Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận cao học luật báo chí và đạo đức nghề báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.71 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
Xã hội ngày nay không ngừng phát triển, kéo theo đó là một loạt các
nhu cầu của con người trong thời buổi hiện đại như: ăn, mặc, ngủ nghỉ, giải
trí, tiếp nhận thông tin….và đặc biệt không thể thiếu đó là nhu cầu tiếp
nhận, tìm kiếm thông tin của con người. Chính vì vậy mà báo chí là một
loại hình ra đời nhằm đáp ứng lại một trong những nhu cầu đó của con
người. Báo chí đã và đang tác động vào xã hội từng ngày từng giờ vào
nước ta. Báo chí là một nghề chuyên môn hóa cao, là một hoạt động mà
luôn đề cập đến tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, mọi
ngóc ngắc và ở mọi nơi, mọi lúc, là tiếng nói của Đảng và Nhà nước ta.
Chính vì vậy Đảng ta có đường lối chính sách để tạo điều kiện cho
báo chí phát triển. Và một điều nữa, khi nói đến hoạt động báo chí ta không
thể không nhắc đến đội ngũ những người làm báo, họ là những người trực
tiếp sáng tạo nên những tác phẩm báo chí và mang đến với công chúng. Họ
cũng chính là những nhà hoạt động chính trị xuất sắc, việc quan tâm, nâng
cao chất lượng đào tạo đội ngũ phóng viên, có lương tâm, đạo đức nghề
nghiệp.
Những người làm báo cần nhận thức rõ vai trò và sức mạnh to lớn của
báo chí để từ đó biết phát huy ưu thế của hoạt động báo chí truyền thông.
Những người làm nghề này phải nhận thức rõ được những việc mình làm;
trong từng sản phẩm báo chí cũng như trong quá trình thu thập, xử lí thông
tin cần cân nhắc kĩ lưỡng những hậu quả có thể xảy ra với xã hội, cái gì nên
và không nên để từ đó có những định hướng rõ ràng khi cầm bút,sơ suất,
thiếu thận trọng hoặc thậm chí là thiếu kĩ năng của nhà báo, xã hội sẽ phải
bỏ ra gấp hàng trăm ngàn lần công sức để khắc phục hậu quả. Rất cần bồi
dưỡng đạo đức nghề báo, để không có những hậu quả đáng tiếc xảy ra,
không làm ảnh hưởng đến xã hội, bởi báo chí tác động mạnh mẽ tới công
chúng.
1



Đã có những nhà báo, phải trả giá về những hành vì xuyên tạc sai sự
việc, chỉ vì lợi ích cá nhân của mình mà đánh mất đi đạo đức nghề nghiệp
của mình, làm mất đi uy tín của báo chí trong lòng người dân.
Tiểu luận tập trung đi vào đi vào tìm hiểu luật báo chí và đạo đức nghề
báo, rồi từ đó phân tích một số ví dụ về vi phạm đạo đức nghề báo.

2


CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO
ĐỨC NHÀ BÁO
I, PHÁP LUẬT
a, định nghĩa về luật báo chí:
Luật báo chí là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những
quan hệ …
Luật báo chí thể hiện tính thống nhất, nó không xung đột với các luật
khác, nó mang tính hệ thống, được điều chỉnh những quan hệ xã hội của
những ngành luật liên quan đến Báo chí.
Từ luật báo chí, có thể điểu chỉnh được những hành vi, ý thức, tao
được khuân khổ làm việc cho đội ngũ nhà báo, phóng viên phải tuẩn theo,
những quy tacsm những chuẩn mực nhất định.
b, vai trò và chức năng của báo chí :
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do
báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai
trò của mình.
Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà
nước bảo hộ ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo
chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí,
quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập
thể và công dân.báo chí không bị khiểm duyệt khi phát sóng.

Theo luật báo chí sửa đổi bổ sung năm 1999: “ Báo chí ở nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu
đối với đời sống xã hội ; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ
quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức) ; là diễn đàn
của nhân dân”
Về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí, điều 4 luật báo
chí năm 1989 quy định như sau:

3


Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế
giới ;
Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin,
bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ
chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông
tin Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới ;
Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và nhà nước.
Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với
các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của
các tổ chức đó.
Trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận
của Công dân:
Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân ; trong trường hợp
không đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý do ;
Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc
trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.
.Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí
Theo luật sửa đổi bổ sung năm 1999 thì nhiệm vụ và quyền hạn của

báo chí như sau:
Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với
lợi ích của đất nước và của nhân dân;
Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất
nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn
định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của
nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và
phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
4


Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền
tự do ngôn luận của nhân dân;
Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh
phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã
hội khác;
Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu
số Việt Nam;
Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia
vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội".
c. Tổ chức báo chí và nhà báo
Cơ quan báo chí là cơ quan thực hiện một loại hình báo chí nói tại
Điều 3 của Luật này.
Cơ quan chủ quản báo chí là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt
động báo chí và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí.
. Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ, phương hướng và kế
hoạch hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí;

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí
trực thuộc sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí;
Cơ quan chủ quản báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Xác định, chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ
và phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả
sóng, ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí được quy định trong giấy
phép;
Kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí;
Tạo điều kiện cần thiết cho cơ quan báo chí hoạt động;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc".

