Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BỆNH LÝ TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO ĐỒNG HIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BỆNH LÝ
TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO ĐỒNG HIỆP

Họ và tên sinh viên : LÊ HOÀNG ANH VŨ
Ngành
: THÚ Y
Niên khóa
: 2004 – 2009

Tháng 9 năm 2009


KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BỆNH LÝ TẠI XÍ NGHIỆP
CHĂN NUÔI HEO ĐỒNG HIỆP

Tác giả

LÊ HOÀNG ANH VŨ

Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn
PGS-TS. NGUYỄN NGỌC HẢI

Tháng 9 năm 2009
i




XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: LÊ HOÀNG ANH VŨ.
Tên khóa luận: “Khảo sát một số trường hợp bệnh lý tại xí nghiệp chăn nuôi
heo Đồng Hiệp”.
Sinh viên đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên hướng
dẫn và các ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn tốt nghiệp khoa Chăn
Nuôi – Thú Y ngày ………………………….
Giáo viên hướng dẫn

PGS-TS. Nguyễn Ngọc Hải

ii


LỜI CÁM ƠN
Với những tình cảm sâu sắc nhất
Con xin chân thành biết ơn ba mẹ, người đã sinh thành và hi sinh cả cuộc đời
mình vì tương lai của con.
Xin tỏ lòng biết ơn đến
PGS-TS. Nguyễn Ngọc Hải đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Thành kính tri ân
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y.
Bộ môn Vi Sinh Truyền Nhiễm, cùng toàn thể Thầy Cô đã tận tình giảng dạy và
hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Đốc Xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp.

Cùng toàn thể các cô chú, anh chị tại xí nghiệp đã tận tình giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Cảm ơn
Các bạn lớp TY30 và những người bạn khác đã đồng hành và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Lê Hoàng Anh Vũ

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp thuộc xã Phạm Văn
Cội huyện Củ Chi TP.HCM từ ngày 01/04/2009 đến hết ngày 31/07/2009.
Mục đích của đề tài là khảo sát tình hình dịch bệnh trên heo và các biện pháp
phòng chống nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi và năng suất của trại.
Đối tượng khảo sát: 1526 heo nái sinh sản, 3428 heo con theo mẹ, 3163 heo cai
sữa, 4188 heo thịt.
Qua 4 tháng khảo sát chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:
- Bệnh trên nhóm heo nái sinh sản:
Không đậu thai chiếm tỷ lệ 11,66%.
Sót nhau chiếm tỷ lệ 0%.
Viêm tử cung chiếm tỷ lệ 5,05%.
Viêm vú chiếm tỷ lệ 0,98%.
Sẩy thai chiếm tỷ lệ 4%.
Bỏ ăn, sốt chiếm tỷ lệ 8,45%.
- Bệnh trên nhóm heo con theo mẹ, heo cai sữa và heo thịt:
Viêm khớp chiếm tỷ lệ 0,58%.
Tiêu chảy chiếm tỷ lệ 5,28%.
Bệnh trên đường hô hấp chiếm tỷ lệ 3,98%.
Bỏ ăn, sốt chiếm tỷ lệ 5,1%.

- Tỷ lệ điều trị khỏi như sau:
Nhóm heo nái sinh sản:
Viêm tử cung: tỷ lệ điều trị khỏi 100%.
Viêm vú: tỷ lệ điều trị khỏi 100%.
Bỏ ăn, sốt: tỷ lệ điều trị khỏi 100%.
Nhóm heo con theo mẹ, heo cai sữa và heo thịt:
Viêm khớp: tỷ lệ điều trị khỏi 98,41%.
Tiêu chảy: tỷ lệ điều trị khỏi 98,95%.
Bệnh trên đường hô hấp: tỷ lệ điều trị khỏi 95,1%.
Bỏ ăn, sốt: tỷ lệ điều trị khỏi 100%.
iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ..................................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN…………………………………………….. ii

LỜI CÁM ƠN................................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ..........................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1

Đặt vấn đề .......................................................................................................1

1.2


Mục đích và yêu cầu .......................................................................................2

1.2.1

Mục đích .........................................................................................................2

1.2.2

Yêu cầu ...........................................................................................................2

Chương 2 TỔNG QUAN ...............................................................................................3
2.1

Giới thiệu về xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp .........................................3

2.1.1

Vị trí địa lý ......................................................................................................3

