Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y K - 9, QUẬN 7, TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.45 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG Ở ĐƯỜNG
TIÊU HÓA TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG
KHÁM THÚ Y K - 9, QUẬN 7, TP. HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: LÊ ĐỨC NGỌC
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2004 - 2009

Tháng 09/2009


KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG Ở ĐƯỜNG TIÊU HĨA
TRÊN CHĨ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHỊNG KHÁM
THÚ Y K - 9, QUẬN 7, TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả

LÊ ĐỨC NGỌC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng bác sĩ
ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Tất Toàn


Tháng 09 năm 2009

i


LỜI CẢM TẠ
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
Gia đình đã dạy dỗ và cho tơi ăn học nên người.
Tiến sỹ Nguyễn Tất Tồn đã tận tình chỉ dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại học Nơng Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi – Thú y và tất cả quý thầy cô đã truyền đạt và
giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Bác sĩ thú y Đỗ Thị Hồng Tươi - chủ phòng mạch và tập thể anh chị thú y viên
tại Phòng mạch Thú y K - 9, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp Thú y 30 đã luôn chia sẽ, động viên và giúp đỡ tôi
trong thời gian thực hiện đề tài.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ở đường tiêu hóa trên chó và
hiệu quả điều trị tại Phòng khám Thú y K - 9, Quận 7, Tp.HCM
Địa điểm khảo sát: Phòng khám Thú y K-9. Địa chỉ: 319 Lê Văn Lương, Quận
7, Tp. HCM. Thời gian khảo sát từ 17/2/2009 đến 17/6/2009 trên đối tượng là tất cả
chó đến khám và điều trị tại Phòng khám Thú y K - 9, Quận 7, Tp. HCM.
Mục đích: đề tài khảo sát tỷ lệ bệnh và hiệu quả điều trị bệnh có triệu chứng

đường tiêu hóa
Phương pháp: khảo sát tình hình bệnh có triệu chứng ở đường tiêu hóa theo
giống, tuổi, giới tính; phân loại bệnh theo từng nhóm bệnh: truyền nhiễm, nội khoa,
ngoại khoa, do ký sinh trùng; xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý và cơng thức máu của
chó; phân lập vi trùng và thử kháng sinh trùng đồ mẫu phân và khảo sát hiệu quả điều
trị.
Khảo sát tình hình bệnh có triệu chứng ở đường tiêu hóa, ghi nhận được 753 ca
bệnh tiêu hóa trong tổng số 1592 ca khảo sát chiếm tỷ lệ 47,3%.
Qua phân loại, tỷ lệ bệnh thuộc nhóm bệnh nội khoa 56,17%, bệnh truyền
nhiễm 22,31%, bệnh do ký sinh trùng 19,79% và bệnh ngoại khoa 1,73%.
Xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu: bệnh Carre số mẫu máu có tổng số bạch
cầu tăng, mất máu chiếm tỷ lệ là 80%, bệnh do Parvovirus có tổng số bạch cầu giảm là
100%, bệnh do ký sinh trùng mẫu mất máu chiếm 33,33%, tăng bạch cầu chiếm tỷ lệ
66,67%, bệnh do viêm dạ dày ruột bạch cầu tăng chiếm tỷ lệ là 100%, số mẫu mất máu
chiếm tỷ lệ là 50%.
Phân lập vi trùng và thử kháng sinh đồ: phân lập vi trùng cho kết quả là E.coli,
thử kháng sinh đồ đối với vi trùng E.coli cho tỷ lệ nhạy cảm với với cefotaxime và
ceftriaxone cho tỷ lệ cao nhất là 88,89%, đề kháng 100% với trimethoprim/
sulfamethoxazole.
Khảo sát hiệu quả điều trị: hiệu quả điều trị chung đạt 74,1%, trong đó hiệu quả
điều trị bệnh do ký sinh trùng là cao nhất 85,91%, hiệu quả điều trị bệnh nội khoa là
80,85%, các chứng bệnh ngoại khoa là 69,23%, bệnh truyền nhiễm đạt thấp nhất là
47,02%.
iii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1. MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................ 1

1.2. Mục đích và yêu cầu............................................................................................ 2
1.2.1. Mục đích ........................................................................................................... 2
1.2.2.Yêu cầu .............................................................................................................. 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................... 3
2.1. Đặc điểm sinh lý chó ........................................................................................... 3
2.1.1. Một vài đặc điểm sinh lý ở chó ........................................................................ 3
2.1.2. Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu chó trưởng thành ................................. 4
2.1.3. Sự biến động các chỉ tiêu sinh lý trên chó........................................................ 4
2.2. Một vài triệu chứng bệnh đường tiêu hóa ........................................................... 5
2.2.1. Khó nuốt ........................................................................................................... 5
2.2.2. Đầy hơi ............................................................................................................. 5
2.2.3. Nơn mửa ........................................................................................................... 6
2.3.4. Tiêu chảy .......................................................................................................... 6
2.2.5. Táo bón ............................................................................................................. 6
2.2.6. Hội chứng tắc ruột ............................................................................................ 6
2.3. Một số bệnh có triệu chứng đường tiêu hóa thường gặp..................................... 6
2.3.1. Bệnh truyền nhiễm ........................................................................................... 6
2.3.1.1. Bệnh Carre..................................................................................................... 6
2.3.1.2. Bệnh do Parvovirus....................................................................................... 9
2.3.1.3. Bệnh do Leptospira ..................................................................................... 11
2.3.2. Bệnh do ký sinh trùng..................................................................................... 13
2.3.2.1. Bệnh do giun đũa......................................................................................... 13
2.3.2.2. Bệnh do giun móc........................................................................................ 14
2.3.3. Bệnh ngoại khoa ............................................................................................. 15
2.3.3.1. Nuốt dị vật ở thực quản ............................................................................... 15
2.3.3.2. Sa trực tràng................................................................................................. 15
2.3.4. Bệnh nội khoa................................................................................................. 16
iv



