Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

KHẢO SÁT BỆNH CARRÉ TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.33 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

DƯƠNG TẤN ĐẠT

KHẢO SÁT BỆNH CARRÉ TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ
ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. Võ Thị Trà An
BSTY. Nguyễn Văn Sớm

Tháng 08/2011
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thị Trà An
Họ và tên sinh viên thực tập: Dương Tấn Đạt
Tên đề tài: “Khảo sát bệnh Carré trên chó và hiệu quả điều trị tại Trạm thú y Thành
Phố Biên Hòa”.
Đã hoàn thành sửa chữa đề tài theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và
các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi
Thú Y ngày………………...……………
Giáo viên hướng dẫn

TS. Võ Thị Trà An



ii


LỜI CẢM TẠ
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên và là chỗ dựa tinh thần cho tôi
trong suốt thời gian học tập.
Quý thầy cô khoa Chăn Nuôi Thú Y, những người đã tận tình chỉ dạy, truyền
đạt những kiến thức, kinh nghiệm quí báo và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường. Đặc biệt:
Tiến sĩ Võ Thị Trà An là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn đến
Ban lãnh đạo Trạm thú y, BSTY Nguyễn Văn Sớm cùng tập thể cán bộ của
Trạm thú y Thành Phố Biên Hòa đã hết lòng tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài.
Ban giám hiệu, quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Cảm ơn tất cả các bạn trong và ngoài lớp DH06TY đã chia sẽ cùng tôi những
vui buồn, khó khăn trong thời gian học tập tại trường.
Một lần nữa xin mọi người nhận nơi tôi lòng cảm ơn chân thành nhất.
Sinh viên thực hiện
Dương Tấn Đạt

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát bệnh Carré trên chó và hiệu quả điều trị tại
Trạm thú y Thành Phố Biên Hòa” được tiến hành tại Trạm thú y Thành Phố Biên

Hòa, thời gian từ ngày 05/01/2011 đến ngày 05/05/2011.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 782 con chó đến khám và điều trị. Qua chẩn
đoán lâm sàng, có 123 con chó nghi bệnh Carré chiếm tỷ lệ 15,73 %. Tiến hành thử
test CDV Antigen (test Witness) trên 25 chó nghi bệnh Carré cho kết quả 19 test
dương tính chiếm tỷ lệ 76 %, 6 test âm tính chiếm tỷ lệ 24 %. Tỷ lệ chó nghi bệnh
Carré ở giống chó nội là 16,86 %, ở giống chó ngoại là 14,84 %. Tỷ lệ chó nghi
bệnh Carré ở chó đực là 16,91 %, ở chó cái là 13,92 %. Về lứa tuổi thì tỷ lệ chó
nghi bệnh Carré cao nhất ở chó 2 – 6 tháng tuổi (28,57 %), thấp nhất ở chó trên 12
tháng tuổi (6,91 %). Sự khác biệt về giống, giới tính không có ý nghĩa về mặt thống
kê nhưng sự khác biệt về lứa tuổi có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 1 ‰. Khi khảo
sát các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh Carré ta thấy chó nuôi nhốt, cho ăn thức ăn công
nghiệp và được tiêm phòng vaccine đúng liệu trình thì tỷ lệ bệnh, nghi bệnh thấp.
Trong 19 chó đã được xác định mắc bệnh Carré bằng test Witness thì số chó
có biểu hiện bệnh theo thể hô hấp – tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao (89,47 %). Dấu hiệu
lâm sàng trên hầu hết các ca thử test dương tính với bệnh Carré gồm sốt, chảy dịch
mũi, mắt đổ ghèn, phân sệt đen hay tiêu chảy máu lẫn chất nhày, mụn mủ ở vùng
bụng, sừng hóa gan bàn chân, triệu chứng thần kinh (co giật, chảy nước bọt, mất
thăng bằng). Chúng tôi cũng tiến hành xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý máu trên
19 chó mắc bệnh Carré, với 15 chó có số lượng bạch cầu tăng, 3 chó có số lượng
bạch cầu giảm và 1 chó có số lượng bạch cầu bình thường. Trong khi đó các chỉ tiêu
huyết cầu (hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, tiểu cầu) đều giảm.
Hiệu quả điều trị khỏi bệnh trên 19 chó mắc bệnh Carré là 63,16 %, thời gian
điều trị trung bình trên 19 ca mắc bệnh Carré là 5,632 ± 2,216, trên 104 ca nghi
bệnh Carré là 4,327 ± 2,395. Tuy bệnh Carré là bệnh do virus nhưng nếu được phát
hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ cho kết quả khả quan.
iv


MỤC LỤC


TRANG
Trang tựa ......................................................................................................................i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ....................................................................ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt .......................................................................................................................iv
Mục lục........................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................ix
Danh sách các hình...................................................................................................... x
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................xi
Danh sách sơ đồ ........................................................................................................xii
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích................................................................................................................ 2
1.3 Yêu cầu.................................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 Một số đặc điểm sinh lý trên chó .......................................................................... 3
2.2 Liệu pháp điều trị .................................................................................................. 4
2.2.1 Liệu pháp sử dụng dược liệu .............................................................................. 4
2.2.2 Liệu pháp điều chỉnh thức ăn ............................................................................. 4
2.2.3 Liệu pháp sinh học ............................................................................................. 4
2.2.4 Liệu pháp tăng cường chức năng biến dưỡng cơ thể ......................................... 5
2.3 Phương pháp cầm cột thú ...................................................................................... 5
2.4 Bệnh Carré trên chó .............................................................................................. 6
2.4.1 Đặc điểm bệnh Carré .......................................................................................... 6
2.4.2 Lịch sử bệnh ....................................................................................................... 6
v