5


Nhà báo phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại
Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do
Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một
cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo.( luật báo chí 1989)
- Nhà báo có những nghĩa vụ :
Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với
lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính
đáng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do
ngôn luận trên báo chí của công dân;
Bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; phát hiện, bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các
tư tưởng, hành vi sai phạm;
Thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, phẩm
chất đạo đức và nghiệp vụ báo chí; không được lạm dụng danh nghĩa nhà
báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;

Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên
tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá
nhân;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan
báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi
phạm pháp luật về báo chí". (theo luật sửa đổi bổ sung năm 1999)
- Nhà báo có những quyền sau đây:
Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ;
Khai thác và được cung cấp thông tin trong hoạt động báo chí theo
quy định của pháp luật;
Khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí
trái với quy định của pháp luật về báo chí;

6


Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ báo chí; hưởng
một số chế độ ưu tiên cần thiết trong hoạt động báo chí theo quy định của
Chính phủ;
Được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được
đe doạ, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá
huỷ, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp
đúng pháp luật.
Đạo đức nghề báo là sự nối dài pháp luật, luật sửa đổi bổ sung một số
điều của pháp luật Báo chí trong những năm qua đã phát huy tác dụng, góp
phần hết sức to lớn vào việc làm lành mạnh hóa đời sống báo chí. Luật và
các văn bản pháp luật đã tạo ra hành lang pháp lý để nhà báo hoạt động
nghề nghiệp có hiệu quả.
Tuy nhiên, do sự phát triển sôi động của xã hội nói chung, báo chí nói

riêng nên rất cần sửa đổi, bổ sung một số điều cho phù hợp hơn thực tiễn.
Ngay cả hệ thống văn bản dưới luật cũng cần rà soát, điều chỉnh cho đồng
bộ hơn.
Một số điều quy định trong luật Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của luật Báo chí không còn phù hợp với hoạt động báo chí như:
Quy định về các loại hình báo chí, đối tượng được cấp giấy phép hoạt động
báo chí, trách nhiê,k của cơ quan chủ quản, quyền và trách nhiệm của nhà
báo, người đứng đầu cơ quan Báo chí…để tăng cường vai trò quản lý của
nhà nước về báo chí nhằm góp phần nâng cao đạo đức nghề báo, luật báo
chí cần sớm sửa đổi, bổ sung những điều cụ thể như sau:
- Mỗi loại hình báo chí đều có đặc trưng riêng nên trong quá trình hoạt
động cần có sự điều chình khác nhau giữa báo in, phát thanh, truyền hình
và báo mạng điện tử.
- Xây dựng quy chế biểu dương khen thưởng kịp thời các cơ quan Báo
chí và nhà báo hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hiện nghiêm tôn chỉ, mục
7


đích, thông tin đạt hiệu quả cao, có sáng kiến và thành tích trong việc định
hướng, tạo dư luận, tạo phong trào hành động, tạo phong trào hành động
cách mạng trong đời sống xã hội.
- Có quy chế quy định cải cách đính chính trên báo chí rõ ràng hơn,
đặc biệt là đối với báo mạng điện tử.
- Có quy định chặt chẽ nghiêm minh hơn quy định trách nhiệm và
nghĩa vụ của nhà báo trong hoạt động báo chí, đặc biệt khi đưa tin sai sự
thật, thiếu khách quan.
- Có quy định chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, tôt chức của cá nhân, tổ chức trước sự phản ánh thiếu khách
quan, sai sự thật của báo chí, tạo cơ chế nâng hiệu quả quyền được thông
tin của người dân, tạo nên sự công bằng, khách quan giữa báo chí và xã

hội.
- Có quy định rõ ràng cụ thể, rõ ràng hơn về chức năng và quyền hạn
của các cơ quan quản lý báo chí.
- Quy định chặt chẽ hơn về công tác quản lý các văn phòng đại diện và
phóng viên thường trú của các báo góp phần hạn chế những vi phạm pháp
luật và đạo đức nghề nghiệp của phóng viên thương trú tại địa phương.
- Phải có chế định cụ thể, rõ ràng quyền được thông tin của dân và
đảm bảo tính tính công khai…
II. ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO.
2. Đạo đức nghề nghiệp và đạo đức nhà báo.
a, đạo đức:
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội giúp con người tự
giác điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích của cá nhân, cộng đồng
và xã hội.
Đạo đức không mang tính bắt buộc cưỡng chế như luật pháp, mà nó
mang tính tự nguyện, là yêu cầu của xã hội đối với con người. Hệ thống giá
trị chuẩn mực đạo đức là phạm trù lịch sử.
8


Đạo đức phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh thực tiễn đời sống đạo đức
xã hội, đạ đức đánh giá về hành vi con người theo các chuẩn mực và các
giá trị như thiện - ác, chính nghĩa – phi nghĩa…
b. đạo đức nghề báo:
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, những chuẩn mực
quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ
nghề nghiệp.
C. tầm quan trọng của đạo đức nghề báo:
Ngày nay vị trí và cai trò của báo chí trong đời sống xã hội ngày càng
được nâng lên, nó trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong

đời sống tinh thần của con người, ở một khía cạnh nào đó, nó tham gia vào
tiến trình lịch sử của thời đại.
Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò xã hội của báo chí ngày càng
phát triền và thể hiện phong phú, bởi báo chí là yếu tố kích thích, thúc đẩy
xã hội phát triển.
Dư luận xã hội bao giờ cũng khuyến khích hành động chính đáng và
lên án những hành vi trái với nguyên tắc đạo đức. Nguyên tắc đạo đức là
những quy định chung thể hiện rõ yêu cầu về đạo đức. Nguyên tắc đạo đức
được hình thành trên cơ sở đạo đức xã hội.
Để trở thành một nhà báo có đạo đức nghề nghiệp không đơn giản
chút nào. Không phải cứ tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật là đã
trở thành nhà báo có đạo đức. Thực tiễn cuộc sống đa dạng và muôn hình
muôn vẻ, vì thế nhà báo phải trau dồi đạo đức suốt đời thì mới đáp ứng
được yêu cầu của Đảng của nhân dân, của xã hội. Đặc biệt trong cơ chế thị
trường phức tạp như hiện nay, báo chí nói chung, nhà báo nói riêng phải
luôn chịu sự tác động theo hai chiều, tích cực và tiêu cực, nó đặt ra nhiều
cám dỗ nhưng cũng là nơi “lửa thử vàng”.
9