2.1.2

Lịch sử hình thành ..........................................................................................3

2.1.3

Sơ lược về xí nghiệp .......................................................................................3

2.1.4


Nhiệm vụ của xí nghiệp ..................................................................................7

2.1.5

Cơ cấu tổ chức ................................................................................................7

2.1.6

Cơ cấu đàn heo................................................................................................8

2.2

Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng .....................................................................8

2.2.1

Điều kiện chuồng trại .....................................................................................8

2.2.1.1

Chuồng nuôi heo nái hậu bị ............................................................................8

2.2.1.2

Chuồng nuôi heo đực hậu bị...........................................................................8

2.2.1.3

Trang thiết bị chuồng trại................................................................................9


2.2.2

Thức ăn .........................................................................................................10

2.2.3

Nước uống.....................................................................................................12
v


2.2.4

Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng....................................................................12

2.3

Biện pháp thú y .............................................................................................13

2.3.1

Quy trình tiêm phòng vaccine.......................................................................13

2.3.2

Vệ sinh phòng dịch .......................................................................................14

2.3.2.1

Phác đồ phân luồng di chuyển nội bộ:..........................................................14


2.3.2.2

Các quy định vệ sinh phòng dịch :................................................................17

2.4

Các bệnh thường xảy ra trên heo nái tại trại .................................................22

2.4.1

Không đậu thai..............................................................................................22

2.4.2

Sót nhau ........................................................................................................22

2.4.3

Viêm tử cung.................................................................................................23

2.4.4

Hội chứng MMA...........................................................................................25

2.4.5

Sẩy thai..........................................................................................................26

2.4.6


Bỏ ăn, sốt ......................................................................................................27

2.4.7

Viêm khớp.....................................................................................................27

2.4.8

Tiêu chảy.......................................................................................................28

2.4.9

Viêm phổi......................................................................................................29

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT........................................32
3.1

Thời gian và địa điểm khảo sát .....................................................................32

3.1.1

Thời gian khảo sát.........................................................................................32

3.1.2

Địa điểm khảo sát..........................................................................................32

3.2

Đối tượng khảo sát........................................................................................32


3.3

Nội dung khảo sát .........................................................................................32

3.4

Phương pháp khảo sát ...................................................................................32

3.5

Chỉ tiêu theo dõi............................................................................................33

3.5.1

Các chỉ tiêu theo dõi trên heo nái .................................................................33

3.5.2

Các chỉ tiêu theo dõi trên heo thịt, heo con cai sữa và heo con theo mẹ ......33

3.6

Các công thức tính ........................................................................................33

3.7

Phương pháp xử lí số liệu .............................................................................33

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................34

4.1

Kết quả khảo sát năng suất sinh sản trên đàn nái tại trại ..............................34

4.1.1

Năng suất sinh sản trên đàn nái tại trại .........................................................34
vi


4.1.2

Số heo sơ sinh còn sống trung bình trên 1 ổ theo lứa đẻ ..............................35

4.1.3

Số heo sơ sinh còn sống trung bình trên 1 ổ theo nhóm giống.....................35

4.2

Khảo sát tình hình dịch bệnh trên heo tại xí nghiệp .....................................36

4.2.1

Nhóm heo nái sinh sản..................................................................................36

4.2.1.1

Tỷ lệ các bệnh / chứng xảy ra ở heo nái .......................................................36


4.2.1.2

Tỷ lệ heo nái mắc bệnh theo lứa đẻ ..............................................................37

4.2.1.3

Tỷ lệ heo nái mắc bệnh theo nhóm giống.....................................................38

4.2.1.4

Tỷ lệ không đậu thai ở heo nái theo các lứa đẻ ............................................38

4.2.1.5

Tỷ lệ không đậu thai ở heo nái theo các nhóm giống ...................................39

4.2.1.6

Tỷ lệ viêm tử cung ở heo nái theo các lứa đẻ ...............................................40

4.2.1.7

Tỷ lệ viêm tử cung ở heo nái theo các nhóm giống......................................40

4.2.1.8

Tỷ lệ viêm vú ở heo nái theo các lứa đẻ .......................................................41

4.2.1.9


Tỷ lệ viêm vú ở heo nái theo các nhóm giống..............................................42

