ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MẠC VĂN HOÀNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN,
GIÁO DỤC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,
ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HUYỆN HÀ QUẢNG,
TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MẠC VĂN HOÀNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN,
GIÁO DỤC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,
ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HUYỆN HÀ QUẢNG,
TỈNH CAO BẰNG
Ngành: LL&PPDH Bộ môn Lý luận Chính trị
Mã ngành: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU TOÀN
THÁI NGUYÊN - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực chưa hề được sử dụng và công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
được xác định rõ nguồn gốc.
Thái nguyên, ngày 16 tháng 4 năm 2018
Tác giả
Mạc Văn Hoàng
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận văn “Nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ,
đảng viên huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng” trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc với TS Nguyễn Hữu Toàn, người đã tận tình hướng dẫn tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo Khoa Giáo dục Chính trị,
phòng Đào tạo và đặc biệt là các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các
chuyên đề của toàn khóa học đã tạo mọi điều kiện, đóng góp ý kiến cho tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân trọng cảm ơn tới Khoa Giáo dục Chính trị, phòng
Đào tạo trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện,
giúp đỡ, góp ý cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn tất cả các anh, chị bạn bè cùng học đã động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
Mạc Văn Hoàng
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .............................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................ ii
Mục lục ....................................................................................................iii
Danh mục viết tắt ...................................................................................... iv
Danh mục các bảng .................................................................................... v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
6. Những đóng góp mới của đề tài .................................................................... 5
7. Kết cấu của đề tài ........................................................................................... 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC HỌC TẬP VÀ LÀM
THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ........ 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài .............................................. 7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh của các
học giả nước ngoài .............................................................................................. 7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ...... 10
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh ....................................................................................... 12
1.1.4. Các công trình nghiên cứu về học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh ........................................................................ 15
1.2. Lý luận chung của việc nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh .............. 17
1.2.1. Khái quát về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ............... 17
iii
1.2.2. Nội dung của việc nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh .......................... 34
Kết luận chương 1.............................................................................................. 47
Chương 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYÊN
TRUYỀN, GIÁO DỤC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,
ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH CHO CÁN BỘ, ĐẢNG
VIÊN HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG - NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA ............................................................................................................ 48
2.1. Khái quát chung về huyện Hà Quảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên
huyện Hà Quảng ............................................................................................... 48
2.1.1. Khái quát chung về huyện hà Quảng ................................................... 48
2.1.2. Khái quát chung về đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Hà Quảng ............... 50
2.2. Thực trạng nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên huyện Hà Quảng ........................................................................................ 52
2.2.1. Công tác triển khai thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ,
đảng viên huyện Hà Quảng ............................................................................... 52
2.2.2. Chất lượng tuyên truyền, giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên huyện Hà Quảng ............ 60
2.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng tuyên truyền,
giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
cho đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng ...................... 71
Kết luận chương 2.............................................................................................. 75
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,
ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH CHO CÁN BỘ, ĐẢNG
VIÊN HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG ........................................... 77
iv
3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền,
giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh cho cán bộ, đảng viên huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng .................... 77
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ,
đảng viên huyện Hà Quảng trong thời gian tới ................................................. 79
3.2.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng đối với việc
tuyên truyền giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân .......................... 79
3.2.2. Đẩy mạnh tính tự giác học tập và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên, quần chúng ...... 80
3.2.3. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp trong thực hiện
đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ......... 81
3.2.4. Đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ..................................... 83
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng, phát huy
