Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở CHÓ VÀ GHI NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở
CHÓ VÀ GHI NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y
QUẬN TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: LÊ THANH TUYỀN
Ngành: THÚ Y
Niên khóa: 2003 – 2008

Tháng 06/2009


KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở CHÓ VÀ GHI
NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN TÂN BÌNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

LÊ THANH TUYỀN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành
Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
Th.S NGUYỄN THỊ KIM LOAN

Tháng 06/2009


i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: LÊ THANH TUYỀN
Tên luận văn: “Khảo sát một số bệnh trên đường tiêu hóa ở chó và ghi nhận
hiệu quả điều trị tại Trạm Thú Y Quận Tân Bình-Thành Phố Hồ Chí Minh”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa, ngày.............................
Giáo viên hướng dẫn

Th.S NGUYỄN THỊ KIM LOAN

ii


LỜI CẢM TẠ
● Con xin mãi ghi nhớ công ơn của ba mẹ đã hết lòng yêu thương, chăm sóc,
nâng đỡ và động viên con để con có được ngày hôm nay.
● Xin chân thành biết ơn
○ Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
○ Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
○ Toàn thể Quý Thầy Cô.
Đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
● Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
○ Th.S Nguyễn Thị Kim Loan
○ BSTY. Nguyễn Thị Lệ Hằng
○ BSTY. Võ Văn Bùi
Đã hết lòng chỉ dạy, động viên, giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa

luận tốt nghiệp.
● Xin chân thành cám ơn
○ Ban lãnh đạo Trạm Thú Y Quận Tân Bình TP. Hồ Chí Minh.
○ Các cô chú, anh chị đã và đang công tác tại Trạm Thú Y Quận Tân Bình
TP. Hồ Chí Minh.
Đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian
thực tập tốt nghiệp.
● Chân thành cảm ơn và gởi lời chúc tốt đẹp đến toàn thể các bạn trong và ngoài
lớp đã cùng chia sẻ, đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
● Đề tài: “Khảo sát một số bệnh trên đường tiêu hóa ở chó và ghi nhận hiệu
quả điều trị tại Trạm Thú Y Quận Tân Bình-Thành Phố Hồ Chí Minh”.
● Trong thời gian thực tập từ 12/08/2008 đến 12/12/2008, chúng tôi tiến hành khảo
sát trên 2304 trường hợp chó được đem đến khám và điều trị tại Trạm. Qua chẩn đoán
trên lâm sàng có 1102 trường hợp chó bệnh trên đường tiêu hóa, chiếm tỷ lệ 47,82%.
● Kết quả cho thấy trong 1102 trường hợp bệnh trên đường tiêu hóa được phân bố
thành 13 dạng bệnh với tỷ lệ như sau: răng miệng (0,73%), thực quản (2,36%), nghi
bệnh do Carré (23,50%), nghi bệnh do Parvovirus (15,06%), nghi bệnh do Leptospira
(3,09%), viêm ruột (16,33%), ngộ độc (3,18%), gan (054%), táo bón (2,18%), nghi
bệnh do giun sán (26,95%), nghi bệnh do vi khuẩn khác (4,63%), nghi bệnh Carré
ghép giun sán (0,82%) và nghi bệnh Parvovirus ghép giun sán (0,63%).
- Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiêu hóa theo tuổi: < 2 tháng (20,33%), 2 – 6 tháng
(38,57%), > 6 – 12 tháng (30,67%) và > 12 tháng (10,44%).
- Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiêu hóa theo giống: chó nội (48,02%) và chó ngoại
(47,66%).
- Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiêu hóa theo giới tính: chó đực (44,68%) và chó cái

(51,33%).
● Trong 34 trường hợp chó nghi bệnh do Leptospira, có 10 mẫu được gởi đi xét
nghiệm bằng phản ứng MAT với bộ LepMAT kit, kết quả chỉ có 2 mẫu dương tính với
chủng L.bataviae với hiệu giá kháng thể là 1/200.
● Trong 297 trường hợp chó nghi bệnh do giun sán, có 12 mẫu phân được gởi đi
xét nghiệm tìm trứng giun bằng phương pháp phù nổi với NaCl bão hòa. Kết quả là tất
cả 12 mẫu đều dương tính.
● Hiệu quả điều trị: trong 1102 trường hợp chó bệnh trên đường tiêu hóa có 864
trường hợp khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 78,40%. Trong đó tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất ở nhóm
bệnh về răng miệng, thực quản và táo bón (100%). Tỷ lệ tử vong cao nhất là ở nhóm
nghi bệnh Parvoviurs ghép giun sán (71,43%).