CHƯƠNG II: GÓC NHÌN THỰC TIỄN:
Trong số các vụ việc liên quan đến đạo đức báo chí, tôi xin phép sưu
tầm và phân tích 2 vụ việc điển hình nhất liên quan đến tình hình vi phạm
đạo đức báo chí hiện nay. Đó là vụ “Khi các đại nhà báo quyết tiêu diệt một
bà ăn mày” đăng trên blog Khải Đơn và Vụ việc nhà báo Hoàng Khương
nhập vai chủ xe, đưa tiền cho một CSGT để chứng minh cán bộ này đang
nhận hối lộ đang khiến dư luận xã hội rất quan tâm bởi sau hành vi này nhà
báo Hoàng Khương đã phải ra hầu tòa và đang bị đề nghị thu thẻ nhà báo…
1.


Khi các đại nhà báo quyết tiêu diệt một bà ăn mày

Vụ việc này đã được nhiều nhà báo trên nhiều diễn đàn báo chí, trên
các trang mạng bình luận, tổng hợp thông tin và phản ánh lại với thái độ hết
sức bức xúc, bất bình.
Đây là vụ việc vi phạm đạo đức nhà báo khi tác nghiệp. Bài báo này
có nhắc đến chi tiết phóng viên Kênh 14 đã lặng lẽ lấy thông tin, lặng lẽ
“giúp đỡ” bà Hường bằng cách lặng lẽ biến tấu sự thật về bà từ những
thông tin mà cô ta khai thác được trên xấp giấy tờ bà Hường đưa ra. Họ lợi
dụng lòng tin và việc kém hiểu biết của người đàn bà ăn xin để gieo vào
lòng người ta hi vọng, khiến người ta tin tưởng rồi đột ngột quay lưng lại
chiến đấu với người ta, biến bà già tội nghiệp đó trở thành miếng mồi ngon
béo bở có tác dụng rất lớn trong chiến dịch câu view của báo.
Chưa nói đến việc thông tin đúng hay sai, nhưng đang yên đang lành,
các nhà báo hợp lại để mổ xẻ, phân tích, chỉ trích quá khứ của một con
người hiện đang không có một ảnh hưởng tiêu cực nào đối với xã hội đã là
thiếu nhân văn, huống chi đây lại là một bà lão một bên cắp cháu, một bên
mang trong mình ti tỉ thứ bệnh, không lẽ những tờ báo này nghèo nàn đề tài
đến mức đó? Nhân vật trong bài bỗng dưng nhận được sự giúp đỡ và hứa
hẹn của phóng viên, có thể nói với người đàn bà đó, cô phóng viên như một
phao cứu sinh trong lúc bà khó khăn nhất. Vì thế bà Hường mới tin tưởng
10


mà không hề dấu giếm khi đưa cả xấp giấy tờ cho phóng viên. Nhưng nhờ
cô phóng viên mà sau này bà Hường được bạn đọc gọi là “kẻ lừa đảo”. Như
vậy, phóng viên đã phạm phải hai lỗi lớn trong tác nghiệp, thể hiện sự vô
tâm, thiếu đạo đức của người làm báo đấy là phản bội nguồn tin và dùng
chiêu “lừa”, đánh vào lòng tin của nhân vật mới khai thác được thông tin.
Làm báo là phải biết vui với niềm vui của cộng đồng, biết trăn trở, sẻ chia

với khó khăn của người khác. Đàng này, phóng viên Kênh 14 lại “nảy” ý
biến khó khăn của người đàn bà ăn mày đang thừa thãi khó khăn và bất
hạnh thành đề tài “nóng” của mình, theo đó mà đào, mà bới.
Bài báo mà sau đó của phóng viên Kênh 14 là tác phẩm “day dứt
người đàn bà không nhà dắt cháu đi ăn xin” trong đó tác giả bài viết này
cũng thừa nhận vì muốn xem sau khi chia tay với phóng viên, nhân vật làm
gì nên đã theo dõi, quan sát, chụp ảnh, quay lén bà Hường rồi tự đặt ra
những câu hỏi nghi vấn, bình luận chủ quan, khiến độc giả có thể có thái độ
nghi ngờ đối với nhân vật: “Chia tay bà, chúng tôi đi sang tìm chỗ trú đối
diện chợ để quan sát... Ngay sau khi chúng tôi ra về, bà Hường vội dọn
dẹp đồ đạc rồi gọi điện thoại cho một ai đó. Không đầy 5 phút sau, xuất
hiện một người đàn ông lạ mặt đi xe máy lại chở bà Hường và đứa cháu
rời khỏi chợ. Trên đường đi, bà có dừng lại tại một ngôi chùa tên là Giác
Đạo và mang vào một túi đồ gì đó...” Đây là những quan sát, nghi vấn mà
phóng viên Kênh 14 ghi được và tự đăt ra, trích trong “day dứt người đàn
bà không nhà dắt cháu đi ăn xin”. Trong một phát biểu của ông Đỗ Quý
Doãn – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại hội thảo khoa học
quốc gia: đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lí nguồn tin có chỉ ra
những nguyên nhân vi phạm đạo đức báo chí như: “Nhận thức về chức
năng nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích của các báo chưa đầy đủ; Ý thức chấp
hành pháp luật của nhà báo và cơ quan báo chí chưa cao; Sự tắc trách của
phóng viên trong hoạt động nghề nghiệp; Xác định và kiểm chứng nguồn
tin hạn chế...” Việc phóng viên quay lén, chụp ảnh nhân vật khi chưa có ý
11