2.4.3 Đặc tính sinh học của Carré ............................................................................... 6

2.4.3.1 Phân loại học ................................................................................................... 6
2.4.3.2 Hình thái virus ................................................................................................. 6
2.4.3.3 Sức đề kháng ................................................................................................... 7
2.4.3.4 Tính kháng nguyên và tính sinh miễn dịch ..................................................... 7
2.4.3.5 Đặc tính nuôi cấy của virus ............................................................................. 8
2.4.4 Dịch tễ học ......................................................................................................... 8
2.4.5 Triệu chứng ...................................................................................................... 10
2.4.6 Bệnh tích .......................................................................................................... 11
2.4.6.1 Bệnh tích đại thể............................................................................................ 11
2.4.6.2 Bệnh tích vi thể ............................................................................................. 12
2.4.7 Chẩn đoán bệnh ................................................................................................ 12
2.4.7.1 Chẩn đoán lâm sàng ...................................................................................... 12
2.4.7.2 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm ............................................................... 13
2.4.8 Điều trị ............................................................................................................. 13
2.4.9 Phòng bệnh ....................................................................................................... 14
2.4.9.1 Vệ sinh phòng bệnh ....................................................................................... 13
2.4.9.2 Phòng bệnh bằng vaccine .............................................................................. 14
2.5 Giới thiệu về test chẩn đoán nhanh bệnh Carré trên chó (test CDV Antigen).... 15
2.6 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................... 15
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ............................... 18
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................ 18
3.2 Đối tượng khảo sát .............................................................................................. 18
3.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 18
3.4 Phương pháp tiến hành và các chỉ tiêu khảo sát ................................................. 18
3.4.1 Khảo sát tỷ lệ chó nghi bệnh Carré và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh .......... 18
3.4.1.1 Dụng cụ ......................................................................................................... 18
3.4.1.2 Cách thực hiện............................................................................................... 18
3.4.1.3 Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính ............................................................... 19
vi



3.4.2 Khảo sát những dấu hiệu lâm sàng và một số chỉ tiêu sinh lý máu ................. 20
3.4.2.1 Dụng cụ và hóa chất ...................................................................................... 20
3.4.2.2 Cách thực hiện............................................................................................... 20
3.4.2.3 Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính ............................................................... 20
3.4.3 Ghi nhận liệu pháp và kết quả điều trị bệnh Carré........................................... 20
3.4.3.1 Các loại thuốc ................................................................................................ 20
3.4.3.2 Cách thực hiện............................................................................................... 20
3.4.3.3 Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính ............................................................... 21
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 22
4.1 Khảo sát tỷ lệ chó nghi bệnh Carré và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh ............. 22
4.1.1 Tỷ lệ chó nghi bệnh Carré ................................................................................ 22
4.1.2 Kết quả chẩn đoán bệnh Carré bằng test CDV Antigen (test Witness) ........... 22
4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh Carré trên chó ....................................... 23
4.1.3.1 Tỷ lệ chó nghi bệnh Carré theo giống, tuổi, giới tính ................................... 23
4.1.3.2 Tỷ lệ chó bệnh, nghi bệnh Carré theo tình trạng tiêm phòng vaccine .......... 26
4.1.3.3 Tỷ lệ bệnh, nghi bệnh Carré theo phương thức chăn nuôi và thức ăn .......... 28
4.2 Khảo sát một số dấu hiệu lâm sàng và một số chỉ tiêu sinh lý máu.................... 29
4.2.1 Tỷ lệ chó mắc bệnh Carré theo thể bệnh .......................................................... 29
4.2.2 Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý máu trên chó bệnh Carré .............................. 33
4.3 Ghi nhận liệu pháp và hiệu quả điều trị bệnh Carré............................................ 36
4.3.1 Liệu pháp điều trị ............................................................................................. 36
4.3.2 Hiệu quả điều trị ............................................................................................... 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 39
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 39
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 41
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 43


vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ARN: Acid Ribonucleic
CAM: Chorio Allantoic Membrane
CDV: Canine Distemper Virus

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa trên chó trưởng thành .......................... 4
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó nghi bệnh Carré ......................................................................... 22
Bảng 4.2 Kết quả thử test CDV Antigen (test Witness) ........................................... 23
Bảng 4.3.Tỷ lệ chó nghi bệnh Carré theo giống, tuổi, giới tính ............................... 24
Bảng 4.4.Tỷ lệ chó mắc bệnh Carré theo giống, tuổi, giới tính ................................ 26
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của việc tiêm phòng đến tỷ lệ chó bệnh và nghi bệnh Carré .. 27
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi và thức ăn đến tỷ lệ chó bệnh và
nghi bệnh Carré. ........................................................................................................ 28
Bảng 4.7 Tỷ lệ chó mắc bệnh Carré theo thể bệnh ................................................... 30
Bảng 4.8 Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng trên chó mắc bệnh Carré .......... 30
Bảng 4.9 Kết quả xét nghiệm máu trên chó mắc bệnh Carré ................................... 33
Bảng 4.10 Chỉ tiêu sinh lý máu trên chó bệnh Carré (n = 19) .................................. 34
Bảng 4.11 Hiệu quả điều trị bệnh, nghi bệnh Carré trên chó.................................... 37
Bảng 4.12 Thời gian điều trị trung bình (ngày) ........................................................ 38


ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1 Test dương tính .......................................................................................... 23
Hình 4.2 Test âm tính ................................................................................................ 23
Hình 4.3 Chảy dịch mũi đục ..................................................................................... 31
Hình 4.4 Mắt đổ ghèn................................................................................................ 31
Hình 4.5. Sừng hóa gan bàn chân ............................................................................. 32
Hình 4.6 Mụn mủ ở mí mắt ....................................................................................... 32
Hình 4.7 Mụn mủ ở vùng bụng ................................................................................. 32

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 4.1 Sự tăng giảm bạch cầu trên chó mắc bệnh Carré .................................. 35
Biểu đồ 4.2 Sự giảm hồng cầu trên chó mắc bệnh Carré .......................................... 36

xi



DANH SÁCH SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ

TRANG

Sơ đồ 2.1 Sinh bệnh học của Carré ........................................................................... 10

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Phong trào nuôi chó làm thú cưng ngày càng gia tăng tại các thành phố và
khu vực đông dân cư. Bên cạnh đó nuôi chó còn để phục vụ cho công tác an ninh,
quốc phòng, cứu hộ... Do chó có khứu giác rất thính và khả năng bơi lội rất giỏi.
Hơn thế nữa với nhiều tên gọi quen thuộc, những chú chó Cún Con, Milu, Lucky,
Mina..., cũng là những người bạn thông minh và hết mực trung thành của con
người, chính vì vậy chó đã thực sự trở thành thành viên không thể thiếu của mỗi gia
đình.
Hiện nay do nhu cầu và sở thích của con người mà ta thấy giống chó ở Việt
Nam ngày càng đa dạng và phong phú. Ngoài việc gia tăng về số lượng và chủng
loại chó thì tình hình bệnh tật cũng tăng lên, đó cũng là nỗi lo cho những người nuôi
chó. Trong những căn bệnh do virus gây ra đang được mọi người quan tâm phải kể
đến bệnh có tính chất lây lan cao là bệnh Carré. Bệnh hiện chưa có thuốc đặc trị mà
chỉ có biện pháp phòng bệnh là hữu hiệu nhất mà chủ nuôi cần phải biết đến. Bệnh
này rất nguy hiểm, bệnh đe dọa sức khỏe chó và bệnh có thể lây lan rộng cho những
chó khác trong khu vực nếu chó không được tiêm phòng đầy đủ, làm chủ nuôi phải
tốn nhiều chi phí khi chó mắc bệnh. Việc nắm rõ tình hình dịch bệnh và phát hiện

kịp thời bệnh xảy ra trên chó để giúp nhà chăn nuôi và bác sĩ thú y có biện pháp
quản lý và phòng bệnh là công việc hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế nêu trên, được sự đồng ý của Bộ Môn
Nội Dược Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Võ Thị Trà An cùng BSTY Nguyễn Văn Sớm,

1


chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát bệnh Carré trên chó và hiệu quả
điều trị tại Trạm thú y Thành Phố Biên Hòa”.
1.2 Mục đích
Khảo sát bệnh Carré trên chó để đánh giá tình hình bệnh Carré hiện nay tại
khu vực Thành Phố Biên Hòa. Đồng thời góp phần trong việc chẩn đoán, phòng và
trị bệnh có hiệu quả.
1.3 Yêu cầu
- Ghi nhận tỷ lệ chó nghi bệnh Carré và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh.
- Ghi nhận triệu chứng lâm sàng chó bệnh, nghi bệnh Carré.
- Dùng mẫu (dịch mũi hoặc dịch tiết mắt) chó nghi bệnh Carré để thử với test nhanh
(CDV Antigen test) xác định chính xác căn bệnh.
- Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý máu trên những con chó mắc bệnh Carré.
- Theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị tại Trạm thú y Thành Phố Biên Hòa.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Một số đặc điểm sinh lý trên chó
Thân nhiệt bình thường trên chó lớn từ 38 0C – 39 0C, chó nhỏ có thân nhiệt

thấp hơn. Chó trưởng thành có nhịp thở từ 10 đến 40 lần/phút và của chó con từ 15
đến 35 lần/phút. Nhịp tim bình thường của chó trưởng thành từ 60 đến 160 lần/phút
và của chó con từ 200 đến 220 lần/phút. Tuổi thành thục sinh dục của chó đực từ 7
đến 10 tháng, của chó cái từ 6 đến 12 tháng và thời gian mang thai từ 57 đến 63
ngày. Sự thành thục thường xuất hiện sớm ở những giống chó nhỏ và muộn ở
những giống chó lớn. Chó thường lên giống mỗi năm 2 lần. Chu kỳ động dục
thường từ 4 – 4,5 tháng và thời gian động dục trung bình từ 12 đến 22 ngày, giai
đoạn thích hợp cho sự phối giống từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 13 của chu kỳ động
dục. Ngoài ra chó còn có hiện tượng mang thai giả (Trần Thị Dân và Dương
Nguyên Khang, 2006).
Số con trong một lứa và tuổi cai sữa: thông thường từ 3 đến 15 con/lứa (tùy
theo từng giống chó). Chó mẹ đẻ ở độ tuổi 2 đến 3,5 tuổi. Thời gian cai sữa tốt nhất
trên chó từ 8 đến 9 tuần tuổi (Nguyễn Văn Nghĩa, 1999).
Máu gồm có huyết tương và các tế bào máu. Huyết tương bao gồm 92 % là
nước, 7 % protein và 1 % các chất khác, huyết tương vận chuyển chất hữu cơ hòa
tan và chất vô cơ. Máu có 3 loại tế bào máu là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Chức
năng hồng cầu là vận chuyển O 2 , CO 2 và điều hòa pH, bạch cầu có chức năng bảo
vệ cơ thể, tiểu cầu giúp đông máu. Thể tích máu phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể,
trình trạng sinh lý, dinh dưỡng, tuổi, tiết sữa, mang thai, làm việc, huấn luyện. Thể
tích máu trong cơ thể chó chiếm khoảng 7,2 % trọng lượng cơ thể chó. Một số chỉ
tiêu sinh lý máu trên chó được trình bày qua Bảng 2.1.
3


Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa trên chó trưởng thành
Chỉ tiêu

Thông số lý thuyết

Đơn vị


Hồng cầu

5,4 – 8,4

106/mm3

Bạch cầu

6 – 10,5

103/mm3

Tiểu cầu

190 – 560

103/mm3

Hemoglobin

12 – 17

g/100ml

Hematocrit

37 – 55

%


Lympho bào

30 – 45

%

Bạch cầu đơn nhân lớn

3 – 10

%

(Nguồn: Trạm chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị – Chi cục thú y Tp.HCM, 2011).
2.2 Liệu pháp điều trị (Nguyễn Như Pho, 2009)
2.2.1 Liệu pháp sử dụng dược liệu
Sử dụng thuốc để trị bệnh như thuốc có tác dụng lên hệ thần kinh: bromides,
diazepam, aspirin, coramin, carbachol... Thuốc kháng sinh: ampicillin, amoxcillin,
penicillin, streptomycin, gentamycin, chloramphenicol, oxytetracyline, tylosin...
Thuốc trị kí sinh trùng và nấm: ivermectin, albendazole, fenbendazole, levamisole...
Thuốc kháng viêm: cortisol, prednison, dexamethasone... Thuốc tác động lên hệ hô
hấp: theophyllin, atropin, bromhexine, codein... Thuốc tác động lên hệ tiêu hóa:
atropin, loperamid, than hoạt tính... Thuốc tác động lên hệ sinh dục: oestrogen,
progesterone, oxytocin... và thuốc lợi tiểu như furosemid, triamteren...
2.2.2 Liệu pháp điều chỉnh thức ăn
Đối với thú bệnh thì thức ăn phải đủ dinh dưỡng, ngon miệng, dễ tiêu hóa.
Đối với thú bỏ ăn hoàn toàn thì phải truyền dịch dinh dưỡng hoặc dùng ống thông
da dày. Thú biếng ăn thì ta nên cho thú ăn loại thức ăn dành cho thú mới tập ăn.
2.2.3 Liệu pháp sinh học
Sử dụng acid hữu cơ (acid lactic, acid formic, acid phosphoric) để làm giảm

pH dạ dày, ruột nhằm ức chế vi khuẩn có hại.

4


Sử dụng vi sinh vật có lợi như Lactobacillus, Bacillus subtilis, Aspergillus
oriaze nhằm ức chế vi khuẩn có hại đường ruột trên cơ sở cạnh tranh vị trí bám và
tạo môi trường acid trong ruột.
Điều trị bằng kháng huyết thanh là dùng kháng thể thụ động để điều trị, liều
5 – 10 ml/kg thể trọng bằng đường tiêm dưới da, tiêm bắp hay tĩnh mạch, liều tối
thiểu 10 ml/con.
Điều trị bằng kích thích không đặc hiệu là sử dung protein như một chất lạ,
nhằm kích thích hệ thống bạch cầu hoạt động hữu hiệu, làm tăng sức kháng bệnh
cho cơ thể trong các bệnh nhiễm trùng thể bán cấp tính hoặc mãn tính.
2.2.4 Liệu pháp tăng cường chức năng biến dưỡng cơ thể
Dùng hợp chất phospho hữu cơ (Butalamino – methylethyl – phosphorous
acid, Butaphosphan, hoặc ATP)
Dùng vitamine và các chất điện giải bao gồm vitamine C, vitamine nhóm B
và các loại vitamine tan trong dầu, các chất điện giải như sodium, clorua, calcium,
mangesium, potassium...
Điều trị bằng phương pháp cấp máu trong trường hợp: mất máu do chảy
máu, do tế bào máu bị phá hủy ở bệnh kí sinh trùng máu hay ngộ độc cấp tính.
2.3 Phương pháp cầm cột thú (Lê Văn Thọ, 1998)
Cầm cột chó là một biện pháp cần thiết nhằm khống chế sự tấn công của chó để ta
có thể khám, điều trị cho chúng một cách thuận tiện và an toàn. Tùy theo đặc điểm
của từng chó mà ta có các phương pháp cầm cột, cố định khác nhau.
Khớp mõm: dùng một sợi dây vải mềm (dây dù) với một nút giữ chặt được
cho vào mõm chó, nút cột nằm trên mũi. Đưa hai đầu dây xuống hàm dưới và cột
thêm nút đơn giản ở dưới cằm. Sau đó đưa hai sợi dây lên cổ và cố định ở ngay sau
tai. Phương pháp này được áp dụng trong lúc khám và điều trị đối với chó hung dữ.