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN..............................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH.............................................................................................xi
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ......................................................................................... xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH ..............................................................................................................1
1.3. YÊU CẦU.................................................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN.................................................................................................2
2.1. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ TRẠM THÚ Y QUẬN TÂN BÌNH ...............................2
2.1.1. Mô hình điều trị .....................................................................................................2

2.1.2. Một số thuốc thường sử dụng tại Trạm .................................................................2
2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ...........................................................3
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN CHÓ ...................................5
2.4. CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN CHÓ..................................................7
2.5. SƠ LƯỢC CẤU TẠO BỘ MÁY TIÊU HÓA CỦA CHÓ ......................................8
2.6. MỘT SỐ BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA CỦA CHÓ ...................................10
2.6.1. Bệnh viêm miệng.................................................................................................10
2.6.2. Ngoại vật ở thực quản..........................................................................................11
2.6.3. Bệnh Carré (Canine Distemper) .........................................................................11
2.6.4. Bệnh do Parvovirus.............................................................................................15
2.6.5. Bệnh do Leptospira (Leptospirosis) ....................................................................20
2.6.6. Bệnh viêm ruột ....................................................................................................23
2.6.7. Ngộ độc................................................................................................................25
2.6.8. Bệnh viêm gan truyền nhiễm trên chó.................................................................26

v


2.6.9. Chứng táo bón .....................................................................................................28
2.6.10. Bệnh do giun sán ...............................................................................................29
2.6.10.1 Bệnh do giun móc............................................................................................29
2.6.10.2. Bệnh do giun đũa............................................................................................30
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH........................................32
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ............................................................32
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT.....................................................................................32
3.3. DỤNG CỤ KHẢO SÁT.........................................................................................32
3.4. NỘI DUNG KHẢO SÁT .......................................................................................32
3.5. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .............................................................................33
3.5.1. Hỏi bệnh và lập hồ sơ bệnh án ............................................................................33
3.5.2. Chẩn đoán lâm sàng.............................................................................................33

3.5.3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm...............................................................................33
3.5.4. Chẩn đoán đặc biệt: Siêu âm, chụp X- Quang. ...................................................33
3.6. CÁC CÔNG THỨC TÍNH.....................................................................................33
3.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................................34
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................35
4.1. TỶ LỆ CHÓ BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN TỔNG SỐ CHÓ ĐƯỢC
KHẢO SÁT ...................................................................................................................35
4.2 TỶ LỆ CHÓ BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA TÍNH THEO TUỔI, GIỐNG
VÀ GIỚI TÍNH .............................................................................................................36
4.2.1. Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiêu hóa tính theo tuổi ..............................................36
4.2.2. Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiêu hóa tính theo giống............................................37
4.2.3. Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiêu hóa tính theo giới tính .......................................38
4.3. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở
CHÓ...............................................................................................................................39
4.3.1. BỆNH Ở RĂNG MIỆNG....................................................................................40
4.3.1.1. Nguyên nhân.....................................................................................................41
4.3.1.2. Triệu chứng.......................................................................................................41
4.3.1.3. Điều trị..............................................................................................................41
4.3.1.4. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa......................................................41
vi


4.3.2. BỆNH Ở THỰC QUẢN......................................................................................41
4.3.2.1. Nguyên nhân.....................................................................................................42
4.3.2.2. Triệu chứng.......................................................................................................42
4.3.2.3. Điều trị..............................................................................................................42
4.3.2.4. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa......................................................42
4.3.3. TRƯỜNG HỢP NGHI BỆNH DO CARRÉ ........................................................43
4.3.3.1. Triệu chứng.......................................................................................................44
4.3.3.2. Điều trị..............................................................................................................46

4.3.3.3. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa......................................................46
4.3.4. TRƯỜNG HỢP NGHI BỆNH DO PARVOVIRUS.............................................47
4.3.4.1. Triệu chứng.......................................................................................................48
4.3.4.2. Bệnh tích...........................................................................................................49
4.3.4.3. Điều trị..............................................................................................................50
4.3.4.4. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa......................................................50
4.3.5. TRƯỜNG HỢP NGHI BỆNH DO LEPTOSPIRA..............................................51
4.3.5.1. Triệu chứng.......................................................................................................52
4.3.5.2. Điều trị..............................................................................................................52
4.3.5.3. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa......................................................53
4.3.6. BỆNH VIÊM RUỘT ...........................................................................................53
4.3.6.1. Triệu chứng.......................................................................................................54
4.3.6.2. Điều trị..............................................................................................................54
4.3.6.3. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa......................................................55
4.3.7. NGỘ ĐỘC ...........................................................................................................55
4.3.7.1. Triệu chứng.......................................................................................................56
4.3.7.2. Điều trị..............................................................................................................56
4.3.7.3. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa......................................................56
4.3.8. BỆNH VIÊM GAN .............................................................................................57
4.3.8.1. Triệu chứng.......................................................................................................57
4.3.8.2. Điều trị..............................................................................................................57
4.3.8.3. Hiệu quả điểu trị và biện pháp phòng ngừa......................................................58
4.3.9. CHỨNG TÁO BÓN ............................................................................................58
vii


4.3.9.1. Triệu chứng.......................................................................................................59
4.3.9.2. Điều trị..............................................................................................................59
4.3.9.3. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa......................................................59
4.3.10. TRƯỜNG HỢP NGHI BỆNH DO GIUN SÁN ...............................................59

4.3.10.1. Triệu chứng.....................................................................................................60
4.3.10.2. Điều trị............................................................................................................61
4.3.10.3. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa....................................................61
4.3.11. TRƯỜNG HỢP NGHI BỆNH DO VI KHUẨN KHÁC ..................................62
4.3.11.1. Triệu chứng.....................................................................................................63
4.3.11.2. Điều trị............................................................................................................63
4.3.11.3. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa....................................................63
4.3.12. TRƯỜNG HỢP NGHI BỆNH GHÉP...............................................................64
4.3.12.1. Triệu chứng.....................................................................................................64
4.3.12.2. Hiệu quả điều trị và biện pháp phòng ngừa....................................................64
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................66
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................66
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................67
PHỤ LỤC ......................................................................................................................69

viii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
○ ELISA: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay
○ MAT: Microscopique Agglutination
○ SGOT: Serum Glutamate Oxaloacetate Transaminase
○ SGPT: Serum Glutamate Pyruvate Trasaminase
○ DHPPiL:
▪ D: Distemper/Carré: Bệnh Carré
▪ H: Hepatitis: Bệnh viêm gan
▪ P: Parvovirosis: Bệnh viêm ruột do Parvovirus
▪ Pi: Parainfluenza: Bệnh phó cúm ở chó
▪ L: Leptospirosis: Bệnh vàng da do xoắn khuẩn