2.3.4.1. Viêm miệng ................................................................................................. 16
2.3.4.2. Viêm dạ dày ruột ......................................................................................... 16
2.3.4.3. Ngộ độc........................................................................................................ 18
2.3.4.4. Táo bón ........................................................................................................ 18
2.4. Lược duyệt các cơng trình nghiên cứu bệnh có triệu chứng đường tiêu hóa ở chó
.......................................................................................................................... 19
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM........................... 20
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 20
3.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 20
3.4. Vật liệu .............................................................................................................. 20
3.4.1. Dụng cụ........................................................................................................... 20
3.4.2. Hoá chất.......................................................................................................... 20
3.5. Phương pháp tiến hành ...................................................................................... 21
3.5.1. Khảo sát tình hình nhiễm bệnh có triệu chứng đường tiêu hóa...................... 21
3.5.1.1. Chẩn đốn bệnh ........................................................................................... 21
3.5.1.1.1. Đăng ký và hỏi bệnh................................................................................. 21
3.5.1.1.2 .Chẩn đoán lâm sàng.................................................................................. 21
3.5.1.2. Chẩn đốn phịng thí nghiệm....................................................................... 22
3.5.1.3. Chẩn đốn khác ........................................................................................... 22
3.5.3. Xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý và công thức máu chó.................................. 23
3.5.4. Phân lập vi trùng và thử kháng sinh đồ .......................................................... 23
3.5.5. Hiệu quả điều trị ............................................................................................. 24
3.6. Các chỉ tiêu theo dõi…………………………………………………………...24
3.7. Phương pháp xử lý thống kê.............................................................................. 25
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................. 26
4.1. Khảo sát tình hình nhiễm bệnh có triệu chứng ở đường tiêu hóa theo giống,
tuổi, giới tính .................................................................................................... 26
4.2. Phân loại bệnh có triệu chứng bệnh đường tiêu hóa theo nhóm bệnh .............. 31
4.2.1.1. Bệnh Carre................................................................................................... 33

4.2.1.2. Bệnh do Parvovirus..................................................................................... 33
v


4.2.1.3. Bệnh do Leptospira ..................................................................................... 34
4.2.2. Phân loại bệnh ký sinh trùng .......................................................................... 34
4.2.3. Phân loại bệnh nội khoa ................................................................................. 35
4.2.3.1. Viêm ở miệng .............................................................................................. 36
4.2.3.2. Viêm dạ dày ruột ......................................................................................... 36
4.2.3.3. Ngộ độc........................................................................................................ 37
4.2.3.4. Viêm hậu môn ............................................................................................. 37
4.2.3.5. Táo bón ........................................................................................................ 37
4.2.4. Phân loại các chứng bệnh ngoại khoa ............................................................ 38
4.2.4.1. Nuốt dị vật ở thực quản ............................................................................... 38
4.2.4.2. Sa trực tràng................................................................................................. 38
4.2.4.3. Chấn thương ................................................................................................ 38
4.3. Khảo sát các chỉ tiêu sinh lý máu ...................................................................... 39
4.4. Phân lập vi trùng và thử kháng sinh đồ ............................................................. 41
4.5. Khảo sát hiệu quả điều trị.................................................................................. 42
4.5.1. Hiệu quả điều trị bệnh nội khoa ..................................................................... 42
4.5.2. Hiệu quả điều trị bệnh truyền nhiễm ............................................................. 44
4.5.3. Hiệu quả điều trị bệnh do ký sinh trùng ......................................................... 46
4.5.4. Hiệu quả điều trị bệnh ngoại khoa................................................................. 47
4.5.5. Nhận xét chung............................................................................................... 48
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 50
5.1. Kết luận.............................................................................................................. 50
5.2. Đề nghị .............................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 52
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 54
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 57


vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu chó............................................................4
Bảng 4.1. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ở đường tiêu hóa theo giống, tuổi, giới tính.26
Bảng 4.2. Tỷ lệ bệnh có triệu chứng đường tiêu hóa theo nhóm bệnh .........................31
Bảng 4.3. Tỷ lệ chó nghi bệnh truyền nhiễm ................................................................32
Bảng 4.4. Tỷ lệ chó nhiễm bệnh do ký sinh trùng.........................................................35
Bảng 4.5. Tỷ lệ chó nghi bệnh nội khoa........................................................................36
Bảng 4.6. Tỷ lệ các chứng bệnh ngoại khoa..................................................................38
Bảng 4.7. Các chỉ tiêu sinh lý máu................................................................................39
Bảng 4.8. Kết quả thử kháng sinh đồ ............................................................................41
Bảng 4.9. Hiệu quả điều trị bệnh nội khoa ....................................................................43
Bảng 4.10. Hiệu quả điều trị bệnh truyền nhiễm...........................................................45
Bảng 4.11. Hiệu quả điều trị bệnh do ký sinh trùng......................................................46
Bảng 4.12. Hiệu quả điều trị bệnh ngoại khoa ..............................................................47
Bảng 4.13. Hiệu quả điều trị chung...............................................................................48

vii


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Sơ đồ 2.1: Sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó............................................9
Sơ đồ 2.2. Cơ chế sinh bệnh viêm dạ dày ruột .............................................................17
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ bệnh có triệu chứng đường tiêu hóa ...............................................26
Biểu đồ 4.2. So sánh tỷ lệ chó bệnh tiêu hóa theo giống...............................................28

Biểu đồ 4.3. So sánh tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng đường tiêu hóa theo tuổi ..............29
Biểu đồ 4.4. So sánh tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng đường tiêu hóa theo giới tính.......30
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng đường tiêu hóa theo nhóm bệnh...............31
Hình 4.1. Chó chảy dịch mũi trong bệnh Carre.............................................................33
Hình 4.2. Chó tiêu chảy máu tươi trong bệnh do Parvovirus .......................................34

viii


DANG SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Hc

Hồng cầu

Hb

Hemoglobin

Ht

Hematocrit

Tc

Tiểu cầu

Bc

Bạch cầu


L

Lympho

M

Monocyte

E

Eosinophil

B

Basophil

N

Neutro

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống con người đã thuần phục và huấn
luyện những con thú dữ hoang dã thành những con thú gần gũi với con người. Với
những mục đích săn bắn, nghiệp vụ, vui chơi giải trí và phục vụ cho nghiên cứu khoa
học nên lồi chó được quan tâm đến rất nhiều và nó có vai trị rất quan trọng đối với