4.2.1.10 Tỷ lệ sẩy thai ở heo nái theo các lứa đẻ ........................................................42
4.2.1.11 Tỷ lệ sẩy thai ở heo nái theo các nhóm giống...............................................43
4.2.1.12 Tỷ lệ bỏ ăn + sốt ở heo nái theo các lứa đẻ...................................................44
4.2.1.13 Tỷ lệ bỏ ăn + sốt ở heo nái theo các nhóm giống .........................................44
4.2.2

Nhóm heo con theo mẹ, heo cai sữa, heo thịt ...............................................45

4.2.2.1

Tỷ lệ các bệnh thường xảy ra ở xí nghiệp trên heo con theo mẹ, heo cai sữa,

heo thịt

.......................................................................................................................45

4.2.2.2

Tỷ lệ các bệnh thường xảy ra ở xí nghiệp trên heo con theo mẹ, heo cai sữa,

heo thịt trên tổng số các ca bệnh ...................................................................................47
4.3

Kết quả điều trị trên tổng số các trường hợp bệnh........................................48

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐẾ NGHỊ.........................................................................52
5.1


Kết luận.........................................................................................................52

5.2

Tồn tại của đề tài...........................................................................................52

5.3

Đề nghị..........................................................................................................52

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................54
PHỤ LỤC .....................................................................................................................56

vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ISO: International Organization for Standardization
SIRS: Systemic Inflammatory Response Syndrome
IM: Intramuscular
MMA: Mastitis Metritis Agalactia

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Định mức thức ăn cho heo và các loại thức ăn hỗn hợp..............................11
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp ................................11
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng ...................................................................................13

Bảng 2.4: Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc quản lý đến bệnh trên đường hô hấp ......30
Bảng 3.1: Đối tượng khảo sát .......................................................................................32
Bảng 4.1: Năng suất sinh sản trên đàn nái tại trại ........................................................34
Bảng 4.2: Số heo sơ sinh còn sống trung bình trên 1 ổ theo lứa đẻ .............................35
Bảng 4.3: Số heo sơ sinh còn sống trung bình trên 1 ổ theo nhóm giống....................36
Bảng 4.4: Tỷ lệ các bệnh / chứng xảy ra ở heo nái trên tổng số heo nái khảo sát .......37
Bảng 4.5: Tỷ lệ heo nái mắc bệnh theo lứa đẻ .............................................................37
Bảng 4.6: Tỷ lệ heo nái mắc bệnh theo nhóm giống ....................................................38
Bảng 4.7: Tỷ lệ không đậu thai ở heo nái theo các lứa đẻ............................................39
Bảng 4.8: Tỷ lệ không đậu thai ở heo nái theo các nhóm giống ..................................39
Bảng 4.9: Tỷ lệ viêm tử cung ở heo nái theo các lứa đẻ ..............................................40
Bảng 4.10: Tỷ lệ viêm tử cung ở heo nái theo các nhóm giống...................................41
Bảng 4.11: Tỷ lệ viêm vú ở heo nái theo các lứa đẻ ....................................................41
Bảng 4.12: Tỷ lệ viêm vú ở heo nái theo các nhóm giống...........................................42
Bảng 4.13: Tỷ lệ sẩy thai ở heo nái theo các lứa đẻ .....................................................43
Bảng 4.14: Tỷ lệ sẩy thai ở heo nái theo các nhóm giống............................................43
Bảng 4.15: Tỷ lệ bỏ ăn + sốt ở heo nái theo các lứa đẻ................................................44
Bảng 4.16: Tỷ lệ bỏ ăn + sốt ở heo nái theo các nhóm giống ......................................45
Bảng 4.17: Tỷ lệ các bệnh thường xảy ra ở xí nghiệp trên heo con theo mẹ, heo cai
sữa, heo thịt...................................................................................................................46
Bảng 4.18: Tỷ lệ các bệnh thường xảy ra ở xí nghiệp trên heo con theo mẹ, heo cai
sữa, heo thịt trên tổng số các ca bệnh ...........................................................................47
Bảng 4.19: Kết quả điều trị trên tổng số các trường hợp bệnh.....................................48
Bảng 4.20: Một số loại thuốc dùng trong điều trị các trường hợp bệnh tại xí nghiệp..50
ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Chuồng heo nọc..............................................................................................4