○ I.V: intravenous: tiêm tĩnh mạch
○ I.M: intramuscular: tiêm bắp
○ S.C: subcutaneous: tiêm dưới da
○ KgP: kilogam thể trọng

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của máu ....................................................................... 4
Bảng 4.1: Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiêu hóa ................................................................... 35
Bảng 4.2: Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiêu hóa tính theo tuổi ........................................... 36
Bảng 4.3: Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiêu hóa theo giống ................................................ 37
Bảng 4.4: Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiêu hóa theo giới tính ........................................... 38
Bảng 4.5: Tỷ lệ các nhóm bệnh trên đường tiêu hóa ......................................................... 39
Bảng 4.6: Tỷ lệ chó bệnh ở răng miệng theo tuổi, giới tính, giống ................................. 40
Bảng 4.7: Tỷ lệ chó bệnh ở thực quản theo tuổi, giới tính, giống ................................... 42
Bảng 4.8: Tỷ lệ chó nghi bệnh Carré theo tuổi, giới tính, giống ..................................... 43
Bảng 4.9: Kết quả điều trị chó nghi bệnh Carré ................................................................ 46
Bảng 4.10: Tỷ lệ chó nghi bệnh do Parvovirus theo tuổi, giới tính, giống .................... 47
Bảng 4.11: Kết quả điều trị chó nghi bệnh do Parvovirus................................................ 50
Bảng 4.12: Tỷ lệ chó nghi bệnh do Leptospira theo tuổi, giới tính, giống ..................... 51
Bảng 4.13: Kết quả điều trị chó nghi bệnh do Leptospira ................................................ 53
Bảng 4.14: Tỷ lệ chó bệnh viêm ruột theo tuổi, giới tính, giống ..................................... 54
Bảng 4.15: Kết quả điều trị chó bệnh viêm ruột ................................................................ 55
Bảng 4.16: Tỷ lệ chó bị ngộ độc theo tuổi, giới tính, giống ............................................. 55
Bảng 4.17: Kết quả điều trị chó bị ngộ độc ........................................................................ 56
Bảng 4.18: Tỷ lệ chó bệnh viêm gan theo tuổi, giới tính, giống ...................................... 57
Bảng 4.19: Kết quả điều trị chó bị viêm gan ...................................................................... 58
Bảng 4.20: Tỷ lệ chó bị táo bón theo tuổi, giới tính, giống .............................................. 58

Bảng 4.21: Tỷ lệ chó nghi bệnh do giun sán theo tuổi, giới tính, giống ......................... 59
Bảng 4.22: Tỷ lệ chó bệnh do giun sán ............................................................................... 60
Bảng 4.23: Kết quả điều trị chó nghi bệnh do giun sán .................................................... 61
Bảng 4.24: Tỷ lệ chó nghi bệnh do vi khuẩn khác............................................................. 62
Bảng 4.25: Kết quả điều trị chó nghi bệnh do vi khuẩn khác........................................... 63
Bảng 4.26: Kết quả điều trị chó nghi bệnh ghép ................................................................ 65

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cấu tạo bộ máy đường tiêu hóa của chó .........................................................8
Hình 2.2: Paramyxoviridae ...........................................................................................11
Hình 2.3: Parvoviridae..................................................................................................16
Hình 2.4: Leptospira interrogans ..................................................................................20
Hình 2.5: Ancylostoma caninum....................................................................................29
Hình 2.6: Ancylostoma caninum cắm vào ruột..............................................................30
Hình 2.7: Toxascaris leonina ........................................................................................30
Hình 2.8: Toxocara canis ..............................................................................................30
Hình 2.9 : Trứng giun đũa (100X).................................................................................31
Hình 4.1: Chó bị động kinh sùi bọt mép .......................................................................44
Hình 4.2: Chó tiêu chảy phân nhầy lẫn máu .................................................................45
Hình 4.3: Chó co giật chảy nhiều nước bọt...................................................................45
Hình 4.4: Gương mũi khô và bong tróc như bị sừng hóa..............................................45
Hình 4.5: Chó tiêu chảy ra máu trong bệnh do Parvovirus...........................................49
Hình 4.6: Chó tiêu chảy ra máu trong bệnh do Parvovirus...........................................49
Hình 4.7: Gan sưng to và xuất huyết trong bệnh do Parvovirus...................................49
Hình 4.8: Lách không đồng nhất trong bệnh do Parvovirus .........................................49
Hình 4.9: Chó bị vàng niêm mạc miệng........................................................................52
Hình 4.10: Chó tiêu chảy phân nhầy như dịch mũi và có lẫn máu................................62

Hình 4.11: Chó tiêu chảy phân có lẫn giun sán.............................................................62
Hình 4.12: Chó tiêu chảy phân có lẫn máu và giun sán trong trường hợp nghi bệnh do
Parvovirus ghép giun sán...............................................................................................65