vai trò giám sát của tổ chức quần chúng trong thực hiện học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh .................................................... 84
3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp .............................................. 86
3.3.1. Khách thể điều tra .................................................................................... 86
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm các giải pháp ......................................................... 87
Kết luận chương 3.............................................................................................. 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 96
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC VIẾT TẮT
BC
: Báo cáo
BCĐ
: Ban Chỉ đạo
BTG
: Ban Tuyên giáo
BTGHU
: Ban Tuyên giáo Huyện ủy
BTGTU
: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
BTGTW
: Ban Tuyên giáo Trung ương
CP
: Chính phủ
CT
: Chỉ thị
CV
: Công văn
ĐTNCS
: Đoàn Thanh niên Cộng sản
HD
: Hướng dẫn
HĐND
: Hội đồng nhân dân
HU
: Huyện ủy
KH
: Kế hoạch
NĐ
: Nghị định
NQ
: Nghị quyết
Nxb
: Nhà xuất bản
QĐ
: Quyết định
TTg
: Thủ tướng
TU
: Tỉnh ủy
TW
: Trung ương
THPT
: Trung học phổ thông
UBND
: Ủy ban nhân dân
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ, đảng viên - là chủ thể tuyên truyền về tầm
quan trọng của việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh tại huyện Hà Quảng .................................. 61
Bảng 2.2. Các phương pháp, hình thức tuyên truyền, giáo dục học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng
viên huyện Hà Quảng......................................................................... 62
Bảng 2.3. Đánh giá của chủ thể tuyên truyền về chất lượng tổ chức tuyên
truyền, giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên ở huyện Hà Quảng ........... 63
Bảng 2.4. Đánh giá của đối tượng được tuyên truyền về chất lượng tổ chức
tuyên truyền, giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên ở huyện Hà
Quảng................................................................................................. 64
Bảng 2.5. Các yếu tố tác động tới chất lượng tuyên truyền, giáo dục học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán
bộ, đảng viên huyện Hà Quảng .......................................................... 65
Bảng 3.1. Khách thể điều tra ............................................................................. 86
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ................ 87
v
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu
tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn
đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; hết lòng, hết sức
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người không chỉ đấu tranh, mưu cầu
cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, mà còn để lại cho các thế hệ
mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh,
đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và Thời đại Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên hiện nay, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh còn có những hạn chế, chưa có được sức lan truyền mạnh mẽ
trong quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, hiện nay các thế lực thù địch sử
dụng nhiều âm mưu, thủ đoạn ra sức chống phá Cách mạng Việt nam. Để
phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ra sức xuyên tạc các giá trị
cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp tuyên truyền quan điểm xuyên
tạc, bóp méo sự thật nhằm phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, đối lập tư
tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận vai trò lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước, hòng xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội
dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành
nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc, năm 2005, Bộ chính trị khóa IX đã quyết định làm điểm việc tổ
chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”. Trên cơ sở kết quả việc làm điểm, ngày 7-11-2006, Bộ chính trị
khóa X ban hành Chỉ thị 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
1
Đại hội Đảng lần thứ XI yêu cầu đưa việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài
của cán bộ, đảng viên, của các chi bộ, tổ chức đảng và các tầng lớp nhân
dân. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, ngày 14-5-2011, Bộ Chính trị đã
ban hành Chỉ thị 03-CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau 5 năm thực hiện, Chỉ thị số 03CT/TW đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần quan trọng vào việc thực
hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương
4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định “đẩy mạnh việc học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc
thường xuyên của các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức
chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ”. Mục đích, yêu cầu của việc tiếp tục đẩy mạnh việc học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được xác định
cao hơn, phạm vi rộng hơn so với Chỉ thị 06-CT/TW và Chỉ thị 03-CT/TW.
Trong đó, nhấn mạnh, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
nhất là về tư tưởng chính trị và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về
chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng khẳng định xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh không chỉ về chính trị, tư tưởng, tổ
chức, mà còn nhấn mạnh xây dựng Đảng về đạo đức. Đây cũng là lần đầu
tiên “phong cách Hồ Chí Minh” được nhấn mạnh chính thức trong văn kiện
Đại hội Đảng. Ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị
05 về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh”, với trọng tâm là học tập và làm theo phong cách, tác phong
2
Hồ Chí Minh về: dân chủ, nêu gương, quần chúng, khoa học, nói đi đôi với
làm.., với mục tiêu tạo động lực mới trong việc đổi mới phong cách, tác
phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các
cấp, các ngành.
Thực tiễn tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trong những năm qua,
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 03CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị
(khóa XII) đã có những kết quả nhất định, có những đóng góp đáng khích
lệ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, thực hiện
các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng hệ
thống chính trị trên địa bàn của huyện. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt
được vẫn còn có những hạn chế cần khắc phục. Hiệu quả của công tá c
tuyên truyền chưa cao, chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa thành ý
thức tự giác của không ít tổ chức đảng, cơ quan, địa phương, đơn vị và một
bộ phận cán bộ, đảng viên.