Hình 2.2: Chuồng heo cai sữa ........................................................................................4
Hình 2.3: Chuồng nái chờ phối ......................................................................................5
Hình 2.4: Chuồng nái mang thai.....................................................................................5
Hình 2.5: Chuồng nái đẻ.................................................................................................6
Hình 2.6: Chuồng nái đẻ nuôi con..................................................................................6
Hình 2.7: Kho chứa cám.................................................................................................7
Hình 2.8: Silo..................................................................................................................9
Hình 2.9: Hệ thống quạt ...............................................................................................10
Hình 2.10: Cổng sát trùng cổng chính..........................................................................18
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp ......................................................................7

x


Chương 1  
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi của Việt Nam hiện nay đang có những bước phát triển vượt bậc.
Trong xu thế toàn cầu hóa cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO (World Trade Organization) đã mở ra một thời
kỳ mới, thời kỳ của sự cạnh tranh, hội nhập và phát triển. Đó là cơ hội rất thuận lợi để
giao lưu, học hỏi, tiếp cận những phát minh khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất nhằm phát
triển kinh tế. Bên cạnh những thuận lợi đó chúng ta cũng phải đối mặt với những khó
khăn, thách thức mới do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ những tập đoàn đa quốc gia
có vốn đầu tư lớn ở Việt Nam.
Ngành chăn nuôi heo nước ta muốn vượt qua những khó khăn, thử thách đó để có
thể tồn tại, phát triển, khẳng định được chỗ đứng, thương hiệu của mình trên thị trường
nội địa và nước ngoài thì phải tự hoàn thiện mình. Muốn đạt được điều đó thì chúng ta
phải có một chiến lược phát triển thật hợp lý, đồng bộ. Bên cạnh việc chuẩn bị thật tốt
công tác giống, dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại…thì việc phát hiện dịch bệnh và

phòng chống các bệnh trên heo cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Xuất phát từ những vấn đề trên và được sự phân công của Khoa Chăn Nuôi Thú
Y Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo SưTiến Sỹ Nguyễn Ngọc Hải cùng với sự giúp đỡ của Ban Giám Đốc và tập thể công
nhân viên trại heo Đồng Hiệp, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát một số
trường hợp bệnh lý tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp”.

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu các bệnh thường xảy ra trên heo và các biện pháp phòng chống bệnh
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi của trại.
1.2.2 Yêu cầu
Quan sát triệu chứng lâm sàng các bệnh trên heo ở mọi lứa tuổi.
Ghi nhận tỷ lệ nhiễm các bệnh trên heo ở mọi lứa tuổi.
Ghi nhận các biện pháp phòng chống các bệnh trên từng loại heo.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp
2.1.1 Vị trí địa lý
Xí nghiệp có tổng diện tích 25 ha được đặt ở ấp 3, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ
Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Vị trí địa lý của xí nghiệp có thể nói là khá thuận lợi cho việc phát triển ngành
chăn nuôi (xung quanh xí nghiệp diện tích rừng cao su chiếm đa số, dân cư thưa thớt),
thuận lợi rất nhiều so với địa thế trước đây (xí nghiệp nằm giữa khu dân cư Linh Xuân,

Thủ Đức).
2.1.2 Lịch sử hình thành
Trại được xây dựng năm 1967 do tư nhân quản lý, lấy tên là Đồng Hiệp. Năm
1975 đổi tên thành Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo 3/2. Đến tháng 3 năm 1996 lấy lại tên
cũ và đầy đủ là Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp.
Thực hiện chủ trương di dời của thành phố để tránh gây ô nhiễm môi trường, xí
nghiệp được thành lập trên cơ sở sát nhập 3 xí nghiệp:
Xí nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp (cũ)
Xí nghiệp Chăn Nuôi Heo Khang Trang
Xí nghiệp Chăn Huôi Heo Dưỡng Sanh
Và Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp mới đã khánh thành ngày 15/8/2004.
Hiện nay xí nghiệp là đơn vị sản xuất trực thuộc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài
Gòn.
2.1.3 Sơ lược về xí nghiệp
Xí nghiệp có tổng diện tích 25 ha, trong đó bao gồm:
8 dãy chuồng heo thịt.
3 dãy chuồng cai sữa.
6 dãy chuồng nái đẻ và heo con sơ sinh.
6 dãy chuồng dành cho nái bầu và 3 dãy chuồng cho nái khô.
2 dãy chuồng heo nọc.
3


1 nhà kho chứa cám.