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiêu hóa trên tổng số chó khảo sát .................35
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiêu hóa tính theo tuổi....................................36
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiêu hóa theo giống .................................................. 37
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiêu hóa theo giới tính....................................38

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Các bước thực hiện Test Anigen Rapid CDV Ag........................................15
Sơ đồ 2.2: Vòng truyền lây bệnh do Parvovirus trên chó .............................................16
Sơ đồ 2.3: Sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó..........................................17
Sơ đồ 2.4: Các bước thực hiện Test Anigen Rapid CPV Ag. .......................................19
Sơ đồ 2.5: Cách lây lan trong bệnh do Leptospira. .......................................................21

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Trạm Thú Y Quận Tân Bình-Thành Phố Hồ Chí Minh, trung
bình một năm Trạm đã tiếp nhận trên 20.000 trường hợp chó được đem đến khám và
điều trị với nhiều dạng bệnh khác nhau. Từ số liệu trên cho thấy ngày nay việc nuôi
chó không còn xa lạ với chúng ta. Hiện nay sự gia tăng ngày càng nhiều về số lượng

và chủng loại chó cùng với sự quản lý, điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng chưa hợp lý,
ý thức tiêm phòng của người dân chưa cao, một số giống chó ngoại nhập không phù
hợp với điều kiện sống của nước ta,.....tất cả đều là những tiền đề cho bệnh tật xảy ra
và đôi khi còn phát triển thành dịch. Đây là nỗi lo của những người nuôi chó cũng như
những người làm công tác thú y hiện nay.
Xuất phát từ vấn đề trên, với tinh thần học hỏi đúc kết kinh nghiệm trong chẩn
đoán và điều trị và được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông
Lâm - TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Kim Loan, chúng
tôi tiến hành đề tài: “KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở
CHÓ VÀ GHI NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN TÂN
BÌNH-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
1.2. MỤC ĐÍCH
- Tìm hiểu bệnh trên đường tiêu hóa ở chó để tìm ra biện pháp chẩn đoán và
điều trị hữu hiệu.
- Ghi nhận hiệu quả điều trị.
1.3. YÊU CẦU
- Ghi nhận đầy đủ các ca bệnh trên đường tiêu hóa ở chó được mang đến khám
và điều trị tại Trạm.
- Phân loại bệnh trên đường tiêu hóa theo từng nhóm dựa trên chẩn đoán lâm
sàng và các chẩn đoán hổ trợ.
- Khảo sát hiệu quả điều trị tại Trạm.
1


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ TRẠM THÚ Y QUẬN TÂN BÌNH
2.1.1. Mô hình điều trị
Nơi phẫu thuật


Nơi khám lâm sàng

Nơi lấy thuốc theo
toa chỉ định
Nơi truyền dịch
theo toa chỉ định

Nơi tiêm thuốc
theo toa chỉ
định

- Nơi khám lâm sàng: nhận bệnh, hỏi bệnh và kết hợp với khám lâm sàng để
định bệnh và chỉ định điều trị.
- Nơi lấy thuốc, tiêm thuốc, truyền dịch và phẫu thuật: thực hiện theo toa chỉ
định.
2.1.2. Một số thuốc thường sử dụng tại Trạm
- Nhóm kháng sinh và Sulfamid: Gentamycine, Norfloxacine, Marbofloxacine,
Septotryl, Hisanti, Cephradine, Amoxicillin trihydrate,....
- Nhóm kháng viêm: Bio- Dexa, Prednisolone,.....
- Thuốc trị ho: Bromhexine, Eucalyptyl,.....
- Thuốc chống ói: Priperane, Atropine sulfate,....
- Thuốc trợ sức, trợ lực: Biodyl, Hematopan B12, Lesthionin C, Vitamine C,
Vitamine nhóm B, Aminovital high, ADE,....
2


- Thuốc tê: Lindocain 2%
- Thuốc mê: Zoletil
- Thuốc an thần: Acepromazine
- Thuốc hạ sốt: Anagine

- Thuốc lợi tiểu: Furosemide
- Thuốc cầm máu: Tranexamic acid, Vitamine K,...
- Thuốc trị giun, xổ lãi: Exotral, Ivermectin
- Dịch truyền: Lactate Ringer, Glucose 5%
- Vaccine: Rabigen, Nobivac DHPPiL, Fortdog
2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ
2.2.1. Thân nhiệt
- Chó trưởng thành: 38,50C - 39,50C.
- Chó con trong 2 tuần đầu: biến thiên từ 35,60C - 36,50C.
2.2.2. Nhịp thở
- Chó trưởng thành: 10 - 40 lần/phút.
- Chó con: 15 - 35 lần/phút.
2.2.3. Nhịp tim
- Chó trưởng thành: 60 - 160 lần/phút.
- Chó con: 200 - 220 lần/phút.
2.2.4. Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai
- Chó đực: 7 - 10 tháng tuổi.
- Chó cái: 9 - 10 tháng tuổi.
- Sự trưởng thành sinh dục thường xuất hiện sớm ở những giống chó tầm vóc
nhỏ và muộn hơn ở những giống chó tầm vóc lớn.
- Thời gian mang thai: 57 - 63 ngày, trên chó cái thường có hiện tượng mang
thai giả.
2.2.5. Chu kỳ lên giống
- Chó thường lên giống 2 lần trong năm.
- Thời gian động dục trung bình: 12 - 20 ngày, nhưng để có tỷ lệ thụ thai cao
nên phối giống cho chó vào ngày thứ 9 - 13 sau khi xuất hiện những dấu hiệu lên
giống đầu tiên. Sự hành kinh giả cũng thường xuất hiện.
3