kiến của nhân vật là điều tối kị trong tác nghiệp báo chí, việc nói một đàng,
lợi dụng lòng tin của nhân vật rồi đưa thông tin một nẻo cũng có thể coi là
“thủ đoạn” của phóng viên này khi moi tin.
Trong bài “day dứt người đàn bà không nhà dắt cháu đi ăn xin”, nhờ

quá trình tác nghiệp lén lút của mình mà phóng viên Kênh 14 đã đưa được
những chi tiết rất bí ẩn về bà lão, khiến cho người đọc không thể không tò
mò ví dụ như việc bà Hường đi xem ôm thay vì bà nói đi bộ, bà Hường vào
nhà nghỉ, bà Hường đưa tiền cho đám thanh niên... Dù không biết rõ những
hành động đấy là như thế nào nhưng phóng viên này đã ghi lại một cách
“thật thà” trên mặt báo, kèm theo ảnh, clip và những lời bình luận đầy dụng
ý. Khi đọc, có thể đoán được phóng viên muốn hướng độc giả đi đến nhận
định nào về nhân vật trong bài (xem thêm phần phụ lục).
Chưa dừng lại ở đó, Soha, rồi Tiền Phong cũng nhảy vào khai thác
thông tin về bà Hường. Những thông tin đó gần giống với thông tin mà
Kênh 14 đã đưa, không qua kiểm chứng. Như vậy là các báo này cũng mắc
phải lỗi “luộc tin”, xào xáo thông tin trên mạng, đây là một trong những
biến đổi tiêu cực trong đạo đức nghề báo Việt Nam đang diễn ra ngày càng
phức tạp hiện nay.
Những nghi vấn mà phóng viên Kênh 14 đặt ra trong bài đã được bà
Hường giải trình cụ thể với tác giả Khải Đơn, tổng hợp trên “khi các đại
nhà báo quyết tiêu diệt bà ăn mày”. Nếu như phóng viên Kênh 14 tìm hiểu
rõ trước khi viết, và các báo Tiền Phong, Soha kiểm chứng thông tin trước
khi đăng những bài tiếp theo thì chắc chắn bà Hường không phải chịu oan
ức suốt một thời gian.
Tuy nhiên, nếu làm như vậy thì có lẽ bài báo sẽ không thu hút được sự
chú ý của độc giả. Phải bằng cách “nửa đùa, nửa thật”, vì trong bài “day
dứt người đàn bà không nhà dắt cháu đi ăn xin”, tác giả không vội vàng
khẳng định điều gì, chỉ là kiểu đưa tin “đầy thương xót, trăn trở”, kiểu “vừa
đấm vừa xoa” để độc giả thoải mái bình luận sau đó. Các báo này do cùng
12


lúc đưa tin, bóp méo sự thật, thiếu khách quan, đưa thông tin không kiểm
chứng đã khiến bà Hường – nhân vật trong bài bị mang tiếng, bị chửi là “kẻ

lừa đảo”, những người biết bà nhìn bà bằng ánh mắt kì thị, khinh thường
chưa kể đến những comment của độc giả trên Kênh 14.
Các tờ báo này đã làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của nhân
vật được chính họ phỏng vấn, khai thác thông tin, phản bội nguồn tin hết
sức trơ trẽn. Như tác giả Khải Đơn đã nói, đành rằng bà là người có công
lao gì với đất nước, là nhân vật nổi tiếng, hay hiện tại có ảnh hưởng xấu gì
đến xã hội...đàng này, một thân một mình với bệnh tật, còn phải nuôi cả
cháu nhỏ, thế mà các nhà báo, các tờ báo lớn của chúng ta lại cam tâm “hỗ
trợ” nhau “xẻ thịt”, xuyên tạc sự thật để làm nóng tờ báo của mình. Liệu
làm như thế có phải là “thiếu đạo đức”? Đấu đá, bới móc, tiêu diệt ai không
làm, bao nhiêu vụ tham nhũng, tiêu cực...vì một số lí do không đưa lại “vẽ”
ra câu chuyện về một người phụ nữ đang ở đáy cùng của bất hạnh. Chắc
chắn, một tờ báo, một nhà báo khi đưa thông tin về một hoàn cảnh khó
khăn với lời hứa giúp đỡ, với lòng thương cảm, họ biết phải đưa thế nào để
kêu gọi được sự sẻ chia của xã hội, để không ảnh hưởng đến nhân vật của
mình. Vậy, hành động của Kênh 14, của Tiền Phong, của Soha là gì?
Trong bài “Người đàn bà ăn xin bên cháu bé 2 tuổi” của Tiền Phong
và “day dứt người đàn bà không nhà dắt cháu ăn xin” của Kênh 14 có đi
sâu khai thác về quá khứ, đời tư của bà Hường. Những chi tiết đó rõ ràng
cho thấy quá khứ của bà Hường thật chẳng có gì tốt đẹp đáng để lục lọi,
phơi bày trên mặt báo. Những điều này có lẽ do nhân vật vì quá tin vào
phóng viên mà tâm sự, chia sẻ chân thành chứ thiết nghĩ chẳng có người
phụ nữ nào muốn mọi người biết đến quá khứ không mấy tự hào của mình
cả. Những thông tin này không những không hỗ trợ cho các báo này kêu
gọi sự đồng cảm của xã hội dành cho nhân vật mà ngược lại có thể đem lại
cái nhìn thiếu thiện cảm của độc giả đối với nhân vật trong bài. Những tờ
báo này biết, chắc chắn biết kết quả của thông tin họ đưa lên sẽ là gì, tại sao
13



