dung dịch điện giải, vitamin, thuốc chống co giật, chống khó thở.
Phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh: cách ly chó bệnh với chó khỏe, sát trùng nơi nhốt chó
bằng nước javel 1/ 40, formol 2%.
Chó mới mua về cần được cách ly với chó nhà, sau đó tiêm phòng đầy đủ.
Tiêm phòng cho chó lúc 7 – 8 tuần tuổi, tiêm lặp lại sau 3 – 5 tuần. Hàng năm
tiêm nhắc lại cùng với chăm sóc nuôi dưỡng tốt là hiệu quả nhất.
2.3.1.2. Bệnh do Parvovirus
Nguyên nhân

Là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Parvoviridae, giống Parvovirus type II
gây nên với đặc điểm là tiêu chảy phân lẫn máu, số lượng bạch cầu giảm mạnh, gây
chết chó con hàng loạt. Bệnh thường biểu hiện trên chó con từ 6 tuần đến 6 tháng, chó
trưởng thành không chết nhiều nhưng là nguồn tàng trữ virus.
Triệu chứng: Theo Trần Thanh Phong (1996), bệnh có những đặc điểm sau:
- Thể đường ruột
Thời gian nung bệnh 3 – 5 ngày và chấm dứt bằng triệu chứng ngủ lịm hay liệt
nhược đôi khi kết hợp với ói mửa.
Chó ói mửa, biếng ăn, suy nhược, mất nước nghiêm trọng, ói thường khá dữ dội
và kéo dài, sau 12 – 40 giờ chó có biểu hiện tiêu chảy.
Phân lúc đầu xám hay vàng sau đó kèm theo máu với mùi hôi tanh đặc trưng,
đôi khi có sốt xảy ra.
Sự phát triển của bệnh có thể diễn biến theo nhiều dạng khác nhau như chó đột
ngột phát bệnh và chết trong vài giờ, chết sau 2 ngày với biểu hiện suy sụp trước đó
(thể quá cấp), chết sau 5 – 6 ngày với sự giảm thể tích máu, tiêu chảy và phụ nhiễm vi
trùng (thể cấp tính), thể thầm lặng thường gặp trên chó trưởng thành, chỉ có thể phát
hiện bằng các test huyết thanh học.

12


- Thể viêm cơ tim
Thường gặp trên chó 1 – 2 tuần tuổi, biểu hiện chủ yếu là suy tim, thiếu máu
nặng, niêm mạc nhợt nhạt hay thâm tím, gan và túi mật sưng chết nhanh, chó con còn
bú có biểu hiện thở khó, rên rỉ và kiệt sức, cái chết đến trong vài giờ, vài ngày.
Những chó còn sống có thể bất thường về nhịp tim, suy tim, thể kết hợp viêm
cơ tim - ruột thường thấy ở chó 6 – 16 tuần tuổi, chó vừa bị suy tim vừa tiêu chảy nặng
thường chết sau 24 giờ nhiễm.
Bệnh tích
- Bệnh tích đại thể

Ruột nở rộng, sung huyết hay xuất huyết, trống rỗng, thường tá tràng bị hư hại
nhất, thành ruột non mỏng, bên trong chứa đầy máu và niêm mạc ruột do bong tróc ra.
Niêm mạc dạ dày bị sung huyết toàn bộ.
Gan sưng, túi mật căng.
Lách có dạng không đồng nhất và hạch màng treo ruột triển dưỡng, thủy thũng
hay xuất huyết.
Thể viêm cơ tim thường thấy thủy thũng ở phổi.
- Bệnh tích vi thể
Hoại tử và tiêu hủy những tế bào lympho trong những mảng Peyer, hạch bạch
huyết, màng treo ruột và những hạt bạch cầu ở lách.
Tim bị viêm, thủy thũng hóa sợi, có hoặc không có thể vùi base trong nhân của
sợi cơ tim.
Hoại tử tế bào mô của tuyến Lieberkuln và sự bào mòn hoàn toàn những nhung
mao ruột.
Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng
Chủ yếu dựa vào triệu chứng sau: viêm dạ dày - ruột có xuất huyết trên chó từ 6
tuần đến 6 tháng tuổi, đi kèm với sốt nhưng không cao, giảm bạch cầu. Chó sẽ khỏi
nếu bệnh kéo dài sau 5 ngày.