2.2.6. Số con trong một lứa và tuổi cai sữa
- Số lượng con đẻ ra trong một lứa phụ thuộc vào giống chó lớn hay nhỏ vóc,
thông thường từ 3 - 15 con/lứa. Chó mẹ ở độ tuổi 2 - 3,5 năm thường cho số con đẻ ra
và số chó con nuôi sống tốt nhất.
- Tuổi cai sữa : 8 - 9 tuần tuổi.
2.2.7. Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu chó
Bảng 2.1: Chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của máu
Chỉ tiêu

Trị số

Đơn vị

Hồng cầu

5,57 - 7,98

106/mm3

Bạch cầu

6,4 - 15,99

103/mm3

Tiểu cầu

186 – 547

103/mm3


Hemoglobin

13,3 - 19,2

g/100ml

Hematocrit

36,8 - 54,4

%

Lympho bào

2,8 - 36,4

%

Bạch cầu đơn nhân lớn

1,7 - 10,8

%

+ Trung tính

43 - 87,9

%


+ Ưa base

0,1 - 0,26

%

+ Ưa acid

0,0 - 17,1

%

ALP (alkalinephosphatase)

0 – 85

IU/L

ALAT (SGPT)

13 – 92

IU/L

ASAT (SGOT)

20 – 67

IU/L


Protein tổng số

5,5 - 7,5

g/dl

Albumin

2,3 - 3,9

g/dl

Globulin

1,5 - 3,9

Glucose

81 – 121

g/dl
mg/dl

Creatinine

0,4 - 1,2

mg/dl


Bilirubine

0–1

mg/dl

Bạch cầu đa nhân

(Harold Tvedten, 1989)

4


2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN CHÓ
Việc khám chó được tiến hành theo một trình tự với các nội dung sau sẽ giúp
cho việc chẩn đoán điều trị được chính xác hơn, nhờ đó theo dõi và ghi nhận biện pháp
điều trị hiệu quả.
2.3.1. Đăng kí và hỏi bệnh
Lập bệnh án riêng cho mỗi ca đến khám để theo dõi: ghi lại ngày đến khám, tên
thú, giống, tuổi, giới tính, trọng lượng và các thông tin liên lạc với chủ nuôi khi cần
thiết như tên chủ, địa chỉ, số điện thoại,...
Hỏi bệnh là một biện pháp giúp ta có những định hướng về nguồn gốc gây ra
bệnh. Hỏi chủ nuôi về nguồn gốc thú, chế độ dinh dưỡng, đã xổ giun hay tiêm phòng
chưa, các triệu chứng đã thấy, thời gian xuất hiện triệu chứng, đã sử dụng thuốc gì,
hiệu quả ra sao,...để có hướng chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp.
2.3.2. Chẩn đoán lâm sàng
* Khám chung
- Khám tổng quát: đo nhiệt độ (ở trực tràng), quan sát thể trạng, cách đi đứng,
khám niêm mạc, lông da,...
- Khám cục bộ: sờ nắn vùng nghi bệnh để phát hiện dấu hiệu bất thường.

* Khám hệ tim mạch
- Nghe tim để phát hiện tiếng tim bất thường.
- Sờ nắn vùng tim xem phản ứng đau của thú.
* Khám hệ hô hấp
- Kiểm tra tần số hô hấp, thể hô hấp và tính cân đối khi hô hấp (thể hô hấp
bình thường là thể ngực).
- Kiểm tra mũi, dịch mũi (màu sắc, mùi), gương mũi.
- Kiểm tra khí quản, phế quản, phản xạ ho.
- Quan sát, sờ nắn, nghe vùng phổi và xem phản ứng đau của thú.
* Khám hệ tiêu hóa
- Khám miệng, lưỡi, lợi, răng, mùi của miệng, các rối loạn về nhai, nuốt, nôn.
- Quan sát, sờ nắn, nghe vùng bụng để xem phản ứng đau và những bất thường
về cơ quan tiêu hóa.
- Hỏi về chế độ ăn uống hằng ngày, điều kiện sống của chó.
5


- Quan sát màu sắc, độ đặc, lỏng, mùi của phân, số lần đi phân trong ngày.
* Khám hệ niệu dục
- Quan sát những bất thường khi thú đi tiểu, kiểm tra màu nước tiểu và lượng
nước tiểu.
- Sờ nắn vùng thận, bàng quang và xem phản ứng của thú.
- Đối với thú đực: quan sát sờ nắn bao dương vật, kiểm tra dương vật.
- Đối với thú cái: quan sát xem âm hộ có chảy nước hay rỉ dịch, có thề dùng
mỏ vịt để kiểm tra âm hộ.
- Có thể thông niệu đạo trên thú đực và thú cái. Thông niệu đạo vừa để điều trị
vừa để chẩn đoán.
* Khám tai mắt và các phản xạ thần kinh
- Khám mắt: khám niêm mạc mắt, chất tiết từ mắt, độ co dãn của đồng tử bằng
đèn soi, dùng tay thử phản xạ nhìn của mắt.