Banh miệng: biện pháp banh miệng được áp dụng trong trường hợp khám
vùng miệng chó. Ta dùng dụng cụ banh miệng để khám vùng miệng chó, trong
trường hợp không có dụng cụ banh miệng ta dùng hai vòng dây cho vào hàm trên và
hàm dưới rồi kéo mạnh về hai phía để mở miệng chó ra.
5


Túm gáy: được thực hiện trong lúc khám, đo thân nhiệt, chích thuốc..., nhằm
khống chế phần đầu của chúng. Cần chú ý đối với những chó mõm ngắn, mắt lồi
(chó Bắc Kinh) vì dễ gây tổn thương cho chó.
Dùng khăn để khống chế: trong lúc khám, đo thân nhiệt, chích thuốc..., có
một số chó mõm ngắn, hung dữ rất khó khớp mõm chúng ta có thể dùng khăn trùm
đầu chúng lại để cố định chúng.
Buộc chó trên bàn mổ: tùy theo mục đích và vị trí của vết mổ mà có các tư
thế buộc khác nhau như buộc nằm ngữa, buộc nằm nghiêng một bên, buộc nằm
sấp...
2.4 Bệnh Carré trên chó
2.4.1 Đặc điểm bệnh Carré
Carré là một bệnh truyền nhiễm cấp tính hay bán cấp tính. Trên chó non,
bệnh thường lây lan rất nhanh đồng thời kết hợp với vi khuẩn phụ nhiễm gây nên
các biểu hiện: sốt, viêm phổi, nổi nốt mụn ở vùng da mỏng, viêm dạ dày ruột và có
triệu chứng thần kinh ở giai đoạn cuối (Nguyễn Như Pho, 2003).
2.4.2 Lịch sử bệnh
Bệnh xuất hiện ở Tây Ban Nha vào thế kỷ 18, có nguồn gốc từ Châu Á hay
từ Peru. Năm 1905, căn bệnh được bác sĩ thú y người Pháp Henri Carré phân lập.
Năm 1923, Puntoni đầu tiên chế vaccine vô hoạt từ chất nghiền bệnh phẩm. Năm
1928 đến 1948 Watson và Green đã biến đổi virus Carré chó bằng việc cấy chuyển
qua chồn để chế vaccine sống biến đổi, tuy nhiên virus vaccine này độc lực còn sót
lại vẫn còn cao. Năm 1948 về sau, với sự phát triển mạnh mẽ của virus học có nhiều
vaccine chống bệnh Carré có hiệu quả ra đời (Trần Thanh Phong, 1996).

2.4.3 Đặc tính sinh học của Carré
2.4.3.1 Phân loại học
Bệnh Carré trên chó thộc họ Paramyxoviridae, thuộc giống Morbillivirus.
2.4.3.2 Hình thái virus: Theo Trần Thanh Phong (1996), virus có dạng hình cầu
hay hình sợi, ARN 1 sợi, có vỏ bọc xù xì với những gai dài, có 6 protein cấu trúc
(N, P, M, F, H, L) và 1 protein không cấu trúc (C):
6


N (Nucleoprotein) trọng khối phân tử 60 – 62 Kda bao quanh và phòng vệ
cho hệ gen của virus nhạy cảm đối với những chất phân giải protein.
P (Polymerase) trọng khối phân tử 73 – 80 Kda nhạy cảm đối với những yếu
tố phân giải protein, đóng vai trò quan trọng trong sự sao chép của ARN.
M là protein màng (Membrane), trọng khối phân tử 34 – 39 Kda, đóng vai
trò quan trọng trong sự chín muồi (sự trưởng thành của virus) và nối nucleocapside
với những protein của vỏ bọc.
F là protein kết hợp (Fusion) là glycoprotein trên bề mặt của vỏ bọc, trọng
khối phân tử 59 – 62 Kda, đóng vai trò trong sự kết hợp của virus với tế bào cảm
nhiễm làm tan màng dẫn đến sự kết hợp nhiều tế bào cảm nhiễm (hợp bào).
H là protein ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinant) hay yếu tố kết dính, là
glycoprotein thứ hai của vỏ bọc trọng khối phân tử 76 – 80 Kda, thể hiện tính
chuyên biệt của loài virus. Ở virus Carré, protein này không hấp phụ hồng cầu cũng
như không ngưng kết hồng cầu.
L (Large): protein có trọng khối phân tử lớn 200 Kda, chưa rõ chức năng.
C là protein không cấu trúc được tìm thấy trong tế bào cảm nhiễm, trọng
khối phân tử nhỏ 19 Kda, chưa rõ chức năng.
2.4.3.3 Sức đề kháng
Virus dễ bị phá hủy dễ bị vô hoạt bởi môi trường bên ngoài, vì vậy việc lây
gián tiếp là rất hiếm. Trong môi trường lỏng thì virus rất dễ bị vô hoạt, 2 – 3 phút ở
56 0C, 10 phút ở 45 0C, 1giờ ở 37 0C, 10 ngày ở 4 0C. Virus dễ bị vô hoạt bởi tia cực

tím, tia gamma, ổn định ở pH 7,2 – 8. Cũng như các virus có vỏ bọc khác thì virus
Carré dễ bị vô hoạt bởi nhiều hóa chất hòa tan lipide như: ether, chloroform; những
chất tẩy và những chất hóa học khác như formol 0,05 % vô hoạt virus 4 giờ ở 37 0C,
phenol 0,75 % vô hoạt virus 10 phút ở 4 0C (Trần Thanh Phong, 1996).
2.4.3.4 Tính kháng nguyên và tính sinh miễn dịch
Virus chỉ có một serotype duy nhất nhưng độc lực thay đổi tùy dòng (Trần
Thị Bích Liên và Lê Anh Phụng, 2001). Sự tương tự về cấu trúc kháng nguyên giữa