Hình 2.1: Chuồng heo nọc

Hình 2.2: Chuồng heo cai sữa

4



Hình 2.3: Chuồng nái chờ phối

Hình 2.4: Chuồng nái mang thai

5


Hình 2.5: Chuồng nái đẻ

Hình 2.6: Chuồng nái đẻ nuôi con

6


Hình 2.7: Kho chứa cám
2.1.4 Nhiệm vụ của xí nghiệp
Sản xuất heo giống, heo thịt và heo con nuôi thịt trên cơ sở các giống ngoại nhập
như Yorkshire, Landrace, Duroc.
2.1.5 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp được trình bày qua sơ đồ sau:
Ban giám đốc

Phòng nghiệp vụ
Thủ kho

Tổ bảo vệ

Kế toán


Tổ A

Phòng kỹ thuật

Phòng tổ chức hành chánh

Thủ quỹ

Tổ B

Tổ C

Tổ D

Đội cơ điện

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp
7

Tổ quản lý môi trường


2.1.6 Cơ cấu đàn heo
Theo phòng kỹ thuật của Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp, tính đến ngày
12 tháng 8 năm 2009. Tổng đàn bao gồm:
Đực giống: 40 con.
Nái sinh sản: 2500 con.
Hậu bị: 1567 con.
+ Đực hậu bị: 59 con.

+ Cái hậu bị: 1508 con.
Heo cai sữa: 3942con.
Heo thịt: 4470 con.
Heo con theo mẹ: 4245con.
2.2

Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng

2.2.1 Điều kiện chuồng trại
Trại được thiết kế xây dựng theo công nghệ hiện đại của Đan Mạch. Toàn xí
nghiệp có 34 dãy chuồng, chia làm 4 tổ: tổ A (9 dãy), tổ B (7 dãy), tổ C (7 dãy), tổ D
(11 dãy). Các dãy chuồng đều được thiết kế 2 mái, lợp tole, bên dưới được đóng một
lớp bạt chống nóng. Thức ăn được cung cấp tự động qua hệ thống băng tải thức ăn từ
silo (đặt ở đầu dãy) đến các hộp định lượng ở mỗi ô chuồng. Nền chuồng cao ráo, bên
dưới nền là 2 tầng hầm: tầng trên chứa nước thải và tầng dưới để thoát nước thải ra hồ
xử lý. Dọc theo hai bên của dãy chuồng được treo bạt để tránh mưa tạt gió lùa và
chống lạnh cho heo vào ban đêm.
2.2.1.1 Chuồng nuôi heo nái hậu bị
Heo nái hậu bị được nuôi ở 2 dãy D1 và D2 (tổ D), mỗi dãy có 38 ô được chia
làm 2 dãy nhỏ, ở giữa có lối đi để tiện cho việc chăm sóc và vệ sinh chuồng trại. Mỗi ô
chuồng có 2 núm uống và được ngăn cách với nhau bởi những song sắt, diện tích mỗi
ô là 3,24 x 6,13 m.
2.2.1.2 Chuồng nuôi heo đực hậu bị
Được thiết kế tương tự như chuồng nuôi heo cái hậu bị.

8


2.2.1.3 Trang thiết bị chuồng trại
Hệ thống thức ăn: Bao gồm silo, phễu tiếp liệu, ống tải thức ăn và hộp định

lượng. Thức ăn được tải từ silo đến phễu tiếp rồi phân phối tới các hộp định lượng nhờ
ống tải thức ăn.

 
Hình 2.8: Silo
Hệ thống quạt thông thoáng: Hoạt động tự động sau khi điều chỉnh hai nút nhiệt
độ và tốc độ. Thời gian mở quạt từ 9h30 đến 15h30. Tuy nhiên, trong những điều kiện
trời nóng hoặc không có gió có thể mở quạt ngoài thời gian này.

9


Hình 2.9: Hệ thống quạt
Máy rửa chuồng áp suất cao: Với một máy phun cao áp (có thể lên đến 250 atm)
có khả năng rửa sạch tất cả những cặn bã hữu cơ bám trên bề mặt chuồng nuôi. Máy
còn có một hệ thống đốt nóng nước trước khi phun ra khỏi máy. Do đó, khi máy hoạt
động nước nóng áp lực cao có thể tẩy rửa và giết chết được vi sinh vật nhờ vào nhiệt
độ của nước.
2.2.2 Thức ăn
Định mức thức ăn cho heo và thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn
hợp sử dụng được trình bày qua bảng 2.1.