họ vẫn làm? Vì mất đạo đức, vì cái họ quan tâm không phải là hai bà cháu
bà Hường được giúp đỡ hay không mà là tờ báo, bài báo sẽ có bao nhiêu
lượt truy cập. Những tờ báo này sau đó đã phải hứng chịu làn sóng dư luận
xã hội rất mạnh mẽ. Và để dẹp yên dư luận, tiếp tục lún sâu hơn vào vũng
bùn tha hóa, họ sắp xếp một điều kiện thỏa thuận với nhân vật: “Bà rút đơn
thì “chúng con” sẽ nghĩ cách giúp cháu bà”. Bà Hường đã kiện Kênh 14 vì
không thể vượt qua dư luận, không thể đón nhận sự “giúp đỡ” mà Kênh 14
dành cho mình. Thế nhưng, Kênh 14 không những không cải chính thông
tin trên báo, minh oan cho bã lão mà lại tiếp tục những hành động thể hiện
sự tàn nhẫn, biến chất trong đạo đức nghề nghiệp của mình.
Chính vì thế mà ngay sau đó báo này có bài viết kêu gọi sự hỗ trợ với
bé Trúc Ly, cháu ngoại bà Hường. Như vậy, Kênh 14 không chỉ mất đạo
đức trong việc thông tin sai sự thật, viết sai không cải chính mà còn mất tư
cách khi dám điều chỉnh dư luận xã hội bằng những lời lẽ, những kiểu “uốn
lưỡi” thay đổi giọng điệu của họ, làm mưa làm gió trên mặt báo.
Ban đầu, sự “hỗ trợ” mà Kênh 14 hứa với bà Hường là lời chửi mắng,
xúc phạm của độc giả, của người dân nhờ phóng viên báo này biến tấu
thông tin sai sự thật, sau đó khi vụ việc vỡ lở, sự “hỗ trợ” động lòng trắc ẩn
đó được đánh đổi bằng một điều kiện, đấy là rút đơn kiện, để yên cho Kênh
14”.
Một điều nữa chứng minh cho hành vi thiếu đạo đức nghề nghiệp của
các tờ báo này đó là không chỉ Kênh 14 không cải chính thông tin mà Tiền
Phong sau khi lấy thông tin, thêu dệt thêm những câu chuyện về nhân vật
cũng không cải chính, một số bài báo viết về nhân vật vẫn còn lưu trên
mạng Internet.
Phóng viên của các tờ báo này và cả những người đứng sau phóng
viên đã mắc phải căn bệnh vô cảm. Đáng lẽ ra họ phải thương cảm với
những số phận con người như bà Hường đàng này họ lại dựa vào đó để
khai thác, để tư lợi. Trong quá trình đưa tin, không những thông tin thiếu
14



nhân văn, bới móc lại quá khứ đen tối mà nhân vật muốn quên đi, họ còn
dùng những lời lẽ cay nghiệt, mỉa mai để ám chỉ, chỉ trích một bà lão ăn
mày. Những sai lầm này đã định hướng nhận thức sai lệch cho công chúng,
khiến họ như bị đánh lừa, dẫn đến có những thái độ biểu hiện không tích
cực đối với nhân vật trong tác phẩm...
Đó là sự thờ ơ, liên quan đến đạo đức trách nhiệm của nhà báo, làm
ảnh hưởng liên quan đến cuộc sống, sống phận của một con người, hơn thế
nữa nó còn ảnh hưởng tới cả xã hội, làm mất đi niềm tin của công chúng
đối với báo chí.
2.

Vụ nhà báo Hoàng Khương.

Ngày 5-7-2011, báo Tuổi trẻ TP HCM đã đăng bài "Đồng tiền xóa
sạch hồ sơ" của tác giả Hoàng Khương. Nội dung bài báo phản ánh: Vào
23g15 ngày 23-6, xe ô tô đầu kéo do ông Võ Văn Thắng, lái xe thuê, cầm
lái chạy trên đường Phan Đăng Lưu, đến giao lộ Đinh Tiên Hoàng thuộc
địa bàn quận Bình Thạnh thì vượt sai quy định, gây tai nạn. Sau khi thương
lượng đền bù với người bị va chạm xong, sáng 25-6, ông Trần Anh Tuấn,
chủ xe đầu kéo cùng một người bạn là Tôn Thất Hòa đến gặp ông Huỳnh
Minh Đức, nguyên cán bộ Đội CSGT trật tự - phản ứng nhanh, CA quận
Bình Thạnh ở một quán cà phê gần khu vực vòng xuyến cầu Điện Biên Phủ
để xin ông Đức không tạm giữ bằng lái của tài xế và cho lấy xe ra trong
ngày. Hai bên bàn bạc và nhất trí giá của vụ "giải tỏa" là 3 "chai" (3 triệu
đồng). Sau khi đưa tiền cho ông Đức, ông Tuấn đã được trả lại phương
tiện…
Vào ngày 10-7-2011, báo Tuổi trẻ tiếp tục đăng bài "Cảnh sát giao
thông giải cứu xe đua trái phép". Bài viết này cũng của tác giả Hoàng

Khương. Nội dung bài báo phản ánh: Ngày 23-4, Đội CSGT quận Bình
Thạnh lập biên bản vi phạm đối với Trần Minh Hòa do điều khiển xe gắn
máy BKS 51F6-2435 chạy lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự… Hòa đã
15