- Khám tai: quan sát vành tai, màu sắc của dịch tai. Quan sát những cử động bất
thường như cụp tai, lắc đầu, gãy tai. Thử các phản xạ đau, phản xạ co duỗi, co đầu gối.
2.3.3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Tùy theo hướng nghi ngờ bệnh lý của thú mà chúng ta tiến hành các chẩn đoán ở
phòng thí nghiệm.
- Kiểm tra máu: đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, lập công thức bạch cầu, xem
tươi tìm giun tim, thực hiện các phản ứng huyết thanh học, tìm kí sinh trùng đường
máu (Babesia, Ricketsia). Kiểm tra một số chỉ tiêu sinh hóa máu (B.U.N, Creatinine,
SGOT, SGPT, Protein tổng số, Albumine, Bilirubine, glucose,...).
- Kiểm tra nước tiểu: quan sát màu sắc, đo tỉ trọng, độ nhớt, độ pH, glucose,
nitrit, urobilirubine, xét nghiệm vi sinh vật, sự hiện diện của hồng cầu, bạch cầu, cặn
nước tiểu,...
- Kiểm tra phân: tìm kí sinh trùng đường ruột bằng phương pháp phù nổi với
nước muối bảo hòa.
- Kiểm tra dịch chọc dò: để xác định lượng protein trong dịch chọc dò, để phân
biệt với dịch thẩm xuất bằng phản ứng Rivalta.
- Kiểm tra chất cạo từ lông, da và dịch mũi:
+ Kiểm tra kí sinh trùng trên da.
6


+ Nuôi cấy nấm trên môi trường Sabouraud.
+ Xét nghiệm dịch mũi: nuôi cấy, phân lập và thử kháng sinh đồ.
2.3.4. Chẩn đoán đặc biệt
- Chụp X-Quang, siêu âm.
- Dùng test thử nhanh trong các bệnh do Parvovirus, bệnh Carré, giun tim
Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào cũng phải khám hết tất cả các nội
dung trên, có trường hợp khám và phát hiện ngay, nhưng cũng có trường hợp phải
khám đi khám lại nhiều lần. Đôi khi phải kết hợp giữa khám thông thường với xét
nghiệm ở phòng thí nghiệm hay các phương pháp chẩn đoán đặc biệt khác.

2.4. CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN CHÓ
Theo Nguyễn Như Pho (1995), có 4 liệu pháp điều trị.
2.4.1. Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
Liệu pháp này được áp dụng khi đã nắm chắc được nguyên nhân gây bệnh.
Liệu pháp này có hiệu quả điều trị cao, hiếm khi có hiện tượng tái phát nhưng
cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh.
2.4.2. Điều trị theo cơ chế sinh bệnh
Trong quá trình gây bệnh, bệnh sẽ trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn. Điều trị
theo cơ chế sinh bệnh là dùng các biện pháp điều trị để cắt đứt bệnh ở một khâu nào đó
nhằm ngăn chặn hậu quả kế tiếp xảy ra.
2.4.3. Điều trị theo triệu chứng
Liệu pháp này được áp dụng trong điều trị, nhằm ngăn chặn kịp thời các triệu
chứng nguy kịch có khả năng đe dọa đến tính mạng của thú.
2.4.4. Liệu pháp hỗ trợ
Đây là liệu pháp hết sức quan trọng trong công tác điều trị bệnh, đặc biệt là các
căn bệnh do virus gây ra nhằm nâng cao sức đề kháng và tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp cho thú vượt qua cơn bệnh. Thực hiện tốt liệu pháp này là phải đảm bảo giữ thú ở
nơi ấm áp và có độ thông thoáng thích hợp. Cho thú ăn những thức ăn dễ tiêu, đầy đủ
dinh dưỡng, ngon miệng và cung cấp thêm vitamine nhằm nâng cao sức đề kháng.
Xuất phát từ thực tế, để điều trị một cách có hiệu quả các bệnh cần phải phối hợp
nhiều liệu pháp điều trị cùng một lúc. Do đó, người làm công tác điều trị cần phải nắm

7


vững kiến thức chuyên môn, cũng như cách sử dụng các loại dược phẩm để tránh gây
mất tác dụng của thuốc, gây bất lợi cho thú và giảm giá thành trong điều trị.
2.5. SƠ LƯỢC CẤU TẠO BỘ MÁY TIÊU HÓA CỦA CHÓ
Hệ thống tiêu hóa của chó gồm một ống dài, bắt đầu từ miệng đến hậu môn,
xuyên qua vùng cổ, xoang ngực và xoang chậu của cơ thể. Trên suốt chiều dài, nó gấp

đi gấp lại nhiều lần, ở một vài chỗ nó phình to ra. Ngoài ra, nó còn có một số các cơ
quan tiêu hóa chuyên biệt nằm ngoài ống tiêu hóa như các tuyến nước bọt, gan và tụy
tạng.
Xét về mặt sinh lý và cơ thể học, các cơ quan trước cơ hoành như xoang miệng,
các cơ quan trong xoang miệng, yết hầu và thực quản có nhiệm vụ đưa thức ăn vào cơ
thể, đồng thời chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa như nghiền nát, trộn nước bọt cho
mềm.Còn các cơ quan sau cơ hoành như dạ dày, ruột có nhiệm vụ phân cắt thức ăn
thành các tiểu phần nhỏ để có thể hấp thu vào cơ thể, đồng thời đưa một phần không
được tiêu hóa (cặn bã) ra ngoài.