10


Bảng 2.1: Định mức thức ăn cho heo và các loại thức ăn hỗn hợp
Các loại heo

Loại thức ăn hỗn hợp


Lượng thức ăn cho 1 kg
heo/ ngày (kg)

Heo hậu bị
8-12 tuần tuổi

Delice B

0,8 – 1,2

12-16 tuần tuổi

10B

1,2 – 1,8

16-22 tuần tuổi

10B

1,8 – 2,2

22-26 tuần tuổi

10B

2,2 – 2,3

26-34 tuần tuổi


10B

2,3 – 3,0

Nái khô, hậu bị chờ phối

10A

2,5 – 3,0

< 3 tuần

10A

2,8 – 3,0

15-16 tuần

10A

2

12- 15 tuần

10A

2,8 – 3,0

3-12 tuần


10A

1,8

Tuần 1

10C

1,5 – 4,0

Tuần 2

10C

4,0 – 6,0

Microlacta

0,3 – 0,5

Nái chửa

Nái đẻ

Heo con theo mẹ

(Nguồn: Phòng kỹ thuật XNCNH Đồng Hiệp, 2008)
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp
Loại thức ăn hỗn hợp


Delice B

10A

10B

10C

Năng lượng trao đổi (kcal/kg)

3300

3250

3200

3300

Protein thô (%)

19

14

15

17

Béo thô (%)


5-7

5–6

4-5

4-5

Xơ thô (%)

5

6–7

4-5

4-5

Ca (%)

0,7 - 1,4

1,3 - 1,5

1,3 - 1,5

1,2

P (%)


0,6

1,0

1,0

0,8

Thành phần

(Nguồn: Phòng kỹ thuật XNCNH Đồng Hiệp, 2008)
Heo sau khi cai sữa cho đến lúc 56 ngày tuổi thì được chuyển qua khu nuôi heo
hậu bị, trong tuần đầu khi mới chuyển về heo sẽ được cho ăn thức ăn hỗn hợp Delice
11


B, sau đó chuyển dần qua thức ăn hỡn hợp 10A và 10B theo nguyên tắc 1/4, 1/2, 3/4
trong 3 ngày đầu.
Trong những ngày đầu heo mới chuyển về để heo sớm quen với môi trường mới,
tránh stress, giảm tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa nên cần chỉnh độ rơi thức ăn ở mức 3
và châm thức ăn vào máng đầy đủ để heo hậu bị ăn hết trong ngày.
Những ngày sau đó cần chỉnh tăng dần mức ăn để heo ăn tự do tùy theo nhu cầu
của heo.
2.2.3 Nước uống
Nước uống được cung cấp thông qua hệ thống ống dẫn ngầm đến từng dãy
chuồng và được bơm lên nhờ máy bơm tự động áp lực cao.
Nước uống luôn đảm bảo sạch và mát, cung cấp đầy đủ cho heo.
2.2.4 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
Heo nái hậu bị
+ Dọn phân ngày 1 lần, cho ăn ngày 2 lần buổi sáng và buổi chiều, tắm heo tùy

thuộc vào điều kiện thời tiết, thông thường khoảng 3 ngày tắm 1 lần, kéo bạt cho heo
vào ban đêm, độ kín hay hở của bạt tùy thuộc vào lứa tuổi của heo. Thường xuyên
theo dõi sức khỏe heo để kịp thời điều trị, tách những con ốm còi ra riêng và có chế độ
cho ăn, chăm sóc thú y đặc biệt.
+ Lúc heo nái hậu bị được 6 tháng tuổi cho heo đực giống trên 1 năm tuổi tiếp
xúc hằng ngày vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần khoảng 15-30 phút nhằm phát
hiện lên giống ở những heo nái hậu bị.
+ Trong giai đoạn hậu bị từ 56 ngày tuổi đến 180 ngày tuổi heo được cho ăn
thức ăn hỗn hợp 10A và 10B với khẩu phần ăn tự do sao cho heo có thể ăn hết trong 1
ngày, không để thức ăn thừa quá nhiều trong máng vừa gây lãng phí vừa làm giảm
chất lượng của thức ăn. Giai đoạn từ trên 180 ngày tuổi đến 240 ngày tuổi khẩu phần
ăn với định mức 2,3 - 3,0 kg/con/ngày, trước khi phối 3 tuần (báo hiệu rằng chu kỳ lên
giống) cho ăn tăng khẩu phần thêm 0,5 kg/con/ngày.
Heo đực hậu bị
+ Chuồng nuôi đực hậu bị phải thoáng mát, không bị gió lùa mưa tạt, không
trơn trượt hay quá nhám, gồ ghề gây té ngã làm què chân, hư móng. Mỗi con được
12