Để tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ
huyện Hà Quảng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”, đòi hỏi cần phải đẩy mạnh việc học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đồng thời, để việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thực sự có hiệu quả, có ý nghĩa thiết
thực và đi sâu vào đời sống quần chúng nhân dân yêu cầu đặt ra là phải nâng
cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, nhân viên và đông đảo quần
chúng nhân dân trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
3
Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh, tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng
tuyên truyền, giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên huyện Hà Quảng, tỉnh Cao
Bằng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phân tích làm rõ thực trạng chất
lượng công tác tuyên truyền, giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên huyện Hà Quảng, tỉnh
Cao Bằng. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác
tuyên truyền, giáo dục trong địa bàn huyện Hà Quảng; góp phần đưa việc
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng
đi sâu vào thực tiễn cuộc sống.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng
tuyên truyền, giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên cho cán bộ, đảng viên huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Làm rõ thực trạng chất lượng tuyên truyền, giáo dục học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên
huyện Hà Quảng theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII)
năm 2016.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán
bộ, đảng viên huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng tuyên truyền, giáo
dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho
cán bộ, đảng viên huyện Hà Quảng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác tuyên truyền, giáo dục trên địa bàn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Giới hạn nghiên cứu: Khảo sát thực trạng chất lượng tuyên truyền,
giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
cho cán bộ, đảng viên huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng theo tinh thần Chỉ
thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Trên cơ sở thu thập
thông tin từ các tài liệu đã nghiên cứu, tiễn hành phân tích, tổng hợp về mặt
lý thuyết để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết: Dựa vào các tài liệu
đã thu thập được, tiến hành phân loại, sàng lọc, lựa chọn các tài liệu, thông
tin, dữ liệu để làm căn cứ xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát.
- Phương Pháp trò chuyện, phỏng vấn.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng Anket.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tuyên
truyền, giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
5
Minh. Những giải pháp của đề tài nêu ra sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
công tác tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
trong giai đoạn hiện nay.
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ,
đảng viên làm công tác tuyên giáo Huyện ủy; cho sinh viên, học viên cao
học khi học tập, nghiên cứu về tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương, 7 tiết.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO
TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã có rất
nhiều các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đề cập đến
nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh
của các học giả nước ngoài
“Ông tiên sống mãi” là tác phẩm của nhà hoạt động xã hội Thái Lan
Suprida Phanomjong, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, tháng 4
năm 2012. Cuốn sách giúp bạn đọc có thêm tư liệu nghiên cứu về Chủ tịch
Hồ Chí Minh qua con mắt của bạn bè thế giới. Trong cuốn sách, tác giả đã
tái hiện cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể từ khi người ra
đi tìm đường cứu nước cho đến lúc qua đời. Xuyên suốt tác phẩm là tình
cảm chân trọng, sự kính phục của tác giả đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tác giả nói: “Tôi viết cuốn sách này với tất cả tấm lòng kính trọng và
ngưỡng mộ Người. Chính cuộc đời cách mạng, đạo đức, nhân cách và tấm
lòng của Người trong việc xây dựng tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân
tộc, trong đó có quan hệ Việt Nam - Thái Lan đã thúc đẩy tôi viết cuốn
sách này”.
Giáo sư Nhật Bản Singô Sibata trong quyển “Hồ Chí Minh một nhà
tư tưởng” - Betomomuto Shiro momodoj Tokyo "Aore Shoden" 1972. Ông
chứng minh rằng Hồ Chí Minh là nhà lí luận tài giỏi trên mọi lĩnh vực chính trị
quân sự kinh tế văn hóa tư tưởng : “Một trong những cống hiến quan trọng của
cụ Hồ Chí Minh và của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong những năm 1951-1976) là đã đề ra lí luận về xây dựng chủ
7
nghĩa xã hội trong khi vẫn tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chứ không phải
như lâu nay nhiều người vẫn quan niệm là phải xây dựng chủ nghĩa xã hội sau
khi chiến tranh chấm dứt... Những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
thực sự mở ra một giai đoạn mới trong những lí luận về dân tộc và thuộc địa”.