con người.
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, nhu cầu của con người ngày
càng tăng và vấn đề chăm sóc sức khỏe, kiểm sốt bệnh tật trên chó đã được chú trọng
hơn nhiều. Nhưng trong thực tế chó vẫn mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Trong đó, các
bệnh có triệu chứng đường tiêu hóa ln chiếm một tỷ lệ cao, 59% ở Hà Nội (Ngô
Huyền Thúy, 1994) và 40-45% ở TP. HCM (Huỳnh Tấn Phát, 2001), với những biểu
hiện thường gặp như: bỏ ăn, ói mửa, tiêu chảy (đơi khi có máu) hoặc táo bón, viêm
lt niêm mạc miệng, cịi cọc, suy nhược cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây ra trong
đó thường gặp nhất là bệnh Carre, do Parvovirus, do Leptospira, do vi trùng như
E.coli, hoặc do giun sán gây nên… Mặt khác bệnh trên đường tiêu hóa xảy ra thường
ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp (tần số hô hấp thay đổi), hệ thống tiết niệu (hoạt động
thải lọc của thận bị rối loạn) và các hệ thống khác. Vì thế nhiệm vụ người Bác sỹ thú
y là phải chẩn đốn chính xác và điều trị hiệu quả để giảm thiểu tối đa thiệt hại mà
bệnh ở đường tiêu hóa gây ra trên chó.
Xuất phát từ những thực tế trên, cùng với những mong muốn hiểu biết thêm về
công tác chẩn đốn, điều trị bệnh có triệu chứng đường tiêu hóa hiện nay trên chó,
được sự chấp thuận của khoa Chăn nuôi - Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Tất Tồn, chúng tơi tiến
hành làm đề tài: “KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG Ở ĐƯỜNG
TIÊU HÓA TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHỊNG KHÁM THÚ
Y K-9, QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU
1.2.1. Mục đích
Đề tài khảo sát tỷ lệ bệnh và hiệu quả điều trị bệnh có triệu chứng đường tiêu
hóa qua đó nhằm nâng cao sự hiểu biết về cơng tác chẩn đốn, liệu pháp điều trị từ đó
khuyến cáo cho người ni có biện pháp phòng bệnh tốt hơn và đem lại hiệu quả điều
trị bệnh đường tiêu hóa trên chó ngày càng cao hơn.

1.2.2. Yêu cầu
Ghi nhận các dấu hiệu lâm sàng
Đánh giá tỷ lệ nhiễm bệnh có triệu chứng đường tiêu hóa trên chó theo giống,
tuổi, giới tính
Phân loại theo nhóm bệnh
Thu thập mẫu xét nghiệm, xét nghiệm vi trùng, ký sinh trùng và các chỉ tiêu
sinh lý máu trên chó
Ghi nhận hiệu quả điều trị

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CHÓ
2.1.1. Một vài đặc điểm sinh lý ở chó
Theo Trần Thị Dân (2006) thì một số đặc điểm sinh lý chó như sau:
Thân nhiệt biến động trong khoảng
Chó trưởng thành: 37,90C - 39,90C
Chó con trong 2 tuần đầu: 35,60C - 36,50C
Tần số hơ hấp dao động trong khoảng
Chó trưởng thành: 10 – 40 lần/phút.
Chó con từ 15 – 35 lần/phút.
Tần số mạch có sự biến động lớn ở chó con so với chó truởng thành
Chó trưởng thành: 70 – 120 lần/phút.
Chó con: 200 – 220 lần/phút
Tuổi thành thục sinh dục và chu kì lên giống
Tuổi thành thục sinh dục cịn phụ thuộc vào giống chó, chó nhỏ con
thường động dục sớm hơn chó lớn con, thời gian thành thục trung bình vào khoảng:
Chó đực: 7 - 10 tháng tuổi

Chó cái: 9 - 10 tháng tuổi
Chu kỳ lên giống thường xảy ra mỗi năm 2 lần, trung bình khoảng
6 - 8 tháng. Thời gian động dục từ 12 - 21 ngày. Giai đoạn thích hợp cho sự phối giống
là từ ngày thứ 9 - 13 ngày sau khi có biểu hiện lên giống đầu tiên. Ngồi ra trên chó
cịn có hiện tượng mang thai giả. Và thời gian mang thai của chó dao động trong
khoảng từ 58 - 63 ngày.
Số con trong một lứa và tuổi cai sữa
Số con đẻ ra trong một lứa cịn phụ thuộc vào giống, thơng thường chó đẻ từ 3 –

3


15 con/lứa. Chó mẹ ở độ tuổi 2 - 3,5 tuổi thường cho số con đẻ ra và số con nuôi sống
tốt nhất. Tuổi cai sữa từ 8 - 9 tuần tuổi.
2.1.2. Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu chó trưởng thành
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu chó
Chỉ tiêu

Trị số

Đơn vị

Hồng cầu
Bạch cầu
Neutrophil
Basophil
Eosinophil
Lymphocyte
Monocyte
Hemoglobin

Hematocrit
Calcium
Magiesium
Phosphore
Albumin
Globulin
Lympho bào
Bạch cầu đơn nhân lớn
Bạch cầu đa nhân:
Trung tính
Ưa axit
Ưa bazơ

5,5 – 8,5
6 – 18
45-70
0-1
2-10
30-60
2-7
12-18
37-55
0,4-12,2
1,8-2,5
4-8
23 - 32
27 - 44
28 – 36,4
1,7 – 10,8


106/mm3
103/mm3
%
%
%
%
%
g%
ml/100ml
mg/dl
mg/dl
mg/dl
g/l
g/l
%
%

43 – 87,9
1,0 – 17,1
0,0 – 0,26

%
%
%
( Moraillon và ctv, 1997)