Hình 2.1: Cấu tạo bộ máy đường tiêu hóa của chó
Theo Phan Quang Bá (2004), tổng quan cấu tạo bộ máy đường tiêu hóa của chó
gồm: miệng và xoang miệng, yết hầu, thực quản, dạ dày, ruột, gan, tụy tạng, hệ thống
các tuyến nước bọt và hậu môn.
8


2.5.1. Miệng và xoang miệng
- Là phần đầu của ống tiêu hóa. Phía trước là môi, phía sau liên tục với yết hầu,
phía trên gồm khẩu cái cứng, khẩu cái mềm, phía dưới là hai nhánh của xương hàm
dưới và các cơ quan của cằm và lưỡi.
- Đây là phần trên của ống tiêu hóa có tác dụng tiếp nhận, nhai nghiền và sơ chế
chủ yếu là phương pháp vật lý để làm cho thức ăn nhỏ hơn, mềm hơn, dễ phân tán hơn
giúp cho các giai đoạn tiêu hóa sau này thuận lợi hơn.
2.5.2. Yết hầu
Là nơi giao nhau của hai hệ thống tiêu hóa và hô hấp, phía sau là xoang mũi và
xoang miệng. Các ranh giới trên, dưới đều do các cơ tạo thành do đó có thể xem yết
hầu như một xoang nhỏ (xoang yết hầu).
2.5.3. Thực quản
Là một ống thông từ yết hầu đến dạ dày, gồm có ba phần

- Phần cổ: từ yết hầu đến cửa của lồng ngực bắt đầu một lỗ thông rộng với yết
hầu. Đoạn này khí quản và thực quản chạy song song nhau.
- Phần ngực: nằm từ cửa lồng ngực đến cơ hoành. Ở đoạn này thực quản vẫn
tiếp tục song song với khí quản, nằm trong vùng trung thất của xoang ngực. Ở đoạn
cuối, thực quản chạy xéo xuống dưới để xuyên qua cơ hoành và xoang bụng.
- Phần bụng: từ cơ hoành đến lỗ thượng vị của dạ dày, đọan này ngắn và chạy
ngang qua khuyết thực quản của gan.
2.5.4. Dạ dày
Chó là thú dạ dày đơn, đó là một túi khá lớn thay đổi hình dạng tùy theo lượng
thức ăn chúa trong đó. Dạ dày có hình lưỡi liềm, nằm hơi lệch về bên trái xoang bụng,
ngăn cách với cơ hoành bởi gan. Hai lỗ thông của dạ dày là lỗ thượng vị (nằm bên trái)
và lỗ hạ vị (nằm bên phải). Tại dạ dày bắt đầu sự tiêu hóa bằng enzyme.
2.5.5. Ruột
Bắt đầu từ hạ vị, tận cùng ở hậu môn. Chiều dài của ruột rất dài nhưng đường
kính của ruột thì không rộng, có một vài chỗ phình to ra nhưng không lớn lắm. Tại đây
có hệ thống tiêu hóa bằng hóa học và vi sinh vật. Ruột được chia thành 2 phần lớn
- Ruột non: rất dài so với ruột già, là nơi phân hủy và hấp thu các chất mà nó
tiếp nhận được. Ruột non gấp khúc nhiều lần và chia làm 3 đoạn: tá tràng, không tràng
9


và hồi tràng.
- Ruột già: ngắn khoảng 1/4-1/5 ruột non nhưng đường kính lớn gấp hai lần ruột
non, là nơi xử lý các chất cặn bã và tái hấp thu một số chất. Ruột già được chia làm 3
đoạn: manh tràng, kết tràng và trực tràng.
2.5.6. Hậu môn
Là cửa sau của trực tràng, phía dưới gốc đuôi. Bao quanh hậu môn có một
vòng cơ vân gọi là cơ vòng hậu môn. Ngoài ra, phía trước còn có một vòng cơ trơn, là
đoạn sau cùng của trực tràng phát triển lớn lên tạo thành.
2.5.7. Gan

- Gan không phải là cơ quan tiết ra các enzyme tiêu hóa nhưng dịch tiết của nó
(mật) đóng vai trò rất quan trọng trong sự tiêu hóa các chất béo.
- Gan nằm phía trước xoang bụng, tiếp xúc với mặt sau của cơ hoành, hơi
nghiêng từ trên xuống dưới, từ sau ra trước. Mặt trước của gan lồi và trơn láng gọi là
mặt thành. Mặt sau lồi lõm và tiếp xúc với dạ dày, thận gọi là mặt tạng.
2.5.8. Tụy tạng
- Là cơ quan vừa có chức năng nội tiết vừa có chúc năng ngoại tiết.
- Tụy có màu vàng nhạt, nằm ở ngay phía trước của dạ dày, phần lớn nằm bên
phải mặt phẳng giữa và liên kết chặt chẽ với tá tràng, có dạng chữ L.
2.5.9. Các tuyến nước bọt
- Chất dịch của tuyến nước bọt đổ vào xoang miệng có tác dụng làm ẩm ướt,
mềm thức ăn giúp cơ hoành vị thức ăn được nhận biết tốt hơn. Ngoài ra trong nước bọt
còn có enzyme tiêu hóa tinh bột, một chất diệt khuẩn là Lyzozim.
- Có 3 tuyến nước bọt chính là: tuyến dưới tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới
lưỡi. Ngoài các tuyến trên trong xoang miệng còn rất nhiều tuyến nước bọt nhỏ khác
nằm rãi rác trong niêm mạc của môi, má, khẩu cái, yết hầu....
2.6. MỘT SỐ BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA CỦA CHÓ
2.6.1. Bệnh viêm miệng
- Nguyên nhân: ngoại vật, phỏng, tiểu đường, ngộ độc kim lọai nặng.
- Triệu chứng: bỏ ăn, hôi miệng, chảy nước dãi, nước bọt có máu, có thể
rụng răng.
- Điều trị: loại bỏ ngoại vật, làm sạch và đánh bóng răng, dùng kháng sinh
10