Singô Sibata kết luận: “Vì vậy sự am hiểu của Người về chủ nghĩa thực dân
chủ nghĩa đế quốc chủ nghĩa xã hội... rất sâu sắc và Người thực sự đã đóng góp
cho cách mạng thế giới... Cống hiến nổi tiếng của Hồ Chí Minh là ở chỗ Người
đã phát triển quyền lợi con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy tất cả
mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình và tất cả mọi
dân tộc có thể và phải thực hiện nền độc lập tự chủ”...
Trong cuốn sách Ho Chi Minh derniere chance (Hồ Chí Minh dịp may
cuối cùng), tác giả Hăngzi Azô tỏ ý rất tiếc cho một cơ hội hòa bình mà cả hai
bên Pháp -Việt đã bỏ lỡ. Bỏ lỡ một “dịp may” để dẫn đến hòa bình, ắt dẫn đến
một cuộc chiến tranh tương tàn. Mặc dù còn có nhiều biện minh cho trách
nhiệm thuộc về phía Pháp, nhưng tác giá đánh giá cao vai trò và thiện chí của
Hồ Chí Minh trong các cuộc thương thuyết, Hăngzi Azô gọi đó là “sự khôn
ngoan của Bác Hồ ”.
Cuốn sách “Hồ Chí Minh, Một cuộc đời” của William Duiker được đánh
giá là cuốn tiểu sử đồ sộ về Hồ Chí Minh do tác giả nước ngoài biên soạn.
Trong suy nghĩ của William Duiker, Hồ Chí Minh là người có nhiều phẩm chất
cao quý, một trong những phẩm chất nổi bật nhất của Hồ Chí Minh đó là khả
năng thỏa hiệp để đạt được mục tiêu của mình. Ngoài ra, Người toàn tâm toàn
ý, cống hiến mọi sức lực để đạt được mục tiêu của mình. Từ lúc mới 20 tuổi,
Hồ Chí Minh đã định cho mình những công việc cần phải làm. Người đã
nguyện dành cả cuộc đời của mình cho mục tiêu cứu nước. Hồ Chí Minh là
người có tầm vóc lãnh đạo lớn với đầy đủ các phẩm chất của nhiều nhân vật
anh hùng dân tộc ở Việt Nam thời bấy giờ. Phẩm chất thứ ba - phẩm chất đặc
biệt thu hút William Duiker đó là tính thực tế trong cách lãnh đạo của Hồ Chí
Minh - người đã đặt mục tiêu to lớn cho đất nước Việt Nam.
8
Nhà báo Stanley Karnow trong cuốn “Việt Nam - Một lịch sử” đã viết về
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một thân hình gầy gò chòm râu dài chiếc áo khoác cũ
và đôi dép cao su đã mòn Hồ Chí Minh đã tạo ra một hình ảnh Bác Hồ hiền
lành giản dị. Nhưng người là nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm và một nhà
dân tộc chủ nghĩa nồng nhiệt suốt đời đấu tranh cho một mục đích duy nhất:
mang lại độc lập tự do cho dân tộc mình. Không có sự dao động trong niềm tin
của Hồ Chí Minh không thể lay chuyển ý chí của Người ngay cả khi cuộc chiến
tranh của Mỹ leo thang tàn phá đất nước người vẫn giữ niềm tin đối với nền
độc lập của Việt Nam”.
Một tác giả Xô viết khác: E.Cabêlép, trong cuốn “Đồng chí Hồ Chí
Minh” đã viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như các chiến sĩ xuất sắc khác đấu
tranh cho sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản, đã chứng minh chân lý bất di, bất
dịch sau đây: người nào yêu Tổ quốc mình tha thiết thì cũng không khi nào
phản bội lại các lý tưởng của tình đoàn kết quốc tế và ngược lại, chỉ có những
người theo chủ nghĩa quốc tế một cách kiên định thì mới là người yêu nước
chân chính, mới đem lại lợi ích to lớn cho Tổ quốc mình, nhân dân mình.