2.1.3. Sự biến động các chỉ tiêu sinh lý trên chó
Các xét nghiệm về đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, lập cơng thức bạch cầu góp
phần quan trọng vào cơng tác chẩn đốn bệnh. Sau đây là một vài chỉ tiêu sinh lý máu quan
trọng trong một số bệnh trên chó. Đối với bệnh Carre: tổng số bạch cầu rất biến đổi, phụ

thuộc từng giai đoạn bệnh. Trong giai đoạn đầu (cấp tính) của bệnh có sự giảm số lượng
bạch cầu. Tổng số bạch cầu gia tăng thường thấy trong giai đoạn sau. Thiếu máu nhẹ
thường thấy ở giai đoạn cuối. Cịn đối với bệnh do Parvovirus thì tổng số bạch cầu biến đổi
chủ yếu giảm so với bình thuờng và những chó bị bệnh nhận thấy có sự mất máu rõ rệt. Còn
4


bệnh do xoắn khuẩn (Leptospirosis) ở thể xuất huyết và hồng đảng: có sự cơ đặc máu với
sự gia tăng số lượng hồng cầu lưu thơng, Hb bình thường hay gia tăng. Số lượng bạch cầu
tăng đến 50.000 tế bào/mm3. Có sự nghiêng trái 50% tế bào neutrophils chưa trưởng thành
và có biểu hiện giảm số lượng tiểu cầu. Ở thể tiết niệu: thiếu máu, số lượng bạch cầu gia
tăng trong vài trường hợp, đa số không thấy biểu hiện rõ. Bên cạnh đó bệnh do ký sinh
trùng đuờng ruột (giun móc, giun đũa, sán dây) có sự thiếu máu, tăng eosinophils.
2.2. MỘT VÀI TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA
Hệ thống đường tiêu hóa bắt đầu từ miệng và các bộ phận liên hệ như: môi,
răng, lưỡi, và tuyến nước bọt kế đến là thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng
và sau cùng là hậu môn. Các phần phụ thì có màng bụng, gan, tụy, hạch hạnh nhân,
các hạch lâm ba ở màng ruột.
Chức năng của hệ tiêu hóa là tiếp thu, nghiền tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Đây
là con đường chó phải tiếp cận với những vật chất từ bên ngoài đưa vào, mà thức ăn
thì rất đa dạng, phức tạp trong khi chó có nguồn gốc là lồi ăn thịt sống và săn mồi, có
khi ăn xác chết, nội tạng xúc vật, cá, xương (cứng, bén, nhọn). Những thức ăn kém vệ
sinh và bất thường này dễ mang theo mầm bệnh vào cơ thể chó qua đường tiêu hóa.
Các triệu chứng thường xuất hiện trên bệnh đường tiêu hóa như: sốt, bỏ ăn, lừ đừ, khó
nuốt, nơn mửa, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, tắc ruột và một số triệu chứng phụ khác.
2.2.1. Khó nuốt
Nguyên nhân gây khó nuốt có thể chia ra làm ba vùng tổn thương thuộc miệng,
thực quản, thực quản - dạ dày do viêm nhiễm, dị vật, khối u… hay do rối loạn vận
động nuốt được chi phối bởi thần kinh có liên quan đến dây thần kinh số V, VII, IX,
X, XI. Chó chảy nhiều nước bọt, ọe nơn, nơn mửa, ho, khó thở, vận động hàm dưới

hay lắc lư trong khi ăn (Cornelius, 1987).
2.2.2. Đầy hơi
Chứng đầy hơi là sự sưng to lên của dạ dày và ruột với khơng khí hay ga ở bên
trong. Bình thường thì hơi trong dạ dày sẽ được tống ra ngồi qua trực tràng gọi là đánh hơi.
Ga và hơi được sản xuất, trữ trong dạ dày ruột là tiến trình sinh lý bình thường, nhưng khi
có bệnh dạ dày ruột thì tiến trình sinh hơi tăng, sinh đầy hơi. Chó đầy hơi bụng căng to, khó
thở, hơ hấp nhanh, tim đập cực nhanh, đau bụng,..

5


2.2.3. Nơn mửa
Nơn mửa có tính chất bảo vệ cơ thể thoát khỏi những tác nhân gây hại như độc
chất, độc tố vi khuẩn, thức ăn khơng thích hợp… Triệu chứng này là phản xạ tống ra
ngoài rất mãnh liệt của dạ dày ruột do kích thích của thần kinh. Nôn mửa kèm theo
dấu hiệu co thắt rất rõ của cơ hồnh và bụng. Trước đó có dấu hiệu bồn chồn, buồn bã,
chảy nhiều nước bọt, môi mở, hay nuốt và nơn khan.
2.3.4. Tiêu chảy
Theo Văn Đình Hoa (2003) tiêu chảy là phân chứa nhiều nước, phân ở dạng
nhão (không thành khuôn) hay dạng lỏng tùy thuộc vào tỷ lệ nước trong phân người ta
chia thành tiêu chảy cấp và tiêu chảy lỏng mãn.
2.2.5. Táo bón
Táo bón là tình trạng khơng đi ngồi được, phân ở lâu trong ruột già hơn bình
thường. Khối phân trở nên cứng, khơ tạo thành một nguồn kích thích tác động lên thần
kinh (tức bụng, khó chịu, mệt mỏi, giận dữ…) và cản trở đường tiêu hóa. Chó bồn
chồn, khó chịu, khối phân cứng có thể gây vỡ ruột nếu nhiễm nặng.
2.2.6. Hội chứng tắc ruột
Theo Văn Đình Hoa (2003) hội chứng này là tình trạng một đoạn ruột nào đó
khơng lưu thơng, khiến phía trên bị căng dãn do ứ trệ các chất.
Nguyên nhân: do cơ học (thắt xoắn, thoát vị, búi giun, u dây chằng, sẹo,..)

do chức phận (mất thăng bằng thần kinh thực vật, cường phó giao cảm hoặc tê liệt thần
kinh làm giãn một đoạn ruột).
Cơ chế: ban đầu đoạn ruột trên chỗ tắc tăng co bóp để thắng chướng ngại vật
biểu hiện bằng cơn đau bụng từng cơn, có hiện tượng rắn bị ở thành bụng. Trong khi đó
đoạn cuối chỗ tắc lại giảm co bóp, sau đó ruột chướng hơi vì nuốt khí và lên men của vi
khuẩn (thức ăn khơng được tiêu hóa bị thối rữa sinh nhiều chất độc), giảm hấp thu, ứ các
dịch tiết của ruột, cuối cùng là sốc do hậu quả của đau đớn, mất nước và nhiễm độc…
Hậu quả: tắc ruột làm nôn nhiều dẫn đến mất nước, mất dịch ruột.
2.3. Một số bệnh có triệu chứng ở đường tiêu hóa thường gặp
2.3.1. Bệnh truyền nhiễm
2.3.1.1. Bệnh Carre
Bệnh Carre là một bệnh truyền nhiễm cấp tính hay bán cấp tính do virus thuộc
họ Paramyxoviridae gây ra. Gây hại hàng loạt chó ở bất kì lứa tuổi nào, đặc biệt là chó
non từ 3 - 4 tháng tuổi chưa chủng ngừa
6