"cầu cứu" người quen tên là Tôn Thất Hòa, nhờ Hòa gặp cảnh sát Đức để
xin xe. Tại buổi gặp gỡ, Đức đồng ý trả xe cho Trần Minh Hòa với giá 15
triệu đồng.
Nhận được thông tin từ báo Tuổi trẻ, Cơ quan CSĐT CA TP HCM đã
vào cuộc.
Ngày 18-11-2011, cơ quan này tống đạt Quyết định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can, đồng thời thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với
Huỳnh Minh Đức (trước đó Đức đã bị tước danh hiệu CAND) về tội "nhận
hối lộ"; Tôn Thất Hòa, Giám đốc DNTN Duy Nguyên về tội "Môi giới hối
lộ" và Trần Anh Tuấn về tội "Đưa hối lộ". Trong quyết định khởi tố bị can
đối với Tôn Thất Hòa, nêu rõ: "Hòa có hành vi móc nối nhận tiền của Trần
Anh Tuấn và Nguyễn Văn Khương (tức PV Hoàng Khương) để đưa cho
Huỳnh Minh Đức giải quyết trái quy định đối với xe vi phạm giao thông và
xe đua trái phép.
Ngày 28-11, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ nhận được công văn của
Công an TP Hồ Chí Minh đề nghị kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của PV
Hoàng Khương. Sau đó, Ban biên tập báo Tuổi trẻ đã ra quyết định tạm
đình chỉ công tác đối với PV Hoàng Khương vì có sai sót nghiệp vụ. Liên
quan đến vụ việc, mới đây, Cơ quan CSĐT CA TP HCM đã có văn bản gửi
Cục Báo chí, Bộ Thông tin - Truyền thông đề nghị thu hồi thẻ nhà báo của
PV Hoàng Khương.
Trong phiên tòa sơ thẩm, nhà báo Hoàng Khương bị kết án 4 năm tù
về tội đưa hối lộ. Nhà báo Hoàng Khương sẽ tiếp tục làm đơn kháng cáo.
Phân tích vụ việc.

Xung quanh vụ nhà báo Hoàng Khương, có rất nhiều ý kiến trái chiều
nhau liên quan đến việc Hoàng Khương có tội thật hay chỉ là sơ xuất trong
nghiệp vụ? Và một vấn đề, một câu hỏi lớn được đặt ra là Phóng viên được
nhập vai tới đâu? Và được nhập vai tới đâu thì an toàn?

16


Theo Cơ quan điều tra thì Nhà báo Hoàng Khương phạm tội đưa hối
lộ. Cơ quan điều tra còn xác đinh ông Khương cố ý thực hiện hành vi đến
cùng, xúi giục Trần Minh Hòa tẩu tán xe và tiếp tục đòi lại giấy tờ xe, hành
động này xuất phát từ lợi ích cá nhân, vượt qua mục đích tác nghiệp báo
chí và đã vi phạm pháp luật.
Liên quan đến Huỳnh Minh Đức, CQĐT cho rằng CSGT này đã thông
qua Tôn Thất Hòa nhận tiền hối lộ tổng cộng 18 triệu đồng (3 triệu đồng
của Trần Anh Tuấn và 15 triệu đồng của Hoàng Khương) để giải quyết trả
xe vi phạm mà chưa được phép của lãnh đạo có thẩm quyền. Còn Tôn Thất
Hòa được cho là đã cùng nhà báo Hoàng Khương chủ động gợi ý nhờ vả
đưa hối lộ cho trung úy Đức 15 triệu đồng để giải cứu xe vi phạm.
Bản thân Hoàng Khương cho rằng mình chỉ sơ xuất trong nghiệp vụ.
Tất cả chỉ nhằm điều tra phục vụ loạt bài chủ đề phòng chống tham nhũng.
Động cơ của bị cáo là tác nghiệp báo chí theo chủ trương của toà soạn
báo Tuổi trẻ. “Bản chất của vụ việc không đúng. Bị cáo không có vụ lợi cá
nhân mà là tác nghiệp theo đề tài toà soạn giao. Cơ quan tố tụng đã cắt ráp,
nối ghép thời gian không đúng trình tự. Hơn nữa, số tiền 15 triệu đồng là
đưa cho CSGT Huỳnh Minh Đức đóng phạt dùm rồi lấy xe ra chứ không
phải là lo lót”, Hoàng Khương khai.
Với thái độ nhã nhặn, lời nói từ tốn và lập luận logic, Hoàng Khương
cho biết, khi được toàn soạn phân công thực hiện tuyến bài về an toàn giao
thông, anh đã tận dụng các mối quan hệ, doanh nghiệp, bạn bè để tìm kiếm

thông tin. Khương có mối quan hệ thân quen với Tôn Thất Hòa (Giám đốc
doanh nghiệp tư nhân Duy Nguyên) và đã nhiều lần được Hoà đưa đi tác
nghiệp các đề tài điều tra về mặt trái của giao thông.
Trong quá trình tác nghiệp vụ xử lý xe đầu kéo này thì Tôn Thất Hoà
đứng ra dàn xếp giúp Trần Anh Tuấn. Hoà đưa cho Huỳnh Minh Đức,
17