Tóm lại, khi nghiên cứu về Hồ Chí Minh, những công trình nghiên cứu,
viết tiểu sử, sự nghiệp, vai trò lãnh đạo, sự hy sinh cống hiến của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đối với dân tộc, nhân loại do các học giả nước ngoài biên soạn, cơ
bản có khía cạnh tích cực.
Mặc dù còn nhiều vấn đề không thống nhất, một số sự kiện lịch sử sai
lệch, một số nhận định đánh giá của các tác giả khác nhau về quan điểm, thậm
chí một số tác phẩm còn viết không đúng về đời tư của lãnh tụ, song tất cả đều
phải thừa nhận tinh thần dân tộc, sự hy sinh lớn lao của Hồ Chí Minh với Tổ
quốc và phong trào giải phóng dân tộc, phong trào hòa bình trên thế giới. Chính
những thừa nhận khách quan đó khẳng định tính đúng đắn, tính thời sự, ý nghĩa
và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay.
9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
“Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tháng 9 năm 2009. Cuốn sách là tập hợp
công trình nghiên cứu về những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh như trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư; yêu thương quý trọng con người, luôn tin tưởng ở quần chúng,
sống có tình nghĩa; tinh thần quốc tế trong sáng. Thông qua những bài nói,
bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những mẩu chuyện vô cùng xúc động
về tấm gương đạo đức của Người được tập hợp trong cuốn sách, bạn đọc có
thể hiểu rõ hơn tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, càng thêm quyết tâm
nguyện suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Tác phẩm “Khắc sâu những lời Bác dạy” của tác giả Nguyễn Văn
Khoan, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tháng 5 năm 2010. Là một nhà
báo, nhà nghiên cứu lý luận, tác giả đã có nhiều công trình, bài viết về tư
tưởng Hồ Chí Minh, thân thế sự nghiệp của Người, trong đó có một số cuốn
sách viết dưới dạng những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh. Với 34 mẩu chuyện về những lời dạy của Bác trong cuốn sách này,
có chỗ như nhắc qua vì hầu như ai cũng biết cả, đã được tác giả phân tích,
bình luận, trao đổi với người đọc nhẹ nhàng, không chút gượng ép tạo được
sự đồng cảm, cuốn hút, lay động và có ý nghĩa giáo dục lớn. Bằng cách tiếp
cận mới, với lối viết khá dĩ dỏm, ngắn gọn, vừa như thủ thỉ kể chuyện; vừa
như bộc bạch cảm nhận sâu lắng từ cõi lòng; trước là đề nhắc nhở mình,
sau là để tuyên truyền, vận động người khác hãy nhớ những lời dạy, hàm
xúc, sâu lắng của Bác Hồ kính yêu về đạo đức làm người, làm cách mạng
đề hành sự trong cuộc sống.
Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật. Cuốn sách kể lại một số sự kiện
trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lúc
10
Người ra đi tìm đường cứu nước cho đến những năm đầu kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược. Cuốn sách giúp bạn đọc hiểu thêm về thân
thế và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó ra sức học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, quyết tâm thực hiện Di chúc
thiêng liêng của Người “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất
độc lập, dân chủ và giàu mạnh góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách
mạng thế giới”.
Tác phẩm “Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người” của tác giả Trần
Văn Giàu, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, tháng 1 năm 2015.
Với niềm cảm phục và lòng biết ơn sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh,
nhà sử học Trần Văn Giàu muốn giúp chúng ta hiểu thêm về di sản đạo đức
và tinh thần phong phú cùng những giá trị tư tưởng đã trở nên vĩnh hằng
của Người; đặc biệt, có sự liên hệ, đối chiếu tình hình biến chuyển mạnh
mẽ của cách mạng vô sản, nhất là ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng Tháng
Mười Nga - theo các chiều hướng khác nhau, trên phạm vi thế giới ngày
nay, để khẳng định thêm tầm vóc những tiên tri, tiên lượng trong tư tưởng
Hồ Chí Minh. Là cán bộ từng giữ trọng trách và gắn bó mật thiết với phong
trào cách mạng ở miền Nam, tác giả đã cố gắng thể hiện mối quan hệ đặc
biệt Bác Hồ với miền Nam, miền Nam với Bác Hồ qua những trang viết
công phu, với một tình cảm thiêng liêng: “miền Nam là máu của máu Việt
Nam, là thịt của thịt Việt Nam”. Cuốn sách đem đến cho độc giả một cách
nhìn mới, sâu sắc và đầy đủ hơn trong nghiên cứu và nhận thức về cuộc
đời, sự nghiệp và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như những cống
hiến vô cùng to lớn của Người đối với dân tộc Việt Nam và nhân dân tiến
bộ trên toàn thế giới.