Chất chứa căn bệnh: dịch tiết nước mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu và phân
Đường xâm nhập: Chủ yếu qua hơ hấp với dạng những giọt khí dung hay giọt nước
nhỏ. Ngoài ra, bệnh cũng lây lan gián tiếp qua thức ăn, nước tiểu và bệnh cũng có thể
truyền qua nhau thai.
Sinh bệnh học:
Từ xoang mũi, thanh quản, phổi, đại thực bào mang virus đến những hạch lympho
cục bộ và quá trình nhân lên của virus xảy ra tại đây. Trong vịng một tuần tất cả các mơ
lympho đều bị nhiễm. Lúc này nhiệt độ cơ thể chó có thể sẽ tăng cao gây sốt pha 1 kéo dài
trong 2 - 3 ngày, sau đó là khoảng thời gian ngưng sốt, số lượng bạch cầu trong máu giảm.
Đặc biệt trên chó non: trong 1-2 tuần sau, virus lan tràn từ mô lympho qua máu rồi đến
niêm mạc hô hấp, tiêu hóa, kết hợp với phụ nhiễm vi trùng tại đường hô hấp tạo nên đợt
sốt lần thứ 2 kéo dài cho đến khi chết. Ngồi phổi, ruột, virus cịn xâm nhập và tấn cơng
hệ thần kinh, do đó chó có triệu chứng thần kinh trước khi chết.

Triệu chứng:
Thời gian nung bệnh kéo dài 3 - 8 ngày tùy theo độ tuổi, giống, tình trạng sức
khỏe, dinh dưỡng, độc lực của virus.
Thể bệnh nặng: chó sốt vài ngày sau đó giảm sốt, thời gian từ khi phát bệnh đến
lúc chết kéo dài 1 - 2 tuần. Triệu chứng hô hấp: thở khò khè, âm ran ướt, ho, chảy
nước mũi đục như mủ, viêm kết mạc mắt, chảy nhiều ghèn và triệu chứng tiêu hóa: đi
phân lỏng, tanh, có thể kèm niêm mạc ruột bong tróc và viêm dạ dày do chó có biểu
hiện ói. Bên cạnh đó nổi mụn mủ ở những vùng da mỏng, xáo trộn thần kinh, đi xiêu
vẹo, co giật, trào nước bọt, hôn mê. Các biểu hiện này thường xuất hiện sau các xáo
trộn về hô hấp và tiêu hóa.
Thể bệnh trung bình: thời gian mắc bệnh kéo dài 2 - 3 tuần, trong thời gian này
chó suy nhược, biếng ăn, chảy nước mũi hoặc tiêu chảy nhẹ, kèm theo triệu chứng sốt.
Sau đó xuất hiện triệu chứng sừng hóa gan bàn chân hoặc da vùng gương mũi và biểu
hiện thần kinh: co giật, động kinh, đi khơng vững, nhai giả. Trước khi chết có triệu
chứng trào bọt, hơn mê.
Thể thần kinh: trên chó già thường thể hiện thể viêm não, đối tượng là những
chó từ vài tuổi trở lên với biểu hiện mất thăng bằng, đi lắc lư. Bệnh có thể kéo dài 3 - 4
tháng mới gây chết.
7


Bệnh tích:
Trên đại thể: bệnh biểu hiện khơng đặc trưng, tùy theo giai đoạn nhiễm có thể
thấy dạng viêm phổi, viêm ruột, mụn mủ trên da, sừng hóa gan bàn chân. Đối với vi
thể có biểu hiện hoại tử bạch huyết, có thể vùi trong tế bào chất bắt màu eosin, viêm
não tủy khơng mủ.
Chẩn đốn:
Dựa vào triệu chứng lâm sàng như: chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi; xáo trộn
hô hấp cùng với ho, tiêu chảy máu tươi hoặc máu chocola; sừng hóa mõm và gan bàn
chân. Bên cạnh đó có sự xáo trộn thần kinh. Bệnh kéo dài hơn 3 tuần.

Chẩn đoán phân biệt:
Bệnh do Parvovirus: tiêu chảy, ói mửa dữ dội, ít kèm theo triệu chứng hô hấp.
Đối với bệnh viêm gan truyền nhiễm: sốt, tiêu chảy, ói mửa, xung huyết màng niêm,
đặc biệt ở vùng miệng, vàng da, gan sưng dễ vỡ, đục giác mạc. Phân biệt với bệnh do
Leptospira: sốt, ói mửa, viêm kết mạc mắt. Sau vài ngày có biểu hiện viêm phổi khó
thở, viêm loét miệng, xuất hiện ở chó lớn, vàng da, vàng niêm mạc, số lượng bạch cầu
tăng, nhất là Neutrophile. Và đối với bệnh viêm ruột do Coronavirus thì chó có biểu
hiện viêm dạ dày ruột nhưng ở mức độ thấp hơn, phân màu xanh, bệnh tiến triển chậm,
tỉ lệ chết rất thấp.
Chẩn đốn phịng thí nghiệm: nhờ vào kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang và phân
lập virus
Điều trị:
Theo Trần Thanh Phong (1996), bệnh Carre khơng có cách chữa trị chuyên biệt nào.
Việc dùng kháng sinh, cung cấp chất điện giải nhằm kiểm soát các triệu chứng lâm sàng
như xáo trộn hơ hấp, tiêu hóa, thần kinh,.. và cung cấp thuốc bổ trợ nhằm tăng sức đề kháng
cho chó. Một số thuốc kháng sinh chống phụ nhiễm như: streptomycin, lincomycin,
gentamycin, cefalexin, enrofloxacine,.. Các thuốc bổ trợ: chống ói (Primperan, Atropin), trợ
hô hấp (Bromhexine, Eucalyptine), chống xuất huyết đường ruột (Vitamin K, Transamin),
bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột (Smecta, Phosphalugel), hạ sốt (Analgin),… Cung cấp chất
điện giải: Lactated Ringer, glucose 5%, Electrojet,…là điều cần thiết. Cùng với tăng sức đề
kháng bằng Vitamin nhóm B và C. Lưu ý việc dùng kháng huyết thanh chỉ đạt hiệu quả khi
bệnh mới phát 2 đến 3 ngày.
8