7


những virus trong giống Morbillivirus thường dẫn đến miễn dịch chéo (Trần Thanh
Phong, 1996).
2.4.3.5 Đặc tính nuôi cấy của virus
Phân lập virus: virus Carré có độc lực được phân lập trên tế bào đại thực bào
phổi của chó con hay chồn sương.
Sự thích ứng với tế bào nuôi cấy: thích ứng với những tế bào có nguồn gốc
từ chó, trên màng nhung niệu mô trứng gà (CAM), tế bào thận bò.
Sự nhân lên của virus Carré: virus kết dính vào thụ thể tế bào nhờ
glycoprotein H. Nucleocapside virus vào trong tế bào chất. Sau khi chúng kết hợp
màng tế bào và vỏ bọc ARN và những protein virus được tổng hợp trong tế bào
chất. Phân tử virus hình thành nụ chồi ở màng tế bào chất. Độc lực tăng trưởng của
virus thay đổi tùy vào chủng virus, vào type tế bào và mức độ cảm nhiễm. Bằng kỹ
thuật miễn dịch huỳnh quang, người ta có thể thấy những hạt nhỏ tế bào chất gần
nhất 12 – 24 giờ sau khi gây nhiễm. Những thể vùi thường xuất hiện chậm có thể
thấy trong nguyên sinh chất hoặc trong nhân tế bào gọi là thể Lentz (Trần Thị Bích
Liên và Lê Anh Phụng, 2001).
2.4.4 Dịch tễ học
Loài thú mắc bệnh: tất cả các giống chó đều cảm thụ, nhưng mẫn cảm nhất là
chó chăn cừu, chó Berger,..., chó bản xứ ít mắc bệnh hơn. Trong tự nhiên, bệnh hầu

như chỉ xảy ra ở chó 2 – 12 tháng tuổi nhất là chó 2 – 3 tháng tuổi. Những chó đang
bú sữa mẹ ít mắc hơn do có miễn dịch trong sữa đầu. Kháng thể truyền từ mẹ qua
sữa đầu giúp phòng bệnh cho chó con có thể đến 8 tuần tuổi hoặc đôi khi lên đến 12
tuần tuổi. Một số chó con có thể mẫn cảm với bệnh lúc 6 tuần tuổi (Trần Thị Bích
Liên và Lê Anh Phụng, 2001). Tuy nhiên người ta còn ghi nhận trên chó lớn tuổi có
tình trạng viêm não.
Chất chứa căn bệnh: nguồn bệnh chính là những chó mắc bệnh, chúng bài
virus qua dịch tiết ở mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu, phân... Bệnh phẩm dùng
để chẩn đoán là lách, hạch lâm ba, não và tủy xương. Trên chó mắc bệnh virus được
bài thải và có thể kéo dài trong vòng 90 ngày (Nguyễn Như Pho, 2003).
8


Đường xâm nhập: trong tự nhiên, chủ yếu qua đường hô hấp dưới dạng
những giọt khí dung hay giọt nước nhỏ. Trong thí nghiệm, có thể gây bệnh trên chó
bằng đường tiêm tĩnh mạch, dưới da, bắp thịt, não; nhưng những biểu hiện lâm sàng
thì biến đổi tùy theo đường đưa vào.
Cách lây lan: trực tiếp thường xảy ra qua đường khí dung, gián tiếp qua thức
ăn, nước tiểu thì rất hiếm.
Cách sinh bệnh: trong tự nhiên virus lan truyền bằng những giọt khí dung và
chúng xâm nhập vào biểu mô của đường hô hấp trên. Trong vòng 24h virus sẽ nhân
lên trong đại thực bào và theo mạch bạch huyết tới amidan và nốt bạch huyết cuống
phổi. Hai đến bốn ngày sau virus sẽ tăng lên tại đây. Bốn đến sáu ngày sau khi
nhiễm bệnh, virus nhân lên trong các nang lympho của lá lách, dạ dày, ruột non,
hạch bạch huyết màng treo ruột và tế bào Kupffer của gan. Virus phân bố trong các
cơ quan tương ứng với việc nhiệt độ cơ thể tăng và sự giảm bạch cầu vào 3 – 6 ngày
sau khi lây nhiễm. Sự giảm bạch cầu chủ yếu là lympho bào vì virus gây hại tới tế
bào lympho, ảnh hưởng đến cả tế bào B và T. Sự lan truyền xa hơn của virus là đến
biểu mô của hệ thống thần kinh trung ương sau 8 – 9 ngày nhiễm bệnh. Sự bài thải
virus bắt đầu tại thời điểm virus xâm nhập vào biểu mô và chúng bài thải qua các

chất thải của cơ thể. Vào ngày thứ 14, nếu thú có đầy đủ hàm lượng kháng thể thì
virus sẽ bị tiêu diệt và không còn thấy dấu hiệu của bệnh. Đặc biệt kháng thể IgG có
hiệu lực trung hòa virus ngoại bào và ngăn chặn nó lây lan nội bào. Những thú có
khả năng miễn dịch thấp, vào ngày 9 – 14 virus sẽ đến các mô như: da, tuyến ngoại
tiết và nội tiết, biểu mô dạ dày ruột, hệ hô hấp và đường sinh dục – niệu. Dấu hiệu
lâm sàng ở những con thú này thường nghiêm trọng và kịch tính, virus tồn tại trong
mô của chó đến khi chó chết. Sự phụ nhiễm vi khuẩn sẽ làm tăng tính nguy hiểm
của bệnh (Trần Thanh Phong, 1996).