“Sống - Học tập - Làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh” là công
trình nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Như Ý, Nguyễn An Tiêm,
Nguyễn Nguyên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm
11
2015. Cuốn sách đã giới thiệu các quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về những vấn đề cốt lõi của cách mạng Việt Nam như tư tưởng độc
lập, tự do gắn liền với thống nhất đất nước và hạnh phúc của nhân dân; tính
chất tiên phong của Đảng và tư cách người đảng viên; bản chất của Nhà
nước dân chủ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tư tưởng lấy dân làm
gốc; đoàn kết; tự phê bình, phê bình; phẩm chất, đạo đức người cán bộ...
thông qua những câu nói ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ mang tính giáo
huấn sâu sắc của Người.
“Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản
Thông tin và Truyền thông, năm 2016. Cuốn sách góp phần làm sáng tỏ
phong cách Hồ Chí Minh, để chúng ta hiểu sâu sắc hơn nữa những lời dạy
của người, đồng thời làm tài liệu tham khảo bổ ích trong học tập và làm
theo phong cách Hồ Chí Minh hiện nay đối với mỗi tổ chức Đảng và cán
bộ, đảng viên, đề cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, thể hiện cụ thể
trong suy nghĩ và thực hiện công việc hàng ngày, trong quan hệ với nhân
dân, đồng chí, đồng nghiệp, góp phần đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lỗi sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực, thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh
Ngoài các công trình nghiên cứu về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, các nhà khoa học trong nước còn bàn đến nội dung, cách thức
thực hiện và tổng kết việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh trong thời gian qua. Cụ thể:
Tác phẩm “Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả
Đặng Xuân Kỳ (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm
1997. Cuốn sách đã đi đến những kết luận bước đầu về vấn đề phong cách
Hồ Chí Minh, đưa công tác nghiên cứu về phương pháp và phong cách Hồ
12
Chí Minh lên một tầm cao mới. Các tác giả đã cố gắng làm rõ nội dung
phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, tính thống nhất, mối qua hệ giữa
phương pháp Hồ Chí Minh với phương pháp cách mạng Việt Nam, với
phong cách của những người cộng sản chân chính. Cuốn sách khẳng định
tầm quan trọng của việc vận dụng sáng tạo phương pháp và phong cách Hồ
Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay nhằm xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh.
Tác phẩm “Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh” của tác giả Hoàng
Chí Bảo, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2005. Cuốn sách là
công trình nghiên cứu có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc về phương
pháp Hồ Chí Minh; vận dụng phương pháp Hồ Chí Minh để tìm hiểu tư
tưởng triết học Hồ Chí Minh; cảm nhận triết lý phát triển xã hội của Hồ Chí
Minh; từ “dân” đến “dân chủ” và “dân vận” trong tư tưởng, phương pháp
và phong cách Hồ Chí Minh; đạo đức Hồ Chí Minh - một kiểu mẫu về sự
nhất quán giữa tư tưởng và hành động; mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về
phương pháp giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh; tư tưởng và phương pháp
chính trị Hồ Chí Minh; quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò nhân tố con
người trong thời kỳ công nghiệp hóa đất nước; tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo
đức, là văn minh; giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học
trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế...
“Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh” của nhóm tác giả, trong đó tác
giả Phạm Văn Bính (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
năm 2007. Cuốn sách góp phần xác định và làm rõ hơn những vấn đề cơ
bản trong phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất hướng áp
dụng phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong hoàn thiện phương pháp
lãnh đạo của Đảng ta giai đoạn hiện nay.