nguyên cán bộ Đội cảnh sát giao thông - trật tự - phản ứng nhanh Công an
quận Bình Thạnh số tiền 3 triệu đồng. Sau đó, Trần Anh Tuấn được nhận lại
xe, giấy tờ xe, giấy phép lái xe. Cũng trong “phi vụ” này, Tôn Thất Hòa đã
đặt tiếp vấn đề trả xe gắn máy của Trần Minh Hòa (trước đó Minh Hoà đua
xe và bị giam xe) và được Đức đồng ý với giá 15 triệu đồng.
Biết được thông tin này, Hoàng Khương mới nảy sinh ra thêm một đề
tài mới. Trong quá trình thâm nhập tìm hiểu vụ việc, Hoàng Khương đi
theo Tôn Thất Hoà và được Hoà giới thiệu với Huỳnh Minh Đức. Lúc đó,
Hoàng Khương đóng vai là “Hùng tài xế” của Hoà. Trong quá trình tiếp
xúc, Khương, Đức, Hoà có lần gặp ở quán café gần bãi xe, quán nhậu…
Trong một lần Hoà thương lượng với Đức về việc giải cứu chiếc xe máy,
Khương đã đưa máy ghi âm nhờ Hoà cất vào túi, ghi âm toàn bộ cuộc đối
thoại. Sau đó Hoàng Khương đã gọi điện thoại cho người đem hồ sơ xe vi
phạm (xe của Trần Minh Hòa) và 15 triệu đồng đến cuộc nhậu. Hoàng
Khương đưa biên bản vi phạm cho Đức xem còn Tôn Thất Hòa cầm 15
triệu đồng đưa cho Đức. Chiếc xe gắn máy được lấy ra nhưng giấy tờ vẫn
còn bị cơ quan CSGT giữ.
Khi có đầy đủ thông tin, Hoàng Khương lần lượt viết bài đăng trên
báo Tuổi trẻ với tựa đề: “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “Cảnh sát giao
thông giải cứu xe đua trái phép”.
Trả lời chủ toạ về mục đích đưa tiền cho CSGT Đức, Hoàng Khương
khai: “Khi chưa có bản kiểm điểm trước tổ dân phố thì người vi phạm đua

xe không được lấy xe. Vì vậy, mục đích bị cáo đưa tiền là để biết quy trình
đóng phạt có đúng không”. Ngay sau khi bài báo “Cảnh sát giao thông giải
cứu xe đua trái phép” đăng, theo chỉ đạo của cơ quan, Hoàng Khương tiếp
tục phỏng vấn lãnh đạo Đội CSGT Bình Thạnh. Sau cuộc phỏng vấn, cảm
thấy có dấu hiệu bao che, nên Khương mới gọi cho Trần Minh Hoà bảo cất
xe, không trả cho Huỳnh Minh Đức, vì xe là tang chứng của vụ việc. Nếu
xe bị thu lại về tay Huỳnh Minh Đức thì sự việc không còn nữa.
18


Đại diện VKS hỏi Hoàng Khương: “Bị cáo nói do sai sót nghiệp vụ,
vậy tại sao ban đầu không khai báo cho cơ quan điều tra biết?”. Hoàng
Khương khai rằng: “Ban đầu, không khai vì cơ quan điều tra mời lên làm
việc nhưng không biết với vai trò như thế nào. Hơn nữa, bị cáo không nhận
thức được việc tác nghiệp của mình là vi phạm pháp luật, không nghĩ
nghiêm trọng như thế. Sau đó, bị cáo đã khai báo rõ ràng hành vi của mình
chỉ đơn thuần là tác nghiệp theo nghiệp vụ báo chí”. Nhận xét về hai bài
báo của mình viết, Hoàng Khương khẳng định: “Bài báo cơ bản đúng, có
tình tiết. Sai ở chỗ bị cáo sơ suất trong nghiệp vụ”.
Trả lời thẩm vấn, bị cáo Nguyễn Đức Đông Anh cũng khẳng định số
tiền 15 triệu đồng là đưa cho Huỳnh Minh Đức đi đóng phạt dùm chứ
không phải tiền lo lót, hối lộ.
Trả lời thẩm vấn, ông Khương nói: “Bị cáo đã nhận thức được mình
cũng có cái sai là đã trực tiếp tham gia vào việc đưa tiền. Đáng lẽ chức
năng của nhà báo chỉ là chứng kiến sự việc nhưng vì nôn nóng, không
muốn bỏ lỡ sự kiện phát hiện đường dây tiêu cực nên bị cáo đã đi quá sâu”.
Theo ông Khương, đó là sai sót về nghiệp vụ mắc phải trong quá trình tác
nghiệp. Cáo trạng quy kết ông có động cơ cá nhân là không đúng, chưa
nhìn nhận đúng bản chất của sự việc.
Một nhà báo xin giấu tên nêu quan điểm: "Tôi cũng nhận thấy trong

quá trình điều tra vụ việc, PV Hoàng Khương đã cố ý hợp tác với những
người bị giữ xe để hối lộ cảnh sát Đức. Nhưng xét cho cùng, nếu không
làm vậy thì sẽ rất khó để có bằng chứng về việc ông Đức nhận hối lộ. Cơ
quan chức năng cần làm rõ ai là người đưa tiền cho ông Đức, ông Khương
đưa tiền hay chỉ là người có mặt tại đó. Nếu ông Khương trực tiếp đưa tiền
cho ông Đức thì đó là hành vi không thể chấp nhận. Cá nhân tôi cho rằng,
sử dụng biện pháp mật phục để ghi hình, ghi âm sẽ tốt hơn. Cần phải phân
biệt rõ việc PV Hoàng Khương có động cơ gì khi phối hợp với ông Hòa để
đưa hối lộ cho ông Đức hay không? Theo tôi, PV Hoàng Khương không
19


phải là người có phương tiện bị tạm giữ nên anh ta chỉ có động cơ là cố
gắng lấy bằng chứng về việc ông Đức nhận hối lộ. Nếu PV Hoàng Khương
không vờ hợp tác với ông Hòa thì không thể tiếp cận với ông Đức. Có
người cho rằng, khi phát hiện vụ việc, PV Khương phải tố cáo vụ việc tới
CQCA. Cần nói lại rằng, Hoàng Khương là PV nên việc "tố cáo" của
Hoàng Khương là viết bài phản ánh vụ việc một cách công khai".
3.