Phòng bệnh: Vệ sinh phòng bệnh bằng cách cách ly chó khỏe và chó bệnh, sát trùng
nơi nhốt chó bằng nước javen hoặc formol. Dùng vaccine phòng bệnh cho những con
chó mới mua về khơng rõ nguồn gốc.
2.3.1.2. Bệnh do Parvovirus
Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây chết hàng loạt ở chó con 6 - 16 tuần tuổi

với đặc điểm là tiêu chảy phân lẫn máu và giảm thiểu số lượng bạch cầu.
Chất chứa căn bệnh: thú bệnh và phân là nguồn virus căn bản nhất.
Sinh bệnh học:

Qua đường miệng

Virus vào máu

Hạch bạch huyết và lách

Ruột

Tủy xương

Hoại tử những tế bào sinh lympho
Hoại tử biểu mô ruột

Giảm thiểu tế bào lympho

Viêm ruột / tiêu chảy

Chết

Khỏi bệnh

Sơ đồ 2.1. Sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó
(Trần Thanh Phong, 1996)
Khi xâm nhập 2 - 4 ngày, virus vào máu gây nhiễm trùng máu, đồng thời kèm
theo sự phát triển của virus trong mô lympho của vùng hầu họng. Virus phát triển
9



trong những khe của tế bào ruột non và xuất hiện trong phân 3 - 4 ngày sau khi bị
nhiễm, đạt mức cao nhất khi dấu hiệu lâm sàng đầu tiên được phát hiện, lúc này ruột
non bị phá hủy. Virus còn nhân lên ở tế bào cơ tim gây viêm cơ tim cấp tính và cũng
phát triển ở tế bào lympho, tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu tế bào bạch cầu làm
cơ thể thú bị suy giảm miễn dịch.
Triệu chứng:
Thể viêm dạ dày ruột: Thời gian nung bệnh 3 - 5 ngày, tỷ lệ mắc bệnh cao ở
chó 6 - 12 tuần tuổi. Chó ủ rủ, bỏ ăn, sốt vừa. Thông thường sốt kéo dài đến khi triệu
chứng tiêu chảy nặng xuất hiện. Thân nhiệt chỉ giảm khi chó suy nhược. Ĩi mửa, tiêu
chảy nặng, phân lúc đầu lỏng, thối, sau đó phân có màu hồng hoặc đỏ tươi tùy theo vị
trí tổn thương ở ruột. Tiếp theo, phân thối và tanh, có lẫn niêm mạc ruột lẫn keo nhầy.
Kèm theo là bạch cầu giảm mạnh, thiếu máu, chó suy nhược rất nhanh, mất nước dữ
dội và phụ nhiễm vi trùng.
Thể cơ tim: Thường xảy ra trên chó 1 - 2 tháng tuổi. Cơ tim bị viêm cấp tính
xuất huyết, có thể bị dãn tâm thất đưa đến ngừng nhịp tim hoặc suy tim. Cùng với gan
sưng, túi mật sưng. Các biểu hiện ở ruột không rõ rãng, chó chết nhanh sau khi bệnh
phát ra
Thể kết hợp viêm cơ tim - ruột: Thể này làm cho chó chết nhanh. Chó tiêu
chảy, ói mửa nặng dẫn dến mất nước rất nhanh. Cơ tim bị viêm cấp dẫn đến hiện
tượng ngừng tim, tỷ lệ chết ở thể này rất cao
Bệnh tích:
Lách có dạng khơng đồng nhất. Trên hạch màng treo ruột triễn dưỡng, thủy
thủng và xuất huyết cùng với dạ dày ruột bị xuất huyết nặng, thành ruột mỏng do có sự
bào mịn của nhung mao ruột, niêm mạc ruột bong tróc. Có biểu hiện gan sưng, túi mật
căng. Ngoài ra trong thể viêm cơ tim thường thấy cơ tim xuất huyết hoặc dãn cơ tim.
Chẩn đoán:
Chẩn đoán lâm sàng: việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào những biến đổi triệu
chứng lâm sàng như bỏ ăn, tiêu chảy có máu do viêm dạ dày ruột xuất huyết, ói mửa

nhiều, đôi khi đi kèm với sốt nhưng không cao. Xét nghiệm máu thường thấy số lượng
bạch cầu giảm. Chó sẽ khỏi bệnh nếu kéo dài sau 5 ngày.

10


Chẩn đoán phân biệt: Bệnh viêm dạ dày ruột do Coronavirus : bệnh lây lan
nhanh nhưng thường phát triển chậm, ít khi gây chết, chó khơng sốt, lượng bạch cầu
khơng giảm, chó tiêu chảy nhiều nước, có thể có nhiều chất nhầy hoặc máu. Đối với
bệnh Carre: sốt kèm theo triệu chứng viêm phổi, viêm kết mạc mắt, tiêu chảy ra máu
nhưng mức độ tiêu chảy ít hơn. Thời gian mắc bệnh kéo dài hơn bệnh do Parvovirus.
Sừng hóa gan ban chân, mụn mủ ở vùng da mỏng, giai đoạn cuối có triệu chứng thần
kinh. Phân biệt với bệnh viêm ruột do những vi trùng khác như Salmonella, Shigella,
Campylobacter, Leptospira,.. hay trường hợp tiêu chảy do ngộ độc thức ăn.
Chẩn đốn phịng thí nghiệm: Chẩn đốn chắc chắn bệnh qua phân lập tìm virus
từ phân tươi hay phát hiện kháng thể trong máu hoặc kiểm tra điện tâm đồ, test
Witness Canine Parvovirus. Bên cạnh đó có thể kết hợp dùng điện tâm đồ để khảo sát
những chó con bị nghi nhiễm bệnh và khám tử để kiểm tra bệnh lý mô học cơ tim, cơ
quan lympho, mô ruột, nhung mao ruột,…
Điều trị:
Bệnh này chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị chỉ nhằm tăng cường sức
chống chọi với bệnh, chữa triệu chứng và chống nhiễm trùng kế phát. Chống mất nước
và cân bằng chất điện giải bằng lactate ringer và NaCl, electroject. Chống ói bằng
atropin và Primperan. Bảo vệ niêm mạc ruột bằng smecta, actapulgite. Cầm tiêu chảy
bằng imodium. Sử dụng kháng sinh chống phụ nhiễm: ampicillin, streptomycin cùng
với trợ lực, trợ sức bằng Vitamin nhóm B, C. Cầm máu xuất huyết đường ruột bằng
Vitamin K, Transamine.
Phòng bệnh:
Cách ly chó khỏe với chó bệnh và khơng cho chó khỏe tiếp xúc phân chó bệnh.
Thường xuyên vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh.