13


- Chẩn đoán phân biệt
Viêm ruột do virus Carré: sốt cao trong nhiều ngày (40 – 410C), viêm phổi,
viêm ruột, nổi mụn mủ ở vùng da ít lông, mõm và gan bàn chân sừng hóa, giai đoạn
cuối có triệu chứng thần kinh.
Viêm ruột do Coronavirus: bệnh lây lan nhanh nhưng phát triển rất chậm, chết
ít, chó không sốt, số lượng bạch cầu không giảm.
Viêm ruột do: Campylobacter, Salmonella, xoắn khuẩn Leptospira hay tiêu

chảy do trúng độc có nguồn gốc từ thức ăn.
- Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Chẩn đoán chắc chắn bệnh qua phân lập tìm virus từ phân tươi nhưng thời gian
dài và tốn kém.
Chẩn đoán huyết thanh học để phát hiện sự biến đổi của huyết thanh.
Dùng test thử nhanh.
Điều trị
Việc điều trị chỉ nhằm tăng cường sức chống chọi với bệnh, chữa triệu chứng
và những vi trùng kế phát, chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu là các biện pháp: ăn kiêng,
bù đắp nước, dùng kháng sinh và các loại thuốc trợ sức, thuốc chống ói,…
Phòng bệnh
Việc chăm sóc và nuôi dưỡng tốt là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất,
không cho chó ăn thức ăn ôi thiu, nước uống không sạch.
Cách ly chó bệnh với chó khỏe.
Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi nhốt chó để tránh lây lan mầm bệnh.
Phòng bệnh bằng vaccine: chủng ngừa lúc chó 7 – 8 tuần tuổi, cách 3 – 5 tuần
sau lặp lại. Sau đó mỗi năm tái chủng một lần.

14


2.3.2. Bệnh ở hệ hô hấp
2.3.2.1. Viêm thanh quản
Theo Nguyễn Như Pho (2008): Viêm thanh quản có 3 thể: thể cấp tính, thể màng
giả, thể mãn tính.
Nguyên nhân
Do khí hậu lạnh, bụi trong thức ăn, nhiều khí độc như Cl2, H2S, NH3, CO2, ẩm
độ không khí cao và nhiễm trùng thanh quản do kế phát từ nhiễm trùng vùng họng do
Staphylococcus, Streptococcus, Bordetella, virus cúm (influenzavirus).
Triệu chứng

Viêm thể màng giả: sốt cao, ho đau, khó thở, hạch hàm dưới sưng.
Viêm cấp tính: sốt nhẹ, ho dữ dội, hạch hàm dưới sưng.
Viêm mãn tính: không sốt, ho kéo dài.
Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng: ho, tiếng rít thanh quản, khó thở.
Chụp X – quang.
Điều trị
Thể cấp tính: ăn thức ăn dạng ẩm, sử dụng kháng sinh thông thường trong 3 – 4
ngày: penicillin và streptomycin, tetracyclin. Giảm ho bằng bromhexin. Tăng cường
sức đề kháng bệnh: B.complex, vitamin C.
Thể màng giả: sử dụng kháng sinh như: lincomycin kết hợp spectinomycin và
dexamethasone, tiamulin và dexamethsone, hạ sốt: anazin, giảm ho bằng bromhexin.
Tăng cường sức đề kháng bằng B.complex, vitamin C.
Thể mãn tính: cho ăn thức ăn dạng ẩm, cải thiện tiểu khí hậu nơi nhốt thú, tăng
cường sức đề kháng bằng các loại vitamin.
2.3.2.2. Viêm phổi

Nguyên nhân
Theo Nguyễn Như Pho (2008), viêm phổi có thể do các tác nhân kích thích như
khí độc ( SO2, NH3, H2S,...), thời tiết thay đổi đột ngột, nhiễm nấm, ký sinh trùng hay
sặc thức ăn nước uống vào đường hô hấp. Nhiễm trùng hô hấp do Streptococcus,
Staphylococcus, Haemophillus, Pasteurella… hay nhiễm trùng kế phát từ bệnh đường
hô hấp trên, bệnh truyền nhiễm như Carré…
15


×