“Kỷ yếu Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Cuộc vận động Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc
13
vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, tháng 3 năm 2009. Cuốn sách giúp cung cấp đầy đủ
những thông tin, quan điểm chỉ đạo của Trung ương, kinh nghiệm của
những đơn vị, cơ sở tiêu biểu nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
“Văn bản mới về công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2010 và
hướng dẫn học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, do nhóm tác giả Quý Long - Kim Thư sưu tầm và hệ thống hóa,
Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2010. Cuốn sách là tài liệu cần
thiết và hữu ích cho công tác của các cấp ủy đảng, các chi bộ, lãnh đạo cấp
ủy và các đảng viên. Nội dung cuốn sách gồm hai phần chính: Phần I.
Hướng dẫn học tập làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
Phần II. Văn kiện mới chỉ đạo công tác xây dựng Đảng năm 2010.
“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc
cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia. Tác phẩm tập trung làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách
làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở
nước ta hiện nay. Qua đó, giúp cho việc đi sâu nghiên cứu, học tập và làm
theo tư tưởng, phong cách làm việc của Hồ Chí Minh để xây dựng, đổi mới
phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay
là rất cần thiết.
Tác phẩm “Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”, Nhà xuất bản Lao
động - Xã hội. Cuốn sách là sự tập hợp theo chủ đề nội dung các bài nghiên
cứu tiêu biểu, đã được xã hội hóa, liên quan đến tất cả các mặt công tác xây
dựng Đảng theo quan điểm của Hồ Chí Minh; lựa chọn một số tấm gương
điển hình trong quá trình làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
14
Minh nhằm giữ gìn biểu tượng cao đẹp, trong sáng, làm phát sáng và lan
tỏa các giá trị văn hóa, đạo đức của Đảng trong điều kiện hiện nay. Cuốn
sách góp phần cung cấp một cách hệ thống tư liệu, phản ánh thành tựu
nghiên cứu lý luận chủ yếu những năm gần đây, phục vụ việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tác phẩm “Học tập đạo đức Bác Hồ” của tác giả Vũ Khiêu, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, tháng 01, năm 2015. Tác phẩm được
tác giả trình bày ngắn gọn, súc tích, bố cục hợp lý, văn phong mạch lạc,
trong sáng, giản dị mà sâu sắc, đan xen những mẩu chuyện hết sức sinh
động, đem lại cho bạn đọc những thu hoạch bổ ích, những cảm nhận mới.
Qua đó, cung cấp thêm tài liệu phục vụ việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức và nhân dân về giá trị to lớn của tấm gương, đạo đức Hồ
Chí Minh, tạo ra những chuyển biến trong ý thức tu dưỡng, rèn luyện và hành
động theo tấm gương đạo đức của Người góp phần đẩy lùi sự suy thoái về đạo
đức chính trị, lối sống và các tệ nạn xã hội; xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; giáo dục và
hướng cho con người đến cái chân - thiện - mỹ.
1.1.4. Các công trình nghiên cứu về học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh
Theo tinh thần Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII, việc học tập và
làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành
nhu cầu nội tại, tự giác, là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên của
mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi con người, nhằm tự giáo dục, rèn luyện bản
thân mình, đề trước hết là hoàn thiện nhân cách làm người và trên nền tảng
đó, rèn luyện nhân cách người cộng sản, người cán bộ, xứng đáng là “người
lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân” như mong ước của Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
15
Đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu phục vụ triển khai thực
hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Cụ thể:
Cuốn sách “Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản, đã cung cấp tài liệu nghiên cứu
và học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng
viên, và nhân dân. Với cách viết cô đọng, súc tích, cuốn sách là tài liệu cần
thiết và bổ ích, góp phần tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn
của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo
đức, phong cách của Người thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc
của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
“Giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế
hệ trẻ hiện nay theo tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn
Thị Kim Dung (chủ biên), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, năm 2016.
Tác phẩm tập trung vào việc giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nêu ra những tập thể
và cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh. Điều này khẳng định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh đã và đang trở thành việc làm thường xuyên trong đời sống hàng
ngày của mỗi người dân Việt Nam ta.
Hỏi - đáp về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Ban
Tuyên giáo Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, năm
2016. Tài liệu được biên soạn ngắn gọn, trình bày những nội dung cơ bản
và giá trị to lớn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thiết thực
góp phần đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh.
16