Bài học kinh nghiệm

Hai vụ việc báo chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp, gây ảnh hưởng xấu
đến cá nhân và xã hội được phân tích ở trên là hai ví dụ cụ thể, nổi bật
minh chứng cho quá trình suy thoái đạo đức của một số nhà báo hiện nay.
Không chỉ thiếu nhân văn trong việc khai thác, cung cấp thông tin, đưa ra
những ý kiến bình luận chủ quan, thiếu căn cứ ảnh hưởng xấu đến danh dự,
nhân phẩm của nhân vật, hoạt động tác nghiệp thiếu chuyên nghiệp, tung
hỏa mù gây nhầm lẫn dư luận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trục lợi cá
nhân, những nhà báo này còn lợi dụng niềm tin của công chúng để điều

chỉnh thông tin, đổi trắng thay đen, xoay chuyển ngòi bút phục vụ cho
những cuộc ngã giá đàng sau bài báo, lợi dụng sức mạnh của dư luận, lấy
danh nghĩa nhà báo để bắt nạt, gây sức ép đến những số phận bất hạnh
trong xã hội, đe dọa hoạt động của cơ quan chức năng. Những biểu hiện vi
phạm đạo đức nghề báo này phải nhanh chóng được phản ánh, đấu tranh và
xử lí đích đáng, làm sạch đội ngũ nhà báo Việt Nam, phát huy ảnh hưởng
tích cực của báo chí trong quá trình vận động của xã hội.
Trong vụ nhà báo Hoàng Khương, để xác định việc làm của PV
Hoàng Khương có dấu hiệu trách nhiệm hình sự hay không cần phải làm rõ
nguồn tiền Hoàng Khương đưa cho Tôn Thất Hòa để Hòa đưa cho Huỳnh
Minh Đức ở đâu ra. Tiền của Trần Minh Hòa (người điều khiển xe máy vi
phạm) đưa cho Hoàng Khương hay tự Hoàng Khương bỏ ra, vì nếu chỉ để
có bài viết, một PV chắc không bỏ ra một khoản tiền lớn (15 triệu đồng) để
thực hiện việc "gài bẫy"? Ngoài ra, cần làm rõ mối quan hệ giữa PV Hoàng
20


Khương và Trần Minh Hòa. Vì theo luật thì người đưa hối lộ là người có
lợi ích liên quan đến việc làm hay không làm của người có chức vụ quyền
hạn (lợi ích này có thể là lợi ích trực tiếp của người đưa hối lộ hoặc là lợi
ích của người thân quen, bạn bè hoặc cũng có thể là lợi ích của một tập thể
mà người đưa hối lộ là đại diện), để xác minh xem PV Hoàng Khương có
lợi ích liên quan trong vụ việc này không?
Điều này được thể hiện ở việc báo chí đi sâu phản ánh mọi mặt cuộc sống,
chất lượng thông tin được nâng cao, thông tin được cập nhật liên tục, đáp ứng
tốt nhu cầu của công chúng. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, cùng với sự
phát triển đó là việc những biến đổi tiêu cực trong đạo đức nghề báo Việt Nam
đang diễn ra ngày càng phức tạp và cho thấy dấu hiệu của sự tha hoá, lưu
manh hoá trong một bộ phận nhà báo Việt Nam.
Khi tác nghiệp nhà báo cần phải nắm rõ luật đảm bảo được thông tin

chính xác tin cậy, tạo được lòng tin của của công chúng, cần đảm bảo
nguồn tin mà phóng viên, nhà báo tiếp nhận được thì quá trình xử lý phải
đặc biệt tôn trọng sự thật, bảo đảm sao cho đúng quy định của pháp luật.
Về phương diện đạo đức khi xử lý nguồn thông tin thì người làm báo phải
cân nhắc mặt lợi, mặt hại khi thông tin được đăng tải trên các thông tin đại
chúng, tinh thần thông tin phải là vì lợi ích của Tổ quốc.
4.

Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt

Nam.
- Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân.
- Hành nghề trung thực, khách quan, hết lòng phục vụ nhân dân.
- Sống lành mạnh trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và
làm trái luật,
- Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm
tốt trách nhiệm xã hội.
21


- Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp
thông tin.
- Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động
nghề nghiệp.
- Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp
vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ.
- Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc
các nền văn hóa khác


22


KẾT LUẬN:
Nhà báo Việt Nam hoạt động trong các cơ quan truyền thông đại
chúng là những cán bộ chuyên nghiệp, rất cần được đào tạo và bồi dưỡng
năng lực chuyên môn.
Họ chỉ có thể hoàn thành được nhiệm vụ vinh quang nhưng cũng
nhiều khó khăn, phức tạp khi kết hợp hài hòa trình độ học vấn rộng và
dược chuyên môn hóa cao phát huy khả năng và năng khiếu làm báo trong
phạm vi các tập thể sáng tạo, trau dồi các phẩm chất nghiệp vụ và đạo đức
nghề nghiệp.
Báo chí giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội . Vì vậy mỗi
nhà báo cần có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc hằng ngày của
mình.
Mỗi nhà báo khi gia nhập đội ngũ những người làm báo Việt Nam đã
nhận cho mình trách nhiệm cao cả và gian khó trước nhân dân và trước
đồng nghiệp. Lựa chọn nghề làm báo là lựa chọn lao động sáng tạo vì lợi
ích của dân tộc của nhân dân.
Bản thân mỗi nhà báo Việt Nam đều ý thức được trách nhiệm xã hội,
sứ mệnh cao cả của mình nên luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện kỹ năng
và đạo đức nghề nghiệp, luôn có ý thức vươn lên trong đấu tranh tiêu cực,
đáp ứng được yêu cầu, trọng trách của Đảng, nhân dân giao phó. Vì vậy uy
tín xã hội và nghề nghiệp nhưng cũng là yêu cầu tự thân của mỗi nhà báo.

23




×