Phòng bệnh bằng vaccine: mũi đầu tiên bắt đầu lúc 7 - 8 tuần tuổi, tiêm lần 2 sau 3 - 5
tuần, sau đó mỗi năm tái chủng 1 lần. Chó mẹ nên chủng ngừa 2 tuần trước khi phối để
tạo kháng thể mẹ truyền sang con
2.3.1.3. Bệnh do Leptospira
Là bệnh truyền nhiễm chung giữa người và gia súc do Leptospira interrogan gây
nên với biểu hiện viêm dạ dày ruột xuất huyết, thường ói ra máu và phân sậm màu,

11


hoàng đảng, nước tiểu sậm màu. Bệnh lây lan chủ yếu qua nước tiểu, xâm nhiễm qua
đường tiêu hóa hay qua vết thương ở da.
Triệu chứng:
Thời gian nung bệnh từ 5 - 6 ngày, thời kì đầu chó có biểu hiện sốt cao, ủ rũ, bỏ
ăn. Viêm kết mạc mắt, xuất huyết ở niêm mạc và da, ói mửa, phân sậm màu (có máu),
Thú mất nước nhanh, thân nhiệt giảm hơn bình thường (thể thương hàn). Đối với thể
hồng đảng: thú viêm kết mạc mắt, hoàng đảng (vàng da và niêm mạc), nước tiểu sậm
màu, khó thở, kém ăn, ói mửa,.. Giai đoạn cuối thân nhiệt tăng cao, tiêu chảy đơi khi
có xuất huyết. Chó chết trong 5 - 8 ngày. Trong trường hợp diễn biến chậm (thể bán
cấp tính và mãn tính) sẽ tương ứng với sự phát triển hội chứng sinh ure huyết, hậu quả
viêm thận, thú tiểu nhiều, khát nước kèm ói mửa, tiêu chảy. Sau một thời gian hôn mê
sẽ chết do ure huyết. Những xáo trộn về gan, thận là hậu quả của nhiễm Leptospira
mãn tính. Thú sẽ thở khó, có mùi ure ở miệng, xáo trộn hơ hấp, viêm màng mống mắt.
Bệnh tích:
Thể thương hàn: viêm dạ dày ruột mãn tính, các chất tiết có thể lẫn máu, xuất
huyết da và niêm mạc, gan sưng, hạch bạch huyết xuất huyết. Thể hoàng đảng: da
vàng, niêm mạc vàng, bàng quang chứa nhiều nước tiểu vàng sậm và có thể xuất
huyết. Thể bán cấp tính và mãn tính: viêm thận kẽ hay viêm thận mãn, vết lở ở miệng,
lưỡi, có thể gặp ở chó có ure trong máu
Chẩn đoán:

Chẩn đoán lâm sàng: Triệu chứng và bệnh tích thay đổi tùy thuộc vào chủng
nhiễm, khả năng phịng vệ của chó và việc điều trị
Chẩn đốn phân biệt: trong thể hồng đảng cần chẩn đốn phân biệt với trường
hợp trúng độc độc tố nấm mốc, trúng độc độc chất hoặc nhiễm vi trùng gây dung huyết
mạnh. Trong trường hợp xáo trộn tiêu hóa, ói mửa, phân có máu cần phân biệt với
bệnh Carre, bệnh do Parvovirus
Chẩn đốn phịng thí nghiệm: Xem trực tiếp dưới kính hiển vi nền đen, ni cấy
phân lập, tiêm truyền thú thí nghiệm, phản ứng ngưng kết trên phiến kính, phản ứng
ELISA, phản ứng vi ngưng kết MAT.

12


Điều trị:
Dùng kháng sinh: penicillin và streptomycin; tetracyclin hoặc erythromycin.
Chống mất nước bằng Lactate Ringer, Glucose 5%. Tăng cường trợ sức, trợ lực bằng
Vitamin nhóm B, C. Chống ói bằng Atropin và Primperan. Trong trường hợp loét ở
miệng có thể dùng thuốc sát trùng: thuốc tím, xanh methylen để rửa. Dùng kháng
huyết thanh phù hợp với những chủng Leptospira mà chó nhiễm. Liều 10 - 30 ml, tùy
theo lứa tuổi và thể lực, tiêm dưới da (Trần Thanh Phong, 1996).
Phòng bệnh:
Vệ sinh phòng bệnh như tiêu độc, sát trùng chuồng ni, tiêu diệt lồi gặm
nhấm. Phịng bệnh bằng vaccin như: Hexadog, Tetradog, Nobivac DHPPi-L tiêm cho
chó lúc 8 tuần tuổi và lặp lại lần 2 lúc 12 tuần tuổi, sau đó mỗi năm tái chủng một lần.
2.3.2. Bệnh do ký sinh trùng
2.3.2.1. Bệnh do giun đũa
Chó thường nhiễm 2 loại giun đũa: Toxocara canis và Toxocara leonina. Cả 2
loài này đều ký sinh ở ruột non của chó và thú ăn thịt khác. Theo tác giả Lương Văn
Huấn và Trần Thanh Hằng (1990) thì tỷ lệ nhiễm của chó tại Tp.HCM đối với
Toxocara canis là 11,76% cao hơn so với nhiễm Toxocara leonina là 5,88% (Nguyễn

Cơng Duẩn, 2000)
Triệu chứng: chó mất tính thèm ăn, thiếu máu, gầy cịm ói mửa (đơi khi có cả
giun qua đường miệng, lơng xù, bụng căng nổi cộm, có thể nhận biết từng đoạn ruột
căng cứng. Chó con trong bụng mẹ có thể nhiễm giun, sau khi sinh khoảng 21 ngày
tuổi có thể xét nghiệm thấy trứng giun trong phân chó con (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Nhiễm nặng có thể gây tắc ruột, nơn, bỏ ăn, thủy thủng, tích nước xoang bụng.
Chẩn đốn: dựa trên các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm phân để tìm trứng
giun theo phương pháp phù nổi với nước muối bão hòa.
Phòng trị:
Fenbedazole 60mg/kg thể trọng/ngày/lần (uống trong 2 ngày liên tục), có hiệu
quả tẩy 100% đối với giun đũa. Liều 50 mg/thể trọng, sử dụng 3 tuần liên tục trước khi
sinh đến 2 ngày sau khi sinh để phòng trị ấu trùng Toxocara canis truyền từ chó mẹ
sang chó con.