nhốt một ô riêng. Khu vực nuôi đực gần khu heo nái hậu bị chờ phối hoặc nái khô chờ
phối để mùi đực kích thích nái lên giống.
+ Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng heo đực hậu bị tương tự như chế độ chăm
sóc và nuôi dưỡng heo nái hậu bị ở cùng giai đoạn từ 56 ngày tuổi đến 180 ngày tuổi,
tuy nhiên đối với đực hậu bị mặc dù cho ăn với khẩu phần tự do nhưng vẫn theo dõi
được lượng thức ăn thông qua máy đo Acema 64 được đặt tại mỗi ô chuồng.
+ Khi heo đực hậu bị được 8 – 10 tháng tuổi được huấn luyện cho phối giống
trực tiếp hay nhảy giá lấy tinh, phương pháp huấn luyện tại xí nghiệp là cho con đực tơ
tham quan con đực trưởng thành phối giống trực tiếp hay nhảy giá. Định mức thức ăn
trong giai đoạn này là 2,5 kg/con/ngày.
2.3 Biện pháp thú y

2.3.1 Quy trình tiêm phòng vaccine
Quy trình tiêm phòng vaccine của xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp được áp
dụng qua bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng
Tuổi tiêm phòng
Heo con theo
mẹ

3
5

Heo con cai sữa
7
Heo hậu bị

10
11

Liều

Bệnh

Loại vaccine

Viêm phổi địa

Respisure 1 AM -

phương


Pac

Dịch tả

Coglapest

2

Aftopor

2

Coglapest

2

Lở mồm long
móng
Dịch tả
Lở mồm long

(ml/liều)
2

Aftopor

2

12


móng
Giả dại

P.Pergonia/Akirpor

2

24

Dịch tả

Coglapest

2

Aftopor 2

2

Farrowsure B/PPV

2

26
27

Lở mồm long
móng
Parvovirus và
Leptospira

13


29
31
10
Heo thịt

11

Giả dại

P.Pergonia/Akirpor

2

Farrowsure B/PPV

2

Coglapest

2

Aftopor/Decivac

2

Coglapest


2

Aftopor 2

2

Giả dại

P.Pergonia/Akirpor

2

Dịch tả

Coglapest

2

Aftopor 2

2

Farrowsure B/PPV

2

Parvovirus và
Leptospira
Dịch tả
Lở mồm long

móng

6 tuần
trước
khi đẻ
4 tuần
Heo nái

trước
khi đẻ
3 tuần
trước
khi đẻ
1
lần/năm

Dịch tả

Lở mồm long
móng

Lở mồm long
Heo đực giống

2
lần/năm

móng
Parvovirus và
Leptospira

Viêm phổi địa

Respisure 1 AM -

2

phương
Pac
(Nguồn: Phòng kỹ thuật XNCNH Đồng Hiệp, 2008)
2.3.2 Vệ sinh phòng dịch
2.3.2.1 Phác đồ phân luồng di chuyển nội bộ:
-

Đối với khách tham quan:
+ Nếu mục đích tham quan là khu vực chăn nuôi khách phải được hướng dẫn
vào từ cổng A, bảo vệ cổng A hướng dẫn khách vệ sinh sát trùng tại cổng A, sau đó di
chuyển (đi bộ) vào trong khu sản xuất. Tùy mục đích tham quan mà hướng dẫn khách
đi từ kho thức ăn gia súc Æ qua hố sát trùng cách ly Æ tổ A Æ tổ B Æ tổ C Æ tổ D.
Trong mỗi tổ, đối với tổ A, B, C phải hướng dẫn khách đi trình tự từ dãy 6 Æ 7 Æ 8
Æ 1 Æ 2 Æ 3 Æ 4 Æ 5. Đối với tổ D phải hướng dẫn khách đi từ dãy 1 Æ 2 Æ 3, 4,
14


×