Metronidazole, Spiramycin, Chloreheidine (Nguyễn Văn Nghĩa, 2007).
2.6.2. Ngoại vật ở thực quản
- Nguyên nhân: do ăn uống nhanh, chó phàm ăn làm mắc xương.
- Triệu chứng: bỏ ăn, chảy nước dãi, nước bọt, thú đau, ho, khạc.
- Chẩn đoán: triệu chứng, khám tìm ngoại vật, X_Quang, nội soi.

- Điều trị: nội soi, kết hợp X_Quang + forcept, phẫu thuật.
- Tiên lượng: viêm thực quản, rách, ho mãn tính, viêm trung thất/phổi.
2.6.3. Bệnh Carré (Canine Distemper)
Đây là bệnh truyền nhiễm gây ra do virus thuộc họ Paramyxoviridae, giống
Morbillivirus có đặc điểm gây chết với tử số cao trên chó, đặc biệt là ở chó non.

Hình 2.2: Paramyxoviridae
()
Trên chó non, bệnh thường lây lan rất mạnh với các biểu hiện sốt hai pha,
viêm phổi, viêm ruột, nổi những nốt mụn mủ ở vùng da ít lông,... Ở giai đoạn cuối của
bệnh thường có triệu chứng thần kinh. Bệnh sẽ trầm trọng hơn khi có sự kế phát các vi
khuẩn ký sinh ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa,...
a. Dịch tễ học và sinh bệnh học
Dịch tễ học
- Tất cả giống chó đều cảm thụ. Trong tự nhiên, bệnh hầu hết xảy ra ở chó 2 - 12
tháng tuổi, đặc biệt mẫn cảm với bệnh là chó ở lứa tuổi từ 3 - 4 tháng. Có lẽ do được
miễn dịch thụ động qua sữa đầu nên những chó con đang bú sữa mẹ ít mắc bệnh hơn.
- Theo Nguyễn Như Pho (2003), bệnh thường xảy ra ở chó 3 - 4 tháng tuổi với thể
cấp tính hay bán cấp tính. Ở chó lớn hơn 2 năm tuổi virus gây thể viêm não.
- Chất chứa căn bệnh: chó bệnh bài thải virus qua dịch tiết ở mũi, nước mắt, nước
11


bọt, nước tiểu, phân,... của thú bệnh.
+ Thông thường vào ngày thứ bảy sau khi cảm nhiễm, virus được chó bệnh thải
ra ngoài cơ thể (Trần Thanh Phong, 1996).
+ Trên chó mắc bệnh, virus có thể tiếp tục bài thải trong vòng 90 ngày (Nguyễn
Như Pho, 2003).
- Đường xâm nhập: chủ yếu qua đường hô hấp dưới dạng những giọt khí dung hay
giọt nước nhỏ. Ngoài ra, mầm bệnh còn xâm nhập qua đường tiêu hóa. Theo Trần

Thanh Phong (1996), việc truyền bệnh qua nhau thai đã được ghi nhận.
- Phương thức lây lan:
+ Trực tiếp: thường xảy ra qua đường khí dung.
+ Gián tiếp: qua thức ăn, nước uống, phân, nước tiểu,... nhưng hiếm khi xảy ra
vì virus không bền ở môi trường bên ngoài.
Sinh bệnh học
Sau khi xâm nhiễm bằng đường khí dung, virus sẽ nhân lên đầu tiên trong những
đại thực bào và những tế bào lympho của đường hô hấp và những hạch bạch huyết vệ
tinh.
Sau sáu đến chín ngày cảm nhiễm, virus vào máu và lan rộng đến tất cả cơ quan
lympho (lách, hung tuyến, hạch bạch huyết, tủy xương) rồi đến những cơ quan khác và
những tế bào biểu mô.
Trong 10 ngày sau khi cảm nhiễm, nếu kháng thể trung hòa được tổng hợp thì
biểu hiện lâm sàng sẽ không rõ ràng và virus sẽ ít phân tán trong cơ quan thú. Nếu
không có kháng thể, virus sẽ xâm lấn tất cả cơ quan, nhất là não, gây ra những biểu
hiện lâm sàng và gây chết.
b. Triệu chứng và bệnh tích
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh kéo dài từ 3 - 8 ngày tùy theo độ tuổi, giống, tình trạng sức
khỏe, dinh dưỡng và độc lực của virus (Nguyễn Như Pho, 2003). Chó bệnh có thể xuất
hiện những triệu chứng như viêm kết mạc mắt, viêm xoang mũi lúc đầu chảy nhiều
dịch lỏng, sau đặc dần rồi có mủ... (thời kỳ này có thể giảm bạch cầu, đặc biệt là bạch
cầu lympho).

12


×