9


Sơ đồ 2.1 Sinh bệnh học của Carré
(Nguồn: Green và Appel, 2005)
2.4.5 Triệu chứng
Thời gian nung bệnh 3 – 8 ngày có thể xuất hiện các triệu chứng như viêm
kết mạc mắt, viêm xoang mũi, chảy nhiều dịch lỏng lúc đầu, sau đó đặc dần rồi có
mủ..., giảm bạch cầu đặc biệt là bạch cầu lympho. Đối với thể cấp tính, ban đầu là
sốt 2 pha. Sốt cao đầu tiên từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 sau khi cảm nhiễm và kéo
dài trong 2 ngày. Sau đó sốt giảm và ngày sau xuất hiện cơn sốt thứ 2, kéo dài cho
đến chết. Sự giảm bạch cầu đặc biệt là lympho bào đi cùng với biểu hiện lâm sàng.
Một số chó biểu hiện xáo trộn hô hấp (thở khò khè, âm rale, ướt, khóe mũi có lẫn cả
máu cùng với biểu hiện viêm phổi...). Một số giống có biểu hiện xáo trộn tiêu hóa
(đi phân lỏng, tanh, có thể có lẫn máu hay phân có lẫn chất nhày) hay những biểu
hiện viêm não (co giật, bại liệt) nổi những mụn mủ ở da. Bên cạnh đó, ở thể bán cấp
tính, chó có biểu hiện xáo trộn hô hấp và tiêu hóa nhưng ở thể thầm lặng (không
biểu hiện rõ triệu chứng) kéo dài 2 – 3 tuần, trước khi biểu hiện những triệu chứng
thần kinh, thường xuất hiện trên những chó có chứng sừng hóa gan bàn chân.
Những biểu hiện thần kinh bao gồm co giật nhóm cơ vùng chân, mắt, ngực,... và
đau cơ, sau đó liệt, nhất là phần sau, chó bị mất thăng bằng, hay chó chỉ có biểu

hiện co giật, chảy nước bọt, hôn mê, sau thời gian ngắn thì chết. Ngoài 2 thể trên
người ta còn ghi nhận ca viêm não trên chó trưởng thành với biểu hiện mất thăng
bằng, cử động có tính ép buộc, mất phối hợp quá tầm, đi từng bước liên tục, đi vòng
lắc lư... Tuy nhiên chó không bao giờ liệt hay co giật, chết vào 3 – 4 tháng sau khi
có triệu chứng mặc dù chúng không có tiền sử mắc bệnh Carré, bệnh không truyền
lây và không phân lập được virus trong mẫu bệnh phẩm (Trần Thanh Phong, 1996).
Cần lưu ý rằng: tuổi của chó tại thời điểm mắc bệnh thì rất quan trọng để
định bệnh. Trên chó 1 – 2 tuần tuổi, không có kháng thể mẹ truyền, chỉ có biểu hiện
xuất huyết, tiêu chảy, mất nước, bỏ ăn, thường chết khoảng 2 tuần sau khi nhiễm
10


bệnh. Những chó sống sót có thể có triệu chứng thần kinh trong nhiều tuần. Khả
năng này có thể tăng khi chúng 3 tháng tuổi. Đối với chó lớn hơn 3 tháng tuổi thì
sốt 1 – 2 ngày, kém ăn, sung huyết ở màng niêm mắt và mũi. Virus có nhiều trong
chất tiết như ghèn, dịch mũi, dịch mắt và chất thải như nước tiểu (Trần Thanh
Phong, 1996).
2.4.6 Bệnh tích (Trần Thanh Phong, 1996)
2.4.6.1 Bệnh tích đại thể
Không có bệnh tích đại thể mang tính chất chỉ thị bệnh. Người ta lưu ý sự teo
hung tuyến (nằm trong mô liên kết và mô mỡ dưới xương ức, trong xoang ngực)
thường thấy khi khám tử. Có thể gặp sừng hóa ở mõm và gan bàn chân. Tùy theo
mức độ phụ nhiễm vi trùng, có thể thấy viêm phế quản, viêm phổi, viêm ruột, mụn
mủ ở da.
2.4.6.2 Bệnh tích vi thể
Gây hoại tử những mô bạch huyết. Có thể thấy thể vùi (thể Lentz) trong
những tế bào chất bắt màu eosine (đôi khi trong nhân) ở bàng quang, bồn thận,
những tế bào biểu mô đường hô hấp, ruột và não (Green and Appel, 2001).
Bệnh tích vi thể ở não là viêm não tủy không có mủ với thoái hóa nơron,
tăng sinh tế bào thần kinh đệm. Hủy myelin và thể vùi (thể Lentz) trong nhân

thường gặp trong tế bào thần kinh đệm.
2.4.7 Chẩn đoán bệnh
Theo Trần Thanh Phong (1996), việc chẩn đoán thường luôn gặp nhiều khó
khăn do triệu chứng luôn biến đổi. Người ta chú ý tới 6 triệu chứng như sau: (1)
chảy nhiều chất tiết ở mắt, mũi. (2) Xáo trộn hô hấp cùng với ho. (3) Tiêu chảy, có
thể kết hợp với các bệnh truyền nhiễm khác. (4) Sừng hóa ở mõm và gan bàn chân,
thường gặp ở thể mãn tính. (5) Xáo trộn thần kinh, khó trị trong trường hợp nặng.
(6) Bệnh kéo dài 2 – 3 tuần.
2.4.7.1 Chẩn đoán lâm sàng
Ta cần phân biệt với bệnh do Parvovirus gây tiêu chảy phân lẫn máu (do
viêm dạ dày ruột cấp tính), ói mửa dữ dội, mất nước. Lây lan thông qua vấy nhiễm
11