13


Ivermectin 0,4 mg/kg thể trọng (tiêm dưới da) hiệu quả tẩy sạch 96,66%. Liều
0,5 mg/kg thể trọng, tiêm dưới da cho chó mẹ trước và sau khi sinh 10 ngày để phịng
trị ấu trùng Toxocara canis truyền từ chó mẹ sang chó con.
Exotral (niclosamide và levamisol): 1 viên /5 kg thể trọng.
2.3.2.2. Bệnh do giun móc
Theo Lương Văn Huấn và Trần Thanh Hằng (1997) chó ni trong khu vực Tp.
HCM thường mắc 3 loại giun móc: Ancylostoma caninum (91,17%), Ucinaria
stenocephala (41,17 %) và Ancylstoma braziliense (82,35%) chó 2 - 6 tháng tuổi có tỷ
lệ nhiễm cao nhất và giảm dần theo tuổi.
Triệu chứng: chó bệnh có triệu chứng thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, gầy
còm suy nhược. Khi nhiễm nặng chó bỏ ăn, kiết lỵ, táo bón, phân có lẫn máu.
Bệnh tích: niêm mạc ruột đoạn tá tràng có nhiều giun cắm sâu vào, niêm mạc
ruột viêm cata, loét hoặc xuất huyết.

Chấn đoán: dựa vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm trứng bằng phương
pháp phù nổi.
Điều trị: dùng Lopatol: 50 mg/kg thể trọng cho uống hoặc pyrantel (Nemecx) :
5 mg/ kg thể trọng cho ăn hoặc cho uống hoặc fenbendazol (Panacur): 50 mg/ kg thể
trọng cho ăn hoặc cho uống 3 ngày.
Phòng bệnh: kiểm tra phân và tẩy giun định kỳ cùng với chăm sóc và ni
dưỡng tốt để tăng sức đề kháng và giữ vệ sinh khu vực nuôi chó sạch.
2.3.2.3. Bệnh do sán dây
Trên chó thường nhiễm 2 loại: Diphyllobothryum và Dipillium ký sinh trong
ruột non chó. Đơi khi thấy trên người.
Triệu chứng: chó nhiễm nặng sẽ phát triển thành bệnh kém ăn ói mửa, tiêu
chảy máu, kiệt sức, chó bệnh nặng có dấu hiệu thần kinh.
Bệnh tích: ruột viêm cata, loét, xuất huyết, đầu sán bám sâu vào niêm mạc ruột
làm viêm và chảy máu, viêm dạ dày và xuất huyết.
Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng lâm sàng, lắng gạn tìm trứng và đốt sán.
Điều trị: praziquantel: cho uống liều 2,5 - 5 mg/kg thể trọng hoặc niclosamide :
50 mg/ kg thể trọng cho uống và cũng có thể dùng Nitroscanate: 50 mg/ kg thể trọng
cho uống.
14


Phòng bệnh: Xét nghiệm phân và tẩy giun định kỳ 1 - 2 tháng tẩy 1 lần. Diệt
ve và bọ chét bằng thuốc diệt côn trùng.
2.3.3. Bệnh ngoại khoa
2.3.3.1. Nuốt dị vật ở thực quản
Các vật nuốt phải thường là xương, đá, sỏi, các mảnh gỗ, kim loại,…
Triệu chúng: Chó có biểu hiện kém ăn, ho, khạc đơi khi nặng có xuất hiện sốt.
Điều trị: Nếu dị vật nằm cạn và thấy được: cố định thú một chỗ, banh miệng và
kéo lưỡi sang một bên, dùng pence cong nhỏ gắp bỏ dị vật qua đường miệng. Chỉ định
mở thực quản khi dị vật không gắp ra bằng đường miệng được và tiến hành như sau: sử

dụng thuốc tiền mê atropin sulphat (SC) 10 - 15 phút trước khi gây mê sau đó chích
thuốc mê zoletil 1cc/10 kg thể trọng (IV); khi chó đã mê rạch một đường qua da song
song về phía trái đường giữa cổ 5 - 6 cm, bộc lộ thực quản và rạch một đường ngay chỗ
có dị vật, dùng nhíp gắp dị vật ra ngồi khâu đóng thực quản bằng đường may Cushing,
khâu cơ bằng đường may liên tục đơn giản, khâu da bằng đường may gián đoạn đơn
giản.
Chăm sóc hậu phẩu: Kháng sinh chống phụ nhiễm dùng ampicilline,
tetracyline, lincomycine. Giảm đau, hạ sốt, kháng viêm: dexamethazona, anazine,
anphachymotrypsine. Sau khi mổ 24 giờ cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu và kéo dài suốt
tuần đầu, cắt chỉ vào ngày thứ 7 - 11 sau khi mổ.
2.3.3.2. Sa trực tràng
Là trình trạng trực tràng sa ra ngồi hậu mơn
Điều trị: Nếu phần sa cịn mới, chưa sây sát viêm nhiễm: dùng nước muối sinh lý
hay cồn iod 1% rửa sạch trực tràng sa và xung quanh hậu môn, dùng tay nhẹ nhàng
đưa hậu môn vào bên trong, may xung quanh hậu môn bằng đường may túi với chỉ
không tiêu. Nếu phần sa trực tràng đã lâu bị viêm, nhiễm trùng, xay sát thì phải dùng
phương pháp cắt bỏ phần sa.
Chăm sóc hậu phẩu: tương tự như trường hợp nuốt dị vật ở thực quản cần kết hợp
thêm: rửa vết thương sau mỗi lần đi phân với xà phòng hay nước muối sinh lý. Dùng
thuốc chống co thắt đường ruột. Chữa trị tiêu chảy và hô hấp khi có bệnh.

15


×