từ phân, vật dụng có dính phân. Chó con bị ảnh hưởng nhiều nhất (đặc biệt là chó
dưới 3 tháng tuổi). Kiểm tra máu thấy số lượng bạch cầu giảm. Chó có thể chết
trong vòng 2 ngày nếu mất nước nặng (VõThị Trà An và Võ Ngọc Bảo, 2011).
Bệnh do Parvovirus dễ nhầm lẫn với 6 triệu chứng bệnh Carré: (1) chảy nhiều chất
tiết ở mắt, mũi. (2) Xáo trộn hô hấp cùng với ho. (3) Tiêu chảy, có thể kết hợp với
các bệnh truyền nhiễm khác. (4) Sừng hóa ở mõm và gan bàn chân, thường gặp ở
thể mãn tính. (5) Xáo trộn thần kinh, khó trị trong trường hợp nặng. (6) Bệnh kéo
dài 2 – 3 tuần.
Ngoài ra ta cần phân biệt với bệnh do Leptospira gây viêm dạ dày ruột chảy
máu, viêm loét miệng và thường xuất huyết ở chó lớn, vàng da và niêm mạc ở chó
con. Số lượng bạch cầu tăng. Sau cùng ta phân biệt với bệnh viêm gan truyền nhiễm
làm gan sưng to, dễ vỡ, đục giác mạc, viêm hạch.
2.4.7.2 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Hiện nay đã có một phương pháp giúp xác định nhanh và chính xác nguyên
nhân gây bệnh do virus Carré gây ra đó là phương pháp chẩn đoán bằng test nhanh
(test CDV Antigen) là dụng cụ để chẩn đoán phát hiện nhanh virus Carré gây bệnh

trên chó. Phản ứng của test CDV Antigen dựa trên nguyên tắc có 2 kháng nguyên
đơn dòng kết hợp với kháng nguyên cần phát hiện, gọi là kỹ thuật Sandwich trực
tiếp. Theo nhà sản xuất thì độ nhạy của test là 99,9 %, cho kết quả sau 5 – 10 phút.
Ngoài ra còn dùng phương pháp kiểm tra chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu, kiểm
tra công thức bạch cầu, số lượng hồng cầu, bạch cầu (Nguyễn Văn Phát và Nguyễn
Tất toàn, 2004).
2.4.8 Điều trị
Bệnh chưa có thuốc đặc trị chỉ chữa theo triệu chứng, nâng sức đề kháng của
cơ thể, chống phụ nhiễm. Truyền dịch nhằm chống mất nước và duy trì sự cân bằng
chất điện giải bằng các dịch truyền: Lactate ringer và Glucose truyền tĩnh mạch
hoặc tiêm dưới da, cấp liên tục cho đến khi thú khỏe (Đặng Thị Xuân Thiệp và Võ
Thị Trà An, 2010). Bảo vệ niêm mạc dạ dày – ruột ta sử dụng chất tráng niêm mạc
dạ dày – ruột (Phosphalugel, Actapulgite). Các triệu chứng thường gặp nhất của
12


bệnh do virus Carré chính là ói mửa, tiêu chảy có thể có máu, sốt, long đàm do đó
cần chống ói mửa bằng Primperan hoặc atropin, chống xuất huyết đường ruột bằng
vitamine K hoặc Transamine, hạ sốt bằng Anazin, chống long đàm bằng
bromhexine cùng với việc trợ sức trợ lực cho chó bằng vitamine C và B –
complex... Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm là rất quan trọng, ta có thể dùng
ampicillin hoặc gentamicin hoặc phối hợp sulfonamide và trimethoprim, cho chó
nhịn ăn nhịn uống, khi chó mới bình phục ta dùng thức ăn dễ tiêu hóa (thức ăn
mềm, dạng lỏng, ít mỡ).
2.4.9 Phòng bệnh
2.4.9.1 Vệ sinh phòng bệnh
Theo Nguyễn Như Pho (2003) có đưa ra phương pháp phòng bệnh như sau:
đầu tiên ta cần phải cách ly chó bệnh với chó khỏe, sau đó ta sử dụng hemoserum
cho những con trong đàn khi bệnh Carré với liều dùng là 5 ml/kg thể trọng.
Bên cạnh đó ta cần phải vệ sinh tiêu độc sát trùng xung quanh khu vực

chuồng nuôi nhốt chung, các vật dụng chăm sóc, dụng cụ ăn uống... cách ly theo dõi
những chó mới nhập. Những người đã tiếp xúc với chó bệnh không nên tiếp xúc với
chó khỏe vì có thể trở thành yếu tố mang trùng là nhân tố trung gian lây truyền
bệnh. Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống hằng ngày phải sạch sẽ.
2.4.9.2 Phòng bệnh bằng vaccine
Năm 2005, Green và Appel đã chỉ ra rằng miễn dịch tự nhiên đối với CDV
được xem là dài hạn, bền vững và là miễn dịch đồng nhất, đã thực hiện được sự
ngăn chặn bệnh thông qua tiêm phòng vaccine đúng liệu trình. Kháng thể chó non
nhận được từ mẹ trong giai đoạn mang thai và qua sữa đầu đã tạo được miễn dịch
thích hợp cho chó con một thời gian sau khi sinh và sau khi cai sữa. Kháng thể mẹ
truyền sẽ giảm một nửa sau 8 ngày.
Sau khi hồi phục từ sự nhiễm trùng tự nhiên hay từ sự tiêm chủng tăng
cường khả năng miễn dịch có thể kéo dài lên tới hằng năm. Sự bảo vệ này có thể
đầy đủ trừ khi chó tiếp xúc với một chủng virus có độc lực cao hay một lượng lớn
virus, cũng có thể do bị căng thẳng hay hệ miễn dịch bị tổn thương. Sau mỗi lần
13


×